Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn tiểu học một số PP tổ chức trò chơi dân gian trong giờ ra chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 36 trang )

PHẦN 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số phương pháp tổ chức “Trò chơi Dân gian” trong giờ ra
chơi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội trường Tiểu học
3. Tác giả: Nguyễn Thị Chuyền.
Sinh ngày: 20 - 10 -1986

Giới tính: Nữ

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Mĩ thuật – Công tác Đội.
Chức vụ: Giáo viên Mĩ thuật – Tổng phụ trách Đội.
Đơn vị: Trường Tiểu học Bến Tắm.
Điện thoại : 0976. 359.786.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Bến Tắm
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Bến Tắm
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh khối 1, 2, 3, 4, 5
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm 2013 - 2014.
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ÁP

Ký(ghi rõ họ tên)

DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Chuyền.

1



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Như chúng ta đã biết, Công tác Đội là môn giáo dục thanh thiếu niên, nhi
đồng thực hiện theo mục tiêu giáo dục của Đảng CSVN và lý tưởng của Bác Hồ.
Đó là làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân
tốt, phấn đấu trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Công tác Đội hoạt động
nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách
cho đội viên và nhi đồng.
Ngày nay với xu thế hội nhập quốc tế hóa, con người cũng phát triển hội
nhập với nhiều các phong trào, trào lưu hiện đại nhưng cũng không kém phần gây
nên những tác hại khó lường và đặc biệt với lớp thanh niên và thiếu niên nhi đồng
khi tham gia vào các trò chơi điện tử trên mạng với đa dạng các trò chơi Game như:
Bắn súng, đấu kiếm, chơi bài, bóng đá, bắn hép lai...gây tốn rất nhiều thời gian và
tiền của của gia đình. Không những ảnh hưởng đến thời gian học tập mà còn gây
ảnh hưởng đến tinh thần và ý thức của các em. Ví dụ như: Mất nhiều thời gian có
thể tạo cho các em lười học dẫn tới học hành sa sút; không có tiền chơi thì có thể
dẫn đến các em đi ăn cắp, ăn trộm; xem bắn nhau, đấu kiếm có thể gây cho các em
có cá tính ngang ngược hung hãn và ứng xử như trong mạng..., từ đó gây ra rất
nhiều tác hại khôn lường cho gia đình và xã hội.
Trước điều kiện như vậy, trong khi ngày nay môn Công tác Đội là môn học
được đưa vào các nhà trường nhằm mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất trong việc giáo
dục và phát triển toàn diện nhân cách cho đội viên và nhi đồng. Thì đây cũng là lý
do tốt nhất chúng ta có thể lựa chọn môn Công tác Đội để tổ chức ra rất nhiều hoạt
động bổ ích, rất nhiều trò chơi bổ ích nhằm lôi cuốn các em vào các phong trào
giáo dục mang tính lành mạnh. Từ đó có thể định hướng cho các em có lối đi đúng
đắn ngay từ khi còn học bậc Tiểu học.
Trong năm học 2013- 2014 vừa qua môn Công tác Đội có rất nhiều hoạt
động, trò chơi lôi cuốn các em tham gia. Song tôi thấy hoạt động khiến các em ham
thích tham gia nhất đó là tổ chức chơi trò chơi Dân gian. Vì vậy trong năm học
2014 - 2015 tôi bạo dạn xây dựng sáng kiến Một số phương pháp tổ chức “Trò

chơi Dân gian” trong giờ ra chơi cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Trong năm học 2013 - 2014 Liên đội tổ chức cho học sinh tham gia chơi các
trò chơi 1 buổi/tuần, áp dụng với học sinh lớp 3,4,5. Năm học 2014 – 2015 Liên đội
tổ chức cho học sinh tham gia chơi các trò chơi 3 buổi/tuần vào các giờ ra chơi.
2


Ngoài ra còn áp dụng tổ chức trong các ngày lễ lớn, khai giảng năm học mới, lồng
ghép vào các giờ học trên lớp, các giờ thể dục..., áp dụng cho tất cả học sinh từ
khối 1 đến khối 5 của nhà trường.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Với lứa tuổi học sinh tiểu học, tổ chức trò chơi vui chơi là một hoạt động hấp
dẫn, thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua vui chơi các em phát triển toàn diện
về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng giao tiếp, hình thành các phẩm chất đạo đức
xã hội. Trong đó trò chơi Dân gian có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy học tập,
giáo dục đạo đức và giáo dục giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế có sự du nhập văn hóa từ nước
ngoài, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã xuất
hiện của một số loại hình trò chơi hiện đại, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí
của thanh thiếu niên, đồng thời thực hiện chức năng phát triển nhận thức,
phát triển trí tuệ cho học sinh. Tuy nhiên, trong số những trò chơi đó, có
không ít những trò chơi đã gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm
lý, ý thức của học sinh, trong đó có học sinh tiểu học, dẫn tới những ảnh
hưởng không nhỏ tới quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nối tiếp truyền
thống văn hóa dân tộc. Những trò chơi này đang dần dần lấn át, khiến cho
trò chơi Dân gian trở nên mờ nhạt trong xã hội hiện đại. Ngay cả học sinh ở
khu vực nông thôn, miền núi cũng bị ảnh hưởng, một số học sinh nghiện
trò chơi điện tử dẫn đến trốn học, chơi bời lêu lổng, thậm chí sa vào tệ nạn

xã hội. Một yêu cầu cấp thiết được đặt ra là nhà trường phải trang bị cho
học sinh kĩ năng sống, kỹ năng học tập và rèn luyện cho phù hợp với truyền
thống văn hóa dân tộc để các em không bị “cuốn” theo một cách vô thức
trước những tác động đa chiều, đa kênh của thời đại. Trước thực trạng gia
tăng đáng kể các trò chơi điện tử, game online, tổ chức chơi trò chơi dân
gian đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực:
Tâm lí học, Văn hóa học, Giáo dục học, nhằm sử dụng chúng vào việc giáo
dục học sinh và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong điều kiện xã hội
hiện nay.
3


Việc đưa trò chơi Dân gian vào trong các nhà trường không những làm duy
trì nét đẹp giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc mà còn tạo cho các em
môi trường lành mạnh để vui chơi học tập tiến bộ, tránh xa các tệ nạn xã hội đang
diễn ra phổ biến bên ngoài xã hội. Vì hiện nay trong nhà trường, một bộ phận
không nhỏ học sinh có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ và hành vi
đạo đức trong cuộc sống, giao tiếp và học tập hàng ngày, đó là những thách thức
đối với công tác giáo dục, định hướng giá trị cho thế hệ trẻ hướng tới tương lai.
Trong khi đó, việc tổ chức trò chơi Dân gian trong các giờ ra chơi được tổ
chức ở Liên đội tôi, tôi thấy có rất hiệu quả: vừa thu hút các em học sinh, vừa có
tác dụng rất lớn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Không những giúp các em học
tập tốt hơn và mang tính vừa sức đối với đối tượng học sinh Tiểu học; mà còn kết
hợp được giữa việc “Học mà chơi - chơi mà học” và còn tạo hứng thú cho các em
sau các giờ học căng thẳng để đón nhận giờ học tiếp theo trong không khí đầy hứng
khởi khi tham gia chơi trò chơi Dân gian trong các giờ ra chơi.
3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Tất cả các em học sinh từ lớp 1 trở lên đều có thể tham gia các trò chơi Dân
gian dưới sự hướng dẫn của các anh chị phụ trách lớp hoặc anh chị phụ trách Sao
nhi đồng. Đặc biệt là các em học sinh khối 3, 4, 5 thì các em có thể tự chia nhóm,

tự tổ chức tham gia các trò chơi , các em có thể tự nhận nhóm, giao nhiệm vụ cho
mỗi thành viên khi tham gia chơi một trò chơi Dân gian cụ thể mà mình thích. Biểu
hiện rõ rệt đó là các em thấy ham thích tham gia vào trò chơi Dân gian, các em cảm
thấy vui vẻ, hăng say cuốn theo các trò chơi. Các em tự giác, tự tin, chia sẻ và bạo
dạn hòa nhập trong giao tiếp cũng như trong các hoạt động tập trung, tập thể của
Liên đội.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến:
Sau 1 năm thực hiện tổ chức trò chơi Dân gian trong các gời ra chơi, cho
thấy các em học sinh từ khối 1 đến khối 5 đều thích tham gia vào các trò chơi Dân
gian, các em đã tổ chức chơi và biết nhiều trò chơi khác nhau. Vì Liên đội trường
thực hiện giảng dạy theo mô hình VNEN nên các em có thể tự chỉ đạo, hướng dẫn
nhóm lớp của mình tự tham gia chơi các trò chơi trong các giờ ra chơi theo lịch
sinh hoạt trong tuần mà Liên đội đã sắp xếp.
Ngoài các giờ ra chơi Liên đội sinh hoạt các nội dung khác nhau như múa
hát tập thể, tập thể dục, sinh hoạt Đội – Sao, thì học sinh không quên và rất thích
tham gia chơi các trò chơi Dân gian. Vì khi chơi các trò chơi các em có thể di
chuyển, chạy nhảy xung quanh vị trí lớp mình. Điều đó tạo cho học sinh cảm thấy
4


không gò bó, được tự do, được vui đùa thích thú và hòa mình vào các trò chơi Dân
gian.
5. Đề xuất, kiến nghị:
Khi tham gia chơi trò chơi Dân gian, các em học sinh cảm thấy tự do, thoải
mái, được chơi các trò chơi Dân gian vui nhộn như lúc các em tự do vui chơi với
nhau ngoài các giờ sinh hoạt theo lịch của Liên đội. Học sinh cảm thấy không
nhàm chán hay gò bó trong một khuôn khổ nào đó. Nên các Liên đội rất cần thiết
nhân rộng, kết hợp tổ chức các trò chơi Dân gian bằng nhiều hình thức phù hợp với
điều kiện của từng liên đội, nhằm tạo hứng thú cho học sinh được giao lưu và học
tập tốt hơn.

Mặt khác nhiều năm liền trong các dịp Khai giảng đầu năm học của các Liên
đội, Bộ giáo dục, Sở giáo dục và Phòng giáo dục đã chỉ đạo các Trường tổ chức
cho học sinh tham gia chơi các trò chơi Dân gian nhằm mục đích tạo cho học sinh
có tinh thần vui vẻ, không khí hào hứng phấn khởi đón chào năm học mới. Và giáo
dục học sinh biết quý trọng phát huy và gìn giữ giá trị văn hóa Dân gian đặc sắc
của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy nên các Liên đội cần đưa các trò chơi Dân gian
vào kế hoạch hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, trong các giờ ra chơi để các
em có điều kiện tham gia chơi các trò chơi này, để các trò chơi này được lưu
chuyền mãi trong dân gian và được coi là một nét đẹp văn hóa có giá trị truyền
thống.

5


PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
Song song với công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Trong
thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, với những thời cơ, vận hội lớn, đan xen những
thách thức không nhỏ, chúng ta càng phải quan tâm đến nguồn lực con người, nhất
là đối với các em đội viên, nhi đồng – một nhân tố vô cùng quan trọng, bảo đảm đất
nước phát triển nhanh, bền vững. Vì Đảng ta từng nhấn mạnh “ Tiền đồ rạng rỡ
của Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và
nhi đồng”. Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong
muốn trong tâm hồn các em trong sáng, hồn nhiên có được những ảnh hưởng, tác
động ngoại cảnh tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện.
Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực
luợng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh.
Đội TNTP có vai trò rất quan trọng và đặc biệt ở trường Tiểu học, khi nói đến

hoạt động Đội phải kể đến hoạt động của thiếu niên nhi đồng. Trong trường Tiểu
học các em còn trong độ tuổi rất nhỏ, xong các em lại rất thích được tham gia sinh
hoạt trong mọi hoạt động Đội. Các em đến trường không chỉ để học tập mà còn để
vui chơi bằng rất nhiều hình thức "Học mà chơi, chơi mà học", các hình thức sinh
hoạt sinh động, đầy cuốn hút cũng như đầy hấp dẫn đã tạo cho các em một sân chơi
lý thú, bổ ích theo khẩu hiệu “Mỗi ngày tới trường, náo nức một ngày vui”. Đồng
thời giúp các em hình thành nhân cách một cách toàn diện và giúp các em tiếp thu
kiến thức một cách nhẹ nhàng. Rèn luyện cho các em không những giỏi về kiến
6


thức văn hoá, mà còn tăng thêm tinh thần đoàn kết có lối sống lành mạnh, tác
phong nhanh nhẹn, khỏe khoắn và hoạt bát, biết tự chủ, tự tin, sáng tạo và làm chủ
được cuộc sống. Đáp ứng đúng và đủ yêu cầu về: “Đức - Trí - Thể - Mĩ”
Nhưng để thực hiện được tất cả những nhu cầu trên thì trẻ em phải đươc chăm
sóc sức khỏe, được tồn tại và phát triển để từng bước, từng bước thực hiện nó.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh, trong
những năm qua, các trường phổ thông đã đặc biệt quan tâm đến việc đổi
mới nội dung, phương pháp giáo dục học sinh với nhiều hình thức đa dạng,
thông qua quá trình dạy học, tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập
thể .
Với lứa tuổi học sinh tiểu học, vui chơi là một hoạt động hấp dẫn, thu
hút đông đảo học sinh tham gia, qua vui chơi các em phát triển toàn diện
về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng giao tiếp, hình thành các phẩm chất
đạo đức xã hội. Các loại trò chơi có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục học
sinh và gìn giữ các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.
Hiện nay trong nhà trường, một bộ phận không nhỏ học sinh có
những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức trong
cuộc sống, giao tiếp và học tập hàng ngày, đó là những thách thức đối với
công tác giáo dục, định hướng giá trị cho thế hệ trẻ hướng tới tương lai. Có

nhiều nguyên nhân của những lệch lạc về đạo đức, trong đó có những tác
động từ xã hội, ý thức bản thân học sinh còn yếu và cả nguyên nhân từ sự
định hướng giáo dục của nhà trường .
Từ những lí do trên, với chức trách là một giáo viên Tổng phụ trách Đội đã
được gần 5 năm, được tiếp xúc và hoà mình trong các phong trào và hoạt động của
trẻ thơ, tôi càng thêm yêu quý các em và dường như mọi mệt mỏi tiêu tan tôi càng
7


thấy yêu nghề của mình hơn, muốn được tổ chức thêm nhiều hoạt động vui chơi để
các em tham gia có hứng thú. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn việc vận dụng
một số phương pháp tổ chức: “Trò chơi Dân gian” trong các giờ ra chơi cho
các em học sinh trường Tiểu học làm sáng kiến.
1. 2. Cơ sở thực tiễn:
Hoạt động Đội tốt các em sẽ được học mà chơi, chơi mà học và sẽ là động
lực thúc đẩy kết quả học tập của các em đạt hiệu quả cao hơn. Ngày nay Đội TNTP
Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt trong mọi hoạt động về các phong trào bề nổi
của các nhà trường. Đồng thời là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Vì
vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường đó là một
vấn đề cần đặt ra đối với những người trực tiếp chỉ đạo hoạt động Đội. Để nâng cao
chất lượng hoạt động Đội, ngoài việc năng động nhiệt tình, sự phối hợp tốt của giáo
viên Tổng phụ trách, thì cần phải đổi mới toàn diện về nội dung phương pháp và
các hình thức tổ chức hoạt động Đội.
Tổ chức trò chơi trong các giờ ra chơi được xem như là một hình thức giáo
dục đơn giản, nhiều trò chơi còn thể hiện một nét đẹp văn hóa, do nhân dân sáng
tạo trong quá trình lao động sản xuất và được lưu truyền tự nhiên rộng rãi trong
cộng đồng. Đưa trò chơi vào tổ chức trong trường học mang một ý nghĩa thiết thực.
Nó góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong
cuộc sống và còn giúp các em tự rèn khả năng ứng xử văn hóa.
Trong trường học, sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi những

trò chơi dân gian bổ ích nó sẽ tạo nên những hứng thú cho những giờ học tiếp theo.
Vì vậy đưa trò chơi vào các giờ ra chơi trong trường học là phù hợp và cần thiết vì
nó góp phần vào việc giáo dục hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khỏe, phát
triển giao tiếp hình thành nhân cách con người, xuất phát từ nhận thức trên cũng
như việc thực tế tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi trong các hoạt động
ngoài giờ lên lớp tại trường, bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu và rút ra kinh
8


nghiệm một số phương pháp trong việc tổ chức trò chơi Dân gian trong giờ ra
chơi cho các em học sinh tại trường mình. Hi vọng nó sẽ góp phần vào việc giáo
dục học sinh một cách toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con
ngoan trò giỏi, đội viên tốt, lực lượng kế cận cho tổ chức Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh. Góp phần xây dựng tổ chức Đội ngày một vững mạnh vì hoạt
động Đội có tốt cũng chính là động lực thúc đẩy việc học tập của các em đạt kết
quả cao hơn.
Sử dụng các trò chơi Dân gian và khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi
Dân gian nhằm góp phần giáo dục giá trị truyền thống văn hóa của dân
tộc cho học sinh tiểu học.
Thực hiện có kết quả các hướng dẫn, tổ chức hoạt Đội và phong trào thiếu
nhi năm học 2014 - 2015 của Thị Đoàn, Phòng giáo dục, Hội đồng Đội Thị xã Chí
Linh, Liên đội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 tham gia chơi trò chơi Dân gian.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các công văn, văn
bản hướng dẫn, tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan.
+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp trò chơi và vui chơi.
+ Phương pháp tập luyện, tuyên truyền.
+ Phương pháp điều tra, kết hợp giữ quan sát và phỏng vấn để thu thập
thông tin, phân tích thực trạng và tìm hiểu sự hứng thú của học sinh với các trò chơi.
9


+ Phương pháp giao nhiệm vụ cho Đội viên, tập thể Đội.
+ Phương pháp thi đua.
Ngoài ra còn áp dụng phương pháp khen thưởng và khiển trách.
5. Nội dung, biện pháp thực hiện.
5.1. Điểm mới của phương pháp tổ chức chơi trò chơi:
Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo trong nhiệm vụ năm
học 2014-2015 về việc đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà
trường, hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động như trò chơi dân
gian... phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học
sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo mô hình trường tiểu học mới.
Chúng ta biết rằn các trò chơi Dân gian được ví như nguồn sữa nuôi dưỡng
thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã
hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho
các em chơi các trò chơi Dân gian không chỉ là phương tiện giúp các em phát triển
ngôn ngữ, phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu
thiên nhiên, yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho các em học tập tốt hơn.
Trong những năm qua ngoài những nội dung được triển khai để nâng cao chất
lượng dạy, học, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp; một nội dung được coi là
điểm nhấn của phong trào trong những năm học gần đây là đưa trò chơi Dân gian

vào trường học, xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
Mục tiêu tổ chức trò chơi Dân gian trong các giờ ra chơi cho học sinh nhằm
tạo sân chơi bổ ích, lí thú và tạo hứng thú cho học sinh học tập tiến bộ hơn, giáo
dục ý thức đạo đức cho học sinh không sa vào những trò chơi bạo lực vô bổ đang
tràn lan. Mặt khác nhằm giáo gục giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đặc điểm chung của trò chơi Dân gian được triển khai trong trường học là
đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Nhiều trường có thể chỉ cho học sinh làm quen với
10


trò chơi Dân gian hoặc tổ chức trong các giờ ra chơi là rất hạn chế. Tuy nhiên với
Liên đội tôi, ngoài việc cho học sinh làm quen với trò chơi Dân gian và tổ chức
trong các giờ ra chơi thì chúng tôi còn chỉ đạo chung các lớp tổ chức trong giờ học,
giờ thể dục, giờ ngoại khóa, các dịp liên hoan, các ngày kỷ niệm, khai giảng năm
học mới...
Trong các buổi tổ chức trò chơi thực sự đã lôi cuốn các em bởi những tiếng
hò reo, tiếng cười nói khi các em học sinh tham gia các trò chơi Dân gian rất quen
thuộc gần với suy nghĩ và truyền thống của dân tộc. Trò chơi Dân gian thực sự góp
phần giáo dục học sinh về truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.
Với sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn
thanh niên và các cấp, các em học sinh trong Liên đội tôi đã được làm quen, tham
gia và trải nghiệm các trò chơi Dân gian một cách đa dạng và phong phú đã tạo cho
các em cảm thấy tinh thần vui vẻ hơn trước, ham thích chơi các trò chơi Dân gian,
giúp các em có sự tiến bộ, tự tin trong giao tiếp cũng như trong học tập. Đồng thời
các em phát huy khả năng tự quản, tự lãnh đạo hoạt động vui chơi.
Nhờ có phương pháp tổ chức chơi trò chơi Dân gian nên giáo viên không còn
lo lắng học sinh của mình tham gia các trò chơi nguy hiểm không lường trong các
giờ ra chơi, ngoài giờ học như trò chơi điện tử, chơi bài ăn tiền, đánh nhau..., cũng
như học sinh không còn tâm lí lo sợ, căng thẳng trong các giờ học với những kiến

thức khó ở trên lớp.
5. 2. Thực trạng phương pháp tổ chức “Trò chơi Dân gian”trong giờ ra
chơi.
5.2.1. Thực trạng của việc áp dụng phương pháp tổ chức “Trò chơi Dân
gian” hiện nay:
Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã có công văn chỉ đạo về việc đưa các
nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường, hướng đến mục tiêu “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức các hoạt động vui chơi,
11


giải trí tích cực, các hoạt động nhưvăn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân
gian... phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Trò chơi Dân
gian được tổ chức phổ biến trong các giờ ra chơi, trong giờ học, giờ thể dục, giờ
ngoại khóa, các dịp liên hoan, các ngày kỷ niệm, khai giảng năm học mới... Tuy
nhiên nhiều trường còn nặng nề về kiến thức các môn học như Toán, Tiếng việt nên
chưa thực sự bố trí, sắp xếp, tổ chức trò chơi Dân gian lồng ghép vào trong các tiết
theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục. Mà chỉ dừng lại ở mức độ tổ chức trong một vài
buổi như lễ khai giảng năm học mới hay khi có đoàn kiểm tra về thanh, kiểm tra
trường.
Vì vậy chưa phát huy được vai trò và hiệu quả của việc áp dụng tổ chức trò
chơi Dân gian trong trường học, chưa có đủ thời gian và điều kiện tạo cho học sinh
sân chơi thú vị, chưa thu hút được học sinh tham gia.
Sau các giờ học kiến thứ chính khóa trên lớp với nhiều bài tập, với nhiều
mức độ kiến thức khó đòi hỏi trình độ năng lực của học sinh, đã tạo cho học sinh
một không khí có phần nặng nề, áp lực, vì vậy nhu cầu vui chơi của học sinh là rất
lớn nhằm làm giảm bớt những căng thẳng trong giờ học trên lớp. Do đó cần thiết tổ
chức các trò chơi Dân gian cho các em, vì khi tham gia trò chơi Dân gian các em
được hòa nhập, tự do di chuyển, được cười đùa thoải mái.
5.2.2. Thực trạng về nhà trường:

Trường là một đơn vị trường thuộc khu vực miền núi nông thôn nên điều
kiện của các em được vui chơi là hạn chế, cá tính học sinh còn nhút nhát, chưa tự
tin trong hoạt động, không có người lớn hướng dẫn cách chơi. Diện tích sân trường
còn chật hẹp.
Tuy nhiên với sự nhiệt tình, yêu mến trẻ, khi nhận được sự chỉ đạo về việc tổ
chức các hoạt động vui chơi, trò chơi Dân gian trong nhà trường với mục đích tạo
cho học sinh sân chơi bổ ích, lí thú và có hiệu quả sau các giờ học và để chuẩn bị
cho giờ học tiếp theo, mục đích giáo dục học sinh biết quý trọng và gìn giữ nét đẹp
văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Thì tôi đã cố gắng vận động giáo viên phụ
12


trách lớp cũng như tự mình tìm tòi thêm các trò chơi Dân gian mới, sắp xếp lịch
sinh hoạt cụ thể để tổ chức cho các em chơi trò chơi Dân gian một cách đều đặn
cuốn hút học sinh các lớp tham gia, kể cả những khối lớp còn nhỏ như lớp 1.
5.2.3. Thực trạng việc áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi Dân gian:
Việc áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi Dân gian trong các giờ ra chơi sẽ
giúp cho các em học sinh có sân chơi lành mạnh, giúp các em hòa nhập, tránh xa
các tệ nạn xã hội, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc. Song không tránh khỏi
những thuận lợi cũng như khó khăn đặt ra:
5. 2. 3. 1* Thuận lợi:
Giáo viên trẻ, năng động nhiệt tình, ham học hỏi khám phá phương pháp
hoạt động mới, phát triển môn Công tác đội.
Học sinh ngoan ngoãn, hăng hái, nhiệt tình tham gia mọi hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao và các phong trào do trường lớp đề ra.
Ban giám hiệu và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường quan tâm
tới các phong trào hoạt động Đoàn Đội đặc biệt là hoạt động tổ chức trò chơi Dân
gian.
Trò chơi Dân gian là một trò chơi thu hút sự tham gia của học sinh hơn các
trò chơi khác.

5. 2. 3. 2* Khó khăn:
- Thực tế ở trường tôi đang công tác những năm trước đây, việc tổ chức các
hoạt động vui chơi, trò chơi vẫn còn mang tình hình thức chưa thu hút được đông
đảo số lượng học sinh tham gia. Trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên đôi
khi còn chú trọng vào các hoạt động học tập, còn việc tổ chức các hoạt động ngoại
khoá chưa được coi trọng. Vì vậy chưa thu hút được sự tham gia ủng hộ của các
khối lớp. Nguyên nhân chủ yếu do:
+ Đối với Tổng phụ trách.

13


- Chưa xác định được mục đích, tác dụng của các trò chơi nên thời gian sắp
xếp lịch tổ chức trò chơi còn ít.
- Nhận thức của Tổng phụ trách chưa triệt để, sâu sắc.
- Công tác tổ chức trò chơi Dân gian chưa chi tiết, chưa khoa học và phong phú.
- Chưa có sự đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức.
- Chưa động viên, khuyến khích kịp thời, chưa tạo sự hứng thú cho thiếu nhi
tham gia hoạt động.
+ Đối với học sinh.
- Do nhận thức của người tổng phụ trách chưa đầy đủ, sâu sắc nên khi tổ
chức trò chơi Dân gian chưa đảm bảo nguyên tắc tự quản, chưa phân công rõ nhiệm
vụ dẫn đến việc tạo cảm giác hứng thú cho các em còn gò bó, áp đặt chưa phù hợp.
Do vậy trong quá trình tham gia trò chơi Dân gian chưa đạt được kết quả cao.
+ Về phía phụ huynh.
- Coi là môn phụ, là phong trào nên sợ ảnh hưởng đến học các môn khác.
+ Về cơ sở vật chất.
- Sân chơi, bãi tập diện tích còn hẹp.
* Trong quá trình nghiên cứu, trước khi vận dụng một số phương pháp tổ
chức trò chơi Dân gian vào trong Liên đội của mình, tôi đã đưa ra khảo sát điều tra

thực trạng sự hứng thú tham gia các trò chơi Dân gian bằng cách phát phiếu điều
tra vào đầu năm học trên 3 khối 3, 4, 5 và kết quả thu được như sau:
STT Khối

1
2
3

3
4
5

Sĩ số

86
82
71

Thích tham gia chơi trò chơi

Số em

%

Lý do

21
19
22


24
23
31

Bổ ích
Bổ ích
Bổ ích

Không thích tham gia chơi trò chơi

Số
em
65
63
49

%

Lý do

76
77
69

Chưa hứng thú
Chưa hứng thú
Chưa hứng thú

Như vậy, phần lớn các em chưa có hứng thú tham gia các trò chơi Dân gian
mà chỉ thích tự mình vui chơi tự do và ngồi chơi một chỗ.

14


Do vậy, tôi nghĩ rằng việc áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi Dân gian
không phải là không thiết thực hữu ích, mà nguyên nhân chính là do chúng ta chưa
tuyên truyền, giáo dục và định hướng cho học sinh hiểu được hết ý nghĩa, cái hay
và tầm quan trọng của nét đẹp giá trị văn hóa trong các trò chơi Dân gian. Đây là
điều tôi luôn trăn trở và tôi quyết định tập trung nghiên cứu và áp dụng một số
phương pháp tổ chức: “Trò chơi Dân gian ” trong giờ ra chơi cho các em học
sinh để đạt hiệu quả cao nhất về yêu cầu và mục đích tôi đã nêu trên.
6. Xây dựng kế hoạch áp dụng một số phương pháp tổ chức: “Trò chơi
Dân gian trong giờ ra chơi”.
6. 1. Mục đích :
- Thực hiện chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2008 về việc
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Căn cứ hướng dẫn tổ chức hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi năm học
2014- 2015 của Tỉnh Đoàn, Phòng giáo dục, Hội đồng Đội Thị xã Chí Linh
- Thực hiện kế hoạch năm học của Trường Tiểu học........ Thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương.
Phát huy tính tích cực, năng động thông qua các hoạt động học tập và vui
chơi lành mạnh góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, lối sống đẹp. Tuyên
truyền và giáo dục cho các em ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị
bản sắc văn hóa của địa phương, quê hương, đất nước. Thông qua các hoạt động cụ
thể, thiết thực, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong học sinh; khơi gợi tính chủ
động, niềm tự hào, làm cho học sinh yêu trường mến lớp, hình thành thái độ học
tập tích cực.
Liên đội trường Tiểu học ………. xây dựng kế hoạch và quy trình một số
phương pháp tổ chức trò chơi Dân gian trong trường tiểu học, nhằm thực hiện tốt
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học
2014 - 2015.

15


6. 2. Yêu cầu :
Trò chơi Dân gian phải đảm bảo tính khoa học, nhân văn, phù hợp với lứa
tuổi học sinh tiểu học tạo được những giây phút thư giãn, hứng thú học tập. Trò
chơi Dân gian tổ chức cần đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra gắn liền với điều kiện
thực tế nhà trường.
6. 3. Quy mô tổ chức.
6.3.1. Cấp Liên đội :
- Thời gian tổ chức: Buổi lễ khai giảng, tết trung thu, 20/10, 20/11, 22/12,
26/3, 15/5, 19/5, trong giờ ra chơi tham tổ chức 3 buổi/ tuần.
- Địa điểm: Trên sân trường Tiểu học........ Thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.
- Thành phần tham gia: Học sinh khối 1, 2, 3, 4, 5.
6.3.2. Cấp Chi đội - lớp Sao:
- Các ngày lễ theo cấp Liên đội.
- Lồng ghép vào một số tiết học có nội dung vui chơi, trong tiết thể dục,
trong tiết sinh hoạt Đội - Sao.
6.4. Phân công thực hiện.
6.4.1. Nội dung:
- Xây dựng thiết kế tổng thể.
- Xây dựng kịch bản chi tiết.
- Giáo dục tuyên truyền ý nghĩa tác dụng của các trò chơi.
- Phân công vị trí lớp tổ chức chơi trò chơi trên sân trường.
- Chuẩn bị một số đồ dùng trong khi than gia các trò chơi.
- Chuẩn bị trò chơi.
6.4.2. Cơ sở vật chất:
- Chuẩn bị đạo cụ, trò chơi.
- Máy chiếu, loa máy, đàn nhạc.
- Chuẩn bị vị trí để tổ chức chơi trò chơi.

6. 5. Các bước thực hiện tổ chức trò chơi Dân gian.
16


Trò chơi có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Song muốn
phát huy được vai trò đó chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nhất định trong
việc sưu tầm, lựa chọn và tổ chức trò chơi.
6.5.1. Sưu tầm và lựa chọn trò chơi :
Làm thế nào đểtổ chức cho học sinh nhiều trò chơi Dân gian thật sinh động
vào các giờ ra chơi, cần thu hút các em học sinh tham gia chơi các trò chơi phù hợp
với lứa tuổi, phù hợp với thời gian hoạt động. Người quản trò cần nắm vững một số
trò chơi đã được người chơi hưởng ứng và được tổ chức thành công đểkhởi đầu cho
những trò chơi tập thể tiếp theo. Muốn vậy người giáo viên cần phải tự sưu tầm, tìm
hiểu các trò chơi Dân gian và phải sưu tầm nhiều loại trò chơi Dân gian.
* Các trò chơi Dân gian cần:
Đảm bảo tính chất, nội dung, phù hợp lứa tuổi, phù hợp với mọi địa hình vị
trí chơi, đểtừ đó có thể sử dụng cho bất kỳ cuộc chơi nào, ở đâu và đối tượng nào.
Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đềgiáo dục của buổi sinh hoạt.
Đảm bảo tính hấp dẫn đối với học sinh, thu hút được nhiều học sinh tham
gia, tạo không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong các giờ ra chơi.
Đảm bảo phù hợp với năng lực và trình độ học sinh, phù hợp với điều kiện
sức khỏe của các em. Vì nếu như trò chơi quá khó thì học sinh không chơi được và
nếu trò chơi quá đơn giản thì học sinh cảm thấy nhàm chán không muốn chơi. Cần

17


lựa chọn trò chơi Dân gian dễ kiếm, dễ tìm, dễ làm, khi chơi cần có sự tham gia của
cả tập thể.
Đảm bảo an toàn không gây nguy hiểm cho học sinh.

Tóm lại kho tàng trò chơi Dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng
nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với học sinh tiểu học. Vì thế, giáo
viên nên có sự cân nhắc lựa chọn các trò chơi dễ nhớ, dễ hiểu. Trò chơi không quá
đơn giản, nhưng không quá phức tạp. Đồ dùng phục vụ trò chơi dễ kiếm dễ tìm,
gây được sự hứng thú cho học sinh. Chẳng hạn như những trò chơi: thả đỉa ba ba, ô
ăn quan, trốn tìm, đếm sao, rồng rắn lên mây, trồng nụ trồng hoa, cướp cờ...
Đối với học sinh lớp 1 lớp 2: Lứa tuổi các em còn nhỏ, trí nhớ và thời gian
chơi còn có hạn. Vì vậy, trong quá trình chơi có thể tổ chức cho các em chơi các trò
chơi có lời đồng dao dễ nhớ, đễ thuộc. Chẳng hạn trò chơi: đếm sao, kéo cưa lừa
xẻ, trốn tìm, tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, rồng rắn lên mây làm nhà.
Đối với học sinh lớp 3, 4, 5: Tổ chức các trò chơi lời đồng dao có thể dài
hơn, mang tính chất rèn kỹ năng chơi và phát triển trí thông minh, sự nhanh nhẹn
đồng thời đòi hỏi sự dẻo dai trong khi chơi. Như trò chơi: Cờ vua, ô ăn quan, cướp
cờ, bịt mắt bắt dê, tùm nụ tùm nịu, chơi chuyền, nhảy dây.
Đối với những em học sinh trai hay chơi: cờ vua, cướp cờ.
Đối với những em học sinh gái thường chơi các trò chơi: chơi chuyền, tùm
nụ tùm nịu, làm nhà, nấu ăn,..
Những trò chơi cả học sinh trai và học sinh gái thường hay chơi: nhảy dây,
bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trỉa hột trỉa hạt,...
* Khi lựa chọn các trò chơi Dân gian cần phân biệt các yêu cầu về đồ dùng
để chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp với luật chơi và cách chơi của từng trò chơi. Ví
dụ:
- Trò chơi yêu cầu không có đồ dùng như: Chi chi chành chành, Rồng rắn
lên mây, Đi chợ, Kéo cưa lừa xẻ…
18


- Trò chơi yêu cầu có 1 đồ dùng như: Kéo co (cần một cái dây); Bịt mắt
bắt dê (cần một cái khăn)…
- Trò chơi yêu cầu có nhiều đồ dùng như: Nhảy sạp (cần hai cây mét, và

mười cây nứa để gõ), Ô ăn quan (nhiều hòn sỏi nhỏ), Nhảy bao (cần ít nhất hai cái
bao)
Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà
thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ như trò: “ Chơi chuyền” đòi
hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi
non…Trò chơi “ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền
thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể
được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt… Chính vì vậy, trước khi
tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng
về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi đạt
hiệu quả cao.
* Một số trò chơi khi chơi vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao: Các
bài đồng giao khiến không khí vui vẻ, nhộn nhịp. Nên trước khi chơi trò chơi yêu
cầu quản trò phải tập cho học sinh phải thuộc lời đồng giao. Trò chơi dân gian được
tổ chức khi các em đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho các em
thuộc lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn các em chơi. Khi
các em thuộc lời đồng dao thì các em chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
Ví dụ:

- Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ” với lời đồng dao như sau:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
19


Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Kéo cưa lừa xẻ

Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo

- Trò chơi: “Mèo đuổi chuột” với lời đồng dao như sau:
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Trốn đâu cho thoát
Có những trò chơi chỉ là động tác đứng lên ngồi xuống, vậy mà qua con mắt
trẻ thơ cùng với bài đồng dao vần vè, nhịp nhàng các em đều thích thú hẳn lên:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Qua cửa nhà trời
Lạy cậu, lạy mợ
20


Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp

Ngồi thụp xuống đây
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi học sinh không

bao giờ chỉ thực hiện các vận động của mình mà các em thường chơi vừa chơi vừa
hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi
vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song
bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của học sinh. Ví dụ như: chơi “ Chi chi
chành chành”, trẻ hát “ Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa chết
trương – Tam vương ngũ đế…”. Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng,
nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành.
Như vậy muốn tổ chức các trò chơi đạt yêu cầu, giáo viên phải cho các em

vừa chơi, vừa đọc lời và thuộc lời các bài đồng dao dù dài hay ngắn nhưng rất dễ
nhớ và phù hợp với tư duy hồn nhiên của học sinh.
* Lựa chọn trò chơi cần phù hợp với địa điểm chơi:
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi luật chơi khác nhau. Có những trò
chơi vận động mang tính tập thể cao, thường số lượng tham gia chơi lớn đòi hỏi địa
điểm chơi phải có diện tích rộng như trò chơi: kéo co, rồng rắn lên mây, trồng nụ
trồng hoa. Nhưng có những trò chơi các em hay chơi các nhóm nhỏ như : Chi chi
chành chành, tập tầm vông, ô ăn quan,...Vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi
luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn trò chơi cho phù hợp địa
điểm trước khi tổ chức cho học sinh chơi.

21


- Hầu hết những trò chơi dân gian địa điểm chơi rất thuận tiện, những trò
chơi chiếm diện tích nhỏ thì các em có thể chơi ở trong góc lớp, thềm các lớp học,
các hành lang. Ví dụ :

+ Trò chơi: “Chơi chuyền” :
Đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bưởi
non, hay quả cà. Các em ngồi xuống đất, rải những chiếc que chuyền lên chân mình

rồi tung que chuyền kết hợp với việc nhặt từng que một cách uyển chuyển. Trò
chơi này chủ yếu luyện cho học sinh nhanh tay nhanh mắt. Khi chơi các em gái
thường hát: “Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt.
+ Trò chơi: “Ô ăn quan” :
Chuẩn bị có thể là những hòn sỏi nhỏ rất dễ tìm kiếm. Vẽ một hình chữ nhật
được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau. Hai
đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng
cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ
phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ. Hai người hai bên, người
thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi
được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan
lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan
(bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng
được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi
trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người
chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Như vậy các trò chơi này đòi hỏi diện tích chơi hẹp.
- Những trò chơi chiếm diện tích chơi nhiều hơn có thể chơi ở sân trường,
thường là những hoạt động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho các em. Ví dụ:
+ Trò chơi: Nhảy dây

22


Cách chơi: Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau
lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi
qua đầu rồi đi qua chân. Cứ chơi tiếp tục như vậy. Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp
đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1
người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người. Người chơi cứ tiếp
tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây thì bị phạt.

+ Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Trò chơi này rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết,
tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp có liên quan đến cầu mưa của cư dân nông
nghiệp. Cách chơi: Học sinh xếp thành hàng một, tay của em sau nắm vạt áo của
em trước rồi tất cả lượn đi lượn lại như con rắn và bắt đầu hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà khiển binh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Như vậy các trò chơi này đòi hỏi diện tích chơi phải rộng.
6.5.2. Lập kế hoạch tổ chức trò chơi:
(Thực hiện từ tuần 3 đến tuần 33, tổ chức trò chơi cứ 3 tuần chơi một tuần
nghỉ. vậy chúng ta sẽ chơi vào các tuần như: 3,4,5 - 7,8,9 - 11,12,13 - 15,16,17 19,20,21 - 23,24,25 - 27,28,29 - 31,32,33).
Trò

Đối

Thời

Địa

chơi
tượng
Chi chi Khối

gian
Tuần

điểm

Trên

Nhóm

chành

3,7,

sân

theo đơn vị đanh thổi lửa. Con ngựa chết

trường

lớp

1

chành
Tập

Khối

Tuần

Trên

Hình thức

Nhóm

23

Lời ca

6 Chi chi chành chành. Cái
trương. Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi tìm. Ù à ù ập
8 Tập tầm vông. Tay không tay


tầm

1

4,8

vông

sân

theo đơn vị có. Tập tầm vó. Tay có tay

trường

lớp

không. Mời các bạn. Đoán
sao cho trúng. Tập tầm vó tay
nào có đố tay nào không. Có


Kéo cưa
lừa xẻ

có, không không
đôi Kéo cưa lừa xẻ. Ông thợ nào

Khối

Tuần

Trên

Nhóm

1

5,9

sân

theo đơn vị khỏe. Thì ăn cơm vua. Ông

trường

lớp

thợ nào thua. Về bú tí mẹ.
Kéo cưa lừa xẻ. Làm ít ăn
nhiều, Nằm đâu ngủ đấy. Nó
lấy mất cưa. Lấy gì mà kéo

10 Thả đỉa ba ba. Chớ bắt đàn

Thả đỉa

Khối

Tuần

Trên

Nhóm

ba ba.

1- 3

11,12,

sân

theo đơn vị bà. Tha tội đàn ông. Cơm

trường

lớp

13

trắng, gạo trắng. Gạo thuyền
như nước. Đổ mắm, đổ muối.

Đổ chuối hạt tiêu. Đổ niêu
nước chè. Đổ phải nhà nào.

Mèo

Khối

Tuần

Trên

Nhà ấy phải chịu
Cả lớp cùng Mời bạn ra đây. Tay nắm chặt

đuổi

1-5

15,16,

sân

tham gia

chuột

17

tay. Đứng thành vòng rộng.


trường

Chuột luồn lỗ hổng. Chạy vội
chạy mau. Mèo đuổi đằng
sau. Trốn đâu cho thoát

Đá cầu

Khối

Tuần

Trên

Nhóm

4,

2-5

3,4,5

sân

nhóm

6…

trường


theo đơn vị

Khối

Tuần

Trên

lớp
Nhóm

rắn lên 2 - 5

7,8,9

sân

theo đơn vị xắc. Có nhà khiển binh. Hỏi

Rồng

24

8 Rồng rắn lên mây. Có cây xúc


mây

trường


lớp

thăm thầy thuốc. Có nhà hay
không

Nhảy

Khối

Tuần

Trên

Nhóm

bao bố

3-5

19,20,

sân

hoặc

trường

theo đơn vị
3,
5


21

8
10

Trồng

Khối

Tuần

Trên

lớp
Nhóm

nụ

3-5

23,24,

sân

nhóm

trường

theo đơn vị


Tuần

Trên

lớp


27,28,

sân

theo đơn vị

29
Tuần

trường
Trên

lớp
Nhóm

sân

theo đơn vị

trường
Trên


lớp
Nhóm

sân

theo tập thể
lớp
Nhóm

trồng
hoa
Ô

25
ăn Khối

quan.

3-5

Bịt mắt Khối
đập

4-5

11

niêu
Nhảy


Khối

Tuần

sạp

4-5

16

Kéo co

nhân

5

10

Khối

Tuần

trường
Trên

4-5

12,13

sân


theo tập thể

trường

lớp

10

6.5.3. Tổ chức chơi :
6.5.3.1. Phổ biến luật chơi : Khi tổ chức chơi, giáo viên cần nắm vững và
phổ biến được cách chơi, luật chơi và đặc điểm của từng trò chơi như : (Cá nhân,
nhóm, tập thể cả lớp, cả trường). Để học sinh nắm vững cách chơi, từ đó giúp cho
khi tổ chức chơi sẽ đạt diệu quả.
25


×