Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

skkn bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.37 KB, 54 trang )

UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC SAO ĐỎ 2

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VIẾT VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 4

BỘ MÔN : TIẾNG VIỆT

LỚP : 4

Năm học 2014 - 2015
1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến :

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VIẾT VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 4

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Môn Tiếng Việt Lớp 4
3. Tác giả :
Họ và tên:
Ngày tháng/năm sinh:
Trình độ chuyên môn :
Chức vụ, đơn vị công tác:
Điện thoại:
4. Đồng tác giả

Ngô Thúy Hương



( Nữ)

17/12/1969
Cử nhân Văn - Nhạc
Giáo viên Trường Tiểu học Sao Đỏ 2
01667989868
(Không )

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Ngô Thúy Hương . Trường Tiểu học Sao Đỏ 2 - thị xã Chí Linh
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tiểu học Sao Đỏ 2
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên có trình độ năng lực sư phạm đạt chuẩn, có khả năng dạy tốt
môn Tiếng Việt, nhiệt huyết, yêu nghề, đam mê công việc
- HS : Đối tượng lớp 4 có năng lực học đạt từ trung bình trở lên.
- Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên được mạnh dạn, năng nổ và nghiên cứu,
thực nghiệm.
- Phụ huynh hs hỗ trợ về cơ sở vật chất và quan tâm tới con em..
- Lớp học được trang bị về cơ sở vật chất như kết nối mạng Intenet ,máy chiếu
đa năng…
Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Để thực hiện được sáng kiến này tôi đã trăn trở nghiên cứu trong nhiều
năm dạy học. Năm 2014-2015 tôi nghiên cứu kĩ hơn về việc “Bồi dưỡng năng
lực viết văn cho học sinh”. Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế: từ
đầu tháng 9 Năm 2014. Thử nghiệm tháng 1 và tháng 2 năm 2015
TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ học tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Ngô Thúy Hương
2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến :
Môn tiếng Việt là chìa khóa mở ra cho con người mọi lĩnh vực của cuộc
sống. Cùng với sự phát triển khách quan.môn tiếng Việt đáp ứng mục tiêu giáo
dục: “Đào tạo con người mới phát triển toàn diện”. Đây là môn công cụ bởi nếu
không có âm thanh, chữ viết thì không có giao tiếp, trao đổi, học tập và như vậy
cuộc sống sẽ rất buồn tẻ. Xuất phát từ mục tiêu của môn học, từ mục đích của
việc bồi dưỡng năng lực học tốt Tiếng Việt là phát triển năng lực viết văn cho
học sinh là hướng cho các em đến với giao tiếp lịch sự và văn minh, bồi dưỡng
tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, con người với thiên nhiên
...hướng tới cái đẹp trong cuộc sống, phát triển hứng thú say mê học tập và giúp
các em học tốt các môn học khác. Đó cũng là lí do thôi thúc tôi nghiên cứu và
viết sáng kiến : Bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 4
Trong nhiều năm giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 4-5, tôi luôn trăn trở để
nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là cải thiện kết quả học tập phân môn
Tập làm văn của học sinh cũng như giúp các em biết cách quan sát và cảm nhận
về cuộc sống xung quanh….
Nhằm góp một phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thứ
của cải vô cùng quý giá mà ông cha đã để lại - là một giáo viên tôi nhận rõ vai
trò và nhiệm vụ của bản thân trong việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh tiểu
học. Nhằm giúp các em học sinh lớp 4 học tốt môn Tiếng Việt, giúp các giáo
viên có thể dạy tốt hơn môn Tiếng Việt trong các tiết học buổi thứ hai. Tôi đã
nghiên cứu “ Sáng kiến: Bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh lớp 4 ”.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc giúp học sinh say mê học Tiếng Việt,

nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt tự tin trong giao tiếp và linh hoạt
trong cuộc sống ...
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện được sáng kiến này cần có sự quan tâm động viên, tạo điều
kiện, giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp trong nhà trường và hội cha
mẹ học sinh trong suốt năm học như về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc,
3


các phương tiện dạy học khác…như tranh ảnh , vật thật, bài photo, bảng phụ...
và nhiều vấn đề khác
Giáo viên giảng dạy cần bám sát theo chương trình chỉ đạo của Bộ Giáo
dục và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng đặc biệt theo đúng hướng dẫn của thông
tư 30: Dạy học không gây áp lực cho học sinh, luôn tạo điều kiện để học sinh
phát huy năng lực vốn có và giúp đỡ các học sinh còn yếu kém vươn lên. Tôi đã
tìm hiểu tâm sinh lí của học sinh lớp 4, đồng thời phân loại rõ dạng bài trong
quá trình giảng dạy theo từng mạch kiến thức, kĩ năng để tìm ra các điểm thú vị
qua từng dạng bài tập, chỉ ra phạm vi kiến thức cần nắm và kĩ năng cần bồi
dưỡng học sinh có giải pháp giúp học sinh có thể vận dụng, ghi nhớ để học tốt
phân môn tập làm văn cũng như các phân môn học khác, làm cho giờ học linh
hoạt nhẹ nhàng, hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh,
góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh lớp 4 có kiến thức
Tiếng Việt , biết cách làm bài văn và có thể học tập tốt môn Tiếng Việt ở lớp 5
và các cấp học trên...
3. Nội dung sáng kiến :
Tôi đã tìm hiểu phương pháp giảng dạy cho phân môn: Tập làm văn... và
phân loại bài tập thành nhiều dạng bài khác nhau. Tôi nghiên cứu những kĩ năng
cơ bản cần rèn cho học sinh lớp 4 khi viết văn. Ngoài ra tôi còn có các chú ý
mở rộng cho các trường hợp khác, có phân tích và tổng quát để các em có thể
vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức đã học. Trong quá trình nghiên cứu và

viết, tôi ghi lại những cách những lỗi học sinh hay mắc trong các bài văn, câu văn,
đoạn văn của các em, tôi lưu lại các bài văn của học sinh cũng như những câu
văn, đoạn văn tiêu biểu để giúp các em tìm ra ưu điểm và những lỗi còn chưa hay
chưa đúng, tôi hướng dẫn học sinh còn mắc lỗi biết cách tự sửa hoặc có thể nhờ
bạn phân tích và sửa giùm và rút kinh nghiệm với học sinh để các em mau tiến
bộ.
Tôi đã sử dụng nhiều biện pháp gây hứng thú học tập, biện pháp quan sát
các sự vật hàng ngày, biện pháp luyện tập theo mẫu, biện pháp xây dựng vốn từ

4


cho bài văn… biện pháp trải nghiệm đồng thời kết hợp tiến hành soạn giảng và
thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của những biện pháp đó.
4. Khẳng định giá trị , kết quả đạt được của sáng kiến
Tôi thấy những biện pháp này đã có nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh,
có hiệu quả tốt, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất
lượng giáo dục, có tác dụng lớn vào việc rèn luyện bồi dưỡng năng lực viết văn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 4, cung cấp hiểu biết về cuộc sống
góp phần trong việc phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét
đánh giá của các em tạo cho học sinh cảm hứng, tình yêu thiên nhiên đất nước
con người và môn học.
Đó là những thành công mà tôi mang lại cho các em trong quá trình giảng
dạy. Tuy chưa phải là những gì lớn lao nhưng tôi tin rằng những việc làm của tôi
đã góp phần cho sự nghiệp trồng người, cho tâm hồn trẻ thơ thêm phong phú,
giúp cho các em có khả năng cảm nhận văn học một cách tinh tế hơn, sâu sắc
hơn định hướng cho sự phát triển vững chắc trên con đường đi tới tương lai của
các em.......
5. Đề xuất, kiến nghị để thực hiện, áp dụng và mở rộng sáng kiến
Tôi hi vọng sáng kiến sẽ giúp cho các thầy cô giáo đang giảng dạy cùng
tôi tháo gỡ được khó khăn khi dạy Tiếng Việt - Tập làm văn , giúp cho những

học trò còn ngại học Văn - Tiếng Việt sẽ thích thú và say mê hơn với các bài
giảng của thầy cô, phát triển thêm những “Mầm non Văn học’ của quê hương .
Tôi mong muốn sáng kiến được nhiều đồng nghiệp đón nhận để áp dụng
và mở rộng vào thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 4 cho học sinh, góp
phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra phù hợp với sự phát triển của đất
nước trong thời kì đổi mới.

5


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kién:
Môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong trường Tiểu học, nó góp phần
lớn vào việc phát triển nhân cách và giáo dục đạo đức cho học sinh. Nó cung cấp
vào việc bổ sung kiến thức cuộc sống, văn học, ngôn ngữ cho học sinh. Học
Tiếng Việt là các em được học tiếng mẹ đẻ, tiếng nói được dùng trong giao tiếp
chính thức của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được rèn đủ các kĩ năng: nghe,
đọc, nói, viết. Chính vì vậy ở Tiểu học rất coi trọng việc dạy Tiếng Việt và dành
cho nó vị trí ưu tiên xứng đáng ta nhận thấy điều này qua tỷ lệ các giờ dạy Tiếng
Việt trong chương trình tiểu học. Như vậy Tiếng Việt trong trưòng tiểu học là
môn học trung tâm, có vị trí lớn trong việc giúp học sinh sử dụng Tiếng Việt
như một công cụ giao tiếp trong cuộc sống và xã hội.
Thực tế cho thấy Tập làm văn là phân môn khó trong các môn học ở tiểu
học. Tập làm văn là thước đo chuẩn mực đối với học sinh nhằm đánh giá kết quả
tiếp thu và vận dụng tiếng mẹ đẻ Tiếng Việt. Tập làm văn là môn học thể hiện
tính tổng hợp của vốn từ ngữ, cách hiểu, nói viết của học sinh tiểu học. Ngôn
ngữ tiếng Việt lại rất phong phú và đa nghĩa, vì thế để trở thành một học sinh có
năng lực học tập tốt môn Tiếng Việt là một vấn đề không đơn giản đối với học
sinh Tiểu học, bởi vốn hiểu biết của các em còn quá ít ỏi nếu thầy cô giáo hoặc
cha mẹ các em không thường xuyên quan tâm tới việc bồi dưỡng năng lực học

Tiếng Việt cho các em thì việc học Tiếng Việt của các em chỉ dừng lại ở mức độ
biết đọc và biết viết. Chắc chắn những điều tinh tế trong tiếng Việt - những cái
hay, cái đẹp trong tiếng Việt, còn nhiều tiềm ẩn, các em chưa cảm thụ một cách
sâu sắc, nên việc sử dụng tiếng Việt trong khi nói và viết chắc hẳn sẽ còn hạn
chế. Chính vì vậy bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh Tiểu học là vấn đề
quan trọng đang được xã hội quan tâm. Bởi cấp Tiểu học là nền tảng giúp các
em có được kiến thức cơ bản ban đầu về Tiếng Việt để học tốt lên các cấp trên
góp phần phát triển con người toàn diện.
Đánh giá cao vai trò của môn học vì vậy nhà trường đã lựa chọn, phân công
chuyên môn một cách hợp lí nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Năm
học 2014-2015 tôi dược nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Tiếng Việt ở
6


một số lớp khối 4 cùng với việc thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét theo
thông tư 30. Tôi nhận thấy cũng là điều kiện thuận lợi để tôi phát huy năng lực
sở trường và có điều kiện giúp các em học sinh học tốt môn Tiếng Việt cũng
như tập trung vào nghiên cứu thực nghiệm sáng kiến: bồi dưỡng năng lực viết
văn cho học sinh lớp 4...
2. Cơ sở lí luận của vấn đề :
Giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông. Thành quả giáo dục
tiểu học có tác dụng cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi
người. Những đức tính trung thực, cẩn thận, lễ phép, hiếu thảo và những kĩ năng
cơ bản nghe, nói, đọc ,viết,…nếu không được hình thành vững chắc ở tiểu học
thì khó có cơ hội hình thành và phát triển ở những cấp học cao hơn.
Giáo dục tiểu học trước hết phải làm cho học sinh thích đi học, thích đến
trường, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo, yêu quý bạn bè và cảm thấy “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui - Đi học là hạnh phúc”.
Để Tiếng Việt ngày càng say mê và hấp dẫn các em học sinh tiểu học thì
giáo viên tiểu học trước hết phải say mê và yêu thích môn Tiếng Việt, lôi cuốn

học sinh vào bài giảng của mình. Nắm rõ mục tiêu và chương trình cấp học,
không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực học tập cho học sinh.Rèn kĩ
năng viết văn, trau dồi kiến thức Tiếng Việt cho học sinh là việc làm cần thiết và
là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo.
Từ các cơ sở lí luận trên, nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập của học
sinh. Đáp ứng được đổi mới phương pháp: “ Dạy học lấy học sinh làm trung
tâm”. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 4 và bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng
Việt. tôi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này nhằm góp phần: Bồi dưỡng năng
lực viết văn cho học sinh lớp 4 ”.
Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh giúp học sinh có thể học
tốt môn Tiếng Việt. Tôi đã tiến hành thực hiện điều tra thực trạng
3. Thực trạng của vấn để:
3.1 Cơ sở thực tiễn
Nhiệm vụ trọng tâm của môn Tiếng Việt là cung cấp kiến thức và bồi
dưỡng năng lực sử dụng Tiếng Việt thành thạo. Đó chính là điều kiện cơ bản,
7


bắt đầu để các em tiếp cận với tri thức của các bộ môn khác. Mỗi phân môn
ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của phân môn đó còn có nhiệm vụ chung của
môn Tiếng Việt. Nếu phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ, bồi
dưỡng năng lực dùng từ, đặt câu thì phân môn Tập đọc cung cấp các kiến thức
văn học, kiến thức đời sống về con người, thiên nhiên. Các bài tập đọc cũng
chính là những bài văn thuộc các thể loại khác nhau. Tập làm văn là phân môn
tổng hợp tri thức các phân môn đó. Mỗi một bài văn của các em là một quá trình
tích luỹ các kiến thức đã học từ các phân môn khác. Nếu chỉ dạy với yêu cầu,
mục đích của một tiết dạy tập đọc theo chương trình thì không thể hướng dẫn
học sinh nắm bắt và hiểu hết giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của văn bản
nghệ thuật trong phân môn Tập đọc. Do đó sẽ khó giúp các em cảm thụ hết cái
hay, cái đẹp của bài tập đọc bởi một bài tập đọc chính là một văn bản nghệ

thuật. Như thế sẽ không giúp các em nắm được bố cục, trình tự của bài tập đọc
để các em học hỏi và vận dụng khi làm bài Tập làm văn.
Với học sinh tiểu học, hiểu biết của các em còn hạn chế, sự tưởng tượng
của các em chưa phong phú. Có những cảnh các em chưa được biết đến, có
những người các em chưa được tiếp xúc, có những con vật, cây cối, đồ vật các
em chưa được nhìn thấy. Vậy nên việc bồi dưỡng học sinh tiểu học trở thành
học sinh có khả năng học tốt tiếng Việt là một việc làm hết sức cần thiết mang
tính lâu dài. Đây quả là một vấn đề mà những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn
Tiếng Việt luôn quan tâm trăn trở.
3.2 Những việc cần làm :
- Điều tra thực trạng viết văn của học sinh và phân tích nguyên nhân dẫn
đến thực trạng đó.
- Thống kê những phần học sinh hay mắc phải.
- Đưa ra biện pháp khắc phục những tồn tại hay cách giải quyết phần kiến
thức học sinh hay mắc đó.
3.3. Phỏng vấn + điều tra thực trạng
8


+ Trao đổi qua đồng nghiệp.
- Qua trao đổi đồng nghiệp, Các đồng nghiệp của tôi cũng thấy ngại dạy
Tiếng Việt hơn dạy môn Toán và các môn học khác vì mất nhiều thời gian và
học sinh thì không chăm học môn này.
- Trên thực tế tôi nhận thấy việc dạy và học phân môn tập làm văn hiện
nay còn có nhiều bất cập. Về phía người dạy đây là một phân môn khó, đòi hỏi
học sinh phải tổng hợp được kiến thức của các môn học, phải thể hiện được rung
cảm cá nhân, phải biết điến đạt tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng. Trong quá
trình giảng dạy có hai vấn đề thường xảy ra:
- Hướng dẫn chung để học sinh tự mày mò
- Cho hs dùng văn mẫu sao chép

+ Phỏng vấn học sinh:
- Các em nói: Chúng em thích học môn Toán thích hơn vì Toán có công
thức có dạng bài lại dược tham gia thi toán mạng mà Tiếng Việt thì chẳng có
công thức, lại rất khó phân biệt dạng bài, mất nhiều thời gian, viết được một bài
văn hay để được cô khen là một điều rất khó..
- Chúng em không biết viết câu có hình ảnh, không biết dùng từ miêu tả
để thích hợp với đối tượng khi làm văn
- Khi quan sát, tìm ý em thấy sắp xếp các ý khi lập dàn ý thật là khó nên
miêu tả còn lộn xộn.
- Các bài viết của chúng em hầu như không có cảm xúc, chỉ là bắt buộc và
dựa vào văn mẫu.
3.4. Bài tập điều tra thực trạng.
Sau khi nhận lớp tôi đã cho các em học sinh của 2 lớp cùng khối 4 làm
một bài khảo sát môn Tập làm văn
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn tả về một mùa trong năm mà em yêu
thích nhất.
Và thu được kết quả khảo sát đầu năm như sau :
Điểm 9->10
Điểm 7->8
Điểm 5->6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4C

32
7
21,9
12
37,5
11
34,3
2
6,3
4D
30
6
20
14
46,6
8
26,7
2
6,7
- Sau khi khảo sát tôi thống kê các lỗi học sinh hay mắc , và nhận thấy kĩ

Lớp

Sĩ số

năng viết câu, sử dụng từ ngữ của các em còn rất hạn chế. Đặc biệt là lỗi chính
9


tả, lỗi sử dụng câu từ còn nhiều. Bài văn chủ yếu là kể lan man chú chưa biết tả,

chưa nắm được đặc điểm của cái mùa em đạng chọn tả đó..
3.5. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
- Do vốn từ ngữ, vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh về thiên nhiên, con
người còn ít, kiến thức thực tế còn quá ít ỏi. Do tình hình xã hội giai đoạn hiện
nay con người chủ yếu chú tới toán học, tới công thức tính toán ...mà không để ý
đến văn học
- Do các em chưa thích học tiếng Việt, do thiếu sự quan tâm của gia đình cũng
như thầy cô chưa thực sự sát sao về môn học này mà chỉ chú trọng về môn Toán.
- Do một số ít giáo viên dạy Văn khi chấm bài còn không sửa lỗi , ngại
nhận xét các lỗi cho học sinh khiến cho các em không biết mình mắc lỗi gì để
khắc phục, để lần sau sẽ tiến bộ. Thực tế có những đoạn văn học sinh viết dài
mà không có dấu chấm, dấu phẩy nhưng giáo viên vẫn bỏ sót lỗi.
- Một nguyên nhân là việc trên thị trường tràn ngập các bài văn mẫu. Học
sinh không cần phải học, suy nghĩ mà cứ thuộc bài văn mẫu làm bài theo đề bài
sách giáo khoa mà không hề biết bài văn đó có điểm gì đáng học tập, có gì cần
rút kinh nghiệm… Tuy nhiên lỗi không phải ở các bài văn mẫu, mà vấn đề là sử
dụng các bài mẫu đó như thế nào.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là ý thức học văn của học sinh chưa tốt.
Nhiều em lười học môn văn, khi viết bài thì không đầu tư thời gian. Các em viết
theo kiểu chống đối. Khi viết không cần nháp cũng không cần lập dàn bài, chính
tả muốn sai thế nào cũng được ,không chú ý dùng từ lựa chọn từ ngữ . phần lớn
học sinh thiếu kiên nhẫn luyện viết.
Vì vậy trong học tập việc diễn đạt của các em gặp nhiều khó khăn kể cả
ngôn ngữ nói và viết... Câu văn còn nghèo hình ảnh, chủ yếu diễn đạt theo một
số mẫu câu đơn giản.
- Không biết gắn sự vật vào quang cảnh xung quanh. Không biết sắp xếp
các ý theo trình tự, không biết lựa chọn hình ảnh, từ ngữ để miêu tả
VD : Trong bài Ôn tập về câu ở một tiết Tiếng Việt tăng, tôi yêu cầu học
sinh viết 3 câu văn theo mẫu câu kể Ai là gì ? Ai thế nào ? Ai làm gì ? tất cả học
10



sinh của tôi đều viết đúng nhưng thật buồn gần như các học sinh của tôi viết câu
văn chỉ vẻn vẹn có vài chữ sau :
VD :
- Bố em là công nhân.
- Con mèo nhà em rất đẹp.
- Em đang học bài.
Xét về cấu tạo ngữ pháp và yêu cầu của đề bài học sinh của tôi đã làm
đúng nhưng tất cả các em đều viết như vậy thì chưa có câu văn còn đơn điệu,
chưa hay. Học sinh không biết phát triển các câu văn thành câu có hình ảnh, sử
dụng từ ngữ cho hay hơn... học sinh có trong tay rất nhiều văn mẫu nhưng
không biết cáh khai thác, sử dụng văn mẫu cho hiệu quả, chỉ biết sao chép mà
thôi.
Đây là những nguyên nhân chính, khiến học sinh dễ chán nản, khi học
Tiếng Việt nói chung. Và một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là
việc dạy Tiếng Việt của một số giáo viên chưa thật sự gây hứng thú cho học
sinh, các thầy cô còn ngại ngần phải học hỏi phương pháp, nghiên cứu bài dạy,
đánh giá, nhận xét và chữa bài cho học sinh.
3.6. Thống kê những lỗi học sinh hay mắc khi học Tiếng Việt
- Ngại tập đọc, tra cứu từ điển, nghiên cứu bài cũ và bài mới.
- Đọc bài chưa chú ý tới các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
Khi trả lời câu hỏi tập đọc, lười suy nghĩ nên học sinh còn đọc nguyên nội dung
sách giáo khoa, không trả lời theo sự hiểu biết của bản thân.
- Khi phân tích một số bài mẫu còn làm lấy lệ không chịu đọc hiểu và
cảm nhận cái đẹp cái đặc sắc của bài văn chưa biết tác giả bài văn miêu tả theo
trình tự nào. Không cần biết phải học tập ở bài văn đó điều gì…
- Chữ viết xấu, không đảm bảo tốc độ, còn sai chính tả, trình bày không rõ ràng.
- Diễn đạt tối nghĩa, câu văn đơn điệu (Lỗi này gặp nhiều).
- Còn kể lể nhiều hơn miêu tả khi viết văn miêu tả. chưa biết sử dụng các

biện pháp nghệ thuật để miêu tả hay bộc lộ tình cảm khi viết..

11


- Lời xưng hô trong bài văn chưa thống nhất (lúc xưng là em, lúc lại xung
là tôi…).
- Khi miêu tả còn có những chi tiết phi thực tế , thiếu sự quan sát như tả
cây bàng trong mùa đông : "Lá xanh um, tán lá dày như chiếc ô khổng lồ cho
chúng em vui chơi… " Qua đó có thể thấy, khi làm bài học sinh không nắm hề
nắm được đặc điểm của đối tượng mình đang tả và đã viết không chân thực.
Vì vậy có thể nói tập làm văn là chu trình thể hiện từ hiểu, nói và viết đúng ngôn
ngữ , người ta có câu : "Văn là người" Vì thế để học tốt phân môn Tập làm văn
học sinh cần phải rèn luyện cho mình một số kĩ năng cơ bản như một hành trang
mang theo trong suốt quá trình học tập.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện cụ thể :
4.1. Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc cho học sinh khi làm quen với thơ văn
- Đối với học sinh Tiểu học ngay từ khi bước chân tới trường, được tiếp
xúc với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa Tiếng Việt, nhiều em
đã muốn đọc to lên một cách thích thú.
"Em yêu mùa hè
Có hoa sim tím
Mọc trên đồi quê
Thong thả dắt trâu
Dưới chiều nắng xế
Em hái sim ăn
Trời sao ngọt thế !
- Đó chính là những cảm xúc ban đầu của mỗi học sinh cần giữ gìn và nuôi
dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ tới mức say mê. Trong thơ văn hay chữ
nghĩa, ngoài cái gọi chung là ngôn ngữ giao tiếp, còn có vốn sống của cuộc đời

nghìn năm bồi đắp lại. Nếu không muốn làm quen, làm thân với văn thơ thì không
nghe được tiếng lòng chân thật của nó. Cái khó của thực tế là không phải học sinh
nào cũng muốn học tiếng Việt nhưng điều hấp dẫn và nuôi lớn các em đó chính là
ở sự yêu quý cô giáo và say mê trước bài giảng hấp dẫn của cô. Dựa vào đặc điểm
tâm lí đó tôi đã hướng dẫn các em: Muốn làm quen, làm thân với thơ văn chính
12


chúng ta cũng phải có tình cảm chân thật, có lòng thiết tha yêu mến văn thơ, và đặc
biệt là phải có tình yêu cuộc sống xung quanh chúng ta.
Tôi đã giúp học sinh có sự thích thú và hào hứng khi tiếp xúc với thơ văn
bằng quan sát, lắng nghe, và cảm nhận để tìm hiểu nét đẹp của thiên nhiên và
cuộc sống. Để học sinh yêu thích môn học mình dạy
4.2. Mở rộng vốn sống, vốn từ vốn hiểu biết cho học sinh
a. Mở rộng vốn sống.
Để giúp các em có "mở rộng vốn sống” của mình. Trước hết chúng ta
phải hướng dẫn các em tích luỹ bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân
qua hoạt động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống.
Tôi cho học sinh làm quen bắt đầu từ bài thơ : Buổi sáng nhà em - Trần
Đăng Khoa .
Ông trời nổi lửa đồng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thầy gà trống huyên thiên một hồi.....
(1967)
Qua bài thơ Buổi sáng nhà em. Giúp các em thấy được sự quan sát cảnh

vật, con người, sự vật diễn ra quanh em rất như quen thuộc trong cuộc sống đã
được tác giả viết lên thành thơ với những cách miêu tả chân thực mà gần gũi
biết chừng nào. Ở đây phải nói đến sự quan sát thật tinh tế và chi tiết của tác giả
cùng với tình cảm gắn bó với quê hương đã làm lên bài thơ thật hóm hỉnh làm
sao. Nếu như không có óc quan sát, nhận xét ghi lại để có cảm xúc thì không thể
làm giàu thêm vốn hiểu biết cho các em.
- Tôi hướng dẫn các em: Muốn quan sát giỏi trước hết phải xác định được
mục đích quan sát, quan sát ở đâu, nét chính cần quan sát, cần quan sát những gì
13


và tìm ra được những nét riêng nổi bật của vấn đề, khác với những sự vật khác ở
điểm nào. vào thời gian nào...
Cuộc sống xung quanh các em thật phong phú, các em hãy hoà mình với
thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá,… mỗi khi có dịp. Hãy nhìn xem: mặt trời buổi sáng
có gì khác với mặt trời khi sắp lặn; hàng cây sẽ như thế nào khi không có gió,
khi có gió to,…Chú gà trống trưởng thành và chú gà trống choai tiếng gáy có
giống nhau không, hay cũng là tiếng nước chảy khi thì ồ ồ, khi thì ầm ầm, khi
thì róc rách,… Những lời hát ru, những câu thành ngữ, tục ngữ, những lời ăn
tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày thật đáng yêu và đẹp đẽ biết nhường nào,…
Ví dụ như câu thơ: « Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Tại sao không sử dụng từ lặn mà lại dùng từ xuống biển… Văn học là vậy.
Những bản nhạc hay, những câu chuyện hấp dẫn, những chuỗi sự việc cứ
ngày tiếp ngày diễn ra,… sẽ là những tri thức rất quý báu giúp các em rèn luyện
khả năng sử dụng từ ngữ và khả năng viết văn, khả năng giao tiếp...
Như vậy có thể thấy, việc bồi dưỡng và tích luỹ kiến thức tiếng Việt là một quá
trình lâu dài, đòi hỏi các thầy cô giáo, các bậc làm cha mẹ định hướng cho các

em, tạo cho các em có cơ hội được hoà nhập với thế giới thiên nhiên và những
mối quan hệ xung quanh các em. Mỗi ngày một ít, mỗi lúc một ít, mỗi nơi một ít
sẽ làm giàu thêm vốn sống, vốn liếng văn học cho các em.
b. Mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết.
- Tôi dạy các em tích luỹ “Vốn từ - Vốn hiểu biết về văn học” thông qua
việc đọc sách thường xuyên trong các giờ ra chơi, trong các buổi vào thư viện
tìm đọc, và cả trong những mẩu chuyện hay phục vụ cho các giờ kể chuyện. Tôi
còn dạy cho các em cách tìm các từ ngữ thuộc chủ điểm, các em có thể đọc to
lên những đoạn truyện mang tính kich tính của nhân vật khi các em thích, và các
em có thể cười, nói cùng nhân vật. Có buổi sinh hoạt lớp, có giờ truy bài, có khi
giờ ra chơi... tôi còn đọc mẫu những bài thơ hay kể chuyện gây hứng thú cho các
14


em để các em có thể đọc sách say mê. Các giờ dạy tập đọc, kể chuyện nào tôi
cũng dành ít nhất 1->2 phút để hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà, những
bài khó tôi đọc mẫu cho các em nghe, tôi kể những mẩu chuyện, những tấm
gương để các em tìm hiểu theo chủ điểm sách giáo khoa mà chuẩn bị cho bài
học mới, để có nhiều truyện kể trong giờ kể chuyện đã nghe đã đọc, từ đó hiểu
biết của các em được lớn dần lên
Mỗi cuốn sách có biết bao điều bổ ích và tôi hướng dẫn các em tích luỹ
vốn sống đó bằng (Sổ tay văn học), Các em ghi lại nhân vật , tình tiết em thích
trong mẩu chuyện, bài thơ hoặc những đoạn văn , câu văn hay...
Từ hứng thú và hiểu biết của mình các em ghi vào đó làm "Vốn sống” cho
văn học. Nó giúp các em mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ,
cảm xúc góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học cho các em.
Để các em đọc sách có kết quả cao - Yêu cầu các em phải tuân thủ theo
hướng dẫn sau:
+ Phải lựa chọn những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi.
+ Có thái độ nghiêm túc và phương pháp đọc sách.

+ Tập trung tư tưởng để thấy hết cái hay cái đẹp trong tác phẩm..
+ Phải đặt mình vào hoàn cânh nhân vật biết sồng cùng cảnh vật.
- Đọc sách và nghe đọc đúng phương pháp giúp các em tự học được nhiều
điều thú vị, từ đó mà "Lớn lên cả về trí tuệ lẫn tâm hồn”. Đây chính là điều kiện
quan trọng để học tốt Tiếng Việt.Và tôi khuyến khích các em đọc truyện, đọc
thơ, đọc các bài tập đọc cho ông bà - bố mẹ các em nghe để mọi người cùng
giúp các em cảm nhận bài văn, bài thơ đó và có giọng đọc, cách đọc hay nhất,
biểu cảm nhất.
4.3.Rèn luyện cách dùng từ ngữ biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật.
a. Cách dùng từ ngữ biểu cảm:
Trong văn miêu tả, thường xuất hiện các từ có giá trị hình tượng, có giá
trị biểu cảm như từ láy và các tính từ ở mức độ tuyệt đối. chúng là phương tiện
để miêu tả hiệu quả.
Cảm thụ cái hay cái đẹp trong thơ, văn, trước hết đòi hỏi các em phải hiểu
về "Từ ngữ” trong câu thơ "câu văn” đó. Ngoài ra phải có hiểu biết về ngữ âm,
chữ viết Tiếng Việt.
15


Để giảng cụ thể về từ ngữ, ngữ âm tôi xin đưa ra ví dụ:
Dưới trăng khuyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- (Lửa lựu lập loè) - Bốn phụ âm đầu L được nhắc lại, các thanh điệu sử
dụng hài hoà, từ láy "Lập loè” có tiếng láy mang vần "ấp"(gợi nét nghĩa - Một
trạng thái không ổn định lúc tỏ lúc mờ, lúc mạnh, lúc yếu, lúc cao lúc thấp…
VD: Lập lờ, mập mờ, thập thò, lấp ló…
Từ những hiểu biết trên, giúp các em cảm nhận được: hình ảnh hoa lựu đỏ
như sắc lửa khi ẩn khi hiện, báo hiệu không khí oi bức của mùa hạ đang tới gần.
- Khi gặp các từ ngữ khó hiểu, tôi dùng hình ảnh minh họa (qua tranh ảnh đèn

chiếu..hoặc cho học sinh xem phim, một đoạn băng video, tra từ điển ). Các việc
làm này làm cho vốn từ của các em phong phú hơn, giúp các em hiểu sâu hơn
hay sử dụng từ điển cũng rất có hiệu quả giúp các em có thêm kiến thức về từ
ngữ ngữ, khuyến khích các em cách tra từ điển nhanh và nhớ được nghĩa của từ
qua các giờ truy bài, 5 phút kiểm tra bài cũ, các buổi sinh hoạt lớp .
b. Cách sử dụng từ để viết câu:
Trước hết phải cho các em hiểu về nghĩa của từ. cấu tạo của câu, nắm
vững cấu trúc câu gồm hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, nếu thiếu một trong
hai thành phần này câu không thể là câu ( ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt)
Nắm vững kiến thức về câu trong tiếng Việt, các em sẽ không chỉ nói ,viết tốt
mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn
đạt sinh động, sáng tạo. Đọc đoạn văn tả cảnh đẹp của Sa Pa, tôi nhắc các em
hãy chú ý vào cách đặt câu rất hay của nhà văn Nguyễn Phan Hách.
"Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái
trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cánh đào, lệ, mận. Thoắt cái, gió
xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
(Tiếng VIệt 4 tập 1)
- Chúng ta hãy xác định từ ngữ gây ấn tượng về thời gian của Sa Pa
"Thoắt cái, ta cảm nhận thấy dòng thời gian trôi đi mà không đợi ai cả "Thoắt
cái, thu sang, "Thoắt cái, xuân về, "Thoắt cái, đông tới. Từ đó kết hợp với nghệ
thuật đảo vị ngữ.
16


- Lác đác lá vàng rơi.
- Trắng long lanh một cơn mưa tuyết.
Nếu không dùng nghệ thuật này những câu văn trên sẽ không thể làm cho
người nghe, đọc, cảm nhận được vẻ đẹp lên thơ huyền ảo, độc đáo của Sa Pa.
c. Cách sử dụng các biện pháp tu từ.
Các biện pháp tu từ : Nhân hóa và so sánh cũng là thế mạnh đặc trung

là phương tiện miêu tả hữu hiệu
Khi tìm hiểu các bài tập đọc, đoạn văn, đoạn thơ nhằm giúp học sinh hiểu
được nội dung ý nghĩa của bài thơ, bài văn để cảm thụ được tốt hơn, tôi luôn hướng
dẫn các em nhận biết một số biện pháp nghệ thuật tu từ thuộc yêu cầu của Tiểu học.
* So sánh: Biện pháp so sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng cùng có
một dấu hiệu chung nào với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động ,
đẹp đẽ , hấp dẫn hơn lôi cuốn và gợi liên tưởng cho người đọc. Trong bài văn
miêu tả có nhiều cách so sánh khác nhau.
VD so sánh :
- Có khi so sánh quả với vật : “Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông
giống như những tổ kiến”
- Có khi so sánh người với cây cối : “Ông lão như cây lim, cây sến giữa
rừng”
- Có khi so sánh cây cối với người : “Cây bàng sừng sững giữa sân
trường hệt như một người lính gác” ; “Chiếc cặp sách như người bạn gần gũi
thân thiết của em”.
- Có khi so sánh loài vật với đồ vật: “Chú gà trống như chiếc đồng hồ
báo thức…”
- Có khi so sánh đồ vật với loài vật : “Khi tàu chạy, thân hình uốn lượn
như một con trăn trườn trên mặt đất”
Có khi còn có sự so sánh khác : « Những đường vân gỗ nổi lên như những
dải lụa đào trông thật đẹp mắt. » …
Vì vậy các em cần hiểu trong bài văn miêu tả không thể thiếu được những
câu văn có hình ảnh so sánh vì so sánh là một cách làm đẹp ngôn từ thu hút
người đọc, người nghe hơn.
17


Ví dụ quan sát chiếc cặp sách :
+ Ước lượng so sánh: “Cái cặp to bằng ba quyển sách giáo khoa gấp lại”

* Nhân hoá: Là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những
đặc điểm mang tính cách con người, gọi nó, chuyện trò với nó làm cho nó trở
nên sinh động hấp dẫn. :
“Sông La, ơi sông La”

+ Đôi khi người ta có thể kết hợp so sánh và nhân hóa trong cùng một câu
văn : VD học sinh của tôi đã viết câu văn rất hay khi
+ So sánh và nhân hóa chiếc cặp : “Như một người chị cả đùm bọc cho
đàn em , chiếc cặp đựng vào lòng mình tất cả dụng cụ học tập của em”.
Vì vậy khi làm văn các em nhớ quan sát rồi mới tìm hình ảnh so sánh ,
nhân hóa cho phù hợp và tôi cho các em có thói quen khi viết nháp văn dùng bút
gạch dưới câu văn em đã dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài. Chính vì
vậy bài văn miêu tả của các học sinh tôi dạy luôn luôn có hình ảnh so sánh,nhân
hóa rất sinh động, gần gũi..
* Dùng điệp ngữ: Là nhắc đi nhắc lại một từ ngữ có mục đích, nhằm
nhấn mạnh một ý nào đó, làm cho nó nổi bật để nâng cao hình ảnh hoặc cảm
xúc muốn diễn đạt. tôi đọc chính các câu văn của các em trong bài văn tả cây cối
VD1 : Tròn lên, tròn lên…. da dần căng lên, những quả chuối trở nên bẫm
thạt là thích mắt.
( Tả cây chuối đang ra buồng )
VD2 : Ve ve ! Ve ve… ! Cái cảm giác khi nghe tiếng ve kêu và chợt nhìn
thấy hoa phượng nở đỏ thắm giữa vòm lá xanh biếc làm em thấy bồi hồi, bồi
hồi…Sắp nghỉ hè rồi , nhớ lắm Phượng ơi, Phượng ơi !
( Nêu cảm xúc của em trong bài văn tả cây phượng trong sân trường )
- Qua ví dụ tôi cho các em hãy chỉ ra điệp ngữ trong 2 câu thơ trên, nêu ý
các em muốn diễn đạt . Để giúp các em biết cách dùng điệp ngữ tôi cho học sinh
luyện tập viết câu văn bộc lộ cảm xúc hoặc nhấn mạnh ý em muốn diễn đạt ở
một số ví dụ khác
18



* Dùng đảo ngữ: Là sự thay đổi trật tự ngữ pháp thông thường của câu
nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý diễn đạt.
"Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi”
(Bè xuôi sông La)
- Học sinh lớp 4 chưa được học nhiều về cách dùng đảo ngữ, tôi giúp các
em hiểu bằng cách xác định chủ ngữ vị ngữ , nhận xét về vị trí của vị ngữ và chủ
ngữ trong câu. Sau đó cho học sinh tập dùng đảo ngữ để làm bài tập thực hành
chính là đưa vị ngữ đứng trước chủ ngữ ở một số trường hợp nhắm nhấn mạnh
vấn đề định miêu tả
4.4. Những kĩ năng cơ bản và một số dạng bài để học tốt phân môn Tập
làm văn
4.4.1. Kĩ năng viết đúng chính tả.
4.4.1.1. Dựa vào quy tắc để viết đúng.
Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, tên cơ quan đoàn thể,
tên các danh hiệu huân chương, huy chương được xem là khó vì học sinh khó
tách được tên thành các bộ phận để viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận. Nhưng bài
tập kiểu này sẽ thú vị hơn khi chúng ta chọn được những ngữ liệu có tần số
chính tả cao, giúp học sinh nhớ quy tắc chính tả viết cho đúng .Muốn làm dược
điều này chúng ta cần xây dựng các quy tắc viết chính tả, mẹo, luật chính tả và
coi trọng kĩ năng thực hành nghe viết, làm bài tập thực hành của học sinh.
4.4.1.2. Kĩ năng dựa vào nghĩa để viết đúng.
Đây là những bài tập chính tả ngữ nghĩa. Để chọn đúng dạng thức chữ
viết cho những trường hợp này cần có sự hiểu biết về nghĩa từ. Để có những bài
tập thú vị có hai cách: lựa chọn ngữ liệu có tần số chính tả cao, ví dụ bài tập:
Ở từng chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ (tiếng) gì bắt đầu bằng d, gi,
hoặc r ?

a. Nam sinh … trong một … đình có truyền thống hiếu học
b. Bố mẹ … mãi, Nam mới chịu dậy tập thể …
19


c. Ông ấy nuôi chó … để … nhà
d. Tớ vừa … tờ báo ra, đang đọc … thì có khách
e. Đôi … này đế rất …
g. Khi làm bài, không được … sách ra xem, làm thế … lắm
4.4.1.3. Kĩ năng chữa lỗi chính tả.
Dạng bài tập này cho sẵn những từ, câu, đoạn viết sai chính tả, yêu cầu
HS chữa lại cho đúng. Bài tập sẽ được tăng độ khó khi có tần số lỗi cao, ví dụ
bài tập sau : Mời các bạn nghiên cứu để xem ngoài lỗi chính tả còn những lỗi gì
nữa ? Hãy chữa lại cho đúng:
"Dũng dật mình troàng thức rấc… Đúng núc đó, đồng hồ quả lắc treo
trên tường cũng đổ truông 1h40'. Bên ngoài, giữa màn đêm tĩnh mịch, vẩng nại
tiếng gà mái nhảy ổ: "ò, ó, o, o…".
Dũng nại đứng bên của xổ nhìn ra xân. Ngoài trời tối đen như mực, khiến
tro Dũng không nhìn thấy dì cả. Trên bầu chời đen kịt không có nấy một gợn
mây. Ở góc sân, trú mèo đang nằm cạnh gốc cây cau, nghếch đầu nên ngắm
chăng. Bất chợt, Dũng thấy nành lạnh. "Trắc hẳn nà dó mùa đông bắc chàn về
rồi đây!". Dũng thầm nghĩ, Dũng quay chở lại dường và ngủ tiếp. Xáng mai
Dũng còn phải giậy xớm để đi nao đọng hè nữa cơ mà. "Thế mà đã gần một
dưỡi sáng rồi cơ đấy! Nhanh thật…".
(Theo Dương Đức Kiên(Toán Tuổi thơ))
Các lỗi chính tả cần sửa lại là: Giật mình, choàng tỉnh giấc, đúng lúc đó,
đổ chuông, vẳng lại, Dũng lại đứng, của sổ, nhìn ra sân, khiến cho, không nhìn
thấy gì, bầu trời, không có lấy, chú mèo, nghếch đầu lên, ngắm trăng, lành lạnh,
chắc hẳn là gió mùa đông bắc tràn về, quay trở lại giường, sáng mai, dậy sớm,
lao động, một rưỡi.

Lỗi về logic: thật là hay khi học sinh được phân tích nó :
- Đồng hồ quả lắc không đổ chuông vào lúc 1h40'.
- Gà mái không nhảy ổ vào ban đêm.
- Chỉ gà trống mới gáy ò ó o
- Trời đã tối đen như mực thì không thấy mây, không thấy chú mèo và
không có trăng được.
20


- Gió mùa đông bắc không thổi vào mùa hè
- Dũng thức giấc là 1h40 nhưng ngủ lại lúc 1h30 là vô lí.
4.4.2.. Kĩ năng Viết câu đúng và hay
* Khái niêm câu – xác định đơn vị câu.
Câu là một đơn vị của lời nói. Bản chất của câu là diễn đạt một ý trọn
vẹn. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của khái niệm câu. Câu ứng với một kiểu
cấu tạo nhất định (trên chữ viết, câu có dấu hiệu hình thức là mở đầu bằng một
chữ viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm câu). Bài tập xác định đơn vị câu có
dạng phổ biến là:
* Tách đoạn thành câu, điền dấu, viết hoa.
Loại bài tập này thường được dùng nhiều để viết đúng dấu câu, ít được sử
dụng trong các đề tiếng Việt nâng cao. Muốn xây dựng các bài tập dành cho
học sinh năng khiếu, cần tìm được các ngữ liệu là đoạn văn có thể tách thành
câu theo nhiều cách khác nhau, ví dụ.
* Dùng dấu chấm tách đoạn lời
* Sắp xếp từ, cụm từ thành câu
Loại bài tập này chỉ thêm thú vị khi các bộ phận đưa ra để sắp xếp sẽ tạo
ra được nhiều câu khác nhau .
- Ví dụ bài tập:
Ghép các bộ phận câu thành câu theo các cách có thể: trên cành, chim, líu
lo, hót.

Với bốn bộ phận trên, có thể ghép để tạo nhiều câu khác nhau: VD
1) Trên cành chim hót líu lo.

3) Chim trên cành hót líu lo.

2) Trên cành, líu lo chim hót.

4) Chim líu lo hót trên cành.....

* Chữa câu sai thành câu đúng.
Cũng trên nguyên tắc dự phòng các lỗi câu, ta xây dựng các bài tập chữa
lỗi câu sai ngữ pháp. Sự thú vị của bài tập là ở chỗ nhờ những ngữ liệu, ta có thể
chữa thành câu theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Dòng sau chưa thành câu, hãy chữa dòng đã cho thành câu theo ba
cách khác nhau:
21


Những bạn học sinh giỏi đứng ở hàng đầu tiên ấy.
Ở ví dụ thứ hai, ta có thể chữa dòng đã cho thành câu theo ba cách: Cách
thứ nhất bỏ “ấy”, cách thứ hai xem đoạn lời đã có là chủ ngữ, thêm vị ngữ để tạo
câu, ví dụ thêm “là những bạn đã đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố”.
Cách thứ ba đưa “ấy” chuyển ra trước, đứng vào sau” những bạn học sinh giỏi ”
để có câu “Những bạn học sinh giỏi ấy đứng ở hàng đầu tiên”.
Để tăng độ thú vị của các dạng bài tập về câu, có thể thêm yêu cầu nêu
nghĩa và tác dụng của câu .Câu nói này có tác dụng gì? Câu này nhằm hỏi (yêu
cầu, kể…) về điều gì ?
* Sử dụng các kiểu câu theo mẫu:
- Dùng câu kể Ai làm gì để mô tả hành động, việc làm của đối tượng đang
tả, đang kể.

- Dùng câu kể Ai thế nào để miêu tả hình ảnh sắc thái, tính chất, trạng
thái... của đối tượng được tả
- Dùng câu kể Ai là gì để giải thích liệt kê và giới thiệu, so sánh, nhân hóa
nhằm mô tả đối tượng đang tả, đang kể
* Sử dụng tốt các kiểu câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm...
- Tôi hướng dẫn học sinh có thể sử dụng câu hỏi cho nhiều mục đích khác
nhau: như giới thiệu, khẳng định nêu yêu cầu... hoặc sử dụng câu hỏi cho phần
mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng trong bài văn
- Sử dụng câu cảm để nêu cảm xúc nhằm làm nổi bật hình ảnh, tố chất của
sự vật đang tả...
- Sử dụng câu khiến để nhân hóa cho sự vật ( Nói với sự vật, gọi nó, hay
vật nói với người )
4.4.3. Kĩ năng vận dụng: Bài tập sáng tạo - sử dụng biện pháp tu từ
đển luyện viết câu văn có hình ảnh, có cảm xúc
Ví dụ: Viết ba câu văn có hình ảnh nhân hóa để tả:
- Tia nắng sớm
- Lá cờ giữa sân trường
Những bài tập này là những bài tập sáng tạo, yêu cầu học sinh sử dụng
biện pháp tu từ để luyện viết câu văn có hình ảnh, có cảm xúc, chúng được sử
dụng nhiều khi luyện viết văn. Vì vậy, những bài tập này được sử dụng nhiều ở
mạch kiến thức, kĩ năng - Làm văn - rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn.
22


- Đây là dạng bài tập rất có tác dụng, đưa ra dạng bài tập này học sinh của
tôi học tập có tiến bộ rõ rệt nhờ biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để
miêu tả . Nhiều em viết những câu văn hay và cảm xúc thật tự nhiên.
- Tia nắng sớm lọt vào khung cửa sổ. dịu dàng đậu trên vai em, ngắm
nhìn chúng em học bài.
- Lá cở giữa sân trường tung bay trong nắng mới, reo vui chào đón

chúng em vào lớp Một.
* Dạy học sinh sử dụng một số biện pháp tu từ vào việc viết câu văn.
- Tập so sánh:
a. Dùng biện pháp so sánh viết lại câu sau:
Ví dụ 1: Cây bàng ở trước trường cành lá sum sê. (Cây bàng trước cửa
trường em cao lớn cành lá sum sê như một chiếc ô khổng lồ.)
Ví dụ 2: Đường làng đẹp, những cây phượng đã nở hoa đỏ. (Đường làng
đẹp như một dải lụa đào, những cây phượng đã nở hoa đỏ như rừng cờ đang
tung bay).
* Tập dùng lối nhân hoá.
Dùng biện pháp nhân hoá để sửa lại các câu dưới đây:
- Mấy con chim hót ríu rít trên cành cây. (Mấy chú chim đang ríu rít trò
chuyện với nhau trên cành cây).
- Mặt trời đang mọc ở phía đông. (Mặt trời từ từ lên ở phía đông tươi cười
nhìn xuống cánh đồng lúa xanh mượt).
* Tập dùng đảo ngữ.
Tập dùng đảo ngữ để chữa lại các câu sau:
- Trên sườn núi mấy ngôi nhà lá đứng chơ vơ. (Trên sườn núi đứng chơ
vơ mấy ngôi nhà lá.)
- Hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ sông. (Hai bên bờ sông hoa phượng
nở đỏ rực).
Tập viết câu văn gợi tả gợi cảm.
- Từ một tháng nay trời nắng gắt (Từ một tháng nay cái nắng gay gắt cứ
như từ trên cao rội xuống).
23


Mùa xuân, mưa rơi nhè nhẹ. (Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới những hạt
mưa bé nhỏ mềm mại như nhảy nhót trên mái tóc em).
(Mưa xuân nhè nhẹ rơi, hạt nọ nối tiếp hạt kia thành một mầu trắng ngà

như tấm khăn voan mỏng của một nàng tiên mùa xuân vắt hờ hững lên làng quê)
* Bài tập có thể yêu cầu tạo ra những hình thức so sánh “Điền vào chỗ
trống những từ nhữ so sánh sao cho thích hợp: Da trắng như..., mắt đen như...,
miệng cười như ..., tiếng nói sang sảng như ..., tính nóng như ...”, hoặc quy định
cả nội dung đoạn và biện pháp tu từ cần sử dụng như: Dùng phương pháp so
sánh để viết một doạn văn tả cảnh một ngày nắng đẹp”. Đề cũng có thể yêu cầu
chữa những cách dùng những biện pháp tu từ sai.
4.4.4. Kĩ năng phân tích đề quan sát, tìm ý và lập dàn ý khi làm văn
4.4.4.1. Phân tích đề bài :
- Thực hiện bất cứ một bài văn nào tôi cũng hướng dẫn các em cần phải
phân tích đề văn trước. Phân tích đề bài thực hiện các bước sau :
Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm kiểu bài.
- Dùng bút chì gạch dưới các mệnh lệnh của đề là các từ: “kể, tả viết đoạn
văn , ghi lại, viết tiếp…” để biết việc thực hiện là gì, văn thuộc kiểu bài nào
Bước 2 : Tìm hiểu giới hạn của đề văn
- Tìm hiểu giới hạn của đề văn để làm bài đúng trọng tâm, tránh viết lan
man, dài dòng không cần thiết
Ví dụ : a) Đề bài : Hãy tả chiếc cặp sách em đang dùng hàng ngày
- Mệnh lệnh của đề : Tả (Văn miêu tả )
- Đối tượng tả : Chiếc cặp sách( Đồ vật )
- Giới hạn đề : Chiếc cặp sách em đang dùng ( có thể là cặp mới, có thể là
cặp đã cũ được tặng hoặc do ai mua cho… )
4.4.4.2. Quan sát, tìm ý, chọn ý, Sắp xếp ý:
+ Quan sát, tìm ý, chọn ý
Cần nhấn mạnh với học sinh, khi quan sát ta không chỉ quan sát bằng mắt
mà cần phải cảm nhận cả bằng các giác quan khác (xúc giác, thính giác vị
24


giác...) và còn cả bằng tâm hồn, không phải chỉ là cảm giác đơn thuần mà còn

phải gắn liền với suy nghĩ, cảm xúc của người viết... Chính vì vậy, khi quan sát,
chúng ta cần biết tìm ý và lựa chọn ý phù hợp với trọng tâm của đề bài, tránh
viết tràn lan vào bài văn. Như văn tả đồ vật thì trọng tâm là đặc điểm nổi bật về
hình dáng , cấu tạo và công dụng của vật.
Đối tượng của văn miêu tả đồ vật là những vật thường thấy trong đời sống
hàng ngày. Đó là cái bàn, cái bút, quyển sách, cái chổi…. Đấy là những vật vô
tri vô giác nhưng gần gũi và có ích cho con người,vì vậy khi miêu tả không thể
không nói tới công dụng của đồ vật. Có như vậy đồ vật mới hiện lên cụ thể ,
sinh động và có hồn
Hay ví dụ khi đề bài yêu cầu: Tả một cây hoa mà em yêu thích hoặc có
nhiều kỉ niệm gắn bó với em" giáo viên cần giúp các em định hướng miêu tả,
không phải cứ thấy gì là tả đấy mà cần phải có sự suy nghĩ, chọn lọc ý: đó là cây
hoa gì, dịp nào em có nó, cây có có những điểm gì làm em thấy thích , thấy hấp
dẫn (hoặc gắn với kỉ niệm nào mà em không thể quên được?.....) Làm được cái
điều miêu tả vẻ đẹp của cây khác biệt với cây hoa khác, các em sẽ có những phát
hiện mới mẻ, riêng biệt về cây mà mình định tả.
- Khi tả cây cối thì đối tượng của bài văn chính là những cây trồng xung
quanh chúng ta … Phần lớn đều là các cây có ích và gần gũi với tuổi học trò,
mỗi loài cây có sự khác biệt về hình dáng, đặc điểm và lợi ích . Đối với cây ăn
quả thì cần tập trung miêu tả mùi vị của quả, đối với cây hoa là hương sắc của
hoa, còn với cây bóng mát là dáng cây, tán lá . Cây cối luôn gắn với một khung
cảnh thiên nhiên nhất định do vậy miêu tả cây cối cần gắn với việc miêu tả môi
trường xung quanh: Chim chóc, ong bướm, con người… các sự vật chính có liên
quan xung quanh.. Ngoài ra miêu tả cây cối khó hơn đó là còn phải chú ý tới sự
phát triển của cây theo mùa : VD như cây bàng, cây phượng đều có sự thay đổi
của nó ở các mùa trong năm, vậy làm sao để học sinh biết được điều đó, rõ ràng
các em cần phải có sự quan sát trong cuộc sống hàng ngày để nhận ra sự thay
đổi kì diệu ấy, nhưng để giúp học sinh nhớ lại mà viết văn thì cần phải có hình
ảnh; Hình ảnh đó có thể là các bức tranh, là ảnh chụp là video, lúc này chúng ta
cần phải có phương tiện dạy học trực quan , tốt nhất là máy chiếu để học sinh

25


×