Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn một số BP cho trẻ MG 4 tuổi làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 26 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm đồ dùng,
đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu tự nhiên”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thùy Dung

Giới tính: Nữ.

Ngày tháng/năm sinh: 22/11/1985
Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non Sao Mai.
Điện thoại: 01288207990
4.Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu( nếu có): Trường mầm non Sao Mai.
5. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:
Trường học, lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất.
Học sinh thích khám phá, hoạt động với các nguyên vật liệu mở.
Giáo viên thường xuyên sưu tầm nguyên vật liệu; tổ chức cho trẻ làm đồ
dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.
Có sự hỗ trợ của phụ huynh trong việc sưu tầm nguyên vật liệu.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 09/ 2014 đến tháng
02/2015.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

(KÝ TÊN)

ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thùy Dung



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1


Nhờ sự đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước mà
nền giáo dục nói chung và giáo dục mầm non của tỉnh nói riêng trong những
năm qua đã có nhiều khởi sắc đạt 992 chuẩn trường mầm non. Trẻ đến trường
có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi được nhà trường mua sắm đầy đủ đa
dạng cả trong lớp và các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động ngoài trời.
Tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể đáp ứng đầy đủ các
nhu cầu và mục đích của chương trình Giáo dục mầm non. Hơn thế nữa, việc
mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến đóng góp của các bậc phụ
huynh, của nhà trường. Trong khi các phế phẩm, các nguyên liệu sẵn có ở địa
phương, trong sinh hoạt hàng ngày rất nhiều có thể cho trẻ sử dụng làm đồ
chơi, đồ dùng học tập cho chính của trẻ. Hoạt động sáng tạo với các đồ dùng đồ
chơi tự tạo từ nguyên vật liệu tự nhiên, gần gũi, sẵn có luôn đáp ứng kịp thời
nhu cầu “học mà chơi chơi mà học” của trẻ. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu
và tìm ra “Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi làm đồ dùng, đồ
chơi tự tạo từ nguyên liệu tự nhiên”.
Điểm mới của sáng kiến là tìm ra một số biện pháp có tính sáng tạo cho
trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên. Thông qua các hoạt động
làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu thiên nhiên trẻ phát triển toàn diện
về thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, nhận thức, ngôn ngữ đặc biệt giúp trẻ
hình thành nhân cách, phát triển năng khiếu cá nhân của trẻ. Tạo được môi
trường học tập mới, gần gũi, hấp dẫn, đồ dùng đồ chơi đa dang phong phú do
chính trẻ làm ra và sử dụng vào các hoạt động học của trẻ luôn gây được nhiều
xúc cảm và giúp trẻ duy trì tập trung, hứng thú học tập.
Đây là một đề tài hay có tính ứng dụng cao qua những biện pháp cụ thể
áp dụng vào dạy trẻ mẫu giáo 4 tuổi trong năm học 2014 -2015 tôi đã thu được

những kết quả đáng khích lệ. Qua thực tế áp dụng sáng kiến tôi thấy sáng kiến
này có thể áp dụng cho tất cả các độ tuổi khác nhau trong trường tùy theo mức
độ phát triển của trẻ. Tuy nhiên do thời gian còn hạn chế rất mong được sự
quan tâm góp ý của bạn bè đồng nghiệp, của Ban giám hiệu Nhà trường và các
cấp lãnh đạo để sáng kiến có thể áp dụng và nhân rộng.

2


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

3


Tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những
cái đẹp xung quanh. Thiên nhiên đẹp, tự nó đã là những chất dinh dưỡng cho
tâm hồn trẻ, càng nhìn, càng nghe, càng được trải nghiệm với những màu sắc,
âm thanh, nguyên vật liệu tự nhiên từ thiên nhiên bao nhiêu thì cảm giác, tri
giác và các xúc cảm thẩm mỹ - những xúc cảm tích cực ở trẻ càng trở nên nhạy
bén, tinh tế bấy nhiêu. Từ những xúc cảm tích cực làm nảy sinh ở trẻ lòng
mong muốn làm một điều gì đó tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người,
trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật.
Hiện nay, đồ chơi cho trẻ có rất nhiều trên thị trường, đặc biệt là sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo mà nhà trường được trang bị đồ dùng, đồ chơi phong
phú đa dạng. Tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình Giáo dục mầm non. Hơn
thế nữa, việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hướng đến đóng góp của
các bậc phụ huynh, của nhà trường. Trong khi các phế phẩm, các nguyên liệu
sẵn có ở địa phương, trong sinh hoạt hàng ngày rất nhiều có thể cho trẻ sử dụng

làm đồ chơi cho chính của trẻ. Hoạt động sáng tạo với những đồ chơi tự tạo
luôn gần gũi và đáp ứng kịp thời nhu cầu chơi của trẻ.
Từ những sản phẩm do chính trẻ làm ra từ nguyên vật liệu thiên nhiên và
các phế liệu phế phẩm sẽ làm cho trẻ vui vẻ, sung sướng, khêu gợi ở trẻ thái độ
tiết kiệm và hoạt động tích cực với thế giới xung quanh, khêu gợi ở trẻ những
xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh và phong phú để dần hình thành ở trẻ thị hiếu
nghệ thuật sau này. Một trong những điểm mới về phương pháp giáo dục mầm
non là “tạo môi trường kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và phát triển
phù hợp với từng cá nhân trẻ, tận dụng các điều kiện, hoàn cảnh sẵn có của địa
phương, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có bao gồm nguyên vật liệu thiên
nhiên và nguyên vật liệu tái sử dụng giúp trẻ hoạt động tích cực”
Để tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động một cách sáng tạo thì không có
cách nào đạt hiệu quả cao hơn là cho trẻ được tiếp xúc và trải nghiệm trực tiếp
với các nguyên vật liệu sẵn có xung quanh trẻ.

4


Con người ngày nay có xu hướng trở về với thiên nhiên. Một trong
những điều kỳ diệu, thú vị mà thiên nhiên mang đến đó là hoa, lá, hột hạt, cỏ
cây, sỏi đá…Với sự khéo léo của đôi bàn tay và trí tưởng tượng phong phú sẽ
tạo ra nhiều sản phẩm tạo hình hấp dẫn và thú vị từ những vật liệu thiên nhiên
này. Là một giáo viên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào để dạy cho trẻ
làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo một cách có hiệu quả mà lại không tốn nhiều kinh
phí? Vì vậy tôi đã nghiên cứu và tìm ra: “Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu tự nhiên ”.
2. Cõ sở lý luận của vấn đề .
Một trong những yêu cầu của chương trình Giáo dục Mầm non được ban
hành theo thông tư 17/ 2009/TT-BGD ĐT ngày 25/7/2009 là tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ được tích cực tìm tòi, khám phá mọi lứa tuổi. Khi dạy trẻ làm

đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ,
phải phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng
thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo cho sự an toàn của trẻ.
Ðýờng nét, hình dạng là những dấu hiệu ðầu tiên của hình vẽ giúp trẻ
nhận ra và hiểu ðýợc mối liên hệ giữa sự vật thật với hình ảnh biểu ðạt sự vật
ðó. Tính chất của các dấu vết khác nhau do vận ðộng của tay với bút ðể lại giúp
trẻ hiểu ðýợc khả nãng thông báo và khả nãng biểu cảm dồi dào của ðýờng nét
và hình dạng. Cùng với thời gian và sự phát triển nhận thức của trẻ, các hình vẽ
rời rạc bắt ðầu ðýợc bao bọc lại bằng nét vòng hoặc ðýợc nối lại với nhau bằng
các nét vạch ðể tạo nên vòng hoặc ðýợc nối lại với nhau bằng một số nét vạch
ðể tạo nên một chỉnh thể có tên gọi chung chung.Cùng với thời gian và sự lớn
lên của trẻ, dần dần các cấu trúc sõ ðồ với các ðýờng nết, hình thù dính kết
ðýợc xuất hiện một cách có chủ ðích từ mô hìnhtâm lý. Ðây là một býớc tiến
quan trọng làm phát triển chức nãng tạo hình của các ðýờng nét, hình dạng.
Trẻ mẫu giáo đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá
phức tạp. Trẻ đã có cảm nhận tính nguyên thể của các hình ảnh đối tượng miêu
tả và dùng đường nét liên mạch, mềm mại, uyển chuyển để truyền đạt hình
dáng trọn vẹn của một vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thể hiện tư thế vận

5


động, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo. Đặc biệt là trẻ khá linh hoạt
trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và hình để thể hiện vẻ độc
đáo, rất riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể. Trẻ ở lứa tuổi này đã có thể sử
dụng các nguyên vật liệu một cách có chọn lọc để tạo ra sản phẩm theo ý tưởng
của bản thân mình.
3. Thực trạng của vấn ðề
Trýờng có 4 lớp MGN; với tổng số trẻ là: 142 trẻ.
Về cơ sở vật chất nhà trýờng đã ðầu tư bổ sung trang thiết bị cho từng

lớp như: ti vi, đầu đĩa, giá đồ chơi, đồ dùng đồ chơi màu sắc đẹp hấp dẫn, kích
cỡ phù hợp với từng lứa tuổi.
Sân chơi rộng thoáng sạch sẽ, ðồng thời trang bị đầu tư thêm nhiều đồ
chơi ngoài trời.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỡ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
từ nguyên vật liệu tự nhiên tôi đã có những thuận lợi và khó khãn sau:
3.1.Thuận lợi:
Bản thân đã nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách tổ chức
cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
Đa số trẻ nhanh nhẹn, hiếu động thích tìm tòi, khám phá và hoạt động
với đồ dùng, đồ chơi phong phú, mới lạ.
Trường có đội ngũ BGH giỏi về chuyên môn, thường xuyên khuyến
khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục của trường nói riêng và của thị xã nói chung.
Cơ sở vật chất nhà trường có đủ các góc chơi, đồ chơi và các điều kiện
cơ bản để thực hiện chương trình GDMN
3.2.Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp một số khó khăn sau:
Trong các hoạt động ở trường, trẻ ít được tiếp xúc với các nguyên vật
liệu mở. Trẻ hiếm khi được hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật
liệu thiên nhiên sẵn có. Các sản phẩm trẻ tạo ra chưa được khai thác và sử dụng
một cách hợp lý.

6


Nhiều phụ huynh chưa thấy được tác dụng của việc sưu tầm nguyên vật
liệu từ tự nhiên sẵn có xung quanh cho trẻ hoạt động.
4. Các biện pháp thực hiện
Để khắc phục tình trạng trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện

pháp sau:
4.1.Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng hoạt động và mức độ của trẻ khi hoạt
động với nguyên vật liệu mở
Ngay từ chủ đề “Trường mầm non” tôi đã tiến hành khảo sát tại 4 lớp
mẫu giáo nhỡ vào ngày 15; 16; 17 tháng 9 năm 2014.
Qua thực tế cho thấy:
4.1.1. Về ưu điểm:
Nhìn chung trẻ có được hoạt động với nguyên liệu mở, như: giấy màu,
hồ dán, đất nặn, sỏi, có sản phẩm đơn giản của trẻ.
Một số trẻ đã có những ý tưởng sáng tạo khi được hoạt động với nguyên
liệu như: cháu Bảo Ly, Việt Hải lớp 4 tuổi B; cháu Thu Hằng; Anh Tú lớp 4
tuổi A;
4.1.2. Về tồn tại:
Bảng 1: Khảo sát chất lượng ðầu nãm học
Lớp

Số trẻ

Tạo ra sản phẩm

Tính sáng tạo

Sự hứng thú

4TA
4TB
4TC
4TD
Tổng
Tỉ lệ


35
35
36
36
142
100%

25
23
15
18
81
57%

5
4
5
3
17
12%

20
15
17
18
70
49%

Qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi nhận thấy có những tồn tại sau:

Trẻ ít được tiếp xúc với những nguyên vật liệu tự nhiên, phế liệu sẵn có,
trẻ chưa thực sự hứng thú nên sản phẩm trẻ tạo ra còn nghèo nàn và mang tính
hình thức.

7


Trẻ có ít cơ hội được hoạt động tích cực… các mảng trang trí trên tường
là do cô làm nhiều, ít có sản phẩm và sự tham gia của trẻ hoặc trẻ có ý tưởng
nhưng không tạo được ra sản phẩm đẹp do không có nguyên vật liệu hoặc chưa
được cô quan tâm gợi ý…
Ví dụ: Mảng chủ đề, các góc mở chính là do cô tự cắt và trang trí.
Các con rối của các giờ kể chuyện cũng do cô tự làm mà không có sự
tham gia của trẻ.
Những tồn tại nêu trên đã khiến tôi trăn trở suy nghĩ: nếu tình trạng này
cứ kéo dài thì không thể phát huy tính tích cực của trẻ khi thực hiện chương
trình GDMN và các lớp không thể đủ các điều kiện ðể thực hiện các hoạt động
cho trẻ. Một nguyên nhân chính tôi nghiên cứu và thấy rằng trẻ cần phải được
học tập trong môi trường ða dạng, phong phú về hình thức cũng nhý biết sử
dụng các nguyên liệu khác nhau từ thiên nhiên ðể tự tạo nên sản phẩm. Những
sản phẩm đó vừa có thể dùng trang trí lớp, vừa dùng ðể sử dụng vào các hoạt
ðộng học cũng nhý vui chõi của trẻ.
4.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trýờng, tạo các góc mở cho trẻ hoạt ðộng
Sau khi khảo sát các lớp có những phần nhýợc ðiểm trên, tôi ðã lên kế
hoạch triển khai xây dựng môi trýờng học tập và các góc mở ðể trẻ ðýợc hoạt
ðộng tích cực và sáng tạo theo các chủ ðề.
Xây dựng môi trýờng hoạt ðộng cho trẻ hýớng tới mục ðích giúp trẻ tìm
tòi, khám phá và phát hiện nhiều ðiều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống; các kiến
thức, kĩ nãng của trẻ ðýợc củng cố và bổ sung. Trẻ ðýợc tự chọn hoạt ðộng cá
nhân hoặc theo nhóm, tạo cõ hội ðể trẻ bộc lộ khả nãng của mình.

Một ðiều quan trọng là xây dựng môi trýờng hoạt ðộng cho trẻ phải phù
hợp, ða dạng, phong phú nhằm gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên; góp
phần hình thành và nâng cao mối quan hệ gần gũi, tự tin giữa giáo viên với trẻ,
giữa trẻ với trẻ.
Khuyến khích trẻ cùng tham gia xây dựng mảng chủ đề lớn trong lớp
cùng cô giáo, trang trí một cách linh hoạt, hấp dẫn và thay ðổi theo nội dung
chủ ðề. Các góc hoạt ðộng ðýợc xây dựng thành khu riêng biệt hợp lí, thuận

8


tiện cho trẻ hoạt ðộng và các góc chõi cũng ðýợc thay ðổi vị trí, sắp xếp lại một
số góc sau mỗi chủ ðiểm ðể tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ,
nõi trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm nhỏ theo nhu cầu riêng ðể
xem xét, tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt ðộng với ðồ vật và rèn luyện kĩ
nãng.

Hình 1: Trẻ tham gia làm đồ dùng trang trí mảng chủ đề, trang trí lớp.
4.3 Biện pháp 3: Sưu tầm, tạo sự phong phú về nguyên vật liệu, chất liệu và
tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu tự nhiên tạo ra
các sản phẩm ðýa vào hoạt ðộng học và hoạt ðộng vui chõi
Để tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đạt hiệu quả cao thì điều
kiện cơ bản nhất là sự đa dạng, phong phú về nguyên vật liệu tự nhiên và các
nguyên liệu ðó phải đảm bảo các yêu cầu: là những nguyên liệu sẵn có ở địa
phương như: lá cây trẻ thu nhặt được trên sân trường; các loại hột, hạt… đơn
giản, dễ làm, rèn luyện được các kĩ năng và đảm bảo an toàn, phù hợp với khả
năng của trẻ.
Nguyên vật liệu trẻ có thể tự tìm hoặc tìm cùng bố mẹ, cô giáo thu gom
được. Ngoài ra, để có nguồn nguyên vật liệu đa dạng và rồi rào tôi đã phải kết
hợp cùng với phụ huynh để tích luỹ những đồ phế thải trong gia đình thì mới có

được. Bên cạnh ðó tôi cũng tìm hiểu và gợi hỏi ở những cơ quan làm việc của

9


phụ huynh có những nguyên vật liệu, phế thải nào mà giáo viên có thể tận dụng
cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi được như: các lõi chỉ to, nhỏ và vải vụn ở Công ty
may; các hộp to nhỏ ở các đại lý bán hàng tạp hoá và bán thuốc. Tuỳ theo từng
thời điểm, từng chủ đề mà giáo viên gợi mở cho trẻ và kết hợp với phụ huynh
để sưu tầm các nguyên vật liệu cho trẻ tạo ra sản phẩm theo chủ đề.
4.3.1. Trong giờ hoạt động tạo hình:
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với
trẻ, giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện sản phẩm một cách tự nhiên, sinh
động, sáng tạo từ góc nhìn của trẻ về thế giới xung quanh. Kết quả hoạt động
tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong các
hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào hoạt động tạo hình tạo nguồn cảm
hứng làm nảy sinh những ý tưởng và lòng ham muốn sáng tạo ở trẻ. Qua tranh
vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép…với các loại vật liệu thiên nhiên đòi hỏi trẻ phải
luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra tính chất của các loại vật liệu cũng như
khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của chúng. Đây là điều kiện
thuận lợi để phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ.
Vậy làm thế nào để kích thích hứng thú và giúp trẻ tự làm đồ dùng, đồ
chơi với các nguyên vật liệu đã có? Để thực hiện tốt điều này tôi đã chuẩn bị
đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ để làm phong phú phương tiện hoạt động tạo hình
như: bút sáp, màu nước, bông tăm, keo sữa, bút vẽ làm từ rễ tre, giấy gói hàng,
các loại quả màu, hột hạt, lá cây, hoa khô, vỏ trứng, lông gà, rơm rạ, vải, len
vụn, ống hút, vỏ sò, vỏ ốc…..Khi đã có đầy đủ các nguyên liệu cần thiết và các
phương tiện thì tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi như thế nào để đạt hiệu
quả? Tôi đã tận dụng mọi cơ hội phù hợp cho trẻ được làm đồ dùng đồ chơi với
các nguyên vật liệu đã có .

Có thể nói đây là hình thức cơ bản nhất để phát huy khả năng sáng tạo
của trẻ vì tất cả trẻ cùng tham gia vào hoạt động theo một hoạt động chung. Vì
vậy tuỳ từng đề tài mà cần phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ.
Ví dụ (hình 2): Khi cho trẻ làm thông điệp “Mỗi người trồng một cây
xanh để bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu” trong chủ đề “ Cây xanh

10


quanh bé” Cô cho trẻ nêu ý tưởng về thông điệp của mình định làm, cô dạy trẻ
sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có như dùng cành cây khô xếp thành
thân cây, xếp hột hạt thành lá cây, hoa, quả và mặt đất… để trẻ tự tạo ra sản
phẩm theo khả năng của trẻ.

Hình 2: Trẻ sử dụng hột hạt, cành khô tạo ra thông điệp “Mỗi người trồng một
cây xanh để bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu”
Từ những nguyên vật liệu sưu tầm, dựa trên ý tưởng của trẻ, tôi đưa ra
nhiều gợi ý để trẻ trải nghiệm với các loại nguyên vật liệu này. Cho trẻ bày tỏ ý
tưởng về sản phẩm có thể tạo ra từ các nguyên vật liệu này, tạo cơ hội chia sẻ
kinh nghiệm giữa các trẻ trong lớp, tạo cơ hội để phát triển ngôn ngữ, gợi ý để
trẻ trải nghiệm với các loại nguyên vật liệu này.
Trong một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật nhý hoạt ðộng tạo hình cô
giáo ðóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận xét các sản phẩm hoạt ðộng
của trẻ, nó gây cho trẻ niềm vui sýớng vì những gì trẻ ðã tạo nên, những thành

11


công sáng tạo, những ý ðịnh tạo hình thú vị và giúp trẻ thể hiện tình cảm, thái
ðộ trýớc kết quả hoạt ðộng.

4.3.2.Trong giờ hoạt ðộng GDÂN
Giáo dục âm nhạc là hoạt ðộng nghệ thuật ðýợc trẻ rất yêu thích, trẻ
ðýợc hát giai ðiệu âm nhạc trầm bổng với lời ca ðẹp, ðýợc biểu diễn, vận ðộng,
nhảy múa theo nhịp ðiệu âm nhạc. Những hình thức sinh ðộng ðó sẽ giúp trẻ
cảm nhận nghệ thuật và có tác dụng giáo dục thẩm mỹ.Việc sử dụng nhạc cụ gõ
ðệm theo bài hát, chõi trò chõi làm quen với cao ðộ âm thanh hoặc với tiết tấu
âm nhạc nên giáo viên ðã tận dụng vỏ gáo dừa làm nhạc cụ hay những thanh tre
làm phách tre, lon nýớc ngọt làm xúc sắc… và các bé có thể dùng bút sõn ðể
trang trí nhạc cụ thêm sinh ðộng. Những bộ thời trang dùng biểu diễn vãn nghệ
vào những buổi cuối tuần được làm từ chính những nguyên vật liệu trẻ tìm thấy
trong trường trong các hoạt động ngoài trời từ chính bàn tay của trẻ cũng thật
ngộ nghĩnh.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động buổi chiều thứ 5 trẻ xếp, nối, ghép được
những bộ trang phục thời trang từ các lá cây bàng, lá chuối khô, lá dừa… sưu
tầm được ngay trong trường thì cô giáo sẽ cùng trẻ cất giữ lại để cho trẻ sử
dụng ngay trong giờ hoạt động âm nhạc vào sáng thứ 6.

12


Hình 3: Trẻ tự tạo trang phục biểu diễn cho hoạt động âm nhạc.
4.3.3.Trong hoạt ðộng LQVT
Kích thích trẻ sáng tạo là một trong những mục tiêu của giáo dục mầm
non mới, cho trẻ làm quen với toán nhằm kích thích trẻ tìm tòi các cách làm
khác nhau, ðộng viên những cố gắng của trẻ. Khuyến khích trẻ ðặt ra các câu
hỏi, những thắc mắc, diễn tả và chia sẻ ý týởng của mình. Cho trẻ chõi với vật
liệu tự nhiên nhý sỏi, ðá, hạt, lá cây… ðể phát hiện vá so sánh hình dạng, kích
thýớc, mầu sắc, tính chất của chúng. Ví dụ: nếu trẻ chõi với các viên sỏi khác
nhau, trẻ có thể nhận biết ðýợc nó có màu nâu hay trắng, tròn hay dẹt, ráp hay
nhẵn, to hay nhỏ, nặng hay nhẹ và có thể làm gì với những viên sỏi ðó. Trẻ

cũng có thể tô vẽ những viên sỏi thành những chú bọ rùa để chơi bắt bọ rùa
(như chơi chơi cắp cua) sau đó đếm số bọ rùa mình cắp được và so sánh với số
bọ rùa của bạn cùng chơi.

13


Hình 4: Trẻ chơi bắt bọ rùa và đếm so sánh kết quả.
4.3.4. Trong hoạt ðộng LQVH
Văn học là người bạn không thể thiếu được đối với trẻ. Nó đem lại cho
trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và
phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật và thu hút được sự tập
trung chú ý của trẻ. Thông qua những câu chuyện ly kỳ, những nhân vật xinh
đẹp, đáng thương, tốt bụng như những bà tiên, ông bụt có đầy phép lạ; Cô Tấm,
Thạch Sanh, Lang Liêu… và cả những nhân vật độc ác, tham lam đáng ghét
như mụ dì ghẻ, lão nhà giàu, Lý Thông…làm phong phú thêm tâm hồn của trẻ.
Bên cạnh đó là những bài thơ có vần điệu, giàu hình ảnh, gần gũi với trẻ.
Ðể nâng cao chất lýợng giảng dạy, nhà trường ðã ðầu tý nhiều tranh ảnh
liên quan ðến nội dung thõ truyện; các loại sách tranh truyện, báo “Mầm non”
cho vào “Góc vãn học”, ngoài ra tôi còn làm một số loại rối tay, rối dẹt, tranh
truyện dời rất phong phú… ðể phục vụ cho môn học này.
Xa bàn, sân khấu rối nhỏ xinh cũng ðýợc cô và trẻ làm nên từ rơm rạ khô, sỏi,
ống nhựa, hộp xốp, bìa cát tông hoa khô, giấy bọc quà trông rất ðáng yêu.
Những ðồ dùng này ðã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và ðã tạo
thêm phần hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ nhớ nội dung thõ, truyện
nhanh, tiếp thu những kiến thức rất bản chất, giàu tính chất nghệ thuật, phát
triển các phẩm chất trí tuệ.
4.3.5. Trong hoạt ðộng khám phá khoa học

14



Khám phá khoa học tạo ðiều kiện cho trẻ tiếp cận với sự vật và hiện
týợng xung quanh, giúp trẻ sống gần gũi, hoà bình với môi trýờng thiên nhiên
và xã hội. Củng cố những tri thức mà trẻ ðã lĩnh hội. Hình thành và rèn luyện
khả nãng cảm giác, tri giác và óc quan sát. Cho trẻ hoạt ðộng tìm tòi, khám phá
và phát hiện những ðiều mới lạ ở xung quanh trẻ. Chính vì vậy mà ðồ dùng trực
quan cũng rất cần thiết cho trẻ khám phá tìm tòi. Ví dụ: Sự nẩy mầm của hạt;
ðiều kiện sống của cây; mùa ðông hay mùa xuân; không khí ngày lễ hội… Ðể
có ðýợc những ðồ dùng trực quan giáo viên có thể sýu tầm tranh ảnh, huy ðộng
phụ huynh hỗ trợ hoặc hýớng dẫn trẻ cùng cô chuẩn bị một số ðồ dùng cần thiết
ðể phục vụ cho tiết học nhý sýu tầm lá, hoa, quả, hột hạt hay nặn, vẽ, xé dán
những con vật ðáng yêu, láp ráp mô hình công viên của bé…từ nhiều nguyên
vật liệu khác nhau. Khi trẻ ðýợc khám phá từ những ðồ dùng do trẻ làm ra hoặc
trẻ sýu tầm ðýợc thì trẻ rất thích và hứng thú tham gia, tích cực hoạt ðộng với
ðồ dùng của chính mình.

Hình 5: Trẻ tự làm đất, gieo hạt cho hoạt động KPKH
Ví dụ: Khám phá trải nghiệm “Hạt nẩy mầm” giáo viên giao nhiệm vụ
cho trẻ sýu tầm vỏ trứng, gáo dừa, chai nhựa… ðựng ðất, nýớc, cô tổ chức cho

15


trẻ trang trí, làm ðất, gieo hạt và hàng ngày quan sát hạt nẩy mầm một số hạt
nhý hạt thóc, hạt ngô, hạt ðậu. Cô giáo hýớng dẫn trẻ ghi nhật ký bằng cách vẽ
lại những gì mà trẻ quan sát ðýợc và nhận xét về những loại hạt khác nhau. Từ
ðó, trẻ nhận biết ðýợc một cách linh hoạt, sáng tạo, tránh cách nhìn máy móc và
bất ðộng
4.4 Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật

liệu tự nhiên tạo ra sản phẩm ðýa vào chõi góc
Cho trẻ hoạt động với các nguyên vật liệu thiên nhiên một cách phù hợp
trong các góc có nghệ thuật.
Trẻ hoạt ðộng góc, sự chuẩn bị các nguyên vật liệu mở cùng gợi ý của cô
rất quan trọng vì có nhiều nguyên liệu khác nhau, trẻ sẽ nảy sinh nhiều ý týởng
sáng tạo và những sản phẩm phong phú sẽ ðýợc tạo ra từ trẻ. Hoạt ðộng này
giúp trẻ lĩnh hội, khám phá những hiểu biết mới, bồi dýỡng nãng lực nhận thức,
khả nãng vận ðộng ðể từng býớc hoà nhập vào thế giới xung quanh.

Hình 6: Trẻ xếp lá cây theo chủ đề gia đình, động vật.
Ví dụ (hình 6): Khi thực hiện chủ đề: “Gia đình của bé” Gợi ý cho trẻ
xếp các ngôi nhà bằng các cọng rơm, gắn các hột hạt tạo ra ngôi nhà, xếp lá cây
tạo hình các thành viên trong gia đình…hoặc chủ ðề “Ðộng vật” chủ ðề “Thực
vật” ðýợc tạo ra các bức tranh lọ hoa, con chim, con chuồn chuồn, ðàn cá ðang
bõi… từ gạo, hột hạt nhuộm màu rất có nghệ thuật.

16


Trẻ ðýợc chõi chính từ những ðồ chõi trẻ tạo ra thì ðộng cõ chõi lúc này
gắn liền với hứng thú, ham muốn của trẻ là ðýợc chõi, ðýợc vận ðộng với các
sản phẩm của mình tạo nên.Qua các trò chõi với các sản phẩm này, trẻ sẽ ý
thức rõ hõn, cảm nhận rõ hõn về ý týởng và từ ðó có thể nảy sinh ý týởng mới.
4.5 Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ hoạt động với những đồ dùng, đồ chơi của
cô và trẻ tạo ra trong giờ hoạt ðộng ngoài trời

Hình 7: Đưa sản phẩm trẻ tạo ra trong hoạt động ngoài trời vào giờ học.
Trong hoạt động này, ngoài việc trẻ được quan sát các đối tượng và trò
chơi vận động theo kế hoạch thì nội dung chơi tự do cũng là cơ hội tốt cho trẻ
được hoạt động trải nghiệm với các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản

phẩm theo ý týởng của trẻ mà không nhất thiết phải theo một đề tài nhất định.
Hoặc cô có thể gợi mở, hướng dẫn cho trẻ một số trò chơi mới với các nguyên
vật liệu trẻ tìm thấy trong quá trình chơi.
Ví dụ: Trẻ dùng lá chuối gấp ruột mèo; cắt, xé lá dừa làm con cào cào
trong hoạt động ngoài trời ngày hôm trước và giữ lại làm học liệu cho ngày
hôm sau( hình 7).

17


4.6 Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ làm đồ đùng đồ chơi với ngugyên vật liệu
thiên nhiên trong giờ hoạt ðộng tự do và ðón trả trẻ
Mặc dù trong thời gian này cô giáo không có nhiều thời gian để gợi mở,
hướng dẫn trẻ nhưng việc cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi với các nguyên liệu sẵn
có cũng là cơ hội để phát huy khả năng hoạt động của trẻ với nguyên vật liệu
thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.

Hình 8: Trẻ hoạt động với các nguyên vật liệu tự nhiên trong giờ trả trẻ.
Tham gia thi giữa các lớp, ðây cũng là hình thức tuy không nhiều thời
gian nhưng cũng rất có tác dụng khuyến khích, động viên trẻ tham gia và tạo ra
sản phẩm theo nhóm, cá nhân và có cơ hội thể hiện cũng như học tập với các
bạn ở lớp khác. Vì vậy tôi đã phối hợp với giáo viên các lớp có kế hoạch thống
nhất để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tập thể vào chiều thứ 6 hàng tuần.
Ngoài việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian và vui văn nghệ thì giáo viên
còn cho trẻ thi làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên liệu thiên nhiên.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ các lớp thi hoạt động theo nhóm với nội dung:
“Bé với thế giới động vật” Trẻ đã rất hứng thú và tạo ra những sản phẩm thật
ngộ nghĩnh, phong phú có tính sáng tạo như: những con vật bằng hột hạt, sỏi,
ðá cội…
Những hoạt động trên đây khi trẻ được trải nghiệm, tạo cho trẻ vốn hiểu

biết, kinh nghiệm phong phú, hình thành ở trẻ tình cảm tích cực với cái đẹp. Vì
vậy, tôi đã thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động có hiệu quả với các nguyên
vật liệu thiên nhiên.

18


Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ ở tuổi mẫu giáo nhỡ,
trẻ rất tự hào khi làm được một việc gì đó được người lớn khen ngợi. Vì vậy,
trẻ rất vui sướng khi những sản phẩm do chính tay trẻ làm ra dù rất đơn giản
nhưng lại được cô treo lên tường, trưng bày trên giá, trên góc chơi hoặc treo lên
bảng tuyên truyền cho cha, mẹ xem. Vì vậy, tôi đã luôn coi trọng và sử dụng
sản phẩm của trẻ một cách có hiệu quả.
Hoặc khi cho trẻ sử dụng những lõi ngô chấm vào những nước từ màu
tím của quả mồng tơi, màu vàng của quả rành rành hoặc nghệ, màu đỏ của
gấc... Tạo nên những bông hoa theo ý tưởng của trẻ. Cô cho trẻ mang về tặng
mẹ, tặng bà, chị của mình trong ngày 8/3… Chính những việc làm này của cô
đã tác động rất lớn vào quá trình tâm lý của trẻ. Tôi đã động viên, khích lệ trẻ
bằng cách sử dụng các sản phẩm trẻ đã làm để trang trí lớp, trưng bày ở các
góc, dán ở bảng tuyên truyền cho cha mẹ trẻ xem hoặc sử dụng vào các hoạt
động khác một cách phù hợp đây là một biện pháp tích cực kích thích trẻ hứng
thú hơn, sáng tạo hơn với các nguyên vật liệu thiên nhiên.
4.7. Biện pháp 7: Tham gia triển lãm ðồ dùng dạy học tự tạo
Hưởng ứng cuộc vận động “Tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học” do Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát động. Với sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát đến chất
lượng dạy - học của các cấp Lãnh đạo, ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà
trường đã phát ðộng phong trào thi đua sâu, rộng trong đội ngũ giáo viên nhà
trýờng. Tôi và các đồng nghiệp trong trường đã tham gia phong trào tự làm đồ
dùng dạy học và tham gia Triển lãm - Hội thi đồ dùng dạy học tự làm năm học
2014-2015. Hội thi năm nay có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo đã được ứng

dụng hiệu quả.
Những sản phảm triển lãm do bàn tay khéo léo của cô và trẻ tạo nên từ
những nguyên vật liệu thiên nhiên, những ðồ dùng ðã qua sử dụng, kinh phí
không tốn kém nhýng mang lại hiệu quả cao trong học tập vui chõi, góp phần
phát triển tư duy, sự sáng tạo, trí tưởng tượng… và phát triển toàn diện cho trẻ.
5. Kết quả đạt được

19


Những chuyển biến tích cực và đáng mừng sau khi tôi thực hiện các giải
pháp trên khi áp dụng vào đề tài: “Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu tự nhiên” đã đạt được
những kết quả như sau:
5.1. Đối với bản thân
Bản thân tôi đã được tích luỹ và nâng cao trình độ chuyên môn,kinh
nghiệm khi tổ chức cho trẻ làm đồ dùng,đồ chơi và hoạt động sáng tạo với các
nguyên vật liệu tự nhiên.
Biết cách tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với nguyên liệu thiên nhiên,
tiết kiệm được kinh phí trong việc trang trí lớp, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Biết sử dụng sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, tạo môi trường học tập, vui chơi
và sử dụng vào các hoạt động phù hợp nên tiết kiệm được nhiều thời gian.
Nâng cao được kĩ năng, kiến thức tuyên truyền với phụ huynh trong việc
phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ.
Góp phần thực hiện tốt chủ đề “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”
5.2. Đối với nhà trường
Phát huy được vai trò của giáo viên cốt cán làm điểm và nhân ra diện đại
trà trong việc tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi với nguyên vật liệu thiên
nhiên cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi trong toàn trường.

Đã có nhiều sản phẩm của trẻ được làm từ các nguyên vật liệu thiên
nhiên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình và các hoạt động khác.
Qua hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường đã có nhiều sản phấm
trưng bày của trẻ từ các nguyên liệu thiên nhiên.
Tạo được môi trường tích cực cho trẻ góp phần thực hiện tốt “ Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực”.
Là một hình thức tuyên truyền và phối hợp có hiệu quả cho các bậc phụ
huynh và cộng đồng về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
5.3. Đối với trẻ

20


Cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sẵn có, có tác
dụng rất tốt với sự phát triển toàn diện của trẻ:
Phát triển vận động: Luyện vận động các cơ tay, sự khéo léo của bàn tay,
ngón tay và luyện các vận động đi, chạy, nhảy, bật…
Phát triển nhận thức: Luyện các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc
giác…, nhận biết môi trường xung quanh, so sánh, học đếm, định hướng không
gian, giải quyết vấn đề…
Phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ, kích thích trẻ nói, giúp cho trẻ làm
quen với thơ, truyện.
Phát triển cảm xúc, tình cảm: Gợi cho trẻ những cảm xúc, tình cảm khác
nhau như: vui nhộn, thoải mái, âu yếm, nhẹ nhàng.
Phát triển xã hội: biết hợp tác, chia sẻ, quan tâm đến mọi người, thoả
thuận để thực hiện nhiệm vụ chung
Qua chất lượng khảo sát cuối năm ở 4 lớp 4TA, 4TB, 4TC, 4TD cho
thấy:
Bảng 2: Khảo sát chất lượng cuối năm
Lớp


Số trẻ

Tạo ra sản phẩm
Trýớc Sau áp
áp

dụng

Tính sáng tạo
Trýớc Sau áp
áp

dụng
dụng
4TA
35
25
32
5
4TB
35
23
34
4
4TC
36
15
35
5

4TD
36
18
31
3
Tổng
142
81
132
17
Tỉ lệ
100%
57% 93%
12%
92% trẻ rất hứng thú, say mê khi được

dụng

Sự hứng thú
Trýớc Sau áp
áp

dụng

dụng
19
20
35
22
15

34
20
17
32
23
18
30
84
70
131
59%
49% 92%
tham gia hoạt động với nguyên

vật liệu mở và tạo ra sản phẩm, 100% trẻ thích hoạt động với nguyên vật liệu
mở. Điều này càng khẳng định tính khả thi của đề tài.
100% trẻ có thái độ vui sướng, hành vi đúng đắn với sản phẩm của mình
và của bạn tạo ra, biết thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong khi hoạt
động. 100% có ý thức thu gom vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi.

21


5.4.Đối với phụ huynh
100% các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ được
hoạt động sáng tạo với nguyên liệu thiên nhiên đối với việc phát triển của trẻ.
100% các bậc phụ huynh thường xuyên phối hợp với giáo viên và nhà
trường để sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu, phế thải, thực hiện tiết kiệm và vệ
sinh môi trường, nâng cao trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

Sau một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp cho trẻ
mẫu giáo 4- 5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu tự nhiên”
tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Đó là những thành công của tôi. Dựa
theo cơ sở thực tiễn tôi thấy sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các khối
lớp trong nhà trường và các trường mầm non trong việc tổ chức cho trẻ làm đồ
dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu tự nhiên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nguyên vật liệu mở là nguồn nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú
sẵn có ở địa phương có thể giúp giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ, tận
dụng tối đa những gì có xung quanh ta vừa đơn giản và dễ tìm, dễ làm... nhưng
lại cho hiệu quả cao trong việc phát triển tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc ở

22


trẻ. Cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu tự nhiên có ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Qua đó
giúp trẻ phát triển óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Tham gia vào hoạt
động này trẻ sẽ được trải nghiệm những xúc cảm đặc biệt như tình yêu thương,
lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Đó là điều kiện để hình thành ở
trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, biết chia sẻ, quan tâm tới người khác và các
kĩ năng giao tiếp xã hội. Khi tạo ra các sản phẩm sẽ giúp trẻ được rèn luyện các
kĩ năng hoạt động thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, tính tích cực.
2. Khuyến nghị
Muốn đạt được những kết quả như trình bày ở trên, bản thân trẻ không
thể tự làm được mà đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức, hướng dẫn trẻ. Cần
phải biết tạo ra nguồn nguyên vật liệu đa dạng và phong phú, kích thích trẻ
tham gia vào hoạt động, không nên đặt ra trước loại sản phẩm mà chỉ nên gợi ý

trẻ cho trẻ tự sáng tạo với ý tưởng của mình. Ngoài ra, cũng cần kịp thời động
viên khuyến khích trẻ khi tham gia hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo và
khi tạo ra sản phẩm, luôn coi trọng sản phẩm của trẻ để trẻ cảm thấy luôn tự
hào với những sản phẩm mình tạo ra.
Cán bộ quản lý cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát chuyên môn,
không ngại khó ngại khổ giúp giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
Trên đây là “Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi làm đồ dùng
đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu tự nhiên” tôi đã thực hiện trong năm
học 2014- 2015.
Trong khi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong Hội đồng thi đua các cấp và các bạn đồng nghiệp đóng góp
giúp cho sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

23


Mục lục
Thông tin chung về sáng kiến
Tóm tắt sáng kiến
Mô tả sáng kiến
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Thuận lợi

2
3

4
4
5
6
7

24


3.2. Khó khăn
4. Các biện pháp thực hiện
4.1.Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng hoạt động và mức độ của trẻ

7
7
7

khi hoạt động với nguyên vật liệu mở.
4.2.Biện pháp 2: Xây dựng môi trường, tạo các góc mở cho trẻ

9

hoạt động.
4.3.Biện pháp 3: Sưu tầm tạo sự phong phú về nguyên vật liệu,

10

chất liệu và tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi với các nguyên
vật liệu tự nhiên tạo ra sản phẩm, đưa vào hoạt động học và hoạt
động vui chơi.

4.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ các

17

nguyên vật liệu tự nhiên tạo ra sản phẩm đưa vào chơi góc.
4.5 Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ hoạt động với những đồ dùng,

18

đồ chơi của cô và trẻ tạo ra trong giờ hoạt động ngoài trời.
4.6 Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ làm đồ đùng đồ chơi với

20

ngugyên vật liệu thiên nhiên trong giờ hoạt động tự do và đón trả
trẻ.
4.7. Biện pháp 7: Tham gia triển lãm đồ dùng dạy học tự tạo
5. Kết quả đạt được
5.1. Đối với bản thân

22
22
22

5.2. Đối với nhà trường

23

5.3. Đối với trẻ


23

5.4.Đối với phụ huynh

25

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

25
26
26
26

25


×