Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

skkn xây dựng và sử dụng tài liệu tự học tương tác để dạy học phần sinh học tế bào – sinh học 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 42 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học tương tác để dạy học
phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT.
2. Tác giả:
Họ và tên: NGÔ THỊ LƯƠNG
Năm sinh: 1979
Nơi thường trú: Phường Đoàn Kết, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 0986079255.
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học bộ môn Sinh học.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 3 năm 2014 đến ngày 15
tháng 4 năm 2015.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Địa chỉ: Phường Đoàn Kết Thành Phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02313 876636

1


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến:

1. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay đã và đang tác động trực tiếp
đến mọi mặt của đời sống xã hội, lượng tri thức tăng lên theo từng ngày,
từng giờ. Học và dạy như thế nào trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin


hiện nay đã trở thành vấn đề trọng tâm của mọi nền nền giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,
phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và
học”; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của
người học”.
Như vậy có thể thấy, mục tiêu của việc đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH) là “phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích
học tập suốt đời” đã được quán triệt trong các chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi ngành giáo dục phải thực hiện trong tất
cả các cấp học, các môn học, trong đó có môn Sinh học ở trung học phổ
thông (THPT). Nói cách khác, bên cạnh việc trang bị cho học sinh (HS)
kiến thức về các môn học, giáo viên (GV) và các cấp quản lí giáo dục
phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc trang bị cho HS
phương pháp học tập, rèn luyện các kỹ năng tự học, giúp HS có thể
2


“học suốt đời”, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Sinh học (SH) là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự
sống với đối tượng là giới tự nhiên hữu cơ và có nhiệm vụ nhằm tìm
hiểu bản chất các hiện tượng, quá trình trong thế giới sống, khám phá
những quy luật của giới hữu cơ, làm cơ sở cho loài người nhận thức và
điều khiển được sự phát triển của sinh vật .
Chương trình SH THPT hiện nay được trình bày theo quan điểm
các cấp độ tổ chức sống, trong đó SH 10 nghiên cứu cấp độ tế bào và cơ
thể đơn bào; SH 11 nghiên cứu cấp độ cơ thể đa bào và SH 12 tập trung
nghiên cứu các cấp độ tổ chức trên cơ thể, gồm quần thể - loài, quần xã hệ sinh thái và sinh quyển. Trong chương trình chung đó, Sinh học tế
bào là phần kiến thức đầu tiên trong chương trình Sinh học THPT. Khi
giảng dạy và học tập phần này GV và HS gặp một số khó khăn như: đối
tượng tế bào khó quan sát bằng mắt thường; có nhiều kiến thức liên môn
trừu tượng như Hóa học, Vật lý, Toán học; thiếu các hình ảnh trực quan
sinh động. Do đó việc tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức của HS phần này
gặp nhiều hạn chế, đôi khi HS phải chấp nhận tiếp thu kiến thức một
cách thụ động.
3. Thực trạng dạy học SH nói chung, dạy học phần Sinh học tế bào
– SH 10 nói riêng ở các trường THPT hiện nay còn nhiều bất cập, thể
hiện ở việc GV còn quá chú trọng đến việc truyền tải cho hết nội dung
kiến thức của bài học mà chưa thật sự quan tâm đến rèn kỹ năng tự học
cho HS. Với đặc trưng của mình, Sinh học là môn học cho phép tích hợp
được nhiều phương pháp dạy học (PPDH) tích cực, trong đó có cả
phương pháp dạy - tự học. Tuy nhiên, điều này cũng chưa thực sự được
chú ý trong quá trình dạy học Sinh học ở nhà trường phổ thông hiện nay.
4. Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học cũng là một trong những
yêu cầu của giáo dục hiện đại, nó chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực
cho đổi mới PPDH theo hướng tích cực nếu GV biết sử dụng chúng một
cách có hiệu quả. Trên thực tế có nhiều phần mềm dạy học (PMDH)
3



đang được sử dụng nhưng đa số mới chỉ dừng lại ở việc tạo ra các tài
liệu hỗ trợ việc dạy của GV, tính tương tác giữa tài liệu với người học
chưa cao, thông tin cung cấp một chiều, chưa gây được hứng thú và lòng
say mê học tập của HS, do đó, gây ra những khó khăn trong DH theo
hướng tăng cường hoạt động tự học của HS.
Xuất phát từ những thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây
dựng và sử dụng tài liệu tự học tương tác (THTT) để dạy học phần Sinh
học tế bào - Sinh học 10 THPT” với mong muốn tạo động cơ hứng thú
học tập cho HS, phát huy tính tích cực, năng lực tự học của HS trong
hoạt động học tập, góp phần nâng cao chất lượng DH môn Sinh học ở
trường THPT.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Nghiên cứu quy trình xây dựng và sử dụng tài liệu THTT để rèn
luyện kỹ năng tự học cho HS, góp phần nâng cao chất lượng DH phần
Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:

- Nội dung: Nghiên cứu quy trình xây dựng và sử dụng tài liệu
THTT để DH phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 THPT với sự hỗ trợ
của phần mềm Lectora.
- Địa bàn thực nghiệm sư phạm: Ở trường THPT Chuyên Lê Quý
Đôn, tỉnh Lai Châu.
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1. Tình hình xây dựng và sử dụng tài liệu tự học môn Sinh học hiện nay
- Ưu điểm: Có thể nói rằng, tài liệu học tập cho HS chưa bao giờ phong phú,
đa dạng như hiện nay. Bất cứ chủ đề nào thuộc chương trình Sinh học phổ

thông cũng có thể tìm thấy một quyển sách nào đó. Mỗi chủ đề được viết theo
nhiều cách khác nhau tương ứng với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau,
nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
- Nhược điểm:
Đối với các tài liệu như sách giáo khoa, các loại sách tham khảo khác:
4


Sau khi trình bày một khối lượng lớn tri thức (lý thuyết) thì có một loạt câu
hỏi, bài tập vận dụng. Với cách cấu trúc này thì sẽ gây ra nhiều khó khăn
trong quá trình tự học theo tài liệu đối với nhiều HS. Nó chỉ phù hợp với một
bộ phận nhỏ HS có năng lực trí tuệ cao. Trước một lượng kiến thức lớn, rất
nhiều HS có thể nhớ được hết, do đó sẽ rất khó khăn khi vận dụng. Hơn nữa,
với một khoảng thời gian dài, HS chỉ toàn học lý thuyết, không được trả lời câu
hỏi và làm bài tập sẽ gây ra cảm giác nhàm chán, ức chế khi học và dễ quên nội
dung lý thuyết. Hệ thống các câu hỏi, bài tập chưa được phân bậc một cách hợp
lý cũng làm cho HS gặp nhiều khó khăn khi trả lời.
Đối với các tài liệu có sử dụng các phần mềm dạy học: Đa số các tài
liệu này chủ yếu thực hiện chức năng hỗ trợ quá trình giảng dạy của GV, giúp
GV tổ chức các hoạt động dạy - học, tính tương tác giữa nội dung học tập và
người học còn chưa cao.
Đối với các tài liệu tự học tương tác (THTT): Để xây dựng được một
tài liệu THTT chất lượng, có tính sư phạm và sử dụng để dạy – tự học hiệu
quả đòi hỏi phải có thời gian đầu tư và sự gia công sư phạm của GV. Do đó,
trên thực tế có rất ít tài liệu loại này được chú ý xây dựng. Mặt khác, do một
số GV còn chưa tích cực ứng dụng CNTT trong DH, cơ sở vật chất thiếu và
không đồng bộ cùng với tâm lí ngại đổi mới nên chỉ dừng lại ở việc tạo ra các
tài liệu trình chiếu thông thường, còn các tài liệu có tính tương tác cao giúp
HS có thể tự học thì chưa được quan tâm, đầu tư xây dựng và sử dụng.
3.1.2 Khảo sát thực trạng dạy tự học và sử dụng tài liệu tự học tương tác

trong dạy học Sinh học của GV ở trường THPT
Tác giả đã phát ra 49 phiếu điều tra và thu về được 49 phiếu hợp lệ.
(Phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời theo đúng chỉ dẫn). Các số liệu điều tra
được trình bày trong các bảng dưới đây:

5


Bảng 3.1. Kết quả tìm hiểu tình hình sử dụng những phương pháp/phương
tiện/công cụ để rèn kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh
ST
T

PPDH/PTDH

Mức độ sử dụng
Rất thường
Thường
Không
xuyên
xuyên
thường xuyên
SL

TL

SL

TL


SL

TL

1

Xây dựng và sử dụng phiếu
học tập

6

12,2%

36

73,5%

7

14,3%

2

Xây dựng bộ câu hỏi/bài tập

3

6,1%

15


30,6%

31

63,3%

3

Sách giáo khoa, tài liệu liên
quan đến môn học

30

61,2%

19

38,8%

0

0%

4

Cho HS hệ thống câu hỏi để
HS tự học và chuẩn bị bài cũ
ở nhà


5

10,2%

35

71,4%

9

18,4%

5

Các tài liệu có hỗ trợ của máy
vi tính và phần mềm có tính
tương tác

0

0%

0

0%

49

100%


6

Hướng dẫn HS đặt vấn đề và
tự giải quyết vấn đề

2

4,1%

5

10,2%

42

85,7%

7

Ra các bài tập tình huống

2

4,1%

5

10,2%

42


85,7%

8

Dạy học dự án

0

0%

2

4,1%

47

95,9%

Dựa trên bảng 3.1 chúng tôi thấy việc các GV sử dụng các phương
pháp, phương tiện, công cụ để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS là rất đa
dạng, trong đó phần lớn các GV khi rèn luyện kỹ năng tự học cho HS chủ
yếu sử dụng sách giáo khoa, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi để HS chuẩn
bị ở nhà. Cụ thể có 100% GV sử dụng sách giáo khoa, 42 GV (85,7%) sử
dụng phiếu học tập, 40 GV (81,6%) ra câu hỏi để HS chuẩn bị ở nhà. Các
GV có tiếp cận sử dụng bộ câu hỏi/bài tập, đặt vấn đề và giả quyết vấn đề,
bài tập tình huống, DH dự án nhưng không thường xuyên. Đặc biệt, với tài
liệu tương tác xây dựng trên phần mềm có sự hỗ trợ của máy vi tính thì
100% GV không thường xuyên sử dụng. Qua trao đổi trực tiếp với các GV


6


và qua việc dự giờ chúng tôi nhận thấy rằng việc xây dựng và sử dụng các
tài liệu THTT chủ yếu là hỗ trợ GV trình chiếu, hỗ trợ tự học của HS, tính
tương tác giữa người học và tài liệu còn thấp, rất khó khăn cho việc tự học
của HS nếu không có GV bên cạnh.
Bảng 3.2. Kết quả điều tra mức độ tiếp cận và sử dụng tài liệu THTT
Mức độ
Chưa tiếp cận bao giờ
Đã tiếp cận nhưng
chưa sử dụng
Sử dụng ở mức không

SL
0

TL
0%

6

12,2%

43

87,8% Dạy bài mới trên lớp
Củng cố hoàn thiện kiến thức
Trong kiểm tra đánh giá
Học ở nhà của HS


thường xuyên
Sử dụng ở mức độ
thường xuyên

0

Sử dụng trong các khâu

SL

TL

6
37
0
0

14%
86%
0%
0%

0%

Qua bảng 3.2, chúng tôi thấy, 100% các GV được điều tra đã được tiếp
cận với tài liệu THTT nhưng có 6 GV (12,2%) chưa sử dụng và có 43 GV
(87,8%) sử dụng không thường xuyên vào việc dạy tự học cho HS. Trong số
các GV có sử dụng tài liệu THTT vào dạy tự học thì cũng chủ yếu sử dụng
một phần nhỏ trong khâu củng cố bài học, trong quá trình dạy bài mới thì tài

liệu được GV xây dựng là các bài trình chiếu hoặc có tính tương tác thấp.
Chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với các GV về tài liệu THTT, hầu hết
GV đều nhận thức rằng, tài liệu này sẽ rèn kỹ năng tự học cho HS khi có sự
hướng dẫn của GV và cả khi không có sự hướng dẫn của GV, giúp HS tự
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình, tạo động cơ và gây hứng thú học
tập cho HS. Nhưng trong thực tiễn các GV chưa đầu tư xây dựng các tài liệu tự
học này và cũng chỉ có một số ít GV sử dụng tài liệu THTT để rèn kỹ năng tự
học cho HS, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên theo chúng tôi như sau:
- Trình độ tin học còn kém, chưa tiếp cận được với các phần mềm hỗ
trợ cho DH. Ở một trường, số lượng GV biết ứng dụng CNTT một cách thành
thạo chưa nhiều, các đợt tập huấn lại có thời gian quá ngắn nên họ chỉ kịp làm

7


quen chứ chưa thể vận dụng.
- Để tạo ra một tài liệu đáp ứng cả mặt nội dung và PPDH đòi hỏi sự
gia công sư phạm, đầu tư thời gian, công sức để xây dựng, mà thực tế nhiều
GV chưa thực sự đầu tư thời gian.
- Cơ sở vật chất thiếu thốn; chưa có phòng học đa năng, chưa có phòng
máy hoặc không có đủ máy để thực hiện DH tự học trên các tài liệu này một
cách hiệu quả.
- Tâm lí ngại đổi mới của một bộ phận không nhỏ GV cùng với việc sử
dụng các tài liệu THTT có hỗ trợ của PMDH không có quy định bắt buộc, đa
số GV chỉ ưu tiên sử dụng trong các giờ hội giảng.
- Bản thân các GV chưa thấy hết tiềm năng, ưu thế của các tài liệu
THTT có sử dụng PMDH trong việc nâng cao chất lượng giờ dạy.
Bảng 3.3. Kết quả điều tra đánh giá của GV về vị trí, vai trò của tài liệu THTT
Vị trí, vai trò của tài liệu THTT
Rất cần thiết

Cần thiết
SL
TL
SL
TL
5
10,2%
41
83,7%

Không cần thiết
SL
TL
3
6,1%

Qua bảng 3.3, chúng tôi thấy có đến 46 GV (97,5%) nhận thức đúng
vai trò quan trọng của tài liệu THTT trong dạy tự học. Các GV đều có mong
muốn có được nguồn tài liệu này để sử dụng DH và rèn kỹ năng tự học cho
HS.
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1. Những đóng góp mới của sáng kiến
* Tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến xây dựng và
sử dụng tài liệu THTT trong DH nói chung, trong tổ chức DH Sinh học
nói riêng như đưa ra khái niệm, đặc điểm, phân loại tài liệu THTT
- Khái niệm tài liệu THTT
8


Theo chúng tôi, tài liệu THTT là một loại tài liệu tự học được xây dựng

trên PMDH theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định được lưu trữ
trên máy tính nhằm phục vụ cho việc dạy và học, tài liệu này sử dụng những
thành tựu trong công nghệ nhằm tạo ra những tương tác ảo để trao đổi thông tin
phản hồi hỗ trợ người học trong quá trình tự học, nó giúp người học khắc phục
được các khoảng cách về thời gian và không gian, tiếp thu nguồn thông tin đa
dạng, ngoài ra tài liệu có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi tùy theo nhu cầu và điều
kiện cụ thể của mỗi người.
- Đặc điểm của tài liệu THTT
+Tài liệu THTT sử dụng những thành tựu trong công nghệ thông tin và
truyền thông nhằm tạo ra những tương tác ảo để hỗ trợ người học trong quá trình
tự học.
+ Nội dung DH được xây dựng trên PMDH trong đó có sự gia công sư
phạm đảm bảo các yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy học theo mục đích
đã định.
+ Tài liệu THTT có tính hệ thống, logic, khách quan và tính điều khiển.
+ Tài liệu THTT có thể được sử dụng trong dạy và học kiến thức mới; ôn
tập, củng cố hoàn thiện kiến thức; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Trên thực tế, không có một loại tài liệu học tập nào là tốt tuyệt đối, tài
liệu THTT cũng có những ưu điểm và hạn chế như sau:
- Ưu điểm của tài liệu THTT
+ Với việc xây dựng tài liệu THTT để sử dụng trên máy tính cá nhân sẽ
giúp người học khắc phục được các khoảng cách về thời gian và không gian
trong việc học tập từ đó dẫn đến giảm giá thành và nâng cao hiệu quả của việc
học.
+ Tài liệu thường được phân phối cho từng HS mang về sử dụng trên

9


máy tính cá nhân mọi nơi, mọi lúc tùy theo nhu cầu và điều kiện cụ thể của

mỗi người. GV cũng có thể sử dụng tài liệu đó trong các khâu của quá trình
DH.
+ Tích hợp được đồ hoạ (graphic), các hình ảnh động và tĩnh (image),
âm thanh (sound), phim video, các thí nghiệm ảo… nhằm tăng tính trực quan.
Kết hợp chặt chẽ với các dạng câu hỏi (MCQ, điền khuyết, đúng sai, ghép
đôi, kéo thả…), các bài tập, sơ đồ, bảng biểu…
+ Có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc, sử dụng nhiều lần, lặp lại từng phần
tùy nhu cầu cụ thể của từng người học.
+ Quá trình kiểm tra, đánh giá hoàn toàn tự động, khách quan, cho thông
tin phản hồi nhanh chóng. Có thể là kiểm tra sau mỗi nội dung nhỏ hoặc kiểm tra
toàn bài, có sự quản lý về thời gian đòi hỏi HS phải tích cực tư duy.
+ Tài liệu có thể được xuất bản thành các file chạy độc lập không mất
thời gian cài đặt, dễ nhân bản với số lượng lớn.
+ Thông tin nhiều nhưng vẫn được quản lí tốt bởi các file nhỏ, gọn, dễ
sử dụng, dễ vận chuyển đến mọi nơi thông qua email hoặc truyền tệp trên
mạng.
+ Dễ dàng đưa vào các thư viện điện tử hiện đang rất phát triển.
Với các ưu điểm trên, tài liệu THTT giúp hình thành và phát triển năng lực tự học
của HS.
- Hạn chế của tài liệu THTT
+ Đòi hỏi điều kiện về cơ sở vật chất, nếu dạy trên lớp thì cần có phòng
máy có đủ máy tính cho HS học tập, nếu HS học ở nhà thì cũng cần có máy
tính cá nhân.
+ Do thói quen dạy và học tập truyền thống nên khi sử dụng tài liệu
THTT cả GV và HS cần có thời gian làm quen.

10


+ Đòi hỏi GV và HS phải có trình độ nhất định về CNTT.

- Đề xuất phân loại tài liệu THTT
Hiện nay, chưa có tài liệu nào đưa ra các tiêu chí để phân loại các tài liệu
THTT một cách rõ ràng. Trong đề tài này chúng tôi đề xuất phân loại tài liệu
THTT thành hai loại là tài liệu THTT kiểu e-book và tài liệu THTT kiểu chương
trình hóa dựa trên sự sai khác về cấu trúc, bố cục của tài liệu và tính linh hoạt
của tài liệu khi sử dụng.
+ Tài liệu THTT kiểu e-book
BÀI HỌC

Nội dung 1
Nội dung 2

Liên hệ ngược bên trong

Bài
kiểm
tra

Học
sinh
học

Thông tin
phản hồi

Nội dung 3

Nội dung n
Liên hệ ngược bên ngoài


Sơ đồ: Cấu trúc của tài liệu THTT kiểu e-book
e-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Thông tin trên ebook được tổ chức dạng cây và được phân loại theo đặc tính của tư liệu, tức là
tài liệu được tổ chức theo trình độ và sắp xếp theo cây thư mục ngành .

11


+ Tài liệu THTT theo kiểu chương trình hóa

BÀI HỌC

Các
nội
dung bài
học được

hoá
thành các
câu
hỏi
kiểm tra

Học sinh
học

Thông tin
phản hồi

Liên hệ ngược bên
trong

Liên hệ ngược bên
ngoài
Sơ đồ: Cấu trúc của tài liệu THTT theo kiểu chương trình hóa
Tài liệu THTT theo kiểu chương trình hóa là tài liệu mà nguồn thông tin
về nội dung kiến thức được mã hoá dưới dạng các câu hỏi kiểm tra và sắp xếp
theo một kịch bản nhất định. HS lĩnh hội kiến thức thông qua trả lời các câu hỏi
kiểm tra, tương ứng với mỗi câu trả lời sẽ hướng người học đến một nội dung kiến
thức khác nhau.
* Đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng tài liệu THTT để tổ chức
cho HS tự học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT.

- Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng tài liệu THTT
+ Đảm bảo tính định hướng vào mục tiêu bài học
+ Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học
+ Đảm bảo tính trực quan, thẩm mỹ
+ Đảm bảo tính sư phạm
+ Đảm bảo tính hiệu quả

12


- Quy trình xây dựng tài liệu THTT phần Sinh học tế bào
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy – học

Bước 2: Xác định các nội
dung kiến thức để tạo mục
lục và lập ma trận bài
kiểm tra

Bước 2: Xác định các

nội dung kiến thức cơ
bản và lập bảng trọng số
cho từng đơn vị kiến
thức đó

Bước 3: Xây dựng nội
dung kiến thức và tạo các
câu hỏi kiểm tra

Bước 3: Mã hóa các đơn
vị kiến thức thành các
câu hỏi kiểm tra

Bước 4: Lựa chọn các tư liệu minh họa phù hợp

Bước 5: Nhập liệu kiến
thức, câu hỏi và tư liệu vào
phần mềm Lectora, hoàn
thiện sản phẩm

Bước 5: Xây dựng kịch
bản của tài liệu

Bước 6: Nhập liệu kiến
thức, câu hỏi và tư liệu
vào phần mềm Lectora,
hoàn thiện sản phẩm

A


B

Sơ đồ: Quy trình xây dựng tài liệu tự học tương tác
(A: Tài liệu THTT kiểu e-book. B: Tài liệu THTT kiểu CTH)

13


- Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng tài liệu THTT
+ Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc sử dụng tài liệu
+ Đảm bảo tính tương tác cao khi sử dụng tài liệu
+ Đảm bảo phối hợp PTDH khác một cách hiệu quả
+ Đảm bảo rèn được kỹ năng tự học cho HS phát huy tối đa tính tích cực của
HS

Quy trình sử dụng tài liệu THTT phần Sinh học tế bào
Dạy – học trên lớp

Học tập độc lập

Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập
Học tập độc lập

Dạy – học trên lớp
Có sự định hướng của GV

Có sự định hướng trước của GV hoặc HS tự xác định

Bước 2: HS tự lực nghiên cứu bài học với tài liệu
Dạy – học trên lớp


Học tập độc lập

GV bao quát, định hướng, giúp đỡ HS

HS tự lực nghiên cứu

Bước 3: Phân tích các thông tin phản hồi và điều chỉnh hoạt động

Học tập độc lập

Dạy – học trên lớp
Tương tác giữa GV – HS để xử lý thông tin
phản hồi Tương tác giữa HS với tài liệu

Tương tác giữa HS với tài liệu

Bước 4: Tổng kết – đánh giá

Học tập độc lập

Dạy – học trên lớp
HS tự đánh giá
GV đánh giá

HS tự đánh giá

Sơ đồ: Quy trình chung về sử dụng tài liệu THTT

14



3.2.2. Sử dụng phần mềm Lectora để đảm bảo tính tương tác cao và dễ
dàng sử dụng ở các máy tính thông thường
Lectora là phần mềm có rất nhiều tính năng phục vụ cho các mục đích
khác nhau như : tạo tài liệu hỗ trợ E- learning, tạo E-book, xây dựng các bài
trình diễn, hỗ trợ xây dựng và tổ chức DH chương trình hoá. Tất cả các dạng
tài liệu trên đều hỗ trợ khả năng thiết lập được các loại câu hỏi – bài tập, với
việc hỗ trợ cho xây dựng tài liệu THTT, người xây dựng tài liệu cần phải nắm
được các tính năng cơ bản sau:
+ Tạo câu hỏi
Với Lectora chúng ta có thể tạo ra nhiều loại câu hỏi khác nhau:
True/False (câu hỏi đúng sai), Multiple Choice (câu hỏi có nhiều lựa chọn),
Short Answer (câu hỏi trả lời ngắn), Essay (câu hỏi tự luận), Fill in the Bank
(câu hỏi điền vào chỗ trống), Matching (câu hỏi so khớp), Drag and Drop (câu
hỏi kéo thả), Hot Spot (câu hỏi tìm vị trí). GV có thể nhận được thông tin
phản hồi từ người học dựa trên những câu trả lời của họ và chương trình sẽ tự
động đánh giá tất cả các câu hỏi, trừ câu hỏi tự luận vì người xây dựng khó có
thể dự đoán được tất cả các trường hợp đúng.
Để thêm một câu hỏi vào chủ đề, thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Chọn Add/Question từ thanh menu hoặc kích chọn biểu tượng
trên thanh công cụ. Hộp thoại thuộc tính của câu hỏi xuất hiện.

Màn hình tạo câu hỏi
Bước 2: Chọn kiểu của câu hỏi trong danh sách ở ô QuestionType.
Bước 3: Chọn tỷ trọng cho câu hỏi ở ô Point Value. Tỷ trọng này được
15


sử dụng để tính phần trăm về giá trị cho mỗi câu hỏi.

Bước 4: Nhập các thông tin cho câu hỏi ở ô Question và nhập các
phương án trả lời.
Bước 5: Chọn Feedback để đưa ra thông tin phản hồi cho người học, có
thể là lời thông báo hoặc là chuyển đến một trang khác để trả lời câu hỏi tiếp theo.
Bước 6: Sau khi nhập đầy đủ thông tin thì nhấn OK để hoàn thành câu hỏi.
+ Tạo liên kết giữa các câu hỏi
Click chuột vào ô đánh dấu câu hỏi (ô tròn) sau đó Click chuột phải/
Properties, chọn Action trên thành công cụ

Màn hình tạo liên kết giữa các câu hỏi
Chọn Go To trong ô No Action.
Trong ô Target chọn tên trang chứa câu hỏi muốn kiên kết.
+ Quy định thời gian cho bài học

Màn hình quy định thời gian cho bài học
Click chuột phải/Test trên khung đề cương, chọn Properties.
Trên thanh công cụ, chọn thuộc tính Timed test.
Click chuột phải/Test timer trên khung đề cương, chọn Properties.
xuất hiện thuộc tính Timed Interval, trong ô Time quy định thời gian cho
bài kiểm tra (tính bằng phút).
+ Thông báo điểm
16


Click chuột phải/Test trên khung đề cương, chọn Properties.
Trên thanh công cụ chọn thẻ Results.

Màn hình thông báo điểm
Những thuộc tính trong thẻ này sẽ chọn:
Grade the test: Tính điểm tự động cho bài kiểm tra.

Lowest passing score: Thiết lập điểm thấp nhất để đạt yêu cầu kiểm tra.
Show test results : Hiển thị kết quả kiểm tra cho người học sau khi
làm bài, kết quả này cho phép in ra khi dùng nút lệnh Print.
+Thông báo kết quả bài học
Click chuột phải/Test trên khung đề cương, chọn Properties.
Trên thanh công cụ chọn thẻ Behavior

Màn hình tạo thông báo kết quả bài học
Trong Completed/Passed: Chọn trang mà bạn sẽ chuyển đến khi hoàn
thành bài kiểm tra và điểm đạt yêu cầu.

17


Màn hình thông báo kết quả khi điểm kiểm tra đạt yêu cầu
Trong Canceled/Failed: Chọn trang mà bạn sẽ chuyển đến khi điểm
kiểm tra không đạt yêu cầu.

Màn hình thông báo kết quả khi điểm kiểm tra không đạt yêu cầu

18


3.2.3. Kết quả xây dựng tài liệu THTT phần Sinh học tế bào
Bảng: Tổng hợp các tài liệu THTT được xây dựng
Bài

Bài 3

Tên bài


Số nội
dung kiến
thức

Số câu
hỏi kiểm
tra

Số tư liệu
liên quan
đến bài
học

5

25

21

Kiểu CTH

15

40

45

Kiểu e-book


8

30

36

Kiểu tài liệu
THTT

Các nguyên tố
hoá học và Kiểu CTH
nước
Axit nuclêic

Bài 6
Bài 7

Tế bào nhân sơ

Bài 8

Tế bào
thực

nhân

Kiểu e-book

8


25

27

Bài 9

Tế bào nhân
Kiểu e-book
thực (tiết 2)

5

30

25

4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
4.1. Hiệu quả kinh tế
Các tài liệu tự học thông thường như Tài liệu tự học tương tác có sử dụng
sách giáo khoa, sách tham khảo…
phần mềm Lectora
Giáo viên và học sinh đều tốn nhiều Giáo viên và học sinh đều không mất
thời gian cho việc dạy và học vì:

nhiều thời gian cho việc dạy và học

Giáo viên cần có thời gian hướng dẫn vì:
cho học sinh hiểu về kiến thức viết Giáo viên chỉ giao nhiệm vụ cho học
trong tài liệu.


sinh.

Học sinh cần tốn thời gian để lên lớp Học sinh hoàn toàn tự học với tài liệu,
tiếp thu hướng dẫn của giáo viên rồi do tính tương tác cao của tài liệu đã
mới có thể tự học với tài liệu.

đóng vai trò như một giáo viên “ảo”
để định hướng học sinh tự học với tài
liệu mà không cần sự có mặt của giáo
viên.
19


Quá trình kiểm tra giáo viên mất thời

Quá trình kiểm tra, đánh giá trên máy

gian chấm bài và nhân xét bài làm của

hoàn toàn tự động, khách quan, cho

học sinh.

thông tin phản hồi nhanh chóng.
Giáo viên không mất thời gian chấm

Việc học tập của học sinh phải theo

bài và nhân xét bài làm của học sinh.
Với việc xây dựng tài liệu THTT để


lịch, theo kế hoạch của nhà trường và

sử dụng trên máy tính cá nhân sẽ giúp

việc học thêm phải đóng học phí theo

người học khắc phục được các khoảng

quy định dẫn đến tăng kinh phí cho

cách về thời gian và không gian trong

việc học.

việc học tập từ đó dẫn đến giảm giá
thành và nâng cao hiệu quả của việc

Tài liệu như sách giáo khoa, sách tham

học.
Tài liệu có thể được xuất bản thành

khảo thường cồng kềnh, khó nhân bản

các file chạy độc lập không mất thời

với số lượng lớn.

gian cài đặt, dễ nhân bản với số lượng


Tài liệu khó đưa vào các thư viện

lớn.
Tài liệu dễ dàng đưa vào các thư viện

điện tử .
Thông tin càng nhiều thì sách càng

điện tử hiện đang rất phát triển.
Thông tin nhiều nhưng vẫn được quản

dày và càng mất diện tích cũng như

lí tốt bởi các file nhỏ, gọn, dễ sử dụng,

công cất giữ bảo quản.

dễ vận chuyển đến mọi nơi thông qua

email hoặc truyền tệp trên mạng.
Tài liệu khó sử dụng mọi lúc, mọi nơi Tài liệu có thể sử dụng mọi nơi, mọi
do cồng kềnh khi mang theo thường

lúc, sử dụng nhiều lần, lặp lại, sử

không tiện lợi

dụng trên cả điện thoại thông minh
hiện nay.


20


4.2. Hiệu quả kỹ thuật

- Tài liệu có tính chính xác, tính khoa học
- Tài liệu có tính sư phạm và phối hợp các phương tiện dạy học khác một
cách hiệu quả vì Lectora là phần mềm có rất nhiều tính năng phục vụ cho các
mục đích khác nhau như : tạo tài liệu hỗ trợ E- learning, tạo E-book, xây dựng
các bài trình diễn, hỗ trợ xây dựng và tổ chức DH chương trình hoá.
- Tài liệu có tính trực quan, thẩm mỹ và tính tương tác cao do tích hợp
được đồ hoạ (graphic), các hình ảnh động và tĩnh (image), âm thanh (sound),
phim video, các thí nghiệm ảo… nhằm tăng tính trực quan. Kết hợp chặt chẽ
với các dạng câu hỏi (MCQ, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi, kéo thả…), các
bài tập, sơ đồ, bảng biểu…
- Tài liệu rèn được kỹ năng tự học cho HS phát huy tối đa tính tích cực của
HS do nguồn thông tin về nội dung kiến thức có thể được mã hoá dưới dạng
các câu hỏi kiểm tra và sắp xếp theo một kịch bản nhất định. HS lĩnh hội kiến
thức thông qua trả lời các câu hỏi kiểm tra. Các câu hỏi kiểm tra được xây
dựng theo kiểu phân nhánh: câu trả lời đúng sẽ chuyển ngay sang nội dung
chính tiếp theo, câu trả lời sai sẽ nhận được thông tin phản hồi nhanh chóng
và được định hướng để sủa chữa. Sơ đồ dưới đây minh họa một đoạn ngắn
việc mã hoá nội dung kiến thức thành các câu hỏi kiểm tra theo kiểu phân
nhánh trong tài liệu.
1

2

1.1


2.1

KT

KT

3

3.2

3.1

4

5

4.1

4.2

KT

KT

Sơ đồ: Mã hoá nội dung kiến thức thành các câu hỏi kiểm tra theo kiểu phân
nhánh ( KT - Kiến thức)

21



Mũi tên màu đỏ

: chỉ đường đi khi HS trả lời đúng

Mũi tên màu xanh

: chỉ đường đi khi HS trả lời sai

Mũi tên màu tím

: chỉ đường đi từ ô thông báo kiến thức đến liều tiếp theo.

- Tài liệu có thể được xuất bản thành các file chạy độc lập không mất thời
gian cài đặt, dễ dàng đưa vào các thư viện điện tử, dễ vận chuyển đến mọi nơi
thông qua email hoặc truyền tệp trên mạng.
4.3. Hiệu quả xã hội
* Đối với học sinh
- Về mức độ tự lực, tích cực và hứng thú học tập của HS
Tài liệu THTT khi xây dựng đã đặc biệt chú ý đến rèn kỹ năng tự học
cho HS. Ban đầu HS còn chưa quen với sử dụng tài liệu tự học này, càng về
sau của quá trình thực nghiệm, sự thích ứng, mức độ tự lực của các em càng
cao. Tất cả HS trong toàn lớp đều tự lực thực hiện bài làm của mình, tự học,
tự KTĐG và tự điều chỉnh ngay cả khi có hoặc không có GV. Các em luôn
chủ động trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập mà mình đã xác
định, do đó đã phát huy được tính tích cực của HS cao nhất.
- Về khả năng tư duy và vận dụng kiến thức của HS
Năng lực tư duy của HS các lớp dạy theo sáng kiến cao hơn thể hiện ở
khả năng nhận biết vấn đề, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hóa
và vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, giải quyết các vấn đề trong thực

tiễn cuộc sống.
-Về chất lượng lĩnh hội kiến thức
Kết quả cho thấy mức độ thu nhận, xử lý thông tin của HS tốt hơn, các em
nêu ra được nhiều câu hỏi mang tính tư duy cao và giải quyết thắc mắc của nhóm
một cách nhanh chóng với khả năng lập luận logic.
- Về độ bền kiến thức
Khi HS tự khám phá và tìm ra kiến thức sẽ nhớ lâu hơn và sâu sắc hơn, việc
lĩnh hội kiến thức rất chắc chắn và bền vững.
* Đối với giáo viên

22


Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp GV tham gia áp dụng sáng
kiến, các GV cho rằng, khi sử dụng tài liệu THTT để DH:
GV là người đạo diễn, định hướng còn HS chủ động lĩnh hội kiến thức.
GV dễ thu được những thông tin ngược kịp thời.
GV dễ dàng bao quát lớp.
Rút ngắn được thời gian DH, GV không phải giảng nhiều, có thời gian
kèm cặp, quan tâm đến các HS yếu hơn trong lớp.
Như vậy, sử dụng tài liệu THTT trong quá trình DH thuận lợi cho GV
tổ chức các hoạt động dạy - học lấy HS làm trung tâm, rèn luyện được kỹ
năng tự học, chất lượng DH được nâng cao.
* Chất lượng dạy và học khi áp dụng sáng kiến
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Chuyên Lê
Quý Đôn, Tỉnh Lai Châu. Trong đó chúng tôi chọn 2 lớp TN và 2 lớp ĐC
thuộc khối 10. Các cặp thực nghiệm và đối chứng có trình độ nhận thức, điều
kiện học tập và các mặt khác tương đương nhau, do cùng một GV Sinh học
giảng dạy.
Lớp thực nghiệm (TN)

Lớp

Lớp đối chứng (ĐC)
Số lượng

Lớp

Số lượng

10 A1 (Chuyên Toán 1)

24

10A2 (Chuyên Toán 2)

25

10 A3 (Chuyên Lý)

24

10A4 (Chuyên Hoá)

25

Các lớp ĐC và TN đều do cùng một GV dạy, cùng nội dung chương
trình, chỉ khác nhau như sau:
Ở lớp TN: GV áp dụng quy trình sử dụng tài liệu THTT với sự hỗ trợ
của phần mềm Lectora để DH.
Ở lớp ĐC: GV sử dụng quy trình DH theo trình tự hoạt động như nội

dung SGK đề xuất.
Các đề kiểm tra nhằm đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS được
thực hiện cùng thời điểm, cùng đề và cùng tiêu chí đánh giá. Cụ thể như sau:
Bài số 1: sau khi dạy bài 3 và 6

23


Bài số 2: sau khi dạy bài 7 và 8
Bài số 3: sau khi dạy bài 9
Kết quả phân phối tần suất của điểm các bài kiểm tra
Bảng: Tần số điểm của các bài kiểm tra trong thực nghiệm
Số bài kiểm tra đạt điểm xi
Bài
Số 1
Số 2
Số 3
Tổng
hợp

Lớp

n

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN

50
48
50
48
50
48
150

144

0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0

2
0
1
0
0
0
3
0

8

4
7
0
2
0
17
4

10
3
7
3
14
2
31
8

10
7
12
8
14
4
36
19

10
14
11
16

12
17
33
47

8
14
9
13
6
16
23
43

2
4
3
5
1
7
6
16

0
2
0
3
1
2
1

7

Từ kết quả điểm kiểm tra thống kê được ở bảng trên, chúng tôi tính
được phân phối tần suất điểm bài kiểm tra theo bảng dưới đây:
Bảng: Phân phối tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm (%)
% số bài kiểm tra đạt điểm xi
Bài

Lớp

n

Số 1

ĐC
TN
ĐC

50
48
50

Số 2

Số 3
Tổn
g

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

0,0 0,0 4,0 16,0 20,0 20,0 20,0 16,0 4,0 0,0
0,0 0,0 0,0 8,3 6,2 14,6 29,2 29,2 8,3 4,2
0,0 0,0 2,0 14,0 14,0 24,0 22,0 18, 6,0 0,0
0
TN 48 0,0 0,0 0,0 0,0 6,2 16,7 33,3 27,1 10,4 6,3
ĐC 50 0,0 0,0 0,0 4,0 28,0 28,0 24,0 12,0 2,0 2,0
TN 48 0,0 0,0 0,0 0,0 4,2 8,3 35,4 33,3 14,6 4,2
ĐC 150 0,0 0,0 2,0 11,3 20,7 24,0 22,0 15,3 4,0 0,7
TN 144 0,0 0,0 0,0 2,8 5,6 13,2 32,6 29,9 11,1 4,8
Qua kết quả của bảng phân phối tần suất, chúng tôi rút ra được những

24



nhận xét chung như sau:
- Tỷ lệ điểm khá giỏi của khối TN cao hơn so với khối ĐC, tỷ lệ điểm
trung bình và dưới trung bình ở khối ĐC lại cao hơn khối TN. Cụ thể:
+ Tỷ lệ bài kiểm tra đạt điểm 7 trở lên ở khối ĐC là 42,0%; trong khi
đó ở khối TN cao hơn hẳn, đạt 78,4%.
+ Tỷ lệ bài kiểm tra dưới điểm trung bình ở khối ĐC là 13,3%; trong
khi đó ở khối TN thấp hơn hẳn, chỉ có 2,8%.
+ Ở khối TN, điểm thấp nhất là 4, ở khổi ĐC điểm thấp nhất là 3.
- Càng về sau quá trình thực nghiệm, tỷ lệ bài đạt điểm 7 trở lên ở khối
TN tăng một cách ổn định, bài sau luôn cao hơn bài trước. Trong khi đó ở
khối ĐC lại thay đổi không theo quy luật, ở bài số 2 thì tăng nhưng lại giảm ở
bài số 3. Cụ thể:
+ Ở khối TN, tỷ lệ HS đạt điểm 7 trở lên ở bài kiểm tra số 1, số 2 và số
3 lần lượt là: 70,9% → 77,1% → 87,5%.
+ Ở khối ĐC, tỷ lệ HS đạt điểm 7 trở lên ở bài kiểm tra số 1, số 2 và số
3 lần lượt là: 40,0% → 46,0% → 40,0%.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, điểm khá giỏi ở các bài kiểm tra của khối TN
không những tăng ổn định hơn khối ĐC mà trong từng bài kiểm tra, tỷ lệ
điểm cũng cao hơn hẳn.
Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại đơn vị, kết quả đem lại như sau:
Kết quả môn Sinh học tại 2 lớp áp dụng sáng kiến
Sinh 10A1: 100% trên 5,0 (100% HS đạt 6,5 trở lên).
Sinh 10A2:100% trên 5,0 (92% HS đạt từ 6,5 trở lên).
Kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh khi dạy chuyên đề Sinh học tế bào bằng áp
dụng sáng kiến
Sinh 11 cấp tỉnh: 7 học sinh đạt giải (1 giải ba, 6 giải khuyến khích).
Sinh 10 cấp tỉnh: 4 học sinh đạt giải (1 giải ba, 3 giải khuyến khích).
Sinh 12 cấp tỉnh: 11 học sinh đạt giải (1 giải nhì, 2 giải ba, 8 giải khuyến

khích).
25


×