Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Khảo sát trường từ vựng “tình yêu” của những bài thơ tình tiếng việt và tiếng anh trong thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.92 KB, 57 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................................4
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.........................................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................8
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................................8
7. Kết cấu khóa luận.....................................................................................................................9
NỘI DUNG......................................................................................................................................10
Chương
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................................................................10
1.1. Từ vựng...............................................................................................................................10
1.1.1. Khái quát về từ vựng........................................................................................................10
1.1.2. Từ trong tiếng Việt...........................................................................................................10
1.1.2.1. Các quan niệm về từ trong tiếng Việt............................................................................10
1.1.2.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt............................................................................................12
1.1.2.3. Các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt.......................................................................................13
1.1.3. Từ trong tiếng Anh...........................................................................................................19
1.1.3.1. Các quan niệm về từ trong tiếng Anh............................................................................19
1.1.3.2. Đặc điểm về cấu trúc từ................................................................................................19

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

I:




Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên

1.1.3.3. Đặc điểm về cấu tạo từ.................................................................................................20
1.2. Trường từ vựng tình yêu.....................................................................................................22
1.2.1. Trường từ vựng................................................................................................................22
1.2.1.1. Khái niệm.......................................................................................................................22
1.2.1.2. Phân loại........................................................................................................................22
1.2.2. Quan niệm về tình yêu.....................................................................................................24
1.2.3. Khái niệm trường từ vựng tình yêu..................................................................................25
Chương
KHÁI

QUÁT

II:
VỀ

THƠ

TÌNH

TIẾNG

VIỆT




TIẾNG

ANH

TRONG THẾ KỈ XX..................................................................................................................................26
2.1. Thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX.................................................................26
2.1.1. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam trong thế kỉ XX.......................................26
2.1.1.1. Nền văn học đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến
đấu...................................................................................................................................................26
2.1.1.2. Văn học hướng về đại chúng.........................................................................................28
2.1.1.3. Nền văn học chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn........29
2.1.2. Quan niệm về tình yêu của thơ tình trong thế kỉ XX.........................................................31
2.1.2.1. Từ “cái tôi” lãng mạn trong Thơ mới đến “cái ta” lãng mạn cách mạng trong thơ tình yêu
..........................................................................................................................................................31
2.1.2.2. Quan niệm về tình yêu trong thơ tình thế kỉ XX............................................................33
2.1.3. Thơ tình tiếng Anh trong thế kỉ XX...................................................................................35
2.1.3.1. Tình hình thơ tiếng Anh trong thế kỉ XX .......................................................................35
2.1.3.2. Đặc điểm thơ tình tiếng Anh trong thế kỉ XX.................................................................36
Chương
KẾT QUẢ KHẢO SÁT..............................................................................................................................38

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

III:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên


3.1. Tần suất các từ ngữ thuộc trường từ vựng tình yêu thường xuyên xuất hiện của những bài thơ
tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX......................................................................................38
3.2. Trường từ vựng tình yêu của những bài thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX. .40
3.2.1. Cách gọi người yêu ..........................................................................................................40
3.2.2. Hình ảnh biểu tượng trong tình yêu.................................................................................40
3.2.3. Từ ngữ chỉ thiên nhiên.....................................................................................................41
3.2.4. Từ ngữ chỉ cung bậc cảm xúc...........................................................................................41
3.2.5. Từ ngữ chỉ hành động......................................................................................................42
3.3. Kết quả khảo sát..................................................................................................................42
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................51

SVTH: Trần Thị Thùy Linh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Những từ ngữ có tần suất xuất hiện cao trong thơ tình tiếng Việt...................................39
Bảng 2: Những từ ngữ có tần suất xuất hiện cao trong thơ tình tiếng Anh...................................39
Bảng 3: Những từ ngữ dùng gọi người yêu trong thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh.......................40
Bảng

4:

Những


từ

ngữ

chỉ

hình

ảnh

biểu

tượng

trong

tình

trong thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh..................................................................................................40
Bảng 5: Những từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh...............................41
Bảng 6: Những từ ngữ chỉ cảm xúc trong thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh....................................41
Bảng 7: Những từ ngữ chỉ hành động trong thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh................................42

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

yêu


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện trọng yếu giúp con người chuyển tải tốt mọi
thông tin. Để ngôn ngữ thực sự là một công cụ chuyển tải tốt thông tin, chúng ta
cần phải có tri thức nền vững chắc về các ngôn ngữ mà mình sử dụng.
Tình yêu là một đề tài muôn thuở được rất nhiều nhà thơ chọn làm nguồn
cảm hứng để sáng tác. Hệ thống từ vựng về tình yêu được sử dụng trong các bài
thơ rất đa dạng, phong phú trong từng hoàn cảnh, thời gian, không gian sáng tác.
Thơ tình được lưu truyền rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày cũng như là một
mảng đặc sắc trong văn học của mỗi đất nước. Ở nước ta có rất nhiều nhà thơ
tình nổi tiếng như: Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử,… và nhu cầu dịch
thơ cũng như giới thiệu thơ tình của Việt Nam đến các nước trên thế giới và
ngược lại việc học tập, dịch thơ từ các nước bạn trên thế giới sang tiếng Việt là
rất cần thiết. So với các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Anh là ngôn ngữ
được nhiều người Việt Nam sử dụng. Thực tế, người Việt Nam gặp nhiều khó
khăn khi dịch thơ từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng như từ tiếng Anh sang tiếng
Việt. Bởi lẽ, tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, phân tích tính, còn tiếng Việt là
ngôn ngữ không biến hình, đơn lập.Hơn nữa, vì suy nghĩ, đặc tính tâm lý dân tộc
cũng khác xa nhau nên thơ tình đã gây ra rào cản đối với người học ngôn ngữ
cũng như sự hạn chế trong việc biên dịch các bài thơ tình. Chính vì lý do trên,
chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Khảo sát trường từ vựng “tình yêu” của
những bài thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX” để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Ngôn ngữ là một trong những lĩnh vực luôn được các nhà ngôn ngữ
quan tâm và nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, “Trường từ vựng” là một vấn đề
chưa được nghiên cứu nhiều, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu

SVTH: Trần Thị Thùy Linh


1


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
khác nhau về việc xác định các trường từ vựng cũng như về khái niệm trường
từ vựng. Ngay đến tên gọi cũng thể hiện sự không thống nhất, có người gọi là
Trường nghĩa, nhưng cũng có người gọi là Trường từ vựng hay Trường từ
vựng - ngữ nghĩa…
• Nguyễn Thiện Giáp đã sử dụng khái niệm Trường nghĩa và cho rằng:
xoay quanh vấn đề trường nghĩa, có hai khuynh hướng chủ yếu:
+ Khuynh hướng thứ nhất quan niệm: “Trường nghĩa là toàn bộ các khái
niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện” [9;109]. Tác giả đưa ra hai đại diện
cho khuynh hướng trên là J.Trier và L.Weisgerber cùng với những quan điểm
của họ cũng như nêu ra những hạn chế cơ bản trong quan điểm của hai tác giả
trên. Theo tác giả: “Cơ sở Triết học của lí thuyết trường nghĩa là duy tâm, nó
thoát li thực tế nhận thức thế giới, thoát li bản chất của ngôn ngữ là phương
tiện giao tiếp của con người để sa vào lĩnh vực các tư tưởng thuần túy… Trong
thực tế, cũng không có những biên giới rõ rệt và bất biến giữa các trường khái
niệm và trường từ vựng như J.Trier đã cố gắng chứng minh” [9;110].
+ Khuynh hướng thứ hai lại “cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa
trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các
khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về
nghĩa” [9;110]. Nguyễn Thiện Giáp đã liệt kê hàng loạt kiểu trường nghĩa như:
trường cấu tạo từ với hai tác giả tiêu biểu là Konradt - Hicking, trường từ vựng
- cú pháp do Muller và Porzing nêu ra,…
Có thể nói, tác giả đã khái quát được phần nào lược sử về trường từ vựng,
giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, dễ tiếp cận hơn với vấn đề này. Tuy
nhiên, công trình này của tác giả chỉ dừng lại ở việc liệt kê, phân tích và đánh

giá, vẫn chưa có sự thống nhất trong quan niệm.
• Đỗ Hữu Châu đã sử dụng khái niệm “Trường từ vựng - ngữ nghĩa”.
Trước hết, ông làm rõ và xác định đối tượng, tiêu chí ứng với thuật ngữ
“Trường”. Theo ông: “Trường từ vựng - ngữ nghĩa là bao gồm những tập hợp
SVTH: Trần Thị Thùy Linh

2


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
từ vựng có sự đồng nhất về ngữ nghĩa xét theo phương diện nào đấy” [4;273].
Sau đó, ông trình bày sơ lược về lịch sử khái niệm “Trường” trong ngôn ngữ
học. Ông cũng quan niệm lí thuyết “Trường” chia làm hai khuynh hướng như
tác giả Nguyễn Thiện Giáp như sau:
+ Khuynh hướng thứ nhất là quan niệm về lí thuyết “Trường” trực tuyến,
gắn liền với tên tuổi của J.Trier và L.Weisgerber.
+ Khuynh hướng thứ hai là quan niệm về các “Trường” tuyến tính, tiêu
biểu là Porzing. Đó là hai khuynh hướng quan niệm về trường nghĩa do Nguyễn
Thiện Giáp đưa ra. Chúng chỉ khác nhau ở tên gọi.
Bên cạnh đó, Đỗ Hữu Châu còn quan tâm nghiên cứu đến vấn đề tiêu chí
xác lập “Trường”. Theo ông, có thể phân thành hai loại trường từ vựng - ngữ
nghĩa: Trường biểu vật và Trường biểu niệm. Sau đó, ông tiếp tục đưa ra cơ sở
để phân lập hai loại trên. Có thể nói, ông đã khai thác sâu và trọn vẹn hơn về vấn
đề trường từ vựng.
• Bùi Tất Tươm đã định nghĩa: “Các từ trong từ vựng có quan hệ với
nhau thành các hệ thống lớn nhỏ tùy theo các tiêu chí tập hợp chúng. Một tập
hợp từ theo các tiêu chí về nghĩa gọi là một trường nghĩa” [25;68]. Dựa vào
chức năng của từ, ông chia trường nghĩa làm hai loại: Trường liên tưởng và
Trường kết hợp. Trong các loại này bao hàm những loại nhỏ hơn.

• Mai Ngọc Chừ đã đưa ra khái niệm về trường nghĩa, đồng thời cũng
chấp nhận vấn đề trường nghĩa có nhiều cách gọi khác nhau: Trường từ vựng,
trường từ vựng - ngữ nghĩa,… [7]. Ngoài ra tác giả còn phân loại trường nghĩa
ra làm ba loại: Trường nghĩa biểu vật, Trường nghĩa biểu niệm và Trường nghĩa
liên tưởng. Do mang tính chất là giáo trình, nhập môn nên các tác giả không tập
trung khai thác vấn đề trường từ vựng một cách sâu sắc và chi tiết. Bên cạnh đó,
công trình này cũng chỉ nghiên cứu vấn đề trên bề mặt lí thuyết.
• Vũ Thị Ân đã sử dụng phương pháp định lượng trường nghĩa của từ
“yêu” để tiến hành thống kê định lượng nhằm rút ra những nhận xét chính xác.
Từ đó, đối chiếu với những kết luận của giới phê bình, nghiên cứu về thơ Xuân
SVTH: Trần Thị Thùy Linh

3


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
Diệu bấy lâu nay. Song song với quá trình thống kê, định lượng trường nghĩa từ
“yêu” trong thơ Nguyễn Bính để so sánh điểm khác nhau giữa hai nhà thơ này.
Trên cơ sở lấy từ “yêu” làm từ khóa, tác giả đã phân loại các từ ngữ cùng
trường nghĩa với từ “yêu” thành ba loại: những từ ngữ chỉ những đối tượng của
tình yêu; những từ ngữ chỉ những hành động, những cảm xúc, những trạng thái,
những kết quả của tình yêu; những từ ngữ chỉ những cung bậc, những sắc thái
của tình yêu. Cách chia này đã giúp cho người đọc tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn,
tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức thống kê mà chưa đi vào phân tích cụ thể [2].
• Lưu Văn Din chia trường từ vựng - ngữ nghĩa các yếu tố liên quan đến
nước ra làm 5 nhóm trường nghĩa: trường nghĩa chỉ không gian tồn tại của nước;
chỉ dạng thức tồn tại và tính chất của nước; trạng thái vận động của nước; đời
sống sinh hoạt và canh tác của người Việt trong môi trường nước; chỉ cội nguồn
quốc gia, dân tộc, địa bàn sinh sống của người Việt. Trong mỗi nhóm lại có các

tiểu nhóm trường nghĩa [8].
Với cách phân chia này, người viết đã trình bày được khá đầy đủ, rõ ràng
các yếu tố ngôn ngữ liên quan đến nước trong kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng
phong phú của người Việt. Nhưng theo chúng tôi, sẽ hợp lí và khoa học hơn nếu
người viết tiến hành thống kê, đưa ra số liệu cụ thể để giúp cho người đọc có cái
nhìn tổng quát, toàn diện hơn về vấn đề mà người viết đã đưa ra.
• Hoàng Anh - Nguyễn Thị Yến đã khai thác ở khía cạnh “chuyển trường
nghĩa”, tức là “dùng từ ngữ của trường nghĩa này để thay thế cho các từ ngữ
vốn được xem là đặc trưng của một trường nghĩa khác” [1;34]. Họ đưa ra
những lí do vì sao từ ngữ thuộc trường nghĩa ẩm thực lại được sử dụng rộng rãi
khi viết về bóng đá. Sau đó tiến hành phân chia trường nghĩa thành 4 nhóm
chính: từ ngữ gọi tên món ăn; từ ngữ gọi tên bữa ăn; từ ngữ gọi tên hành động
ăn uống; từ ngữ gọi tên trạng thái, tâm lí của người ăn.
Nhìn chung, các công trình trên đã tiếp cận vấn đề Trường từ vựng ở một
góc độ mới, thể hiện được sự linh hoạt, uyển chuyển kì diệu của ngôn ngữ và
SVTH: Trần Thị Thùy Linh

4


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
khả năng sáng tạo vô tận của con người trong việc phản ánh thế giới khách
quan.
Tóm lại, qua những công trình trên, ta có thể hình dung ra được diện mạo
của Trường từ vựng trong ngôn ngữ tiếng Việt. Từ đó, có hướng tiếp cận đúng
đắn để chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề “Khảo sát trường từ vựng
“tình yêu” của những bài thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX”.
Về trường từ vựng - ngữ nghĩa trong Tiếng Anh cũng có một số công
trình nghiên cứu như:

• J.Lyons (1996), Linguistic Semantics - An Introduction Cambridge
University Press [28], Widdowson H.G đã đưa ra định nghĩa về ngữ nghĩa như
sau: “Ngữ nghĩa là sự nghiên cứu nghĩa trong ngôn ngữ. Nó liên quan tới ngôn
ngữ mang ý nghĩa là gì.” (Semantics is the study of meaning in language. It is
concerned with what language means.)
• Michail Mc Cathy Felicity O’Dell (2005), Collocation In Use,
Cambridge University Press [29], John Lyons cho rằng ngữ nghĩa là kết quả của
một quá trình trừu tượng hóa những từ tổng hợp sử dụng từ ngữ trong những câu
nói cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa
và những công trình liên quan đến trường từ vựng về tình yêu, nhưng hầu hết
các công trình chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sâu trên từng đối tượng của từng
ngôn ngữ. Chưa thấy có công trình nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu trường từ
vựng “tình yêu” của những bài thơ tình viết bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những giá trị của các công trình nghiên
cứu trước, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát trường từ vựng
“tình yêu” của những bài thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX”
với những mục đích sau:

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

5


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
+ Nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ của người học ngôn ngữ. Bởi lẽ,
trong quá trình học ngôn ngữ (Việt - Anh), việc nắm vững các sắc thái ý nghĩa
và cách sử dụng từ ngữ đóng vai trò rất quan trọng.

+ Tìm hiểu thêm cách sử dụng các từ ngữ thuộc trường từ vựng tình yêu
của những bài thơ tình tiếng Việt và xem xét, so sánh việc sử dụng từ ngữ thuộc
trường từ vựng tình yêu của những bài thơ tình tiếng Anh trong thế kỉ XX, nhằm
giúp người đọc hiểu sâu sắc những nét giống nhau và khác nhau giữa hệ thống
ngôn từ của ngoại ngữ đang học (tiếng Anh) và tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt).
+ Bài nghiên cứu này là một tài liệu bổ ích cho sinh viên và học viên đang
học các ngành liên quan đến tiếng Việt và tiếng Anh, đặc biệt là sinh viên khoa
Việt Nam học của trường Đại học Ngoại ngữ Huế đang theo học cả hai ngôn
ngữ trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trường từ vựng “tình yêu” của những
bài thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX.
Phạm vi nghiên cứu là trường từ vựng “tình yêu” của những bài thơ tình
tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX. Do số lượng thơ tình tiếng Anh trong thế
kỉ XX không nhiều, vì văn học Anh chủ yếu phát triển văn xuôi, tiểu thuyết,…nên
việc tìm kiếm tài liệu về những bài thơ tình tiếng Anh gặp nhiều khó khăn. Do
vậy, để hoàn thành tốt bài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 16 bài thơ
tình tiếng Việt và 16 bài thơ tình tiếng Anh trong thế kỉ XX. Cụ thể:
Những bài thơ tình tiếng Việt gồm:
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Nhớ - Nguyễn Đình Thi
Chia tay - Nguyễn Đình Thi
Mưa rơi - Tố Hữu
Núi Đôi - Văn Cao
Vườn Xưa - Tế Hanh
SVTH: Trần Thị Thùy Linh

6



Khóa luận tốt nghiệp
Quê hương - Giang Nam

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên

Hoa Chanh - Nguyễn Bao
Em phương xa - Thi Hoàng
Đám cưới giữa mùa xuân - Viễn Phương
Hương Thầm - Phan Thị Thanh Nhàn
Bài thơ về hạnh phúc - Dương Hương Ly
Nhớ - Hoàng Thị Minh Khai
Những mùa trăng chờ - Lê Thị May
Anh viết bài thơ - Huy Cận
Đêm sao sáng - Nguyễn Bính.
Những bài thơ tình tiếng Anh gồm:
A Note On Wyatt - Kingsley Amis
You Therefore - Reginald Shepherd
Poem to an Unnameable - Dorothea Lasky
Lines Depicting Simple Happiness - Peter Gizzi
Love is more thicker than forget - E.E.Cummings
Poem for my love - June Jordan
I love you - Ella Wheeler Wilcox
Bird-Understander - Craig Arnold
Recitative - A.E.Stallings
Electra - Herrick
Gentle lady, do not sing - Jame Joyce
Simples - Jame Joyce
I’ll open the window - Anna Swir
Your and Mine - Alice Fulton
Dear one absent this long while - Lisa Olstein

Valentine - Lorna Dee Cervantes.

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

7


Khóa luận tốt nghiệp
5. Phương pháp nghiên cứu

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên

Để tiến hành tốt đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau đây:
+ Trước hết, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài
liệu liên quan để phục vụ tốt cho quá trình thực hiện đề tài.
+ Tiếp đến, sử dụng phương pháp tổng hợp, chọn lọc một số tài liệu
quan trọng, phân chia từng tài liệu thành từng nhóm có liên quan đến nội dung
nghiên cứu
+ Sau đó, chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý và phân tích thông tin kết
hợp với phương pháp thống kê, miêu tả thống kê số lượng từ thuộc trường từ
vựng “tình yêu” của những bài thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX.
+ Cuối cùng, chúng tôi tiến hành phương pháp đối chiếu để tìm ra nét
tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ xét về trường từ vựng “tình yêu” của
những bài thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về phương diện lý luận, bài nghiên cứu này nhằm nghiên cứu cách sử
dụng từ ngữ thuộc trường từ vựng “tình yêu” của những bài thơ tình tiếng Việt
trong thế kỉ XX và xem xét đối chiếu với tiếng Anh nhằm cung cấp cái nhìn toàn
diện về trường từ vựng tình yêu của những bài thơ tình trong thế kỉ XX của hai

ngôn ngữ Việt-Anh.
6.2. Về mặt thực tiễn, đề tài khóa luận này góp phần tìm hiểu những đặc
điểm, ý nghĩa của trường từ vựng về tình yêu trong những bài thơ tình tiếng Việt
và tiếng Anh trong thế kỉ XX. Ngoài ra, bài nghiên cứu sẽ trở thành một tài liệu
hữu ích cho những người học ngôn ngữ, đặc biệt là giúp cho thế hệ trẻ ngày nay
hiểu thêm những lớp từ ngữ được sử dụng trong thế kỉ XX. Hơn thế nữa, nó còn
giúp cho công tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được dễ dàng và
chính xác hơn cũng như giúp cho sinh viên, học viên người Việt Nam nắm rõ
được hệ thống trường từ vựng “tình yêu” của những bài thơ tình trong thế kỉ XX

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

8


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
nhằm kế thừa và phát huy phong phú hơn nữa vốn từ ngữ thuộc trường từ vựng
“tình yêu” nói riêng và hệ thống trường từ vựng tiếng Việt nói chung.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; nội dung khóa luận tốt
nghiệp này được chia thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Khái quát về thơ tình tiếng Việt và tiếng Anh trong thế kỉ XX.
Chương III: Kết quả khảo sát.

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

9



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
NỘI DUNG
Chương I:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Từ vựng
1.1.1. Khái quát về từ vựng
Vựng là yếu tố gốc Hán có nghĩa cái kho, nơi chứa. Từ vựng là kho từ,
vốn từ của một ngôn ngữ gồm các từ và các đơn vị từ tương đương từ, tức thành
ngữ, quán ngữ. Trong đó từ là đơn vị cơ bản nhất, là một chỉnh thể gồm hai mặt
(âm và nghĩa), có tính cố định, sẵn có, bắt buộc, là đơn vị nhỏ nhất và độc lập,
có khả năng hoạt động để tạo câu.
Từ vựng là một hệ thống hữu hạn, là một bộ phận quan trọng của hệ
thống ngôn ngữ, giữ vai trò quan trọng và chiếm số lượng phong phú, đa dạng
nhất. Hơn thế nữa, từ vựng phản ánh trực tiếp và rộng rãi thực tế khách quan,
nền văn hóa của dân tộc, nhanh chóng hưởng ứng mọi sự thay đổi của xã hội
trong mọi sinh hoạt của đời sống. Mỗi từ trong hệ thống bao giờ cũng đối lập
với các từ còn lại, đồng thời chỉ có giá trị được xét trong mối tương quan với các
từ khác trong hệ thống.
1.1.2. Từ trong tiếng Việt
1.1.2.1. Các quan niệm về từ trong tiếng Việt
Tuy có rất nhiều quan niệm khác nhau về từ trong tiếng Việt, nhưng
chung quy lại có các xu hướng quan niệm như sau:
a. Từ tiếng Việt trùng âm với âm tiết (hay tiếng)
Tiêu biểu cho xu hướng này có Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp.
• Cao Xuân Hạo: Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả
khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là:

tiết vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllable),
đơn tiết (monosyllable) hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra, nó chính là âm,
hình vị hoặc từ và tất cả là đồng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ
SVTH: Trần Thị Thùy Linh

10


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
châu Âu về cơ cấu xoay quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là
âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu của tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó
thành một trục duy nhất, âm tiết [10;18].
• Nguyễn Thiện Giáp: Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý
nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền
[10;168].
b. Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết
• Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê: Từ là âm có nghĩa, dùng trong
ngôn ngữ để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra
được [10;18].
• Nguyễn Văn Tu: Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất
(vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử [10; 20].
• Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi
đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh
về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp [10;20 và 21].
• Hồ Lê: Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện
thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính
vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa [17;104].
• Ðái Xuân Ninh: Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình
vị và cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó

tức là hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh [21;24].
• Lưu Vân Lăng: Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể
nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất
[16;213]. Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay
nhiều tiếng tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt
[16;214].
• Ðỗ Hữu Châu: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất

biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo)
nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ
vựng và nhỏ nhất để tạo câu [5;14 ].
Với rất nhiều quan niệm khác nhau của các tác giả về từ trong tiếng Việt,
thì chung quy lại, có thể hiểu rằng: “Từ”là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có
SVTH: Trần Thị Thùy Linh

11


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
nghĩa, mang tính sẵn có, cố định, bắt buộc. “Từ” là đơn vị nhỏ nhất trực tiếp
tạo nên câu.
1.1.2.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt
Ngoài những đặc điểm chung đã nêu ở phần trên, từ tiếng Việt còn có
những đặc điểm sau đây:
− Từ tiếng Việt có thể đơn âm tiết hoặc đa âm tiết.
∗ Ví dụ: ăn, học nói, đẹp, xấu,…
quốc gia, sơn hà, xà phòng, cà phê, dễ dàng,…
Những tiếng như quốc, gia, sơn, hà,…là những tiếng được vay mượn từ
tiếng Hán. Tuy những tiếng này được sử dụng như từ trong nguyên ngữ nhưng

chúng được sử dụng như đơn vị cấu tạo từ khi được tiếp nhận vào tiếng Việt.
Những tiếng ấy không có khả năng tồn tại độc lập mà phải kết hợp với một số
yếu tố khác mới hoạt động tự do trong câu.
∗ Ví dụ: gia trong quốc gia, hà trong sơn hà, dàng trong dễ dàng, …
− Từ tiếng Việt có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa nhưng không có biến
thể hình thái học như trong tiếng Anh
∗ Ví dụ: Trong tiếng Anh: “to drink” có thể biến thể theo quan hệ ngữ
pháp khác nhau trong câu:
To drink → drinks: She often drinks water every morning. (thì hiện tại,
chủ từ là ngôi thứ ba số ít).
To drink → drank: I drank beer last night. (thì quá khứ, sử dụng không
phụ thuộc vào chủ từ).
Trong tiếng Việt: trong hai câu “Cô ấy thường uống nước vào mỗi buổi
sáng” hay “Tôi đã uống bia vào tối qua.” không hề có biến thể hình thái học
theo mọi quan hệ ngữ pháp. Dù ở thì hiện tại hay quá khứ, cũng như thay đổi
chủ từ thì động từ “uống” vẫn không thay đổi. Còn việc người miền Nam nói
“qua” thành “goa”, “không” thành “hông”, hay miền Bắc nói “lá” thành
“ná”, “trời” thành “giời” ,… thì không phải là biến thể hình thái học mà chỉ là
biến âm do thói quen phát âm của từng địa phương.

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

12


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
− Nghĩa ngữ pháp của từ không được biểu hiện trong nội bộ từ, mà được
thể hiện trong quan hệ giữa các từ trong câu.
Trong tiếng Anh: nhìn vào hình thái của từ, người ta có thể xác định được

nghĩa ngữ pháp của chúng, chẳng hạn như danh từ có các hậu tố như: -ion, -er,
-or, ment…(pollution, payment, actor,teacher,…) hay tính từ: -ive, -al,…
(representative, chemical,…).
Trong tiếng Việt, từ không có dấu hiệu hình thức giúp xác định nghĩa ngữ
pháp mà phải dựa vào các loại từ hay phó từ như con, cái, chiếc ,… (đối với
danh từ) và đã, đang, sẽ, rất, hơi,… (đối với động từ và tính từ).
− Nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp có quan hệ chặt chẽ. Chẳng hạn, ý
nghĩa từ vựng của từ “võng” khác nhau trong những câu sau đây:
a. Võng anh đi trước, võng nàng theo sau.
b.

Người ta võng anh ấy đến bệnh viện.

c.

Tấm ván võng xuống.

Phải dựa vào chức năng ngữ pháp cụ thể ta mới xác định được ý nghĩa từ
vựng của từng trường hợp.
1.1.2.3. Các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt
Có thể nói từ tiếng Việt được cấu tạo theo hai phương thức chủ yếu:
− Sử dụng một tiếng độc lập để tạo một từ (từ đơn).
− Tổ hợp các tiếng lại theo một quan hệ nào đó để tạo từ (từ phức). Dựa
vào quan hệ ngữ âm hay ý nghĩa, có thể phân chia từ phức thành ba loại:
+ Loại 1: Tổ hợp các tiếng dựa trên quan hệ ý nghĩa (từ ghép).
∗ Ví dụ: trường học, nhà cửa, áo quần, giày dép,…
+ Loại 2: Tổ hợp các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa
(từ láy).
∗ Ví dụ: sạch sẽ, bấp bênh, cặm cụi, hài hước,…
+ Loại 3: Tổ hợp các tiếng một cách ngẫu nhiên (từ ngẫu kết).

∗ Ví dụ: xà phòng, ba hoa, mè nheo,…

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

13


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
Tóm lại, trong tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ ghép, từ láy, từ
ngẫu kết.
a.Từ đơn
Là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập.
∗ Ví dụ: trường, lớp, xanh, đỏ, yêu, ghét,…
− Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số
từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ được vay mượn từ các ngôn ngữ nước
ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,...
− Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh
hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên,
các quan hệ gia đình, xã hội, các số đếm,...
− Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (theo
thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt)
nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị
các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.
b. Từ ghép
Là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên
quan hệ ý nghĩa.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm hai
loại chính:
• Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng sau:
− Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.
− Xét về mặt ý nghĩa giữa các thành tố:
+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau.
∗ Ví dụ: đợi chờ, xinh đẹp, chân cẳng,…
+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau.
∗ Ví dụ: thương nhớ, ăn uống, đi đứng,…
+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau.
SVTH: Trần Thị Thùy Linh

14


Khóa luận tốt nghiệp
∗ Ví dụ: đầu đuôi, sống chết, gần xa,…

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên

− Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những
phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp.
− Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ
quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong
mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai
mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.
− Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu
đạt của từ ghép, có thể phân chia từ ghép thành ba loại nhỏ:
+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình
ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại
để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý
nghĩa riêng của từng thành tố.

∗ Ví dụ: từ “giày dép” chỉ đồ mang ở chân nói chung, trong đó có cả giày

lẫn dép.
+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa
AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng
với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ.
∗ Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm...
+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô

hình ngữ nghĩa AB > A+B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ
là phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của
các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay
hoán dụ. Do đó, nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố.
∗ Ví dụ: từ “gan dạ” không chỉ gan và dạ nói chung hay chỉ gan và dạ,
mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm.
Lưu ý: Khả năng hoán vị giữa các thành tố trong từ ghép đẳng lập. Có thể
nêu một số nhận xét như sau:

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

15


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
− Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp
không có yếu tố Hán - Việt.
∗ Ví dụ: quần áo - áo quần, tươi tốt - tốt tươi,…
− Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa,
đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.

− Khả năng hoán vị bị sự hạn chế của một số yêu cầu:
+ Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu.
∗ Ví dụ: đi lại - lại đi; cơm nước - nước cơm khác nghĩa.

+ Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc.
∗ Ví dụ: nam nữ - nữ nam; ông bà - bà ông, anh em - em anh, vua quan quan vua,... không hoán vị được.
+ Không tạo nên những trật tự khó đọc.
∗ Ví dụ: “sửa chữa” dễ đọc hơn “chữa sửa”.
• Từ ghép chính phụ:
Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí
phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường
có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những
đặc điểm sau:
− Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các
sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này lại có
khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.
− Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật,
đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại
sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.
− Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ
ghép chính phụ thành hai tiểu loại:
+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng
phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật, hoạt

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy, có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng
này là tác dụng phân loại.
∗ Ví dụ: nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà nho, nhà buôn,…
làm dâu, làm duyên, làm ruộng, làm giàu,…
vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…
+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ
có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác
với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép
sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa.
∗ Ví dụ:

Xanh biếc, xanh đậm, xanh lè, xanh nhạt,…
Ốm nhách, ốm nhom, ốm teo, ốm tong,…
Đen thui, đen ngòm, đen sì, đen kịt,…
∗ Ví dụ: so sánh “đen thui” với “đen sì” thì ta có thể phân biệt dễ dàng

nhờ vào các thành tố phụ có tác dụng bổ sung sắc thái ý nghĩa cho từ.
c. Từ láy

Đến nay, vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về vấn đề từ láy, nếu xét
trên quan điểm đồng đại thì tạm thời chấp nhận: Từ láy là những từ gồm nhiều
tiếng, giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa.
Từ láy có những đặc điểm sau:
− Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, biểu
hiện ở một trong các dạng sau:
+ Hoặc giống nhau ở phần phụ âm đầu.
∗ Ví dụ: rung rinh, long lanh, nhẹ nhàng,…
+ Hoặc giống nhau ở phần vần.
∗ Ví dụ: đo đỏ, phơi phới, sừng sững,…

+ Hoặc giống nhau toàn phần.
∗ Ví dụ: bần bật, thăm thẳm, chiền chiện,…
+ Thanh điệu trong từ láy đôi thường tuân theo qui tắc biến thanh:
SVTH: Trần Thị Thùy Linh

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên

Cao

-

/

?

Thấp

\

.

~

− Mối quan hệ về mặt ngữ âm trong từ láy tạo nên sự hòa phối ngữ âm có
tác dụng biểu trưng hóa, tức là tạo ra một thứ ý nghĩa biểu trưng, ý nghĩa ấn

tượng mà người bản ngữ tỏ ra nhạy cảm với nó hơn so với người không phải
thuộc bản ngữ.
Phân loại từ láy:
Kết hợp tiêu chí số lượng tiếng với các bộ phận giống nhau trong từ, có
thể phân chia từ láy thành các loại:
• Từ láy đôi: là từ láy gồm có hai tiếng. Có các dạng cấu tạo láy đôi
như sau:
− Từ láy bộ phận: từ giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu.
+ Giống nhau ở phần phụ âm đầu gọi là láy âm.
∗ Ví dụ: mơn mởn, đung đưa, gần gũi,…
+ Giống nhau ở phần vần gọi là láy vần.
∗ Ví dụ: lác đác, lom khom, lanh chanh,…
− Từ láy hoàn toàn: ngoài những từ láy bộ phận, còn lại là các từ láy hoàn
toàn. Gồm các dạng:
+ Giống cả phần vần, phụ âm đầu, và cả thanh điệu.
∗ Ví dụ: ào ào, xanh xanh, đùng đùng,…
+ Giống phần vần, phụ âm đầu, khác thanh điệu.

∗ Ví dụ: đu đủ, đo đỏ, mằn mặn,…
+ Giống nhau phụ âm đầu và âm chính, khác nhau ở thanh điệu và phụ âm
cuối do sự chi phối của quy luật dị hóa.
∗ Ví dụ: bàng bạc, sành sạch, ngòn ngọt, …
SVTH: Trần Thị Thùy Linh

18


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
− Từ láy ba và từ láy tư: có số lượng không nhiều, chủ yếu dựa trên cơ

chế láy của từ láy đôi.
+ Từ láy ba: dựa trên cơ chế láy hoàn toàn.
∗ Ví dụ: sạch → sạch sành sanh
lơ → lơ tơ mơ
xốp → xốp xồm xộp
+ Từ láy tư: phần lớn dựa trên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ
ghép. So với từ láy ba thì từ láy tư có cấu tạo đa dạng hơn.
∗ Ví dụ: vớ vẩn → vớ va vớ vẩn
bồi hồi → bồi hổi bồi hồi
thơ thần → lơ thơ lẩn thẩn
d.

Từ ngẫu hợp

Ngoài ba trường hợp trên, còn lại là các từ ngẫu hợp. Là trường hợp giữa
các tiếng không có quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa.
∗ Ví dụ: cổ hũ, ba hoa, chợ búa, giấy má,…
1.1.3. Từ trong tiếng Anh
1.1.3.1. Các quan niệm về từ trong tiếng Anh
Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về từ, mỗi người đứng trên một
quan điểm, một cách nhìn nhận, nhưng đều có lập luận riêng cho mình.
− Theo M.B.Emenneau định nghĩa: Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị
học, nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị
bằng những thanh điệu [10;17].
− F. De Saussure đã từng nói: “… từ là một đơn vị luôn ám ảnh tư tưởng
chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù
khái niệm này khó định nghĩa” [14;34].
1.1.3.2. Đặc điểm về cấu trúc từ

SVTH: Trần Thị Thùy Linh


19


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
Từ tiếng Anh được chia làm ba loại từ dựa vào số lượng và chất lượng
hình vị (morpheme) được cấu trúc:
− Từ đơn (simple word): chứa một hình vị tự do tự nghĩa (free
morpheme).
∗ Ví dụ: baby, agree, cake, flower,…
− Từ phức (complex word): chứa một hình vị tự do tự nghĩa và một hoặc
nhiều hình vị phụ thuộc phụ nghĩa (bound morpheme) (tức là các tiếp tố (affix)
như tiền tố (prefix), hậu tố (suffix), trung tố (infix)… nếu dựa vào vị trí của các
hình vị phụ thuộc trong từ). Nếu các hình vị phụ thuộc làm từ gốc phái sinh ra từ
mới có nghĩa mới, thuộc từ loại mới thì các từ loại này được gọi là từ phái sinh
(derived word).
∗ Ví dụ: lockable, helpful, sadden,…
− Từ ghép (compound word): chứa từ hai hoặc nhiều hình vị tự do tự
nghĩa và có thể có một hoặc nhiều hình vị phụ thuộc phụ nghĩa.
∗ Ví dụ: girlfriend, lifetime, grandmother, sunflower,…
1.1.3.3. Đặc điểm về cấu tạo từ
Trong tiếng Anh có 8 phương thức cấu tạo từ mới cơ bản:
− Phương thức tiếp tố (affixation): trong ngôn ngữ học, phương thức tiếp
tố là quá trình của việc thêm một hình vị (hoặc tiếp tố) vào một từ để tạo ra một
từ với hình thức khác hoặc một từ mới với nghĩa khác. Phương thức tiếp tố là
cách phổ biến nhất để tạo ra một từ mới trong tiếng Anh.
∗ Ví dụ: unhappy, educational, achievement…
− Phương thức chuyển loại (conversion): là sự sáng tạo của một từ mới từ
một từ gốc mà không cần bất kỳ một sự thay đổi nào về hình thức.

∗ Ví dụ: mother (danh từ) - mother (động từ)

SVTH: Trần Thị Thùy Linh

20


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ngô Thị Khai Nguyên
− Phương thức ghép (compounding): là sự kết hợp giữa hai từ hoặc nhiều
từ tạo thành một từ mới có nghĩa tương đương hoặc khác nghĩa so với từ ban
đầu đứng độc lập.
∗ Ví dụ: easy - going, ice - cream, mother - in law, mind - improving,…
− Phương thức rút gọn phần đuôi từ (back - formation): là quá trình rút ngắn
từ từ dài hơn nhưng không làm thay đổi một phần của lời nói hoặc ý nghĩa của từ.
∗ Ví dụ: động từ televise - danh từ television
− Phương thức rút gọn (abbreviation): là cách rút ngắn từ hoặc cụm từ
bằng cách bỏ sót từ, thay thế hình thức ngắn hơn, do đó các hình thức rút gọn có
thể đại diện cho toàn bộ từ hoặc cụm từ
∗ Ví dụ: “fancy” rút gọn từ từ “fantasy”, flu (influenza), fridger
(refrigerator)
− Phương thức viết tắt (acronymy): là cách tạo ra một từ từ các chữ cái
đầu tiên hoặc nhóm chữ từ trong một cụm từ hoặc một loạt các lời nói và phát
âm như một từ riêng biệt.
∗ Ví dụ: WHO viết tắt từ World Health Organization
− Phương thức láy (reduplication) (hiếm sử dụng trong tiếng Anh): là quá
trình hình thái học và âm vị học hình thành một từ ghép bằng cách lặp lại tất cả
hoặc một phần của nó được gọi là sự nhắc lại. Các yếu tố lặp đi lặp lại được gọi
là một từ láy âm.
∗ Ví dụ: talkie - walkie, quack - quack, clip - clop,…


SVTH: Trần Thị Thùy Linh

21


×