Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

skkn dạy học tích hợp theo chủ đề ô nhiễm môi trường nhằm phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 46 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯƠNG

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Dạy học tích hợp theo chủ đề “Ô nhiễm môi trường”
nhằm phát triển năng lực học sinh

Năm học 2014 - 2015
1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Dạy học tích hợp theo chủ đề “Ô nhiễm môi trường” nhằm
phát triển năng lực học sinh .
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh khối 9 - trường THCS.
3. Tác giả: Nguyễn Thị Hợi

Giới tính: Nữ.

Ngày sinh: 01/01/1983

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm sinh học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Chu Văn An, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương - Điện thoại: 0973981618.
Nội dung công việc: Soạn giảng chủ đề ô nhiễm môi trường (Tiết 1).
4. Đồng tác giả: Nguyễn Thị Liên; Giới tính: Nữ.

Ngày sinh: 01/06/1964

- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm toán.


- Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương - Điện thoại: 0986854899.
- Nội dung công việc: Soạn giảng, hướng dẫn học sinh báo cáo sản phẩm của
nhóm về chủ đề tích hợp các tác nhân và biện pháp bảo vệ môi trường nói
chung và môi trường địa phương nói riêng (Tiết 2).
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Tên đơn vị: Trường THCS Chu Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Địa chỉ: Thái học II- phường Sao Đỏ- thị xã Chí Linh- tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 03203882361
6. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 9 đã được tìm hiểu
về tình hình ô nhiễm môi trường nói chung và ở địa phương nói riêng.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 3 năm 2014 tại trường THCS
Chu Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Liên

Nguyễn Thị
2


Hợi
TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng
ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc

môi trường bị ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng.
Các nhà khoa học đã cảnh bảo rằng cùng với ô nhiễm không khí, ô nhiễm
nguồn nước ô nhiễm chất độc hóa học, chất phóng xạ, tiếng ồn, … cũng là một
vấn đề báo động hiện nay của con người trong đó ý thức về bảo vệ môi trường
người dân nói chung đặc biệt của số đông các em học sinh đang ngồi trên ghế
nhà trường còn hạn chế.
Chương trình giáo dục “định hướng nội dung” là chú trọng việc truyền
thụ hệ thống tri thức khoa học theo từng môn học đã được quy định trong
chương trình dạy học, chất lượng giáo dục tập trung “điều khiển đầu vào” do
đó phương pháp dạy học mang tính thụ động nay không còn phù hợp, chưa đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì vậy mục tiêu của Giáo dục hiện
nay là dạy học “định hướng kết quả đầu ra” nhằm mục tiêu phát triển năng lực
người học một cách toàn diện về phẩm chất nhân cách, vận dụng tri thức đã học
vào giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống.
Vì thế tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu tích hợp các nội dung về ô nhiễm môi
trường trong các bài học, các môn học vào giảng dạy và nghiên cứu, thực hiện
sáng kiến “Dạy học tích hợp theo chủ đề “Ô nhiễm môi trường” nhằm phát
triển năng lực học sinh”. Qua những bài học có tích hợp nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác
động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định
được hành vi của mình đối với môi trường. Đó cũng là mục tiêu, yêu cầu để tôi
thực hiện sáng kiến này.
Ưu điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh,
nội dung học tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung
3


học tập dễ dàng, lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao hiệu quả của bài học đồng thời
phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng
kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản

chất của vấn đề. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức dạy
học tích cực khác làm học sinh thêm yêu thích môn học, truyền cho các em
lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc
xây dựng và bảo vệ đất nước. Đề tài có tác động sâu sắc đến đối tượng học,
kích thích các em học sinh tham gia nghiên cứu khoa học đặc biệt trong lĩnh
vực chống ô nhiễm môi trường. Qua đó các em học sinh có ý thức trách nhiệm
cao trong việc bảo vệ môi trường.
Dạy học tích hợp theo chủ đề “ô nhiễm môi trường” nhằm phát triển
năng lực học sinh được áp dụng trong năm học 2014 - 2015 đối với học sinh lớp 9 ở
các trường THCS, sáng kiến có tính khả thi cao có thể áp dụng cho nhiều dạng

bài và áp dụng cho nhiều môn học trong chương trình giáo dục trung học, học
sinh có chuyển biến tích cực trong nhận thức về môi trường. Cụ thể các em có ý
thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp hàng ngày tốt hơn, tích cực tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường trong nhà trường cũng như ở địa phương, học sinh vận
dụng linh hoạt kiến thức vào thực tế cuộc sống, qua đó các em có ý thức tự
học, chủ động, sáng tạo phát triển thể chất, trí tuệ và rèn luyện để trở thành con
người năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Sáng kiến được tiến hành thực nghiệm 36 học sinh và 36 học sinh đối
chứng. Kết quả thực nghiệm số lượng học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng và giờ
dạy hiệu quả, lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia. Học sinh tự tin hơn, hiểu
bài sâu hơn. Rèn được nhiều kỹ năng cho học sinh gắn với thực tiễn cuộc sống.
Sáng kiến có tính khả thi cao có thể áp dụng nhiều bài và nhiều môn học
đạt được kết quả cao, học sinh có chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức
về bảo vệ môi trường. Hiện tại và trong những năm tiếp theo tôi sẽ tiếp tục thực
hiện các chuyên đề, chủ đề và bài học thực tế theo hướng tích hợp và có thể
cùng chia sẻ với đồng nghiệp áp dụng rộng rãi ở các môn học khác ở các trường
học khác.
4



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong những năm gần đây, nạn suy thoái môi trường đã và đang ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Con người phải gánh chịu nhiều
hậu quả do thiên tai gây ra. Chính vì thế, con người đã quan tâm hơn đối với
công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, Bộ GD & ĐT đã đưa các nội dung bảo vệ
môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động đến thái độ, hành vi của học
sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các
môn học ở cấp THCS cũng như các cấp học khác. Giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục để hình thành và
phát triển kĩ năng hành động của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách
nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
1.1. Trước đây: Chương trình dạy học truyền thống hay gọi là chương trình
giáo dục “định hướng nội dung” là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức
khoa học theo từng môn học đã được quy định trong chương trình dạy học.
Người ta chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học
khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau mà chưa quan tâm đầy đủ đến khả
năng vận dụng, ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
Việc quản lí chất lượng giáo dục tập trung “điều khiển đầu vào” do đó phương
pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản
phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng
tạo và năng động. Vì vậy chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu
cầu ngày càng cao của xã hội, thị trường lao động hiện nay về năng lực hành
động, khả năng sáng tạo và tính năng động…
1.2 Ngày nay: Chương trình giáo dục chú trọng đến định hướng phát triển
năng lực hay còn gọi dạy học “định hướng kết quả đầu ra” nhằm mục tiêu phát
triển năng lực người học một cách toàn diện về phẩm chất nhân cách, vận dụng
tri thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống nhằm
5



nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Vì vậy việc đổi mới quan điểm,
phương pháp dạy học là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt
hậu so với xu thế chung của giáo dục thế giới. Theo định hướng của UNESCO
về giáo dục bao gồm bốn trụ cột đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung
sống và học để tự khẳng định mình”.

Giảng dạy kiến thức

Giáo dục
được kỳ
vọng

Giúp học sinh năng
động, tự chủ
và sáng tạo.

Phát triển tư duy
Định hướng năng lực

trong những công cụ hữu hiệu

DẠY HỌC TÍCH HỢP, LIÊN MÔN

2. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc
thi: Dạy học theo chủ đề tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết
và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy

học theo phương châm "học đi đôi với hành", góp phần đổi mới hình thức,
phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy
sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
Dạy học tích hợp được hiểu là người học có thể sử dụng kiến thức, kỹ
năng của của nhiều môn học khác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá
trình học tập bộ môn, quan điểm dạy học này hiện nay cần được áp dụng ở
nhiều cấp học. Thực hiện dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc
hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh… Trong dạy học có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: giáo dục
6


ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… đặc biệt là những vấn đề
mang tính thời sự như: sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự
cạn kiệt tài nguyên, sự già hóa dân số, hậu quả của nó với việc giải quyết các
vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe…
2. 1. Quan điểm tích hợp trong dạy học.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống;
giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông...
Dạy học tích hợp là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần
cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau đòi hỏi phải tăng cường
yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi
giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, học sinh
phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học.

Dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt

động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải
được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng
đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào
giải quyết những vấn đề thực tiễn. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho
nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng.
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến
thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các
7


kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó
làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
2.2. Mục đích dạy học tích hợp
- Tăng cường nhận thức của giáo viên về vai trò của dạy học tích hợp
nhằm đáp ứng yêu cầu của đối mới dạy học theo định hướng phát triển phẩm
chất và năng lực của học sinh.
- Tạo điều kiện để giáo viên chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương
trình môn học, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan
đến nhiều môn học và gắn với thực tiễn.
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới PPDH, đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả
công nghệ thông tin trong dạy học.
3. Thực trạng của vấn đề:
Trong thực tế việc dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy,
song hiệu quả đạt được là chưa cao chủ yếu do những nguyên nhân sau:
3.1. Đội ngũ giáo viên:
Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc dạy học tích hợp. Quá trình vận dụng tích hợp vào trong bài dạy
còn gặp nhiều lúng túng nên trong giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức
đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác và kiến

thức chủ yếu có trong Sách giáo khoa.
Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư
phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn
một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên
tự mày mò tìm hiểu nên hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa
cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp.
Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo
viên các môn “liên quan” ít có sự trao đổi chuyên môn do vậy khi dạy học tích
hợp chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức các nội
dung, chủ đề dạy học tích hợp của các môn “liên quan”. Do đó khi tiến hành
8


dạy học tích hợp kết quả đạt được mới ở mức tích hợp; chưa tận dụng, phát huy
được việc vận dụng kiến thức ở các môn “liên quan” làm công cụ hỗ trợ cho
quá trình dạy học bộ môn.
Hạn chế vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp giáo dục (xem nhẹ
việc dạy để giúp HS phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn) do đó tiết dạy chưa hiệu quả, kém hấp dẫn, nặng về
cung cấp kiến thức.
3.2. Học sinh
Xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan đối với các bộ môn học ít tiết. Các em
thường cho rằng kiến thức của bộ môn đó không có tác dụng nhiều trong việc
học tập nên thiếu quan tâm, đôi khi các em còn có thái độ lơ là khi thấy mình
đã có đủ cơ số điểm cần thiết.
Phần lớn các em học vẫn theo xu hướng học thụ động; các em không tích
cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học
trong các giờ học; các em vẫn đang theo xu hướng học lệch nên không tích cực
hợp tác cho việc chuẩn bị các giờ học tích hợp hoặc không thể sử dụng kiến
thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai thác kiến thức mới.

Không nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực để áp dụng vào
thực tiễn đời sống xã hội. Kết quả học sinh lười tư duy, ghi nhớ bài học một
cách rời rạc, máy móc chưa phát huy tính tích cực, học vẹt gây nhàm chán chưa
yêu thích môn.
3.3. Chương trình sách giáo khoa hiện nay:
- Được viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính
đồng bộ về kiến thức giữa các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớp
học, nên khi tiến hành xác định được các nội dung tích hợp nhưng thực hiện
không có hiệu quả cao hoặc không thực hiện được.
- Thiết kế nặng về lý thuyết, không liên kết rộng rãi giữa các môn học, dẫn đến
sự trùng lặp một số kiến thức giữa các môn học, cấp học.
- Biên soạn theo hướng cung cấp kiến thức, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng
năng lực cho học sinh vận dụng vào thực tế.
9


- Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nên một số kiến thức hàn lâm
không thực sự cần thiết cho thực tế.
- Nội dung chương trình giảm tải theo từng bài, từng nội dung. dẫn tới sách
giáo khoa chưa đảm bảo sự logic và khoa học.
4. Các giải pháp và biện pháp thực hiện:
Dạy học tích hợp theo chủ đề “ô nhiễm môi trường” nhằm phát triển
năng lực học sinh tạo sự gắn kết kiến thức của các môn học, giữa nội dung học
tập với thực tiễn cuộc sống, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối
với học sinh. Từ đó góp phần phát triển năng lực người học một cách toàn diện
về phẩm chất, nhân cách, vận dụng tri thức đã học vào giải quyết các tình
huống thực tiễn trong cuộc sống nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp
đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các
vấn đề của cuộc sống hiện đại tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng
thú cho học sinh. Hình thành cho học sinh bốn trụ cột đó là: Học để biết, học để

làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình.
4.1. Phương pháp nghiên cứu
4.1.1: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu tài liệu:
* Sách giáo khoa:
Môn sinh học 9: Bài 54: Ô nhiễm môi trường
Bài 55: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Môn Đia lý 7: Bài 15: Ô nhiễm môi trường.
Môn Giáo dục công dân 7: Bài 17: Ô nhiễm môi trường.
Môn Vật lí 9: Bài 26: Các chất phóng xạ.
Môn hóa học: Các chất khí SO2, NOx, CFC, CO2, CO, ...
* Sách tham khảo: liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn
chế ô nhiễm môi trường.
* Nghiên cứu một số trang website trên mạng internet
4.1.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn:

10


- Phỏng vấn giáo viên trực tiếp tham dự và phát vấn với học sinh lớp 9 với chủ
đề tích hợp ô nhiễm môi trường
- Khảo sát kết quả trước và sau khi áp dụng chuyên đề ô nhiễm môi trường.
- Trao đổi kinh nghiệm trong quá trình vận dụng chuyên đề này cùng đồng
nghiệp.
4.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Áp dụng vào giảng dạy thực tế
qua 2 tiết học với đối tượng là học sinh lớp 9 trường THCS...
4.2. Nguyên tắc khi xây dựng các nội dung, các chủ đề tích hợp.
- Tích hợp cần tuân thủ nguyên tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc
những kiến thức thật cần thiết nhằm giúp học sinh lấy đó làm phương
tiện khám phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài. Phù hợp trình độ nhận

thức, tâm sinh lí của học sinh.
- Xác định đúng nội dung kiến thức trong bài cần tích hợp, kiến thức thuộc môn
học hay lĩnh vực nào cần tích hợp và tích hợp ở mức độ nào.
- Đảm bảo tính hệ thống, chọn lọc, thống nhất, đồng bộ giữa các môn liên quan.
- Có tính thực tế (tính khả thi cao) : Phù hợp với năng lực, thời gian và điều
kiện cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học hiện nay…
- Đảm bảo nội dung các môn học liên quan, tạo điều kiện cho học sinh gắn kiến
thức môn học với thực tiễn cuộc sống đồng thời giúp các em mở rộng
các kĩ năng, rèn luyện và phát triển được các năng lực chung và riêng .
- Lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực nhằm khai thác, vận dụng các
kiến thức để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng
tạo; đảm bảo có được sự hợp tác, gắn liền với thực tiễn.
- Tăng cường hợp tác với giáo viên khác cùng môn, các môn “liên quan” để
trong quá trình dạy học không đồng nhất các môn “liên quan”, tích hợp
sao cho kiến thức vừa đủ để học sinh tiếp thu, tránh trùng lặp, nặng nề.

11


4.3. Giáo án thực nghiệm:
Chủ đề : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân để hiểu thế nào là ô
nhiễm môi trường.
- Vận dụng kiến thức Hóa học, Vật lí, Địa lí nêu tác nhân gây ô nhiễm môi
trường.
- Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, Mĩ thuật, Âm nhạc để chuyển tải những
thông điệp, ý tưởng bày tỏ thái độ của mình với môi trường, thông qua những
bài luận văn, vẽ tranh, hát những ca khúc về môi trường. Từ đó các em có ý

thức hơn đồng thời tuyên truyền cho mọi người cùng giữ gìn bảo vệ môi trường
xanh, sạch, đẹp ở nhà, ở trường học, ở khu dân cư, ở đường phố, ... Có thái độ,
hành vi ứng xử thân thiện với môi trường.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi
trường ở địa phương nói riêng.
b. Kỹ năng.
+ Rèn kĩ năng tìm kiếm, sưu tầm, phân tích, tổng hợp các thông tin, tư liệu về ô
nhiễm môi trường trong thực tế cuộc sống; các môn học: Sinh học, Lịch sử,
Giáo dục công dân, Hóa học, Vật lí, Địa lí… các kênh thông tin khác: báo đài,
truyền hình, internet…
+ Rèn kĩ năng quan sát, viết, vẽ, miêu tả, thuyết trình (môn Ngữ văn, Mĩ thuật).
+ Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin (môn Tin học).
+ Kĩ năng cảm thụ âm nhạc về bảo vệ môi trường (môn Âm nhạc).
+ Kĩ năng nhận xét, đánh giá, làm việc độc lập và theo nhóm.
+ Rèn kỹ năng quan sát tranh, kênh hình, …
c. Thái độ
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nói chung và ý thức bảo
vệ môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống, học tập nói riêng
(Môn Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Hóa học, Vật lí, Địa lí).
12


- Có ý thức bảo vệ giữ gìn tài nguyên môi trường, biết yêu quý, chăm sóc
bảo vệ cây cối trong sân trường.
- Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường (Môn Sinh học, Ngữ văn, Giáo dục công dân).
- Vận dụng kiến thức về chủ đề môi trường vào thực tiễn trồng và chăm
sóc cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.
Giáo dục ý thức, trách nhiệm với môi trường, cuộc sống, xây dựng trường
học xanh sạch đẹp ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu quê hương đất nước.

d. Phát triển năng lực:
Năng lực
1. NL tự học Học sinh tự tìm hiểu:

Nội dung

(tìm tài liệu, - Khái niệm ô nhiễm môi trường.
phân tích,
tổng hợp)
2. NL giải

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Đề xuất các biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi

quyết vấn đề trường.
- Thiết kế túi đựng thực phẩm không gây ô nhiễm môi trường thay
3. NL tư duy cho túi lilong hằng ngày.
sáng tạo.

4. NL quản

5. NL giao

- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Chế tạo các sản phẩm làm từ rác tái chế.
- Quản lý bản thân gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường.
- Quản lý nhóm và lớp gương mẫu trong quá trình thực tế bảo vệ
môi trường và chăm sóc khu di tích đền thầy Chu Văn An.
- Tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường


tiếp
6. NL hợp
tác
7. NL sử
dụng CNTT
8. NL sử

- Trong hoạt động nhóm: Tìm kiếm và tổng hợp kiến thức, cùng vẽ
tranh cổ động, cùng viết bài luận tuyên truyền, cùng làm các sản
phẩm sáng tạo… trong việc bảo vệ môi trường.
- Thiết kế video tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Khai thác tư liệu qua mạng Internet về ô nhiễm môi trường và các
biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Tiếng việt tìm kiếm và tổng hợp kiến thức, cùng vẽ tranh cổ
13


động, cùng viết bài luận tuyên truyền, cùng làm các sản phẩm sáng

dụng ngôn

tạo… trong việc bảo vệ môi trường.

ngữ

- Tiếng Anh: viết bài luận, vẽ tranh cổ động gửi tới bạn bè quốc tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
* Giáo viên:

- Tài liệu: Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học, sách giáo khoa, sách giáo
viên…
- Dụng cụ, thiết bị như: Máy tính có kết nối internet, máy chiếu, máy quay
phim, máy ảnh, tranh ảnh, các loại tài liệu có liên quan đến ô nhiễm môi trường.
- Video về ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Tranh ảnh về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Một số số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và của địa
phương em nói riêng.
b. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp bảo
vệ môi trường liên quan đến bài học.
- Viết bài thu hoạch sau khi học xong bài ô nhiễm môi trường.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp 9A……………..Sĩ số 36/36 ……………..Học sinh vắng : Không.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên mà em
biết. Tác hại của những việc làm đó, những hành động cần thiết để khắc phục
ảnh hưởng xấu đến môi trường?

3. Bài mới
* Đặt vấn đề: Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc:
1 nhóm học sinh lên hát bài: “Hành tinh xanh”. (Phụ Lục 1)
14


Qua bài hát các bạn vừa trình bày các em cảm nhận rằng môi trường có ý
nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của con người nói chung và của các sinh
vật trên trái đất nói riêng. Thế nhưng thực trạng môi trường hiện nay đang là
một vấn đề rất báo động về mức độ ô nhiễm của môi trường. Vậy nguyên nhân

do đâu chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiết học ngày hôm nay?
Hoạt động 1. Ô nhiễm môi trường là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Yêu cầu: Các em quan sát lên màn hình theo - Học sinh theo dõi và quan sát
dõi 1 đoạn video và 1 số hình ảnh ô nhiễm phóng sự, hình ảnh, kết hợpthông
môi trường kết hợp thông tin SGK, kiến thức tin SGK, kiến thức đã học (môn
đã học (môn Giáo dục công dân 7, môn Địa lí Giáo dục công dân 7, môn Địa lí,
7- Bài: ô nhiễm môi trường) ( Phụ lục 2)

môn Sinh học 9- Bài: ô nhiễm
môi trường).

Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đang hoạt động

núi lửa đang phun trào

Phương tiện giao thông đang hoạt động

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại

Để trả lời 2 câu hỏi:

Học sinh trả lời câu hỏi.

? Ô nhiễm môi trường là gì?

Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác


? Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường?

nhận xét, bổ sung nếu cần.

15


Tiểu kết:

* Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là hiện

tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học
của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống của con người và sinh vật.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môitrường

Hoạt động của con
Hoạt động của tự nhiên:
người (Chủ yếu)
Núi lửa,thiên tai, lũ lụt…
Hoạt động 2. II. Tìm hiểu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
HS tìm hiểu nội dung qua thông tin SGK kết hợp kiến thức đã học ở các môn:
hóa học, công nghệ, vật lí, Giáo dục công dân -> hoạt động nhóm (3 phút).
Vẽ sơ đồ tư duy với chủ đề:
? Có những tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm môi trường (Phụ lục 2)
GV chiếu sơ đồ tư duy (camera vật thể) của 1 nhóm => nhận xét

Giáo viên đi vào nội dung cụ thể
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt


16


1. Dựa vào thông tin SGK/Tr161 và kiến
thức đã học ở môn hóa học. HS trả lời câu
hỏi sau:

- Học sinh trả lời câu hỏi.

Các khí nào có trong thành phần không khí - HS khác bổ sung nếu cần
gây độc hại cho cơ thể người và sinh vật?

CO ,

*Các khí độc hại:

SO2
NO2

?

CO2
…….

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời 2 HS thảo luận nhóm (2 phút) trả lời:
câu hỏi sau:
Câu 1: Nêu các hoạt động của con người
gây ô nhiễm môi trường không khí?

Hoạt động


Nhiên liệu bị đốt
cháy

1. Giao thông vận tải:

Xăng, dầu, than đá

- Ô tô, xe máy, tàu lửa ….
2. Sản xuất công

Xăng, dầu, than đá

nghiệp

….

- Máy cày, máy bừa…
3. Sinh hoạt: Đun nấu, Than củi, khí đốt,
chế biến thực phẩm… rác thải, rơm rạ…

- Hiệu ứng nhà kính
- Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều
Câu 2: Tác hại của ô nhiễm không khí đối

bệnh hiểm nghèo. ....

với con người và sinh vật?

* Các hoạt động chủ yếu gây ô nhiễm

17


không khí: Đun than, củi, các động cơ
chạy bằng xăng dầu (xe máy, ô tô,
máy nổ...), bếp ga, lò sản xuất gạch
ngói, nhà máy điện Phả Lại, nhà máy
xi măng Hoàng Thạch, nhà máy
nhôm Đông Á…
HS tìm hiểu thêm kiến thức về nghị
định thư Kiôtô.

Mưa axit

- Liên hệ: Kể tên những hoạt động đốt
cháy nhiên liệu ở gia đình em , ở địa
phương có thể gây ô nhiễm không khí?
* Lưu ý: việc đốt cháy nhiên liệu trong gia
đình như: than, củi, gas…sinh ra lượng
CO2, chất này tích tụ sẽ gây ô nhiễm.Vậy
trong từng gia đìnhcó biện pháp thông
thoáng khí để tránh khí độc.
GV : Dựa vào kiến thức Địa lí 7 em hãy
cho biết các nước trên thế giới đã tham gia
kí kết nghị định gì về cắt giảm lượng khí
thải toàn cầu ?=>Nghị định thư Kiôtô
Yêu cầu: HS về nhà tìm hiểu thêm kiến
thức về nghị định thư Kiôtô.
Tiểu kết:


Đốt cháy nhiên liệu: gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt, …
Các hoạt động giao thông vận tải

Nguyên nhân
Tác hại

Các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,…18
Mưa
làm kính:
chết cây
tới môi
Hiệu axit:
ứng nhà
Làmcối,
tráiảnh
đấthưởng
nóng lên,
băngtrường
ở hai
C
ác
hoạt
động
sản
xuất
công
nghiệp,
sinh
hoạt,…


Ô
nhiễm
môi
gâytrình
ra nhiều
bệnh hiểm
nước,
mòn trường
các công
xây dựng,
tượngnghèo
đài, …
cực
tanănchảy…


2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết

HS nghiên cứu thông tin SGK

hợp kiến thức đã học ở môn Công nghệ 7 trả

kết hợp kiến thức đã học ở môn

lời câu hỏi sau:

Công nghệ 7 trả lời câu hỏi sau:

? Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào,


-Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

chúng có tác hại gì đối với môi trường.

thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt
nấm gây bệnh....
-Nếu sử dụng không hợp lí tác
xấu đến hệ sinh thái, ảnh hưởng
không tốt tới sức khỏe của con

? Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: thuốc trừ

người

sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm gây bệnh....
được phát tán bằng các con đường nào.
GV yêu cầu HS lên trình bày con đường phát
tán các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc
hóa học qua hình ảnh:

19


GV tích hợp với Lịch sử lớp 9 bài 28: mục V "
Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến * Các chất độc hóa học  tích tụ
tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)- Mĩ rải chất trong môi trường nước  ô
độc hóa học xuống các cánh rừng của Việt nhiễm mạch nước ngầm.
Nam.( Phụ lục 4)


* Các chất độc hóa học (hơi)

GV gọi 1 học sinh lên thuyết trình

theo mưa  ao, sông, biển 

Ngày 10 - 8 - 1961, khi chiếc máy bay trực Tích tụ ô nhiễm nguồn nước.
thăng H34 của không lực Hoa Kỳ thực hiện
chuyến bay rải chất độc bắt đầu cuộc chiến
tranh hoá học dã man bậc nhất trong lịch sử
nhân loại. Có hơn 1.500 ha rừng, hoa màu thời
đó đã bị chết do chất độc từ máy bay Mỹ thả
xuống. Rồi lớp lớp người từ chiến trường xưa
kia bị nhiễm độc trở về.Trên toàn lãnh thổ Việt
Nam hiện có hàng nghìn cháu bé bị dị tật bẩm
sinh do nhiễm chất độc đioxin… Đó là đỉnh

(Chất độc màu da cam làm rụng lá
cây)

điểm, cũng là tận cùng của di chứng tội ác.
Việc Đế quốc Mỹ dội bom xuống các cánh
rừng Trường Sơn không những làm giảm diện
20


tích rừng che phủ của ta, mà còn làm cho môi
trường bị ô nhiễm nặng mà còn kéo dài qua rất
nhiều năm, rất khó khắc phục.
? Chất độc hóa học làm rụng lá cây trong

chiến tranh đã gây tác hại gì?
GV cung cấp thêm thông tin qua video hậu quả
của nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam
(Chất Dioxin gây đột biến gen)
Chất độc hóa học quân đội Mỹ
sử dụng trong chiến tranh đã
phá hủy môi trường và để lại
nhiều hậu quả nghiêm trọng, lâu
dài cho con người
Tiểu kết:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ,
đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi)  nước ma  đất (tích tụ)  Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất  nước ma  ao hồ, sông, biển (tích tụ)  bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3. Ô nhiễm do chất phóng xạ
GV chiếu video (sự cố nhà máy điện nguyên
tử), yêu cầu HS nghiên cứu thông tin kết hợp
với kiến thức Vật lí 9 cùng thảo luận:
1. Các chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu ?

Nguồn gốc chủ yếu từ nhà máy

2. Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế

nguyên tử và các vụ thử vụ khí

nào ?


hạt nhân...
- Tác hại : Gây đột biến ở người
và sinh vật, gây một số bệnh và
tật di truyền ở người đặc biệt
21


bệnh ung thư...

Tiểu kết:
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà
máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn
HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận theo

* Chất thải rắn gồm: cao su,

nhóm để nêu được các chất thải rắn gồm những nhựa, thủy tinh, kim loại, túi
dạng nào? Nguồn gốc và tác hại do ô nhiễm

nilon, giấy, thức ăn thừa, tro....

chất thải rắn? Hoàn thành bảng 54.2 SGK.

* Tác hại : Gây ô nhiễm môi
trường, tạo điều kiện cho sinh
vật gây bệnh phát triển , một số
chất thải rắn gây cản trở giao
thông , gây tai nạn cho người..

Chất thải rắn từ

Y tế

gia đình

Con
người

Nước thải
của các
nhà máy.
Nông nghiệp

5.Ô nhiễm do các sinh vật gây bệnh
22


GV : Qua kiến thức thực tế ,các môn học và

Do ăn thức ăn không nấu chín,

hình vẽ trên, hãy cho biết một số bệnh ở người

không rửa sạch có mang mầm

và động vật do vi sinh vật gây ra?

bệnh như trứng giun, ấu trùng


HS nêu một số bệnh: giun sán, sốt rét, tả lị..

sán ...

? Nguyên nhân của bệnh giun sán.

Tiêu diệt muỗi mang ký sinh
trùng sốt rét, diệt bọ gậy, giữ cho
nơi ở thoáng mát, sạch sẽ, giữ vệ

? Cách phòng tránh bệnh sốt rét

sinh nguồn nước, ngủ phải mắc
màn ...
Do ăn thức ăn không vệ sinh, bị
nhiễm các sinh vật gây bệnh như

? Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tả, lị
Tiểu kết:

E.coli ...

- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không đợc thu gom và xử lí: phân,
rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệnh vào cơ thể ngời gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ
sinh môi trường chưa tốt...
IV. CỦNG CỐ
Hoạt động nhóm thời giam 3 phút vẽ sơ đồ tư duy cho nội dung tiết học hôm nay:

23



V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nhóm 1: Học sinh tự thiết kế Video về tác nhân gây ô nhiễm môi trường và biện
pháp bảo vệ môi trường theo nhóm (Phụ lục 5).
Nhóm 2: Sưu tầm tư liệu hoặc hình ảnh học sinh lớp 9A đã tham gia vệ sinh môi
trường và chăm sóc cảnh quan khu di tích (Phụ lục 6).
Nhóm 3: GV: Có ý kiến cho rằng: “Môi trường có vai trò quan trọng đối với đời
sống con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Viết bài
luận văn chuyển tải những thông điệp, ý tưởng mong muốn, bày tỏ thái độ của
mình với môi trường. Từ đó các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ môi
trường xanh, sạch, đẹp ở trường học, khu dân cư, đường phố, ... Có thái độ, hành vi
ứng xử thân thiện với môi trường (Phụ lục 7).
Nhóm4: Vẽ Sơ đồ tư duy các biện pháp bảo vệ môi trường (Phụ lục 8).
Nhóm 5: Bài luận văn bằng tiếng anh chuyển tải những thông điệp, ý tưởng mong
muốn, bày tỏ thái độ của mình để bảo vệ môi trường cho bạn bè quốc tế (Phụ lục
9).
SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH BÁO CÁO
THÔNG QUA BÀI HỌC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
24


BÀI 54 - Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Ổn định tổ chức lớp
Lớp 9A……………..Sĩ số 36/36 ……………..Học sinh vắng : Không.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
3. Bài học
Hoạt động 1: TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nhóm 1: Học sinh tự thiết kế Video về tác nhân gây ô nhiễm môi trường và

biện pháp bảo vệ môi trường theo nhóm (Phụ lục 5).
Nhóm 2: Sưu tầm tư liệu hoặc hình ảnh học sinh lớp 9A đã tham gia vệ sinh
môi trường và chăm sóc cảnh quan khu di tích (Phụ lục 6).
Nhóm 3: GV: Có ý kiến cho rằng: “Môi trường có vai trò quan trọng đối với
đời sống con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Viết
bài luận văn chuyển tải những thông điệp, ý tưởng mong muốn, bày tỏ thái độ
của mình với môi trường. Từ đó các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo
vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường học, khu dân cư, đường phố ... Có thái
đô, hành vi ứng xử thân thiện với môi trường (Phụ lục 7).
Nhóm4: Vẽ Sơ đồ tư duy các biện pháp bảo vệ môi trường (Phụ lục 8).
Nhóm 5: Bài luận văn bằng tiếng anh chuyển tải những thông điệp, ý tưởng
mong muốn, bày tỏ thái độ của mình để bảo vệ môi trường với bạn bè quốc tế
(Phụ lục 9).
Nhóm 6: Tự làm đồ dùng tự chế từ phế thải.

Hoạt động 2:

XỬ LÍ TÌNH HUỐNG VỀ MÔI TRƯỜNG

25


×