Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn sử dụng di sản trong dạy học địa lí lớp 9 phần các vùng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 20 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Sử dụng di sản trong dạy học Địa lí lớp 9 phần các
vùng kinh tế”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Địa lí 9
3. Tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Thắm

Nữ

Ngày tháng năm sinh: 20/ 01/ 1978
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Văn – Địa
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Khoa học Xã hội, trường THCS
Cổ Thành
Điện thoại: 01693979747
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Cổ Thành - xã Cổ Thành
thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320 3881031
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 9A, 9B - Trường THCS Cổ
Thành
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường cần trang bị
hệ thống máy chiếu, bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu…
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013- 2014.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Vũ Thị Thắm

1



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1 Do nhu cầu muốn truyền tải kiến thức di sản các vùng miền đến cho học
sinh, giúp học sinh hiểu biết về di sản của đất nước từ đó giáo dục học sinh
tình yêu quê hương đất nước, yêu di sản của quê hương và tìm hiểu về lịch sử,
kiến thức văn hóa của dân tộc, có ý thức bảo vệ di sản.
1.2 Qua dự giờ đồng nghiệp bản thân tôi nhận thấy hiện nay việc sử dụng di
sản trong quá trình dạy và học địa lí phần lớn ở các nhà trường là rất hời hợt,
thậm chí có giáo viên không tích hợp di sản trong quá trình giảng bài của mình
mặc dù tiết học đó có thể tích hợp phần dạy học di sản.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng di sản
- Điều kiện áp dụng sáng kiến có thể trong tiết dạy, trên phương tiện trực
quan như tranh ảnh, bản đồ, video, hoặc học tập tại thực địa.
- Thời gian áp dụng: Nếu tích hợp trong các tiết dạy khoảng từ 3-5 phút,
trong trường hợp nhà trường có điều kiện về kinh phí có thể cho học sinh đi
học tập tại thực địa thì thời gian từ 1-3 ngày.
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: học sinh lớp 9
3. Nội dung sáng kiến
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến đã tích hợp khá triệt
để các di sản tiêu biểu của từng vùng miền vào giảng dạy, không chỉ là giới
thiệu tên di sản như trước đây mà qua tiết dạy giáo viên đã hướng dẫn, giúp
học sinh hiểu khá rõ về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, những đặc điểm chính
của từng di sản.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến là rất cụ thể, thiết thực và có tính khả
thi cao vì không quá khó, quá cầu kỳ đối với giáo viên và học sinh. Giáo viên
chỉ cần có tài liệu, tranh ảnh về di sản hoặc các đoạn clip giới thiệu về di sản là
có thể tích hợp vào tiết dạy, khi tìm hiểu về di sản từng vùng miền không quá
mất thời gian chỉ từ 3-5 phút.
Khi dạy học đến từng vùng kinh tế cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các

phương pháp vẫn thường sử dụng để tìm hiểu, giới thiệu về di sản.
- Phương pháp vấn đáp kết hợp nhóm phương pháp sử dụng các phương
tiện trực quan
+ Sử dụng bản đồ để chỉ vị trí di sản
+ Sử dụng tranh ảnh, video để giới thiệu di sản
Ví dụ: Sau khi xem đoạn clip, tranh ảnh, thông tin phần kênh chữ em hiểu
gì về di sản Cố đô Huế?
- Phương pháp thuyết trình về di sản:
Ví dụ: Sau khi học sinh phát biểu giáo viên có thể yêu cầu học sinh thuyết
trình về di sản sau đó giáo viên thuyết trình hoặc ngược lại.
- Phương pháp học tập tại thực địa
Giáo viên có thể lên kế hoạch, dự kiến kinh phí, kế hoạch học tập tại thực
địa như thế nào? Học sinh cần chuẩn bị những gì? Đến học tập tại thực địa học
sinh nắm được những kiến thức nào? Tiến hành học tập tại thực địa ra sao?...
2


- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Việc sử dụng sáng kiến nhằm tạo
hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học Địa lí, cụ thể:
+ Tập trung sự chú ý của học sinh.
+ Giúp học sinh định hướng tốt hơn.
+ Làm thông tin trở nên dễ tiếp thu hơn.
+ Làm rõ ràng, cụ thể hơn những điều cơ bản.
+ Mở rộng và bổ sung những điều đã nói.
+ Phát huy khả năng sáng tạo không giới hạn của các em học sinh.
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến giúp học
sinh hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn, đặc biệt học
sinh có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về di sản tiêu biểu của từng vùng miền từ
đó học sinh có tình yêu di sản, thêm yêu quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ
di sản, bảo vệ danh lam thắng cảnh của địa phương của đất nước,cũng qua đó

học sinh giới thệu với bạn bè trong và ngoài nước về các di sản của địa phương
mình, góp phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế của từng địa phương, nâng
cao đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện sáng kiến
- Đối với nhà trường: Trang bị tài liệu di sản, phương tiện dạy học như bản
đồ, tranh ảnh, video, máy chiếu, máy tính, loa đài, tạo điều kiện cho học sinh
đi học tập tại thực địa.
- Đối với Phòng giáo dục và Sở giáo dục: Mở các lớp chuyên đề tập huấn về
sử dụng di sản, cung cấp tài liệu có kiến thức về di sản đến từng giáo viên.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1 Do nhu cầu muốn truyền tải kiến thức di sản các vùng miền đến cho học
sinh, giúp học sinh hiểu biết về di sản của đất nước từ đó giáo dục học sinh
tình yêu quê hương đất nước, yêu di sản của quê hương và tìm hiểu về lịch sử,
kiến thức văn hóa của dân tộc, có ý thức bảo vệ di sản, phát triển kinh tế địa
phương thông qua hoạt động du lịch quảng bá về di sản.
1.2 Qua dự giờ đồng nghiệp bản thân tôi nhận thấy hiện nay việc sử dụng di
sản trong quá trình dạy và học địa lí phần lớn ở các nhà trường là rất hời hợt,
thậm chí có giáo viên không tích hợp di sản trong quá trình giảng bài của mình
mặc dù tiết học đó có thể tích hợp phần dạy học di sản.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1 Thuận lợi
Bộ môn Địa lí là một trong những bộ môn khoa học cơ bản được giảng
dạy trong trường phổ thông hiện nay và giữ vị trí rất quan trọng trong chương
trình giáo dục, góp phần giúp cho học sinh có được những kiến thức phổ thông
cơ bản về tự nhiên và kinh tế xã hội.

Sử dụng di sản trong dạy học gây hứng thú trong tiết dạy, đa số học sinh
mong muốn được giáo viên tích hợp dạy học di sản vào bài giảng.
2.2 Khó khăn
Hiện nay giáo viên không có đầy đủ kiến thức chính thống về các di sản
mà phần lớn dạy học di sản dựa vào nguồn tư liệu từ intenet vì vậy mà tính
chính xác còn hạn chế.
Phương tiện để sử dụng dạy học di sản còn hạn chế như máy chiếu, máy
tính còn chưa rõ nét, tranh ảnh, bản đồ về di sản còn hạn chế.
Chưa có đủ kinh phí để dạy học tại thực địa nơi có di sản của từng vùng
miền.
3.Các giải pháp, biện pháp thực hiện
3.1. Đặt vấn đề
Bộ môn Địa lí là một trong những bộ môn khoa học cơ bản được giảng
dạy trong trường phổ thông hiện nay và giữ vị trí rất quan trọng trong chương
trình giáo dục, góp phần giúp cho học sinh có được những kiến thức phổ thông
cơ bản về tự nhiên và kinh tế xã hội.
Do đặc điểm của môn Địa lí: không gian nghiên cứu rộng, không thể
trực tiếp quan sát sự việc xảy ra, bên cạnh đó việc dạy và học bộ môn Địa lí
không chỉ là cung cấp, nắm bắt kiến thức mà còn giúp các em hiểu biết sâu
rộng hơn về di sản của đất nước mình, dân tộc mình…nên việc phải sử dụng
những phương pháp dạy học di sản là điều cần thiết.
Để tạo ra hứng thú trong quá trình dạy học và nâng cao hơn nữa ý thức
trách nhiệm, tình yêu quê hương đất nước cũng như ý thức giữ gìn di sản trong
mỗi học sinh đòi hỏi giáo viên cần tích hợp dạy học di sản trong quá trình dạy
học.
4


Trong khuôn khổ của đề tài, tôi xin trình bày một phần trong việc tích
hợp di sản vào giảng dạy, đó là: “Sử dụng di sản trong dạy học Địa lí lớp 9

phần các vùng kinh tế”
3.2. Vai trò của sử dụng di sản trong dạy học Địa lí lớp 9
3.2.1. Khái niệm về di sản
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản
văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm
tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác.
3.2.2. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Sử dụng di sản trong quá trình dạy học giúp cho quá trình học tập của
học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc
hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học
sinh. Ý nghĩa, vai trò của các di sản văn hóa có thể được phân tích dưới các
góc độ sau:
Vai trò: Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý
giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng di sản trong
dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau:
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh
- Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức
- Phát triển trí tuệ học sinh
- Giáo dục nhân cách học sinh
- Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh
- Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh
một cách hợp lí.
3.3. Thực trạng việc sử dụng di sản trong dạy học Địa lí hiện nay
Đối với môn Địa lí, việc sử dụng di sản tích hợp vào việc dạy học có ý
nghĩa quan trọng. Trong thực tế giảng dạy Địa lí hiện nay có thể thấy việc sử
dụng di sản trong dạy học ngày càng phổ biến và đóng vai trò ngày càng quan
trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Đây là một phương tiện dạy

học tích cực, nó không chỉ có chức năng là minh hoạ cho bài giảng mà còn góp
phần là nguồn cung cấp kiến thức mới sinh động, hấp dẫn và hiệu quả. Sử
dụng di sản còn giúp cho giáo viên thuận lợi và tiết kiệm thời gian trong quá
trình giảng dạy địa lí.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng di sản địa lí hiện nay vẫn còn nhiều
hạn chế.
5


3.3.1. Về phía giáo viên:
Thứ nhất: Một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của việc
sử dụng di sản, cho rằng di sản không phải là kiến thức quan trọng nên việc sử
dụng di sản chỉ mang tính chất minh hoạ cho kênh chữ.
Thứ hai: Phương pháp dạy học di sản của giáo viên chưa thật sự phù hợp
với yêu cầu chung hiện nay. Cách dạy học cũ không tích hợp di sản vẫn còn
tồn tại, trong khi giáo viên chưa làm chủ hoàn toàn phương pháp dạy học sử
dụng di sản mới.
Thứ ba: Việc sử dụng di sản trong dạy học đối với giáo viên còn mang
tính chất hình thức hoặc sử dụng di sản nhưng không hiệu quả, hình ảnh còn
mờ.
3.3.2.Về phía học sinh:
Có thể khẳng định ở một số ít trường hợp sau khi được học, giáo viên
giới thiệu về di sản, hầu hết các em hứng thú và thích học môn Địa lí, thái độ
học tập của các em thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các em có kĩ năng khai
thác kiến thức từ kênh hình khá hiệu quả. Tuy nhiên, đa số hiện nay học sinh
học tập môn Địa lí không nghiêm túc, mang tính chống đối và ít khi duy trì
được hứng thú lâu dài với môn học. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân như:
Thứ nhất: Nhiều học sinh cho rằng việc học môn địa lí là không quan
trọng, cho đây là môn phụ, cốt sao chỉ đủ điểm là được.
Thứ hai: Học sinh chưa có hứng thú với kiến thức về di sản do giáo viên

chưa chủ động sử dụng di sản trong giảng dạy mà đa số giáo viên mô tả di sản
bằng ngôn ngữ vì vậy mà học sinh học cảm thấy nhàm chán… Chính vì
thế nên các em không tích cực, chủ động học tập và nghiên cứu tìm hiểu về di
sản trong quá trình học môn địa lí.
Từ thực tế trên chúng ta cần phải đề ra giải pháp làm thế nào để nâng
cao hiệu quả khai thác kiến thức địa lí từ việc sử dụng di sản, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn địa lí.
3.4. Một số biện pháp “Dạy học sử dụng di sản trong dạy học môn Địa lí
lớp 9 phần Sự phân hóa lãnh thổ
3.4.1. Những lưu ý chung khi sử dụng dạy học di sản:
Đối với môn Địa lí lớp 9 phạm vi nghiên cứu các di sản trong từng vùng
kinh tế, mỗi vùng đều có giới thiệu tên di sản nhưng không phải vùng nào cũng
có tranh ảnh về di sản đó vì vậy để khai thác kênh hình có hiệu quả, đòi hỏi cả
thày và trò phải có sự chuẩn bị tốt cho các tiết học, cụ thể:
3.4.2. Đối với giáo viên:
- Phải căn cứ vào mục tiêu của bài học để lựa chọn di sản tương quan
thích hợp. Một số vùng kinh tế hệ thống di sản cho mỗi bài học khá phong phú,
ngoài hệ thống kênh hình tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa, thì giáo viên
khi soạn bài có thể sưu tầm thêm di sản từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt qua
in-ter-net. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, lựa chọn
những hình ảnh di sản phù hợp nhất với nội dung bài học, tránh việc sử dụng
6


tràn lan không hiệu quả, thậm chí sai di sản hoặc nhầm di sản ở các vùng khác.
Giáo viên cần lựa chọn danh mục di sản từng vùng cho chính xác, thậm chí
giáo viên chọn một vài di sản đặc trưng của vùng đó để dạy cho phù hợp.
- Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác di sản, giáo viên phải
hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất nội dung kiến thức phản ánh trong di
sản đó là gì, tức là phải hiểu hết bản chất của di sản.

- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi dạng di sản. Giáo
viên có thể kết hợp một cách khoa học các phương pháp giảng dạy như: đàm
thoại gợi mở, thảo luận nhóm, đặt vấn đề, giới thiệu di sản qua tranh ảnh hoặc
các đoạn clip…
- Khi soạn giáo án, giáo viên phải xác định được thời điểm, thời gian
hợp lí để sử dụng di sản vào bài dạy. Trong tiết dạy việc sử dung di sản phải
thật sự linh hoạt, ngoài việc sử dụng di sản trong phần nội dung chính của bài
học, giáo viên có thể sử dụng di sản để mở bài hoặc khi củng cố, đánh giá bài
học.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi khai thác một cách hợp lí và hệ thống câu
hỏi này phải có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Hệ
thống câu hỏi phải theo trật tự logic.
- Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng di sản theo quan điểm
mới: lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức thiết kế, nhằm phát
triển năng lực cho học sinh.
- Giáo viên cần xây dựng thêm một số yêu cầu đối với học sinh.
Ví dụ học sinh có thêm hiểu biết về sự ra đời của di sản, về cấu trúc, hình thức,
nguyên nhân của sự tạo thành cấu trúc đó, về ý nghĩa của di sản đối với đời
sống tinh thần, vật chất của người dân địa phương có di sản…Từ đó có thái độ
tôn trọng di sản, có hành vi giữ gìn và chăm sóc di sản.
- Xác đinh nội dung và các bước chuẩn bị chu đáo
Dù tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hay dạy học trong lớp học có sử
dụng hình ảnh di sản, GV cần chuẩn bị kĩ nội dung và các điều kiện thực hiện.
4.1.3. Đối với học sinh:
- Việc sử dụng di sản trong quá trình dạy và học môn địa lí không chỉ để
minh họa mà thông qua hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải chủ động tìm
tòi kiến thức, hình thành các khái niệm, nhận thức được bản chất và nội dung
của di sản.
- Khi học sinh được học về các di sản, học sinh phải nắm được giá trị
của di sản, địa điểm, thời gian hình thành di sản, kiến trúc, địa chất …của di

sản. Từ đó thêm yêu quý giá trị của di sản và có hành động tìm hiểu, tuyên
truyền, quảng bá và bảo vệ di sản...
3.5. Những di sản thường được sử dụng trong dạy học môn Địa lí lớp 9
Phần sự phân hóa lãnh thổ
Tính đến năm 2012, Việt Nam được UNESCO công nhận:
- 7 di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới:
Quần thể di tích Cố đô Huế; phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam; khu dich tích Mỹ
Sơn – Quảng Nam; Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội; Thành Nhà Hồ 7


Thanh Hóa; vịnh Hạ Long – Quang Ninh; vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng – Quảng Bình.
- 7 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Nhã nhạc cung đình Huế;
không gian văn hóa Cồng Chiêng – Tây Nguyên; Dân ca quan họ Bắc Ninh;
Hát ca trù của người Việt; Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng; Hát Xoan;
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Phú Thọ.
- 3 di sản thông tin tư liệu thế giới: Mộc bản Triều Nguyễn; 82 bia đá ở Văn
Miếu Quốc Tử Giám; Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Ninh.
- 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới: rừng ngập mặn Cần Giờ - TP. Hồ Chí
Minh; đảo Cát Bà – Hải Phòng; khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo
Kiên Giang; khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng; khu dự trữ
sinh quyển mũi Cà Mau; khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm- Quảng Nam;
khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
- Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang, là di sản thiên nhiên thuộc mạng
lưới công viên địa chất toàn cầu.
Ngoài ra còn có trên 3000 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc
gia.
3.6. Một số phương pháp dạy học với di sản của từng vùng kinh tế cụ thể.
Khi dạy học đến từng vùng kinh tế cụ thể, giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp khác nhau để tìm hiểu, giới thiệu về di sản.

- Phương pháp vấn đáp kết hợp nhóm phương pháp sử dụng các phương
tiện trực quan
+ Sử dụng bản đồ để chỉ vị trí di sản
+ Sử dụng tranh ảnh,video để giới thiệu di sản
Ví dụ: Sau khi xem đoạn clip, tranh ảnh, thông tin phần kênh chữ em hiểu
gì về di sản Cố đô Huế?
- Phương pháp thuyết trình về di sản:
Ví dụ: Sau khi học sinh phát biểu giáo viên có thể cho học sinh thuyết trình
về di sản sau đó giáo viên thuyết trình hoặc ngược lại
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp nghiên cứu theo bàn, theo cặp
- Phương pháp học tập tại thực địa
Giáo viên có thể lên kế hoạch, dự kiến kinh phí, kế hoạch học tập tại thực
địa như thế nào? Học sinh cần chuẩn bị những gì? Đến học tập tại thực đia học
sinh nắm được những kiến thức nào? Tiến hành học tập tại thực địa ra sao?...
Mỗi vùng kinh tế có rất nhiều di sản khác nhau, giáo viên có thể cho học
sinh liệt kê các di sản của từng vùng sau đó đi sâu tìm hiểu một số di sản
đặc trưng của vùng đó. Khi giới thiệu, tìm hiểu về di sản giáo viên có thể sử
dụng các phương pháp trên kết hợp kiến thức về di sản để giới thiệu về từng
di sản như sau:
3.7. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số di sản văn hóa tiêu biểu ở từng
vùng kinh tế.
3.7.1 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Giáo viên có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh.
Ví dụ: ? Em hãy kể tên các di sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
8


- Học sinh sẽ liệt kê toàn bộ tên di sản của vùng.
- Giáo viên có thể giới thiệu tranh ảnh hoặc đoạn clip tiêu biểu về di sản

Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, sau khi học sinh xem xong giáo viên đặt
câu hỏi:
Ví dụ: Em hiểu gì về di sản Vịnh Hạ Long? Em có việc làm gì để góp phần
bảo vệ di sản?
Ảnh Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh

Vịnh Hạ Long – được Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của
thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hoá kỳ vĩ và sống động.
Vịnh Hạ Long có phong cảnh tuyệt đẹp nên nơi đây là một điểm du lịch rất hấp
dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu
tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái
nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại
của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng,
với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa
huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao
với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô
cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch
sử hào hùng của dân tộc.
Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo
ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng
chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ
Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250
– 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều
lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như
hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới…
3.7.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản ở vùng đồng bằng sông Hồng:
- GV có thể yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:

9



Ví dụ câu hỏi: ? Em hãy nêu tên các di sản của vùng đồng bằng sông Hồng và
em hiểu biết gì về di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội?
Ảnh khu di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội

Vị trí địa lý
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có tổng diện
tích 18.395ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót
lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện
Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời
Nguyễn. Cụm di tích này nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi phía bắc là
đường Phan Đình Phùng; phía nam là đường Bắc Sơn và nhà Quốc hội; phía
tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và nhà Quốc hội; phía tây nam là
đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường Nguyễn Tri Phương.
Lịch sử
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7
mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ
Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã
cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn
thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô
hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh
thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông
Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của
dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở
và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử
Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ. Nhà Trần
sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếp tục tu bổ, xây
dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thành cũng như Kinh
thành được xây đắp, mở rộng thêm ra. Trong thời gian từ năm 1516 đến năm

1788 thời nhà Mạc và Lê trung hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều
lần. Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ
còn là Bắc thành. Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng
Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng
kinh thành mới.
10


3.7.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản ở vùng Bắc Trung Bộ
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình về di sản
? Dựa và sự hiểu biết, bức ảnh dưới đây em nêu hiểu biết về quần thể di tích
Cố đô Huế? Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng?
Ảnh quần thể di tích Cố đô Huế

a.Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do
triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến
nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố
Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn
các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12
năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào
danh sách xếp hạng 48 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thể di tích
Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình
ngoài Kinh thành Huế và trong Kinh thành Huế.
Ảnh vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)

b. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình –
miền Trung Việt Nam. Với diện tích khoảng 200.000 ha, Phong Nha – Kẻ
Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh
Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về hướng tây bắc.

Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ
Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng
11


vĩ. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên,
những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo
tác từ hàng triệu năm trước.
Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có
giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại
đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá macnơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite... Phong Nha – Kẻ Bàng
cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm
trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha
chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và
các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên
sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo.
3.7.4. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản văn hóa ở vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ
Với di tích Mỹ Sơn - Quảng Nam, phố cổ Hội An – Quảng Nam giáo
viên có thể sưu tầm tranh ảnh, đoạn clip giới thiệu về di tích để hướng dẫn học
sinh tìm hiểu.
Ví dụ giáo viên đặt câu hỏi qua tranh ảnh, đoạn clip và những kiến thức
của mình về Mỹ Sơn, phố Cổ Hội An em hiểu gì về di sản này?
a. Ảnh di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam

Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành
phố Hội An khoảng 40km.
Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng
2km, xung quanh là đồi, núi, trong mạch núi cao khoảng 100m đến 400m từ

Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua,
sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây
dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát
triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua
Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn
tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây
dung đền tháp mới để dâng lên các dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần
của họ.
12


b. Phố cổ Hội An, Quảng Nam
Ảnh phố cổ Hội An – Quảng Nam

Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông
Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà
Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương
trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và
Hội An.
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam,
hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di
tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc,
giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của
Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương
Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi
lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu
giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi
trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có
nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…

Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại
mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Kiến trúc
cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh
An, Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn các di tích nổi
tiếng ở Hội An. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy
ngang dọc theo kiểu bàn cờ.
3.7.5. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản ở vùng Tây Nguyên
Với di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên giáo viên cũng
có thể giới thiệu tranh ảnh, đoạn clip về di sản sau đó hỏi học sinh:
Ví dụ: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên?

13


Ảnh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon
Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn
hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông,
Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của
người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả
niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của
họ. Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc
hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều
cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng
chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13
chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
3.7.6. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản ở vùng Đông Nam Bộ
Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu theo cặp về rừng ngập mặn Cần

Giờ- TP. Hồ Chí Minh
Ảnh rừng ngập mặn Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh

Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ
thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí
Minh Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.

14


Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km, khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam,
giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ở
phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là
75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển
tiếp 29.880 ha. Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa
dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều
loài chim, cò[2].
Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và
Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu
tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế
giới.[4]
Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành "lá phổi" đồng thời là "quả thận"
có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp
trong thượng nguồn sông Ðồng Nai - Sài Gòn để ra biển Ðông.
3.7.7. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu di sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long
Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu theo bàn về Vườn quốc gia Mũi Cà
Mau.
Ví dụ: Dựa vào tranh ảnh, bản đồ, hiểu biết của bản thân, em nêu vị trí,

đặc điểm Vườn quốc gia Mũi Cà Mau?
Ảnh Vườn quốc gia Mũi Cà Mau - khu Ramsar thứ năm của Việt Nam

Nằm trên địa phận xã Đất Mũi (H.Ngọc Hiển), VQG Mũi Cà Mau có vị
trí quan trọng trong việc bảo tồn, sử dụng hợp lý vùng đất ngập nước của Việt
Nam và thế giới. Vườn có tổng diện tích tự nhiên là 41.862 ha, trong đó diện
tích phần đất liền 15.262 ha và ven biển 26.600 ha. Đặc trưng của VQG Mũi
Cà Mau là tính đa dạng sinh học với hệ động thực vật rừng ngập mặn và diện
tích mặt đất không ngừng mở rộng một cách tự nhiên do hằng năm, Mũi
CàMau lấn ra biển hàng chục mét nhờ nguồn phù sa bồi tụ.
15


Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận một số vùng của tỉnh Cà
Mau là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới, trong đó VQG Mũi Cà Mau là một
trong ba vùng lõi. Năm 2012, Tổ chức Môi trường thế giới đã công nhận VQG
Mũi Cà Mau là khu Ramsar mới của thế giới. Đây cũng là khu Ramsar thứ
năm của Việt Nam, đứng sau VQG Xuân Thủy (Nam Định), Bàu Sấu thuộc
VQG Cát Tiên (Đồng Nai), hồ Ba Bể (Bắc Cạn) và VQG Tràm Chim (Đồng
Tháp). Có thể nói việc thế giới công nhận VQG Mũi Cà Mau là khu Ramsar
mới của thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội là để tỉnh Cà Mau đầu tư khai thác tiềm
năng, thế mạnh của vùng đất ngập nước, phục vụ phát triển du lịch sinh thái;
đồng thời bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ của
Việt Nam và thế giới.
4. Kết quả đạt được
Qua quá trình vận dụng đề tài vào thực tế các đối tượng học sinh ở
trường, có thể khẳng định nếu được áp dụng rộng rãi thì hiệu quả các tiết học
địa lí sẽ được nâng cao rõ rệt, như:
- Học sinh hứng thú hơn với môn học mà trước đây luôn coi là môn lý
thuyết nhàm chán.

- Học sinh tích cực, chủ động hơn với việc tìm tòi kiến thức
- Tiếp thu bài học nhanh hơn
- Học sinh có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về di sản tiêu biểu của từng
vùng miền từ đó học sinh có tình yêu di sản, thêm yêu quê hương đất nước, có
ý thức bảo vệ di sản, bảo vệ danh lam thắng cảnh của địa phương của đất
nước,cũng qua đó học sinh giới thệu với bạn bè trong và ngoài nước về các di
sản của địa phương mình, góp phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế của
từng địa phương, nâng cao đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế đất
nước.
5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
5.1 Đối với giáo viên
- Phải nghiên cứu kĩ nội dung chương trình
- Xác định mục tiêu từng bài, từng mục xem bài nào, mục nào có thể vận
dụng kiến thức di sản, vận dụng tìm hiểu di sản ở mức độ nào .
- Nắm vững đối tượng HS để chuẩn bị nội dung kiến thức, hệ thống câu hỏi
dẫn dắt, tranh ảnh, video… một cách phù hợp để liên hệ di sản trong giảng bài.
- Giáo viên ngoài việc tự tìm tòi nghiên cứu, cũng cần trao đổi học hỏi đồng
nghiệp để nâng cao kiến thức, phương pháp sử dụng di sản trong giảng dạy
nhằm đem lại hiệu quả giáo dục.
5.2. Đối với học sinh
- Phải đủ SGK, tập bản đồ thực hành
16


- Chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp theo yêu cầu của giáo viên: Đọc kĩ
nội dung bài học, có thể sưu tầm tranh ảnh, bài báo, tư liệu về di sản liên quan
đến bài học
- Làm bài tập đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên khi về nhà.
5.3 Đối với nhà trường
- Cần trang bị đầy đủ phòng học, máy chiếu, máy tính, tài liệu, tranh ảnh, bản

đồ, tài liệu học tập.

17


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng di sản trong quá trình dạy và học sẽ tạo được những kết
quả tốt hơn. Quá trình sử dụng di sản thường xuyên trong dạy học sẽ góp phần
bồi dưỡng, khắc sâu kiến thức, hình thành các kĩ năng thực hành bộ môn và
thông qua đó góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh.
Di sản văn hóa chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng
sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học nên nó có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức và việc hình
thành nhân cách học sinh.
2. Khuyến nghị
- Đối với giáo viên: Cần nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học, tài liệu, thời
gian để dạy học di sản sao cho đạt kết quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến
tiết dạy trên lớp, không làm tăng thời lượng dạy học cũng như làm quá tải kiến
thức.
- Đối với nhà trường: Cần trang bị đầy đủ phòng học, máy chiếu, máy
tính, tài liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu học tập.
-Đối với Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục: Cần cung cấp tài liệu di sản
chính thống về các trường, mở các lớp chuyên đề, tập huấn về di sản cho từng
giáo viên Địa lí
Trong quá trình thực hiện và trình bày đề tài chắc chắn vẫn còn nhiều
hạn chế, rất mong được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp để tôi dần
hoàn thiện công tác giảng dạy di sản của mình.
Xin chân thành cảm ơn.


18


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN1. MỞ ĐẦU
Thông tin chung về sáng kiến.

1

Tóm tắt sáng kiến
PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến, thực trạng, giải pháp
Vai trò của sử dụng di sản trong dạy học Địa lí lớp 9
Thực trạng của việc sử dụng di sản trong dạy học Địa lí
Một số biện pháp dạy học sử dụng di sản trong dạy học Địa lí

2,3
4
5
5-6
6-7

lớp 9 phần “Sự phân hóa lãnh thổ”
Những di sản thường được sử dụng trong dạy học Địa lí lớp 9 8
phần “Sự phân hóa lãnh thổ”
Một số phương pháp dạy học di sản

8-9
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số di sản tiêu biểu ở từng 9-16
vùng kinh tế
Kết quả đạt được
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Kết luận và khuyến nghị
Mục lục

19

16
17
18
19


20



×