Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại trằm trà lộc, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 81 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang

Lời cảm ơn
Khóa luận tốt nghiệp là công trình nhỏ bé, đánh dấu kết quả cuối cùng của quá
trình học tập tại Trường Đại học Ngoại ngữ Huế của tôi. Trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận này, ngoài sự nổ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiếu sự giúp
đỡ của các thầy cô, các đơn vị quản lý khu du lịch Trằm Trà Lộc và gia đình, bạn bè.
Qua đây cho phép tôi được gửi đến mọi người những lời cảm ơn chân thành nhất.
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo
công tác tại trường Đại học Ngoại ngữ Huế đã tận tình dạy dỗ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin cám ơn ban giám hiệu trường Đại học Ngoại ngữ Huế, ban chủ nhiệm khoa
Việt Nam học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo TS. Phạm Thị Liễu
Trang – là người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Và qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
tỉnh Quảng Trị, Phòng Văn hóa – Xã hội xã Hải Xuân, Ban quản lí khu DLST Trằm
Trà Lộc đã cung cấp số liệu cũng như các thông tin bổ ích giúp tôi hoàn thành khóa
luận này.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, đó chính là bố mẹ tôi, anh chị tôi, bạn bè tôi
những người đã luôn bên tôi chia sẻ quan tâm và giúp đỡ tôi về tất cả mọi điều. Do thời
gian có hạn và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận của tôi không
tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Hữu

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

i



Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.....................................................................................3
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa..............................................................................................3
4.3. Phương pháp điều tra xã hội học............................................................................................4
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................................................4
6. Ý nghĩa của khóa luận.....................................................................................................................6
7. Bố cục của khóa luận......................................................................................................................6
NỘI DUNG...............................................................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ......................................................................................7
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................................................................................7
1.1. Cơ sở lí luận về du lịch sinh thái (DLST)........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái...............................................................................................7
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái.........................................................................10
1.1.3. Các loại hình du lịch sinh thái.............................................................................................12
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái......................................................14
1.1.5. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái................................................................................16
1.2. Tổng quan về du lịch Quảng Trị.................................................................................................25

1.2.1. Du lịch Quảng Trị - tiềm năng và hiện trạng phát triển......................................................25
1.2.2. Hệ thống sản phẩm du lịch ở Quảng Trị............................................................................31

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

ii


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
1.2.3. Hiện trạng phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị.....................................................32
Chương 2 .............................................................................................................................................36
TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG ..........................................................................................36
TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRẰM TRÀ LỘC........................................................................................36
2.1. Khái quát về khu du lịch Trằm Trà Lộc.......................................................................................36
2.1.1. Vị trí....................................................................................................................................36
2.1.2. Tên gọi................................................................................................................................36
2.1.3. Truyền thuyết về Trằm Trà Lộc...........................................................................................37
2.1.4. Lịch sử Trằm Trà Lộc...........................................................................................................37
2.2. Tiềm năng du lịch ở Trằm Trà Lộc..............................................................................................38
2.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên.................................................................................................38
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn...............................................................................................40
2.3. Hiện trạng phát triển khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc...........................................................46
2.3.1. Khách du lịch......................................................................................................................46
2.3.2. Doanh thu du lịch...............................................................................................................46
2.3.3. Chiến lược Marketing du lịch..............................................................................................47
2.3.4. Cơ sở vật chất phát triển du lịch.........................................................................................47
2.3.5. Các loại hình du lịch có thể tổ chức tại khu DLST Trằm Trà Lộc..........................................50
2.3.6. Nguồn lao động..................................................................................................................51
2.3.7. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của khu DLST theo các nguyên tắc của du lịch sinh

thái...............................................................................................................................................51
2.3.8. Đánh giá chung..................................................................................................................53
Chương 3..............................................................................................................................................56
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ..................................................................................................56
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TRẰM TRÀ LỘC............................................................................56
3.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái ở Trằm Trà Lộc..............................................................56
3.1.1. Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn
các giá trị tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan...........................................................................56

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

iii


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
3.1.2. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội địa
phương.........................................................................................................................................56
3.1.3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch............................56
3.1.4. Phát triển du lịch có kế hoạch và được kiểm soát...............................................................57
3.1.5.Giáo dục và phát huy năng lực cộng đồng..........................................................................57
3.1.6. Sử dụng nguồn thu nhập từ du lịch cho phát triển khu du lịch và phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương............................................................................................................................57
3.1.7. Có biện pháp chống ô nhiễm môi trường...........................................................................57
3.1.8. Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội................57
3.2. Các mục tiêu và định hướng phát triển du lịch ở Trằm Trà Lộc.................................................58
3.2.1. Mục tiêu của Trằm Trà Lộc trong việc phát triển DLST.......................................................58
3.2.2. Định hướng tổng quát........................................................................................................58
3.2.3. Định hướng chiến lược phát triển DLST tại Trằm Trà Lộc...................................................58
3.3. Một số giải pháp phát triển DLST ở Trằm Trà Lộc......................................................................60

3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý..............................................................................................60
3.3.2. Giải pháp về môi trường.....................................................................................................61
3.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch...........................................................................................63
3.3.4. Tăng cường giáo dục và thuyết minh môi trường..............................................................63
3.3.5. Giải pháp về giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.............................................63
3.3.6. Giải pháp về tiếp thị và tăng cường xúc tiến quảng bá DLST..............................................64
3.3.7. Tạo cơ chế chính sách thuận lợi, thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển du lịch sinh thái.......64
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................68

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

iv


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2.a. Số lượng khách đến Quảng Trị theo năm...........................................................................34
Bảng1.2.b. Doanh thu họat động du lịch..............................................................................................34
Bảng 1.2.c. Lao động trong ngành du lịch.............................................................................................34
Bảng 2.3.1.Tình hình khách du lịch.......................................................................................................46

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang

DANH MỤC VIẾT TẮT

DLST: Du lịch sinh thái
UBND: Uỷ ban nhân dân
QL: Quốc lộ

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

vi


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành một
bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con người. Du lịch không
những là một ngành kinh tế giúp nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người có
điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền. Chính vì vậy, ngày nay du
lịch đã nằm trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia, trở thành ngành kinh tế
quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của cả nước.
Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung thì du lịch sinh thái (DLST) đã và
đang phát triển mạnh trên toàn cầu và trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia
trong chiến lược phát triển du lịch. Ngày nay, khi nền công nghiệp bùng nổ kéo theo
môi trường bị ô nhiễm nặng nề thì du lịch sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với con người. Mô hình du lịch sinh thái giúp con ngườicó điều kiện tiếp cận với thiên
nhiên hoang sơ, môi trường trong lanh, tìm hiểu nền văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãn

nhu cầu khám phá và phục hồi sức khỏe cho con người.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào thiên
nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng và đây là loại
hình du lịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển bền vững, bảovệ tự nhiên
và mang lại lợi ích kinh tế. Chính vì vậy,du lịch sinh thái trở thành mục tiêu của nhiều
quốc gia trên thế giới về du lịch vì tính ưu việt của nó.
Tỉnh Quảng Trị nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Chiều rộng trung bình là
63,9km, đường bờ biển dài từ Bắc xuống Nam theo quốc lộ 1A khoảng 75km. Trên
địa bàn tỉnh có 2 cảng biển và cảng sông, có sân bay đang được chuẩn bị xây dựng lại,
có đường sắt Bắc- Nam, quốc lộ 1A chạy qua. Đặc biệt có quốc lộ 9 nối từ quốc lộ 1A
đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và trong tương lai gần là trục đường xuyên Á (Myanma
– Thái Lan – Lào – Việt Nam). Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho Quảng Trị
trong giao lưu phát triển kinh tế, thương mại, các tuyến, điểm du lịch.
Quảng Trị sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất có giá trị đối
với du lịch. Quảng Trị có hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, đồ sộ và độc
đáo gồm 441 di tích, trong đó có các di tích đặc biệt quan trọng như: Đường mòn Hồ
Chí Minh, Đường 9 - Khe Sanh, đôi bờ Hiền Lương, địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa trang
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

1


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia, nhà tù Lao Bảo, đảo Cồn Cỏ, thành
cổ Quảng Trị, khu lưu niệm nhà cố Tổng bí thư Lê Duẩn… Khu du lịch di tích lịch sử
cách mạng gắn đường mòn Hồ Chí Minh được chọn là một trong hơn 20 khu du lịch
trọng điểm của cả nước.
Cùng với đó, Quảng Trị có tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch tự
nhiên mà không phải địa phương nào cũng có được. Mảnh đất Quảng Trị có những

phong cảnh thiên nhiên hữu tình, kỳ thú từ sông suối, núi rừng đến những bãi biển
trong xanh duyên dáng, đây chính là tiềm năng để Quảng Trị phát triển loại hình du
lịch sinh thái.
Trong những năm qua, ngành du lịch Quảng Trị đã có bước phát triển. Công tác
định hướng, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, quy hoạch nhánh đã được quan
tâm xây dựng làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển du lịch đúng hướng và bền vững lâu
dài. Tại tỉnh Quảng Trị đã hình thành nhiều loại hình du lịch như: Du lịch hoài niệm
hồi tưởng; Du lịch đường bộ qua hành lang kinh tế Đông-Tây; Du lịch lễ hội văn hóa,
tâm linh… Đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, trong những năm gần đây được các
ban ngành, cơ quan chú trọng đầu tư, phát triển thu hút được nhiều du khách, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, làm cho
sản phẩm du lịch của tỉnh phong phú, đa dạng hơn và có đóng góp bước đầu cho
nguồn thu ngân sách.
Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc nằm cách QL1A đoạn đi qua thị xã Quảng
Trị chừng 6km về hướng Nam, trên dải đất rộng thuộc làng Trà Lộc, xã Hải Xuân,
huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã hình thành một vùng hồ nước rộng gần 100 hécta mà
người dân địa phương vẫn gọi với cái tên Trằm Trà Lộc. Nơi đây vẫn còn giữ được vẻ
nguyên sơ của một khu nguyên sinh, và là địa điểm thu hút rất nhiều du khách. Đến
với Trằm Trà Lộc, du khách không chỉ được nhìn ngắm cảnh vật thiên sơ hoang dã mà
còn được thưởng thức những món ăn đặc sản, thắm đượm hương vị đồng quê.
Là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng,
được học về chuyên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa và Du lịch nên tôi chọn đề tài “ Tiềm
năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Trằm Trà Lộc, tỉnh
Quảng Trị” cho khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm nghiên cứu và đánh giá hoạt
động du lịch tại Trằm Trà Lộc, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

2



Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương, góp phần tăng hiệu quả kinh tế,
nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận về du lịch sinh thái để áp dụng dụng khảo sát tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái và thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái ở Trằm Trà Lộc, từ
đó xác định hướng khai thác hợp lí, kết hợp việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường tự nhiên, phát triển du lịch bền vững.
Góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của du lịch Trằm Trà Lộc đối với khách
du lịch trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị nói
chung và huyện Hải Lăng nói riêng.
Đề xuất một số giải pháp cho du lịch tại Trằm Trà Lộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề: tiềm năng, hiện trạng khai thác du lịch tại
Trằm Trà Lộc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi khu du lịch Trằm Trà
Lộc với diện tích gần một trăm hécta thuộc làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Thời gian: Đề tài sử dụng những số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau.
4.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Thông tin về đối tượng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nên cần phải
phân loại, so sánh và chọn lọc những thông tin có giá trị nhất để sử dụng trong bài
viết. Đây là phương pháp giúp nhận rõ những thông tin cần thiết để phục vụ cho bài
viết.
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc
nghiên cứu lí luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lí luận ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Việc có mặt tại thực địa trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin từ những người có
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

3


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
trách nhiệm là rất cần thiết. Qúa trình thực địa ở Khu DLST Trằm Trà Lộc giúp cho tài
liệu thu thập phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao và có
một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài. Đây là phương pháp vô cùng quan
trọng để thu thập những thông tin xác thực giúp cho đề tài tăng tính thuyết phục.
Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan và có những
đánh giá đúng đắn về vấn đề nghiên cứu. Hiểu vấn đề một cách sâu sắc và tránh được
tính phiến diện trong khi nghiên cứu.
4.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài. Sử dụng
phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp một số du khách tham gia du lịch tại Trằm
Trà Lộc và những người có trách nhiệm quản lí điểm du lịch, những người cung cấp
dịch vụ cho khách du lịch. Qua đây có thể biết được tính hấp dẫn của điểm du lịch,
tâm tư nguyện vọng của du khách cũng như người dân địa phương, những người đang
trực tiếp làm du lịch từ đó có cái nhìn xác thực về tài nguyên và hoạt động du lịch tại
nơi nghiên cứu.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, du lịch nói chung, DLST nói riêng đã có nhiều tác giả nghiên cứu
ở nhiều phạm vi, khía cạnh khác nhau. Điển hình là một số công trình nghiên cứu:
Tác giả Phạm Trung Lương trong cuốn “Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý
luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, bước đầu nêu ra các

khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch sinh thái. Trình bày về tiềm năng
và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Cuối cùng tác giả đưa ra những định
hướng cụ thể và giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Cuốn “Du lịch sinh thái” được xuất bản tại Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật,
năm 2009 do GS.TSKH Lê Huy Bá làm chủ biên. Các tác gỉa cuốn sách đã cung cấp
các tri thức cơ bản về các quy luật tương tác giữa các thành phần môi trường trong một
hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, diễn thế và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng theo
quy luật vận động và phát triển của DLST.
Trong đó, cuốn sách đã dành một lượng nhất định để giới thiệu cho người đọc
hiểu biết thêm về cơ sở sinh thái môi trường, sinh thái cảnh quan, cái hay, cái đẹp, cái
hấp dẫn của một số loại hình sinh thái đặc thù, khai thác nhằm phục vụ cho hướng dẫn
DLST và bảo vệ môi trường.
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

4


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Tú (2006), “Những giải pháp phát
triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập” bảo vệ tại trường Đại học
Thương mại Hà Nội. Nội dung luận án đã hướng vào phân tích làm rõ khái niệm về du
lịch, DLST, yêu cầu và nội dung phát triển DLST xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong đó, đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST trong xu thế
hội nhập. Đồng thời, trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm phát triển DLST của một
số nước như: Ôxtrâylia, Niu Dilân, Nêpan, Kênia, Êcuađo, Côxta Rica, Pháp,
Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và xem xét điều kiện của Việt Nam, tác giả luận án đã
rút ra 7 bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng đối với Việt Nam. Đánh giá thực
trạng phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn trước đó về các mặt thành công, hạn
chế và nguyên nhân chủ yếu. Từ đó, tác giả luận án đã đưa ra những giải pháp chủ yếu

phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn tới.
Tại diễn đàn Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI nhiệm kỳ
2015-2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có bài tham luận với tựa đề “Một số
giải pháp chủ yếu xây dựng sản phẩm du lịch Quảng Trị tạo khả năng cạnh tranh, liên
kết và hợp tác phát triển du lịch” do ông Nguyễn Hữu Thắng - Giám đốc Sở trình bày.
Trong bài tham luận này,ông Nguyễn Hữu thắng đã nhấn mạnh Quảng Trị có nhiều
lợi thế phát triển du lịch, trong đó có 3 loại hình du lịch được khẳng định có lợi thế nổi
trội, đó là: Du lịch văn hóa lịch sử; Du lịch sinh thái và Du lịch Hành lang kinh tế
Đông - Tây. Đặc biệt đối với Du lịch sinh thái: Đây là loại hình giữ vai trò quan trọng
đối với du lịch Quảng Trị, đặc biệt đối với khách nội địa.
Trên tạp chí khoa học của Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh bài đăng
số 35 năm 2012, nhóm tác giả Bùi Thị Thu, Trương Đình Trọng, Đỗ Thị Việt Hương,
Nguyễn Quang Tuấn với đề tài “ Đánh giá tài nguyên phục vụ việc thiết kế tuyến du
lịch tỉnh Quảng Trị” đã khái quát về tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Trị bao gồm cả tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Từ đó nhóm tác giả đã đưa
đánh giá đối với tài nguyên du lịch của tỉnh Quảng Trị với các tiêu chí đó là về khả
năng thu hút thị trường khách, khoảng cách từ điểm du lịch đến tỉnh lị, khả năng tiếp
cận tham quan du lịch và cuối cùng là tính lien kết với các điểm du lịch khác.
Đặc biệt trong bài báo này nhóm tác giả đã đưa thêm các tiêu chí đánh giá riêng
đối với các điểm du lịch tự nhiên như độ bền vững của môi trường tự nhiên, thời gian
hoạt động du lịch trong năm và cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Từ đó nhóm tác giả đưa
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

5


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
ra kết luận về mức độ thuận lợi của các điểm du lịch trong việc phục vụ thiết kế tuyến
du lịch. Và đối với các điểm du lịch tự nhiên thì Trằm Trà Lộc được đánh giá là thuận

lợi cho việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch.
Ngoài ra còn có một số bài viết như: Báo “ Dân trí” với bài viết “ Trằm Trà
Lộc – viên ngọc giữa đồng bằng” hay báo “Lao động” với tựa đề “Trằm Trà Lộc - vẻ
đẹp hoang sơ đầy quyến rũ” và “Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc: Điểm vui chơi
thú vị trong những ngày lễ” của Đài phát thanh Quảng Trị .
Nhìn chung,các nhà nghiên cứu, các học giả, các nhà báo đã quan tâm tìm hiểu
về du lịch sinh thái nói chung và du lịch Quảng Trị nói riêng đặc biệt là Khu DLST
Trằm Trà Lộc. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, các bài viết chỉ mới đề cập
tổng quan về hệ thống tài nguyên du lịch Quảng Trị, và giới thiệu Trằm Trà Lộc như là
một điểm đến hấp dẫn mà chưa đánh giá hết tiềm năng của khu du lịch. Song đó là
những tài liệu vô cùng quý giá để chúng tôi có thể kế thừa hoàn thiện khóa luận tốt
nghiệp của mình. Khóa luận của tôi sẽ tập trung phân tích những tiềm năng, thế mạnh
của khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc từ đó đưa ra những giải pháp và định hướng
thiết thực để phát triển khu du lịch.
6. Ý nghĩa của khóa luận
Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Trằm Trà Lộc. Trên
cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế
còn tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch tại Trằm Trà Lộc phát triển với tiềm năng sẵn có.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của khóa luận được trình bày trong 3 chương.
•Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
•Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Trằm Trà Lộc
•Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch tại Trằm Trà Lộc

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

6



Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang

NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận về du lịch sinh thái (DLST)
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Trong những năm qua, du lịch sinh thái như một hiện tượng và xu thế phát triển
ngày càng chiếm được sự quan tâm của các nước trên thế giới. Ngoài ý nghĩa góp phần
bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, pháttriển DLST đã
mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập quốc gia và thu nhập cho cộng đồng dan cư địa phương nhất là đối với vùng sâu,
vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn. Mặt khác, DLST còn góp
phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua giáo dục môi trường,
văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, thông
qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển phúc lợi cộng
đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
“ Du lịch sinh thái” ( Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh
chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây
là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với một
số người, “du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép
“du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc. Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát
hơn thì một số người quan niệm du lịch sinh thái là du lịch thiên nhiên, là khái niệm
mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1980. Với khái niệm này, mọi hoạt
động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi… đều được hiểu là
du lịch sinh thái.
Cũng có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có
những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi diễn ra các
hoạt động du lịch.

Có những ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách
nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.
Có thể nói, cho đến ngày nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều
góc độ khác nhau, với những tên goi khác nhau. Tuy nhiên, những tranh luận vẫn còn tiếp
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

7


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST, đa số ý kiến tại các điến
đàn quốc tế chính thức vè DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du
khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng
cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những
tác động không thể chấp nhận đối với hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
Các đặc tính cơ bản của DLST
- Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa.
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái.
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Có đóng góp cho những nổ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos –
Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch liên quan đến những khu vực
tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý
thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.[10;8]
Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
đưa ra, điển hình là:
Theo Wood (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối
hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử mối trường tự nhiên và văn hóa mà không làm

thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hôi về kinh tế để ủng hộ
việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích tài chính cho người dân địa phương”. [10;9]
Định nghĩa của Aleen (1993): “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại
hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái,
thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến
bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường.
Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi
trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại
và chú trọng đến nhữngđóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”. [10;9]
Mặc dù có chung những quan điểm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những
đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những
định nghĩa riêng của mình về DLST.
Định nghĩa của Nêpan:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cáo sự tham gia của nhân dân vào việc
hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

8


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du
lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”. [10;9]
Định nghĩa của Malaixia:
“Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm
về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân
trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo,trước đây cũng
như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du

khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách
tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”.[10;10]
Định nghĩa của Ôxtrâylia:
“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến giáo dục và
diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lí bền vững về mặt sinh thái”. [10;10]
Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO – World Tourism Organisation).
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện ở những vùng tự nhiên
còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để, chiêm ngưỡng, học hỏi về các loại
động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động
tiêu cực đến khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, du lịch sinh thái phải đóng góp
vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng
lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi
trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm”. [7;11]
Còn rất nhiều định nghĩa khác về DLST, trong đó Buckley (1994) đã tổng quát
như sau:
“Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và
có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái”. [10;11]
Như vậy, DLST không chỉ đơn thuần là loại hình du lịch ít tác động đến môi
trường tự nhiên, bên cạnh đó là du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo
dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích
cho cộng đồng địa phương.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế
kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch
và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ khác nhau, khái
niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Tại Hội thảo xây dựng chiến lượcquốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển
Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9-9-1999 tại Hà Nội đã đưa ra khái niệm
về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu


9


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
hóa bản địa, gắn với giáo dục và môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát
triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [11;11].Có thể
nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về DLST mang đầy đủ ý nghĩa và nội
dung của loại hình du lịch này. Nó được coi là cơ sở lý luận các nghiên cứu và ứng
dụng thực tế việc phát triển DLST ở Việt Nam.
Luật du lịch Việt Nam(2005) đưa ra khái niệm DLST như sau: “Du lịch sinh
thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. [25;11]
Mặt dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các định
nghĩa về DLST đều có sự thống nhất cao về bốn điểm. Thứ nhất, được thực hiện trong
môi trường còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hóa bản địa. Thứ hai,
hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hóa và xã hội. Thứ ba,
có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường. Thứ tư, phải mang
lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương.
Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái là những mặt bổ sung cho
nhau của cùng một chương trình hành động. Phát triển du lịch phải đi liền với bảo vệ
môi trường.Nếu không bảo vệ được môi trường thì du lịch sẽ không phát triển. Do đó
phát triển DLST tương đồng với việc phát triển du lịch bền vững. Nếu không phát tiển
du lịch theo hướng bền vững thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Do đó, vừa phải
tuân theo xu hướng phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái. Bên
cạnh đó, DLST còn đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tếxã hội của quốc
gia, địa phương.
Du lịch sinh thái có thể được hiểu dưới những tên gọi khác nhau như:
- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism).
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism).

- Du lịch môi trường ( Environmental Tourism).
- Du lịch đặc thù ( Particular Tourism).
- Du lịch xanh( Green Tourism).
- Du lịch thám hiểm (Advantage Tourism).
- Du lịch vản xứ( Indigenous Tourism).
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism).
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism).
- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism).
- Du lịch bền vững (Sustainable Tourism).
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

10


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đều được thực
hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử
kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó
là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều
lợi ích cho xã hôi.
Trước tiên đó là những lợi ích về kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm,
nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ du lịch,
tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên
nơi có những hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa là những lợi ích đem lại cho khách
du lịch trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên mới lạ và độc đáo, các truyền
thống văn hóa lịch sử, những đặc thù dân tộc mà trước đó họ chưa biết tới, từ đó xác
lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn sự vẹn toàn của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch

sử của nơi họ đến nói riêng và của hành tinh nói chung.
DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những
đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:
Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ
du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ kèm theo…). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho
nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du
lịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa).
Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch,
những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi
chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và
người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng
cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các
điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ còn thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ
biển, thể thao theo mùa…(theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

11


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
tuần, vui chơi giải trí…(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm
du lịch).

Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du
lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền.
Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội
tham gia(có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch.
Bên cạnh những đặc trưng chung của ngành du lịch, DLST cũng hàm chứa
những đặc trưng riêng bao gồm:
Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa
với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất
nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây nên những áp lực lớn đối với môi
trường, và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển
du lịch với việc bảo vệ môi trường.
Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng
sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương chính
là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình.
Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa
dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của
cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa
phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng
đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài
nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng
đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
1.1.3. Các loại hình du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên DLST
rất phong phú và đa dạng cả tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhận
văn. Dó đó, DLST tồn tại với nhiều hình thức khác nhau. Dựa vào tài nguyên du lịch
thiên nhiên và ứng dụng các sản phẩm du lịch có thể chia DLST thành các loại hình
sau:


SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

12


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
Thứ nhất là loại hình du lịch biển: Đó là loại hình du lịch mà du khách đến
thưởng ngoạn các phong cảnh hữu tình của mặt biển, đáy biển và các phong cảnh đẹp
của đảo, bán đảo, và hưởng dụng các sản phẩm do biển cung cấp như: cua, sò, cá, san
hô, thảm cỏ biển…
Mục tiêu chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động du
lịch biển đảo như: tắm biển, thể thao biển, lặn biển, xem chim thú các loài động thực
vật trên đảo, dưới biển, nghĩ dưỡng biển, câu cá, thẻ mực, du thuyền trên biển…Thời
gian thuận lợi cho loại hình du lịch này là mùa nóng, khi nhiệt độ nước biển và không
khí trên 20°C. Tuy nhiên thường bị ảnh hưởng đến thời tiết, nhưng lại có nơi tổ chức
được du lịch quanh năm. Mặt khác, chất lượng mặt nước biển, bãi biển, độ dốc không
phải nơi nào cũng phù hợp cho du lịch tắm biển. Loại hình này được những người thu
nhập cao ưa thích và có thể lưu lại dài ngày.
Thứ hai là loại hình dulịch núi và hang động: Đây là loại hình mà du khách
khám phá các đỉnh núi cao, hang động huyền ảo, ngắm phong cảnh, chim thú lạ…Do
tính độc đáo loại hình du lịch này rất thích hợp cho du lịch tham quan, nghỉ núi, khám
phá núi, hang động, cắm trại, mạo hiểm…rất thích hợp những du khách ưa thích cảm
giác mạnh.
Thứ ba là loại hình du lịch rừng sinh thái thiên nhiên: là loại hình du lịch màdu
khách tham quan hệ sinh thái thiên nhiên hoang dã, ngắm phong cảnh, xem chim, thú
và hưởng thụ các sản phẩm của rừng cung cấp như cá, thú…Hệ sinh thái thiên nhiên
điển hình là Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển. Đây là một khu vực thiên nhiên
hoang dã có đặc điểm nổi bật về hệ sinh thái và các loại động, thực vật được bảo vệ để

duy trì phát triển bền vững.
Hệ sinh thái Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là những vùng có sức cuốn
hút đối với khách du lịch. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng
nhằm ngăn chặn việc khai thác quá mức đời sống hoang dã và cảnh quan môi trường.
Do tính độc đáo của nó, nên rất thuận lợi cho việc phát triển cho các loại hình du lịch
như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí ngoài trời, tìm hiểu thiên nhiên hoang dã,
giáo dục, văn hóa, du lịch căm trại, về nguồn, xem chi thú, câu cá, đi bộ trong rừng…
Loại hình du lịch có khả năng thu hút người có thu nhập, trình độ cao, người
làm việc bận rộn, người thành thị họ muốn thưởng thức cuộc sống yên tĩnh, môi
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

13


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
trường trong lành, tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu khoa học… Đây là hình thức tồn tại
đặc trưng của DLST, bảo tồn thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường.
Thứ tư là loại hình du lịchthăm bản làng dân tộc: Đây là nguồn tài nguyên nhân
văn ở các khu sinh thái tự nhiên. Ở các bản làng dân tộc, nét đôc đáo thu hút du khách
trong và ngoài nước đó là cộng đồng dân cư với truyền thống văn hóa của họ như: Các
món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống, sinh hoạt lễ hội và văn hóa dân gian…
Loại hình này rất hấp dẫn du khách nước ngoài.
Thứ năm là loại hình du lịch thôn quê: Đối với người dân đô thị, làng quê là nơi
có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Tất cả yếu tố
đó, lại không thể tìm thấy ở đô thị. Như vậy, về nông thôn có thể giúp họ phục hồi sức
khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng. Về phương diện kinh tế, người dân đô thị
nhận thấy giá cả nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm ở nông thôn rẻ hơn, tươi hơn.
Điều đó làmtăng mối thiện cảm khi du khách tiềm năng quyết định du lịch về nông
thôn. Mặt khác, về mặt tình cảm, người đô thị tìm thấy ở nông thôn cội nguồn của

mình. Dưới góc độ xã hôi, người đô thị thấy người dân ở làng quê tình cảm chân
thành, mến khách và trung thực.
Loại hình du lịch làng quê được ưa thích là tham quan phong cảnh làng quê, du
thuyền trên sông nước, câu cá, thăm vườn cây ăn trái, trãi nghiệm cuộc sống làng quêở nhà dân, thăm viếng người thân, du lịch về nguồn.
Sáu là: Du lịch gắn với chữa bệnh: Là loại hình du lịch thưởng ngoạn cảnh
quan thiên nhiên, yên tĩnh, môi trường trong lành, gắn với chữa bệnh như suối nước,
nghĩ dưỡng… Loại hình này rất thích hợp với người lớn tuổi.
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
1.1.4.1. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng
giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách khi rời khỏi nơi
mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi
trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Với những
hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

14


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái
và văn hóa khu vực.
1.1.4.2. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động DLST tiềm ẩn
những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. Nếu như đối với những loại
hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là những
ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, DLST coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản,

quan trọng cần tuân thủ, bởi vì:
- Mục tiêu của hoạt động DLST là bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái.
- Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển
hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi
xuống của hoạt động DLST.
1.1.4.3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá
trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập
tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ
làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi
hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST. Chính vì
vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghiã vô
cùng quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
1.1.4.4. Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu họat động của DLST. Nếu như các loại
hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các
hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, DLST sẽ dành một
phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường
sống của cộng đồng địa phương.
Ngoài ra, DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân
địa phương, như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung
ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách… thông qua đó sẽ tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là cuộc sống của người
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
dân ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích
của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST.
1.1.5. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái
Phát triển du lịch sinh thái là khai thác có hiệu quả những giá trị của tài nguyên
DLST kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo ra sức hấp dẫn về tài
nguyên DLST bằng những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du
khách, đem lại lợi ích cho xã hội. Sự phát triển DLST có vai trò vô cùng to lớn.
1.1.5.1. Vai trò của DLST với vấn đề phát triển kinh tế
- Vai trò của DLST trong việc tích lũy vốn cho việc phát triển nông nghiệp và
công nghiệp.
DLST có tác động tích cực góp phần làm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
DLST đạt hiệu quả kinh tế cao là nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và được
xem là ngành “công nghiệp không khói”, ‘xuất khẩu tại chỗ”, đem lại nguồn thu ngoại
tệ lớn góp phần tăng nhanh cho nguồn thu nhập cho vùng du lịch, thông qua tiêu dùng
sản phẩm du lịch và xuất khẩu hàng hóa.
Tổ chức du lịch thế giới tổng kếttrong vòng 40 năm (1950-1991). Số tiền các
nước thu được do tiếp nhận khách du lịch tăng 57,4 lần (từ 2,1 tỷ USD lên 278 tỷ
USD). Chi tiêu của một khách du lịch quốc tế đã tăng từ 80USD năm 1950 lên 681
năm 1991. Tốc độ tăng trưởng bình quân của du lịch quốc tế là 7 % lượng khách và
11% thu nhập, chiếm 6,5 % tổng thu nhập quốc dân và bằng 1/3 khối doanh thu dịch
vụ toàn cầu.
Thông qua tiêu dùng sản phẩm DLST, tác động đến lưu thông và xuất hiện
“cung-cầu” hàng hóa, dịch vụ. Lượng khách càng nhiều thì nhu cầu dịch vụ, hàng
hóa càng lớn. Hàng hóa, dịch vụ bao gồm vô hình và hữu hình. Chính vì vậy nó tác
động mạnh đến các lĩnh vực, các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, xây
dựng, giao thông vận tải…Lượng khách đến điểm du lịch sẽ tiêu thụ một lượng
hàng hóa lớn dưới dạng các món ăn, đồ uống, hàng lưu niệm…tạo cho nông nghiệp
phát triển, tạo cho địa phương một nguồn thu ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao.
Nông nghiệp phát triển kéo theo công nghiệp phát triển để sản xuất ra những mặt

hàng phục vụ nhu cầu của khách như: Công nghiệp chế biến, bảo quản,…Việc xuất
khẩu thông qua khách du lịch sẽ có lợi hơn rất nhiều vì bán giá nội địa, giá thành

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

16


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
thấp, tiếc kiệm chi phí bảo quản, vận chuyển…Từ đó làm tăng thu nhập cho vùng
du lịch và tăng hiệu quả nền kinh tế.
Từ nguồn thu DLST sẽ có thêm nguồn vốn, khoa học kĩ thuật để dầu tư đẩy
mạnh cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của
khách du lịch. Mở rộng đầu tư, trùng tu, tôn tạo, nghiên cứu bảo tồn các khu DLST.
DLST là cầu nối để phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
- Vai trò của DLST trong tăng thu nhập
DLST là một trong những giải pháp tích cực để nâng cao thu nhập. Nguồn
tài nguyên hoang sơ, thú quý hiếm, không khí trong lành nền văn hóa độc đáo là
tiền đề phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế địa phương.Khi
DLST phát triển người dân sẽ được nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh du lịch
trở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địa phương. Điều này
làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn và làm giảm việc tàn phá tài nguyên thiên
nhiên của con người.
Sự phát triển DLST có quan hệ và tác động qua lại với trình độ phát triển kinh
tế xã hội.Kinh tế xã hội phát triển cao thúc đẩy sự ra đời và phát triển DLST. Đồng
thời DLST phát triển tác động trở lại thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn, thực hiện
phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỉ
trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập xã hội, cải thiện đời sống
con người.

Phát triển DLST thu hút một lượng lao động rất lớn tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp vào phục vụ khách du lịch. Trong đó, thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách du
lịch như ; lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hóa mỹ nghệ mang tính chất của
địa phương chiếm tỷ trọng lớn. Điều này làm cho đời sống cư dân ngày càng được cải
thiện và đảm bảo có một mức sống tốt hơn.
Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn và phát triển nền kinh tế hàng hóa với các ngành nghề đa dạng,
đưa tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ tăng nhanh.
Khách DLST ngoài việc đi du lịch họ còn có nhu cầu thưởng thức các đặc sản
địa phương, mua sắm quà lưu niệm …điều này sẽ tạo việc làm, phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp và thúc đẩy những ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất
đồ lưu niệm bằng nguyên liệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm…
Văn hóa địa phương luôn hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem, tìm hiểu,
nghiên cứu. Khi DLST phát triển nó như là một hình thức để giữ gìn bản sắc, văn hóa
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

17


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
bản địa, vừa tạo thu nhập cho nhân dân địa phương thông qua các buổi biểu diễn văn
nghệ, các lễ hội truyền thống.
- Vai trò của DLST trong thúc đẩy đầu tư
Trong quá trình hoạt động, DLST đòi hỏi số lượng lớn vật tư, hàng hoá đa
dạng, chất lượng cao. DLST là lĩnh vực đầu tư vốn ít và thu lợi nhuận cao. Do đó, thu
hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh du lịch, dịch vụ. Ngoài ra, DLST góp phần huy động
nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào vòng chu chuyển. Khách du lịch mang tiền tư
nơi khác đến tiêu dùng ở khu du lịch góp phần làm sống động kinh tế của vùng và đất
nước. Thông qua lĩnh vực lưu thông mà DLST có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển

của nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Do đó, cần phải có
sự đầu tư đáng kể để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Phát triển DLST có khả năng thu hồi tiền tệ. Đối với những nơi xa điều kiện
kinh tế chậm phát triển thì phát triển DLST là con đường đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân. Trong tình hình khả năng có hạn, thông
qua phát triển DLST để thu hồi tiền tệ là biện pháp ổn định lượng lưu thông tiền tệ, ổn
định giá cả. Khối lượng tiền tệ mà du lịch mang vào và tiêu thụ tại vùng du lịch và
những khoản thuế, lệ phí khác đã tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương có thêm
nguồn vốn để đầu tư phát triển như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin liên lạc,
các dịch vụ phục vụ khách du lịch và đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác như:
Thủ công mỹ nghệ, công nghiệp và nông nghiệp…
Trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển DLST là một cơ hội cho các nhà đầu tư thu
lợi nhuận cao thông qua việc cung ứng những hàng hoá và dịch vụ phục vụ nhu cầu khách
du lịch. Do đó, phát triển DLST sẽ tăng cường thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư.
Bên cạnh đó, DLST góp phần định hướng cho sự phát triển của các ngành kinh tế trên các
mặt: Số lượng, chủng loại, chất lượng, sản phẩm và chuyên môn hoá trong sản xuất.
Sự sẵn sàng đón khách ở địa phương không chỉ thể hiện ở chỗ: Những nơi có
tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng cần phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật. Việc khai
thác có hiệu quả tài nguyên du lịch là phải đầu tư xây dựng đường sá, mạng lưới
thương mại, bưu điện…qua đó kích thích sự phát triển tương ứng của các ngành kinh
tế có liên quan như: kiến trúc, cảnh quan, môi trường, y tế, giáo dục đào tạo, xây dựng
nông nghiệp, công nghiệp, vận tải…Ngoài ra, đánh thức một số ngành, nghề sản xuất
thủ công truyền thống.

SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phạm Thị Liễu Trang
Phát triển DLST trên cơ sở mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư và cho xã
hội. Do đó, việc đầu tư phát triển các ngành phải trên cơ sở thị hiếu tiêu dùng đa dạng
của khách du lịch, cung - cầu của thị trường du lịch.
Trong thời gian qua, việc tích cực đẩy mạnh hợp tác và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế đã thu hút vốn đầu tư rất lớn cho phát triển du lịch của các tổ chức, thành
phần kinh tế trong và ngoài nước….Tính từ năm 2001 đến năm 2007 đã thu hút vốn
đầu từ FDI với tổng số vốn trên 4 tỷ USD với 182 dự án; Riêng năm 2007 thu hút 35
dự án với vốn đầu tư 1,800 tỷ USD. Đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2001 đến 2007
đạt 3.316 tỷ đồng.
- Vai trò của DLST trong mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Cùng với xu thế chung của thế giới, DLST cũng có vai trò trong mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, DLST chính là con đường tiếp
cận với các quốc gia bên ngoài một cách hữu hiệu nhất góp phần tăng cường sự hiểu
biết lẫn nhau, đoàn kết các dân tộc, địa phương vì hoà bình hợp tác và phát triển. Đồng
thời, thu hút nhiều nhà đầu tư vào kinh doanh du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng.
Phát triển DLST giúp ích cho việc cải thiện và nâng cao vị thế quốc gia trên
trường quốc tế.DLST là cầu nối mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu kinh tế, văn hoá
giữa các dân tộc các địa phương “DLST là sứ giả của hoà bình”. Thông qua phát triển
DLST các quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và mở rộng. Mở rộng giao lưu hợp tác
quốc tế trong việc bảo tồn tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích văn
hoá lịch sử; hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, bảo
tồn động, thực vật quý hiếm, hợp tác đầu tư, tour, tuyến du lịch, trao đổi hàng hoá…
Các nước trong khu vực hoặc các nước trên thế giới là điểm đến của du lịch. DLST
thực hiện sự giao lưu không gian, sản phẩm xã hội và của cải quốc dân, phân phối lại thu
nhập giữa các khu vực, tăng thu ngoại tệ, cân bằng thu, chi quốc tế, thu hồi ngoại tệ…
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã ký 25 hiệp định hợp tác song
phương với các nước, đồng thời thiết lập quan hệ bạn hàng trên một nghìn hãng của
hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc
tế Việt Nam đã áp dụng miễn thị thực song phương cho công dân 6 nước trong khối

ASEAN, đơn phương miễn thị thực cho du khách đến từ nhật Bản, Hàn Quốc và 4
nước Bắc Âu vào Việt Nam trong vòng 15 ngày.
- Vai trò của DLST trong phát triển kinh tế thị trường
DLST phát triển kích thích, làm động lực cho kinh tế thị trường phát triển.Sản
phẩm của DLST thường phong phú, đa dạng chất lượng cao. Dó đó, đòi hỏi phải mở
SVTH: Nguyễn Thị Minh Hữu

19


×