Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận Phân tích HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT A&C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.08 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP:

CÔNG TY TRÁCH NHIÊM
HỮU HẠN KỸ THUẬT A&C

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SƠN

: ĐỖ TRƯỜNG

SINH VIÊN THựC HIệN
:
PHÙNG ĐỨC NAM MÃ SINH VIÊN
:
A16552
CHUYÊN NGÀNH
: TÀI CHÍNH


HÀ NỘI - 2014


MỤC LỤC
CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT A&C............................................................... 2
Quá trình hình thành và phát triển của công ty tnhh kỹ thuật a&c..................................2
Thông tin cơ bản về doanh nghiệp................................................................................... 2


Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.................................................................. 2
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.............................................................................. 3
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT A&C........................................................................ 6
Khái quát về lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH kĩ thuật A&C...............................6
Quy trình hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty TNHH kỹ thuật A&C
6
Mô tả quy trình hoạt động chung của công ty................................................................. 6
Mô tả quy trình lập dự toán tại Công ty TNHH Kỹ thuậ A&C........................................ 7
Quy trình làm việc của phòng kế toán ................Error! Bookmark not defined.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ thuật A&C..Error!
Bookmark not defined.
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2011_2012 của công ty TNHH kỹ
thuật A&C................................................................................................. 7
Tình hình tài sản nguồn vốn năm 2012 và năm 20112 của công ty
TNHH kỹ thuật A&C.............................................................................. 11
Các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Kỹ thuật A&C................................... 14
chỉ tiêu xác định tài sản và nguồn vốn.............................................................. 14
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty TNHH kỹ thuật A&C
...................................................................................................................15
2.4.3 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. ........................................................16
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản............................................. 17
Tình hình người lao động tại công ty................................................................... 17
Cơ cấu lao động và thu nhập............................................................................. 17
Về thu nhập bình quân tại công ty.................................................................... 18
Công tác đào tạo và các chính sách phúc lợi.................................................... 18
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN.................................................................... 19
Môi trường kinh doanh....................................................................................................... 19
Thuận lợi
19

Khó khăn
19
Những ưu điểm , tồn tại của công ty TNHH Kỹ thuật A &C và biện pháp khắc
phục 19
Ưu điểm
19


PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Nhược điểm................................................................................................................ 20
Biện pháp khắc phục...................................................................................................... 20
Định hướng phát triển của công ty TNHH Kỹ thuật A&C............................................ 20


LỜI MỞ ĐẦU
Tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp là một bài toán không hề dễ cho bất
kì doanh nghiệp nào trong bối cảnh kinh tế chưa vượt qua được khủng hoảng như hiện
nay. Nền kinh tế chưa có nhiều biến chuyển đáng kể thì các doanh nghiệp phải đối dầu
với nhiều thử thách mới để không những vươn lên tự khẳng định mình trên thị trường
cũng như sự cạnh tranh của những doanh nghiệp đối thủ khác. Để làm được điều ấy
doanh nghiệp cần phát huy thế mạnh của minh ngay trên thị trường trong nước.
Thấy rằng đây là điều quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp,
đồng thời được sự cho phép của nhà trường và Công ty TNHH Kỹ thuật A&C, với sự
mong muốn được tìm hiểu công việc thực tế cùng với những kiến thức đã tích lũy tại
trường Đại học Thăng Long, em đã thực tập tại phòng Tài chính-Kế toán của Công ty
TNHH Kỹ thuật A&C. Trong quá trình thực tập em đã tìm hiểu hoạt động của các
phòng ban khác nhau, cũng như hoạt động cụ thể của phòng Tài chính-Kế toán. Em đã
học hỏi được nhiều điều trong quá trình thực tập. Trên cơ sở đó em đã tổng hợp bản
báo cáo này.
Báo cáo gồm 3 phần chính như sau:

Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty
TNHH Kỹ thuật A&C.
Phần 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Kỹ thuật A&C
Phần 3: Nhận xét và kết luận.


PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT A&C
Quá trình hình thành và phát triển của công ty tnhh kỹ thuật a&c
Thông tin cơ bản về doanh nghiệp
Tên công ty
: Công ty TNHH kỹ thuật A & C
Tên giao dịch
: A & C TECHNOLOGY COMPANY LIMITED
Tên viết tắt
: A & C TECHNOLOGY CO., LTD
Trụ sở chính
: Số 20A ngách 575/18 Kim Mã, phường Ngọc
Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

-

Mã số thuế
: 0104086435
Số lượng lao động : 72 nhân viên
Ngành nghề:
- Đóng tàu và thuyền
- Tư vấn thiết kế tàu biển
Cung cấp các thiết bị điện, vật tư ngành điện


Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Kỹ thuật A&C được thành lập vào ngày 06 tháng 06 năm 2008
theo quyết định số 0102040059 do phòng đăng ky ́ kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư
Hà Nội cấp giấy phép . Công ty có trụ sở chính tại : Số20A, ngách 575/18, phường
Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Công ty đi vào hoạt động với hình thức là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dưới sự điều
hành của bà Phạm Thị Bích Liên. Lĩnh vực kinh doanh đặc thù về thiết kế và tư vấn kỹ
thuật tàu thủy, công tyTNHH Kỹ thuật A&C luôn cố gắng gây dựng cho mình được
niền tin cũng như một thương hiệu vững mạnh trên thị trường. Số lượng thành viên
của công ty là 72 người bao gồm những kỹ sư thiết kế được đào tạo bài bản, có kinh
nghiệm làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm cao. Công ty TNHH Kỹ thuật A&C
là một doanh nghiệp luôn nỗ lực vì chất lượng sản phẩm cũng như sự hài lòng của
khách hàng.


Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Kỹ thuật A&C
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Kỹ thuật A&C

Giám đốc

Phó giám đốc
Phòng tài
chính kế
Nhận xét:
toán

Phòng
kinh
doanh


Phòng
Phòng
(Nguồn: Phòng
hành chính)
kỹ thuật
hành
chính

Bộ máy quản lý của công ty được phân chia rõ rang theo từng phòng ban giúp
việc quản lý cũng như hoạt động được thuận lợi và chuyên trách hơn. Công việc của
phòng ban nào đều được phân chia cụ thể và giải quyết nhanh chóng.

1.2
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc:
Giám đốc là người trực tiếp điều hành công ty, là đại diện pháp nhân của công
ty trước pháp luật đồng thời là người đứng ra tổ chức, quản lý, dõi tiến độ công việc
kinh doanh của công ty, giúp công ty hoàn thành được những mục tiêu đề ra. Tổ chức
thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.
Kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư tài chính
của công ty. Quyết định ngân sách hoạt động cho từng phòng ban.
Ban hành các quy định trong công ty.
Kí kết hợp đồng.
Đưa ra các phương án làm việc trong hiện tại và tương lai cho công ty
Phó giám đốc:
Là người trợ giúp giám đốc trong công tác quản lý doanh nghiệp. Phó giám đóc
có thể ủy quyền cho phó giám đốc điều hành công việc trực tiếp kí kết các hợp đồng
cũng như xác nhận chứng từ liên quan đến công vệc được phân công. Trong khi giám
đốc vắng mặt phó giám đốc có thể thay mặt giám đốc giải quyết công việc rồi báo cao
chi tiết lại sau với giám đốc.

Phòng tài chính kế toán:
Ghi chép, tính toán, quản lý cũng như phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trogn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.


Kiểm tra, giám sát mọi khoản thu chi, thanh toán. Kiểm tra việc sử dụng đúng
mục đích của tài sản.
Tính toán và quản lý sổ sách. Đảm bảo tính minh bạch độc lập và phù hợp với
quy định của pháp luật.
Lập kế hoạch tài chính, lựa chọn các phương thức huy động vốn.
Quản lý, theo dõi các nguồn vốn: vốn chủ sở hữu, vốn của nhà đầu tư, vốn vay
Tổ chức công tác thẩm định, kiểm toán các sản phẩm cung cấp được cho khách
hàng.
Cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra, phân tích
các hoạt động kinh tế, tài chính và phục vụ cho công tác thống kế, thông tin kinh tế
của công ty. Cung cấp thông tin, số liệu kết toán theo quy định của pháp luật.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán,và đưa các giải pháp phục vụ cho yêu cầu
của nhà lãnh đạo nhàm đưa ra các quyết định về kinh tế, tài chính. Giám sát việc sử
dụng nguồn lực tài chính, bảo toàn vốn và tài sản của doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật:
Gồm 3 bộ phận:
Bộ phận chăm sóc khách hàng: Liên hệ với các khách hàng, đối tác của công
ty, tạo dựng niềm tin cho khách hàng và đối tác. Tiếp nhận khiếu nại và giải đáp thắc
mắc cho khách hàng.
Bộ phận kinh doanh dịch vụ kỹ thuật: Hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về các
vấn đề kỹ thuật. thực hiện các hợp đồng đặt hàng, bảo hành các sản phẩm cũng như
dịch vụ của công ty.
Bộ phận Kỹ thuật: là bộ phận chuyên trách của công ty, có chức năng đưa ra ý
kiến cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, và giám sát chất lượng của sản
phẩm.

Phòng hành chính:
Gồm 3 bộ phận:
Bộ phận hành chính: là nơi tiếp nhận, phân loại các văn bản hành chính, tham
gia cố vấn cho giám đốc xử lý các văn bản này một cách nhanh chóng và kịp thời. có
trách nhiệm quản lý dấu, chữ ký theo quy định của nhà nước, cấp các giấy tờ, thủ tục
hành chính liên quan theo quy định của phấp luật như giấy công tác, giấy giới thiệu…
các loại giấy tờ khác do công ty ban hành.
Bộ phận ISO: là bộ phận quản lý và đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo
quy chuẩn quốc tế, nhằm đảo bảo cho khách hàng một cam kết và đảm bảo về mặt chất
lượng khi mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Bộ phận nhân sự và đào tạo: phụ trách công việc tuyển lao động cho công ty,
sắp xếp, đào tạo nhân viên mới thành thạo với các vị trí tuyển dụng.


Nhận xét: Thông qua mô hình tổ chức cơ cấu của công ty TNHH
Kỹ thuật
A&C ta có thể thấy mô hình của công ty không quá lớn và được sắp xếp khoa học và
gọn gàng, các phòng ban và bộ phận được bố trí khá hợp lý giúp cho việc phối hợp và
hỗ trợ cho nhau được thuận tiện hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.


PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT A&C
Khái quát về lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH kĩ thuật A&C
Ngành nghề kinh doanh chủ yế u mang lại cho doanh thu cho C ông ty TNHH
Kỹ thuật A & C là tư vấn , thiết kế, đóng tàu và thuyền . Ngoài ra công ty còn tạo ra
được doanh thu từ việc kinh doanh các lĩnh vực khác, cụ thể:
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên

- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ mô tô và xe máy)
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện.
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.
Quy trình hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty TNHH kỹ thuật A&C
Mô tả quy trình hoạt động chung của Công ty
Sơ đồ 2.1: quy trình hoạt động chung của công ty

Bước 1:
Nghiên
cứu thị
trường

Bước 2: Liên
hệ đối tác, và
tư vấn khách
hàng

Bước 3: kí
hợp đồng

Bước 4: cung
cấp sản phẩm

Bước 5:
Bảo
hành

Bước 1: Nghiên cứu thì trường
Mục tiêu của bước nghiên cứu thị trường là nhằm tìm kiếm khách hàng mục

tiêu cũng như xác định đối thủ cạnh trong lĩnh vực, ngành nghề mà Công ty kinh
doanhtrong nước cũng như nước ngoài. Tìm hiểu các chính sách của chính phủ về các
điều kiện như luật pháp, thuế xuất nhập khẩu…từ đó tìm ra các thuận lợi khó khăn,
cũng như lợi thế hoặc thách thức của Công ty để đưa ra các chiên lược kinh doanh
phù hợp với khả năng của Công ty nhằm phát huy hoàn toàn điểm mạnh và hạn chế
tối thiểu những rủi ro có thể gặp phải.
Bước 2: Liên hệ đối tác và tư vấn khách hàng
Liên hệ với khách hàng là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhân viên ở bộ phận này có nhiệm vụ liên hệ


với các đối tác đầu tư hay khách hàng của Công ty đáp ứng kịp thời mong muốn của
khách hàng cũng như nhà đầu tư. Luôn động liên lạc với những khách hàng để thông
báo, giả đáp những thắc mắc cũng như đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.
Bước 3: ký kết hợp đồng
Sau hai bước trên giám đốc Công ty sẽ xem xét các yếu tố có liên quan sẽ tiến
hành việc kí hợp đồng với khách hàng. Các yêu cầu của khách hàng và trách nhiệm
của công ty sẽ được thể hiện rõ ràng trên hợp đồng. Trong trường hợp không thuận lợi
và một điều khoản nào đó không được thông qua thì sẽ có lí do cụ thể cho khách hàng.
Ngoài ra các thông tin về chiết khấu cũng như bảo hành sẽ ghi cụ thể trên hợp đồng.
Bước 4: Cung cấp sản phẩm
Sản phẩm, hàng hóa sẽ được vận chuyển cho khách hàng theo đúng như hợp
đồng quy định. Trong trường hợp thiếu hụt vì rủi ro khách quan, chủ quan nào đó
Công ty sẽ nhanh tróng cam kết giao hàng theo thời gian mới với khách hàng và mọi
phí tổn cho việc trậm trễ này sẽ do Công ty chịu. Đối với các dịch vụ đi kèm khác
công ty sẽ đảm bảo thực hiện theo đúng những kí kết đã ghi trong hợp đồng.
Bước 5: Bảo hành
Bảo hành là khâu vô cùng quan trọng đối với Công ty cũng như khách hàng.
Khi sản phẩm, hàng hóa đã được bàn giao cho khách hàng thì trong quá trình sử dụng
các nhân viên thuộc bộ phận kĩ thuật của Công ty sẽ luôn giám sát, tiến hành kiểm tra ,

bảo dưỡng định kì cho đến hết thời hạn bảo hành của sản phẩm đã được kí kết theo
hợp đồng. Công ty luốn cố gắng giảm thiểu tối đa các rủi ro, hỏng hóc có thể xảy ra
đối với sản phẩm tránh các thiệt hai gây ra cho khách hàng.
Mô tả quy trình lập dự toán tại Công ty TNHH Kỹ thuật A&C
Với chức năng như trái tim của công ty, phòng kế toán đều trực tiếp hoặc gián tiếp
tham gia vào các phần của quy trình sản xuất kinh doanh chung của công ty. Trong
thời gian thực tập tại công ty, dưới sự hướng dẫn của các chị tại phòng kế toán của
công ty, trực tiếp tham gia vào hoạt động của công ty em xin được mô tả quy trình lập
dự toán cho công trình.
Phòng kế toán phối hợp cùng phòng kỹ thuật, phòng quản lý dự án để đưa ra các dự
toán cho thiết bị được đặt hàng. Sau khi hoàn thành bản vẽ về các thiết kế kỹ thuật.
Phòng kỹ thuật tiến hành phân tích khối lượng về nguyên liệu, máy móc, nhân công...
cần thiết để sản xuất thiết bị, phòng kế toán dựa trên số liệu chuyển sang của phòng kỹ
thuật cùng với đơn giá của các nguyên vật liệu trên thị trường, giá nhân công... để lập
dự toán chi tiết bằng tiền. Đồng thời phòng kế toán với sự tư vấn của phòng quản lý dự
án cũng tính toán số lượng nhân công, máy móc cần thiết nhằm giảm chi phi cho công
ty. Từ đó xác định giá vốn hàng bán dự kiến của từng sản phẩm hay thiết bị kỹ thuật
được sản xuất. Sau đó, bản dự toán và bản thiết kế được trình duyệt ban giám đốc.


Doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2011_2012 của công ty TNHH kỹ thuật
A&C
Bảng 2.1: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị tính: đồng)
Chênh lệch
Chỉ tiêu

(A)

2013


(1)

2012

(2)

Tuyệt đối

Tương đối %

(3)=(1)-(2)

(4)=(3)/(2)

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ

1.130.045.454

1.547.085.454 (417.040.000)

(26,95)

Doanh thu thuần

1.130.045.454

1.547.085.454 (417.040.000)


(26,95)

Giá vốn hàng bán

550.696.217

915.574.514 (364.878.297)

(39,85)

Lợi nhuận gộp

579.349.237

631.510.940

(52.161.703)

(8,25)

1.345.003

1.022.799

322.204

31,5

Chi phí QLDN


612.977.107

327.975.972

285.001.135

86,89

Lợi nhuận thuần

(32.282.867)

304.557.767 (336.840.634)

(110,5)

77.446

77.446

(77.446)

(77.446)

Lợi nhuận trước thuế

(32.360.313)

304.557.767 (336.918.080)


Thuế TNDN hiện hành

1.853.000

1.853.000

Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay

Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác

(110,62)

Thuế thu nhập hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế

(34.213.313)

304.557.767 (338.771.080)
(111,23)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Nhận xét:
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy tổng quát tình hình
và kết quả kinh doanh trong mộtnăm hoạt động của doanh nghiệp, và chi tiết cho các
hoạt động kinh doanh chính. Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh năm2012– 2013 em
thấy rằng, tình hình kinh doanh của công ty TNHH kỹ thuật A&C đang gặp nhiều

vấn đề khó khăn và gây ra thua lỗ trong năm 2013 vừa qua. Cụ thể lợi nhuận sau thuế
của công ty trong năm 2013 đã âm, giảm mạnh so với năm 2012 là 111,23% về mức
tuyệt đối và tương đối là 338.771.080 đồng. Do trong năm 2013 công ty đã không có


nhiều hợp đồng làm ăn như năm 2012, cũng như việc quản lý chưa tốt dẫn đến doanh
thu trong năm 2013 sụt giảm 26,95% so với năm 2012 đồng thời chi phí quản lý doanh
nghiệp năm 2013 lại tăng thêm 285.001.135 đồng tương ứng với mức tăng 86,89% so
với năm 2012. Dưới đây là những phân tích về báo cáo trên để chúng ta hiểu rõ hơn về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong năm 2013, tổng doanh
thu của công ty là 1.130.045.454đồngthấp hơn năm 2012 là 1.547.085.454đồng đã
giảm 417.040.000 tương ứng tỷ lệ là 26,25%. Như vậy tổng doanh thu năm 2013 thấp
hơn tổng doanh thu năm 2012. Nguyên nhân là do Công ty đã chưa có những chính
sách tìm kiếm khách hàng mới cũng chưa xây dựng niềm tin, mối quan hệ thân thiết
trong việc duy trì khách hàng cũ. Do một phần trong năm 2013 tình hình kinh tế chung
của xã hỗi vẫn chưa có gì khởi sắc so với năm 2012 cũng như ngành nghề về công
nghiệp đóng tàu đang gặp nhiều khó khăc chưa khắc phục được dẫn đến doanh thu của
Công ty sụt giảm khá mạnh.
Doanh thu thuần: năm 2013 giảm so với năm 2012 là 417.040.000đồng tương
đương với 26,95%.Doanh nghiệp không có khoản giảm trừ doanh thu, như đã nói ở
trên doanh thu giảm như vậy do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan gây
ra. Để cải thiện tình hình này Công ty phải cải tiếncác sản phẩm kỹ thuật về tàu thủy
và phải nỗ lực nâng cao công tác quản lý, chú trọng tìm kiếm khách hàng cũng như
xậy dựng niềm tin đối với khách hàng quen thuộc. Trong thời kỳ khó khăn trong
ngành công nghiêp kỹ thuật thì chất lương sản phẩm dịch vụlà điều cốt lõi đề doanh
nghiệp tồn tại và phát triển.
Giá vốn hàng bán: năm 2012 là 915.574.514 đồng , song đến năm 2013 giảm
đi 364.878.279 đồng xuống còn 550.696.217 đồng tương ứng giảm 39,85% so với năm
2012. Chỉ tiêu này sụt giảm là trong năm 2013 các hợp đồng của Công ty không nhiều

và lớn như năm 2012 nên nguyên vật liệu đầu vào đã giảm. Mặc dù giá nguyên vật liệu
trong năm 2013 có giảm so vơi năm 2012 nhưng chỉ tiêu này vẫn phản ánh việc kinh
doanh của công ty không gặp nhiều thuận lợi dẫn đến việc tình hình sản xuất kinh
doanh năm 2013 có chiều hướng không bằng năm 2012.
Lợi nhuận gộp:trong năm 2013 lợi nhuận của Công ty chỉ đạt 579.349.237
đồng, so với năm 2012 là 631.510.940 đồng đã bị giảm đi 52.161.703 đồng, tương ứng
giảm 8,25%. Do doanh thu của Công ty trong năm 2013 thấp hơn năm 2012 lên tới
26,95% thì việc lợi nhuận chỉ đạt như trên là điều tất yếu. Trong tình hình kinh tế khó
khăn cũng như mặt tìm kiếm khách hàng mới còn yếu kém Công ty nên có chính sách
kinh doanh mới nhằm cải thiện tình hình này.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: ngược lại với doanh thu và lợi nhuận thì trong
năm 2013 khoản chi phí này của Công ty lại tăng vọt từ 327.975.972 đồng trong năm


2012 lên đến 612.977.107 đồng trong năm 2013, tương ứng tăng tới 86,89% so với
năm 2012.
Lợi nhuận thuần: trong năm 2013 chỉ tiêu này của Công ty là âm 32.282.857
đồng, Công ty đã thua lỗ trong năm 2013. So với năm 2012 là 304.557.767 đồng đã
giảm tương ứng 110,5%. Do doanh thu giảm mà các khoản chi phí lại tăng nên lợi
nhuận năm 2013 là không có thậm chí thua lỗ.
Chi phí thuế TNDN:báo cáo kết quả kinh doanh chỉ cho ta thấy phần lợi nhuận
kế toán của Công ty, nhưng đối với việc tính các khoản thuế phải nộp cho nhà nước thì
không chỉ dựa trên nhưng con số này.Trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 lợi
nhuận trước thuế của công ty là âm 34.213.313 đồng nhưng công ty vẫn phải đóng
thuế thu nhập doanh nghiệp là do có khoản chi phí không đầy đủ hóa đơn chứng từ
hợp lệ nên bị coi là chi phí không hợp lý hợp lệ nên cơ quan thuế vẫn thu khoản thuế
này của doanh nghiệp là 1.853.000 đồng.
Lợi nhuận sau thuế:là lợi nhuận thuần sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh
nghiệp. Con số này trong năm 2013 là âm 32.282.857 đồng. Việc sản xuất kinh doanh
của công ty trong năm 2013 gặp nhiều khó khăn cũng do một phần chiều hướng chung

của nền kinh tế.
Kết luận
Trong năm 2013 doanh nghiệp đã hoạt động không đạt hiệu quả tốt, dẫn đến
thua lỗ. Doanh nghiệp nên tìm giải pháp mới trong tìm kiếm khách hàng cũng như
quản lý các khoản chi tiêu trong doanh nghiệp. So với năm 2012 thì năm 2013 là một
năm không mang lại kết quả như mong đợi.


Tình hình tài sản nguồn vốn năm 2012 và năm 20112 của công ty TNHH kỹ
thuật A&C
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu

TỔNG TÀI SẢN

Năm 2013

Năm 2012

(1)

(2)

Chênh lệch
Tuyệt đối

Tương đối (%)

(3)=(1)-(2)


(4)=(3)/(2)

2.076.151.170

1.984.454.135

91.697.035

4,62

2.076.151.170

1.983.603.171

92.547.999

4,65

750.092.741

646.344.569

103.748.172

16,05

1.014.915.000

1.332.940.000


(318.025.000)

(23,85)

919.665.000

1.249.040.000

(329.375.000)

(26,37)

95.250.000

83.900.000

11.350.000

13.52

III. Hàng tồn kho

274.023.882

3.027.273

270.996.609

8951,83


1. Hàng tồn kho

274.023.882

3.027.273

270.996.609

8951,83

37.119.547

129.1329

35.828.218

2774,52

35.018.304

985.457

34.032.847

3453,5

2.101.243

305.872


1.795.371

586,96

B TÀI SẢN DÀI HẠN

850.964

(850.964)

(100)

I. Tài sản cố định

850.964

(850.964)

(100)

36.697.056

36.697.056

0

0,00

Giá trị hao mòn lũy kế


(36.697.056)

(35.846.092)

(850.964)

2,37

TỔNG NGUỒN VỐN

2.076.151.170

1.984.454.135

91.697.035

4,62

A NỢ PHẢI TRẢ

239.195.000

113.284.652

125.910.348

111,1

I. Nợ ngắn hạn


239.195.000

113.284.652

125.910.348

111,1

A TÀI SẢN NGẮN
HẠN
I. Tiền và các khoản
tương đương với tiền
II. Các khoản phải
thu ngắn hạn
1. Phải thu của khách
hàng
2. Trả trước cho người
bán

IV. Tài sản ngắn hạn
khác
1.thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ
2.thuế và các khoản
khác phải thu nhà nước

Nguyên giá

(Đơn vị tính: đồng)



1. Phải trả người bán
2.người mua trả tiền
trước
3. Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
B VỐN CHỦ SỞ
HỮU

63000000
239.195.000

(63.000.000)

(100)

239.195.000
50.284.652

(50.284.652)

(100)

1.836.956.170

1.871.169.483

(34.213.313)

(1,83)


I. Vốn chủ sở hữu

1.836.956.170

1.871.169.483

(34.213.313)

(1,83)

1. Vốn đầu tư của chủ
sở hữu

2.000.000.000

2.000.000.000

0

0,00

2. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối

(163.043.830)

(128.830.517)

(34.213.313)


(26,55)

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét:
Trên cơ sở bảng cân đối kế toán em xem xét cũng như đánh giá về cơ cấu cũng
như các mối quan hệ về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. từ đó có đánh giá về
khả năng tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những điểm mạnh, điểm
yếu còn tồn tại của doanh nghiệp để có thể tìm ra giải pháp khắc phục.
Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp:
Tổng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2013 của công ty là
2.076.151.170 đồng cụ thể như sau:
A.Tài sản ngắn hạn:
Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền tăng từ 646.344.569 đồng lên đến
750.092.741 đồng với mức tăng 103.748.172 đồng tương ứng tăng 16,055 %. Trong
năm 2103 vừa qua là một năm kinh tế vẫn còn có nhiều khó khăn nhất là trong ngành
công nghiệp đóng tàu cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp ngành và
đồng thời đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình doanh nghiệp chủ động tích trữ thêm
tiền mặt để phục vụ nhu cầu khi cần thiết. Việc tích trữ thêm tiền này giúp doanh
nghiệp có khả năng phó với những biến động kịp thời nhưng cũng gia tăng thêm phần
chi phí cơ hội do tiền nằm trong doanh nghiệp không đầu tư sinh lợi nhuận được.
Các khoản phải thu ngắn hạn: khoản phải thu năm 2013 là 1.014.915.000
đồng giảm so vơi năm 2012 là 318.025.000 đồng tương ứng giảm 23,85%. Tuy nhiên
đây không phải là tín hiệu đáng mừng. chỉ tiêu này giảm là do Công ty ít khách hàng
hơn so với năm 2012, khiến cho doanh thu của Công ty giảm dẫn đến chỉ tiêu này
cũng giảm như đã nói ở trên. Khoản phải thu này do Công ty kéo dài thời gian trả nợ
cho khách hàng. Chính sách này khá mạo hiểm vì trong tình hình kinh tế như ngày nay
việc kéo dài các khoản nợ cho khách hàng có thể rủi ro không thu hồi được nợ rất



cao.Khoản phải thu khách hàng của Công ty là 919.665.000 đồng so với năm 2012 tuy
có giảm (26,37%) nhưng trong năm 2013 doanh thu của Công ty gần như bị khách
hàng chiếm dụng, hay chính là Công ty cho khách hàng mua chịu rất nhiều. Việc này
mang lại cho Công ty những rủi ro thanh toán không hề nhỏ. Khoản thanh toán trước
cho nhà cung cấp là 95.250.000 đồng tăng so với năm 2012 là 13,5%.
Hàng tồn kho: lượng hàng tồn kho của Công ty trong năm 2013 là 274.023.882
đồng đã tăng đột biến so với năm 2012 là 3.027.273 đồng, tăng 270996.609 đồng,
tương ứng tăng 8951%. Phần lớn lượng hàng tồn này là do chưa tiêu thụ được. Mặc dù
doanh thu trong năm 2013 của Công ty giảm nhưng công ty dự doán trong tương lai
tình hình kinh tế có biến chuyển tích cực nên đầu tư cho hàng tồn kho để có thế đáp
ứng nhu cầu của thị trường khi cần thiết, cũng như đề phòng việc tăng giá của nguyên
vật liệu. tuy nhiên khoản này làm cho khả năng thanh toán của công ty bị suy giảm,
Công ty không nên để chỉ tiêu này có tỷ trọng quá cao như hiện tại.
Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác củaCông ty trong 2 năm qua là
khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và một phần thuế phải nộp nhà nước. năm
2013 là 37.119.547 đồng tăng so với năm 2012 là 35.828.218 đồng tương ứng tăng
2774,5%.
B.Tài sản dài hạn:
Tài sản cố định: Trong năm 2013 chỉ tiêu này của Công ty là 0 vì tài sản cố
định của Công ty đã trích hết khấu hao và Công ty cũng không đầu tư thêm tài sản cố
định nào mới.
Hao mòn lũy kế: năm 2013 giá trị hao mòn lũy kế của Công ty là 36.697.056
đồng không tăng đáng kể so với năm 2012 là 35.846.092 đồng. Đồng thời khấu hao
này bằng giá trị còn lại của tài sản cố định.
Nguồn vốn:tổng nguồn vốn năm 2013 là 2.076.151.170 đồng tăng 91.697.035
đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 4,62%. Chỉ tiêu này tăng là do trong năm 2013
khoản người mua trả tiền trước tăng. Công ty đã được chiếm dụng khoản vốn này của
khách hàng.
Nợ phải trả: chỉ tiêu này trong năm 2013 chính là khoản nợ ngắn hạn của
Công ty do Công ty không có các khoản vay dài hạn. Năm 2013 tổng nợ phải trả là

239.195.000 đồng tăng 125.910.348 đồng so với năm 2012 trong đó nợ ngắn hạn trong
năm 2013 nợ ngắn hạn của Công ty là 239.195.000 đồng, tăng tuyệt đối so với năm
2012.
Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 là 1.836.956.170 đồng,
giảm 34.213.313 đồng so với năm 2012. Mặc dù chủ Công ty mang 2.000.000.000
đồng (cũng như năm 2012) để bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu nhưng do lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối của Công ty trong năm 2013 là âm 163.043.830 đồng giảm


34.213.213 đồng tương ướng giảm 26,55% so với năm 2012 nên làm giảm vốn chủ sở
hữu.
Các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Kỹ thuật A&C
chỉ tiêu xác định tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3 chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
(Đơn vị tính: %)
Năm
Năm
Chênh
Chỉ tiêu
Công thức
2013
2012
lệch
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn
Tỷ trọng tài sản dài hạn

Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tổng tài sản dài hạn
Tổng tài sản


100

99,95

0,05

0

0,05

(0,05)

Tỷ trọng nợ phải trả

Tổng nợ
Tổng nguồn vốn

11,52

5,7

5,82

Tỷ trọng nguồn vốn

Tổng vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

88,48


94,3

(5,82)

Theo bảng 2.3 ta thấy công ty trong năm 2013 không có sự biến động lớn về tài
sản cũng như nguồn vốn so với năm 2012.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn: cho biết tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần
trăm trong tổng tài sản của Công ty. Trong năm 2013 tài sản ngắn hạn của Công ty
chiếm 100% trên tổng tài sản tăng 0,05% so với năm 2012. Điều này là do thứ nhất
trong năm 2013 Công ty đã không đầu tư hay mua sắm thêm tài sản cố định, thứ hai
trong năm 2013 có sự gia tăng của hàng tồn kho nên tỉ trọng tài sản ngắn hạn tăng so
với năm 2012.
Tỷ trọng tài sản dài hạn: cho thấy trong tổng tài sản của Công ty thì tài sản dài
hạn chiếm bao nhiêu phần trăm. Năm 2013 tỷ trọng này là 0% giảm 0,05% so với năm
2012. Do trong năm 2013 tài sản cố định của Công ty được tính toán là khấu hao hết
nên tỉ trọng này trong năm 2013 là 0%.
Tỷ trọng nợ: cho biết trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì bao nhiêu là do
vay nợ mà có. Theo bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng nợ phải trả năm 2013 là 11,52%
tăng thêm 5,82% so vơi năm 2012. Tỷ trọng này tăng do trong năm 2013 Công ty có
khoản khách hàng ứng tiền trước tăng đột biến so với năm 2012, điều này cũng là một
lợi thế cho công ty do không phải mất chi phí sử dụng vốn mà sử dụng được khoản
tiền này của khách hàng.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: cho ta biết vốn của Công ty bao nhiêu phần trăm là
nguồn vốn của chủ sở hữu.
Nhìn vào bảng cân đối ta có thể thấy tỷ trọng này trong


năm 2013 là 88,48 có giảm so với năm 2012 là 5,82%. Do năm 2013 Công ty kinh
doanh thua lỗ nên chủ sở hữu đã phải dùng tiền của mình để bù đắp khoản lỗ ấy dẫn

đến vốn chủ sở hữu năm 2013 giảm 26,55% so với năm 2012.
Nhận xét:
Nhìn chung cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty trong năm 2013 không có
biến động gì mạnh so với năm 2012. Mặc dù tình hình kinh doanh của công ty trong
năm 2013 không gặp thuận lợi xong cơ cấu của Công ty vẫn khá ổn định.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty TNHH kỹ thuật A&C Bảng 2.4 Chỉ
tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán nhanh

Công thức tính
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
TSNH-hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn

(Đơn vị tính: lần )
Năm Năm Chênh
2013
8,68

2012
17,5

lệch
(8,82)

7,53 17,48


(9,95)

3,16

(2,54)

Tiền và các khoản tương
Khả năng thanh toán tức thời

đương tiền

5,7

Tổng nợ ngắn hạn
Nhận xét
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Là chỉ tiêu phán ánh mỗi đồng nợ ngắn hạn
được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn
càng lớn thì tình hình tài chính của công ty càng tốt.Do trong năm 2013 Công ty thua
lỗ nên các chỉ tiêu của Công ty đều âm. Mặc dù trong hai năm 2013 và 2012 chỉ tiêu
này của công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ mọi khoản nợ ngắn hạn của công ty đều có tài
sản đảm bảo. Nhưng năm 2013 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 8,68 đồng tài
sản ngắn hạn, giảm 8,82 lần so với năm 2012 là 17,5 đồng. Nguyên nhân do khoản
phải trả người bán của công ty trong năm 2013 tăng nên chỉ tiêu này trong năm 2013
thấp hơn so với năm 2012.
Khả năng thanh toán nhanh:chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán thực sự
của Công ty qua việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt, chỉ tiêu này càng cao thì càng
tốt. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao thì ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Công
ty. Năm 2013 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 7,53 đồng tài sản ngắn hạn
không kể hàng tồn kho, giảm so với năm 2012 là 9,95 lần. Ngoài nguyên nhân như đã
nói ở trên do khoản phải trả người bán tăng còn một nguyên nhân nữa là hàng tồn kho



trong năm 2013 cũng tăng đột biến (8951,83%) so với năm 2012. Doanh nghiệp đã để
chỉ số hàng tồn kho năm 2013 rất cao điều này có thể mang lại nhiều rủi ro nếu như thị
trường nguyên vật liệu có nhiều biến động về giá.
Khả năng thanh toán tức thời: Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng nợ của Công
ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Chỉ
tiêu này của công ty trong năm 2012 là 3,16 nghĩa là một đồng nợ được đảm bảo bằng
2,16 đồng tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt, giảm 2,54 lần so với năm 2012.
Nguyên nhân do nợ ngắn hạn tăng với tốc độ nhanh hơn của việc tăng tiền mặt, tuy
vậy chỉ tiêu này của công ty vẫn nằm trong mức an toàn.
Kết luận: ba chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty trong năm
2013 đều giảm so với năm 2012 cho thấy Công ty đang gặp khó khăn trong việc quản
lý doanh nghiệp. Một phần do yếu tố khách quan kinh tế chung của thị trường gặp khó
khăn, còn lý do chủ quan Công ty chưa có chiến lược quản lý tốt dẫn đến việc biến
động theo chiều hướng tiêu cực xảy ra rất mạnh. Công ty nên xem xét lại chiến lược
quản lý doanh nghiệp để khắc phục tình trạng này.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.
Bảng 2.5 Khả năng sinh lời của công ty TNHH kỹ thuật A&C
(Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu

Công thức
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
Doanh Thu

Lợi nhuận ròng
Vốn Chủ sở hữu

Năm
2013

Năm
2012

Chênh
lệch

(1,56)

15,34

(2,86)

19,68 (22,54)

(1,76)

16,27 (18,03)

(16,9)

Nhận xét:
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng và
tổng tài sản. Nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm
2012 tỷ suất này của Công ty là âm 1,56% giảm 16,9% so với năm 2012. Ta thấy hiệu

quả sử dụng tài sản của Công ty trong năm 2013 không đạt hiệu quả mong đợi do
doanh thu trong năm 2013 giảm 26,95% so vơi năm 2012, còn chi phí lại tăng 86,89%
so vơi năm 2012. Điều này cho thấy việc quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa đạt
hiệu quả dẫn đến chỉ tiêu này so với năm 2012 không nhưng không tăng mà còn âm.


Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh thu
chi phí và lợi nhuận, nó cho biết trong một 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng
là lợi nhuận và còn lại là chi phí của doanh nghiệp. trong năm 2013 chỉ tiêu này là âm
2,86% giảm đến 22,54% so với năm 2012. Lý do trong năm 2013 doanh thu của
doanh nghiệp giảm 26,95% so với năm 2012, còn chi phí lại tăng 86,89% so vơi năm
2012. Điều này cho thấy việc quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả dẫn
đến chỉ tiêu này so với năm 2012 không nhưng không tăng mà còn âm.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư nên quan
tâm, nó đánh giá hiệu quả của việc đầu tư của chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong năm 2012 chỉ tiêu này của công ty là âm 1,76% giảm so với
năm 2012 là 18,03%. Công ty cần có chính sách quản lý cũng như đầu tư mới để nâng
ca khả năng sinh lời của chủ đầu tư.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản.
Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng tài sản
( Đơn vị tính:%)
Chỉ tiêu
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Công thức

Năm
2013

Năm

2012

Doanh Thu
Tài sản

54,44

77,97

Chênh
lệch
(23,53)

Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty năm 2013 cho thấy cứ 100 đồng đầu tư
vào tài sản đem lại 54,44 đồng doanh thu, còn năm 2012 thì đem lại 77,97 đồng doanh
thu. So với năm 2012 đã giảm 23,53%. Lý do của điều này là tài sản trong năm 2013
tăng 91.697.035đồng tương ứng với mức tăng 4,62% so với năm 2012. Nhưng doanh
thu lại giảm 26,95% so vơi năm 2012. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tuy
chưa phải là thấp nhưng lại có chiều hướng giảm. Do tình hình kinh tế còn nhiều khó
khăn nên tìm kiếm khách hàng lớn gặp rất nhiều trở ngại làm ảnh hưởng tiêu cực đến
chỉ tiêu này của Công ty.
Tình hình người lao động tại công ty
Cơ cấu lao động và thu nhập
Bảng 2.7 Trình độ lao động
Trình độ
Số lượng (người)
Sau đại học
38
Đại học

27
Cao đẳng
7
0
Trung cấp, sơ cấp kĩ thuật
Tổng cộng
72

Tỷ trọng (%)
52,77
37,5
9,73
0
100

(Nguồn: Phòng hành chính)


Nhận xét
Dựa vào bảng trên ta thấy đội ngũ lao động của Công ty có trình độ đại học vầ
trên đại học rất cao, chiếm tỷ trọng là 90,27% trên tổng số lao động tại đơn vị. Chất
lượng của cán bộ cũng như lao động của Công ty khá đồng đều và ổn định. Với lực
lượng lao động nòng cốt này họ chính là những nhân tố quan trọng tạo ra thu nhập
cũng như sự phát triển trong tương lai của công ty. Công tyluôn coi việc phát triển và
đào tạo đội ngũ lao động là vấn đề then chốt giúp Công ty phát triển lâu dài.
Về thu nhập bình quân tại công ty
Hiện nay công ty áp dụng chế độ trả lương khoán theo sản phẩm cũng như thâm
niên cống hiến cho công ty. Tham gia đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm đối với nhà nước.
Trong những năm vừa qua, thu nhập bình quân của người lao động luôn ở mức cao,
năm 2013 tinhd hình sản xuất kinh doanh tuy còn nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn

cố gắng tạo điều kiện tôt nhất có thể cho nhân viên trong công ty cụ thể thu nhập bình
quân năm 2013 tăng 5.874.000 VNĐ so với năm 2012. Để duy trì được công ty cũng
như đảm bảo đời sống cho đội ngũ nhân viên đây là nỗ lực rất lớn của công ty.
Công tác đào tạo và các chính sách phúc lợi
Công ty TNHH Kỹ thuật A&C luôn ý thức được tầm quan trọng của nguồn nhân
lực nên trong năm 2013 vừa qua đã luôn thúc đẩy hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn cho cán bộ nhân viên của mình. Công ty tổ chức các khóa học nhằm nâng
cao tay nghề cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân viên. Đồng thời cử
các cán bộ đi đào tạo, học hỏi thêm kiến thức ở những công ty khác.
Công ty TNHH Kỹ thuật A&C luôn tuân thủ và thực hiện chính sách của nhà
nước đối với người lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người lao động như tổ chức thăm khám sức khỏe định kì 2 đợt/năm, công ty đặc biệt
quan tâm tới tình hình sức khỏe,chế độ làm việc của nhân viên. Trang bị đầy đủ dụng
cụ bảo hộ lao động cho người lao động, tạo môi trường làm việc không độc hại, tạo
điệu kiện sinh hoạt tập thể tốt nhất để nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ nhân
viên tạo sự gắn bó, đoàn kết trong công ty, nâng cao hiệu quả làm việc.


PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Môi trường kinh doanh
Ngành nghề chính của công ty TNHH Kỹ thuật A&C là ngành công nghiệp tàu
thủy. Công ty cung cấp các thiết bị cơ khí cũng như dịch vụ liên quan đến dống tàu.
Trong năm 2013 mặc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn nhiều
khó khăn nhưng Công ty vẫn luôn cố gắng duy trì cũng như phát huy nguồn lực tốt
nhất có thể. Sau đây là một vài đánh giá cũng như nhận xét về công ty TNHH kỹ thuật
A&C.
Thuận lợi
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực kỹ thuật tàu biển và dịch vụ viễn dươngcho
nên các điều kiện về môi trường tự nhiên rất thuận lợi do việt nam có đường bở biển
dài , mối quan hệ hợp tác kinh tế và phát triển. Do đó, Việt Nam có điều kiện thuận lợi

để phát triển vận tải biển.
Chính sách của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển.
Việt Nam gia nhập WTO nên nhiều cơ hội đầu từ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Lĩnh vực kỹ thuật về tàu biển ngày càng có nhiều cơ hội
Đội ngũ lao động của công ty có trình độ chuyên môn cao.
Khó khăn
Trong những năm gần đây, diễn biến lạm phát trong nước tăng nhanh làm cho
giá cả thị trường bất ổn, đồng tiền mất giá mạnh.
Nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào ngành gây nên sứa ép về giá thành cũng
như chất lượng sản phẩm và dịch vụ
.
Chính sách quản lý doanh nghiệp còn nhiều chỗ yếu chưa khắc phục được gây
ảnh hưởng đến kết quả chung của Công ty.
Những ưu điểm, tồn tại của công ty TNHH Kỹ thuật A&C và biện pháp
khắc phục
Ưu điểm
Là một Công ty có rất nhiều tiềm năng, từ khi hình thành và phát triển cho tới
nay, Công ty TNHH Kỹ thuật A&C không ngừng nỗ lực phấn đấu trở thành một doanh
nghiệp phát triển về mặt cơ sở kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và về vốn. Có thể thấy những
ưu điểm, thuận lợi của Công ty trong thời gian qua đó là:
Công ty chú trọng tới việc nâng cao chất lượng phục vụ cũng dịch vụ hậu mãi
nhiệt tình.
Cách thức làm việc chuyên nghiệp và năng động của một công ty kỹ thuật
Bên cạnh đó, Công ty còn rất quan tâm tới các tổ chức và đào tạo cho cán bộ
công nhân viên.


Nhược điểm
Bên cạnh những thế mạnh của mình, Công ty cũng vẫn còn tồn tại một số
những mặt còn yếu và cần có thời gian đề tháo gỡ khó khăn. Về cơ bản có những tồn

tại sau:
Công ty gặp phải sự canh tranh gay gắt của các công ty vận tải trong nước và
nước ngoài về đội tàu , dịch vụ, giá cả và các đ iều khoản có lợi trong hợp đồng vận
chuyển. Điều này đòi hỏi Công ty phải xây dựng tốt hơn nữa các chính sách Marketing
quảng bá dịch vụ cũng như xây dựng các chính sách thích hợp về dịch vụ.
Công tác nghiên cứu của Công ty chưa cụ thể , chưa giúp định hướng khách
hàng mục tiêu của Công ty.
Công tác quản lý chưa thực hoàn thiện và còn nhiều điểm yếu cần khắc phục.
Biện pháp khắc phục
Công ty phải xây dựng tốt hơn nữa các chính sách Marketing, quảng bá về doanh
nghiệp, cũng như có chính sách quản lý để giảm thiểu tối đa chi phí cho Công ty.
Tập trung vào nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu một cách cụ thể và
chính xác, cần phải tỉ mỉ hơn và cẩn thận hơn trong phương pháp nghiên cứ u và quá
trình nghiên cứu.
Định hướng phát triển của công ty TNHH Kỹ thuật A&C
Công ty nên tranh thủ những điều kiện thuận lợi trong quan hệ ngoại giao với các
nước để mở ngày càng mở rộng thị trường của mình , đẩy mạnh cung cấp dịch vụ
không chỉ với khách hàng trong nước mà còn cả khách hàng nước ngoài.
Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ . Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các
bạn hàng để tạo ra nguồn dịch vụ ổn định, đáng tin cậy vả về số lượng lẫn chất lượng.
Tham khảo cũng như học tập những doanh nghiệp có chiến lược quản lý doanh
nghiệp, cũng như quản lý vốn tốt.
Khảo sát, nghiên cứu thị trường, đề ra các chiến lược mục tiêu ngắn, trung và dài
hạn về sản xuất và dịch vụ.
Đối với thị trường trong nước, công ty cần có chính sách ưu đãi hợp lý chính
sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.


LỜI KẾT
Trong suốt thời gian thực tập vừa qua em đã nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứ tổng

hợp về hệ thống kế toán, cách tổ chức và thực hiện công tác điều hành quản trị của
Doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Báo cáo thực tập tổng hợp này tập trung chủ yếu vào
tìm hiểu, phân tích và đưa ra một số đánh giá về các chỉ số trong năm vừa qua của
Công ty.
Trong thời gian thành lập và hoạt động đến nay Công ty TNHH kỹ thuật A&C
luôn luôn hoàn thành tất cả các chỉ tiêu đề ra, thực hiện tốt, đúng quy định các hoạt
động liên doanh, liên kết và tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Các loại hàng
hóa của Công ty đạt chất lượng cao, có uy tín đối với người tiêu dùng. Công ty đã và
đang dần khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay
gắt như hiện nay cũng như tạo ra những lợi ích nhất định cho xã hội.
Nền kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế chung toàn cầu, đòi hỏi phải
có sự nỗ lực và cố gắng hết mình của Công ty.
Trong thời gian thực tập và dựa vào những kiến thức đã được học cũng như nỗ
lực bản thân em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, nhưng do còn hạn chế về thời gian
và hiểu biết thực tế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong thầy Đỗ
Trường Sơngiảng viên khoa Quản lý trường Đại học Thăng Long có thể giúp đỡ để
em có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình.


×