Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn ra đề theo hướng đánh giá năng lực của học sinh môn ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.64 KB, 22 trang )

Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Ra đề theo hướng đánh giá năng lực của học sinh môn
Ngữ văn lớp 9.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn
3. Tác giả:
Họ và tên: Lê Văn Thức

Nam

Sinh ngày 24 tháng 11 năm 1978
Trình độ chun mơn: Đại học
Chức vụ, đơn vị cơng tác: Phó Hiệu trưởng THCS Chí Minh
Điện thoại: 0904 921 536
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Văn Thức
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Tên đơn vị: THCS Chí Minh
Địa chỉ: Phường Chí Minh - Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Ban giám hiệu tích cực kiểm tra các hoạt động chun mơn của giáo
viên theo hướng đổi mới.
- Có máy tính với các phần mềm ứng dụng
- Có sự đầu tư nghiên cứu chuyên môn
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 8 năm 2014 đến nay.

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

- -



1


TĨM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học là một khâu cực kì quan
trọng. Nó là việc kiểm tra kết quả của một quá trình dạy, học. Việc kiểm tra
đánh giá có nhiều tác dụng. Trước hết nó là thước đo xem xét quá trình tiếp
thu của học sinh. Đồng thời nó cũng là q trình để người dạy điều chỉnh
phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Như vậy, nếu việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành tốt nó sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt
vận dụng kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế. Việc kiểm tra
đánh giá tốt sẽ là cơ sở để người dạy bổ sung vào phương pháp kiểm tra đánh
giá của mình ngày hồn thiện hơn.
Thơng qua kiểm tra đánh giá cịn hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm
tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn lên
và khắc phục tư tưởng đối phó với thi cử; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác,
khơng có thái độ và hành động sai trái với thi cử.
Nhận thức điều này, hưởng ứng phong trào sáng tạo trong giảng dạy
năm 2015, tôi mạnh dạn viết sáng kiến: Ra đề theo hướng đánh giá năng lực của
học sinh môn Ngữ văn lớp 9.

Sáng kiến này tập trung vào việc đưa ra những cách làm đơn giản
trong việc lựa chọn cách hỏi, thiết kế đáp án mở, khai thác tối đa năng lực
tiềm ẩn trong học sinh qua các hình thức kiểm tra.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
2.1 Điều kiện áp dụng sáng kiến:
-Sự đổi mới đồng thuận của giáo viên

- Sự tích cực vào cuộc của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn.
2.2 Thời gian áp dụng sáng kiến:
Tháng 8 năm 2014 đến nay.
2.3 Đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Học sinh trường THCS ( khối lớp 9)
3. Nội dung sáng kiến:
+Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Đưa việc kiểm tra trở thành một nội dung đánh giá năng lực của học
sinh.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- -

2


Có khả năng áp dụng ở nhiều khối học sinh khác nhau ở bậc THCS.
Đồng thời có thể mở rộng ở cấp THPT.
+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
Tăng tính hiệu quả của nội dung kiểm tra đánh giá. Thúc đẩy sự tìm tịi,
ứng dụng các phương pháp đổi mới trong dạy học của giáo viên. Tạo cơ sở
cho việc tổ chức đánh giá ngoài.
Tạo động lực học tập cho học sinh. Phát huy tính sáng tạo và hình
thành các năng lực cho học sinh.
Giúp cơ quan quản lí giáo dục đánh giá chính xác chất lượng học sinh.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sáng kiến này đã và đang được bản thân tôi vận dụng trong quá trình
giảng dạy từ học kì I năm học 2014- 2015 cho đến nay và nhận thấy có nhiều
tín hiệu khả quan. Vì vậy tơi cũng muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp, rất
mong được sự góp ý để sáng kiến hồn thiện có thể ứng dụng để nâng cao
chất lượng môn Ngữ văn.

5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
- Cơ quan quản lí giáo dục cần coi việc đánh giá ngoài là yếu tố then
chốt trong quá trình dạy học.
- Giáo viên cần chủ động sáng tạo đổi mới các cách ra đề và đánh giá
công bằng đối với người học. Phát huy tính sáng tạo của học sinh, tôn trọng
sự sáng tạo của học sinh.

- -

3


MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1 Cơ sở khoa học.
Văn học là nhân học.Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc
lực. Có nhiều quan điểm khác nhau về văn chương những tựu chung lại chúng
mang tính thẩm mĩ, giáo dục và nhiều chức năng khác... Qua văn chương, con
người cảm nhận được cái đẹp, ý thức được cái đẹp, ý thức được giá trị cuộc
sống, tình người…
Điều quan trọng là những giá trị của văn chương trong buổi đầu với
mỗi con người thường đi qua con đường giáo dục từ các nhà trường. Củng cố
khả năng thẩm thấu, đánh giá được sự thẩm thấu của học sinh để mà từ đó
phát hiện bồi dưỡng những năng lực khác nhau của người học là nhiệm vụ
của người dạy.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Xưa nay việc dạy văn nói chung, việc ra đề ngữ văn nói riêng cịn khá
nhiều bất cập. Sau mỗi kì thi những nhìn nhận đánh giá về đề thi vẫn có
những ý kiến trái chiều nhau. Cùng một đề, người cho là hay, người bảo là dở,
người bảo vừa sức, người cho q nặng. Để tìm được tiếng nói chung vẫn cịn

phải bàn.
Những năm gần đây, cấu trúc đề bài kiểm tra Ngữ văn bậc học phổ
thơng khơng cịn là dạng đề truyền thống có tính chất mệnh lệnh hay áp đặt
mà có sự thay đổi cả về nội dung và cấu trúc. Cụ thể là trong đề bài kiểm tra
có phần câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Tuy nhiên một điều đáng
buồn là nhiều thầy cô, đặc biệt là các thầy cô dạy lớp 9 (lớp thi vào THPT)
chủ yếu dạy theo hình thức đốn cấu trúc đề, rập khuôn theo kiểu đề đã được
thi các năm trước. Do đó thi chỉ là thi, thi xong học sinh chẳng cần giữ lại kĩ
năng làm bào nào cả cũng chẳng biết mình đã hình thành được những năng
lực gì.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Dạy văn là dạy làm người. Văn học là nhân học. Điều này đã được
khẳng định trong nhiều văn bản. Nhưng ra đề thế nào để chúng ta có thể có
được sản phẩm con người qua đào tạo từ môn Ngữ văn một cách hồn chỉnh
đúng đắn khơng phải là chuyện đơn giản.
Ra đề môn Ngữ văn để kiểm tra đánh tra đánh giá năng lực của học
sinh, phát triển các năng lực của học sinh là nhiệm vụ của người giáo viên dạy
môn Ngữ văn. Để làm được điều này đòi hỏi người thầy ngoài việc kiểm tra
năng lực của học sinh theo hướng tryền thống cịn phait biết sáng tạo tìm tịi
những cánh kiểm tra đánh giá mới để tìm đến tận gốc những năng lực mà học
sinh có, khơi gợi được những tiềm năng này của hoc sinh.
3. Thực trạng của vấn đề.
Bộ môn Ngữ văn được xây dựng trên cơ sở hợp nhất của ba phân môn
Văn học- Tiếng việt- Tập làm văn. Nói như vậy nhưng thực chất lâu nay trong
quan niệm giảng dạy, xây dựng bài của giáo viên thì vẫn ngầm chia ra ba hình
- -

4



thức khá độc lập ( Cũng có một số giáo viên sử dụng ngữ liệu từ môn văn cho
việc khai thác tìm kiến thức trong các phân mơn cịn lại.Tuy nhiên việc khai
thác này chủ yếu theo định hướng của sách giáo viên, ngữ liệu sẵn có trong
sách giáo khoa của học sinh)
Việc kiểm tra của giáo viên đối với việc tiếp nhận kiến thức của học
sinh vẫn theo hướng truyền thống. Theo kiểu “ dạy gì kiểm tra đó”. Rất ít các
nhà trường có được việc tổ chức kiểm tra đánh giá ngoài. Hơn nữa trong
PPCT mà Bộ giáo dục ban hành thì số bài kiểm tra một tiết trở lên được quy
định cụ thể cho từng phân môn. Ngoại trừ bài kiểm tra học kì có tính chất
thổng hợp cịn lại là các bài kiểm tra có tính độc lập về kiến thức rất cao. Thé
nên tính đồng tâm không phát huy trong khi kiểm tra đánh giá nó chỉ có tính
liên kết trong khi dạy.
Việc học sinh, giáo viên không hứng thú với việc đổi mới kiểm tra
đánh giá, có nhiều ngun nhân.
Thứ nhất, tâm lí ngại. Ngại ở đây là ngại phải nghĩ, ngại phải làm cái
mới. Mà làm cái mới tức là bỏ hoặc thay thế cái cũ sẽ mất công.
Thứ hai, nhiều giáo viên có tuổi ứng dụng CNTT khó khăn nên muốn
như cũ để có cái cũ mà dùng.
Thứ ba, chương trình sách giáo khoa năm này qua năm khác vẫn là
những tác phẩm cũ. Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận được tính văn cao
trong các tác phẩm được lựa chọn trong chương trình. Nhưng nhiều văn bản
nhật dụng thì đã khá xa với thực tiễn đời sống hiện nay.
Thứ tư, việc cấu trúc đề thi ở các kì thi giống nhau nên người dạy
thường bám vào dạy theo kiểu đề đã có.
Thứ năm, sự mặn mà với mơn Ngữ văn của học sinh, của phụ huynh
không cao nếu không muốn nói là nhạt nhẽo. Điều này cũng khiến cho người
dạy khơng tích cực tư duy đổi mới trong các dạy, cách ra đề.
3.1. Thống kê chất lượng bài kiểm tra 45 phút đầu năm.
Thống kê chất lượng bài kiểm tra ( đầu học kì 1, tháng 8 năm học 2014
-2015)

Số học Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm
trung Điểm yếu/ kém
sinh
bình
khảo
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối
3
3.1
28
28.6
52
51.0
9: 98
17
17.3
3.2. Khảo sát chất lượng, mức độ hứng thú của học sinh, thầy cô trong ra
đề và làm bài kiểm tra:
Đứng trước thực trạng trên với mong muốn đưa ra một cái nhìn mới mẻ
với mơn Ngữ văn ở góc độ đề kiểm tra. Với mong muốn thay đôỉ nhận thức
của giáo viên trong vịêc ra đề chấm bài kiểm tra môn Ngữ văn. Với mong

muốn giúp học sinh nhận biết những năng lực cuả bản thân, hình thành và
củng cố năng lực của học sinh sau mỗi tiết kiểm tra.
3.2.1. *Đối tượng khảo sát:
- Học sinh: 98 học sinh khối 9
- Giáo viên: 6 giáo viên dạy Ngữ văn tại nhà trường.
- -

5


9 giáo viên dạy Ngữ văn lớp 9 tại các trường THCS khác.
* Thời điểm khảo sát: tháng 8/2014
3.2.2. Thu thập, phân tích dữ liệu:
3.2.2.1 Thu thập, phân tích dữ liệu từ các câu hỏi dành cho học sinh:
Câu hỏi 1: “Em có thích học mơn Ngữ văn khơng?”
- Mức độ khảo sát: Rất thích, thích, khơng thích:
Số học sinh
Số rất thích
Số thích
Số khơng thích
khảo sát (em)
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 9: 98
15
15.3

55
56.1
28
28.6
Phân tích dữ liệu thu được: như vậy rất ít số học sinh đều hứng thú với
việc học tập môn Ngữ văn. Điều này là một thách thức không nhỏ đối với
người dạy học.
Câu hỏi 2: “ Em thấy các đề Ngữ văn mình đã làm từ lớp 6 đến lớp 8
có sự giống nhau về cách hỏi không?”
Giống hệt, chỉ Khác nhau ở Em không biết
thay tên tác câu hỏi nhỏ,
Số học sinh
phẩm,
nhận khơng
cuốn
khảo sát (em)
vật, khái niệm hút
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 9: 98
72
73.5
9
9.2
17
17.3

Nhìn vào bảng khảo sát. Chúng ta cảm thấy giật mình nhưng không lạ
lẫm. Điều này phản ánh một sự thật. Lâu nay chúng ta quen một nếp ra đề khô
ng chỉ cho một khối từ năm này qua năm khác. Mà từ khối này qua khối khác.
Chúng ta chưa coi học sinh là trung tâm trong dạy học đánh giá mà chúng ta
mới là trung tâm, là người thực hiện tất cả mọi khâu. Ra đề chúng ta chưa
chấm đã biết học sinh mình ở mức nào rồi.
Câu hỏi 3: “ Em thấy các đề Ngữ văn mình đã làm có gợi mở được
sáng tạo của mình khơng?”
Số học sinh khảo Khơng thể có Có sự sáng tạo Em có thể sáng
sự sáng tạo.
một phần
tạo theo ý mình
sát (em)
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 9: 98
68
69.4
21
21.4
9
9.2
Nhìn vào bảng khảo sát, chúng ta có thể lí giải thêm cho câu trả lời
phần trên khi có đến 69.4% học sinh thấy mình khơng thể có sự sáng tạo với
đề bài mà thầy đưa ra. Có thể các đề Ngữ văn đã không chú ý đến sự phát
triển những năng lực cho học sinh. Hoặc cũng có thể các thầy cơ chọn giải

pháp ra đề an tồn, khơng muốn học sinh đi lệch đáp án của mình cho dễ
chấm. Thế nên khơng có sự sáng tạo trong ra đề, không cần sáng tạo cua rhọc
sinh khi làm bài. Các thầy cô đã quên mất một điều: Yếu tố quyết định niềm
u thích mơn học của các em chính là sự sáng tạo những gì mình lĩnh hội.
3.2.2.2 Thu thập, phân tích dữ liệu từ các câu hỏi dành cho giáo viên:
Câu hỏi 1, Đồng chí có cho rằng việc đổi mới cách ra đề theo hướng
phát hiện năng lực của học sinh là cần thiết không?
Số giáo viên khảo Cần thiết
Khơng
cần Khơng có câu trả
- -

6


sát

thiết
lời
SL
%
SL
%
SL
%
15
6
40
8
53.3

1
6.7
Qua khảo sát, nhìn vào kết quả, chúng ta thấy có đến 53,3 % câu trả lời
là khơng cần thiêt. Điều này cho thấy tâm lí ngại thay đổi đã ăn sâu vào người
dạy. Cũng có một lí giải khác. Có thể cách thi hiện chưa thúc đẩy, chưa địi
cần có sự đổi mới.
Câu hỏi 2, Theo đồng chí, làm thế nào để học sinh hứng thú hơn trong
làm bài kiểm tra môn Ngữ văn?
Ý kiến khác
Số giáo viên khảo Đổi mới cách Đổi mới cách
ra đề
tổ chức thi
sát
SL
%
SL
%
SL
%
15
13
86.7
2
13.3
0
0.0
Nhìn vào kết quả khảo sát, chúng ta có thể nhận thấy câu trả lời mâu
thuẫn với câu trên. Có 13/15 ý kiến được hỏi, chiếm 86.7% cho rằng phải đổi
mới cách ra đề. Tuy nhiên ở câu hỏi trên chỉ có 6 ý kiến đồng ý với việc đổi
mới cách ra đề theo hướng phát hiện, phát triển năng lực của học sinh. Điều

này cho thấy một bộ phận không nhỏ thầy cơ chưa xác định được tiêu chí phát
triển năng lực là phát triển cái gì? Phát triển như thế nào? Làm sao đưa được
định hướng phát triển vào đề thi một cách dễ dàng hiệu quả khơng gây khó
khăn cho người chấm. Hai ý kiến cho rằng cần đổi mới cách tổ chức thi. Đây
cũng là một ý kiến cần trân trọng. Bởi lẽ đổi mới cách tổ chức thi cũng là một
điều kiện để đánh giá công bằng nhận thức, năng lực của học sinh.
Câu hỏi 3, Đợt tập huấn hè vừa qua, với sự truyền đạt của báo cáo
viên, đồng chí đã hiểu chính xác thế nào là ra đề theo hướng phát triển năng
lực học sinh?
Hiểu sâu sắc, Chỉ hiểu vài Khơng hiểu
Số giáo viên khảo
có thể áp dụng nét chưa áp
sát
dụng được
SL
%
SL
%
SL
%
15
5
33.3
7
46.7
3
20.0
Nhìn vào phần tổng hợp, điều chúng ta phải chú ý quan tâm. Đó là cần
sáng tạo những phương pháp làm mẫu đơn giản hơn để người thầy giáo vận
dụng một hình thức đổi mới của ngành vào công việc dẽ dàng hơn.

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Từ việc khảo sát thực trạng, tham vấn ý kiến của học sinh, giáo viên
trực tiếp đứng lớp, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
4.1 Xác định đối tượng thuộc nhóm có thể phát triển được những năng
lực nào.
Năng lực được hiểu một cách khái quát là “ khả năng cá nhân đáp ứng
các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh
cụ thể” là “sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội
dung trong những tình huống cho trứơc để giải quyết các vấn đề do những
tình huống này đặt ra”. Theo đó năng lực được xem như điểm hội tụ của các
- -

7


yếu tố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, tinh thần sẵn sàng hành động,
trách nhiệm đạo đức của mỗi con người được bộc lộ khi đối mặt với những
vấn đề của cuộc sống.
Năng lực ngữ văn có thể được hiểu là khả năng chiếm lĩnh khoa học về
tiếng Việt và văn học, khả năng tư duy, diễn đạt và trình bày hiểu biết của bản
thân về nhữung gì HS lĩnh hội được qua môn học. Việc xác định năng lực
Ngữ văn của học sinh dựa trên hai yêu cầu cơ bản của việc dạy học Ngữ văn:
tiếp nhận văn bản (năng lực đọc-hiểu, giải mã văn bản được cung cấp và các
văn bản cùng loại) và tạo lập văn bản (năng lực sản sinh ra các kiểu văn bản
theo những u cầu cụ thể). Ngồi ra có thể là năng lực tiếp nhận thông tin đa
chiều của cuộc sống; năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn;
năng lực tham gia vào các hoạt động giao tiếp ứng xử có văn hóa; năng lực tự
học, tự đánh giá và phê phán.
Thông thường chúng thường chia lớp thành bốn đối tượng ( giỏi, khá,
trung bình, yếu). Tương đương với bốn đối tượng học sinh này ta sẽ bốn

nhóm năng lực có thể hình thành cho học sinh.
Nhóm 1: Năng lực thưởng thức, cảm thụ rung động trước cái đẹp, cái
thiện
Năng lực này trong câu hỏi thường bắt đầu bằng các từ: Cảm nhận, suy
nghĩ, thái độ ..
Nhóm 2: Năng lực sử dụng CNTT, khai thác dữ liệu trên mạng Internet
Xuất hiện trong đề yêu cầu tìm kiếm thơng tin để giải quyết một vấn đề
( thuyết minh...)
Nhóm 3: Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng ngôn ngữ tiếng
Việt để đưa ra, diễn giải, truyền đạt ý kiến, lựa chọn ngôn từ để hiệu quả tăng
cao.Năng lực này thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: ( Nghe, nói, đọc, viết theo trí
nhớ- ghi lại câu thơ)
Nhóm 4: Năng lực sáng tạo: thể hiện những suy nghĩ tìm tịi của cá
nhân, đưa ra những ý tưởng mới mẻ trong so sánh, bình luận, phân tích, dự
báo kết luận…
Câu hỏi để khai thác nhóm năng lực này thường bắt đầu bằng các từ,
cụm từ: Nếu là, thử tưởng tưởng, Kết thúc đó đã hợp lí chưa…
( Để phù hợp với việc triển khai đề tài sáng kiến, người viết xin đưa đáp án
kèm ngay sau câu hỏi)
4.2 . Ra đề kiểm tra miệng.
Không nên quan niệm rằng kiểm tra miệng là kiểm tra đầu giờ học,
kiểm tra kiến thức cũ. Mà cần mở rộng khái niệm của việc kiểm tra miệng là
yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức bài cũ. Nhưng đồng thời có thể là phát
hiện, củng cố, mở rộng… kiến thức bài mới. Bài mà giáo viên đang dạy.
Kiểm tra miệng truyền thống
Kiểm tra miệng theo hướng phát hiện,
phát triển năng lực
- Đánh giá học sinh nhớ kiến
- Đánh giá tư duy nhận biết, tiếp
thức

cận, tìm tịi
- Đánh giá học sinh có ý thức
- Đánh giá thái độ chủ động học
học bài ( đạo đức học tập)
tập
- -

8


- Đánh giá học sinh vận dụng
- Đánh giá sự sáng tạo của học
được kiến thức ( thực hành)
sinh
Ví dụ các câu kiểm tra miệng:
* Kiểm tra bài đã học: - Thuyết minh những thông tin cơ bản về bài thơ
Đồng chí
( u cầu năng lực ghi nhớ, trình bày các kiến thức theo thể loại thuyết minh
về tác phẩm thơ một cách ngắn gọn)
* Kiểm tra miệng khi đang dạy bài mới: - Khi dạy bài Bài thơ về tiểu
đội xe khơng kính, giáo viên có thể hỏi: “So sách điểm giống và khác nhau
trong hình ảnh tay nắm lấy bàn tay( Đồng chí) và bắt tay qua cửa kính vỡ
rồi( Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính)”
4.3 . Ra đề kiểm tra 15 phút.
Cần chú ý không có sự mâu thuẫn trong đánh giá theo chuẩn KTKN và
theo Năng lực của học sinh. Đánh giá theo năng lực chỉ là cụ thể hóa và nâng
chuẩn ở một số nội dung kiểm tráo với chuẩn KTKN
Đánh giá theo chuẩn KTKN
Đánh giá theo Năng lực của học sinh
ĐG mức độ đạt chuẩn

ĐG mức độ năng lực của HS
Xác định nội dung KT, KN cần đạt Xác định các năng lực cụ thể; các tiêu
(theo chủ đề, phân mơn,…)
chí, chỉ số
Xác định các cấp độ của chuẩn theo Mô tả các mức độ NL theo quá trình
các nội dung tương ứng
phát triển
Chú ý đến KQ đạt được
Chú ý đến quá trình đi đến KQ
Câu hỏi thiên về nội dung KT, KN cụ Câu hỏi thiên về ND phức hợp, gắn
thể
với tình huống thực tiễn
Chú ý đến tỷ lệ đạt chuẩn của mơn Chú ý đến mức độ phân hố trong
học
việc thực hiện mục tiêu môn học
Việc ra đề kiểm tra 15 phút cần chú trọng đến tính đa dạng của hình
thức hỏi. Bao gồm hình thức trắc nghiệm ( điền khuyết, nối, chọn đáp án đúng
nhất…), kết hợp với hình thức tự luận ( trả lời ngắn)
Ở bài kiểm tra 15 phút. Cần chú ý thời gian làm bài ngắn. Do vậy yêu
cầu về năng lực với học sinh cũng ở mức độ vừa phải. Việc ra đề với yêu cầu
về hướng phát triển năng lực phải thể hiện rõ ở mực tiêu của đề kiểm tra. Cụ
thể trong hướng dẫn chấm. Chúng ta có thể lựa chọn một số năng lực cơ bản
sau:
Những năng lực được giáo viên kiểm tra thường bắt đầu trong hệ thống
câu hỏi với những từ ngữ sau:
4.3.1.Ví dụ đề kiểm tra 15 phút:
4.3.1.1.Ví dụ 1:
Cho đoạn văn:
-Thế nhà con ở đâu?
-Nhà ta ở làng chợ Dầu.

-Thế con có thích về làng chợ Dầu khơng?
- -

9


Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
-Có.
Ơng lão ơm khít thằng bé vào lịng, một lúc lâu ông lại hỏi:
-À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh mn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ
thỉ:
-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
a. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Đoạn truyện kể lại sự việc gì? Phân tích ngắn gọn tâm trạng của nhân vật
qua đoạn truyện trên?
Đáp án:
Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (9.0 điểm): Hướng vào các ý theo yêu cầu
Bài làm cần trình bày được các ý sau:
a. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm Làng; tác giả: Kim Lân.(1.0 điểm)
( Học sinh phải thể hiện được năng lực tái hiện, ghi nhớ)
b. Đoạn truyện kể lại sự việc ông Hai trò chuyện với đứa con út. (2.0 điểm)
- Đoạn truyện bộc lộ cảm động tâm trạng nhân vật ông Hai. Bị cách li
về chính trị, trong tâm trạng bị dồn nén, ông Hai chỉ còn biết trút nôi lòng của
mình và những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con. (2.0 điểm)
- Ơng Hai hỏi con về nơi chơn ra cắt rốn, về thái độ với kháng chiến,
tình cảm với cụ Hồ. Nói với con cũng là tự nhủ với lòng mình, giãi bày nỡi

lòng mình. Ơng xúc đợng, ơm khít đứa con nhỏ vào lòng, nước mắt giàn ra,
chảy ròng ròng. (2.0 điểm)
- Tác giả miêu tả nội tâm nhân vật qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, diễn
tả tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu của ông Hai, tấm lòng thủy chung với
kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ. Đó là tình cảm sâu nặng,
bền chặt mà thiêng liêng. (2.0 điểm)
Học sinh phải thể hiện được năng lực suy luận, phân tích, tổng hợp
- Về phương diện hình thức (1.0 điểm): Nội dung điểm hướng vào cách hành
văn của học sinh, chính tả và cách trình bày
Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và
hình thức trên.
Mức khơng đạt: Khơng làm bài hoặc lạc đề.
4.3.1.2.Ví dụ 2:
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu: Trăng cứ tròn vành vạnh.
- -

10


a. Hãy chép tiếp các câu cịn lại để hồn chỉnh khổ thơ?
b. Đoạn thơ vừa chép có trong tác phẩm nào? của ai?
c. Hình ảnh vầng trăng trong đoạn có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề
của bài thơ?
Đáp án:
Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (9.0 điểm):
Bài làm cần trình bày được các ý sau:
a. Chép chính xác đoạn thơ: (1.0 điểm)
Trăng cứ trịn vành vạnh
Kể chi người vơ tình

Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
b.Tên bài thơ: Ánh trăng; tên tác giả bài thơ: Nguyễn Duy. (1.0 điểm)
c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:
- Trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, cho
vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống, cho nhân dân, đất nước, cho những
người đã khuất, là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc
nhở nhà thơ và mỗi chúng ta. Con người có thể vơ tình, có thể lãng qn
nhưng thiên nhiên và nghĩa tình q khứ thì ln trịn đầy, bất diệt.(4.0 điểm)
- Bài thơ là lời nhắc nhở thắm thía về thái độ, tình cảm với những năm
tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa…Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc ''Uống
nước, nhớ nguồn'' đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.(3.0 điểm)
Học sinh thể hiện năng lực cảm thụ cái đẹp trong ngôn từ, thể hiện
năng lực tự chủ cảm xúc của bản thân
- Về phương diện hình thức (1.0 điểm): Nội dung điểm hướng vào cách hành
văn của học sinh, chính tả và cách trình bày
Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và
hình thức trên.
Mức khơng đạt: Khơng làm bài hoặc lạc đề.
4.3.1.3.Ví dụ 3:
Trong truyện ngắn "Làng" Kim Lân có viết:
"Đến cả mụ chủ nhà là người ông lão yên trí nghe tin này thế nào mặt
mụ cũng sa sầm xuống mà nói tức, nói xóc, thì trái lại, mụ lại tỏ vẻ rất vui
sướng. Mụ giương tròn cả hai mắt lên mà reo:
- A, thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê
ấy... Thơi bây giờ thì ơng bà cứ ở tự nhiên ai bảo sao. Ăn hết nhiều chứ ở hết
là bao nhiêu.
Mụ cười khì khì:
- Này, rồi cũng phải ni lấy con lợn mà ăn mừng đấy!..."
Qua nhân vật mụ chủ nhà và một số nhân vật phụ trong truyện, tác

giả muốn khẳng định điều gì ở người nơng dân lúc bấy giờ. Điều đó có ý
nghĩa gì trong hồn cảnh đương thời của đất nước?
- -

11


Đáp án:
Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (9.0 điểm):
- Mụ chủ nhà tính tình tham lam, hay xoi mói, lắm điều; mấy người đàn
bà mới tản cư lên đanh đá; bà vợ ông Hai bận bịu; cu Húc ngây thơ, ... Mỗi
người một cơng việc, một tính nết, nhưng có điểm chung: ( 3.0 điểm)
+ Đều yêu nước, ghét Việt gian, ghét giặc.
+ Tẩy chay những kẻ làm Việt gian bán nước.
+ Sẵn sàng cưu mang người cùng cảnh ngộ, cùng chung lập trường tư
tưởng.
- Điều đó làm lên tinh thần đồn kết đồng lịng đánh giặc, góp phần vào
thắng lợi chung của đất nước. ( 3.0 điểm)
- Cách viết của tác giả giản dị mà sâu sắc, tinh tế. ( 3.0 điểm)
Học sinh thể hiện năng lực phát hiện, lí giải, sử dụng ngơn ngữ để
thuyết phục.
- Về phương diện hình thức (1.0 điểm): Nội dung điểm hướng vào cách
hành văn của học sinh, chính tả và cách trình bày
Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và
hình thức trên.
Mức khơng đạt: Khơng làm bài hoặc lạc đề.
4.3.1.4 .Ví dụ 4: Kiểm tra gắn tự luận với trắc nghiệm
Câu 1( 2 điểm): Mỗi đáp án đúng ( 0,5 điểm)
a. Trong truyện Làng, tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống

như thế nào để ơng bộc lộ tính cách của mình?
A. Ơng Hai khơng biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc cho nghe.
B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ơng nghe được từ những người tản cư.
C. Bà chủ nhà hay dịm ngó, nói bóng gió với vợ chồng ơng Hai.
D. Ơng Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình.
b. Câu thơ nào dưới đây bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả?
A. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
B. Ơi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!
C. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả D. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi
nhỏ.
c. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu?
A. Lượm
B. Đồn thuyền đánh cá
C. Mùa xuân nho nhỏ
D. Bài thơ về Tiểu đội xe không kính
d. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì?
A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong
cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Ca ngợi sự đồn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội.
C. Thể hiện cuộc sống nghèo túng vất vả của những người nơng dân mặc áo
lính.
D. Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
Học sinh thể hiện năng lực lựa chọn đúng
Câu 2 ( 8 điểm):
- -

12


a. Hãy chép tiếp những câu thơ tiếp theo câu thơ sau để hồn chỉnh khổ

thơ.
Trăng cứ trịn vành vạnh
b. Khổ thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào, ai là tác giả? Bài thơ có ý
nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống như thế nào ?
Đáp án:
Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (7.0 điểm):
a.Chép chính xác 3 câu thơ: (2.0 điểm)
kể chi người vơ tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
b. Khổ thơ thuộc bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy (1.0 điểm)
- Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống
nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ (4.0 điểm)
- Về phương diện hình thức (1.0 điểm): Nội dung điểm hướng vào cách
hành văn của học sinh, chính tả và cách trình bày
Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và
hình thức trên.
Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
4.4 . Ra đề kiểm tra ở bài 45 phút trở lên.
Bài kiểm tra 45 trở lên là bài kiểm tra theo PPCT. Nó lại được chia
thành nhiều bài ứng với các phân môm khác nhau.
4.4 .1. Ra đề kiểm tra ở bài 45 phút ở phân môn Tiếng việt
Chú ý đến đặc trưng của phân môn là nắm bắt khái niệm vận dụng vào
tạo lập câu, phân tích giá trị tu từ…
I . Trắc nghiệm: (2 điểm)
Đọc, chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời
đúng vào ô bên dưới.
Câu 1 : Vì sao người nói đơi khi phải dùng những cách nói như: Tơi nói điều
này có gì khơng phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng…..

A. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân
thủ đúng phương châm về lượng .
B. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân
thủ đúng phương châm lịch sự.
C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân
thủ đúng phương châm quan hệ .
D. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân
thủ đúng phương châm về chất
Câu 2: Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:
A. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hơ cho thích
hợp.
- -

13


B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hơ cho thích hợp.
C. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hơ
cho thích hợp.
D. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hơ cho thích hợp.
Câu 3: Khi viết lời văn, nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người
hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là đã thực hiện cách dẫn:
A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp.
C. Dẫn ý
D.Dẫn toàn bộ
Câu 4: Thuật ngữ là:
A. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học .
B. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ .
C. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được

dùng trong các văn bản khoa học .
D. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được
dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Học sinh thể hiện năng lực ghi nhớ, phân tích, loại bỏ, lựa chọn
II . Tự luận: (8.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
b. Cho lời dẫn trực tiếp sau: Khi bàn về giáo dục nhà thơ Tago- nguời
n Độ cú nói : Giáo dục một ngời đàn ông đợc một nguời đàn ông, giáo
dục một nguời đàn bà đuợc một gia đình, giáo dục một ngoi thầy đợc cả
một xà héi."
Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trên thành lời dẫn gián tiếp.
Đáp án:
Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (1.5 điểm):
Chuyển đúng nội dung theo lời dẫn trên
- Về phương diện hình thức (0.5 điểm): Nội dung điểm hướng vào cách
hành văn của học sinh, chính tả và cách trình bày.
Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và
hình thức trên.
Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 2: (2.0 điểm)
Cho khổ thơ:
Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn,
Khơng có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của
biện pháp tu từ ấy?
Đáp án:

Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (1.5 điểm):
- -

14


- Trong khổ thơ trên, nhà thơ sử dụng biện pháp điệp và liệt kê, hoán
dụ (0,5 điểm)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự tương phản giữa vật chất và tinh thần. Bom
đạn ác liệt của kẻ thù đã cướp đi của đoàn xe rất nhiều biến chúng trở thành
trơ trụi, kì lạ (khơng kính, khơng đèn, khơng mui...). Nhưng sức mạnh để
những chiếc xe ấy băng ra chiến trường là sức mạnh của trái tim người lính,
trái tim nồng nàn u nước tràn sơi ý chí chiến đấu, chiến thắng. (0,5 điểm)
Khổ thơ ca ngợi lòng yêu nước của người lính lái xe Trường Sơn thời
chống Mĩ. (0,5 điểm)
- Về phương diện hình thức (0.5 điểm): Nội dung điểm hướng vào cách
hành văn của học sinh, chính tả và cách trình bày.
Học sinh thể hiện năng lực cảm thụ cái đẹp trong ngôn từ, thể hiện
năng lực tự chủ cảm xúc của bản thân.
Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và
hình thức trên.
Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 3 ( 4.0 điểm) Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, lời dẫn
trực tiếp nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “
Lặng lẽ Sa Pa”
Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (3.5 điểm):
Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, lời dẫn trực tiếp nêu
cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa”

- Về phương diện hình thức (0.5 điểm): Nội dung điểm hướng vào cách
hành văn của học sinh, chính tả và cách trình bày.
Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và
hình thức trên.
Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
4.4 .2. Ra đề kiểm tra ở bài 45 phút ở phân môn Văn
Chú ý đến đặc trưng kiểu bài là hiểu về tác giả, phong cách, nội dung,
nghệ thuật của văn bản ( cái hay, cái đẹp trong hình ảnh, ngơn ngữ …)
Phần I: Trắc nghiệm : ( 2.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng
Câu 1: “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” viết về những người bộ đội lái xe,
tác giả đã chọn chi tiết nào để lập nên tứ thơ?
A. Khẩu súng. B. Bom đạn. C. Xe khơng kính.
D. Gian khổ.
Câu 2: Bài thơ “Ánh trăng” có liên quan đến đạo lý truyền thống tốt đẹp
nào của dân tôc ta?
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Nước chảy đá mòn.
Câu 3: Nội dung chủ yếu của truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là:
A. Kể về một chiếc lược ngà.
B. Kể về cuộc hội ngộ của cha con anh Sáu sau bao nhiêu năm xa cách.
- -

15


C. Thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le
của chiến tranh.

D. Kể về cuộc chiến tranh của nhân dân ta.
Câu 4: Dịng nào nói đúng nhất tâm trạng ơng Hai từ khi nghe tin làng Dầu
theo giặc.
A. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước.
B. Ln sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo
giặc.
C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
D. Cả B và C đều đúng
Câu 5: Nối tên tác phẩm ở cột A với thể loại ở cột B cho đúng.
Cột A
1. Đồng chí
2. Đồn thuyền đánh cá.
3. Bếp lửa
4. Ánh trăng.
Đáp án
1
C

2
A

Cột B.
a. Thơ năm chữ
b. Thơ tám chữ
c. Thơ bảy chữ
d. Thơ tự do.
g. Thơ lục bát.
3
C


4
D

5
1234-

D
C
B
A

Phần II: Trc nghim : ( 8.0 im)
Cảm xúc của nhà thơ Chính Hữu trong đoạn thơ:
Ruộng nơng anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nớc gốc đa nhớ ngời ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run ngời vừng trán ớt mồ hôi.
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cời buốt giá
Chân không giày
Thơng nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sơng muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí)

a.Mc ti a:
*V ni dung: (7.0 im)

- -

16


+ Đảm bảo hệ thống ý:...
+ Biết sáng tạo, lý giải các ý....
+ Có dấu ấn cá nhân trong phần lập luận, kiến giải...
+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
- Ca ngợi tình đồng chí, những biểu hiện và sức mạnh của tình cảm ấy ở người
lính: (5.0 điểm)
+ Đồng chí- là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lịng của nhau “ruộng
nương anh… nhớ người ra lính”.
+ Đồng chí- là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời
người lính “áo anh rách… chân khơng giày”, cùng trải qua những cơn “sốt run
người”.
+ Đồng chí- là sức mạnh giúp người lính vượt qua mọi gian lao, thiếu thốn:
cử chỉ “Thương nhau tay nắm…” như tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua mọi gian
khổ, sưởi ấm lịng họ giữa cảnh “rừng hoang sương muối”. Hình ảnh “Đầu súng
trăng treo” là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ…
- Khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường,
chân thật -> Bài thơ là một trong những thành công sớm nhất của thơ ca viết về
người lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. (2.0 điểm)
*Về hình thức và các tiêu chí khác : ( 1.0 điểm)
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần
+ Bài viết khơng sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, dẫn chứng
phong phú, sát hợp, có tính biểu cảm .
b.Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình
thức nêu trên ( Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)

c.Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
4.4 .3. Ra đề kiểm tra ở bài 90 phút ở phân môn Tập làm văn
Chú ý đến khả năng cảm nhận thẩm thấu, khái quát, phân tích… Ở kiểu
bài này khả năng tạo lập văn bản của học sinh là rất quan trọng.
Ví dụ: Suy nghĩ của em về giá trị của gia đình trong cuộc sống của con người.
Đáp án:
a.Mức tối đa:
*Về nội dung: (9.0 điểm)
+ Đảm bảo hệ thống ý:...
+ Biết sáng tạo, lý giải các ý....
+ Có dấu ấn cá nhân trong phần lập luận, kiến giải...
- -

17


+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
- Ý nghĩa của gia đình đối với cuộc sống của con người? ( 3.0 điểm)
+ Gia đình là mắt xích đầu tiên gắn ta với cuộc đời.
+ Tình cảm gia đình là tình cảm cội nguồn tạo nên mọi nguồn tình cảm
khác trong cuộc đời.
+ Khơng có gia đình, con người ta sẽ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh.
- Trách nhiệm của mỗi người? ( 3.0 điểm)
+ Yêu quý, trân trọng giá trị của gia đình.
+ Sống gắn bó, tơn trọng tình cảm gia đình (kính u, biết ơn ơn bà, bố
mẹ, u thương, đồn kết anh em,...).
+ Khơng làm điều gì làm mất đi giá trị thiêng liêng của gia đình.
- Bộc lộ suy nghĩ và thái độ của bản thân. ( 3.0 điểm)
*Về hình thức và các tiêu chí khác : ( 1.0 điểm)
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần

+ Bài viết khơng sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, dẫn chứng
phong phú, sát hợp, có tính biểu cảm .
b.Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình
thức nêu trên ( Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
c.Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
4.4 .4. Ra đề kiểm tra ở bài 90 phút ở bài kiểm tra học kì.
Chú ý đến tỉ lệ các phần trong một đề bài. Đảm báo cấu trúc hợp lí giữa
kiến thức của các phân mơn. Địi hỏi vừa phải có sự độc lập vừa phải có sự
liên kết.
5. Kết quả đạt được
Thống kê chất lượng bài kiểm tra ( đầu học kì 2)
Số học Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm
trung Điểm yếu/ kém
sinh
bình
khảo
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối
12
12.5

46
47.9
35
36.5
9: 96
3
3.1
Tuy vẫn cịn có học sinh bị điểm yếu, kém, số học sinh bị điểm trung
bình cịn chiếm 36.5% nhưng tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi, điểm khá đã tăng
cao, đạt 58 em. Điều này khẳng định rõ tính ưu việt trong đổi mới kiểm tra
đánh giá. Đặc biệt là đổi mới trong phát huy năng lực của học sinh ở các nội
dung, hình thức kiểm tra.
5.1. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh, giáo viên

- -

18


Sau khi áp dụng một số giải pháp trên vào nghiên cứu, ra đề, tôi đã tiến
hành khảo sát lại trên hai đối tương giáo viên và học sinh để đánh giá hiệu
quả mà sáng kiến đem lại.
*Đối tượng khảo sát:
- Học sinh: 98 học sinh khối 9
- Giáo viên: 6 giáo viên dạy Ngữ văn tại nhà trường
9 giáo viên dạy Ngữ văn lớp 9 tại các trường THCS
* Thời điểm khảo sát: tháng 1/2015
5.1.1 Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh.
Câu hỏi 1: “Em có thích học mơn Ngữ văn khơng?”
Mức độ khảo sát: Rất thích, thích, khơng thích:

Số học sinh khảo Số rất thích
Số thích
Số khơng thích
sát (em)
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 9: 98
38
38.8
42
42.9
18
18.4
So với phần khảo sát trước khi tổ chức ra đề kiểm tra theo hướng phát
hiện năng lực của học sinh đã có bước biến chuyển tích cực. Cụ thể số em
thích học ngữ văn đã tiến bộ rõ rệt ( số rất thích và thích đạt 80/ 98 em). Tuy
nhiên cịn 18 em khơng thích. Điều này địi hỏi phải có có sự nghiên cứu tìm
tịi thêm để có phương pháp điều chỉnh trong cách ra đề tiếp theo.
Câu hỏi 2: “Vì sao em thích học mơn Ngữ văn?” Nếu em thích vì nhiều lí do,
vui lịng điền đủ các thơng tin.
Em hứng thú Em thấy các Ý kiến khác
với đề kiểm đề khơng có sự
Số học sinh khảo tra khi em thể giống nhau
hiện
được
sát (em)

năng lực bản
thân
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 9: 98
45
45.9
42
42.9
11
11.2
Như vậy việc các em hứng thú với giờ học văn trên lớp là do các em đã
cảm thấy được tác dụng của phần kiểm tra. Các em khơng cịn lo sợ khi phần
trả lời của mình trình bày nội dung đúng nhưng khác với cách diễn giải trong
đáp án vẫn được tôn trọng, được chấm điểm cao.
5.1.2. Khảo sát mức độ hứng thú của giáo viên.
Việc ra đề theo hướng phát triển năng lực của học sinh có khó
khơng ?
Đơn giản khi Khơng có ý kiến
ra đề, khó khi
chấm
SL
%
SL
%
SL

%
Khối 9: 15
8
53.3
6
40
1
6.7
Nhận xét: Việc ra đề đã đơn giản nhưng vấn đề cịn khó khăn ở chỗ khi
chấm đòi hỏi giáo viên phải làm việc nhiều hơn, sâu hơn, tập trung hơn mới
Số Gv tham gia
khảo sát.

Dễ, đơn giản

- -

19


có thể thẩm định được năng lực của học sinh. Đặc biệt với những đề ra theo
hướng mở
5.2. Đánh giá sau khi áp dụng:
5.2.1. Lợi ích mà sáng kiến đem lại.
Mặc dù chưa đạt 100% những ưu điểm ở cả hai đối tượng khảo sát học
sinh và giáo viên. Tuy nhiên những biến chuyển trong thái độ niềm yêu thích
học văn của học sinh cũng như thái độ nghiêm túc trong ra đề, trong hướng
đến đối tượng học sinh là không thể phủ nhận. Nhiều thầy cô khi tiếp cận với
sáng kiến này đã cho rằng việc ra một đề thi theo hướng phát triển năng lực
của học sinh không phải là khó.

5.2.2. Vấn đề cịn bỏ ngỏ giải pháp trong thời gian tới.
Do sáng kiến trải nghiệm trong một thời gian ngắn. Phạm vi mới dừng
lại ở một khối lớp và chủ yếu tham vấn ý kiến của giáo viên dạy lớp 9 nên
không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Điều ày cần tiếp tục nghiên cứu để
bổ sung các giải pháp tích cực hơn.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
6.1. Về nhân lực:
- Ban giám hiệu nhà trường có sự quan tâm đầu tư các hoạt động
chun mơn. Có sự phối hợp với các trường khác thực hiện việc đánh giá
ngồi.
-Giáo viên phải có niềm đam mê và khơng ngại đổi mới. Có khả năng
ứng dụng CNTT khá.
- Phụ huynh học sinh có nhận thức đầy đủ về vai trị của mơn văn trong
hành trang sau này của con em. Khơng bắt con mình, định hướng con mình
học lệch.
6.2. Về trang thiết bị
- Có máy tính, cài đặt các phần mềm ứng trọng trong soạn giảng, ra đề.
6.3. Về kỹ thuật
- Khả năng ứng dụng CNTT
- Thiết kế ma trận, ứng dụng phần mềm tự đảo đề, đáp án.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
- -

20


Đánh giá theo hướng phát triển năng lực là mục tiêu trong đổi mới cách
đánh giá mà Bộ giáo dục đã triển khai.

Đánh giá không làm học sinh lo sợ, bị thương tổn, mất tự tin. Đánh giá
phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được phản hồi
để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học sinh
cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải
nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự
đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học. Trong đánh giá
này thì trọng tâm chính là việc ra đề. Ra đề hay và khai thác được, phát triển
được năng lực của học sinh là một nhiệm vụ cũng là trách nhiệm của mỗi giáo
viên.
Sáng kiến mà tơi đưa ra xuất phát từ chính những thực tế trên. Tuy
nhiên trong một thời gian ngắn, khơng thể tạo được một sản phẩm hồn chỉnh.
Tuy đã được một số đồng nghiệp đánh giá là tốt. Nhưng sáng kiến vẫn ở một
phạm vi hẹp. Do vậy cần có thêm nhiều thời gian đúc rút để đưa ra cách giải
thích cách làm rõ hơn. Điều này rất mong có sự chung tay của các thầy cơ dạy
Ngữ văn.
2. Khuyến nghị.
Với giáo viên:
- Nghiên cứu, đầu tư thời gian xây dựng ngân hàng đề cho bản thân
- Tích cực trao đổi với đồng nghiệp xây dựng quỹ đề
- Chấm chữa bài cho học sinh chi tiết hơn nữa.
Với Phòng giáo dục và đào tạo:
- Tiếp tục thực hiện việc kiểm duyệt đề một cách nghiêm túc, bám sát
ma trận đề của Sở giáo dục như hiện nay.
- Xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng theo chuyên đề.
- Tiếp tục thực hiện xây dựng ngân hàng đề theo hướng tiếp cận và phát
triển năng lực của giáo viên.
- Tổ chức việc kiểm tra đánh giá ngồi mơn Ngữ văn với các đề từ 45
phút trở lên.
Tháng 2 năm 2015


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lí luận dạy học
- -

21


2.

Bài kiểm tra của học sinh các năm 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014

3.

Giáo án của giáo viên môn Ngữ văn ( 2012-2013; 2013-2014)

4.

Một số đề thi vào THPT ( 2012-2013; 2013-2014) của tỉnh Hải

Dương
5.

Tailieuth.net

- -

22




×