Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận marketing kế HOẠCH MARKETING CHO sản PHẨM áo mưa THỜI TRANG RAIN COAT TUMI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.86 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG
LONG

Bài Tiểu Luận Môn:

QUẢN TRỊ MARKETING
Đề tài: Lập bản kế hoạch Marketing cho một
sản phẩm mới của một công ty bất kỳ

Họ tên, mã sinh viên:

Đặng Thị Chí - A17157
Lê Thị Hương - A16741

Giảng viên:

Vũ Thị Tuyết

LỜI NÓI ĐẦU


Như chúng ta đã biết Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, quanh năm nóng ẩm mưa
nhiều. Đặc biệt trong các tháng mưa bão hay ở miền Nam có riêng một mùa mưa. Vì thế áo mưa
là sản phẩm rất cần thiết cho đời sống của chúng ta.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm về áo mưa, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được
về mặt cần thiết là che mưa, tránh ướt , còn về mặt thẩm mĩ thì còn nhiều hạn chế. Nhiều người
ngại dùng áo mưa khi trời mưa nhỏ vì chúng rất cồng kềnh, gây cảm giác khó chịu và không
được diện những bộ đồ đẹp. Nhu cầu của con người mỗi ngày một đa dạng, nhiều người muốn
thể hiện cá tính của mình ngay cả trên những chiếc áo mưa thường ngày, họ muốn không những
chỉ là che mưa mà còn phải đẹp, phải thời trang và phong cách.


Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty chúng tôi quyết định đưa ra sản
phẩm áo mưa thời trang “ Rain Coat TuMi“ vào thị trường Việt Nam.


Phần 1: Tóm Tắt và Mục Lục
1. Tóm tắt
-Công ty TuMi Manufacturing and Trading JSC qua việc nghiên cứu thị trường đã nắm
bắt được nhu cầu mới của người tiêu dùng, từ đó đã quyết định tung ra một sản phẩm mới
“Áo mưa thời trang” nhằm phục vụ, thỏa mãn tối đa nhu cầu của người khách hàng.
-Để sản phẩm mới của công ty có thể tiếp cận thị trường nhanh chóng thì việc lập một
bản kế khoạch marketing cho sản phẩm đó là việc không thể thiếu.Marketing giúp sản
phẩm và doanh nghiệp thâm nhập thị trường dễ dàng hơn, mang hình ảnh đến với công
chúng một cách tốt nhất.
-Một bản kế hoạch marketing hoàn hảo bao gồm những nội dung sau:



Thứ nhất, phân tích tình hình marketing hiện tại.

Thứ hai, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp,
sản phẩm


Thứ ba, xác định mục tiêu marketing.



Thứ tư, xác định chiến lược marketing.




Thứ năm, xây dựng chương trình marketing 4p



Thứ sáu, dự báo kết quả tài chính



Thứ bảy, kiểm tra và giám sát


2. Mục lục:
Trang
Phân tích tình hình marketing hiện tại...........................................................................2
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp…5
Xác định mục tiêu marketing….......................................................................................9
Xây dựng chương trình marketing 4p..........................................................................12
Dự báo kết quả tài chính................................................................................................17
Kiểm tra, giám sát...........................................................................................................19


Phần 2: Phân Tích Tình Hình Marketing Hiện Tại
1. Giới Thiệu Về Doanh Nghiệp
Công ty áo mưa TUMI:
TUMI Manufacturing and Trading JSC là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các
mặt hàng may mặc trong đó sản phẩm chủ đạo là áo mưa cao cấp TUMI đã có chỗ đứng
vững trên thị trường và được người tiêu dùng ưa thích. Ngoài sản phẩm áo mưa thời trang
cao cấp TUMI, những sản phẩm như váy áo thời trang cho phái nữ, quần áo trẻ em,đồng
phục học sinh, đồng phục cho các doanh nghiệp cũng là những thế mãnh của công ty. Đội

ngũ lãnh đão của công ty là những ngườixcó chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Ngoài ra công ty có những chuyên gia, cố
vấn về marketing, thiết kế và kĩ thuật nên sẽ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
Áo mưa TUMI là thương hiệu áo mưa cão cấp đã được cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận
đăng kí thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp.Trong thời giãn vừa qua áo mưa TUMI tự
hào là một trong các sản phẩm góp phần giúp một số doanh nghiệp xây dựng thương
hiệuvà đã tạo được nhiều ấn tượng trong tâm trí của khách hàng.
Một số đối tác chính của TUMI: VDC, Vietcombank, Techcombank, Korean Air, Fargo,
SNV, PVFC, Toyota, Halida, ECO Pharma,…


2.

Giới Thiệu Về Sản Phẩm

Sản phẩm áo mưa mới có vải lót trong tạo sự
ấm áp, mềm mại.Bên ngoài là nilon chống
thấm nước rất dễ lau, không bám bụi, nhanh
khô, mềm mại, không nhăn. Đường may
chắc chắn, được dán bằng băng dán chuyên
dụng cao cấp giúp áo luôn bền, đẹp.
Sản phẩm áo mưa thời trang “ Rain Coat TuMi” có nhiều màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng phù
hợp với mọi lứa tuổi đáp ứng được nhu cầu
của mọi tầng lớp, lứa tuổi.
- Áo mưa dành cho một người, siêu nhẹ.
- Áo mưa nhiều màu sắc, kiểu dáng hợp thời

trang
- Chất liệu: Tráng PU giúp cho áo mưa có độ


bền như vải quần áo thông thường
- Sự mềm mại, nhẹ nhàng, giũ là trôi sạch nước là thế mạnh của sản phẩm.
- Áo mưa không bị hôi hay dễ dàng ẩm mốc như các loại áo mưa thông thường.


ÁO MƯA TUMI - Hãy biến những cơn mưa thành niềm vui riêng của bạn.
3. Những thông tin chung về tình hình kinh doanh của doanh ngiệp
Doanh số: 600.000 sản phẩm : -100.000 sản phẩm áo mưa trẻ em, với giá
70.000-100.000 đồng
-500.000 sản phẩm áo mưa người lớn, với giá
150.000-250.000 đồng
Tổng doanh thu ước tính là: 115 tỉ đồng


Chi Phí: + Chi phí cho sản xuất ( đầu vào, nguyên vật liệu,cơ sở vật chất, thuê lao
động) : 58 tỉ đồng
+ Chi phí cho quản lý,quảng cáo, marketing: 35 tỉ đồng
Lợi nhuận: 115 - (58 + 35) = 22 tỉ đồng
Thị trường: chủ yếu tấn công vào thị trường nội địa, các vùng thành thị, dân cư
đông đúc, các vùng miền núi hẻo lánh còn khó tiếp cận…
Đối thủ cạnh tranh:Một số doanh ngiệp cũng sản xuất áo mưa như: áo mưa rạng
đông, công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Lộc Tấn, Cty TNHH
Sản Xuất Thương Mại Áo Mưa Việt,…
Tình hình phân phối:phân phối tại các đại lý trên toàn quốc, cung cấp cả bán
buôn và bán lẻ, trưng bày sản phẩm rộng rãi tại các siêu thị, đại lý…
Môi trường vĩ mô:là những lực lượng bên ngoài có tác động qua lại, trực tiếp tới
doanh nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp.


Ví dụ như:

-Tình hình thời tiết theo mùa ảnh hưởng đến lượng mưa và nhu cầu dùng áo mưa của
người tiêu dùng
-Thị hiếu và nhu cầu của khách hàng vô cùng đa dạng và phong phú.
-Tình hình kinh tế phát triển hay suy thoái để có thể đưa ra những mức giá phù hợp với
thị trường

Phần 3: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của
doanh nghiệp, sản phẩm
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing
1. Nhà phân phối :


Hệ thống phân phối của chúng ta hiện nay phủ rộng cả nước, tuy nhiên chúng ta chỉ tập
trung ở thành phố lớn và những nhà phân phối này đều là các siêu thị, đại lí lớn.vì vậy
chúng ta mới chỉ phục vụ được 1 bộ phận khách hàng ở thành phố, khu dân cư đông đúc
mà quên các thị trường nhỏ khác. Hơn nữa chúng ta có quá ít các nhà phân phối “chân
rết” đây là những nhà phân phối giúp chúng ta tiêu thụ sản phẩm nhanh nhất, hiện tại chủ
yếu tiêu thụ qua kênh 3 cấp(nhà sản xuất – đại lý-nhà bán buôn-người bán lẻ-khách
hàng). Yêu cầu sắp tới của chúng tôi là: mở rộng mạng lưới phân phối,cố gắng giảm các
kênh trung gian để sản phẩm tới tay nguồi tiêu dùng tốn ít chi phí và đễ dàng nhất.

2. Nhà cung cấp

Hiện nay mạng lưới cung cấp các nguyen liệu, máy móc chính của chúng ta có:
Nguyên liệu sản xuất áo mưa: công ty nhựa An Phát, công ty nhựa Phú An. Đây là 2
nhà cung cấp chính và lớn nhất
Máy móc thiết bị: công ty TNHH Đức Việt
Nguyên phụ liệu: từ các nguồn nhỏ lẻ…
Có thể thấy rằng đây là những nhà cung cấp chính. Sự cung cấp ổn định của họ mang
tính quyết định cho sự sống còn của công ty



Tuy nhiên vì phải phụ thuộc vào những nhà cung cấp này trong khi các nhà cung cấp đủ
năng lực thì ít nên đôi khi chúng ta phải chấp nhận 1 số thiệt hại như: giao hàng muộn,
hàng thiếu, giao hàng đôi khi không đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng, ngoài ra còn có hiện
trượng bị đẩy giá lên.
Cho nên sắp tới chúng ta nên tìm thêm nhiều nhà cung cấp nữa, ký hợp đồng dài hạn để tránh
rủi ro cho công ty.

3. Đối thủ cạnh tranh

Số lượng đối thủ hiện nay là quá nhiều.học có đủ yếu tố tài chính, nhân lực, sản phẩm để
cạnh tranh với chúng ta. Với những đối thủ mạnh mẽ, không cẩn thận chúng ta sẽ bị sụp
đổ.Vì vậy cẩn đảm bảo bảo mật thông tin nội bộ, đặc biệt là thông tin về sản phẩm mới,
không được phép rò rỉ ra ngoài.


4. Công chúng

Bao gồm những người dân sống quanh nhà máy nơi chúng ta sản xuất: phải đảm bảo rằng
chúng ta có đầy đủ hệ thống nước thải, khói bụi trước khi thải ra môi trường. Tạo dựng
hình ảnh 1 công ty xanh với người dân xung quanh.Nếu để tạo ra các điều tiếng về môi
trường thì chính chúng ta sẽ giết chúng ta, dân chúng sẽ quay mặt lại với thương hiệu mà
chúng ta đã dày công xây dựng.
+ giới báo chí – truyền thông:
Đây là nhóm giúp đưa hình ảnh của chúng ta tới người tiêu dùng. Phải tạo mối quan hệ
bền chắc với nhóm này để hình ảnh của công ty mà dân chúng được chứng kiến luôn là 1
hình ảnh “ xanh”, vững mạnh trong tâm trí nguồi tiêu dùng.



5. Môi trường văn hóa xã hội

Hoạt động Marketing dưới hình thức này hay hình thức khác đều trong phạm vi xã hội và
từng xã hội lại có một nền văn hóa hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của nó. Văn hóa là
tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ bản của con người từ lúc được sinh ra, lớn
lên... Những yếu tố của môi trường văn hóa phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống
giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi, đây là các yếu tố
có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ. Khi phân tích môi
trường văn hóa cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối
tượng phục vụ của mình. Tiêu thức thường nghiên cứu đó là:
+ Dân số hay số người hiện hữu trên thị trường. Thông qua tiêu thức này cho phép
doanh nghiệp xác định được quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu.
+ Xu hướng vận động của dân số như tỷ lệ sinh, tử, độ tuổi trung bình và các lớp già
trẻ. Nắm được xu hướng vận động của dân số có thể đánh giá được dạng của nhu cầu
và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.
+ Sự dịch chuyển của dân cư và xu hướng vận động.
+ Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ. Yếu tố này liên quan đến sự thoả
mãn nhu cầu theo khả năng tài chính.


+ Nghề nghiệp tầng lớp xã hội.
+ Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo.
6. Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị,
hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện
của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
Marketing. Các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội
thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào.Phân tích môi
trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi

hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật
trong nền kinh tế.
Các yếu tố của môi trường chính trị pháp luật có thể kể đến như:
+ Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế.
+ Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ và khả
năng điều hành của Chính phủ.
+ Mức độ ổn định chính trị, xã hội.


+ Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi pháp luật trong đời sống
kinh tế, xã hội.
7. Môi trường kinh tế và công nghệ

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp là rất lớn.Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức
doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó
cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ sự
thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau và thậm chí dẫn đến yêu cầu thay
đổi mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
8. Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ
thắng, sẽ tồn tại và phát triển.Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các
doanh nghiệp phải vươn lên vượt qua đối thủ của mình.Điều kiện để cạnh tranh và các
thành phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh để vượt lên phía trước tạo ra
môi trường cạnh tranh trong nên kinh tế.Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một
chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh



hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp.Phân tích môi trường cạnh
tranh là hết sức quan trọng, coi thường đối thủ, coi thường các điều kiện, yếu tố trong
môi trường cạnh tranh dẫn đến thất bại là điều không thể tranh khỏi.
9. Môi trường tự nhiên
Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả năng khai thác cơ hội kinh doanh còn có
các yếu tố thuộc môi trường địa lý, sinh thái.Các yếu tố địa lý sinh thái từ lâu đã được
nghiên cứu xem xét để có kết luận về cách thức và hiệu quả kinh doanh.Các yếu tố môi
trường sinh thái không chỉ liên quan đến vấn phát triển bền vững của một quốc gia mà
còn liên quan lớn đến khả năng phát triển bền vững của từng doanh nghiệp. Các yếu tố
thường nghiên cứu bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ, các vấn đề
cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
10. Môi trường nhân khẩu

Lực lượng đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số, bởi vì con người tạo nên thị
trường. Những người làm Marketing quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở
các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc,
trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia đình, cũng như các đặc điểm và phong trào của khu
vực. Chúng ta sẽ nghiên cứu những đặc điểm và xu hướng chủ yếu về nhân khẩu và minh
họa những hàm ý của chúng đối với việc lập kế hoạch Marketing.


Sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới
Cơ cấu tuổi của dân số quyết định các nhu cầu
Dân tộc
Các kiểu hộ gia đình
Dịch chuyển từ thị trường đại chúng sang các vi thị trường

Phân tích SWOT

Điểm mạnh:

- Là doanh nghiệp lâu năm, có vị thế vững chắc trong thị trường, có uy tín, được người
tiêu dung tin tưởng
- Sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình.
- Có nhiều đại lý, được phân phối trên toàn quốc


- Là một trong những doanh ngiệp đầu tiên tại thị trường Việt Nam nghiên cứu và triển
khai sản xuất sản phẩm áo mưa cao cấp bằng vải
- Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại thị trường Việt Nam đăng kí thương hiệu
và kiểu dáng công nghiệp dành cho áo mưa
- Phục vụ khách hang nhanh – tận tình – chu đáo – chuyên nghiệp
- Thủ tục nhanh – hợp lý
Điểm yếu:
- Công nghệ sản xuất chưa hiện đại
- Nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp, chưa xây dựng được nhiều cơ sở sản xuất để giảm
thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa.
Cơ hội:
- Giới trẻ Việt Nam năng động, nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao.
- Đây là sản phẩm mới gia nhập thị trường nên sẽ thu hút được sự quan tâm của người
tiêu dùng
Thách thức:
- Nhiều đối thủ cạnh tranh
- Sản phẩm chưa tiếp cận các phân đoạn thị trường như: các vùng nông thôn hẻo lánh,
miền núi…


Phần 4: Xác định mục tiêu marketing

1. Doanh thu: đề ra mục tiêu bán hàng khi đưa sản phẩm vào thị trường là 115 tỉ đồng

- Chúng tôi ước đạt doanh thu của công ty trong vòng 3 tháng đầu (tháng 13) kể từ
khi tung ra sản phẩm là 10 tỉ đồng. Đối với những tháng cao điểm-đặc biệt là vào mùa
lụt bão ở miền Bắc-Trung và mùa mưa ở miền nam thì đây là mùa làm ăn của công
ty. Tuy sẽ gặp những khó khăn từ đối thủ cạnh tranh nhưng DT ước tính trong 6 tháng
này (4-9) sẽ đạt 80 tỉ đồng. 3 tháng cuối cần đạt mức doanh thu là 25 tỉ đồng.
2. Thị phần: Hiện tại mới chỉ có 20% thị phần, con số khá khiêm tốn, chúng ta gặp
nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh. Tuy nhiên ước đạt thị phần năm nay sẽ tăng 15%
nữa cho sản phẩm mới đang tấn công thị trường.
3. Tăng trưởng: do năm nay doanh nghiệp có sản phẩm mới gia nhập thị trường nên có
thể kì vọng doanh số bán hàng sẽ tăng trưởng 15% so với năm trước. Đây là mục tiêu
cần cố gắng đạt được để tăng đảm bảo nguồn lợi nhuận và thị phần sản phẩm trong
thị trường
4. Lợi nhuận: 22 tỉ đồng cho sản phẩm mới, tăng 7% so với tổng lợi nhuận năm trước đó.
Đây là nguồn lợi nhuận do sản phẩm mới đem lại, chưa có tổng lợi nhuận từ các sản
phẩm khác.


Phần 5: Xác Định Chiến Lược Marketing

1. Thị trường mục tiêu cho sản phẩm: dành cho mọi lứa tuổi tuy nhiên chú trọng nhiều

hơn vào giới trẻ

2. Đặc điểm nhu cầu của thị trường mục tiêu:
Giới trẻ năng động, thường bị thu hút bởi những trào lưu của thị trường. Họ quan tâm tới
thời trang, năng động, thích thể hiện cá tính, bản than. Nếu như các loại áo mưa khác chỉ
thỏa mãn nhu cầu tránh mưa, tránh ướt thì áo mưa thời trang của công ty chúng tôi với
màu sắc đa dạng, nhiều loại kích cỡ, kiểu dáng sẽ mang lại cảm giác tự tin.
3. Đối thủ cạnh tranhchủ đạo trên thị trường mục tiêu



-

Đối với mặt hàng áo mưa thì tại một đất nước có các tháng mưa nhiều trong năm

như Việt Nam thì tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh.Có cả những đối thủ trong nước và
nước ngoài. Có 1 số hãng áo mưa cũng rất là nổi tiếng như: áo mưa Rạng Đông, công ty
trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Tân Lộc Tấn, Công ty TNHH Sản Xuất Thương
Mại Áo Mưa Việt,…
-

Ngoài ra còn một số hãng áo mưa khác, đây là những đối thủ khá mạnh trên thị

trường , họ được thành lập lâu năm, có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất cũng như
tìm hiểu về thị trường Việt Nam. Họ rất hiểu đặc tính về thời tiết, thói quen tiêu dùng
của người Việt. Những sản phẩm áo mưa của họ đưa ra đã đáp ứng được đại số người
tiêu dùng về sự tiện ích và hợp túi tiền
-

Sản phẩm của họ có cùng mục tiêu với chúng ta đó là thỏa mãn nhu cầu của

mọi đối tượng khách hàng và kiếm tiền từ những khách hàng đó.
-

Hiện nay đối thủ của chúng ta cũng đang dần thay đổi công nghệ để đưa ra

những sản phẩm tốt hơn đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng tăng của người dân
vơi sgias cả phải chăng nhất. Đối thủ của chúng ta có những điểm mạnh như trên nhưng
cũng có những điểm yếu mà chúng ta có thể nhận thấy từ họ như:
+ sản phẩm với màu sắc đơn điệu, gây nhàm chán cho khách hàng

+ kiểu dáng chủ yếu là cánh dơi, tuy rất tiện lợi nhưng với loại kiểu dáng này thì người mặc, đặc
biệt là những người yêu thời trang không thích chút nào. Chúng không làm cho họ thấy mình
được thu hút và sang trọng.
- Đánh trúng điểm yếu này của đối thủ thì sản phẩm của chúng ta có những ưu thế vượt trội như:


+ màu sắc sặc sỡ, có phản quang trong đêm tối, điều này rất tốt và được khách hàng ưa thích vì
chúng giảm các tai nan giao thông khi thời tiết mưa to và trong đêm tối.
+ chúng ta còn có các mẫu trang trí ngộ nghĩnh thời trang dành cho tuổi teen. Sp thỏa mãn được
tất cả những yêu cầu của khách hàng như đơn giản, các tính, năng động.
+ Với thiết kế như 1 chiếc áo thời trang (áo măng tô), thì khách hàng sẽ lựa chọn vì chúng vừa có
những tính năng của 1 chiêc áo mưa thông thường vừa đẹp, lịch sự và sang trọng.
4. Xác định chiến lược marketing:
Công ty chúng ta sẽ áp dụng chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm

- Chiến lược cho giai đoạn giới thiệu.


Đây có thể xem như là 1 trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp, bởi lẽ sự
thành công hay thất bại của sản phẩm đều được quyết định trong giai đoạn này.
Cty sẽ dành tiền cho quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện như: ti vi, báo giấy,
báo mạng, xe bus,..nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, làm cho họ cảm nhận được sự khác
biệt của sản phẩm áo mưa thời trang so với các loại áo mưa thông thường khác và mông muốn
được sở hữu sản phẩm. Với khách hàng thì họ đã quá quen thuộc các loại áo mưa từ 5000 đ/ cái
đến hơn 100.000 đ/ cái rồi nhưng việc sở hữu một chiếc áo mưa tốt, đẹp, thời trang thì đúng là
tuyệt vời.
Công ty nên chú trọng khuyến mãi, tặng cho khách hàng dùng thử .đặt địa điểm khuyến mãi ở
những nơi đông người mua sắm . ví dụ như: siêu thị, trung tâm mua sắm,… ( tặng hoặc giảm giá
cho trẻ con dùng thử để bố mẹ chúng thấy đó là sản phẩm tốt,và sẽ quan tâm đến áo mưa của
chúng ta, kèm theo áo mưa khuyến mãi đấy là thông tin về các loại sản phẩm áo mưa thời trang

của công ty). Việc tặng cho trẻ con thì đồng thời cũng tiết kiệm chi phí hơn là tặng cho nguời
lớn.
Đối với giai đoạn này, cần lưu ý đến phản ứng của đối thủ, và sự thờ ơ của khách hàng để tìm ra
hướng đi tốt nhất.
- Giai đoạn tăng trưởng


Đây là giai đoạn quyết định doanh số của chúng ta có thể tăng cao hay không, và sẽ có nhieuf đói
thủ mới trên thị trường
Một khi sản phẩm đã được chấp nhận và hưởng ứng thì lượng tiêu thụ sẽ tăng mạnh. Chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể (chi phí trên 1 sản phẩm giảm đi khi sản xuất và tiêu
thụ được nhiều hàng hơn), do đó cty có khả năng đạt lợi nhuận cao
Việc mở rộng thị trường lúc này tương đối thuận lợi, doanh nghiệp nên giảm khuyến mãi để tăng
lợi nhuận.
Mục tiêu cơ bản của giai đoạn này là xâm nhập vào những thị trường mới hay những đoạn mới
của thị trường đã có. Cty cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm vững các
kênh mới thuộc hệ thống phân phối, vẫn cần quan tâm đến quảng cáo tuy nhiên quy mô như giai
đoạn giới thiệu.
- Giai đoạn bão hòa
Khối lượng tiêu thụ đạt đến đỉnh cao, sau đó chững lại và bắt đầu giảm xuống cùng với mức
giảm lợi nhuận.Hàng hóa có dấu hiệu ứ đọng ở các kênh lưu thông. Cạnh tranh trở nên gay gắt


Cty có thể hạ giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ.Để làm được việc này phải cố gắng tiết kiệm tối đa
chi phí để hạ giá thành qua đó hạ giá bán. Mặt khác cty cần cải tiến sản phẩm, tung ra sản phẩm
mới vào đúng đỉnh cao của giai đoạn bão hòa, như vậy sẽ lợi dụng được danh tiếng của sản phẩm
cũ, tạo đà cho sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong thực té thì rất khó cho việc biết đâu là dỉnh cao
của bão hòa vì vậy, người ta thường tung sản phẩm mới ở giai đoạn suy thoái để củng có vị thế
đã có.
Ví dụ:

_ Tung ra mẫu mới như áo mưa cho 2 người, chiết khấu thương mại ( liên kết với các đơn vị
phân phối để phát phiếu chiết khấu), tìm kiếm các thị trường mới như đưa hàng hóa về nông
thôn, ngoại thành, các vùng lân cận.
_ Thẻ giảm giá
_ Sản phẩm thử
_ Các sự kiện đặc biệt
_ Quà tặng
_ Giảm giá
_ Bao bì đặc biệt
_ Miễn phí
_ Tặng thêm
_ Các chương trình khách hang than thiết


×