Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.95 KB, 26 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
(Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ trong trường mầm non)

Năm học 2014 - 2015


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
trong trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức cho đội ngũ GV.
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Dung

Giới tính: Nữ

Ngày/tháng/năm sinh: 18/10/1965
Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non.
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng - Trường mầm non Văn An
Điện thoại: 01698359166.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Trường mầm non Văn An
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường
+ Đội ngũ giáo viên trong nhà trường
+ Các tài liệu liên quan đến đề tài
5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Học kỳ I năm 2014 – 2015.

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)



XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trần Thị Dung


Phần 1: TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Là cán bộ quản lý với cương vị hiệu trưởng tôi nhận thấy đội ngũ giáo
viên giáo nhà trường thật đa dạng có giáo viên trẻ mới ra trường do đó về
kinh nghiệm giảng dạy, cũng như các mặt công tác khác còn hạn chế. Một bộ
phận giáo viên đạt chuẩn nhưng do quá trình đào tạo chắp vá nên dẫn đến
phương pháp giảng dạy theo lối truyền thụ “Một chiều”. Một số giáo viên có
trình độ trên chuẩn nhưng chưa có kinh nghiệm nên non yếu về phương pháp
sư phạm. Một số có tuổi nên việc cập nhật công nghệ thông tin cũng như tiếp
cận cái mới còn hạn chế. Do xuất phát điểm của giáo viên khác nhau nên trình
độ năng lực cũng như nhận thức của giáo viên không đồng đều. Chính vì vậy
chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến chưa rõ nét, phương pháp giảng
dạy còn gò bó, áp đặt, chậm đổi mới, chưa linh hoạt sáng tạo, chưa phát huy
được tính tich cực của trẻ.
Với đặc thù trên tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ
giáo viên trong trường mầm non là vô cùng cần thiết. Bởi nếu làm tốt công
tác này sẽ giúp giáo viên nhận thức đúng đắn vai trò của mình và họ sẽ có đủ
khả năng, nắm vững kiến thức, phương pháp giảng dạy từng hoạt động, có
những hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo, tự tin khi lên lớp cũng như có
nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tay nghề.
Đó cũng là nội dung trọng tâm và ý nghĩa cơ bản của sáng kiến, biện
pháp mà tôi mạnh dạn trình bày sau đây.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
* Điều kiện áp dụng sáng kiến:
+ Trong các trường mầm non
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường
+ Đội ngũ giáo viên trong nhà trường
+ Các tài liệu liên quan đến đề tài
* Thời gian áp dụng sáng kiến: Học kỳ 1 năm học 2014- 2015
2


* Đối tượng áp dụng sáng kiến: Đội ngũ giáo viên trong trường mầm
non.
3. Nội dung sáng kiến.
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
Đây là một đề tài cũng đã được rất nhiều đồng chí nghiên cứu và có
những sáng kiến hay nhưng với bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này thì tính
mới, tính sáng tạo mà tôi đưa ra đó là:
Thông qua việc “ Nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ giáo viên” sẽ
giúp giáo viên hoàn thiện hơn về nhân cách, đạo đức nhà giáo.
Giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, tích lũy vốn kiến thức,
kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm cho chính bản thân mỗi giáo viên, trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ.
Nêu ra được những bất cập trong thực tế làm ảnh hưởng tới chất lượng
giảng dạy của giáo viên.
Giúp giáo viên xác định lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, giúp
các nhà quản lý có thêm kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng cho đội
ngũ giáo viên.
Khả năng áp dụng của sáng kiến
Tôi hi vọng sáng kiến này được các bạn bè, đồng nghiệp, các nhà quản
lý nghiên cứu và áp dụng trong các trường học.

Cách thức áp dụng sáng kiến như sau:
- Áp dụng các biện pháp trong sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ.
- Áp dụng trong các buổi hội thảo, chuyên đề.
- Trong việc bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi.
Lợi ích thiết thực của sáng kiến.
Với sáng kiến mà tôi đưa ra không thể mang so sánh với giá trị kinh tế
trước mắt mà nó có giá trị trường tồn đối với sự phát triển của đất nước, là
quốc sách hàng đầu của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp giáo dục. Tôi có
thể khẳng định nếu đem sáng kiến áp dụng vào các trường mầm non trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chắc chắn sẽ mang lại những lợi
3


ích to lớn vì: Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục là đầu tư cho con người. Bởi có
chú trọng đầu tư cho con người thì chúng ta mới có thể đáp ứng được những
yêu cầu cấp thiết của xã hội tiên tiến hiện tại và tương lai, mới thực hiện được
mục tiêu giáo dục, cũng như cung cấp nguồn lực con người mới cho nền công
nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước.
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Trong sáng kiến này tôi đã tìm và phân tích rất kỹ những bất cập hiện
tại của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường, đồng thời đưa ra những biện
pháp khắc phục, cách bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên,
chỉ ra được vị trí của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, đánh giá thực
trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mầm non trong những năm qua.
Đưa ra được phương hướng, giải pháp hữu hiệu nhất thể hiện được giá trị, kết
quả của sáng kiến mà tôi sẽ mạnh dạn trình bày sau đây.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng, mở rộng sáng kiến.
Mỗi sáng kiến khi đưa ra đều có những mặt ưu việt khác nhau nhưng
với tâm huyết của mình, tôi tin rằng những biện pháp mà tôi đã áp dụng và
mạnh dạn trình bày ở sáng kiến này sẽ giúp cho các nhà quản lý có tầm nhìn

bao quát hơn vào thực tại. Tôi hy vọng sáng kiến của tôi sẽ được bạn đồng
nghiệp góp ý và tham khảo để sáng kiến của tôi hoàn thiện và được nhân rộng
trong các trường học. Đồng thời nó còn giúp giáo viên trong việc giữ gìn đạo
đức phẩm chất nhà giáo Việt Nam. Để góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục
Nước ta.

4


Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Như chúng ta đã biết trong sự nghiệp giáo dục trồng người thì nhà
giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt là giáo viên mần non vì chính họ
là những người đầu tiên đặt “ Nền móng ” cho sự phát triển giáo dục. Nếu họ
không có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ thì vô tình họ sẽ là những vật
cản sự phát triển giáo dục. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trong các nhà trường là một việc làm quan trọng: Bởi đội ngũ giáo viên là
nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường. Do
vậy phải nhanh chóng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về tay nghề, có phẩm
chất đạo đức, có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, có kỹ năng sư
phạm đẹp. Điều đó đòi hỏi quá trình giáo dục, bồi dưỡng không chỉ “Một lần”
mà phải thường xuyên, liên tục, tạo điều kiện để giáo viên có thể học tập nâng
cao trình độ cho bản thân. Song song với việc học là quá trình bồi dưỡng, bổ
sung kiến thức và kĩ năng nhằm nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho
đội ngũ giáo viên trong các nhà trường để họ có đủ khả năng thực thi nhiệm
vụ trong giáo dục.
1.2. Như vậy vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên là
rất quan trọng bởi: “Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tùy thuộc vào
đội ngũ giáo viên”. Người thầy phải giữ vai trò là chủ thể tích cực quan trọng
của quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì việc nâng cao chất lượng dạy

học mới có thể thành công, cho nên lo cho giáo dục thì trước hết phải lo cho
đội ngũ giáo viên. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho
đội ngũ giáo viên dần dần trở thành những con người tinh thông về kiến thức,
điêu luyện về phương pháp, giỏi về nghiệp vụ tay nghề để họ có thể làm tròn
sứ mệnh của mình và đáp ứng nhu cầu của giáo dục hiện nay đó là: “ Đổi mới
căn bản và toàn diện GD&ĐT nước nhà”.
Xuất phát từ những lí do trên, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non”.

5


2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Nền giáo dục của chúng
ta tốt hay không là tùy thuộc vào chất lượng giáo dục, mà chất lượng giáo
dục trước mắt và nhất là ngày mai, tùy thuộc ở đội ngũ thầy giáo. Cho nên
lo cho chất lượng giáo dục, lo cho cải cách giáo dục thì khâu quan trọng
bậc nhất là lo cho đội ngũ thầy giáo này”. Chính vì vậy việc nâng cao chất
lượng đội ngũ là vô cùng quan trọng và cần thiết, Người thày giáo vừa dạy
chữ gắn với dạy người và tất cả những gì diễn ra trong hoạt động giáo dục, cả
xã hội đặt niềm tin rất lớn vào các nhà giáo.
2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục mầm non đã được
khẳng định trong nhiều văn bản pháp quy quan trọng. Quyết định số
02/2008/QĐ - BGD&ĐT quy định các tiêu chí cụ thể giáo viên cần phấn đấu
để hoàn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; lĩnh vực kiến thức, thực
hành. Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế đạo đức nhà
giáo, tạo cơ sở để các nhà giáo nỗ lực phấn đấu, rèn luyện phù hợp với nghề
mà nhân dân và xã hội đã tôn vinh. Đó cũng là thước đo phẩm chất chính trị
và nghiệp vụ chuyên môn của của các nhà giáo.
2.3. Vai trò của người giáo viên cùng với những phẩm chất đạo đức, kiến

thức và năng lực chuyên môn vững sẽ tạo được uy tín trong việc giáo dục trẻ,
và là tấm gương để học trò noi theo. Khi nói về đội ngũ giáo viên, Tổng bí
thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh: “Nghề thầy là một nghề cao quý, có nghiệp vụ
cao, tinh tú... Vì vậy cần phải coi trọng sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ”. Đúng vậy trong mỗi nhà trường giáo viên là lực lượng chủ yếu quyết
định chất lượng giáo dục mà chất lượng đội ngũ phụ thuộc vào công tác bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Việc nâng
cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên phải thực hiện thường xuyên và không
thể thiếu nhất là trong sự vận hành phát triển của xã hội, trong sự cạnh tranh,
trong nền tri thức hiện đại như ngày nay thì việc bồi dưỡng cho đội ngũ giầu
kiến thức, linh hoạt về phương pháp, có kỹ năng, tay nghề giỏi là việc làm cần
thiết và cấp bách.
6


2.4. Trong thực tế chất lượng của đội ngũ giáo viên ở các trường mầm
non so với yêu cầu vẫn còn rất thấp chưa thể đáp ứng được sự đòi hỏi của
giáo dục hiện nay. Nguyên nhân do một số giáo viên được đào tạo chắp vá
nên có phần bị hạn chế. Bên cạnh đó một số là giáo viên hợp đồng, đời sống
còn khó khăn vì thế họ chưa yên tâm công tác, chưa tâm huyết với nghề nên
việc đầu tư về chuyên môn chưa cao. Trước thực trạng trên yêu cầu cấp bách
hiện nay là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt. Chú trọng
nâng cao chất lượng đội ngũ sẽ giúp giáo viên yên tâm công tác, có ý thức tự
giác trong việc tự học tập, bổ sung những kiến thức bị mai một, bồi dưỡng
phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo; lối sống; trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, lĩnh vực, kiến thức, kỹ năng thực hành tốt. Nâng cao chất lượng đội ngũ
để họ có đủ điều kiện, tự tin truyền bá cho thế hệ trẻ những tư tưởng đạo đức
cách mạng, những tinh hoa văn hóa của dân tộc, khơi dậy và bồi dưỡng cho
trẻ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo của người lao động mới.
Có nghĩa là người giáo viên phải vừa truyền thụ tri thức, vừa là “người chiến

sỹ trên mặt trận văn hóa”.
2.5. Xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi thày, cô giáo không chỉ đem kiến thức,
những kỹ năng sống đến cho trẻ, mà điều quan trọng là phải hướng tới sự phát
triển toàn diện của trẻ, để trẻ có khả năng tự tin ở các bậc học tiếp theo cũng
như suốt cuộc đời. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo
dục là tạo ra những con người hoàn thiện cả về thể chất lẫn tâm hồn, có đủ
đức, đủ tài đảm nhận được vai trò trọng trách là chủ nhân Đất nước. Điều đó
càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của các nhà giáo, tầm quan trọng của
một nghề cao quý với những tên gọi đầy kiêu hãnh và tự hào: “Người kỹ sư
tâm hồn”; “Người chiến sỹ vô danh”; Đảm đương trọng trách nặng nề nhất:
Đó là “Đào tạo ra sản phẩm là con người mà không được phép có phế
phẩm”…Có như thế mới thực hiện được sự nghiệp phát triển giáo dục mới
xứng đáng với niềm tin mà Đảng và nhân dân ta trao cho.

7


3. Thực trạng những vấn đề cần giải quyết.
3.1. Trước khi thực hiện đề tài tôi tiến hành điều tra thực trạng, đây là
bước quan trọng không thể thiếu được. Vì có điều tra thực trạng thì mới tìm ra
được những bất cập, khó khăn, vướng mắc để từ đó tìm ra hướng giải quyết.
Qua quá trình điều tra, tôi gặp những vấn đề sau:
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên tương đối ổn định, có tâm huyết với
nghề, có trình độ đạt chuẩn trên 87%, số giáo viên/lớp đảm bảo đúng quy
định của Bộ GD - ĐT.
- Nhà trường luôn nhân được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo địa
phương và các bậc phụ huynh về sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Tỷ lệ trẻ đến trường chuyên chăm tương đối đều.
* Bên cạnh những mặt tích cực trên vẫn còn những điếm yếu sau:
- Trình độ đào tạo của giáo viên không đồng đều vẫn còn một số giáo

viên có trình độ trung cấp đứng lớp.
- Qua thực tế dự giờ tôi thấy một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm
giảng dạy, một số giáo viên có tuổi lại đào tạo chắp vá nên khả năng truyền
thụ kiến thức cho trẻ còn nhiều bất cập.
- Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy của giáo viên còn ít do trình độ sử dụng còn hạn chế.
- Một bộ phận nhỏ giáo viên bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường nên
tư tưởng còn có lúc lệch lạc, bên cạnh đó sự phát triển của nền kinh tế hội
nhập, đã tạo ra sự cạnh tranh trong giáo dục, đây cũng là yếu tố cần thết, là
động lực để thúc đẩy công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên trong các nhà trường.
Từ những nguyên nhân trên tôi thấy cần phải chú trọng công tác bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để phù hợp với tình hình mới,
đáp ứng nhu cầu của xã hội.
3.3. Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên ở trường mầm
non nơi tôi công tác tháng 10 năm học 2014-2015 như sau:

8


Đánh giá xếp loại giáo viên

TSGV

Năm học

Giỏi
SL

Khá

%

SL

ĐYC
%

SL

%

Tháng

34
10
29,4
14
41,2
10
29,4
10/2014
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thực trạng của giáo viên như trên khó có
thể thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, những giáo viên có trình độ thấp
thường có phương pháp dạy học theo kiểu “một chiều”, làm ảnh hưởng đến
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kết quả khảo sát trên trẻ như sau:
HAI MẶT CHÁT LƯỢNG
Chất lượng nuôi

Chất lượng giáo dục
Tháng


TS

Năm học

HS

10/2014

400

dưỡng

PT

PT

PT

PTTC

PT

thể chất

ngôn ngữ

nhận thức

KNXH


thẩm mỹ

Tốt

Khá

Tốt

Khá

Tốt

Khá

Tốt

Khá

Tốt

Khá

255

145

210

190


185

215

220

180

225

175

PT

SD

Béo

BT

D

phì

330

70

0


Nhìn vào bảng thống kê ta thấy chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường
tương đối tốt. Tuy nhiên chất lượng các mặt giáo dục chưa cao nguyên nhân
của vấn đề trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất đó là chất
lượng đội ngũ còn hạn chế. Đây chính là vấn đề cần được bồi dưỡng, nâng
cao thường xuyên, liên tục.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
4.1. Xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên.
Để việc nâng cao chất lượng đội ngũ có kết quả tốt thì ngay từ đầu năm
học, tôi xây dựng kế hoạch của nhà trường theo các nội dung sau:
- Căn cứ vào thực tế cơ sở vật chất của nhà trường và thực trạng nhu cầu
của nhân dân trên địa bàn. Để có kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất trang thiết
bị trong toàn trường.
- Tiến hành rà soát, phân loại trình độ giáo viên dựa trên ba tiêu chí sau:
+ Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng.
9


+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Năng lực sư phạm.
- Phải đảm bảo định biên cô trên lớp theo đúng quy định của Bộ.
Đặc biệt bản xây dựng kế hoạch phải đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, dự kiến được những biến động trong năm học, và phải có
tính khả thi.
Tôi đã tiến hành việc khảo sát giáo viên về trình độ, chất lượng giảng
dạy sau đó phân tích tình hình cụ thể để có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng đội ngũ từng mặt. Đồng thời kết hợp với chiến lược phát triển giáo dục
của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT, của Phòng giáo dục thị xã để có một kế
hoạch tổng thể cho công tác bồi dưỡng. Thực tế về đội ngũ giáo viên trong

trường đủ về số lượng, nhưng chưa đồng bộ về chất lượng, chưa có giáo viên
giỏi toàn diện, mà mới chỉ có giáo viên giỏi về từng mặt, giáo viên thạo về tin
học còn ít. Giáo viên phòng nhạc kinh nghiệm dạy trẻ còn hạn chế. Bên cạnh
đó tỷ lệ trẻ ở một số lớp đều quá tải so với quy định do đó ảnh hưởng không ít
tới việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của
giáo dục hiện nay. Khắc phục tình trạng trên nhà trường đã tham mưu với
Phường đầu tư cơ sở vật chất xây thêm lớp; mặt khác nhà trường kết hợp với
phụ huynh làm tốt công tác xã hội hóa mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị
cho các lớp. Kiến nghị với lãnh đạo các cấp mở lớp bồi dưỡng về tin học, Âm
nhạc cho giáo viên dạy nhạc.
Với hình thức trên tôi thấy chất lượng chuyên môn và các mặt hoạt động
của nhà trường cũng như phòng âm nhạc đã chuyển biến rõ rệt. Nhà trường đã
có đội văn nghệ xung kích đáp ứng được yêu cầu của nhà trường, của ngành
và của Phường.
4.2. Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
4.2.1. Biện pháp nâng cao chất lượng đời sống đội ngũ.
Theo chủ nghĩa duy vật thì: Vật chất có trước, ý thức có sau. Còn các cụ
ta xưa thường nói:“ Có thực mới vực được đạo” Câu nói thật chí lý và có hàm
ý rộng: Trong cuộc sống, cần quan tâm trước hết tới những điều thiết thực
10


nhất. Nâng cao chất lượng đội ngũ không chỉ đơn thuần hô khẩu hiệu mà
điều cần thiết trước tiên là phải chăm lo cho đội ngũ về mọi mặt, đặc biệt là
phải quan tâm chăm lo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về đời
sống vật chất.
Trên thực tế việc đãi ngộ của nhà nước đối với giáo viên còn quá thấp,
kinh phí dành cho việc đào tạo giáo dục thì quá ít, giáo viên đi học phải tự bỏ
tiền để đóng góp tốn kém ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Đó cũng là một
trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ tới lòng nhiệt tình, sự

yêu nghề của giáo viên khiến giáo viên sao nhãng chuyên môn, dẫn đến chất
lượng chuyên môn giảm sút. Vậy làm thế nào để giáo viên nâng cao được
năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay. Đó là bài toán
khó cho mỗi lãnh đạo nhà trường. Từ nhận thức đó tôi đã thường xuyên gần
gũi, tạo không khí hòa đồng thân mật với giáo viên, và có kế hoạch lên lớp
trực tiếp hướng dẫn giáo viên cách dạy các bộ môn còn yếu trao đổi với họ
các thủ pháp, kinh nghiệm dạy trẻ, động viên họ cố gắng tự học tập, bồi
dưỡng chuyên môn, khắc phục khó khăn để học tập nâng cao trình độ cho bản
thân. Mặt khác tôi tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên theo học ở những lớp bồi
dưỡng gần nhà để đỡ cho chị em bớt khó khăn về kinh phí và đi lại.
Đồng thời tôi đã tự đề ra và thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
+ Đảm bảo chi trả lương, quyền lợi của giáo viên theo đúng văn bản Quy
định của Nhà nước.
+ Kết hợp với Ban chấp hành công đoàn thường xuyên thăm hỏi động
viên cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường khi ốm đau.
+ Tìm hiểu nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên để kịp thời chia sẻ
với giáo viên về mọi mặt.
+ Khuyến khích động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tích
cực tăng gia sản xuất, chăn nuôi tăng thu nhập cho gia đình đồng thời cung
cấp nguồn lương thực - thực phẩm sạch cho nhà trường như: gạo, rau, trứng,
chuối, thanh long...
+ Phát động phong trào thi đua “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà ”
11


Với những biện pháp trên tập thể giáo viên nhà trường đã hưởng ứng sôi
nổi và chị em cũng mạnh dạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với lãnh đạo nhà
trường, tinh thần của đội ngũ giáo viên cũng lạc quan hơn, từ đó giáo viên yên
tâm công tác và chủ động tích cực hơn trong các phong trào đặc biệt là phong
trào thi đua dạy tốt. Chất lượng đội ngũ đã có kết quả tốt. Qua đó ta có thể

khẳng định rằng: Sự đoàn kết đồng thuận của tập thể giáo viên sẽ là yếu tố
quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ .
4.2.2. Biện pháp nâng cao nhận thức tư tưởng đạo đức chính trị.
Với mỗi nhà giáo thì việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là rất cần thiết
nhất là trong thời kỳ hiện nay, trong cuộc hội nhập và cạnh tranh gay gắt của
nền kinh tế thị trường với nền khoa học công nghệ thông tin - tri thức. Nếu
người giáo viên có lập trường tư tưởng vững vàng sẽ không bị dao động chạy
theo lợi nhuận của đồng tiền sẽ không đánh mất nhân cách nhà giáo, họ sẽ có
sự nhận thức đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan rõ ràng, sẽ tự định
hướng cho mình và có khả năng thích ứng về mặt xã hội. Nhận thức đó tạo
nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên, từ đó xác định rõ vị
trí, vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Trong thực
tế vẫn còn một số ít giáo viên (cá biệt) chưa tâm huyết với nghề, vẫn còn chạy
theo vật chất đơn thuần đã thiếu tu dưỡng rèn luyện, vi phạm đạo đức nhề
nghiệp. Còn thực dụng, thờ ơ, vô trách nhiệm trước học sinh, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến lòng tin của nhân dân, làm giảm uy tín của nhà giáo và ảnh
hưởng tới hiệu quả giáo dục.
Vì vậy việc bồi dưỡng cái tâm nghề nghiệp của người giáo viên là vô
cùng cần thiết. Bác Hồ đã dạy: “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy
tốt, học tốt” Với mỗi nhà trường thì khẩu hiệu: ‘‘Tất cả vì học sinh thân yêu’’
phải được nêu cao và thực hiện tốt.
Trên tinh thần đó ngay từ đầu năm học tôi đã đã kết hợp với Ban Chi ủy
nhà trường phải triển khai các Nghị quyết của Đảng tới toàn bộ cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường và quán triệt tới từng cán bộ đảng viên để mọi
người thấm nhuần quan điểm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Pháp luật, thực
12


hiện các văn bản pháp luật, các công văn chỉ đạo của ngành, nhất là sự chỉ
đạo của Bộ giáo dục, Sở, Phòng về đạo đức nhà giáo. Chương trình đổi mới

phương pháp dạy học.
Tôi đã triển khai quán triệt tới toàn thể giáo viên trong nhà trường qua
các buổi họp hội đồng sư phạm, qua họp tổ chuyên môn, qua hội thảo chuyên
đề, qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh đó tôi đã đưa đạo đức
nhà giáo vào tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng để giáo viên phấn đấu và
đó cũng là thước đo để giáo viên tự điều chỉnh, uốn nắn, sửa chữa. Nếu giáo
viên nào vẫn vi phạm tùy mức độ nặng, nhẹ có biện pháp giáo dục, hình thức
kỷ luật nghiêm khắc.
Bằng biện pháp trên phong trào thi đua của trường đã có sự chuyển biến
rõ nét. Đội ngũ giáo viên nhà trường đã tạo được niềm tin với phụ huynh,
nhiều giáo viên thực sự là thước đo chuẩn mực, là tấm gương sáng về phẩm
chất đạo đức, nhân cách, lối sống xứng đáng là người mẹ thứ hai của trẻ. Nhà
trường thực sự là địa chỉ tin cậy của nhân dân khi gửi con em tới trường.
4.2.3. Chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chuyên môn
Trong mỗi nhà trường tổ chuyên môn chính là mắt xích quan trọng
không thể thiếu, Đây là trung tâm bồi dưỡng của đơn vị, mọi hoạt động và
triển khai của nhà trường đều xuyên suốt tới từng thành viên trong tổ. Để tổ
chuyên môn hoạt động thực sự có hiệu quả. Tôi đã thành lập tổ chuyên môn
nhà trẻ và mẫu giáo riêng. Ở mỗi độ tuổi đều có các đồng chí có tay nghề
vững làm nhóm trưởng có như thế thì việc sinh hoạt của các tổ mới được
chuyên sâu.
Các tổ trưởng phải xây dựng kế hoạch của tổ một cách cụ thể, trong các
buổi sinh hoạt tổ các vấn đề khúc mắc đều đưa ra để các thành viên trong tổ
cùng bàn bạc, thảo luận. Bản thân tôi trực tiếp tham dự đầy đủ các buổi sinh
hoạt chuyên môn của các tổ. Tôi thấy việc cải tiến nội dung và hình thức sinh
hoạt đã giúp giáo viên trao đổi một cách sôi nổi, các tổ không còn lối sinh
hoạt nhàm chán, xuôi chiều như trước kia giáo viên chỉ nghe mà không có ý
kiến phản hồi, nay đã được cải tiến đưa ra những tình huống, mâu thuẫn bất
13



cập để giáo viên trao đổi, tọa đàm, rút kinh nghiệm giúp nhau cùng tiến bộ.
Sau mỗi lần sinh hoạt của tổ mọi thành viên trong tổ đều như được học, được
mở rộng ra một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó khi xây dựng kế hoạch hội thảo
chuyên đề, ngoài việc phân công giáo viên dạy tốt dạy mẫu, tôi còn phân công
giáo viên hạn chế về chuyên môn dạy để các thành viên trong tổ dự, góp ý và
bồi dưỡng, Mặt khác tôi cho giáo viên trong tổ tự duyệt giáo án chéo nhau có
biên bản cụ thể về những ưu điểm, những tồn tại để cả tổ cùng góp ý rút kinh
nghiệm. Ngoài ra các thành viên trong tổ phải tự xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng cho riêng mình. Với hình thức này lúc đầu giáo viên còn rụt rè, không
tự tin khi lên lớp nhưng sau mỗi tiết dạy thì giáo viên đều phấn khởi, tự tin
hơn, các giờ học đạt hiệu quả cao.
Hoạt động của tổ có thể lựa chọn các nội dung sau:
+ Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm kế hoạch của tuần qua và triển khai
hoạt động của tuần tới.
+ Thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học của tổ, nhóm về đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học.
+ Cử giáo viên dạy giỏi dạy mẫu, dạy chuyên đề.
+ Lựa chọn những nội dung, chủ đề còn yếu phân công bồi dưỡng giáo
viên dạy để toàn trường rút kinh nghiệm.
+ Phân công giáo viên còn kém dạy để góp ý.
Trong công tác này cần bố trí, sắp xếp chương trình, nội dung bồi dưỡng,
thời gian đảm bảo theo hướng phân hóa, theo nhu cầu của người học. Phối
hợp với các tổ theo từng độ tuổi, với trung tâm bồi dưỡng thường xuyên của
thị xã để cùng cộng đồng trách nhiệm. Cần kết hợp bồi dưỡng điểm với bồi
dưỡng nhân diện, giữa nội dung thiết thực và nội dung nâng cao.
Sau một thời gian thực hiện hình thức trên thì chất lượng chuyên môn
của các tổ cũng như kết quả các buổi hội thảo, chuyên đề của trường đã đi lên
rõ rệt, các tiết dạy đều đạt khá, tốt. Đặc biệt trong phong trào giáo viên dạy
giỏi cấp trường, đã có 70% giáo viên xếp loại giỏi và 30% giáo viên xếp loại

khá, không có giáo viên đạt yêu cầu.
14


4.2.4. Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ.
Chúng ta đều biết xã hội càng phát triển thì vốn kiến thức của chúng ta
có được trong trường sư phạm càng ít ỏi và trở nên lạc hậu. Nếu không học
tập thường xuyên, không trau dồi hàng ngày thì chúng ta sẽ sớm tụt hậu về tri
thức. Tôi thiết nghĩ để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay, nhà trường cần
phải chú trọng việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên cả về chuyên
môn lẫn phương pháp. Cần tạo điều kiện cho giáo viên tự vươn lên bằng
chính con đường học tập. Có như vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục mới
hiệu quả. Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng đội ngũ tôi đã tiến hành
như sau:
- Rà soát phân loại giáo viên theo từng mức độ từ đó lựa chọn phương
pháp bồi dưỡng phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, tham mưu kiến nghị với phòng
giáo dục phối kết hợp với trung tâm bồi dưỡng của thị xã mở lớp đào tạo ngắn
hạn, động viên để những giáo viên còn yếu chưa đạt chuẩn đi đào tạo lên
chuẩn bằng các loại hình khác nhau.
- Tổ chức chuyên đề hội thảo trong các tổ, trong trường, tăng cường các
cuộc hội thảo chuyên đề tổ, tăng cường tổ chức các đợt thi đua, như hội thi
chào mừng “Ngày nhà giáo Việt Nam’’, “Mừng ngày quốc tế phụ nữ’’, ngày
26-3, “Ngày sinh nhật Bác 19 - 5”, “Đăng kí giờ dạy tốt, mời đồng nghiệp đến
dự’’… Sau các đợt thi đua, hội giảng đều có rút kinh nghiệm, bình bầu, đánh
giá, xếp loại thi đua để mỗi cá nhân tự nhận ra mình và có hướng phấn đấu.
- Mặt khác Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, rút
kinh nghiệm cho giáo viên. Trong thực tế ở trường mầm non vẫn còn một bộ
phận giáo viên chậm đổi mới về phương pháp, vẫn còn dạy học theo kiểu
“Độc diễn’’. Nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn còn thấp, do quá

trình đào tạo chắp vá nên dẫn đến việc khó tiếp nhận phương pháp mới, việc
tổ chức dạy trẻ theo phương pháp mới còn miễn cưỡng, chiếu lệ, chính vì thế
hiệu quả chất lượng chưa cao. Vì vậy tôi đã động viên, khuyến khích giáo
viên mạnh dạn đổi mới phương pháp, đổi mới cách soạn bài, bởi trên đời này
15


không có một phương pháp tối ưu nào thay thế cho sự dốt nát. Tri thức bao
giờ cũng có con đường đi riêng của nó để tìm thấy đối tượng tiếp nhận. Mọi
đổi mới về phương pháp đều có tính kế thừa, phát triển trên nền tảng tri thức
“đủ rộng và đủ sâu’’. Điều đó chứng tỏ rằng những nhà quản lý, giáo viên
phải thường xuyên trau dồi và tích lũy vốn kiến thức để nâng cao trình độ
chuyên môn bằng con đường tự học, tự vươn lên.
Bên cạnh đó cần phải đổi mới việc sử dụng và khai thác thiết bị dạy học,
đây là khâu rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Trong các
năm vừa qua Bộ cấp về rất nhiều đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Giáo viên và
trẻ hồ hởi, say mê với các giờ dạy có thiết bị dạy học, chất lượng có chuyển
biến rõ.
Song bên cạnh vẫn có những giáo viên chưa thực hiện nghiêm túc việc
dạy chay vẫn xảy ra. Nguyên nhân chính do trình độ có hạn nên việc sử dụng
thiết bị không thành công, một số do ngại sử dụng thiết bị dạy học vì tốn
nhiều thời gian. Để khắc phục những tồn tại trên tôi đã đưa các biện pháp tích
cực để thúc đẩy việc sử dụng thiết bị dạy học như sau:
- Tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên.
- Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc sử dụng thiết bị dạy học.
- Tổ chức, phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi.
Kết quả cho thấy đa số giáo viên đã sử dụng thành thạo các trang thiết bị
dạy học; số lượng đồ dùng, đồ chơi tự tạo đa dạng, phong phú hơn; phát huy
được tính tích cực của trẻ. Đây cũng là tiêu chí thi đua trong nhà trường.
Với hình thức trên hiện nay giáo viên trường tôi 100% đều có trình độ

chuẩn trở lên và năm học 2014-2015 hội thi giáo viên giỏi cấp trường tỷ lệ
giáo viên đạt giỏi và khá nhiều lên. Đã có nhiều giờ học hay, sáng tạo đặc biệt
hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường không có giáo viên đạt yêu cầu, chất
lượng giáo dục của nhà trường đi lên rõ rệt. Thể hiện ở kết quả khảo sát trẻ
các độ tuổi cuối học kỳ tỷ lệ giỏi đạt 70%; tỷ lệ khá đạt 30%, không có trẻ
không đạt yêu cầu.
4.2.5. Biện pháp nâng cao năng lực, kỹ năng sư phạm
16


Năng lực sư phạm chính là những yếu tố quan trọng cần có của người
giáo viên, nó khẳng định trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Nếu
đội ngũ có trình độ chuyên môn vững, kỹ năng sư phạm tốt, có phương pháp
linh hoạt khi truyền thụ kiến thức cho trẻ thì chất lượng giáo dục sẽ đi lên.
Còn ngược lại nếu trình độ năng lực giáo viên hạn chế, kỹ năng sư phạm kém
cộng với lối truyền thụ gò bó áp đặt trẻ thì khó mà thành công trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục. Điều đó một lần nữa ta có thể khẳng định rằng: Việc
nâng cao chất lượng đội ngũ là vô cùng quan trọng và cần thiết, bởi chất
lượng đội ngũ quyết định chất lượng giáo dục, vì thế tôi đã chú trọng bồi
dưỡng năng lực, kỹ năng sư phạm cho giáo viên theo hệ thống sau:
+ Bồi dưỡng năng lực nắm vững kiến thức khoa học cơ bản, khoa học
giáo dục.
+ Bồi dưỡng năng lực giao tiếp với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp
+ Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động của trẻ.
+ Bồi dưỡng năng lực kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo
dục trẻ ...
Bên cạnh năng lực sư phạm mỗi giáo viên cần có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng thiết kế: Có thể thiết kế, xây dựng kế hoạch, thiết kế bài dạy...,
các kỹ năng này giúp cho người giáo viên chủ động trong viêc thực hiện
chương trình và trong công tác giảng dạy, giáo dục trẻ.

- Kỹ năng tạo mối quan hệ: Bởi đối tượng của giáo viên là con người,
quan hệ giữa giáo viên và trẻ là quan hệ hai chiều, vì thế cần bồi dưỡng cho
giáo viên kỹ năng này.
- Kỹ năng triển khai các hoạt động giáo dục: Đó là các kỹ năng như:
Thông báo, đặt vấn đề, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học.
- Kỹ năng sử dụng các thủ thuật, biện pháp vào dạy trẻ. Đây là một trong
những kỹ năng quan trọng khi dạy trẻ...
Song song những việc làm trên, với mỗi giáo viên tôi lựa chọn một kỹ
năng sư phạm riêng phù hợp với giáo viên đó để bồi dưỡng khả năng truyền
thụ kiến thức cho trẻ một cách tốt nhất... bên cạnh đó việc tổ chức các buổi
17


thảo luận giữa các giáo viên có kinh nghiệm, sáng kiến hay trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ với giáo viên chưa có kinh nghiệm để trao đổi, học tập lẫn
nhau cũng rất cần thiết. Mặt khác tôi thường xuyên gặp gỡ những giáo viên
trẻ còn non yếu để trò chuyện, trao đổi giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm
trong chăm sóc trẻ. Cùng với sự phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng
dạy kèm giáo viên mới ra trường, giáo viên vững chuyên môn kèm giáo viên
yếu chuyên môn, trong mỗi khối cần phân công giáo viên dạy lâu năm với
giáo viên mới ra trường để có sự tiếp nối, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Tất cả các năng lực, kỹ năng trên đều không thể thiếu đối với mỗi giáo
viên bởi những kỹ năng đó không chỉ giúp giáo viên giảng dạy tốt mà còn
giúp giáo viên trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ. vì vậy tôi đã chú trọng và
đưa vào bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực cho giáo viên. Kết quả
thật bất ngờ học kỳ I năm học 2014 – 2015 tỷ lệ giáo viên dạy giỏi trường tôi
tăng lên. Đặc biệt đã có giáo viên từng kém về kỹ năng sư phạm và khả năng
giao tiếp với trẻ đã đạt kết quả cao ở hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và
được đánh giá là giáo viên có kỹ năng sư phạm, giao tiếp với trẻ tốt.
4.2.6. Biện pháp kiểm tra đánh giá

Bất cứ công việc nào, một hoạt động nào, muốn đạt hiệu quả và mục
tiêu đề ra thì đều coi trọng khâu kiểm tra đánh giá, khâu kiểm tra luôn đan
xen trong các hoạt động. Kiểm tra không có nghĩa là đánh giá kết quả mà còn
có ý nghĩa để uốn nắn, khắc phục kịp thời những sai lệch. Thực tế trong các
trường mầm non những năm qua đã tiến hành tương đối tốt từ việc xây dựng
kế hoạch - tổ chức chỉ đạo - kiểm tra đánh giá. Nhưng bên cạnh vẫn còn
những tồn tại sau: Việc kiểm tra sau chuyên đề chưa triệt để, việc chấm điểm,
thông báo điểm, uốn nắn trong kiểm tra đánh giá còn hạn chế, chính vì vậy
mà chất lượng đội ngũ - hiệu quả chưa cao . Muốn vậy cần phải đưa ra tiêu
chí đánh giá cụ thể như sau:
- Kiểm tra việc tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên có đánh giá vào
tiêu chí thi đua.

18


- Kiểm tra về kỹ năng rèn nề nếp, thói quen, hành vi ứng xử trong khi
chơi, khi giao tiếp, khi học và khi có người lạ vào lớp của trẻ.
- Kiểm tra đột xuất trên các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có đảm bảo
đưa ra các biện pháp, thủ thuật tạo tình huống, cơ hội cho trẻ trải nghiệm hay
không và kiểm tra kết quả ngay trên trẻ.
- Kiểm tra kết quả làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của giáo viên.
Có như vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mới đi vào nền
nếp, và đạt chất lượng như mong muốn.
5. Kết quả đạt được
Từ những biện pháp tôi đã thực hiện cùng với sự đồng thuận, hưởng ứng
của tập thể giáo viên, cũng như sự phấn đầu nỗ lực của từng cá nhân đã giúp
tôi đạt được một số kết quả cụ thể sau:
Tổng
Năm học


số

Học kỳ 1/ 2014

GV
34

Đánh giá xếp loại giáo viên
Giỏi
Khá
Đạt yêu cầu
SL

%

SL

%

SL

%

28

82,3

7


20,5

0

0

- Chất lượng sinh hoạt chuyên môn của các tổ có sự đổi mới rõ rệt. Giáo
viên có ý thức rèn luyện, phấn đấu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đặc biệt mỗi cá
nhân đều mạnh dạn, tự tin hơn trong việc tham gia góp ý xây dựng tổ.
- Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. Có nhiều giáo viên
có những giờ dạy linh hoạt, sáng tạo. Đã có giáo viên trẻ tham gia hội thi
“Giáo viên dạy giỏi” cấp trường đạt giải cao.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Chất lượng các mặt
giáo dục trên trẻ tăng cao.
6. So sánh đối chứng
Qua thời gian áp dụng thực hiện các biện pháp trên tôi thấy chất lượng
đội ngũ giáo viên năm học 2014 - 2015 tăng lên rõ rệt:
Năm học

Tổng số

Đánh giá xếp loại giáo viên
Giỏi
Khá
Đạt yêu cầu
19


Giáo
Tháng 10/ 2014

Học kỳ 1/ 2014

viên
34
34

SL

%

SL

%

SL

%

10
28

29,4
82,3

14
7

41,2
20,5


10
0

29,4
0

Nhìn vào bảng ta thấy chất lượng chuyên môn của giáo viên đã tăng cao.
tỷ lệ giáo viên khá ít hơn và không còn giáo viên đạt yêu cầu. Điều đó chứng
tỏ việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thực sự đạt hiệu quả.
Kết quả đó còn được thể hiện ở chất lượng các mặt giáo dục như sau.
HAI MẶT CHÁT LƯỢNG
Chất lượng nuôi

Chất lượng giáo dục
Năm

TS

học

HS

Tháng
10/2014
H. Kỳ 1

PT

PT


PT
nhận thức
Giỏi Khá

dưỡng
PTTC

PT

PT

SD

Béo

KNXH
Giỏi Khá

thẩm mỹ
Giỏi Khá

BT

D

phì

thể chất
Giỏi Khá


ngôn ngữ
Giỏi Khá

400

255

145

210

190

185

215

220

180

225

175

330

70

0


400

300

100

250

150

200

200

250

150

255

145

385

15

0

Qua bảng thống kê ta thấy chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường

tương đối ổn định, chất lượng nuôi dưỡng ngày một tăng lên rõ rệt. Như vậy
một lần nữa có thể khẳng định rằng vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên trong phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm giúp học sinh phát triển
toàn diện cần phải thường xuyên, liên tục và lâu dài
7. Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả đạt được và tích lũy của bản thân trong những năm
làm công tác giảng dạy và quản lý chỉ đạo, tôi thiết nghĩ: Để có được kết quả
tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đầu tiên là phải đào tạo và
bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Muốn vậy người làm công
tác quản lý cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cán bộ quản lý phải biết linh hoạt khi xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội
dung để bồi dưỡng, chuyên môn cho giáo viên sao cho phù hợp với năng lực
của từng người.
20


- Bản thân người cán bộ quản lý phải thường xuyên trau dồi kiến thức cơ
bản, học hỏi tích lũy kinh nghiệm để làm giầu kiến thức, hiểu biết, có vốn
kinh nghiệm thì mới có thể làm tốt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ.

Phần 3: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài cho đến nay đề tài đã hoàn
thành, những nhiệm vụ đề ra đã được tập trung giải quyết, từ những kết quả
thu nhận được tôi xin rút ra một số kết luận sau:

21


- Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non là việc

làm tất yếu, bồi dưỡng đội ngũ là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để
thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có
trí tuệ trong thời đại mới.
- Việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên phải căn cứ vào thực
trạng đội ngũ cũng như các điều kiện cần có trong việc nâng cao trình độ đội
ngũ.
- Đề tài đã hoàn thành được nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu, trong đó
tập trung phân tích thực trạng năng lực chuyên môn giáo viên, đi sâu tìm hiểu
thực tế đội ngũ và thực tế công tác bồi dưỡng giáo viên trong những năm qua.
Đề ra được các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ một cách hiệu
quả trong trường mầm non.
- Muốn công tác nâng cao chất lượng đội ngũ có hiệu quả nhất thiết phải
áp dụng các biện pháp trên một cách đồng bộ bởi chúng có quan hệ mật thiết
với nhau.
2. Khuyến nghị và đề xuất
Để việc nâng cao chất lượng đội ngũ cho giáo viên trong trường mầm
non thực sự có hiệu quả tôi xin nêu một số đề xuất như sau:
- Việc nâng cao chất lượng đội ngũ phải thường xuyên, liên tục và lâu
dài, tuy nhiên cần tăng cường khâu thực hành, sau bồi dưỡng cần kiểm tra
đánh giá nghiêm túc.
- Bộ - Sở GD&ĐT cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên học lên
chuẩn, trên chuẩn. Cung cấp các thiết bị dạy học có chất lượng cao hơn nữa
để việc nâng cao chất lượng đội ngũ thành công hơn.
- Đề nghị các cấp tạo điều kiện hỗ trợ, cung cấp về cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học và hỗ trợ thêm nguồn sách cho các nhà trường để giáo viên có
thêm lượng kho tàng tri thức.
- Phòng giáo dục cần tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo mang tính
khoa học để nâng cao sự hiểu biết cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên

22



được đi học tập những điển hình tiên tiến, để giáo viên học hỏi, tích lũy vốn
tri thức cho bản thân.
- Đối với nhà trường cần tích cực xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
chất lượng đội ngũ kịp thời, phải tạo được sự đồng thuận của tập thể giáo viên
trong nhà trường. Có như vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như việc
chăm sóc, giáo dục trẻ mới đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó cần có chế độ khen
thưởng thỏa đáng cho các giáo viên dạy giỏi, nhiều sáng kiến hay, kinh
nghiệm giỏi.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, trong quá trình nghiên cứu
thực hiện đề tài, bản thân được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và
tập thể giáo viên trong nhà trường nhưng không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong được sự góp ý xây dựng của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng
nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết TW II khóa VIII
2. Nghị quyết hội nghị lần thứ II ban chấp hành khóa VIII.
3. Chỉ thị 40 ban bí thư TW Đảng ngày 15/6/2004.
23


4. Luật giáo dục năm 2005.
5. Điều lệ trường Mầm non.
6. Tập bài giảng về quản lý giáo dục – trường cán bộ quản lý giáo dục - Đào
tạo Hà Nội I.

Mục lục

Mục

1
2

Nội dung
Thông tin chung về sáng kiến
Phần 1: Tóm tắt sáng kiến
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
24

Trang
1
2
2
2


×