UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Một số bài tập bổ trợ và phương pháp huấn luyện nhảy
xa ưỡn thân cho học sinh đội tuyển trường THCS
Bộ môn: Thể dục
Năm học: 2014 – 2015
1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: "Một số bài tập bổ trợ và phương pháp huấn luyện
nhảy xa ưỡn thân cho học sinh đội tuyển trường trung học cơ sở"
2. Lĩnh vực áp dụng:
Ngành khoa học giáo dục; Bộ môn Giáo dục thể chất.
3. Tác giả:
- Họ và tên: NGUYỄN VĂN PHÁN.
Nam ( nữ ): nam
- Ngày tháng năm sinh: 01/ 02/ 1980.
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm thể dục thể thao.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Lê Lợi.
- Điện thoại: 0972759280
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Trường THCS Lê Lợi.
- Địa chỉ: Thị tứ Lê Lợi – xã Lê Lợi – thị xã Chí Linh – tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 03203593126
5. Các điều kiện cần để áp dụng sáng kiến:
- Sân tập thể dục; đường chạy; hố nhảy xa; ván giậm nhảy; bục giậm
nhảy; tạ gánh; đồng hồ bấm giây thể thao; thước đo; còi; cờ lệnh.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Từ tháng 9 / 2014 đến tháng 01 / 2015.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
( Ký tên )
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
2
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Trong những năm qua công tác huấn luyện đội tuyển điền kinh trong các
nhà trường tuy đã đạt được một số thành tích nhất định. Song chưa đáp ứng
được yêu cầu của môn học, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục thể chất là do học sinh và phụ huynh chưa
nhận thức đúng về ý nghĩa, tác dụng của môn học. Bên cạnh đó cơ sở vật chất
phục vụ học tập còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến thành tích môn học. Trong
nhiều năm giảng dạy và huấn luyện đội tuyển tôi nhận thấy học sinh ngày
càng lười học môn thể dục, rất ngại tập luyện, ý trí và tính kiên trì vượt qua
khó khăn còn nhiều hạn chế… Nhằm phát triển TDTT Việt Nam, phát triển
thể thao thành tích cao đưa đất nước Việt Nam sánh vai cùng bạn bè năm
châu. Trong sự phát triển thể lực chung cho học sinh đặc biệt là tố chất sức
nhanh, sức mạnh, người ta ứng dụng nhiều phương pháp đã được nghiên cứu
và đã được đưa vào sách giáo khoa chuyên môn. Bên cạnh đó để ngày càng
phát triển một cách tối ưu các phương pháp thì người làm công tác giáo dục
thể chất luôn phải tìm tòi đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc dạy môn thể
dục và huấn luyện đội tuyển điền kinh nói chung và nội dung nhảy xa nói
riêng có thành tích như mong muốn. Đó chính là lí do để tôi chọn tên sáng
kiến kinh nghiệm "Một số bài tập bổ trợ và phương pháp huấn luyện
nhảy xa ưỡn thân cho học sinh đội tuyển trường trung học cơ sở"
2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện: Sân tập thể dục; đường chạy; hố nhảy; ván giậm nhảy; bục
giậm nhảy; đồng hồ bấm giây thể thao; thước đo; còi; cờ lệnh.
- Thời gian: Từ tháng 9 / 2014 đến tháng 01 / 2015.
- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu: Học sinh đội tuyển điền kinh
trường THCS A
3
3. Nội dung sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: từ những bài tập đã đưa ra, tôi
xây dựng thành một hệ thống bài tập và áp dụng vào trong thực tế giảng dạy,
huấn luyện đội tuyển cấp trường cũng như cấp thị xã trong những năm qua.
Tùy từng đối tượng học sinh mà áp dụng những bài tập phù hợp với thể trạng,
thể lực, giới tính... đưa những bài tập, lượng vận động, quãng nghỉ hợp lý để
phát triển thể lực, tố chất và hoàn thiện kĩ thuật, nâng cao thành tích cho học
sinh khi luyện tập nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học đội tuyển trường
THCS.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến: Trong quá trình giảng dạy và huấn
luyện đội tuyển của trường và của thị xã tham gia thi đấu cấp tỉnh nhiều năm
qua, tôi thấy khả năng áp dụng của sáng kiến vào thực tế đối với đội tuyển
điền kinh của các nhà trường là có khả thi và đạt đươc kết quả tốt.
- Lợi ích giá trị của sáng kiến: đối với sáng kiến sẽ mang lại cho người
dạy những lợi ích căn bản, những bài tập, phương pháp phù hợp với đối tượng
học sinh để nang cao thành tích trong thi đấu, đóng góp những nhân tố cho
đội tuyển của thị xã.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sau thời gian ngiên cứu từ tháng 9/2014 đến tháng 01/2015 với các bài
tập bổ trợ và phương pháp huấn luyện phù hợp với đối tượng học sinh đã đem
lại hiệu quả rõ rệt với việc nâng cao trình độ kỹ thuật các giai đoạn chạy đà,
giậm nhảy, trên không và tiếp đất đây là các giai đoạn quan trọng để nâng cao
thành tích và hoàn thành mục tiêu giảng dạy nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân
cho học sinh, từ đó giúp người tập nâng cao được thành tích nhảy xa và phát
triển thể lực.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
Để áp dụng được điều đó trong giảng dạy và huấn luyện người giáo viên cần
4
phải: Nhiệt tình ,có tâm huyết thực sự và luôn xác định được mục tiêu nhiệm
vụ của ngời làm công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Luôn tìm tòi,
học hỏi, nghiên cứu vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với tâm
sinh lí với lứa tuổi, để có được hệ thống kiến thúc cho từng giai đoạn huấn
luyện. Phải có trình độ chuyên môn vững vàng đó chính là bí quyết thực hiện
thành công trong giáo dục và huấn luyện học sinh giỏi...
5
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong xã hội hiện đại, TDTT được coi là một trong những phương
tiện quan trọng nhất để phát triển con người một cách toàn diện , giáo dục thể
chất trong trường học là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của việc
giáo dục phát triển con người Việt Nam mới toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mĩ
đó cũng là mục tiêu của nghành giáo dục và đào tạo. Do đó giáo dục phát
triển tố chất thể thao của học sinh là cần thiết hay nói một cách khác giáo dục
thể thao trong trường học là mục tiêu yêu cầu cao nhất để đánh giá thể chất
của học sinh. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và huấn luyện đội
tuyển thể thao nói riêng là một quá trình hình thành, hoàn thiện kĩ năng vận
động và các tố chất của các vận động viên, trong đó phải chú ý đến các đặc
điểm tâm sinh lí, lứa tuổi, trình độ thể lực của học sinh.
Đảng ta đã khẳng định: “ Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Phát triển Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người,
yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững”. Điều đó
càng chứng tỏ trách nhiệm to lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo, của các nhà
trường và toàn xã hội, phải đảm bảo phát triển con người một cách toàn diện
cả về thể chất lẫn trí tuệ. Giúp thế hệ trẻ có kiến thức ngang tầm với thời đại,
có tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành giỏi, có ý thức vươn lên trong học
tập, có sức khoẻ tốt để làm chủ đất nước trong tương lai.
Trong những năm qua công tác huấn luyện đội tuyển trong các nhà
trường tuy đã đạt được một số thành tích nhất định. Song chưa đáp ứng yêu
cầu của môn học, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng giao dục thể chất là do học sinh và phụ huynh chưa nhận thức
đúng về ý nghĩa, tác dụng của môn học. Bên canh đó cơ sở vật chất phục vụ
học tập còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến thành tích môn học. Trong nhiều
năm giảng dạy và huấn luyện đội tuyển tôi nhận thấy học sinh ngày càng lười
6
học môn thể dục, rất ngại tập luyện, ý trí và tính kiên trì vượt qua khó khăn
còn nhiều hạn chế… Nhằm phát triển TDTT Việt Nam, phát triển thể thao
thành tích cao đưa đất nước Việt Nam sánh vai cùng bạn bè năm châu. Trong
sự phát triển thể lực chung cho học sinh đặc biệt là tố chất sức nhanh, sức
mạnh, người ta ứng dụng nhiều phương pháp đã được nghiên cứu và đã được
đưa vào sách giáo khoa chuyên môn. Bên cạnh đó để ngày càng phát triển
một cách tối ưu các phương pháp thì người làm công tác giáo dục thể chất
luôn phải tìm tòi đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc dạy môn thể
dục và huấn luyện đội tuyển điền kinh nói chung và nội dung nhảy xa nói
riêng có thành tích như mong muốn. Đó chính là lí do để tôi mạnh dạn chọn
tên sáng kiến kinh nghiệm "Một số bài tập bổ trợ và phương pháp huấn
luyện nhảy xa ưỡn thân cho học sinh đội tuyển trường trung học cơ sở"
2. Thực trạng của vấn đề.
Các môn đi bộ, chạy, nhảy và ném, đẩy là những hoạt động tự nhiên
của con người. Những hoạt động này ngày càng được hoàn thiện cùng với sự
phát triển của xã hội. Từ những hoạt động với mục đích di chuyển, tìm kiếm,
tự vệ … dần dần hình thành các trò chơi vận động, các bài tập rèn luyện, tiến
tới tổ chức các cuộc thi đấu và được mọi người tham gia hưởng ứng và tập
luyện.
Qua điều tra sơ bộ ở trường học nơi tôi công tác và qua các giải thi đấu
cấp thị xã, một số năm gần đây có thể thấy, nhảy xa là nội dung được nhiều
học sinh ưa thích và tham gia tập luyện thường xuyên, tuy cơ sở vật chất còn
nghèo nàn, sân tập dụng cụ còn thiếu thốn, song gần như nơi nào cũng có hố
nhảy xa. Việc giảng dạy nội dung nhảy xa trong nhiều năm qua đã được chú
trọng và đạt được kết quả nhất định. Tuy vậy, xuất phát từ tình hình thực tế
của nhà trường cũng như của học sinh hiện nay. Trong quá trình giảng dạy và
kiểm tra kỹ thuật nhảy xa, tôi thấy học sinh thường thực hiện động tác mà
không nắm vững lý thuyết, nguyên lý kỹ thuật động tác, một số học sinh còn
7
coi thường môn học, vì thế kết quả đạt được chưa cao nếu không nói là còn
thấp. Để giảng dạy tốt hơn nữa nội dung nhảy xa cho học sinh, cần phải nắm
vững kĩ thuật, phương pháp giảng dạy, các bài tập bổ trợ, nắm chắc được đối
tượng học sinh. Qua tham khảo tài liệu, học hỏi ở đồng nghiệp và đặc biệt là
qua thực tế giảng dạy tại trường tôi đã áp dụng một số bài tập bổ trợ và
phương pháp tập luyện và những bài tập, nhằm nâng cao kĩ thuật và thành
tích nhảy xa của học sinh đội tuyển nhà trường cũng như của thị xã .
Trước khi áp dụng những bài tập và phương pháp mới, tôi đã chọn 10
học sinh trong đội tuyển điền kinh của trường để kiểm tra thành tích nhảy xa
trước thực nghiệm; kết quả đạt được như sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM
TT
Họ và tên
Thành tích đạt được
(cm)
1
Nguyễn Thế Cường
455
2
Nguyễn Văn Thìn
395
3
Vương Khánh Sơn
320
4
Đỗ Văn Quang
290
5
Nguyễn Duy Khương
390
6
Hoàng Thị Phương Thanh
345
7
Nguyễn Thị Cẩm Tú
330
8
Nguyễn Thị Anh Thơ
290
9
Phùng Thị Thơ
290
10
Trịnh Thị Linh Nhi
295
3.Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
3.1. Nhiệm vụ
8
Để giải quyết vấn đề đưa ra và tìm ra hệ thống các bài tập phát triển
thể lực chung cho học sinh đặc biệt là sức nhanh, sức mạnh cho học sinh, từ
đó tạo tiền đề để nâng cao thành tích trong thi đấu nội dung nhảy xa, tôi xác
định phải giải quyết các nhiệm vụ đặt ra bao gồm:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng học sinh trong tập luyện nội dung nhảy
xa. Nghiên cứu các cơ sở căn cứ khi sử dụng cỏc phương pháp trong luyện tập
thể dục thể thao cho học sinh .
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu, lựa chọn và đánh giá hiệu quả qua một số bài
tập phát triển thể lực, sức nhanh, sức mạnh cho học sinh hình thành kĩ năng,
chiến thuật trong thi đấu và phương pháp huấn luyện.
3.2. Phương pháp
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra cho đề tài tôi có sử
dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
Phương pháp sử dụng để tổng hợp phần lí thuyết, lí luận, các tư liệu, các
khái niệm có liên quan nhằm mở rộng kiến thức lí luận, tâm lí, tìm hiểu sâu về
các bài tập, kĩ, chiến thuật và phương pháp huấn luyện môn nhảy xa cho học
sinh trường THCS.
- Phương pháp áp dụng lặp lại các bài tập :
Nhằm rèn luyện khả năng thể hiện lực lớn trong điều kiện động tác
nhanh, mạnh để đạt thành tích cao nhất trong thi đấu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Mục đích của phương pháp này là chứng minh hiệu quả của việc ứng
dụng của các bài tập rèn luyện sức nhanh, sức mạnh trong các giờ học nội
khóa và ngoại khóa đối với việc nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực
chung của các em.
- Phương pháp so sánh thống kê:
9
Để xử lí số liệu và kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ
3.3. Tổ chức nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh đội tuyển điền kinh trường THCS A
- Thời gian nghiên cứu: SKKN được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2014 đến
tháng 1 năm 2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS A
4. Kết quả đạt được.
Nhảy xa là môn thể thao không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị tập
luyện, kĩ thuật tương đối đơn giản, dễ phổ cập, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới
tính, do đó nhảy xa là một nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục thể
chất từ các trường phổ thông đến các trường Đại học, Cao đẳng. Thông qua
giảng dạy và tập luyện môn nhảy xa sẽ phát triển sức nhanh, sức mạnh chân
góp phần nâng cao thể chất cho học sinh, trang bị cho học sinh những kiến
thức kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong cuộc sống, không những có lợi cho sức
khỏe mà còn có lợi cho cả học tập, lao động sản xuất và bảo vệ tổ quốc…
Hình thức tập luyện rất phong phú, phương pháp tập rất đơn giản, nếu có ý
thức giữ gìn và nâng cao sức khỏe ai cũng có thể tập được, nhưng để việc
huấn luyện nội nhảy xa đạt kết quả cao, trong quá trình giảng dạy và huấn
luyện cần phải xây dựng kế hoạch huấn luyện chi tiết, khoa học. Trong đó các
yếu tố tạo nên sức mạnh, sức nhanh bao gồm: Năng lực của tuần hoàn, hô hấp
và cơ khớp, khả năng duy trì hưng phấn của hệ thần kinh, sự tiết kiệm năng
lượng của cơ thể, sự phối hợp giữa kĩ thuật động tác và ý trí. Nên trong huấn
luyện cần sử dụng nhiều phương pháp, hình thức và các bài tập khác nhau để
tập luyện phát triển thể lực chung, thể lực chuyên môn, kĩ thuật phối hợp các
giai đoạn trong môn nhảy xa. Ngoài ra trong các buổi huấn luyện cần phải tạo
ra không khí tập luyện thoải mái, thu hút gây hứng thú học tập cho học sinh,
tránh gây căng thẳng ức chế trong tập luyện.
4.1. Khái niệm môn nhảy xa:
10
Theo nội dung và tính chất hoạt động của các môn thể thao trong
điền kinh, thì nhảy xa nằm trong nhóm các môn nhảy và thuộc loại hoạt động
không có chu kì.
Nhóm các môn nhảy bao gồm: nhảy xa, nhảy ba bước, nhảy cao…
ngoài ra người ta còn phân biệt các môn nhảy có đà khác với môn nhảy không
có đà ( chỉ được dùng để tập luyện và kiểm tra thể lực )
Có thể nói nhảy xa chính là hoạt động của con người dùng tốc độ
chạy đà và sức bật của một chân để đưa cơ thể vượt qua một khoảng cách xa
nhất. Khoảng cách được tính bằng mét (m) hoặc cm.
* Nguyên lý kĩ thuật nhảy xa:
Muốn đạt thành tích cao trong nhảy xa điều cơ bản là cần kéo
dài giai đoạn bay, bằng cách nâng cao tốc độ chạy đà giậm nhảy nhanh,
mạnh, tích cực.
Quá trình bay trọng tâm cơ thể chuyển động trong một khoảng
không gian nhất định. Quỹ đạo này được quyết định bằng các yếu tố chủ
yếu: tốc độ bay ban đầu, góc độ bay, lực hút của trái đất… do vậy khi tập
luyện và thi đấu người tập cần tận dụng hết khả năng của mình một cách
có hiệu quả, để tạo ra được một khoảng cách bay xa nhất.
Quỹ đạo chuyển động của trọng tâm cơ thể trong lúc bay phụ
thuộc vào tốc độ chạy đà, lực giậm nhảy và góc bay.
Nhảy xa bao gồm nhiều động tác được liên kết lại với nhau,
thành một kĩ thuật hoàn chỉnh. Để phân tích và giảng dạy, người ta chia kĩ
thuật nhảy xa gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chạy đà.
-Giai đoạn giậm nhảy.
11
- Giai đoạn trên không.
- Giai đoạn tiếp đất
4.2. Chuẩn bị điều kiện cần thiết trong giảng dạy môn nhảy xa.
- Chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ.
Ngoài những dụng cụ cần thiết cho nội dung bài học chính thì giáo
viên cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ học tập khác phong phú và đa dạng
mới thu hút đựơc học sinh học tập, giảm thiểu thời gian chơi của học sinh
như: cầu đá, dây nhảy...
- Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy: Để giảng một giờ dạy đạt hiệu quả thì
người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng
tích cực, chủ động. phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời
gian từng nội dung, lồng ghép trò chơi nào, bài tập bổ trợ để tăng thể lực,
nâng cao thành tích...
- Thực hiện đánh giá kiểm tra: Việc kiểm tra đánh giá phải theo chu kì luyện
tập giúp học sinh phấn đấu trong học tập, thông qua đó giáo viên nắm được
và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng học sinh.
- Tổ chức các trò chơi vận động, thi đấu trong luyện tập để khích lệ, động
viên học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ngoài giờ, bài tập về nhà.
4.3. Một số bài tập áp dụng
12
4.3.1. Nguyên tắc lựa chọn các bài tập.
Để phát triển thể lực của học sinh và lựa chọn được các bài tập phù hợp
với đối tượng nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu, tôi xây dựng nguyên
tắc lựa chọn các bài tập như sau:
- Dựa vào mục đích yêu cầu môn học.
- Dựa vào nguyên tắc dạy học: phù hợp với sức khỏe của học sinh, tập
từ nhẹ đến nặng dần, tập từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, tập bằng các
trò chơi vận động
- Lựa chọn bài tập cần vận dụng đa dạng các phương pháp tổ chức
luyện tâp, phù hợp với các phương tiện giảng dạy sẵn có …
4.3.2. Nhóm bài tập để nắm vững kĩ thuật nhảy xa
Sau khi lựa chọn bài tập và tiến hành phỏng vấn các giáo viên và huấn
luyện viên có chuyên môn trong lĩnh vực điền kinh. Chúng tôi đưa ra một số
bài tập bổ trợ chuyên môn sau đây để đưa vào thực nghiệm.
*Các bài tập để nắm vững kĩ thuật chạy đà.
1. Cho học sinh chạy từ 5 – 7 bước đà, chạy đà qua ván giậm nhảy vào
hố cát để xác định chân giậm nhảy. Thực hiện 5 -7 lần
2. Chạy đà: chạy đà có trọng lượng phụ ở thắt lưng ( 2-3 kg) chạy 2-3
lần.
Chạy đà không có trọng lượng phụ ở thắt lưng 2-3 lần.
3. Chạy đà kết hợp giậm nhảy, thực hiện 5-6 lần.
- Các bài tập để hoàn thiện chạy đà cần được thực hiện không có những
căng thẳng thừa và có tính toán đến việc giậm nhảy lúc kết thúc đà.
* Các bài tập nắm vững kĩ thuật giậm nhảy
1. Chạy 4- 6 bước đà - giậm nhảy thực hiện kĩ thuật bước bộ trên không
13
rơi xuống bằng chân lăng, thực hiện 5-10 lần.
2. Chạy 5-7 bước đà, giậm nhảy lên bục thực hiện bước bộ rơi xuống
bằng 2 chân, thực hiện 5-10 lần.
3. Chạy 5-7 bước giậm nhảy qua xà ngang ở độ cao 70-80 cm, 90-100
cm, 110-120 cm. lặp lại trên mỗi độ cao 3-6 lần ( chú ý: không đổ vai về
trước. Thực hiện với nhịp nhanh)
4. Chạy đà 5-7 bước và nhảy xa chạm tay hoặc đầu vào vật được treo
trên cao. Làm 5-10 lần.
5. Tập các bài tập với tạ đòn có trọng lượng 15 – 20 kg. ( Ví dụ: tạ gánh
trên vai đi bộ làm động tác duỗi chân giậm nhảy và nâng chân lăng đang co ở
khớp gối lên cao 30-40cm )
*Các bài tập nắm vững kĩ thuật trên không.
1. Chạy 5 -7 bước đà, giậm nhảy bước bộ bay qua giới hạn giữa hai
đường cách nhau từ 180-220 cm rơi xuống đất trên chân lăng và tiếp tục chạy,
thân trên giữ thẳng, thực hiện với nhịp trung bình. làm từ 5-10 lần.
2.Chạy 7-9 bước đà giậm nhảy bước bộ vượt qua hai rào đặt cách nhau
90-100cm, làm 5-7 lần.
3. Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy vào bục giậm nhảy và thực hiện động
tác trên không, làm 3-5 lần. Thực hiện với nhịp trung bình...
- Khi thực hiện các bài tập cần chú ý thực hiện bước đầu tích cực và với
biên độ rộng.
*Các bài tập để nắm vững kĩ thuật tiếp đất.
1. Đứng trên ghế thể dục cao cách mặt đất 100cm, làm động tác bật
nhảy rơi người xuống hố cát tiếp đất bằng hai chân, làm 5-10 lần. Thực hiện
với nhịp trung bình.
14
2. Chạy 5-7 bước, giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ và rơi xuống
hố cát bằng hai chân, làm 5 lần.
* Các bài tập phát triển các tố chất tốc độ - sức nhanh, sức mạnh:
1. Chạy nâng cao đùi 5-10 m, làm 3 lần, thực hiện với tần số bước chạy
nhanh.
2. Chạy đạp sau 15 – 20 m, làm 3 lần, đạp sau tích cực đùi lăng cao về
trước
Chạy tốc độ cao chạy 20m - 30 m, làm 3 – 5 lần
3. Bật cóc 15 - 20m. Làm 3-5 lần
4.Hai tay chống hông ở tư thế ngồi bật dạy "10 - 15 lần
5.Bật lò cò đổi chân từ 20-30m
6.Ngồi xuống, đứng lên đồng thời bật nhảy thực hiện động tác ưỡn thân
7.Tập tạ gánh 15-20kg, đứng thẳng tạ đòn trên vai đi bộ mang tạ đi
bước kéo dài hoặc đứng thẳng nhịp 1 hơi co gối ở tư thế nửa ngồi bật thẳng
lên trên, nhịp 2 duỗi 2 chân, làm từ 8 – 10 lần. Thực hiện với nhịp trung
bình…
8. Tổ hợp các bài tập: Ke cơ bụng 15 cái, lò cò đổi chân 15-20m chạy
nhẹ nhàng, thực hiện bật cóc 10-15m, thả lỏng 30” thực hiện bật cao thu gối
15 lần, thực hiện 3 lần, nghỉ giữa quãng từ 3-5’
9. Kết hợp tổ chức các trò chơi vận động : Chạy tiếp sức, lò cò tiếp
sức, nhảy ô tiếp sức, bật xa tiếp sức …
- Có thể tập các bài tập đơn hoặc thực hiện các tổ hợp bài tập cho học
sinh.
4.4. Phương pháp giảng dạy và huấn luyện:
15
Toàn bộ quá trình giảng dạy và huấn luyện nội dung nhảy xa cần
phải
xem xét trong một mối quan hệ chặt chẽ với trình độ tập luyện thể lực chuyên
môn. Giảng dạy kĩ thuật phải được tiến hành sau khi đã có một số sự chuẩn bị
về nguyên tắc tập luyện cũng như sự phát triển sức nhanh, sức mạnh. Trong
một buổi tập ngoài nhiệm vụ học kĩ thuật, còn phải kết hợp các bài tập phát
triển thể lực chuyên môn nhằm giúp cho học sinh nâng cao thể lực của mình.
Phương pháp giảng dạy kĩ thuật nhảy xa gồm nhiều nhiệm vụ và biện
pháp khác nhau và các bài tập kèm theo:
*Giới thiệu kĩ thuật:
Bài tập 1: giới thiệu phân tích kĩ thuật. Làm mẫu và cho xem phim,
ảnh về kĩ thuật các kiểu nhảy.
Bài tập 2: nhấn mạnh những thời điểm quan trọng của từng giai đoạn
kĩ thuật ( chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất ).
* Cho học sinh chạy đà – nhảy xa để xác định chân giậm nhảy và đánh giá
khả năng của mỗi học sinh.
Bài tập 1: chạy đà từ 10 -12 bước đà kết hợp thực hiện một kĩ thuật
nhảy nào đó mà các em biết
Bài tập 2: sau khi nhảy thử giáo viên tập trung hoc sinh và hướng dẫn
vào từng giai đoạn kĩ thuật
* Dạy kĩ thuật giậm nhảy và bước bộ.
- Tại chỗ đặt chân giậm nhảy và giậm nhảy,
- Chạy 3-5 bước đà thực hiện động tác giậm nhảy
* Dạy kĩ thuật chạy đà phối hợp giậm nhảy thực hiện bước bộ trên không.
* Dạy kĩ thuật trên không “ kiểu ngồi” và “Kiểu ưỡn thân” và ngược lại
* Dạy kĩ thuật rơi xuống cát ( tiếp đất )
16
* Hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa và nâng cao thành tích.
4.5. Một số nguyên tắc huấn luyện
- Nguyên tắc nâng cao dần lượng vận động.( tăng tiến )
- Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của lượng vận động. ( hệ thống )
- Nguyên tắc sắp xếp lượng vận động theo chu kì
4.6. Những kết quả đạt được sau thực nghiệm:
Thông qua những phương pháp giảng dạy và huấn luyện riêng biệt,
kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh, cùng với với vai trò chủ đạo của người giáo viên, hướng
dẫn, làm mẫu, phân tích, tổ chức học sinh tập luyện, thi đấu đã đạt được
những kết quả đáng kể, không những trong nội dung nhảy xa, mà nó còn
có tác dụng đối với tất cả các nội dung khác đều đạt kết quả cao.
Bảng 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
Thành tích đạt được
TT Họ và tên
(cm)
1
Nguyễn Thế Cường
530
2
Nguyễn Văn Thìn
460
3
Vương Khánh Sơn
405
4
Đỗ Văn Quang
395
5
Nguyễn Duy Khương
446
6
Hoàng Thị Phương Thanh
425
7
Nguyễn Thị Cẩm Tú
400
8
Nguyễn Thị Anh Thơ
340
9
Phùng Thị Thơ
345
10
Trịnh Thị Linh Nhi
355
- Qua kết quả kiểm tra sau thực nghiệm trên ta có thể nhận thấy:
17
+ Thành tích nhảy xa của các em HS trong đội tuyển đã được nâng
lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ được tính ưu việt của các bài tập cũng như những
phương pháp giảng dạy mà tôi đã lựa chọn....
Ở nhà trường khi áp dụng phương pháp giảng dạy và huấn luyện
trên đối với học sinh có năng khiếu, thì tỉ lệ học sinh tích cực tập luyện tăng
lên rõ rệt, các em hứng thú và tích cực tập luyện hơn. Chính vì vậy mà phong
trào thể dục thể thao trong nhà trường ngày càng phát triển. Đặc biêt nội dung
nhảy xa đã thu hút đông đảo các em tham gia, chính lực lượng tích cực đó là
nguồn quý báu cho đội tuyển của trường cũng như cấp thị xã cho những năm
tiếp theo .
5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
*Đối với giáo viên
Phải có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tìm tòi, học hỏi, nghiên
cứu vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lí với lứa tuổi,
để có được hệ thống kiến thúc cho từng giai đoạn huấn luyện. Xây dựng kế
hoạch huấn luyện cụ thể cho từng môn phù hợp với lứa tuổi giới tính và trình
độ thể lực của từng học sinh...
Nhiệt tình ,có tâm huyết thực sự và luôn xác định được mục tiêu nhiệm
vụ của ngời làm công tác giáo dục thể chất trong nhà trường với mục đích là
góp phần nâng cao sức khỏe xây dựng huấn luyện đội tuyển có độ bền và chất
lượng. Luôn tạo ra không khí học thoải mái gây hứng thú say mê tự giác
khuyến khích tinh tự giác tập luyện của học sinh...
*Đối với học sinh: Phải yêu thích bộ môn học, có thái độ đúng đắn, có ý thức
tổ chức kỉ luật tốt, tác phong nhanh nhẹn, tự giác tích cực trong tập luyện...
*Về cơ sở vật chất: Sân tập thể dục; đường chạy; hố nhảy; ván giậm nhảy;
bục giậm nhảy; đồng hồ bấm giây thể thao; thước đo; còi; cờ lệnh...
K ẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
18
1.Kết luận:
Để đạt được thành tích tốt nhất về nhảy xa cần đòi hỏi rất nhiều yếu tố.
Trong đó cần đổi mới phương pháp dạy học, phải xây dựng được giờ học sao
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, lồng ghép nội dung vào trong giờ
học một cách hợp lí, phù hợp với lượng vận động của học sinh, chuẩn bị tốt
về dụng cụ học tập. Bên cạnh đó thì người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, là
người hướng dẫn, làm mẫu, phân tích kĩ tuật và tổ chức học sinh tập luyện
một cách khoa học theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp,
từ nhẹ đến nặng...thì mới đem lại kết quả tốt trong giảng dạy bộ môn thể dục.
Qua kết quả thu được trước và sau thực nghiệm, tôi thấy , đã có sự khác
biệt về kĩ thuật và thành tích và có thể khẳng định: Việc áp dụng "Một số bài
tập bổ trợ và phương pháp huấn luyện nhảy xa ưỡn thân cho học sinh
đội tuyển trường trung học cơ sở" là khả thi và mang lại hiệu quả tích cực
và hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy.
+ Quá trình nghiên cứu tôi đã lựa chọn một số bài tập có mức độ phù hợp với
học sinh đó là các bài tập:
- Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật.
- Nhóm bài tập phát triển thể lực chuyên môn.
- Nhóm bài tập phối hợp.
Sau thời gian ngiên cứu từ tháng 9/2014 đến tháng 01/2015 với các bài tập
bổ trợ và phương pháp huấn luyện phù hợp với đối tượng học sinh đã đem lại
hiệu quả rõ rệt với việc nâng cao trình độ kỹ thuật các giai đoạn chạy đà, giậm
nhảy, trên không và tiếp đất đây là các giai đoạn quan trọng để nâng cao
thành tích và hoàn thành mục tiêu giảng dạy nội dung nhảy xa cho học sinh,
từ đó giúp người tập nâng cao được thành tích nhảy xa và phát triển thể lực.
Tuy nhiên để đạt được điều đó trong giảng dạy và huấn luyện người giáo viên
cần phải: Nhiệt tình ,có tâm huyết thực sự và luôn xác định được mục tiêu
19
nhiệm vụ của ngời làm công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Luôn tìm
tòi, học hỏi, nghiên cứu vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với tâm
sinh lí với lứa tuổi, để có được hệ thống kiến thúc cho từng giai đoạn huấn
luyện. Phải có trình độ chuyên môn vững vàng đó chính là bí quyết thực hiện
thành công trong giáo dục và huấn luyện học sinh giỏi...
2. Khuyến nghị:
2.1. Với nhà trường:
- Cần quan tâm hơn nữa đến phong trào thể dục thể thao nhà trường
đặc biệt việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian tập luyện, động viên
học sinh kịp thời để các em tích cực hơn nữa trong quá trình tập luyện cũng
như tham gia thi đấu đạt thành tích cao.
- Có chế độ động viên thích hợp đối với những giáo viên có nhiều
đóng góp trong phát sự triển bộ môn giáo dục thể chất.
2.2. Với phòng giáo dục:
Cần có kế hoạch tổ chức thi đấu, tuyển chọn và tập trung đội tuyển sớm
để huấn luyện, bồi dưỡng học sinh với mục tiêu giành được nhiều thành tích
cao. Ngoài ra cần có sự khích lệ động viên đối với học sinh đạt giải môn thể
dục ngang bằng các môn văn hóa. Cùng với đó là sự quan tâm, đãi ngộ đúng
mức với những giáo viên làm công tác GDTC nói chung và công tác huấn
luyện đội tuyển nói riêng.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy
và huấn luyện đội tuyển điền kinh nội dung nhảy xa. Rất mong được sự đóng
góp của đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn, giúp cho công tác
huấn luyện đội tuyển điền kinh, đặc biệt là nội dung nhảy xa của trường cũng
như của thị xã ngày càng đạt nhiều kết quả cao hơn !
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
NỘI DUNG
20
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
2
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
3. Nội dung sáng kiến
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng
sáng kiến
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
6
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
6
2. Thực trạng của vấn đề
7
3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện
9
4. Kết quả đạt được
10
5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
18
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Khuyến nghị
20
21