Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận phân tích HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY TNHH MTV thủy vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.87 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THĂNG
LONG
----- o0o -----

BÁO CÁO
THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:

CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN THỦY VÂN

Giáo viên hướng dẫn

:

Nguyễn ThịLan Anh Sinh viên


:
Nguyễn Thị Lan Anh
Mã SV

: A17048

Chuyên ngành
Ngân Hàng


: Tài Chính

HÀ NỘI – 2014


MỤC LỤC
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIểN VÀ CƠ CấU Tổ CHứC
CủA CÔNG TY TNHH MộT THÀNH VIÊN THủY VÂN....................................... 1
Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.................................................................. 1
Vài nét về công ty.............................................................................................................. 1
Quá trình hình thành và phát triển.................................................................................. 1
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Thủy Vân........................................................... 2
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.............................................................................. 2
Giám đốc

2

Phòng Kinh Doanh........................................................................................................... 2
Phòng Kế Toán.................................................................................................................. 2
Phòng Tổ Chức Tổng Hợp............................................................................................... 3
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV THủY VÂN......................................................................... 4
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH một thành viên
Thủy Vân......................................................................................................... 4
Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH một thành viên
Thủy Vân......................................................................................................... 5
Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất chung của công ty................................................... 5
Mô tả quy trình bán hàng hóa tại bộ phận Kinh Doanh................................................. 6
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Thủy
Vân năm 2012 và 2013............................................................................................. 8

Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2012 và 2013 của công ty TNHH
MTV Thủy Vân..................................................................................................... 8
Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2013 và 2012 của công ty TNHH MTV Thủy
Vân 11
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH MTV Thủy
Vân 15
Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn.............................................................. 15
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán......................................................................... 16
Chỉ tiê đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản..................................................................... 17
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời............................................................................... 18


Tình tình lao động tại công ty TNHH MTV Thủy Vân.................................................... 18
Cơ cấu lao động và thu nhập.......................................................................................... 18
Công tác đào tạo và chính sách phúc lợi........................................................................ 19
Định hướng phát triển nhân sự...................................................................................... 20
PHẦN 3.

NHậN XÉT VÀ KếT LUậN................................................................... 21

Môi trường kinh doanh....................................................................................................... 21
Thuận lợi

21

Khó khăn

22

Những ưu điểm, tồn tại của công ty TNHH MTV Thủy Vân........................................... 23

Ưu điểm

23

Tồn tại

24

Biện pháp khắc phục khó khăn.......................................................................................... 25
Định hướng phát triển của công ty TNHH MTV Thủy Vân............................................ 26


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CSH

Chủ sở hữu

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

VND

Việt Nam đồng

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Thủy Vân.................................. 2
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh công ty TNHH MTV Thủy Vân.........5
Sơ đồ 2.2. Quy trình bán hàng hóa.............................................................................. 6
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013....................................................... 8
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/2013)................................................... 11
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty.................................................... 15
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty.................................16
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản.............................................. 17
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.......................................................... 18
Bảng 2.7. Trình độ lao động....................................................................................... 19
Bảng 2.8. Thu nhập bình quân.................................................................................. 19


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới những năm gần đây đã trải qua những “sóng gió” không nhỏ
và Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng do suy yếu kinh tế toàn cầu. Hiện nay, Việt
Nam trên đà khôi phục nền kinh tế và một trong những lực lượng quan trọng nhằm
góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế đó là doanh nghiệp.Với những chính sách và hỗ

trợ của nhà nước, các doanh nghiệp đang dần dần thoát khỏi những khó khăn, vượt qua
thách thức từng bước củng cố lại vị trí của mình, đóng một vai trò ngày càng to lớn
trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ về sự phục hồi và công cuộc phát triển kinh doanh của các doanh
nghiệp, bằng những kiến thức đã học trong nhà trường, em đã tham gia thực tập tại
công ty TNHH MTV Thủy Vân. Trong khoảng thời gian thực tập ở công ty em đã học
hỏi được rất nhiều điều bổ ích phục vụ rất tốt cho quá trình làm việc sau này khi ra
trường. Trên cơ sở đó em đã tổng hợp và viết nên bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Báo cáo của em bao gồm 3 phần chính:
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨCCỦA CÔNG TY TNHH MTV THỦY VÂN
PHẦN 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV THỦY VÂN
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN


PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIểN VÀ CƠ CấU Tổ CHứC
CủA CÔNG TY TNHH MộT THÀNH VIÊN THủY VÂN
Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Vài nét về công ty.
− Tên đơn vị: CÔNG TY TRÁCH NHIÊM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
THỦY VÂN.
− Loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
− Đăng kí kinh doanh số: 5300369051, đăng kí lần đầu ngày 26 tháng 3 năm
2010, đăng kí thay đổi lần một ngày 27 tháng 7 năm 2010.
− Trụ sở: Tầng 2 số nhà 008 đường Hoàng Liên, phường Cốc Lếu, thành phố
Lào Cai, Tỉnh Lào Cai.
− Điện thoại: +0203.820451
− Vốn điều lệ: 1.500.000.000 (Một tỷ, năm trăm triệu Việt Nam đồng)
Quá trình hình thành và phát triển.

Những ngày đầu tạo dựng:
− Năm 1992 hình thành Cơ Sở Gương-Kính Thủy Vân.
− Năm 1995 đổi tên thành Của Hàng Nhôm-Kính Thủy Vân.
− Vào ngày 26 tháng 3 năm 2010 do nhu cầu phát triển của xã hội, tác động của
nền kinh tế thị trường cụ thể là nhu cầu về thị trường xây dựng trên địa bàn
tỉnh Lào Cai cùng với tầm nhìn và khảo nghiệm đã đưa họ đến quyết định đầu
tư một số máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành Nhôm-Kính-Sắt-Inox.
Công ty TNHH MTV Thủy Vân đã được hình thành và phát triển từ đó đến
nay phục vụ xây dựng và sản xuất sản phẩm dân dụng phân phối tại Lào Cai.
Sau khi thành lập, công ty còn đứng trước nhiều khó khăn như cơ sở vật chất yếu
kém, nguồn vốn còn hạn hẹp,….Tuy nhiên, công ty không ngừng cố gắng, củng cố bộ
máy tổ chức, cải tiến kĩ thuật và thiết lập bộ máy hoạt động hiệu quảnâng cao trình độ
tay nghề để phù hợp với thị trường cũng như với sự tồn tại và phát triển của công ty.
Với phương châm “cùng sáng tạo và chi sẻ thịnh vượng” công ty không ngừng
đổi mới trong sản xuất và mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh vì mục tiêu phát
triển.Đến nay, trong ngành nhôm, kính, sắt tại Lào Cai, công ty TNHH MTV Thủy
Vân đã trở thành thương hiệu uy tín từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất, cung ứng sản
phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Bên cạnh đó, công ty không chỉ là nhà cung cấp có
năng lực mà còn là đối tác tin cậy của nhiều nhà sản xuất và cung cấp tại Việt Nam.


Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Thủy Vân
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Thủy Vân

GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KINH DOANH

PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÒNG
TỔ CHỨC
TỔNG HỢP

(Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Giám đốc
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của công ty điều hành bộ máy hoạt động
của cả công ty và chịu trách nhiệm toàn diện về công ty trước pháp luật và trước tập
thể các cán bộ nhân viên trong công ty. Giám đốc có nhiệm vụ quyết định các vấn đề
liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh và phương án đầu tư của công ty, quan hệ đối ngoại. Giám đốc trực tiếp phụ
trách các phòng kế toán và tổ chức tổng hợp.
Phòng Kinh Doanh
Phòng kinh doanh thực hiện việc tìm kiếm hợp đồng và thực hiện các giao dịch
với khách hàng, xây dựng các chính sách hỗ trợ, xúc tiến thị trường, triển khai công
tác chăm sóc, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và liên hệ với các nhà sản xuất và nhà
cung cấp về các sản phẩm kinh doanh, quản lý kho hàng, phân phối sản phẩm.
Phòng Kế Toán
Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định của pháp
luật, bao gồm các công việc như sau:
− Tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.
− Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của công ty.
− Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch
đầu tư.


− Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, người lao động theo luật

định.
− Lưu trữ, bảo quản các chứng từ, hóa đơn, sổ sách kế toán.
− Theo dõi, phân tích, phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công
ty nhằm cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác hỗ trợ giám đốc trong công
tác điều hành và hoạch định kế hoạch kinh doanh và đầu tư.
Phòng Tổ Chức Tổng Hợp
Phòng tổ chức tổng hợp thực hiện các công việc như sau:
− Tuyển dụng nhân viên, xây dựng kế hoạch lao động, cơ chế tiền lương, đưa ra
các chính sách thi đua, khen thưởng, kỷ luật, các chính sách về phúc lợi, ưu
đãi cho nhân viên dưới sự chỉ đạo của giám đốc và theo đúng pháp luật. Đồng
thời tham mưu cho giám đốc về các vấn đề nêu trên.
− Thực hiện các công tác quản lý văn thư, lưu trữ, bảo mật các giấy tờ, quản lý
tài sản, trang thiết bị làm việc thuộc văn phòng. Tiếp nhận, phân loại, quản lý
các giấy tờ, văn bản, thư điện tử, tham mưu cho ban lãnh đạo xử lý nhanh
chóng và kịp thời.
− Tổ chức và phục vụ các buổi họp, tiếp khách của lãnh đạo.
− Tổ chức quản lý đảm bảo trật tự an ninh, an toàn cháy nổ, bảo vệ tài sản của
công ty không để xảy ra sự cố mất mát.
Nhận xét:
Công ty có đầy đủ phòng ban cần thiết để thực hiện hoạt động kinh doanh. Mô
hình cơ cấu tổ chức của công ty đơn giản, phân các phòng ban theo từng nhiệm vụ
chức năng cụ thể, dễ dàng cho việc nhân viên hiểu rõ công việc của mình trong từng
phòng ban. Công ty mạnh ở phòng kinh doanh. Do đây là phòng ban chủ chốt trong
công ty, thực hiện các công việc chính trong hoạt động kinh doanh của công ty. Hai
phòng ban này có số lượng nhân viên lớn, được tuyển dụng và đào tạo khắt khe. Tuy
nhiên phòng tổ chức tổng hợp thì chưa được phát huy một cách hiệu quả. Số lượng
nhân viên của các phòng ban này ít, hoạt động chưa được chuyên nghiệp và hiệu quả
cao. Công ty nên chú trọng phát triển phòng ban này, vì nó có mối quan hệ bổ trợ giúp
cho các phòng ban khác phát triển. Nếu được phát huy một cách hiệu quả và triệt để
thì các phòng ban này sẽ góp phần đem lại thành công và sự phát triển lớn cho công ty.



PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV THủY VÂN
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Thủy
Vân
Công ty TNHH MTV Thủy Vân là một doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang
được phép hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực sau:
− Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: Nhôm, kính, sắt, thép, inox, tôn, kẽm,
gỗ tráng phóc, gỗ dán, thạch cao, vật liệu quảng cáo và các vật tư thiết bị phụ
kiện thay thế, lắp đặt.
− Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành nước, ống nước các loại,
thiết bị dân dụng nước.
− Kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng kim khí kĩ thuật phục vụ dân dụng và công
nghiệp, bản lề cửa, bản lề sàn, tay nắm cửa, khóa cửa các loại.
− Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; Dịch vụ ủy thác xuất nhập
khẩu hàng hóa; Đại lý mua, bán, kí gửi hàng hóa.
− Gia công cơ khí; Lắp đặt, sửa chữa các sản phẩm cơ khí; Sản xuất, kinh doanh,
xuất nhập khẩu các sản phẩm từ nhôm, kính, sắt, thép, inox, tôn, kẽm, gỗ tráng
phóc, gỗ dán, thạch cao.
− Kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách bằng đường bộ, bằng xe ô tô,
theo hợp đồng, theo tuyến cố định; Dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành
khách.
− Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống; Kinh doanh du lịch lữ
hành nội địa, lữ hành Quốc tế.
Tuy nhiên công ty hiện nay đang tập trung chủ yếu vào:
− Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: Nhôm, kính, sắt, thép, inox, tôn, kẽm,
gỗ tráng phóc, gỗ dán, thạch cao, vật liệu quảng cáo và các vật tư thiết bị phụ
kiện thay thế, lắp đặt.
− Kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng kim khí kĩ thuật phục vụ dân dụng và công

nghiệp, bản lề cửa, bản lề sàn, tay nắm cửa, khóa cửa các loại.
− Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; Dịch vụ ủy thác xuất nhập
khẩu hàng hóa; Đại lý mua, bán, kí gửi hàng hóa và dịch vụ vận tải hàng hóa.
− Gia công cơ khí; Lắp đặt, sửa chữa các sản phẩm cơ khí; Sản xuất, kinh
doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm từ nhôm, kính, sắt, thép, inox, tôn, kẽm,
gỗ tráng phóc, gỗ dán, thạch cao.


Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH một thành viên Thủy
Vân
Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất chung của công ty
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh công ty TNHH MTV Thủy Vân
Nhập hàng
hóa

Kiểm tra
hàng hóa

Nhập kho
Gia công
sản xuất

Giao hàng
đại lý

Bán hàng
cho khách
hàng
(Nguồn: Phòng kinh doanh)


Bước 1: Nhập hàng
hóa
Công ty TNHH MTV Thủy Vân trực tiếp mua hàng từ các doanh nghiệp cũng
như các công ty khác hoạt động trong nước,hoặc nhập khẩu từ nước ngoài sau khi đã
tiến hành tìm hiểu về các nhà cung cấp, quyết định chọn nhà cung cấp nào, đặt mặt
hàng nào, giá cả và chất lượng thế nào, số lượng bao nhiêu. Khi hoàn thành các thủ tục
cần thiết, hai bên thống nhất chuyển giao hàng hóa, công ty tiến hành nhập hàng. Công
đoạn này đòi hỏi phải tuẩn thủ thời gian và cẩn trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sản
phẩm.
Nhân viên kho hàng kết hợp với nhân viên phòng kinh doanh sẽ làm nhiệm vụ
nhập hàng hóa này. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ tìm kiếm nhà cung cấp hợp lý để
giảm chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đúng xuất xứ.
Bước 2: Kiểm tra hàng hóa
Sau khi nhập hàng hóa, phòng kinh doanh cử nhân viên tiến hành kiểm tra để
kiểm soát về số lượng theo đơn hàng đã đặt, chất lượng cóđúng theo yêu cầu đã quy
định, kiểm kê về sản phẩm hỏng hóc, có sai sótkĩ thuật hay sản phẩm lỗi về mẫu mã,
thiếu nhãn mác của nhà sản xuất... Nếu không đạt yêu cầu, những sản phẩm không đạt
chất lượng, sẽ trả lại nhà sản xuất nếu cần.
Bước 3: Nhập kho
Kết thúc khâu kiểm tra hàng hóa,nhân viên kho hàng sẽ tiến hành thủ tục nhập
kho. Quá trình nhập kho được kiểm soát cẩn trọng nhập đầy đủ số lượng, trách thất
thoát và loại bỏ các hàng hóa không đủ chất lượng. Kho hàng cần phải đảm bảo an


toàn, khô thoáng, đảm bảo tiêu chuẩn lưu trữ hàng hóa hạn chế tác động từ môi trường
ngoài.


Bước 4: Giao cho đại lý
Sau khi nhập kho, vật liệu sẽ được công ty gia công theo yêu cầu của khách

hàng hoặcphân phối trực tiếp chủ yếu đến các cửa hàng, đại lý là đối tác của công ty
quanh địa bàn thành phố Lào Cainhằm cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng một
cách rộng rãi.
Bước 5: Gia công, sản xuất
Hàng hóa sau khi nhập về kho sẽ được công ty trực tiếp đem đi tiêu thụ hoặc tiến
hành gia công , sản xuất tạo ra các sản phẩm dân dụng phù hợp với nhu cầu tiêu thụ
của khách hàng. Công ty sẽ nhận gia công theo yêu cầu khách hàng hoặc sản xuất sản
phẩm đồng bộ dựa theo thị hiếu trên thị trường.
Bước 6: Bán hàng cho khách hàng
Phòng kinh doanh đảm nhiệm khâu bán hàng cho khách hàng này.Công ty duy
trì mức giá ổn định nhằm tạo được niềm tin cho khách hàng, có những dịch vụ chăm
sóc khách hàng chu đáo như vận chuyển, khuyến mại,... Với những khách hàng đặt
đơn hàng với số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu hoặc công ty sẽ chịu chi phí vận
chuyển cho đơn hàng đó và có chế độ bảo hành lâu hơn.
Nhận xét đánh giá
Từ quy trình hoạt động sản xuất trên có thể thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa các
khâu,nhân viên và các phòng ban của công ty TNHH Thủy Vântạo nên sự phối hợp
nhuần nhuyễn giữa các phòng ban, đạt hiệu quả về năng suất, thúc đẩy sự phát triển
phân phối hàng hóa của công ty trên thị trường
Kết quả đạt được là sự gắn kết và phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban
đem lại lợi nhuận hàng năm cho công ty không ngừng tăng lên.
Mô tả quy trình bán hàng hóa tại bộ phận Kinh Doanh
Sơ đồ 2.2.Quy trình bán hàng hóa
Tìm kiếm
khách hàng

Kí hợp đồng
với khách
hàng


Chuyển giao
sản phẩm

Thanh toán

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng
Bao gồm các công đoạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu và làm rõ về
các sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty cho khách hàng hiểu và nắm rõ, thuyết
phục khách hàng đi đến quyết định ký hợp đồng với công ty. Công ty tiến hành tìm
kiếm khách hàng dựa trên các nghiên cứu về nhu cầu thị trường và khách hàng mục
tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Thị trường khách hàng mà công ty hướng đến


chủ yếu là các công ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực xây dựng, và cơ
khí thương mại. Nhân viên của công ty có thể tìm kiếm khách hàng thông qua tìm hiểu
về các chương trình mời thầu, các dự án xây dựng, quy hoạch hoặc thông qua các
chiến dịch quảng cáo, PR cho công ty như dán tờ rơi, tham gia giới thiệu sản phẩm tại
các chương trình, hội chợ…nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm kinh doanh của
mình. Sau đó nhân viên dự án sẽ nghiên cứu nhu cầu khách hàng đưa ra chỉ tiêu đảm
bảo đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng thuyết phục họđến với sản
phẩm, dịch vụ của công ty.
Bước 2: Ký hợp đồng với khách hàng
Sau khi tìm kiếm và thuyết phục được khách hàng thì công ty sẽ tiến hành trao
đổi và thỏa thuận với khàng hàng về các điều khoản nhất định như: giá cả, chiết khấu,
phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, thời gian giao hàng,… Kết thúc quá
trình thỏa thuận và đưa đến thống nhất giữa hai bên thì công ty sẽ tiến hành soạn thảo
hợp đồng, gửi cho khàng hàng xem xét lại và gặp mặt để ký kết hợp đồng.Đối với sản
phẩm gia công theo yêu cầu, sau khi hợp đồng được ký, bên mua phải đặt cọc 30% giá

trị lô hàng số tiền này sẽ được trừ vào lần giao hàng cuối cùng.
Bước 3: Chuyển giao sản phẩm
Sau khi ký kết hợp đồng công ty sẽ tiến hành chuyển giao sản phẩm cho khách
hàng. Nếu hàng hóa là các sản phẩm gia công theo yêu cầu thì công ty sẽ có thêm khâu
kiểm tra sản phẩm gia công để khớp với yêu cầu trước khi xuất hàng cho khách. Việc
đặt mua hàng thường diễn ra trước khi ký kết hợp đồng dựa trên số liệu hàng hóa trong
kho. Trong trường hợp thiếu hàng, công ty sẽđặt mua để bổ sung.
Bước 4:Thanh toán
Công ty thường dùng 2 cách sau để cho khách hàng thanh toán:
− Công ty có thể cho khách hàng trả chậm trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng tùy
theo giá trị hợp đồng và trong thời gian đó thì khách hàng phải trả lãi cho số
tiền nợ với mức lãi 2 bên thỏa thuận.
− Thanh toán ngay theo từng lần nhận hàng.
Nhận xét: Quy trình bán hàng của công ty đơn giản nhưng vẫn đảm bảo. Đối với
công ty nhỏ như công ty TNHH MTV Thủy Vân thì quy trình đơn giản sẽ giúp công
tydễ dàng kiểm soát hơn và duy trìđược mối liên quan mật thiết giữa các quy trình với
nhau. Hàng hóa được luân chuyển nhanh, chất lượng hàng hóa được kiểm tra và đảm
bảo theo yêu cầu hai bên, thông tin từ hai phía có thể phản hồi cho nhau một cách dễ
dàng chính xác nhất.


Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Thủy
Vân năm 2012 và 2013
Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2012 và 2013 của công ty TNHH
MTV Thủy Vân
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm 2013


Năm 2012

(A)

(1)

(2)

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Giảm trừ doanh thu

4.614.767.498 3.177.892.864

Tuyệt đối

Tương
đối(%)

(3)=(1)-(2)

(4)=(3)/(2)

1.436.874.634

45,21

0


0

0

Doanh thu thuần

4,614,767.498 3.177.892.864

1.436.874.634

45,21

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động
tài chính
Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí
lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác

Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp

4.329.537.707 3.064.353.387

1.265.184.320

41,29

0

285.229.791

113.539.477

171.690.314

151,22

1.765.506

2.403.309

(637.803)


(26,54)

0

0

0

0

0

0

0

0

97.250.438

0

97.250.438

0

168.817.977

152.237.881


16.580.096

10,89

20.926.882

(36.295.095)

57.221.977

(157,66)

0
0
0

0
0
0

0
0
0

0
0
0

20.926.882


(36.295.095)

57.221.977

(157,66)

5.231.721

0

5.231.721

0

15.695.161

(36.295.095)

51.990.256

(143,24)

(Nguồn: Phòng Kế Toán)


Nhận xét:
Về doanh thu:
− Từ các số liệu của bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH MTV Thủy Vân năm 2012 và năm 2013 ta có thể thấy được tình hình
biến động của thị trường kinh tế Việt Nam hiện nay nói chung và thị trường

Lào Cai nói riêng đã có nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành bộ máy
kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2013 tình hình kinh doanh của
công ty đã ổn định hơn và đang dần đi vào quỹ đạo. Cụ thể, doanh thu bán
hàng năm 2013 so 2012 đã tăng lên 45,21% tương ứng chênh lệch
1.436.874.634 đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do doanh thu từ việc
tăng doanh số bán hàng hóa cũng như gia công tạo ra thành phẩmtiêu thụ trên
thị trường. Bên cạnh đó, chính sách hợp lý của lãnh đạo đã giảm thiểu được
những khó khăn đã tồn tại ở năm 2012 là nguồn cung cấp gặp nhiều khó khăn
và mức độ tiêu thụ gặp giảm..
− Doanh thu thuần: Do năm 2012 và năm 2013 không có khoản giảm trừ doanh
thu nên doanh thu thuần giảmlà 1.436.874.634 đồng bằng đúng với doanh thu
của công ty ứng với tỉ lệ 45,21%. Đây cũng là một tỉ lệ không nhỏ, điều này
cho thấy những công ty đã áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu quả, làm tăng
doanh thu bán hàng.
− Doanh thu hoạt động tài chính:Năm 2013 giảm26,54% so với năm 2012 tương
ứng với 637.803đồng. Nguyên nhân làm cho doanh thu tài chính giảmnhư vậy
là do năm 2013 khả năng thanh toán sớm cho nhà cung cấp giảm nên các
khoản hưởng chiết khấu thanh toán sớm giảm so với năm 2012.
Về chi phí:
− Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng so với năm 2012 là
1.265.184.320 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 41,29 %. Giai đoạn năm 20122013 là một gia đoạn khó khăn của công ty, công ty đang phải đối mặt với thời
kì kinh tế khó khăn, nguồn cung khan hiếm do các nhà cung cấp gặp khó khăn
trong vấn đề về nguồn vốn, làm giá nguyên liệu đầu vào tăng. Đây là nguyên
nhân chính làm giá vốn hàng bán năm 2013 tăng mạnh. Chi phí giá vốn còn ở
mức cao chính vì vậy mà công ty cần chú trọng quản lý giá cả đầu vào và tìm
thêm các nhà cung cấp mới để đảm bảo nguồn hàng với mức chi phí tối thiểu.
− Chi phí bán hàng: Năm 2013, công ty có chi phí bán hàng tăng lên là
97.250.438 đồng so với năm 2012. Sự tăng lên này là do công ty phải chi trả



chi phí cho vật liệu, bao bì bảo quản sản phẩm, hàng hóa ngoài ra còn có chi
phí cho nhân viên bán hàng công tác phí như xăng xe, thuê phòng nghỉ . . .
− Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013tăng so
với năm 2012là16.580.096 đồngtương ứng với tỉ lệ là 10,89%.Nguyên nhân là
do công ty có sự tổ chức lại và cải thiện, mở rộng về cơ cấu tổ chức bộ máy,
phòng ban của công ty và chính sách quản lý nên làm tăng chi phí quản lý. Do
không có tài sản thanh lý nên công ty không mất chi phí thanh lí.
Về lợi nhuận:
− Lợi nhuận gộp:Năm 2013 tăng151,22% so với năm 2012 tương ứng với mức
tăng 171.690.314đồng. Nguyên nhân là do chênh lệch giữa doanh thu thuần và
giá vốn năm 2013 cao hơn so với năm 2012. Do đó mới có mức tăng của lợi
nhuận gộp. Đây là một điều rất tốt đối với công ty.
− Lợi nhuận thuần:Năm 2013 tăng đồng so với năm 2012 tương ứng với tỉ lệ
tăng 157,66%. Chi phí năm 2013 tăng lên không đáng kể so với phần lợi
nhuận gộp của công ty thu được vì vậy mà lợi nhuận thuần tăng.
− Lợi nhuận trước thuế:Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 157,66% tương ứng
chênh lệch 57.221.977đồng. Nguyên nhân tăng cao như vậy là do công ty đã
vượt qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu phát triển, kinh doanh có lợi nhuận.
Bên cạnh đó do lợi nhuận thuần của công ty tăng và một phần là do năm 2012
lợi nhuận trước thuế bị âm.
− Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2013 của công ty tăng so với năm
2012 là 51.990.256đồng ứng với tỉ lệ 143,24 %.Nguyên nhân chính là do sự
gia tăng về doanh thu năm 2013 tăng 1.436.874.634đồng tương ứng 45,21%
so với năm 2012. Bên cạnh đó là chính sách tận dụng tốt nguồn tiền của công
ty của các cấp lãnh đạo khiến công ty hoạt động ngày càng tốt hơn.
Tóm lại:
Qua quá trình phân tích trên, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty trong năm 2013 đang có bước phát triển tốt và ổn định hơn năm 2012. Công ty
cũng đang mở rộng lĩnh vực hoạt động, để tăng tính cạnh tranh với các công ty khác
trong khu vực từ, trên thị trường Việt Nam. Để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn

trong những năm tới thì công ty cần phải có những chính sách phù hợp để tối thiểu
hóa chi phí giá vốn, chi phí hoạt động để cho doanh thu của công ty tăng cao.


Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2013 và 2012 của công ty TNHH MTV Thủy
Vân
CHỈ TIÊU

Số năm nay

Số năm trước

Chênh lệch
Tuyệt đối
(3)=(1)-(2)

Tương đối
(4)=(3)/(2)

(A)
TÀI SẢN
A)TÀI SẢN NGẮN
HẠN
I.Tiền và các khoản
tương đương tiền

(1)

(2)


2.559.348.031

2.458.200.619

101.147.412

4,11

1.423.939.352

634.161.273

789.778.079

124,54

1.Tiền

1.423.939.352

634.161.273

789.778.079

124,54

0

0


0

0

0

0

0

0

209.233.280

815.843.807 (606.610.527)

(74,35)

1.Phải thu khách hàng

204.784.202

446.028.831 (241.244.629)

(54,09)

2.Trả trước cho người
bán

4.449.078


369.814.976 (365.365.898)

(98,80)

2.Các khoản tương
đương tiền
II.Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
III.Các khoản phải
thu ngắn hạn

IV.Hàng tồn kho

870.123.983

844.623.076

25.500.907

3,02

1.Hàng tồn kho

870.123.983

844.623.076

25.500.907


3,02

0

0

0

0

56.051.416

163.572.463 (107.521.047)

(65,73)

0

125.507.000 (125.507.000)

(100,00)

2.Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho (*)
V.Tài sản ngắn hạn
khác
1.Chi phí trả trước
ngắn hạn
2.Thuế GTGT được
khấu trừ

B)TÀI SẢN DÀI
HẠN

56,051.416

38.065.463

17.985.953

47,25

(489.394)

(3.380.303)

2.890,909

(85,52)

I.Tài sản cố định

7.181.818

3.590.909

3.590.909

100,00

1.Tài sản cố định hữu

hình

7.181.818

3.590.909

3.590.909

100,00

10.772.727

10.772.727

0

0

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn luỹ
3.590.909
(3.590.909)
(7.181.818)
kế (*)
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/2013)

(50,00)



II.Tài sản dài hạn
khác
1.Chi phí trả trước dài
hạn

(7.671.212)

(6.971.212)

(700.000)

10,04

(7.671.212)

(6.971.212)

(700.000)

10,04

2.558.858.637

2.454.820.316

104.038.321

4,24

A)NỢ PHẢI TRẢ


1.294.388.029

1.226.831.683

67.556.346

5,51

I.Nợ ngắn hạn

1.294.388.029

1.226.831.683

67.556.346

5,51

0

0

0

0

1.226.606.279

1.169.041.302


57.564.977

4,92

67.781.750

57.782.750

9.999.000

17,30

0

0

0

0

0

7.631

(7.631)

(100,00)

0


0

0

0

B)VỐN CHỦ SỞ
HỮU (400=410+430)

1.264.470.608

1.227.988.633

36.481.975

2,97

I.Vốn chủ sở hữu

1.264.470.608

1.227.988.633

36.481.975

2,97

1.300.000.000


1.300.000.000

0

0

0

0

0

0

(35.529.392)

(72.011.367)

36.481.975

(50,66)

0

0

0

0


2.558.858.637

2.454.820.316

104.038.321

4,24

TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN

1.Vay và nợ ngắn hạn
2.Phải trả người bán
3.Người mua trả tiền
trước
4.Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
5.Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn
khác
II.Nợ dài hạn

1.Vốn đầu tư của chủ
sở hữu
2.Vốn khác của chủ sở
hữu
3.Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
II.Nguồn kinh phí và
quỹ khác

TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN

(Nguồn: Phòng Kế Toán)


Nhận xét:
Tổng tài sản: Nhìnchung thì tổng tài sản của công ty năm 2013 tăng
104.038.321đồng, tương ứng là tăng 4,24%. Cụ thể qua bảng trên ta thấy :
Về tài sản ngắn hạn:Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2013 vẫn tăng so với
năm 2012 là 101.147.412đồng, tương ứng với tỉ lệ4,11%. Nguyên nhân chủ yếu là
do:
− Về tiền mặt và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền mặt của công ty năm
2013 là 1.423.939.352 đồng, tăng 789.778.079 đồng tương đương với
124,54% so với năm 2012. Có thể thấy mức tăng tương đối mạnh, nguyên
nhân là do công ty muốn tăng khả năng thanh toán với những khoản tức thời
cho nhà cung cấp, từ đó dễ dàng tạo uy tín với nhà cung cấp và khách hàng.
Tuy nhiên, việc tăng lượng tiền mặt sẽ làm phát sinh chi phí trong việc dự trữ
tiền, gây ứ đọng vốn. Chính vì vậy, công ty nên cân nhắc việc dự trữ tiền mặt
của mình để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa giảm thiểu tối đa chi phí.
− Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2013, khoản phải thu khách hàng giảm
đáng kể là 241.244.629 đồng tương ứng với 54,09%. Về khoản trả trước cho
người bán đã giảm xuống nhiều là 365.365.898 đồng tương ứng với
98,80%.Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế năm 2012, thị trường
biến động mạnh, tình hình sản xuất suy giảm và đồng tiền Việt Nam bị trượt
giá nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến nền
kinh tếViệt Nam năm 2013 nói chung và ảnh hưởng đến công ty nói riêng, ảnh
hưởng tới niềm tin của thị trường, của khách hàng và của các nhà đầu tư.Vì
vậy, công ty quyết định áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng và cũng vì công
ty đang có một khoản phải trảtương đối lớn. Công ty cần phải giải quyết sớm

vấn đề này bằng cách đưa ra những chính sách phù hợp, nếu không sẽ làm mất
uy tín của công ty, ảnh hưởng đến kinh doanh.
− Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty tăng 3,02% tương đương tăng
25.500.907 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là bởi lĩnh vực kinh doanh
của công ty chủ yếu là các thiết bị vật tư phục vụ cho sản xuất, xây dựng luôn
phải dự trữ với số lượng lớnhơn nữa trong vài năm gần đây tình hình kinh tế,
nhà đất, xây dựng còn chậm phát triển khiến lượng hàng tồn kho trong công ty
còn tồn tại nhiều.
− Tài sản ngắn hạn khác:Tài sản ngắn hạn khác năm 2013 đã giảm 107.521.047
đồng tương ứng với 65,73%. Sở dĩ như vậy là do năm nay không có chi phí trả
trước ngắn hạn. Khoản thuế GTGTđược khấu trừ tăng lên là 17,985,953 đồng
tăng, nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho còn nhiều.


Về tài sản dài hạn:
Năm 2013 tăng 2.890.909đồng tương đương 85,52% so với năm 2012, nguyên
nhân là do công ty gia tăng tài sản cố định hữu hình là 3.590.909 đồng để đầu tư
cho cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, gia công vật liệu, hàng hóa.
Tổng NguồnVốn: Tổng Nguồn Vốn của công ty năm 2013 tăng
104.038.321đồng so với năm 2012, tương ứng là tăng 4,24%. Cụ thể:
Về nợ phải trả:
− Các khoản nợ của công ty trong năm 2013 tăng so với năm 2012.
− Phải trả người bán: Năm 2013 khoản phải trả người bán tăng 4,92% tương
đương với 57.564.977 đồng so với năm 2012. Khoản này tăng là do hàng hóa
nhập khẩu về còn nợ người bán vìcông ty đã xậy dựng được mối quan hệ tốt
với đối tác. Sự tăng lên của khoản phải trả người bán đồng nghĩa doanh nghiệp
chiếm dụng được vốn hay gián tiếp sử dụng vốn của người bán mà không phải
chi trả lãi. Tuy nhiên khoản phải trả này nếu không thanh toán đúng thời hạn
sẽ làm mất uy tín với nhà cung cấp.
− Người mua trả tiền trước: Năm 2013 tăng9.999.000đồng, ứng với tỉ lệ 17,30%

so với năm 2012. Số tiền do người mua trả trước tăng không nhiều nhưngvì
công ty đang thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng đối với những khách hàng
nợ khó đòi để giảm thiểu những khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của công
ty ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của công ty.
− Nợ dài hạn: Vay dài hạn của công ty trong cả 2 năm đều bằng không vì khả
năng quay vòng vốn của công ty nhanh nên vốn vay dài hạn là không cần thiết
do chi phí vay vốn dài hạn rất cao.
Về Vốn CSH:
− Trong năm 2013, vốn CSH vẫn tăng 36.481.975 đồng, ứng với tăng 2,97% so
với năm 2012. Nguyên nhân là do sự gia tăng chủ yếu của nguồn lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối, cụ thể là năm 2013 tăng 36.481.975 đồng, tương ứng
là tăng 2,97% so với năm 2012.
− Nguồn vốn CSH tăng cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty
đã tăng lên, công ty không phụ thuộc nhiều vào các khoản vay.
Tóm lại:
Thông qua số liệu của bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn
vốn năm 2013 có tăng lên so với năm 2012. Qua các phân tích ở trên có thể thấy sự
gia tăng đó là năm 2013 công ty có chính sách mở rộng hoạt động đầu tư thêm máy


móc gia công các loại vật liệu xây như: tôn, sắt . . . đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa
bàn khu vực Lào Cai và các khu vực lân cận.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH MTV Thủy Vân
Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính : %
Chỉ tiêu

Công thức tính


1.Tỷ trọng tài
sản ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn

2. Tỷ trọng Tài
Sản dài hạn.

Tổng tài sản dài hạn

3.Tỷ trọng Nợ
4.Tỷ trọng vốn
CSH

Tổng tài sản

Tổng tài sản
Tổng nợ
Tổng nguồn vốn
Tổng vốn CSH
Tổng nguồn vốn

Năm 2013

Năm 2012 Chênh lệch

100,02

100,14


(0,12)

(0,02)

(0,14)

0,12

50,58

49,98

0,6

49,42

50,02

(0,6)

Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn ta thấy:
Tài sản ngắn hạn năm 2012 chiếm 100,14% tổng tài sản, tài sản dài hạn là âm
0,14%. Năm 2013 tài sản ngắn hạn chiếm 100,02% trong tổng tài sản, còn tài sản dài
hạn là âm 0,02% trong tổng tài sản. Tỷ trong tài sản ngắn hạn trong năm 2013 giảm đi
và tỷ trọng tài sản dài hạn tăng lên nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy chính
sách quản lý của công ty là rất thận trọng.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn phản ánh trong tổng tài sản có bao nhiêu phần trăm là
tài sản ngắn hạn. Trong năm 2013 tỉ trọng tài sản ngắn hạngiảm 0,12% so với năm
2012, điều này có nghĩa là năm 2013 trong 100 đồng tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn
chiếm 100,02 đồng, giảm 0,12 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do sựgiảm đi

của các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán và tài sản ngắn hạn khác.
Tỷ trọng tài sản dài hạn phản ánh phần trăm tài sản dài hạn trong tổng tài sản mà
công ty có. Tỉ trọng tài sản dài hạn năm 2013tăng 0,12% so với năm 2012. Điều này
có nghĩa là năm 2013 trong 100 đồng tài sản thì tài sản dài hạn làâm 0,02 đồng tăng


0,12 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đầu tư thêm vào tài sản cố
định, cụ thể là máy móc thiết bị để cán tôn phụ vụ cho sản xuất mái tôn, tôn xốp....
Tỷ trọng nợ phản ánh một đồng vốn huy động được thì có bao nhiêu đồng là huy
động từ nợ vay. Trong năm 2013, tỷ trọng nợ là 50,58% tăng 0,6% so với năm 2012.
Tỷ số này cho biết trung bình một đồng vốn sử dụng thì huy động từ nợ là 0,5058
đồng.Nguyên nhân tăng là vì năm 2013 các khoản phải trả người bán, người mua trả
tiền trước tăng do công ty đang tận dụng nguồn vốn không phải trả lãi suất từ người
bán và đồng thời thắt chặt chính sách tín dụng hơn trước để giảm các khoản nợ khó
đòi.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu phản ánh một đồng vốn có được thì huy động từ nguồn
vốn chủ sở là bao nhiêu. Tỷ trọng này thể hiện trong một đồng vốn được sử dụng thì
huy động 0,5002 đồng từ nguồn vốn chủ hữu. Tỷ trọng này giảm xuống còn 49,42%
vào năm 2013 tuy nhiên phần trăm trong tổng nguồn vốn vẫn ở mức cao. Tình hình
kinh doanh vẫn tốt do lợi nhuận chưa phân phối năm 2013 tăng 36.481.975 đồng so
với năm 2012 và tỉ lệ tăng là 50,66% cao hơn nhiều so với tỉ lệ nợ phải trả tăng là
5,51% vào năm 2012.Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu tăng 2,97% so với năm 2012 thể
hiện khả năng tự chủ về tài chính công ty vẫn tốt.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị tính:Lần
Chỉ tiêu

Công thức tính


1. Khả năng thanh
toán ngắn hạn

Tổng TSNH
Tổng nợ ngắn
hạn
TSNH - Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn

2. Khả năng thanh
toán nhanh
3. Khả năng thanh
toán tức thời

Tiền và các khoản tương
đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn

Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch
1,98

2,00

(0,02)

1,31

1,32

(0,01)


1,1

0,52

0,58

Nhận xét:
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm
2013 là 1,98 lần, thấp hơn năm 2012 là 0,02 lần. Điều này lần cho thấy khả năng
chuyển tài sản lưu động thành tiền và thanh toán cho khoản vay ngắn hạn giảm đi. Tuy
nhiên hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1, tức là công ty có khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn khi tới hạn, khả năng tài chính của công ty vẫn ổn định.


Khả năng thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng
TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn mà không cần bán hàng tồn
kho. Năm 2013 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 1,31 lần giảm 0,01 lần so với năm
2012. Nguyên nhân trực tiếp ở đây là do lượng hàng tồn kho trong năm 2013 tăng, cụ
thể là tăng 25.500.907VND, tương ứng 3,02% so với năm 2012.
Khả năng thanh toán tức thời: Chỉ số này được sử dụng để hỗ trợ các đánh giá từ
khả năng thanh toán hiện tại và khả năng thanh toán nhanh. Có thể thấy chỉ số thanh
toán tứ thời năm 2013 là 1,1 tăng 0,58 lần so với năm 2012. Chỉ số này cho thấy khả
năng thanh toán những khoản vốn tức thời hay chi trả các khoảncần thanh toán gấp
cho nhà cung cấp và chi trả cho hoạt động hàng ngày của công ty là tương đối tốt do
tăng dự trữ tiền mặt. Tuy nhiên công ty nên cân nhắc kĩ vì lượng tiền mặt tăng cũng
đồng thời làm ứ đọng vốn và làm phát sinh chi phí cho việc dự trữ tiền.
Qua các hệ số trên ta có thể thấy được khả năng thanh toán nhanh và khả năng
thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 tuy nhiên con số khá

nhỏ, mặt khác khả năng thanh toán tức thời lại tăng. Chứng tỏ khả năng thanh toán của
công ty vẫn luôn trong tầm kiểm soát.Điều này góp phần xây dựng hình ảnh của công
ty, thu hút và tạo dựng lòng tin đối với đối tác.
Chỉ tiê đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Đơn vị tính: Lần
Chỉ tiêu

Công thức tính

Năm 2013

Hiệu suất sử
dụng tổng tài sản

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

1,8

Năm 2012 Chênh lệch
1,29

0,51

Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết bình quân một đồng tài sản đầu tư vào quá
trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2013 là 1,8 lần, tăng 0,51 lần so với năm
2012. Do doanh thu thuần tăng 31,14% so với năm 2012 mà tổng tài sản chỉ tăng lên
4,07%. Đó là nguyên nhân khiến cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tăng.

Năm 2013, cứ một đồng vốn bỏ ra tài trợ cho tài sản sinh lời được 1,8 đồng
doanh thu thuần, tăng 0,51 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là doanh thu thuần
năm 2013 tăng lên nhiều so với tăng tổng tài sản. Điều này cho thấy công tác quản lý
tài sản của công ty tương đốitốt, công ty sử dụng tài sản khá hiệu quả.


Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

Công thức tính

Năm 2013

Năm 2012

Chênh lệch

1. Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu

Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần

0,34

(1,14)

1,48


2. Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản

Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản

0,61

(1,48)

2,09

3. Tỷ suất sinh
lời trên vốn CSH

Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu

1,24

(2.96)

4,2

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu thuần tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời năm 2013 bằng 0,34%, như vậy một đồng
doanh thu sẽ tạo ra 0,0034 đồng lợi nhuận, tăng 0,0148 đồng so với năm 2012.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần cùng tăngmạnh ở năm 2013
và tỉ lệ tăng lần lượt là 143,24% và 31,14% cao hơn so với tỷ lệ tăng 29,22% của giá

vốn hàng bán vì vậy tỷ suất sinh lời trên doanh thu vào năm 2013 cao hơn so với năm
2012.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết số lợi nhuận thu được khi bỏ ra một
đồng đầu tư cho tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2013 là 0,61% và năm
2012 là âm 1,48%, như vậy năm 2013 khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư cho tài sản công
ty sẽ lãi thêm 0,0061 đồng, tăng 0,0209 đồng so với năm 2012. Các chỉ số này cho
thấy khả năng sinh lời từ tổng tài sản và nguồn vốn của công ty tăng. Sở dĩ có điều đó
là do công ty đã quả lý chặt chẽ doanh thu và chi phí bỏ ra.
Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm bởi vì cho
thấy cứmột đồng vốn mà các nhà đầu tư đóng góp cho công ty sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên vốn CSH là1,24%,tăng4,2% so với năm
2012. Điều đó cho thấy tỉ suất sinh lời trên vốn CSH ngày càng tăng. Nguyên nhân là
do lợi nhuận sau thuế của năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 và có sự gia tăng của
nguồn vốn CSH. Có thể thấy việc sử dụng vốn của công ty ngày càng hiệu quả, một
đồng vốn CSH bỏ ra sẽ tạo lợi nhuận 0,0124 đồng.
Tình tình lao động tại công ty TNHH MTV Thủy Vân
Cơ cấu lao động và thu nhập


×