Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Quản lý Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” tại trường Mầm non Ba Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.01 MB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồ dùng, đồ chơi (ĐDĐC) - Một cụm từ không thể thiếu đối với nhu cầu
của trẻ Mầm non. Việc sử dụng ĐDĐC góp phần rất quan trọng trong quá trình
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường Mầm non. ĐDĐC cùng với trò
chơi là nhu cầu cần thiết không thể thiếu được đối với trẻ, là phương tiện để trẻ
hoạt động vui chơi. Trẻ tới trường với hình thức “Vừa học, vừa chơi”, mà hình
thức vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi vừa người bạn, vừa là
phương tiện chủ yếu để trẻ sử dụng trong quá trình học tập của mình. Góp phần
hình thành và phát triển ngôn ngữ, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ cho trẻ.
Trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay, việc tạo ra ĐDĐC cho trẻ vui chơi
học tập là yêu cầu quan trọng và cần thiết trong các trường Mầm non.
Như vậy, việc làm phong phú đa dạng đồ chùng đồ chơi trong mỗi nhóm
lớp, để thực hiện hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ, là trách nhiệm của giáo viên
mầm non và ban giám hiệu mỗi nhà trường.
Việc làm phong phú đồ dùng đồ chơi cho trẻ có nhiều hình thức, cách
làm. Từ mua sắm đồ chơi, tự làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, từ làm
đồ dùng đồ chơi bằng nguyên liệu thiên nhiên sắn có… Mỗi hình thức đều có
hiệu quả làm phong phú đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Con người ngày nay có xu hướng trở về với thiên nhiên. Một trong những
điều kì diệu, thú vị mà thiên nhiên mang đến cho chúng ta là hoa, lá, hột hạt, vỏ
cây, sỏi đá, mo cau, vỏ trứng…Với sự khéo léo của đôi bàn tay và trí tưởng
tượng phong phú, chúng ta sẽ tạo ra nhiều ý tưởng tạo hình hấp dẫn và thú vị từ
những vật liệu thiên nhiên này. Từ những nguyên vật liệu thiên nhiên dễ kiếm,
dễ tìm, dễ làm sẽ giúp chúng ta tạo ra những đồ dùng, đồ chơi đơn giản, đẹp
mắt, phù hợp với các hoạt động giáo dục trong trường học, đặc biệt đối với lứa
tuổi Mầm non.
Trong những năm gần đây, chuyên đề làm ĐDDC từ nguyên vật liệu thiên
nhiên đã được triển khai và chỉ đạo thực hiện. Ý nghĩa của việc tạo đồ dùng đồ
chơi cũng như hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên là
một hình thức tạo nên những loại đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ. Là hình thức
đưa trẻ đến gần hơn với thiên nhiên.


Tuy vậy, nhưng thực trạng trong trường mầm non Ba Đình hiện nay, việc
giáo viên quan tâm đến tạo đồ chơi, hay hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ nguyên

1


liệu thiên nhiên là rất hạn chế. Vì vậy trong công tác chỉ đạo chuyên môn tôi đã
trăn trở về vấn đề này. Tôi suy nghĩ cần phải có giải pháp để chỉ đạo giáo viên
trong trường thực hiện tích cực việc tạo đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu thiên
nhiên, làm phong phú đồ dùng đồ chơi nhóm lớp, đồng thời khai thác ý nghĩa
của hoạt động tạo đồ dùng đồ chơi, hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ
nguyên liệu thiên nhiên trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Với lý do đó, trong năm học 2014 – 2015, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu sáng
kiến kinh nghiệm là: “ Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi từ
nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” tại trường
Mầm non Ba Đình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Từ ý nghĩa của ĐDĐC là một nhu cầu tự nhiên, không thể thiếu đối với
cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trong các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non, nó
cần cho trẻ như “thức ăn, nước uống” hàng ngày, có thể hiểu “sách giáo khoa”
của trẻ chính là ĐDĐC. Vì vậy, đối với lớp học Mầm non không thể thiếu đồ
chơi cũng như giáo viên Mầm non không thể không có đồ dùng dạy học.
Đối với trẻ mầm non “ Trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Như vậy để đạt
hiệu quả trong hoạt động vui chơi của trẻ, nhất thiết đồ dùng đồ chơi cho trẻ
phải được phong phú, đa dạng và sáng tạo. Để kích thích sự tích cực tìm tòi
khám phá của trẻ.
Làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non đã được ngành học tổ chức chuyên
đề và chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm nay.
Theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010, yêu cầu

các danh mục ĐDĐC, thiết bị dạy học tối thiểu đối chiếu với danh mục trên thì
trường Mầm non Ba Đình đang còn gặp nhiều khó khăn trong công tác mua sắm
ĐDĐC để đảm bảo yêu cầu đạt được của thông tư. Vì vậy, việc sử dụng ĐDĐC
tự tạo sẽ góp phần vào vốn đồ dùng dạy học của nhà trường cũng như giúp giáo
viên sáng tạo trong công việc của mình.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng chung
a, Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất nhà trường
Trường Mầm non xã Ba Đình đã đạt trường chuẩn quốc gia, vì vậy điều

2


kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đã cơ bản đảm bảo yêu cầu
chăm sóc giáo dục trẻ.
Mặt hạn chế về cơ sở vật chất đó là: môi trường ngoài lớp chưa có nhiều
đồ chơi cho trẻ được vui chơi vận động. Đặc biệt là việc sưu tầm các nguyên vật
liệu từ thiên nhiên cho trẻ trải nghiệm cũng như đồ dùng đồ chơi tự làm từ
nguyên liệu thiên nhiên còn hạn chế.
b, Điều kiện về giáo viên:
Đội ngũ giáo viên của trường nhiệt tình, chịu khó, có tâm huyết với nghề,
có năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm cao trong công việc và đặc biệt có
kỹ năng làm ĐDĐC sáng tạo theo yêu cầu.
Tuy nhiên điểm hạn chế của đội ngũ là: Chưa quan tâm nhiều đến tự làm
đồ dùng đồ chơi để phục vụ công tác tổ chức các hoạt động vui chơi học tập cho
trẻ. Việc giáo viên chưa chú trọng đến việc sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên
để làm phong phú đồ dùng, đồ chơi các nhóm lớp.
c, Điều kiện về phụ huynh:
Nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò ý nghĩa của việc chăm sóc
giáo dục trẻ ngày càng nâng cao. Đa số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ cho các

hoạt động và phong trào của nhà trường. Ban Chấp hành phụ huynh luôn duy trì
hoạt động tạo những điều kiện thuận lợi mỗi khi kêu gọi tham gia trong các hoạt
động ủng hộ nhà trường. Trong các gia đình có tiềm năng về các nguồn nguyên
vật liệu thiên nhiên, để sẵn sàng ủng hộ cho giáo viên làm đồ chơi từ nguyên vật
liệu thiên nhiên cho trẻ như: cây đay khô, rơm khô, cói, tre, trúc, lá khô…
Tuy vậy, bên cạnh đó còn một số chưa thật sự quan tâm phối hợp với giáo
viên thường xuyên để thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Thực trạng về vấn đề chỉ đạo và làm đồ dùng đồ chơi ở trường
Nhà trường cũng đã có trách nhiệm trong việc bổ xung đồ dùng đồ chơi
các năm học; Cơ bản đảm bảo đồ dùng đồ chơi theo quyết định 02/QĐ/BGD&ĐT.
Nhà trường cũng đã chỉ đạo cán bộ giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo để phụ vụ dạy và học trong trường.
Giáo viên cũng đã nhận thức về ý nghĩa của đồ dùng đồ chơi với việc
nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động vui chơi và nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho trẻ.

3


Những hạn chế cơ bản về vấn đề chỉ đạo và thực hiện công tác làm phòng
phú đồ dùng đồ chơi trong trường đó là:
Nhà trường chưa thật sự quan tâm đến chỉ đạo việc làm đồ dùng đồ chơi
sáng tạo; Đặc biệt là chỉ đạo giáo viên làm đồ đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ
nguyên vật liệu thiên nhiên.
Giáo viên chưa nhận thức tốt về việc tạo đồ dùng đồ chơi bằng nguyên
liệu tiên nhiên; Vì vậy, thường ít sưu tầm nguyên liệu thiên nhiên để làm đồ
dùng đồ chơi và hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên.
* Kết quả thực trạng: Từ những phân tích về thực trạng trên; Với mục tiêu chỉ
đạo giáo viên thực hiện tốt việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên
trong năm học. Tôi đã tiến hành khảo sát về nhận thức và khả năng của đội ngũ

giáo viên trong việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên; kết quả cho
thấy:
Thực tế đầu năm học cho thấy, tổng số cán bộ giáo viên 22, trong đó:
Số CBGV có ý thức tốt Số CBGV có tính sáng
sưu tầm NVLTN để
tạo và linh hoạt trong
làm ĐDĐC
việc làm ĐDĐC từ
NVLTN

Số CBGV thực hành
hiệu quả thông qua
việc sử dụng ĐDĐC từ
NVLTN vào các hoạt
động của trẻ.
Số GV
%
10/22
45.5

Số GV
%
Số GV
%
10/22
45.5
8/22
36.4
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
ĐDĐC làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên tuy đơn giản nhưng cần sự cẩn

thận, sáng tạo, nghiêm túc thực hiện thì mới tạo ra được sản phẩm đạt yêu cầu,
có tính thẩm mỹ, sử dụng đạt chất lượng lâu dài. Từ thực tế của nhà trường,
trong những năm nghiên cứu, ngoài những ĐDĐC mua, những ĐDĐC làm từ
nguyên vật liệu phế thải, sẵn có thì những ĐDĐC làm từ nguyên vật liệu thiên
nhiên cũng rất quan trọng, đạt yêu cầu về chất lượng nhất định, giúp giáo viên
tiết kiệm thời gian làm, học sinh dễ làm và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Qua việc
làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu thiên nhiên tôi đã rút ra một số giải pháp nhằm
khắc phục những hạn chế còn tồn tại như sau:
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu thiên
nhiên
4


Trong những năm học vừa qua, bậc học Mầm non nói chung cũng như
trường Mầm non Ba Đình nói riêng đã và đang thực hiện tốt phong trào làm
ĐDĐC tự tạo. Mỗi năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm
đồ chơi theo nhiều ý tưởng: ý tưởng phục vụ các chủ đề, ý tưởng về đồ chơi dân
gian, ý tưởng về đồ chơi con rối…đều đạt kết quả cao.
Trong năm học này, ngay từ đầu tháng 8 tôi đã thống nhất với Ban giám
hiệu – BCH Công đoàn – TTCM của các nhóm lớp về kế hoạch làm đồ chơi
trong năm học và triển khai kế hoạch đó trong hội nghị cán bộ giáo viên từ
tháng 8. Yêu cầu các đồng chí trong BGH, TTCM, các đồng chí giáo viên bám
sát vào kế hoạch chung của nhà trường để xây dụng kế hoạch của tổ, của cá
nhân sao cho sát thực với nhóm lớp của mình và có hiệu quả cao. Sau đó, tôi
phối kết hợp với các đồng chí trong BGH trực tiếp duyệt kế hoạch của các tổ,
của cá nhân giáo viên ngay từ đầu năm học.
Từ kế hoạch này, tôi tiếp tục phát động phong trào làm đồ chơi tự tạo từ
nguyên vật liệu thiên nhiên, tổ chức hội thi ĐDĐC làm từ nguyên vật liệu thiên
nhiên. Việc tổ chức hội thi cho toàn thể giáo viên trong trường là cơ hội để giáo
viên tiếp tục đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, nâng cao khả năng vận dụng

sáng tạo cách làm để tạo nhiều đồ chơi hấp dẫn; Đồng thời, học tập được nhiều
kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm ĐDĐC. Qua
hội thi, giáo viên có điều kiện rút kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng và phát
huy kỹ năng, khả năng làm đồ chơi của mình trước đồng nghiệp, từ đó có hướng
phấn đấu để đạt kết quả cao hơn.
Theo kế hoạch, nhà trường đã tổ chức hội thi làm đồ chơi thành hai đợt:
- Đợt 1: Tổ chức vào chiều ngày 19/8/2014. Nhằm phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Đợt 2: Tổ chức vào sáng ngày 07/3/2015. Nhằm kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ
8/3.
Khi tham gia hội thi, giáo viên phải tự thuyết minh về ý tưởng sản phẩm
của mình về nguyên liệu, cách làm, cách sử dụng, hiệu quả sử dụng…
Trong mỗi hội thi để thật sự có thêm ý nghĩa và kết quả tốt nhà trường
mời BCH phụ huynh của trường và nhóm lớp đến dự cổ vũ cho phong trào làm
đồ chơi của nhà trường. Kết hợp với nhà tường, BCH phụ huynh đã có những
phần quà nhỏ động viên các cô.

5


Sau mỗi đợt thi, nhà trường đều có tổng kết, đánh giá, động viên khen
thưởng cho giáo viên có những đồ chơi tự làm đạt hiệu quả, góp ý cho những
giáo viên chưa thực sự cố gắng trong việc tự làm ĐDĐC. Tiêu biểu trong mỗi
đợt triển lãm là các đồng chí giáo viên như cô Nguyễn Thị Thêm, cô Hoàng Thu
Huyền, cô Nguyễn Thị Thịnh, cô Mai Thị Thịnh, cô Trịnh Thị Thủy, cô
Mai Thị Quyên.
* Kết quả: Trong năm học, nhà trường đã có kế hoạch tổng thể, tổ chuyên
môn xây dựng kế hoạch, mỗi giáo viên đã xây dựng kế hoạch riêng về làm đồ
dùng đồ chơi bằng nguyên liệu thiên nhiên trong năm học. Các kế hoạch của tổ,
của giáo viên đều đặt ra các mục tiêu về làm đồ chơi phù hợp với điều kiện của

trương, nhóm lớp, năng lực giáp viên và có tính hiệu quả cao.
2. Chỉ đạo giáo viên tìm kiếm nguồn nguyên vật liêụ thiên nhiên đảm bảo
yêu cầu.
Để làm được ĐDĐC thì phải có nguyên vật liệu, đặc biệt là nguyên vật
liệu thiên nhiên. Đây là những nguồn nguyên liệu giáo viên dễ kiếm, dễ tìm, dễ
sử dụng.
Để có được nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú, tôi đã chỉ đạo
giáo viên làm công tác tuyên truyền, phối kết hợp, vận động phụ huynh cùng với
giáo viên sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu.
Để có nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên đảm bảo an toàn, dễ sử dụng.
Tôi chỉ đạo việc tìm kiếm nguyên vật liệu, giáo viên cần nhận rõ những nguyên
liệu thiên nhiên nào có thể sử dụng để làm như: các nguồn nguyên vật liệu từ
động vật (vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến…), từ thực vật ( các loại lá, quả, củ, hoa, hạt,
rơm…), từ chất vô cơ ( đất, cát, đá, sỏi…). Khi đem vào sử dụng cần đảm bảo
vệ sinh, an toàn, thẩm mỹ, phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ:
- Việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên cần đảm bảo thẩm mỹ: Màu
sắc lựa chọn phải tươi đẹp, hình dáng mang tính đặc trưng.
- Yêu cầu đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ: Các nguyên vật liệu cần được
làm vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng; cần phải tươi, không độc hại, không có
gai nhọn, không sử dụng những loại cây có nhựa độc ( như lá cây hoa anh đào,
lá vạn liên thanh, cây xương rồng..)
- Các nguyên vật liệu phải phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ: Kích
thước vừa tay trẻ, không qúa to, không quá nhỏ, khi cho trẻ chơi bằng các hột

6


hạt cô phải bao quát tốt; Kỹ thuật khi tạo sản phẩm cần đơn giản, phù hợp để khi
hướng dẫn trẻ làm cũng đạt kết quả.
Khi sử dụng nguyên vật liệu bằng thiên nhiên để làm cần chú ý tới thời

hạn sử dụng, thời hạn sử dụng ngắn hay dài tùy thuộc vào nguyên vật liệu:
- Nếu sử dụng nguyên vật liệu là hoa tươi, lá tươi thì thời hạn sử dụng
ngắn, chỉ trong vài tiếng hay trong ngày. Không nên để trẻ chơi dài ngày vì dễ
phân hủy, hôi, thối, không đảm bảo vệ sinh.
Ví dụ: Vòng hoa đeo cổ, vòng tay, vòng cổ làm từ thân lá sắn, làm con cá
bằng bèo tây…
- Nếu sử dụng các nguyên vật liệu là các loại củ, quả (khoai, cà rốt, bưởi,
dứa, củ cải trắng, quả cà…) có thể sử dụng trong vài ngày.
Ví dụ: Làm chú cún bằng múi bưởi, con thiên nga bằng củ cải trắng, con
ếch bằng quả su su, búp bê bằng cà pháo…
- Nếu sử dụng nguyên vật liệu khô như cành cây, vỏ cây, rơm khô, vỏ
trứng, vỏ hến, vỏ ốc… thì thời hạn sử dụng lâu hơn.
Ví dụ: vòng tay, vòng cổ bằng vỏ ốc biển, búp bê, ngôi nhà, con gà, con
vịt…từ rơm hay cuống cói…
Với nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên vô cùng phong phú này người giáo
viên khi tìm kiếm, tạo ra sản phẩm đòi hỏi cần có kỹ năng, biết cách bảo quản để
nâng cao thời hạn sử dụng của ĐDĐC.
* Kết quả: Qua việc chỉ đạo giáo viên tìm kiếm nguyên vật liệu, kết quả
của việc tìm kiếm là khá tốt. Giáo viên đã tự tìm kiếm cũng như tuyên truyền
vận động phụ huynh ủng hộ về nguyên vật liệu thiên nhiên. Mỗi nhóm lớp đều
sưu tầm được nhiều và đa dạng nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên như:
- Nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên để làm đồ chơi có tính hiệu quả lâu
dài, bao gồm: ống tre nưa khô, rơm khô, cây đay khô, cói lõi khô, cây bèo tây
khô… Các nguyên vật liệu này để làm ra: làn cói, chổi rơm, cây cầu bằng cây
đay, đàn tre, hoa bằng bèo tây….
- Nguồn nguyên vật liệu sử dụng trong thời gian ngắn để phục vụ hoạt
động hàng ngày như lá cây tươi, lá cây khô, các loại quả tươi, các loại quả khô,
hoa tươi, hoa khô… Các nguyên vật liệu này làm ra các sản phẩm phục vụ hoạt
động học như mô hình Thế giới động vật có chú ếch từ quả su su, con cá từ bèo
tây, con rùa từ quả bưởi, con nghé từ lá đa, con sâu từ quả cà pháo, quả cà


7


chua… Trong hoạt động ngoài trời, trẻ chơi xếp con cá từ các loại lá, chơi trò
chơi từ các hột hạt, viên sỏi…
3. Hướng dẫn cho giáo viên làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu thiên nhiên ở các
thời điểm phù hợp với các hoạt động trong những chủ đề giáo dục của trẻ.
Việc tận dụng các thời điểm phù hợp sẽ giúp cho giáo viên có nhiều thuận
lợi khi làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên. Từ yêu cầu thực tế của việc
tìm kiếm, sử dụng, bảo quản nguyên vật liệu, giáo viên có thể lựa chọn nguyên
vật liệu để làm để đạt kết quả cao qua các thời điểm. Việc tiến hành làm đồ chơi
bằng nguyên vật liệu thiên nhiên khi có nguồn nguyên vật liệu phong phú.
Ví dụ 1: Giáo viên muốn sử dụng rơm để làm đồ chơi thì giáo viên có thể
tiến hành khi mùa gặt kết thúc. Lúc đó rơm thường mới, thơm mùi gạo và đảm
bảo vệ sinh. Còn những rơm để lâu thì không nên sử dụng sẽ không đảm bảo vệ
sinh.
Ví dụ 2: Khi làm chong chóng bằng nhụy hoa sen thì giáo viên có thể tiến
hành vào thời gian của mùa hè, khi sen nở mới có nhị hoa để làm chong chóng.
Tiến hành làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên khi tiến hành chủ
đề phù hợp.
Ví dụ: Tháng 5 lớp hay tiến hành chủ đề Quê hương, đất nước, Bác Hồ
khi đó giáo viên sẽ làm chong chóng bằng nhụy hoa sen. Từ đây, giáo viên có
thể giới thiệu cho trẻ một trò chơi dân gian của dân tộc và nói về hoa sen của
mùa hè – một loài hoa tượng trưng của quê hương Bác Hồ. Nhưng cũng tiến
hành làm chong chóng sử dụng chất liệu là những bông hoa dại (hoa râm bụt,
hoa rau muống, hoa bìm bìm…) thì giáo viên có thể tiến hành trong chủ đề Thế
giới thực vật.
Tiến hành làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên trong tình huống
đột xuất, không được dự kiến trước.

Ví dụ: Khi cho trẻ đi dạo thấy có nhiều lá vàng rụng trên sân trường, giáo
viên cho trẻ nhặt cùng cô về lớp, giáo viên cùng trẻ gắn đàn cá bơi, làm các con
vật dựa vào hình thù của lá…mặc dù trong kế hoạch soạn bài không có hoạt
động này. Giáo viên có thể linh hoạt tổ chức để trẻ sử dụng làm trò chơi trong
hoạt động chơi tự do, đi dạo.
Việc giáo viên vận dụng các thời điểm để làm đồ chơi cần phù hợp với
các hoạt động của trẻ. Có thể hướng dẫn trẻ làm cùng cô tiến hành ở mọi lúc,

8


mọi nơi: đón trẻ, hoạt động học, hoạt động vui chơi (góc nghệ thuật, góc thiên
nhiên), hoạt động chiều, hoạt động dạo chơi, hoạt động chuyển tiếp giữa các
hoạt động…Tùy vào nội dung hướng dẫn, giáo viên cần lựa chọn thời điểm
thích hợp. Lưu ý không kéo dài thời gian hay cắt xén các hoạt động khác để thực
hiện, cần phù hợp với chủ đề đang thực hiện.
4. Chỉ đạo giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ làm đồ chơi bằng nguyên vật
liệu thiên nhiên cùng cô theo quy trình.
Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi là một yêu cầu trong chương trình giáo dục
Mầm non hiện nay. Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi chủ yếu là đối với trẻ
mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Chỉ đạo giáo viên dạy trẻ cùng làm ĐDĐC bằng nguyên vật liệu thiên
nhiên nhằm mục đích góp phần tạo nên những năng lực cần thiết cho trẻ như chú
ý có chủ định, quan sát, phát huy khả năng sáng tạo và rèn luyện vận động tinh
khéo léo của đôi tay… Ngoài ra, khi tham gia làm đồ chơi từ nguyên vật liệu
thiên nhiên, trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn, cũng như biết nâng niu, quý trọng
sản phẩm do mình hay bạn làm ra. Làm đồ chơi còn góp phần giao lưu tình cảm
giữa cô và học sinh. Nó thể hiện tình cảm giữa giáo viên với trẻ với nghề.
Chỉ đạo giáo viên cùng trẻ thực hiện làm ĐDĐC hướng tới mục đích giúp
trẻ được trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng đã học cũng như giáo dục các kỹ

năng sống cho trẻ. Từ việc giáo viên cùng trẻ làm ĐDĐC giúp trẻ hứng thú tham
gia hoạt động, từ đó phát huy khả năng tư duy sáng tạo thông qua hoạt động;
Dạy cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé, giúp người giáo viên có
nhiều kỹ năng và sáng tạo trong việc làm và sử dụng ĐDĐC. Đồng thời, góp
phần vào bảo vệ môi trường cho gia đình và xã hội, tiết kiệm chi phí mua đồ
dùng mới, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, đặc biệt là những trường Mầm non
thuộc vùng khó khăn.
Trước hết, chỉ đạo giáo viên học tập, nắm vững kiến thức, kỹ năng làm
ĐDĐC từ nguyên liệu thiên nhiên. Giáo viên có thể học tập qua nhiều hình thức.
Nhưng hình thức cơ bản học qua chuyên đề hè 2013 về làm đồ dùng đồ chơi từ
nguyên liệu thiên nhiên.
Để giúp giáo viên có kiến thức, kỹ năng làm ĐDĐC tốt, tôi đã tổ chức
chuyên đề tại trường cho 100% giáo viên tham gia để nắm kiến thức và được
thảo luận, chia sẻ những cách làm ĐDĐC sáng tạo.

9


Để chỉ đạo giáo viên tiến hành việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi đạt hiệu
quả, tôi đã tiến hành chỉ đạo giáo viên thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Đối với những nguyên vật liệu sẵn có ở sân trường hay gần nơi đi dạo ở
lớp thì giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị. Ở đây, giáo viên cần xác định mức
độ tham gia của trẻ, trẻ có thể chuẩn bị nguyên vật liệu cùng với giáo viên ở
công đoạn nào. Giáo viên xác định nguyên vật liệu cần dùng cho một hoạt động
hướng dẫn trẻ làm đồ chơi, để có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo nguyên vật
liệu thiên nhiên sạch sẽ, an toàn và dễ sử dụng. Cô giáo có thể cho trẻ quan sát
nguyên vật liệu trong những lần đi dạo, tham quan hay trong các chủ đề thích
hợp (Thế giới thực vật, Thế giới động vật…)
Ví dụ 1: Chuẩn bị sỏi để cho trẻ chơi “Xếp hình các con vật”. Giáo viên

hướng dẫn trẻ tìm kiếm các hòn sỏi có các hình tương tự các con vật mà mình
định làm, đem rửa sạch, cho trẻ lau khô, tạo màu (sơn màu vẽ ô tạo thân con rùa,
vẽ vẩy tạo thân con cá…). Sau khi chuẩn bị xong, giáo viên cất vào hộp để trẻ
sử dụng.
Ví dụ 2: Chuẩn bị lá chuối để gấp con mèo: Giáo viên đi cắt lá chuối đem
về rửa sạch sau đõ cho trẻ lấy khăn lau khô. Cắt bỏ phần lá úa, cắt nhỏ từng
đoạn để chuẩn bị cho hoạt động “Hướng dẫn trẻ gấp con mèo bằng lá chuối”.
Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu để làm đồ chơi giáo viên cho trẻ quan sát
màu sắc, hình dáng, tính chất. Giáo viên trò chuyện và tạo điều kiện để trẻ tiếp
xúc trực tiếp để nhận biết và nói lên suy nghĩ, ý tưởng của mình.
Ví dụ 3: Cô cho trẻ sờ vào lá chuối và hỏi: “Đây là lá cây gì? Sờ vào lá
chối con có cảm giác gì? Con hãy uốn lá chuối xem lá chuối có bị gãy không?...
Cứ như vậy trẻ được tăng cường vốn từ và học cách diễn đạt suy nghĩ của mình,
có thêm hiểu biết về nguyên vật liệu thiên nhiên đó.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
Khi tiến hành một hoạt động tổ chức hướng dẫn trẻ làm đồ chơi bằng
nguyên vật liệu thiên nhiên là một cách thức tổ chức tiến hành hoạt động tạo
hình (Hướng dẫn theo mẫu, theo đề tài, theo ý thích). Ngào ra, tôi còn khuyến
khích giáo viên lựa chọn cách thức làm đồ chơi tùy thuộc vào khả năng của trẻ.
Ví dụ: Đối với trẻ 3-4 tuổi, giáo viên tổ chức cho trẻ làm đồ chơi theo
những mẫu đơn giản như làm con nghé ọ, con sâu, thuyền buồm bằng cuống cây

10


bèo tây, con cá bằng lá cây… Đối với trẻ 4-5 tuổi làm những mẫu khó hơn một
chút: làm con trâu bằng bèo tây, con nhím bằng vỏ quả chôm chôm… Đối với
trẻ 5-6 tuổi thì dạy trẻ làm những đồ chơi có kỹ thuật hơn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ
mỉ của đôi bàn tay trẻ như làm các con vật bằng vỏ trứng gà, trứng vịt, chim cút,
làm chong chóng bằng hoa dại, hoa sen, con châu chấu bằng lá dừa…

Quy trình cơ bản khi hướng dẫn trẻ làm đồ chơi cùng cô:
* Cho trẻ quan sát mẫu;
* Cô làm mẫu;
* Hướng dẫn trẻ làm từng bước theo cô;
* Nhận xét, đánh giá của trẻ
Giáo viên cần làm tốt phần cho trẻ xem mẫu,cần có hệ thống câu hỏi mở
để kích thích trẻ quan sát và phát hiện điều mới lạ khi sử dụng nguyên vật liệu từ
thiên nhiên cũng như cách làm ra đồ chơi.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát sờ vào con trâu làm từ cây bèo tây, cô hỏi trẻ:
Đây là con gì? Nó được làm bằng gì? Thân con trâu làm bằng gì của cây bèo?...
Tùy vào từng hoạt động mà cô cho trẻ quan sát mẫu đồ chơi. Khi làm
mẫu, cô làm từng bước hoàn chỉnh, tuần tự. Làm xong bước này mới hướng dẫn
làm bước khác để trẻ ghi nhớ và làm được đồ chơi. Làm đồ chơi từ nguyên vật
liệu thiên nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nên người giáo viên phải kiên trì khi
hướng dẫn trẻ làm, động viên khuyến khích để trẻ làm hoàn thành, những trẻ
yếu giáo viên trực tiếp hướng dẫn trẻ. Tuy nhiên, không nên ép trẻ, để trẻ làm đồ
chơi quá lâu, cần chọn không gian thoáng mát để trẻ làm đồ chơi.
Bước 3: Nhận xét sản phẩm và hướng dẫn trẻ sử dụng
Khi trẻ cùng cô làm xong đồ chơi, giáo viên cho trẻ nhận xét sản phẩm,
bày tỏ cảm xúc của mình khi hoàn thành sản phẩm và hướng dẫn trẻ sử dụng.
Ví dụ: Khi trẻ làm xong con “nghé ọ” thì hướng dẫn cho trẻ chơi với
nhau, làm đầu con “nghé ọ” chuyển động. Hay khi làm xong chiếc thuyền, bè
bằng cây bèo tây, ống tre… cô có thể cho trẻ thả xuống nước xem có chuyển
động không.
Chú ý khi nhận xét sản phẩm, giáo viên trò chuyện cùng trẻ để trẻ nhận
thấy các giáng vẻ khác nhau của mỗi đồ chơi. Mặc dù đồ chơi đó cùng làm từ
một nguyên vật liệu.

11



Ví dụ 1: Làm con nghé, con trâu bằng lá đa, lá mít. Mỗi con sẽ có dáng vẻ
khác nhau vì hình dáng mỗi lá cũng khác nhau. Có lá to, lá nhỏ, lá cong, lá màu
sắc đậm, lá màu sắc nhạt, lá có cuống... vì vậy, sẽ tạo ra nhiều dáng vẻ con nghé,
con trâu khác nhau: con thì quay đầu bên phải, bên trái; con nhìn thẳng, con
bụng to, con dài, con ngắn, con to, con nhỏ… Điều này sẽ làm trẻ thích thú và
rèn luyện khả năng quan sát, phát triển tưởng tượng cho trẻ.
Ví dụ 2: dạy trẻ cùng cô tạo bức tranh con cá từ lá tươi, có lá to lá nhỏ,
khi ghép vào mỗi con cá cũng có những dáng vẻ khác nhau, con thì to, con thì
nhỏ… Khi hoàn thành bức tranh sẽ trang trí ở các mảng tường của lớp.

Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ làm tranh con cá từ lá tươi
* Kết quả: Qua việc chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC từ
nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu được các kết quả như sau:
Giáo viên nắm vững kiến thức và cách làm các loại ĐDĐC từ nguyên liệu
thiên nhiên. Có phương pháp hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC từ nguyên liệu thiên
nhiên phù hợp với mỗi độ tuổi của trẻ. Đồng thời, đáp ứng mục đích giáo dục trẻ
được trải nghiệm; Làm phong phú, đa dạng thêm ĐDĐC cho cô và trẻ trong
nhóm lớp.
Đối với trẻ, trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, phát huy khả
năng về tư duy, tưởng tượng thông qua các hoạt động trải nghiệm từ việc cùng
cô làm ĐDĐC.

12


5. Chỉ đạo tuyên truyền về hiệu quả của đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu
thiên nhiên đến phụ huynh nhằm mục đích vận động phụ huynh làm và
cho trẻ sử dụng ĐDĐC tự làm tại gia đình.
Với thực tế tình hình địa phương là vùng quê, sẵn có nhiều nguyên liệu

thiên nhiên để làm ra được nhiều các loại ĐDĐC cho trẻ. ĐDĐC từ nguyên liệu
thiên nhiên có tính an toàn; Nếu có sự sáng tạo trong cách làm thì sẽ tạo được
những đồ chơi ngộ nghĩnh, lạ mắt đối với trẻ.
Qua hoạt động làm đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên ở trường đã đạt
những hiệu quả khá tốt. Vì vậy, việc nhà trường tuyên truyền đến phụ huynh về
hiệu quả của ĐDĐC tự làm từ nguyên liệu thiên nhiên, từ đó giúp phụ huynh
hiểu được các giá trị của ĐDĐC tự làm, đồng thời vận động phụ huynh làm
ĐDĐC cho trẻ chơi tại gia đình là điều nên làm.
Trước hết để đạt được mục đích vận động phụ huynh làm ĐDĐC từ
nguyên vật liệu thiên nhiên đạt hiệu quả thì việc tuyên truyền hiệu quả của việc
sử dụng ĐDĐC từ nguyên liệu thiên nhiên là rất cần thiết.
Tôi đã chỉ đạo giáo viên khẳng định tới phụ huynh về ý nghĩa của việc sử
dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có nhất là nguyên vật liệu thiên nhiên.
ĐDDC từ nguyên liệu thiên nhiên thường gắn với những trò chơi dân gian của
Việt Nam mà chúng ta đang tìm về. Những đồ chơi, trò chơi dân gian được phục
hồi sẽ giúp trẻ có cơ hội được tiếp cận với văn hóa cổ truyền của dân tộc và có
thêm đồ chơi, trò chơi góp phần vào khả năng kinh tế còn thiếu của một số gia
đình không có điều kiện mua đồ chơi cho con.
Ví dụ: Việc sử dụng những đồ chơi làm ra từ nguyên vật liệu thiên nhiên
trong các hoạt động của trẻ ở trường sẽ bớt thời gian chuẩn bị hơn, phụ huynh
cũng có thể tự tạo ra đồ chơi để trẻ được chơi ở nhà mà không tốn thời gian,
giúp trẻ phát triển qua những trò chơi dân gian phù hợp như ném coon, chơi
chuyền, chơi ô ăn quan, chọi trâu…
Để giúp phụ huynh hiểu được hiệu quả của đồ chơi từ nguyên liệu thiên
nhiên, tôi chỉ đạo giáo viên thông qua việc mời phụ huynh các nhóm lớp dự buổi
chơi của trẻ. Khi phụ huynh dự, cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với đồ chơi
từ thiên nhiên như: lá đa, lá mít làm con trâu chơi trò “ Chọi trâu”; hạt gấc khô,
viên sỏi…chơi “Ô ăn quan”, que tre chơi chuyền. lá chuối làm con mèo, lá dừa
làm chong chóng…


13


Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “Chọi trâu”- đồ chơi từ lá mít, lá đa
( trẻ lớp 3-4 tuổi A3)

Hình ảnh trẻ đang chơi “Ô ăn quan” (từ những viên sỏi, hạt gấc, hạt na)
Với những nguyên vật liệu đơn giản, phù hợp giáo viên trò truyện cùng
với phụ huynh làm những đồ chơi phù hợp để giáo dục trẻ, tìm nguyên liệu ho
trẻ tự làm ở nhà. Từ đó, giúp phụ huynh tích cực hỗ trợ nguyên liệu cho cô làm
14


đồ chơi ở lớp, đồng thời giúp phụ huynh hứng thú trong việc sưu tầm nguyên
liệu và làm các đồ chơi từ nguyên liệu thiên nhiên, thay thế những đồ chơi mua
sẵn không an toàn ở nhà.
Ngoài việc tuyên truyền thông qua mời phụ huynh tham dự các hoạt động
tổ chức cho trẻ chơi ở lớp, tôi chỉ đạo giáo viên trưng bày ĐDĐC vào các ngày
lễ, ngày hội ở trường mầm non. Thông qua việc phụ huynh tham dự, phụ huynh
tham quan ĐDĐC trưng bày, giáo viên giải thích cho phụ huynh về cách làm, ý
nghĩa của ĐDĐC tự làm (sẽ giúp trẻ phát triển tích cực hơn, góp phần bảo vệ
môi trường, phát triển tính sáng tạo khi trẻ tham gia).
Ví dụ 1: Vào dịp Tết trung thu, tôi cùng các giáo viên của trường tạo mâm
ngũ quả bằng các con vật được làm từ các loại quả như con cún làm từ múi bưởi,
con ếch làm từ quả su su, con thiên nga làm từ củ cải trắng, con rồng đầu được
cắt tỉa từ quả dưa hấu, thân được kết từ những quả dứa gai… trông mâm ngũ quả
rất đẹp mắt, phụ huynh rất phấn khởi, giúp trẻ hứng thú.

Hình ảnh mâm ngũ quả ngày tết trung thu được làm từ các loại quả.
Ví dụ 2: Trong hội thi “Bé khỏe – bé khéo tay” cấp trường năm học này

cũng là cơ hội để giáo viên sáng tạo ra đồ chơi hướng dẫn trẻ làm qua phần thi
Chung sức, từ đó giúp giáo viên tuyên truyền sâu hơn với phụ huynh về vai trò
của đồ dùng đồ chơi tự làm, nhằm góp phần giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

15


Hình ảnh tạo hình Thế giới động vật của đội thi nhóm lớp A4
(con cá bèo tây, con rùa quả bưởi, con ếch quả su su, con sâu quả cà chua)
Ví dụ 3: Trong ngày trưng bày ĐDĐC lần 2 (vào ngày 8/3), có một số
hình ảnh đồ chơi rất dặc trưng , dễ làm, dễ sử dụng của giáo viên.

Hình ảnh lọ lục bình làm từ cói, cọng rơm, hoa bèo tây khô nhuộm màu,
cây cầu làm từ cây đay khô.

16


Hình ảnh những chú lợ con từ vỏ trứng, củ khoai; búp bê, con sâu từ quả cà.

Hình ảnh quang gánh từ gáo dừa
Lọ hoa cắt tỉa từ củ cà rốt, củ cải trắng
Khi giáo viên cũng như học sinh và phụ huynh cùng đồng tình trong việc
làm ĐDĐC chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm đó. Đồng thời,
phải có cách bảo quản tốt, nếu có hư hỏng cần bổ sung để đạt yêu cầu trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường cũng như ở trong gia đình và ngoài xã hội.
IV. Kiểm nghiệm
Tuy trong thời gian nghiên cứu còn ngắn, kinh nghiệm còn ít. Song với sự
nỗ lực của bản thân cùng với tập thể cán bộ giáo viên trong trường đã phấn đấu
đạt được những kết quả nhất định:

1. Về phía nhà trường
Nhà trường đã tổ chức thành công hai lần triển lãm ĐDĐC từ nguyên vật
liệu thiên nhiên giúp tìm thấy sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của giáo
viên.
Các lớp đã làm phong phú thêm số lượng đồ chơi cũng như chất lượng sử
dụng hiệu quả, đạt đủ những đồ chơi tối thiểu theo danh mục đồ chơi của thông
tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010.

17


2. Về phía giáo viên
Tất cả cán bộ giáo viên cũng như bản thân tôi đã nẵm vững hơn về kiến
thức, kỹ năng, cách làm ĐDĐC từ nguyên liệu thiên nhiên. Giáo viên biết tận
dụng những ngày nghỉ, những thời gian vui chơi của trẻ, những khi rảnh rỗi…
cùng với trẻ làm thêm đồ chơi. Giáo viên đã tích cực sưu tầm, vận động phụ
huynh cùng sưu tầm và làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có, phong phú
của địa phương.
Giáo viên hướng dẫn trẻ thường xuyên làm ĐDĐC qua các hoạt động vui
chơi, trải nghiệm ở trường. Đồng thời, giáo viên đã biết cách sử dụng cũng như
có ý thức bảo quản đồ chơi khoa học, phân loại, phân nhóm rõ ràng để dễ sử
dụng phù hợp với các hoạt động.
3. Về phía trẻ
Trẻ có đủ ĐDĐC để hoạt động vui chơi cũng như học tập. Trẻ hứng thú
tham gia vào các hoạt động học cũng như vui chơi. Trẻ có ý thức bảo vệ môi
trường hơn; trân trọng, yêu quý, có ý thức cùng bạn giữ gìn ĐDĐC trong lớp
cũng như trong trường.
Khi trẻ được tham gia cùng cô làm đồ chơi, trẻ rất tích cực trong quá trình
làm cùng cô và bạn. Trẻ tự tạo được nhiều đồ chơi đơn giản mà có ý nghĩa tại
lớp học cũng như ở nhà.

4. Về phía phụ huynh
Phụ huynh đã đóng góp nhiều nguyên vật liệu cũng như ý tưởng để làm
ĐDĐC cùng với nhà trường và giáo viên, phụ huynh đã quan tâm và hiểu rõ hơn
về tầm quan trọng của việc làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên. Nhiều
phụ huynh đã tích cực sưu tầm và làm ĐDĐC cho trẻ chơi ở nhà.
* Kết quả khảo sát cuối năm cho thấy:
Kết quả

Kết quả
đầu năm
Kết quả

Số CBGV có ý
thức tốt sưu tầm
NVLTN để làm
ĐDĐC
Số GV
10/22

%
45.5

Số CBGV có tính
sáng tạo và linh
hoạt trong việc
làm ĐDĐC từ
NVLTN
Số GV
%
8/22

36.4

20/22

90.9

15/22

68.1

Số CBGV thực hành
hiệu quả thông qua
việc sử dụng ĐDĐC
từ NVLTN vào các
hoạt động của trẻ.
Số GV
%
10/22
45.5
18/22

81.8
18


sau nghiên
cứu
Kết quả
tăng so với
ban đầu


10

45.4

7

31.7

8

36.3

Đánh giá lại kết quả sau nghiên cứu so với kiểm nghiệm đầu năm, kết quả
đạt được là khá cao.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
Đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo từ nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên rất
dồi dào và vô cùng phong phú. Đã giúp cho người giáo viên có những thành quả
nhất định trong công việc của mình. Qua đề tài nghiên cứu tôi đã rút ra một số
bài học kinh nghiệm cho cán bộ giáo viên nói chung trong trường cũng như bản
thân tôi nói riêng.
1. Bài học kinh nghiệm
Nhà trường cũng như bản thân tôi phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ
chơi một cách cụ thể, chi tiết, giao chỉ tiêu tới từng giáo viên. Thường xuyên
đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả của giáo viên. Có động viên khen thưởng kịp
thời.
Khi chỉ đạo hướng dẫn giáo viên làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên
nhiên, cần phải chịu khó nghiên cứu, học hỏi, làm một số ĐDĐC mẫu để phổ
biến cho giáo viên, chỉ đạo giáo viên biết phối kết hợp chặt chẽ, làm tốt công tác
tuyên truyền với phụ huynh để tạo nguồn nguyên vật liệu. Xây dựng được ý

thức tìm kiếm, chuẩn bị tốt các nguyên vật liệu để sẵn sàng làm đồ chơi mọi lúc
mọi nơi khi có thời gian và nhu cầu.
Khi làm được đồ chơi giáo viên sẽ rút ra những kinh nghiệm bổ ích từ
những quy trình làm đồ chơi, tạo ra những đồ chơi đẹp, an toàn và phù hợp với
trẻ.
Phát động phong trào làm ĐDĐC tự tạo phục vụ vui chơi và học tập cho
trẻ và tổ chức tốt hội thi làm đồ chơi ở nhóm lớp và cấp trường.
Chỉ đạo giáo viên sử dụng có hiệu quả nguồn đồ chơi đã làm được, đồng
thời biết cách bảo quản. Từ đó, giáo viên sẽ là người cung cấp kiến thức tốt tới
cho trẻ, hướng dẫn được trẻ làm đồ chơi cùng cô và sử dụng những đồ chơi đó
theo nhiều cách chơi. Một đồ chơi có thể có nhiều cách chơi giúp trẻ được trải
19


nghiệm, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình sử dụng. Trên cơ sở sử dụng đồ chơi
sẽ tạo cho trẻ học tập, tiếp thu kiến thức, kỹ năng đầy đủ nhưng nhẹ nhàng, dễ
hiểu, lôi cuốn trẻ vào quá trình chơi cũng như hoạt động học.
Với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội, của khoa học kỹ thuật thì
đồ chơi cũng là một nhu cầu phát triển không thể thiếu của con người. Khi được
tiếp cận với những ĐDĐC hiện đại thì trí tuệ của con người cũng được nâng
cao. Song tôi nghĩ rằng, với những ĐDĐC tự tạo hấp dẫn được làm từ những
nguồn nguyên vật liệu phế thải, sẵn có của địa phương, đặc biệt là nguyên vật
liệu thiên nhiên sẽ giúp cho người giáo viên Mầm non tạo đồ chơi mang phong
cách riêng, tình cảm riêng, tính sáng tạo cũng như ý tưởng riêng, đem tới cho
trẻ, cho phụ huynh, cho xã hội những đặc thù riêng của ngành học Mầm non. Từ
những đồ chơi này, sẽ giúp trẻ tự tin trong học tập, phát huy khả năng của trẻ,
trẻ tiếp cận học tập, vui chơi một cách hứng thú. Giúp trẻ phát triển một cách
toàn diện trong những năm đầu đời.
2. Ý kiến đề xuất
Đề nghị phòng giáo dục, hàng năm tổ chức hội thi làm ĐDĐC cho các

trường tham gia, trao đổi kinh nghiệm về làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật
liệu sẵn có, đặc biệt là nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết, không sao chép, coppy.
Người làm sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Kim Huệ

20



×