THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Dạy học văn bản Truyện hiện đại Việt Nam - Ngữ văn 9 theo định
hướng phát triển năng lực học sinh „
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn 9.
3. Tác giả: - Họ và tên: Phạm Thị Thu Hà
Nam (nữ): Nữ
- Ngày tháng/năm sinh: 19/5/1981
- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Văn
- Chức vụ: Tổ trưởng tổ KHXH
- Đơn vị :Trường THCS Nguyễn Trãi
- Điện thoại: 01682777219
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Tên đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi
- Địa chỉ: Phường Bến Tắm - Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 03203887113
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Các thiết bị, đồ dùng hỗ trợ giảng dạy: máy tính, máy chiếu...
- Sự ủng hộ hợp tác của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
- Đặc biệt là tác nghiệp từ phía đồng nghiệp và các em học sinh khối 9.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 8 năm 2014 đến tháng
1 năm 2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ :
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Phạm Thị Thu Hà
TÓM TẮT SÁNG KIẾN:
1
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Việc đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn vẫn đang là một vấn đề quan
trọng có tính thời sự được nhiều cấp học, bậc học quan tâm . Đặc biệt với đề án
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam thì bộ môn ngữ văn cũng
phải có bước chuyển mình để đáp ứng xu thế đó. Dạy học các văn bản truyện
hiện đại Việt Nam - Ngữ văn lớp 9 chiếm một vị trí quan trọng trong chương
trình. Từ các văn bản học sinh sẽ có những ngữ liệu để khai thác những kiến
thức thuộc phân môn: Tiếng Việt và Tập Làm Văn. Đồng thời nắm vững về tác
phẩm truyện hiện đại Việt Nam sẽ rất hũu ích để các em làm tốt kiểu bài nghị
luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Giúp các em đạt kết quả cao trong các
kì thi đặc biệt kì thi vào THPT sắp tới.
Vậy Làm thế nào để dạy các văn bản truyện hiện đại Việt Nam thành
công, phát huy được năng lực của học sinh. Trước hết tôi nghiên cứu các văn
bản pháp quy của ngành, căn cứ vào thực trạng dạy học ngữ văn của nhà
trường, mạnh dạn phân tích nguyên nhân, để tìm ra những giải pháp phù hợp.
Trong sáng kiến này tôi đã so sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng
các biện pháp và đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát huy tốt năng
lực của học sinh, hiệu quả dạy học được nâng lên rõ rệt.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
+ Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dàng hỗ trợ giảng dạy và học tập.
- Sự ủng hộ hợp tác cảu các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
- Đặc biệt là sự tác nghiệp từ phía đồng nghiệp và các em học sinh.
+Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8/2014 đến tháng 1/2015
+ Đối tượng thực nghiệm là học sinh khối 9
3. Nội dung sáng kiến:
2
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho
học sinh là một vấn đề mới và khó thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đồng
nghiệp. Nếu như trước đây chúng ta loay hoay tìm lời giải cho bài toán đổi
mới, thì giờ đây khi có lý luận soi sáng việc tìm ra những giải pháp sẽ có những
cơ sở khoa học vững chắc hơn. Tôi mạnh dạn trình bày những biện pháp mới
đã được áp dụng và có kết quả tốt trong việc dạy học văn bản Truyện hiện đại
Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Mặc dù sáng kiến tập trung ở phạm vi là văn bản Truyện hiện đại Việt
Nam ở lớp 9 song có thể áp dụng rồng rãi với tất cả các khối lớp, các kiểu văn
bản, các trường THCS vì tất cả các bước đều phù hợp với đối tượng là giáo
viên và học sinh lớp 9.
Khi sáng kiến thành công sẽ đem lại lợi ích : Giáo viên chủ động, hứng
thú giảng dạy, học sinh tích cực học tập phát huy được năng lực, hình thành
những phẩm chất tốt đẹp từ đó nâng cao hiệu quả dạy học ngữ văn trong nhà
trường.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Qua một quá trình áp dụng sáng kiến có thể khẳng định chất lượng dạy
học ngữ văn được nâng lên đáng kể. Học sinh hứng thú học tập, phát huy được
rất nhiều năng lực cho học sinh, các năng lực đặc thù và năng lực chuyên biệt,
hình thành giờ học trở nên sôi nổi, chất lượng các bài tập làm văn được cải
thiện rõ rệt. Các phẩm chất tốt đẹp của học sinh cũng được hình thành như tình
yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước...
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Để sáng kiến được mở rộng, đề nghị tất cả các lực lượng giáo dục phải
có sự phối hợp nhịp nhàng, các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, giáo viên
ngữ văn và các em học sinh lớp 9 phải luôn có ý thức đổi mới. Các cấp quản lý
tạo điều kiện đầu tư môi trường giáo dục cho các nhà trường.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
3
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Việc đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn vẫn đang là một vấn đề quan
trọng có tính thời sự được nhiều cấp học, bậc học quan tâm . Đặc biệt với đề án
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam thì bộ môn ngữ văn cũng
phải có bước chuyển mình để đáp ứng xu thế đó.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
cho học sinh là một vấn đề mới đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo
các nhà sư phạm. Việc đổi mới theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp bộ
môn ngữ văn thực sự phát huy hết vai trò của mình khi giúp học sinh hình
thành được phẩm chất, phát triển năng lực vốn có hoặc tiềm ẩn của mình.
Dạy học các văn bản truyện hiện đại Việt Nam- Ngữ văn lớp 9 chiếm
một vị trí quan trọng trong chương trình. Từ các văn bản học sinh sẽ có những
ngữ liệu để khai thác những kiến thức thuộc phân môn: Tiếng Việt và Tập
Làm Văn. Hầu hết các văn bản truyện đều tái hiện cuộc sống đang diễn ra
xung quanh... qua đó giúp các em có cái nhìn khách quan chân thực về cuộc
sống. Đồng thời nắm vững về tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam sẽ rất hũu ích
để các em làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Giúp
các em đạt kết quả cao trong các kì thi đặc biệt kì thi vào THPT sắp tới.
Vậy Làm thế nào để dạy các văn bản truyện hiện đại Việt Nam thành
công điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó người thầy có một vị trí
vô cùng quan trọng. Vấn đề này Bộ Giáo Dục, Sở giáo Dục , Phòng giáo dục và
các tổ chuyên môn của nhà trường đang sôi nổi thảo luận. Tối mạnh dạn xin
được đề xuất một số giải pháp “Dạy học văn bản Truyện hiện đại Việt Nam Ngữ văn 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh „
2. Cơ sở lý luận
4
Trong Báo cáo chính trị Đại Hội Đáng toàn quốc lần thứ XI đã xác định :
“Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý
tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội”
Nghị quyết 29 của ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8( Khóa XI)
đã nêu rõ yêu cầu “ Đổi mới căn bản , toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong
đó việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng
tâm của việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển
năng lực người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong
chiến lược phát triển đất nước”.
Thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định “Dạy
học phát triển năng lực là đổi mới căn bản cốt lõi nhất của đổi mới giáo dục
hiện nay”
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung (Học viện quản lý giáo dục) cho rằng:
“Đổi mới giáo dục là chúng ta không quá chú trọng vào mục tiêu kiến thức,
phải đặc biệt chú trong mục tiêu hình thành năng lực cho người học”. PGS, TS
Hà Thế Truyền khẳng định việc xác định năng lực người học là khâu tiên quyết
là chìa khóa đổi mới giáo dục hiện nay.
Vậy đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển
năng lực là thế nào? Làm thế nào để giúp học sinh phát triển được năng lực
thông qua dạy học văn bản truyện hiện đại Việt Nam? Người thầy phải đổi mới
ra sao để đáp ứng được xu hướng đổi mới đó? PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống cho
rằng đây là một bài toán khó của nền giáo dục Việt Nam tiếp cận năng lực học
sinh cần vừa phù hợp với thực tiễn đất nước vừa hội nhập với xu thế trên thế
giới.
5
Năm học 2014- 2015 là năm học thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Sở giáo dục Hải Dương cũng
có văn bản chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ năm học, tổ chức hội thảo (Từ
3/8- 5/8/2014) vấn đề này tại SGD. Đại biểu tham dự hội thảo là những cán bộ
quản lý giáo viên cốt cán của 12 huyện thị đã có những ý kiến sôi nổi. Thực
hiện nhiệm vụ đó Phòng GD TX Chí Linh cũng đã tổ chức tập huấn (14/815/8/2014) cho toàn bộ giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong toàn thị xã.
Đứng trước nhiệm vụ đó của ngành, bản thân là giáo viên được phân
công giảng dạy bộ môn ngữ văn 9 nhiều năm tôi nhận thấy với học sinh lớp 9,
đây là năm học cuối cấp , việc dạy học các văn bản truyện hiện đại Việt Nam
Ngữ văn 9 theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Vì năm học này có tính chất như bước ngoặt giúp các em có những
phẩm chất và năng lực cơ bản để có thể bước tiếp lên bậc THPT...Qua thực tế
giảng dạy, đặc biệt khi dạy các văn bản truyện hiện đại Việt Nam ở những lớp
định hướng học sinh phát triển tốt các năng lực , song ở những lớp thường học
sinh còn rụt rè chưa tự tin, phát triển năng lực của mình, kĩ năng giáo tiếp còn
kém, năng lực phản biện còn hạn chế....Tôi đã nghiên cứu vấn đề này và đưa ra
một số giải pháp để phát triển năng lực cho học sinh nâng cao chất lượng học
tập bộ môn và bước đầu thu được kết quả khả quan. Xin được trình bày một vài
kinh nghiệm “Dạy học văn bản Truyện hiện đại Việt Nam- Ngữ văn 9 theo
định hướng phát triển năng lực học sinh „ tôi đã đúc kết trong quá trình dạy
học để bạn bè đồng nghiệp cùng trao đổi nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn phù hợp với xu thế đổi mới hiện nay.
3. Thực trạng của việc dạy học các văn bản truyện hiện đại Việt Nam lớp 9
3.1.Khảo sát thực trạng đầu năm học .
3.1.1.Về phía giáo viên:
6
Nhiều giáo viên tâm huyết với bộ môn Ngữ văn cho rằng việc dạy học
tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam vẫn chưa tạo sức hút cho học sinh. Chưa
vận dụng có hiệu quả lý luận dạy học vào thực tiễn bài giảng nên nhiều giờ dạy
giáo viên vẫn chưa thực sự giúp học sinh thể hiện cái riêng trong tiếp nhận văn
bản. Sự phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thực ra vẫn mang tính
chất nửa vời. Nhiều giờ dạy vẫn như là sự gò bó, áp đặt. Không phát huy được
năng lực tư duy sáng tạo của các em. Đôi khi giáo viên dạy học còn đọc chép,
dạy kiểu nhồi nhét, dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học...Dạy học không
gắn với thực tiễn ....nên hiệu quả thực sự của học sinh chưa cao, nhiều học sinh
chưa biết viết văn, chữ viết nguệch ngoạc, cảm nhận còn ngô nghê, non nớt...
Thống kê các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam chương trình lớp 9
STT
TÊN TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
TIẾT PPCT
1
2
3
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc Lược Ngà
Kim Lân
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Quang Sáng
Tiết 66,67
Tiết 71.72
Tiết 76.77
Nguyễn Minh Châu
Lê Minh Khuê
Tiết 141
Tiết 144,145,146
4
HDĐT Bến Quê
5
Những ngôi sao xa xôi
3.1.2.Về phía học sinh:
Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không
khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học Ngữ văn ở
các trường phổ thông. Thái độ đối với môn Ngữ văn của các em có sự phân biệt
rất rõ do tính thực dụng trong xã hội. Số đông học sinh hiện nay có thiên hướng
học các môn tự nhiên vì vậy môn Ngữ văn cũng như nhiều môn khoa học xã
hội khác chưa được chú trọng. Rất ít học sinh nhận thức được rằng học văn là
để thưởng thức văn chương, để bồi đắp mĩ cảm, để hoàn thiện nhân cách... Học
sinh học văn chỉ để đối phó với các kì thi quan trọng. Chính vì vậy nên học
sinh thường sợ học văn, ngồi học thụ động, không cảm xúc, không sáng tạo,
mất dần chính mình, phụ thuộc nhiều vào các bài văn mẫu....
Đặc biệt khi học tác phẩm truyện Hiện Đại Việt Nam học sinh không
chịu khó đọc - hiểu văn bản, hệ thống các câu hỏi soạn bài phụ thuộc vào sách
7
học tốt. Học sinh khó khăn khi tiếp cận, hiểu sâu các tác phẩm này, khi làm
kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện không tránh khỏi sự hời hợt, sơ sài.
Đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng về các năng lực được phát
huy trong giờ học ngữ văn ở bốn lớp khối 9.
Tổng số học
Phát huy tốt các
Chưa phát huy hết
năng lực
năng lực
SL
%
28
73.7
Khối
sinh
9A
38
SL
10
%
26.3
9B
35
7
20
28
80
9C
35
8
22.9
27
71.1
9D
35
5
14.3
30
85.7
Tổng
143
30
21
113
79
3.1.3.Về phía phụ huynh:
Đa số phụ huynh lo lắng trước thực trạng học văn của con em mình.
Nhiều em bị ảnh hưởng của kiểu phát ngôn tự do trên facebook, sử dụng ngôn
ngữ Chát, ngôn ngữ tin nhắn... nên có những bài văn không sao dịch nổi. Cách
diễn đạt thì cốc lốc khô khan....Song họ cũng chỉ biết trông cậy vào nhà trường
“Trăm sự nhờ thầy cô „ chính vì vậy vai trò của người thầy lại càng quan trọng
hơn bao giờ hết.
Qua thực trạng trên ta thấy việc dạy học các tác phẩm truyện hiện đại
Việt Nam còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết các năng lực cho học sinh. Để
giải quyết thực trạng này chúng ta cần xác định được những nguyên nhân căn
bản.
3.2 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học.
Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân , song có thế chỉ ra
một số nguyên nhân cơ bản sau:
Nhiều giáo viên còn lúng túng khi xác định mực tiêu bài học. Nhiều tác
phẩm truyện hiện đại việt Nam khó phân tích tiếp cận. Khi dạy tác phẩm truyện
8
hiện đại chưa chú trọng phát triển năng lực cho học sinh. Chưa đổi mới phương
pháp dạy học, chưa thấm nhuần chân lý “ Dạy học vì sự tiến bộ của học sinh „
Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn
như cơ sở vật chất , thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin- truyền thông
vừa thiếu vừa chưa động bộ, làm hạn chế việc áp dụng phương pháp dạy học
hiện đại.
Về phía học sinh do đa số các em lười học, ngại suy nghĩ, phụ thuộc vào
mạng goole hoặc chưa biết cách khai thác các thông tin trên mạng để có
phương pháp học tập hiệu quả. Một sô học sinh nghiện thế giới ảo nên không
có tâm trí học tập. Đó chính là những nguyên nhân khiến cho các em không thể
chủ động trong học tập, làm cho giờ học Ngữ văn không đạt được hiệu quả như
giáo viên mong muốn. Chính điều đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập
môn ngữ văn.Từ đó tôi mạnh dạn đề xuất một sô giải pháp “Dạy học văn bản
truyện hiện đại Việt Nam - Ngữ văn 9 theo định hướng phát triển năng lực
học sinh „
4. Một số giải pháp dạy học văn bản truyện hiện đại Việt Nam - Ngữ văn 9
theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
4.1. Đổi mới mục tiêu bài giảng ngữ văn theo định hướng phát triển năng
lực:
Theo tuyên ngôn của tổ chức UNESSCO - Bốn trụ cột của giáo dục bao
gồm: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to do), Học để tự
9
khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống (Learning to live
together). Đây cũng là mục tiêu cần hướng tới của môn ngữ văn cũng như toàn
xã hội.
Trước hết phải hiểu rõ khái niệm Năng lực đây là một vấn đề rộng với
nhiều định nghĩa khác nhau:
Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La
tinh “competentia „. “ Năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác động một
cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải
quyết những vấn đề do những tinh huống này đặt ra „
(Theo Xavier
Roegiers – Làm thế nào để phát triển các năng lực nhà trường). Hoặc như GS.
TS Đinh Quang Báo lấy dấu hiệu từ các yếu tố tạo thành khả năng hành động “
Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức kinh nghiệm , kỹ năng ,
thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong
các tình huống đa dạng của cuộc sống „ (Hội thảo đổi mới chương trình SGK
– Bộ Giáo dục tổ chức 10- 12/12/2012 tại Hà Nội)
-Trong giáo dục Theo định hướng năng lưc học sinh quan trọng là xác
định rõ những năng lực cần có và có thể phát triển trong dạy học .Trong đó
gồm năng lực chung có thể phát triển ở các môn học khác nhau và năng lực
riêng
Theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề Đức, cấu trúc
chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4
năng lực thành phần sau:
Các thành phần cấu trúc của năng lực
- Năng lực chuyên môn (Professional competency):
- Năng lực phương pháp (Methodical competency):
- Năng lực xã hội (Social competency):
- Năng lực cá thể (Induvidual competency):
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định
hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển
10
năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn
mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và
năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà
có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành
trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.
-Trước hết là nhóm năng lực cốt lõi chung:
Năng
lực
cốt lõi
Nhóm
NLNL
Nhóm
làmchủ
chủ
làm
và PT
và
bảnbản
thân
thân
Năng lực
tự học
Năng lực
giải quyết
vấn đề
Nhóm
năng
lực
công cụ
Nhóm
Nhóm
NL NL
quan
hệ hệ
quan
xã xã
hộihội
Năng lực
sáng tạo
Năng lực
tự quản lý
Năng lực
giao tiếp
Năng lực
hợp tác
Năng lực
Sử dụng
CN-TT
Năng lực
sử dụng
ngôn ngữ
Năng lực
tính toán
Năng lực giao tiếp
- Phát triển cho học sinh những năng lực chuyên biệt:
Nghe đọc
Nói, viết
Tiếp nhận văn bản
Tạo lập văn bản
11
Năng lực đọc hiểu
Năng lực tập làm văn
Qua bài giảng ngữ văn phải giúp học sinh hình thành những phẩm chất:
(1) Yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước.
(2) Nhân ái khoan dung.
(3) Trung thực, tự trọng, chí công vô tư.
(4) Tự lập tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó.
(5) Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước với nhân laoij và môi
trường tự nhiên.
(6) Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng chấp hành kỉ luật, pháp luật.
Để hình thành được những phẩm chất năng lực đó trong môn ngữ văn thì
nhất thiết phải cải tiến phương pháp dạy học.
Tuy nhiên để đổi mới giảng dạy tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam để
phát triển năng lực cho học sinh không chỉ đổi mới mục tiêu bài giảng mà còn
phải cải tiến phương pháp dạy học.
4.2. Cải tiến các phương pháp dạy học
4.2.1. Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống:
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình đàm thoại,
luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học . Đổi mới
phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học
12
truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến nâng cao hiệu quả và
khắc phục những nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương
pháp dạy học này người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng
thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài
lên lớp .
Chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kĩ thuật trình bày giải thích trong thuyết
trình, kĩ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại :
Ví dụ : Khi vào bài “Lặng lẽ Sapa „ – Ngữ Văn 9. Giáo viên mở bài bằng
cách cho học sinh quan sát bản Đồ Tự nhiên Việt Nam và vị trí của SAPA. Học
sinh lên bảng xác định theo yêu cầu của giáo viên:
Cách vào bài này vừa rèn cho học sinh năng lực quan sát, năng lực sử
dụng công nghệ thông tin.. tạo hứng thú và trải nghiệm thực tế cho học sinh
tiếp cận bài mới một cách tự nhiên nhất.
Minh họa cụ thể giáo án 1.2 phụ lục.
4.2.2: Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học:
13
Không có một phương pháp dạy học nào hoàn toàn phù hợp với mọi
mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp hình thúc có một ưu nhược
điểm riêng vì vậy việc phối hợp các phương pháp và hình thúc dạy học là
phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy
học. Dạy toàn lớp , dạy theo nhóm, nhóm đôi và dạy học các thể là những hình
thúc cần kết hợp với nhau.
Chẳng hạn, khi học về văn bản Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9 có thể tổ chức
các góc: Viết bài luận, sáng tác thơ nhạc, vẽ tranh, xem băng hình, thảo luận...
về nội dung liên quan đến bài học.
Ví Dụ: Minh họa giáo án 1,2 - Phụ lục.
4.2.3: Thực hiện dạy học tích hợp, liên môn:
Theo ThS Đỗ Thu Hà dạy học tích hợp là tổ chức nội dung dạy học sao
cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng cần thiết thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình
thành kiến thúc kĩ năng cho học sinh, hình thành các năng lực cần thiết.
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,
hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập
cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên
môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến
thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được
sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào
thực tiễn.
Nói một cách ngắn gọn, dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong
đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức,
kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập,
đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển
14
được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập
và trong thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên tích hợp trong môn ngữ văn không chỉ là sự tích hợp ba phân
môn Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn mà học sinh còn biết vận dụng những
kiến thức tổng hợp những hiểu biết về ngôn ngữ, văn học, lịch sử, địa lý, phong
tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Điều này cũng thể
hiện rõ một trong những nhiệm vụ môn học là cá thể hóa người học.
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo
viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi
học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao
nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn
kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên
cứu.
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham
gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở
học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem
xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận
thức vấn đề một cách thấu đáo.
Ví Dụ: Minh họa giáo án 1,2- Phụ lục.
4.2.4: Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề:
Dạy học giải quyết vấn đề ( Dạy học nêu vấn đề) là quan điểm dạy học
nhằm phát triển năng lực tư duy khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học
được đặt trong một tình huống có vấn đề đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn
15
nhận thức thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ
năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ
bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Trong Tác phẩm truyện
có rất nhiều vấn đề đặt ra về cuộc sống, con người... Vì Vậy kiểu dạy học nêu
vấn đề là hoàn toàn phù hợp. Ở kiểu dạy học này giáo viên và học sinh phải
chuẩn bị tốt những hoạt động sau:
- Tiểu sử tác giả
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Nghệ thuật đặc sắc
- Nội dung chủ đề tác phẩm.
- Để thực hiện tốt giáo viên nên chia thành các hoạt động nhóm để gieo
vấn đề.
GIÁO VIÊN
1. Hình thành nhóm
HỌC SINH
1. Xác định rõ vấn đề
2. Giới thiệu tình huống chứa đựng 2. Đề xuất ý tưởng, giải pháp; xác định
vấn đề; giới thiệu vấn đề;
những kiến thức đã biết, chưa
3. Thúc đẩy các nhóm;
biết để giải quyết vấn đề
4. Phản hồi kết quả hoạt động nhóm;
3. Tự nghiên cứu, tìm hiểu các thông
5. Sử dụng các câu hỏi để định hướng tin chưa biết
các hoạt động của học sinh và đưa ra 4. Kiểm nghiệm giả thuyết, giải pháp
các gợi ý nếu cần
5. Trình bày kết quả giải quyết vấn đề
Ví Dụ: Minh họa giáo án 1,2- Phụ lục.
4.2.5: Thực hiện dạy học tăng cường sử dụng công nghệ thông tin
4.2.5.1. Giáo viên
TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng “Đã đến lúc nếu không nói là đã quá
muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học ở bộ môn ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả”.
16
- Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận
lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây. Việc
khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn :
+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet
+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ...
Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc
biệt cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập
nhật vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ,
hình vẽ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.
Ví dụ: Khai thác các đoạn phim về các tác giả văn học, các tác phẩm văn học
được chuyển thể thành phim hoặc bài hát, khúc ngâm …cần thực hiện thao tác:
Mở các băng hình, các đĩa CD - Rom, lựa chọn các đoạn phim có thể làm tư
liệu giảng dạy, sử dụng phần mềm cắt các đoạn phim rồi lưu vào máy tính
thành các file dữ liệu trong thư viện tư liệu để phục vụ giảng dạy…
Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện
tư liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần
lưu trữ thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng.
Ví Dụ: Minh họa giáo án 1,2- Phụ lục.
4.2.5.2. Hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ học
tập.
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trên tất
cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
của học sinh. Nhiều em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo nhiều
phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là tính năng
17
động, sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng
là xu hướng chung trong giáo dục thời đại hiện nay.
- Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web và yêu
cầu các em tìm kiếm thông tin ở mạng internet để phục vụ công việc học tập
theo từng chủ đề, từng giai đoạn văn học hay một bài học về tác phẩm cụ thể.
Ví dụ: Có thể hướng dẫn các em lên mạng sưu tầm tài liệu về tác gia Nguyễn
Ai Quốc – Hồ Chí Minh hay sưu tầm một số tác giả, tác phẩm văn học giai
đoạn 1945 – 1975 hoặc sưu tầm các đề kiểm tra, ôn tập …
- Từ các tài liệu mà các em sưu tầm được, giáo viên cũng có thể hướng
dẫn học sinh tập thuyết trình về một tác gia văn học, một tác phẩm văn học …
kết hợp trình chiếu bằng Powerpiont hay Violet. Phát huy năng lực sử dụng
công nghệ thông tin cho các em.
Ví Dụ: Minh họa giáo án 1,2- Phụ lục.
Trên đây là một sô giải pháp để cải tiến phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên để việc đổi mới có hiệu quả nhất
thiết phải chú ý tới hình thức tổ chức ngoài lớp học.
4.3. Đổi mới hình thức tổ chức ngoài lớp học.
Tổ chức các câu lạc bộ hội thảo hội thi..các buổi tọa đàm ngoại khóa cho
học sinh hiểu rõ hơn về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệm của các tác giả văn học.
Giá trị của những tác phẩm đó với cuộc sống con người Việt Nam. Từ đó thêm
mến yêu, trân trọng nền văn học nước nhà. Xác định được những tình cảm tốt
18
đẹp: Tình yêu quê hương, đất nước, con người,với những phẩm chất tốt đẹp
như lòng dũng cảm, nhân ái, bao dung...
4.4. Bồi dưỡng phương pháp học tập (cách học) tích cực đối với học sinh.
Nắm được phương pháp học tập tích cực, học sinh không những tiếp thu
kiến thức môn học dễ dàng mà còn biết cách trình bày bài làm của mình một
cách khoa học và hiệu quả.
4.4.1. Học sinh cần có thái độ, động cơ học tập rõ ràng:
Đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình học tập của học sinh. Bạn
sẽ không thể nào có được kết quả học tập tốt nhất nếu như không có được một
thái độ học tập đúng đắn. Đa số các nhà tâm lý giáo dục học cho rằng: thái độ
học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Người học nên tự xác định cho
mình động cơ đúng đắn bằng cách tự trả lời các câu hỏi: “Học để làm gì? Học
cho ai? Học như thế nào?”...
4.4.2. Học sinh cần xác định phương pháp học tập hiệu quả:
Sau khi xác định đúng động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tích cực; ta
cần xác định phương pháp học tập sao cho hiệu quả và khoa học. Trước hết, ta
cần xác định phương pháp tư duy. Trong mỗi bài học, ta luôn bắt gặp những
những tình huống mâu thuẫn, có vấn đề.
Với những tình huống này, đòi hỏi người học phải vận dụng kỹ năng tư
duy vào để giải quyết triệt để và thấu đáo. Chẳng hạn, với một bài toán, ta có
thể vận dụng kỹ năng tư duy kết hợp với kiến thức để đưa ra nhiều cách giải
khác nhau nhưng cuối cùng vẫn cho ta một đáp số hoặc trong một bài văn ta có
thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp) nhưng
cuối cùng vẫn phải đảm bảo các ý cần thiết của phần mở bài.
Do vậy, phương pháp tư duy sẽ kích thích khả năng huy động vốn kiến
thức của học sinh vào bài học, từ đó, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và hiểu
bài lâu hơn.
Với mỗi học sinh, việc ghi nhớ kiến thức của bài học như: các định
nghĩa, công thức, định luật, định lý hay những sự kiện, mốc thời gian lịch sử;
19
tiểu sử của một nhà văn, nhà thơ… thường rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.
Do vậy, phương pháp để ghi nhớ là rất quan trọng và cần thiết. Có thể thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Trình bày kiến thức dưới dạng dàn bài. Trước tiên, bạn đọc lại
toàn bài học từ 2 đến 3 lần. Sau đó, bạn tóm tắt nội dung bài học đó thành 1 dàn
ý. Có thể đặt các đề mục để dễ dàng ghi nhớ như: I, II, III; 1, 2, 3 hoặc nhỏ hơn
bằng a, b, c… tương ứng với mỗi mục là một nội dung.
Bước 2: Đọc nhẩm (ghi nhớ thầm). Đây là cách ghi nhớ kiến thức bài học
bằng cách đọc nhẩm các ý trong dàn bài mới xác lập. Trong quá trình thực
hiện, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem, gạch chân và đọc nhẩm lại.
Lần lượt như vậy cho đến hết.
Bước 3:Ghi ra giấy. Bên cạnh đọc nhẩm, ta có thể kết hợp với biện pháp
ghi những kiến thức đó ra giấy. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, lược
bỏ những phần rườm rà, không cần thiết.
Bước 4: Củng cố bài học. Việc củng cố bài học tưởng chừng không cần
thiết nhưng nó lại rất quan trọng đối với người học. Ta có thể củng cố bằng
nhiều cách như tự đặt ra những câu hỏi trên cơ sở nội dụng bài học để tự trả lời.
Ngoài ra, ta có thể làm thêm một số bài tập với mức độ từ dễ đến khó để củng
cố kiến thức lẫn thao tác khi làm bài tập, kết hợp với việc liên hệ so sánh kiến
thức bài mới được học với những bài đã học để có cái nhìn tổng quan nhất,
tránh nhầm lẫn và thiếu sót khi thực hành.
Đơn giản hóa khối kiến thức bài học bằng bản đồ tư duy. Vẽ bản đồ tư
duy cũng là một phương pháp học được dùng khá phổ biến hiện nay, hiệu quả
của cách học này là rất cao, nhất là với các môn khoa học xã hội. Với phương
pháp này, người học dựa vào khả năng tư duy, tưởng tượng, sáng tạo của mình
nhằm xác lập mối quan hệ cũng như tương quan của các đơn vị kiến thức của
bài học để thể hiện các mối quan hệ như nhóm, đối tượng; liên hệ ý nghĩa, tác
dụng, đặc điểm, ứng dụng,.. Trong quá trình này, ta phải chú ý mối quan hệ
giữa các kiến thức với nhau để tránh chồng chéo và nhầm lẫn.
20
Ví dụ sơ đồ tư duy : văn bản Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long
4.4.4. Rèn kỹ năng tự học cho học sinh có hiệu quả:
Thứ nhất, khai thác triệt để sách giáo khoa. Phải đọc, gạch chân, đánh
dấu những luận điểm hoặc chi tiết quan trọng trong văn bản (tác phẩm) để học
kỹ và dễ nhớ. Ghi lại những cảm nhận ban đầu của riêng mình về tác phẩm.
Thứ hai, tìm hiểu tư liệu có liên quan đến bài học. Làm tất cả các câu hỏi sách
giáo khoa đưa ra. Soạn bài, nắm kiến thức về bài trước khi đến lớp. Thứ ba,
thường xuyên trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô về những điều mình băn khoăn
hoặc chưa hiểu. Thứ tư, tự rèn luyện cách đọc, viết thường xuyên để nâng cao
cách hành văn.
Khi tiếp cận một tác phẩm văn học, cần nắm chắc và hiểu đúng 4 vấn đề
cơ bản: xuất xứ, nội dung, nghệ thuật và chủ đề.
Có 2 cách hiểu để nhớ về xuất xứ của một tác phẩm. Về góc độ lịch sử,
xuất xứ hiểu như một sự kiện, tác phẩm này do ai viết, viết vào thời gian nào,
hoàn cảnh xã hội ra sao, tác giả đang làm gì ở đâu? Về phương diện văn
chương, xuất xứ chứa đựng ý nghĩa sâu sắc hơn - hoàn cảnh khai sinh tác
21
phẩm, nó biểu đạt được hoàn cảnh xã hội của tác giả, liên quan đến nguồn cảm
xúc, cảm hứng mà tác giả xây dựng nên tác phẩm của mình.
Về nội dung, đây là cái riêng của từng tác phẩm, những gì mà tác giả đã
cố gắng xây dựng lên nên chúng ta không cần phải thêm bớt dễ dẫn đến lệch
lạc. Do vậy, học sinh chỉ gạch ý ra và cố gắng lập luận hành văn sao cho bài đủ
ý là trọn vẹn.
Nghệ thuật là phần trừu tượng hơn nhưng phần lớn tập trung ở khía cạnh
câu từ, miêu tả, nhân hóa, vật hóa, so sánh, đối lập, tu từ, ẩn dụ… Thường thầy
cô sẽ lưu ý cho các học sinh những nét nghệ thuật qua từng bài, từng tác phẩm
cụ thể. Chủ đề là vấn đề cô đọng, đầy đủ và có thể ngắn gọn nhất nhưng rất nổi
bật khi đọc hiểu tác phẩm.
Tự học đóng vai trò quan trọng. Nếu biết tự học môn ngữ văn chắc chắn
sẽ đem lại cho người học một nhân cách sống tốt, viết lách diễn đạt trôi chảy và
giao tiếp cũng tinh tường hơn.
5. Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy đã thu được những kết quả
tương đối khả quan khi phát triển các năng lực cho học sinh từ . Qua bảng
khảo sát đầu năm tháng 8/2014 và sau khi áp dụng sáng kiến (1/2015) với 4
lớp khối 9 kết quả như sau:
Khối
Tổng số học
Phát huy tốt các
22
Chưa phát huy hết
sinh
năng lực
năng lực
SL
%
SL
%
9A
38
29
73,0
9
27,0
9B
35
20
57.1
15
42.9
9C
35
22
62,9
13
37.1
9D
35
21
60,0
14
40,0
Tổng
143
92
64.3
51
35.7
Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tự tin và chủ
động hơn khi dạy các tác phảm truyện hiện đại Việt Nam, tiết dạy trở nên sôi
nổi, học sinh tích cực học tập và tham nhiệt tình vào các hoạt động học tập.
Học sinh mạnh dạn hơn trao đổi những vấn đề biết, chưa biết với nhau
trong nhóm. Không khí lớp học sôi nổi. Phát huy được năng lực tư duy, hợp
tác, sáng tạo, giúp năng lực thực hành tập làm văn được tốt hơn.
Vậy để thực hiện tốt các biện pháp trên biến giờ học Ngữ Văn trở nên
thực sự bổ ích, có những trải nghiệm thú vị và sáng tạo chúng ta cần xác định
rõ các điều kiện để sáng kiến được nhân rộng, chúng ta sẽ chuyển sang phần
tiếp theo.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
6.1 . Nguồn nhân lực:
Đội ngũ giáo viên cần nhiểu rõ hơn về lý luận dạy học, cần nhận thức rõ
được nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam, có tâm huyết
với nghề với triết lý dạy học Tất cả vì sự tiến bộ của học sinh. Tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá phát huy được hết năng
lực của học sinh. Chú ý hơn rèn cho học sinh những kỹ năng sống, gắn với thực
tiễn cuộc sống.
23
6.2 . Cơ sở vật chất:
Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể đầu tư cơ sở vật chất, phòng nghe
nhìn, máy tính, máy chiếu để học sinh có điều kiện hơn khi tiếp cận với khoa
học thông tin.
6.3 . Phụ Huynh- Học sinh.
Phụ huynh cần phối hợp nhịp nhàng với các thầy cô trong việc quản lý
con em mình.. Hướng dẫn nhắc nhở con em mình tự học ở nhà một cách hiệu
quả.
Học sinh cần có tinh thần học tập, nhiệt tình, năng động sáng tạo. Để
môn học ngữ văn là một môn thú vị có nhiều niềm vui và bổ ích.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Như vậy từ thực trạng khó khăn của môn học ngữ văn , đặc biệt là dạy các
tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam ở học sinh lớp 9 tôi nhận thấy việc học ngữ
văn hiện nay chưa theo kịp tinh thần đổi mới hiện đại, chưa thực sự lồng ghép
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh , chưa phát huy được hết các năng lực
chung và năng lực chuyên biệt của học sinh.
24
Bản thân là một giáo viên ngữ văn nhiều năm dạy khối 9, tôi mạnh dạn
đưa ra sáng kiến về một sô giải pháp “Dạy học văn bản Truyện hiện đại Việt
Nam - Ngữ văn 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh „để giao lưu
chia sẻ kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp .
Qua bước đầu áp dụng các biện pháp như: Chuẩn bị bài giảng ở nhà thật
tốt, xác định mục tiêu dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh.
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học , đổi mới hình thức dạy học một cách
sáng tạo hợp lý, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà..... Tôi nhận thấy : Bản thân
mình khi chuẩn bị bài giảng chu đáo, xác định đúng mục tiêu bài dạy sẽ chủ
động truyền tải hết kiến thức cho học sinh. Bài dạy trở nên sinh động có sức
hút đối với các em. Học sinh tích cực học tập tham gia nhiệt tình vào các hoạt
động học tập hơn, những em học sinh nhút nhát cũng trở nên mạnh dạn hơn,
tích cực trao đổi, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt.
Phụ huynh khi thấy con em mình hăng say học tập,phát huy được năng
lực bản thân, hình thành được những phẩm chất tốt đẹp cũng hết sức vui mừng
phấn khởi. Qua đó phụ huynh cũng quan tâm nhiều hơn tới môn học này và
quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Đây chính là một niềm vui lớn nhất của
một người thầy tâm huyết với nghề.
2 Khuyến nghị
3.2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương:
Tổ phổ thông cần có những kế hoạch cụ thể hơn nữa để bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên cốt cán các huyện thị tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ
các huyện thị khác.
3.2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
25