Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Sử dụng dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy tiết 54, bài 36 “nước” hóa học lớp 8 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 35 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy tiết 54, bài 36: "Nước" - Hóa học
lớp 8 THCS
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khoa học giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Ngọc

(Nữ)

Ngày/tháng/năm sinh: 12 - 7 - 1979
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Cộng Hòa, Chí Linh,
Hải Dương.
Điện thoại: 03203.883.226/ 0972.553.885
3. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
- Trường THCS Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Điện thoại:
03203.882.669
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường có phòng học
bộ môn Hóa học; số lượng học sinh trong mỗi lớp học từ 30 – 40 học sinh; học
sinh biết vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong
thực tiễn.
5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 - 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Minh Ngọc

1



DANH MỤC MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT
1.

GV

: Giáo viên

2.

HS

: Học sinh

3.

BTNB : Bàn tay nặn bột

4.

PPDH : Phương pháp dạy học

5.

ĐC

: Đối chứng

6.


TN

: Thực nghiệm

7.

THCS : Trung học cơ sở

2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Thực tiễn dạy học cho thấy, mỗi HS có đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, có nhu cầu
nhận thức và khả năng phát triển trí tuệ khác nhau, có những phong cách học tập khác
nhau. Để nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi GV phải có những giải pháp phù hợp đáp
ứng sự phân hóa riêng biệt của HS. Trong những chiến lược giáo dục hiện nay ở nước ta thì
dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS thể hiện rõ nét thế
mạnh của dạy học phân hóa, góp phần đào tạo ra những con người phù hợp với yêu cầu
của thời đại. Tuy nhiên các quan điểm này còn khá mới mẻ với giáo dục Hải Dương.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến
Hầu hết các nhà trường đều có thể áp dụng sáng kiến. Tuy nhiên để áp dụng sáng kiến đạt
kết quả cao cần chú ý một số điều kiện sau: Nhà trường phải có phương tiện hỗ trợ dạy học như
projecter, máy tính...; số lượng HS trong một lớp dưới 40 HS thì mới thuận tiện cho việc di
chuyển các hoạt động nhóm; HS phải được làm quen với một số PPDH tích cực hiện nay như
dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, bàn tay nặn bột…. trước khi thực hiện tiết dạy; GV có
năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học tích cực .
2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ năm học 2013 – 2014.

2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến
HS lớp 8 – Trung học cơ sở (THCS).
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
3.1.1. Tính mới của sáng kiến
3


- Nghiên cứu và áp dụng dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng phát
triển năng lực HS trong dạy học tiết 54, bài 36: "Nước" - Hóa học 8 THCS.
- Thiết kế kế hoạch bài học và quy trình tổ chức dạy học tiết 54, bài 36:
"Nước" - Hóa học 8 THCS.
3.1.2. Tính sáng tạo của sáng kiến
Sáng tạo trong việc đề xuất các giải pháp sử dụng dạy học tích hợp và dạy học theo
định hướng phát triển năng lực HS trong dạy học tiết 54, bài 36: "Nước" - Hóa học 8
THCS nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS và trong việc tổ chức dạy học;
Sáng tạo trong việc thiết kế kế hoạch bài học tiết 54, bài 36: "Nước" - Hóa
học 8 THCS;
Sáng tạo trong việc thiết kế phiếu học tập, phiếu thông tin và đánh giá HS theo
định hướng phát triển năng lực HS.
3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến
Áp dụng tốt đối với loại bài kiến thức Nguyên tố và Hợp chất cụ thể và loại
bài kiến thức Học thuyết và Định luật chủ đạo trong dạy học Hoá học lớp 8.
3.3. Các lợi ích thiết thực của sáng kiến
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy: hiệu quả mà sáng kiến mang lại có tính khả
thi cao; sáng kiến đã góp phần cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng
giảng dạy. Cụ thể: GV sáng tạo hơn trong việc thiết kế các hoạt động dạy học; HS
biết vận dụng linh hoạt các kiến thức vào thực tế đời sống; HS có ý thức tự học, tích
cực và sáng tạo hơn trong học tập; tạo điều kiện học tập tích cực cho HS phát triển
thể chất và trí tuệ….từ đó góp phần đổi mới PPDH nhằm mục đích đào tạo ra những

con người tích cực, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Tôi đã tiến hành thực nghiệm với tổng số 62 HS. Qua thực nghiệm tôi nhận
thấy:
- Về mặt định lượng: Số lượng HS khá, giỏi tăng lên; HS trung bình và
yếu kém giảm đi đáng kể.
- Về mặt định tính: Giờ dạy hiệu quả, lôi cuốn được HS. HS rất tích cực
và chủ động trong giờ học; các em được tham gia hoạt động nhóm, được tự tay
4


làm thí nghiệm, được tự do trao đổi và thảo luận nên rất hứng thú với bài học.
HS hăng hái phát biểu hơn, tự tin khi trình bày hiểu biết của bản thân trước tập
thể. HS đều nhận xét là hiểu bài, học sâu và học thoải mái. Thông qua các hoạt
động HS có thể tự đánh giá được khả năng của bản thân; HS có tâm lý thoải mái
khi hoàn thành nhiệm vụ của mình và có ý thức cộng đồng trách nhiệm để thực
hiện tốt nhiệm vụ của cả nhóm. Trải qua các nhiệm vụ học tập khác nhau nên
HS được rèn luyện các kĩ năng đa dạng như: tổng hợp, phân tích, quan sát....
5. Đề xuất, kiến nghị
- Sáng kiến bao gồm các giải pháp “Sử dụng dạy học tích hợp và dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học tiết 54, bài 36:
"Nước" - Hóa học 8 THCS” có thể sử dụng để GV hóa học phổ thông tham khảo và
áp dụng tương tự trong quá trình giảng dạy chương trình Hoá học lớp 8. Đề nghị Sở
giáo dục và đào tạo Hải Dương phổ biến rộng rãi và cho phép, tạo điều kiện cho tôi
được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng tương tự với chương trình Hóa học 9.

5


MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Hoá học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm vì vậy nếu
HS được học tập kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thì sẽ nhanh hiểu
bài hơn, học sâu hơn và giờ học sẽ hấp dẫn sinh động hơn.
Hiện nay, ở các trường phổ thông, số HS trong một lớp đông, trình độ HS
không đồng đều, phương pháp dạy học (PPDH) của giáo viên (GV) chủ yếu là
làm việc với cả lớp nên không phù hợp với trình độ và năng lực nhận thức của
từng HS, dẫn đến HS giỏi dễ chán nản vì kiến thức nghèo nàn, đơn điệu, phải
“chờ” các bạn yếu hơn theo kịp trong khi đó HS trung bình – yếu thì chán nản vì
kiến thức quá khó, yêu cầu quá cao, cảm giác không thể tiếp thu được. HS trở
nên thụ động, lười tư duy. Thực tiễn dạy học cho thấy, mỗi HS có đặc điểm tâm
sinh lý riêng biệt, có nhu cầu nhận thức và khả năng phát triển trí tuệ khác nhau,
có những phong cách học tập khác nhau. Để nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi
GV phải có những giải pháp phù hợp đáp ứng sự phân hóa riêng biệt của HS.
Dạy học phân hóa là một trong những chiến lược hàng đầu của giáo dục nước ta
hiện nay. Dạy học phân hóa vừa đảm bảo yêu cầu chung nhưng vẫn tôn trọng sự khác
biệt giữa các cá nhân, tạo hứng thú học tập cho HS qua đó chất lượng và hiệu quả dạy
học được nâng cao. Trong những chiến lược giáo dục hiện nay ở nước ta thì dạy học
tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS thể hiện rõ nét thế mạnh
của dạy học phân hóa, góp phần đào tạo ra những con người phù hợp với yêu cầu của
thời đại. Tuy nhiên các quan điểm này còn khá mới mẻ với giáo dục Hải Dương.
Khi GV sử dụng dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển
năng lực HS, HS có cơ hội được vận dụng các kiến thức lên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn đồng thời thông qua các hoạt động học tập HS hình
6


thành và phát triển được nhiều năng lực cần thiết cho cuộc sống; quá trình học
tập phong phú, đa dạng sẽ giúp HS học sâu, học tự giác, tích cực hơn và hiệu
quả học tập bền vững hơn.

Xuất phát từ lí do trên, tôi quyết định nghiên cứu và áp dụng dạy học tích hợp
và dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS – là những xu hướng dạy học
tích cực hiện nay để thực hiện giảng dạy trong chương trình Hoá học lớp 8, từ đó đề
xuất sáng kiến: “Sử dụng dạy học tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh trong dạy học tiết 54, bài 36: "Nước" - Hóa học 8 THCS”.
Sáng kiến đã nghiên cứu và áp dụng dạy học tích hợp và dạy học theo
định hướng phát triển năng lực HS – những quan điểm dạy học phát huy tính
tích cực, sáng tạo của HS đồng thời áp dụng dạy học tích hợp và dạy học theo
định hướng phát triển năng lực HS vào việc thiết kế kế hoạch bài học và quy
trình tổ chức dạy học một số bài của môn Hoá học lớp 8 ở trường THCS.
2. Thực trạng của vấn đề
Do khuôn khổ đề tài và do thời gian có hạn nên tôi mới chỉ áp dụng thực
hiện trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8.
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Để tích hợp kiến thức và kĩ năng của một số môn học trong giảng dạy bộ
môn Hóa học đạt hiệu quả cao đồng thời phát huy được các năng lực cần thiết cho
HS, qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm tiết 54, bài 36: Nước – Hóa học 8
tôi rút ra các bước thực hiện giải pháp như sau:
3.1. Cách tổ chức dạy học
Quy trình tổ chức dạy học được tôi thiết kế dưới hình thức áp dụng PPDH
tích cực đang được áp dụng phổ biến hiện nay là phương pháp BTNB, dạy học
theo dự án kết hợp với một số quan điểm dạy học tích cực khác, trong đó có dạy
học tích hợp và dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.
Trước khi thực hiện tổ chức dạy học tiết 54, bài 36: Nước – Hóa học 8, tôi
phải đảm bảo chắc chắn rằng HS lớp được chọn dạy thực nghiệm phải nắm được
cách học tập theo phương pháp BTNB, dạy học theo dự án và các PPDH tích
cực khác. Điều này giúp cho GV phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
7



của HS trong quá trình tổ chức dạy học; đảm bảo tiết học đạt được mục tiêu dạy
học đề ra theo đúng yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Trong tiết học trước, ở phần hướng dẫn về nhà tôi tổ chức hướng dẫn HS
chia thành 4 nhóm, yêu cầu nhóm HS vận dụng kiến thức, kĩ năng của các bộ
môn Hóa học, Sinh học, Vật lí, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học trong việc
sưu tầm, thiết kế báo cáo sản phẩm học tập theo yêu cầu tìm hiểu về môi trường
nước: vai trò, nguyên nhân gây ô nhiễm, tác hại của ô nhiễm nguồn nước và các
biện pháp bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm.
Tôi đặc biệt chú ý gợi ý cho mỗi nhóm HS có cách làm khác nhau: nhóm
1 sưu tầm tranh ảnh và thu thập thông tin qua sách báo, kết hợp kiến thức các
môn học để trình bày kết quả trên giấy A0; nhóm 2 sử dụng kĩ năng môn Mĩ
thuật để vẽ tranh và kết hợp kiến thức môn học khác để thu thập thông tin qua
sách báo, trình bày kết quả trên giấy A0; nhóm 3 thu thập thông tin trên internet
và trình bày kết quả trên các slide Microsoft Office PowerPoint, nhóm 4 làm
tương tự nhóm 3 nhưng có chú ý yêu cầu tích hợp kiến thức môn Âm nhạc, sưu
tầm các video, clip trên internet... Cách làm này có tác dụng tích cực trong việc
tổ chức hoạt động nhóm HS, giúp HS có ý thức trách nhiệm với công việc được
giao; giúp phát triển năng lực hợp tác, năng lực tổng hợp.....cho các em đồng
thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Sản phẩm của nhóm
HS được chuẩn bị ở nhà, HS thực hiện dưới sự trợ giúp của GV.
Sản phẩm của HS là kết quả được trình bày trên phiếu học tập, phiếu
thông tin, các bản trình bày trên giấy A0, bản trình bày trên Microsoft Office
PowerPoint, video sưu tầm các hình ảnh về nước, video bài hát……(Xem phụ
lục 3). Cụ thể:
Nhóm 1: HS đã sưu tầm tranh ảnh về nước, trình bày tranh sưu tầm trên
giấy A0 và phân loại tranh theo các mục: vai trò của nước, nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm. Các
tranh mà nhóm 1 sưu tầm có chú ý liên hệ với các môn học khác nhau như: Hóa
học, Sinh học, Địa lí, GDCD.


8


Nhóm 2: HS đã vận dụng kĩ năng của môn Mĩ thuật để vẽ tranh, kết hợp
cùng với việc nghiên cứu các kiến thức của các bộ môn Hóa học, Sinh học, Địa
lí để trình bày thông tin.
Nhóm 3: HS nghiên cứu thông tin trên internet để sưu tầm hình ảnh và
thiết kế các slide Microsoft Office PowerPoint để báo cáo kết quả của nhóm
mình. Các em đã thể hiện tốt kĩ năng Tin học kết hợp với việc vận dụng linh
hoạt kiến thức của các môn học như Hóa học, Địa lí, GDCD trong quá trình
nghiên cứu và tự lĩnh hội kiến thức.
Nhóm 4: HS nghiên cứu thông tin trên internet sưu tầm tranh ảnh, video:
“Kinh hoàng ô nhiễm nguồn nước và nguy cơ cạn kiệt”; sưu tầm được CD bài
hát: “Hát về nguồn nước quê hương”, có ý thức tuyên truyền về bảo vệ nguồn
nước sạch...Sản phẩm tự nghiên cứu của các em phong phú và sâu sắc vì các em
đã có sự kết hợp tốt các kiến thức và kĩ năng của nhiều môn học.
Sau khi tổ chức các hoạt động áp dụng các PPDH tích cực nói trên giúp
HS lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm và các kĩ năng cơ bản thông qua học
tập phần tính chất của nước, GV dẫn dắt, tổ chức cho HS trình bày sản phẩm đã
chuẩn bị ở nhà theo nhóm.
GV hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng kết quả học tập của
nhóm mình và của nhóm bạn. Việc tổ chức theo hình thức đánh giá này thực sự
lôi cuốn HS; tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, chủ động, sáng tạo.
3.2. Phương pháp dạy học
- GV sử dụng lồng ghép các PPDH tích cực như: nêu và giải quyết vấn đề,
BTNB, dạy học theo dự án, hoạt động nhóm HS….
3.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Đề tài đã chú ý tới việc đổi mới phương pháp đánh giá, cụ thể tôi sử
dụng chủ yếu hình thức tự đánh giá của HS và đánh giá đồng đẳng.
- Cách thức đánh giá kết quả học tập: Đánh giá kết quả học tập của HS

dựa trên kết quả thí nghiệm thể hiện ở phiếu học tập, bản báo cáo và sản phẩm
mà nhóm HS chuẩn bị theo sự phân công của GV thể hiện ở phiếu thông tin.
3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập
9


- Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS là thông qua điểm số, cụ thể:
Phiếu học tập và phiếu thông tin của HS được thiết kế theo thang điểm 10.
(Xem phụ lục 1 và 2)
Ví dụ: Mỗi mục ở phiếu học tập (Cách tiến hành, hiện tượng, dự đoán sản
phẩm, kết luận, phương trình hóa học) nếu hoàn thành đúng, đủ nội dung thì đạt
tối đa là 2 điểm.
Ở phiếu thông tin, mục (1) quy định tối đa 3 điểm với số môn học được
tích hợp trong bài làm ít nhất là 5/8 môn; mục (2) tối đa 5 điểm với yêu cầu HS
tìm hiểu đủ nội dung về: vai trò của nước, nêu rõ các nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước và chỉ ra các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước; mục (3) tối đa 2
điểm với yêu cầu có sản phẩm của nhóm theo đúng nhiệm vụ được giao.
3.5. Giáo án minh họa

 Bài 36 – Tiết 54: Nước
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS cần biết
- Vận dụng kiến thức môn Vật lí để biết được: tính chất vật lí của nước.
- Các tính chất hóa học của nước: Nước hoà tan được nhiều chất; nước
phản ứng với nhiều chất ở điều kiện thường như: kim loại (Na, K, Ca, Ba), oxit
bazơ (Na2O, K2O, CaO, BaO), oxit axit (P2O5, SO2…).
- Vận dụng tích hợp kiến thức các môn học: Hóa học, Sinh học trong
việc xác định được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất; biết được các
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước
tránh ô nhiễm.

2. Kĩ năng:
- Vận dụng tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã học trong một số môn học
khác như Sinh học, Vật lí … trong việc tìm tòi, lĩnh hội, vận dụng và phát triển
kiến thức.
- Rèn kĩ năng của môn Tin học qua việc sử dụng máy tính, máy chiếu.
- Rèn kĩ năng môn Mĩ thuật qua việc vẽ tranh.
- Rèn kĩ năng môn Âm nhạc thông qua một số bài hát.
10


- Rèn kĩ năng môn Hóa học thông qua yêu cầu HS viết được phương trình
hóa học của phản ứng giữa nước với một số kim loại (Na, K, Ca, Ba), oxit bazơ,
oxit axit; biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dd axit, bazơ cụ
thể. Nhận biết dd axit hay bazơ bằng giấy quì tím; tiến hành các thí nghiệm an
toàn và thành công.
- Trình bày kết quả đã thực hiện và đánh giá.
3. Thái độ
- Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động.
- Có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo trong học tập.
- Liên hệ với bộ môn GDCD: HS có ý thức bảo vệ nguồn nước, sử dụng
tiết kiệm nước sạch. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống,
tuyên truyền vì môi trường nước sạch và cuộc sống.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của các môn học: Hóa
học, Sinh học, Vật lí, … để giải quyết yêu cầu bài học đã đặt ra.
Hình thành và phát triển năng lực: quan sát, quản lí, tổng hợp, thực hành,
phân tích……
II. CHUẨN BỊ
*GV:
Giáo án.

Video bài hát “Vì cuộc sống đẹp tươi”.
Các slide bài giảng trên MicrosoftOffice PowerPoint.
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm:
- Phiếu học tập, bút dạ, máy chiếu, máy tính, camera vật thể, một số
video minh họa...
- Hóa chất: H2O, Na, Fe, CaO, CuO, SiO2, P2O5, P, quỳ tím,
phenolphtalein.
- Dụng cụ: Thìa thuỷ tinh, ống nghiệm, panh sắt, chậu thuỷ tinh, cốc
thủy tinh, phễu thủy tinh, bát sứ.
*HS:
- SGK Hóa học 8; Vở ghi + bút + thước.
11


- Ôn tập lại các kiến thức đã học về nước trong chương trình các môn học:
Vật lí, Sinh học, GDCD, Địa lí lớp 6, 7, 8; tìm hiểu thêm ở môn Sinh học 9. Cụ thể:
Với môn Vật lí, Hóa học: HS nắm được các kiến thức về tính chất vật lí,
tính chất hóa học của nước, các nguyên nhân do các tác nhân hóa học gây ô
nhiễm nguồn nước.
Với môn Sinh học: HS nắm được các nguyên nhân do các tác nhân sinh
học gây ô nhiễm nguồn nước, các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước. (Bài
54 - 55: Sinh học 9, Vai trò của nước đối với cơ thể (Bài 13- Sinh học 8)
Với môn Địa lí: HS nắm được vị trí địa lí của nguồn nước ngọt ở nước
ta và trên thế giới; các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước….( Bài Sông và
ngòi Địa lí 6; mục ô nhiễm nước: Bài 17 – Địa lí 7)
Với môn GDCD: Giáo dục HS ý thức bảo vệ nguồn nước….(bài 14,
GDCD 7)
Với môn Âm nhạc: Các bài hát về môi trường nước sạch: (VD: Vì cuộc
sống đẹp tươi)
- Ôn tập các kĩ năng của môn Tin học và Mĩ thuật.

- Tìm hiểu thêm thông tin qua sách báo, internet
- Phân công các nhóm HS chuẩn bị:
Nhóm 1: Sưu tầm tranh ảnh về nước, trình bày tranh sưu tầm và báo cáo
kết quả nghiên cứu trên giấy A0.
Nhóm 2: Vẽ tranh, nghiên cứu thông tin, trình bày sản phẩm trên giấy A0.
Nhóm 3: Nghiên cứu thông tin trên internet, ứng dụng Microsoft Office
PowerPoint.
Nhóm 4: Nghiên cứu thông tin trên internet, sưu tầm tranh ảnh, video, các
bài hát...
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng phối hợp các PPDH: Bàn tay nặn bột; hợp tác theo nhóm; dạy học
theo dự án; nêu và giải quyết vấn đề; ....
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
12


2. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
3. Bài mới

13


Thời
Hoạt động của GV
gian
2ph
GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
5ph

GV chiếu một số hình ảnh.

Hoạt động của HS

HS quan sát.

14

Nội dung


Hoạt động 2: Ý kiến ban đầu của HS
Hình ảnh trên nói về chất nào mà em đã biết?
Dựa vào các kiến thức của bộ môn Hóa học, Vật
lí, Sinh học, Địa lí em hãy nêu những hiểu biết của HS thảo luận nhóm trả lời.
mình về nước?
GV chiếu các thông tin lên máy.

HS ghi các hiểu biết của

GV yêu cầu HS phân loại các hiểu biết trên: đâu là mình về nước vào vở thí
tính chất vật lí, đâu là tính chất hóa học, đâu là nghiệm.
ứng dụng của nước?

HS phân loại.

Hoạt động 3: Đề xuất câu hỏi
15



5ph

GV: đó là các hiểu biết của các em về nước. Vậy HS đề xuất câu hỏi (ghi
ngoài các ý trên, em còn muốn biết thêm gì về trên giấy A0 treo lên bảng
nước nữa không? Em hãy đề xuất các câu hỏi?

hoặc ghi vở và GV chiếu

Trong các câu hỏi trên, câu hỏi nào hỏi về tính lên máy).
chất vật lí? tính chất hóa học của nước?

HS phân loại.

GV cho HS tự trả lời, giải thích cho nhau những HS thảo luận nhóm trả lời.
câu hỏi có thể trả lời được.
GV (chiếu máy): các tính chất vật lí của nước.

HS nhắc lại, HS ghi vở

II. Tính chất của nước

GV: Vậy với các câu hỏi còn lại, đa số thuộc tính HS nêu ý kiến: qua quan 1. Tính chất vật lí: (SGK)
chất hóa học thì làm thế nào để có thể trả lời sát, làm thí nghiệm.
được?
Hoạt động 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu
10ph

GV hướng dẫn và yêu cầu HS thảo luận nhóm đề HS thảo luận nhóm, đề
xuất các thí nghiệm nghiên cứu để trả lời một số xuất thí nghiệm, nêu cách
câu hỏi mà các em đề xuất. Cụ thể:


tiến hành thí nghiệm của

- Nước có tác dụng với kim loại không?

nhóm mình và dự đoán

- Nước có tác dụng với oxit axit không?

hiện tượng xảy ra, ghi

- Nước có tác dụng với oxit bazơ không?

chép vào phiếu học tập

Thông qua một số dụng cụ và hóa chất như sau:

(Xem phụ lục 1)
16


- Hóa chất: H2O, Na, Fe, CaO, CuO, SiO2, P2O5; HS khác nhận xét, bổ sung.
quỳ tím.
- Dụng cụ: Thìa thuỷ tinh, ống nghiệm, panh sắt,
chậu thuỷ tinh.
(GV không mô tả trước cách tiến hành thí nghiệm
cho HS làm theo).
GV nhắc nhở HS phản ứng của nước với Na rất
mãnh liệt nên khi làm thí nghiệm chỉ dùng một
lượng nhỏ Na (hạt đỗ). Sau khi làm thí nghiệm

xong không được vứt Na dư vào chậu nước hay
thùng rác vì rất dễ gây nổ.
GV lưu ý HS lau khô dầu ở viên Na trước khi tiến
hành thí nghiệm.
GV bao quát lớp, đi tới các nhóm hướng dẫn và điều HS đồng loạt tiến hành thí
5ph

chỉnh các sai lầm, giúp đỡ HS (nếu cần thiết).

nghiệm theo nhóm, ghi 2. Tính chất hóa học

Hoạt động 5: Kết luận, kiến thức mới

chép kết quả vào phiếu học a, Tác dụng với kim loại

GV lưu ý HS bằng kết quả các thí nghiệm vừa làm tập của nhóm.

- Thí nghiệm:

và nghiên cứu tài liệu, các nhóm:

- Nhận xét:

- Hoàn thành báo cáo kết quả của bài học.

HS báo cáo kết quả qua - Phương trình hóa học:
17


- Nếu có nhóm không thành công, nhóm khác trình bày phiếu học tập

nhận xét và chỉ ra nguyên nhân.

2Na + 2H2O→ 2NaOH + H2

của nhóm.

Natri hiđroxit

- So sánh ý kiến ban đầu của nhóm với kết quả thu HS so sánh, khắc sâu kiến - Chú ý: Nước có thể tác dụng với
được. để khắc sâu kiến thức, vận dụng để giải thức.

một số kim loại ở nhiệt độ thường

thích các câu hỏi đã đặt ra.

như K, Na, Ca, Ba.

GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học.

HS viết phương trình hóa

GV nhận xét, chiếu đáp án đúng.

học.

b, Tác dụng với một số oxit bazơ

Phản ứng của Na, P2O5, CaO với H2O thuộc loại HS trả lời.

- Thí nghiệm:


phản ứng nào đã học? vì sao?

- Nhận xét:

GV ghi nhớ cho HS: - Phản ứng thế, phản ứng hóa HS ghi nhớ.

- Phương trình hóa học:

hợp

CaO + H2O → Ca(OH)2

GV lưu ý cho HS trong thực tế phản ứng của CaO HS ghi nhớ.
với H2O còn được gọi là phản ứng tôi vôi, lưu ý
đảm bảo an toàn khi tôi vôi do phản ứng tỏa nhiệt.

Canxi hiđroxit
Chú ý: Nước cũng hóa hợp với một

HS ghi nhớ.

số oxit của các kim loại như K, Na,

GV khắc sâu cho HS tên và cách nhận biết các sản

Ca, Ba. tạo sản phẩm thuộc loại

phẩm tạo thành (NaOH hoặc Ca(OH)2, H3PO4)


bazơ. Dung dịch bazơ làm quỳ tím

GV ghi nhớ cho HS: H2O còn tác dụng với các

hóa xanh.

kim loại khác như K, Ca, Ba ở điều kiện thường
tạo thành dd bazơ và H2; tác dụng với nhiều oxit

c, Tác dụng với nhiều oxit axit
18


axit khác như: CO2, SO3, SO2, N2O5….tạo thành

- Thí nghiệm:

dd axit; tác dụng với oxit của K, Na, Ca, Ba tạo

- Nhận xét:

thành dd bazơ. (GV có thể yêu cầu HS viết

- Phương trình hóa học:

phương trình hóa học của các phản ứng trên để

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS)


Axit Photphoric

GV cho 3 HS khác lên bảng viết phương trình HS viết phương trình hóa - Chú ý: Nước cũng hóa hợp với
phản ứng của Ca, Na2O, SO3 với H2O.

học.

nhiều oxit axit như SO2, SO3,

? Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ không nhãn là: HS thảo luận nhóm, trả lời.

N2O5……tạo ra axit tương ứng.

CaCO3; CaO và P2O5. Hãy trình bày phương pháp

Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

hóa học nhận biết các chất trên?
? Trong các oxit sau: SO3, Na2O, Al2O3, CaO,
P2O5, CuO, CO2. Oxit nào tác dụng với nước? Nếu
có hãy viết phương trình phản ứng và gọi tên sản
phẩm tạo thành?
15ph

GV chiếu hình ảnh về vị trí địa lí của nguồn nước HS quan sát

III. Vai trò của nước trong đời

ngọt trên Trái đất và ở nước ta.


sống và sản xuất. Chống ô nhiễm

GV nêu vấn đề: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở HS thảo luận trả lời

nguồn nước. (SGK)

các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học
trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
19


GV nhấn mạnh: Vì nước là tài nguyên, vật liệu
quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái
đất.
GV yêu cầu nhóm HS trình bày kết quả chuẩn bị (HS vận dụng các kiến
trước ở nhà của nhóm mình về nước: nêu vai trò thức, kĩ năng đã học ở
của nước, các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn môn Hóa học, Sinh học,
nước và các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước. Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật,
GV đồng thời yêu cầu các nhóm tự đánh giá và GDCD, Tin học để hoàn
trao đổi chéo phiếu thông tin (xem phụ lục) để thành báo cáo)
đánh giá đồng đẳng.

HS đại diện nhóm báo cáo
kết quả dưới nhiều hình
thức (xem hình ảnh, sản
phẩm của HS trong phụ
lục):
- Nhóm 1: Kết quả được
trình bày trên giấy A0

( tranh ảnh sưu tầm, thông
tin ghi chép....)
- Nhóm 2: Kết quả vẽ
20


tranh và thông tin ghi
chép...
- Nhóm 3: Hình ảnh và
thông tin trình bày trên
một

số

slide

MicrosoftOffice
PowerPoint.
- Nhóm 4: Hình ảnh và
thông tin trình bày trên
một

số

slide

MicrosoftOffice
PowerPoint; Video: “Kinh
hoàng ô nhiễm nguồn
nước và nguy cơ cạn kiệt”

và bài hát: “ Hát về nguồn
nước quê hương”.
GV nhận xét sản phẩm của HS, nhận xét kết quả
đánh giá đồng đẳng của HS, GV tổng kết.

HS ghi nhớ.
21


HS ghi nhớ.
GV chiếu một số slide củng cố cho HS về vai trò của
nước, ô nhiễm nguồn nước, những nguyên nhân gây
ô nhiễm nguồn nước.

HS thảo luận nhóm trả lời.

Em đã làm những gì để bảo vệ nguồn nước ở gia
đình và nơi em sinh sống?
GV chiếu hình ảnh, phân tích cho HS

HS quan sát, ghi nhớ.

GV tổng kết và ghi nhớ cho HS.
4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà
+ GV nhấn mạnh các nội dung kiến thức trọng tâm HS cần nắm được.
+ HS về nhà: Học bài và tự ghi chép lại nội dung bài học theo SGK.
22


+ Đọc bài ‘Axit, bazơ, muối’ mục I, II và trả lời các câu hỏi:

- Thế nào là axit? bazơ?
- Phân loại axit? bazơ?
- Cách gọi tên axit? bazơ?
+ Tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan về axit trong Sinh học 8, Địa lí 7.
GV tổng kết bài học bằng video bài hát “Vì cuộc sống đẹp tươi”.

23


4. Kết quả đạt được
- Tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp 8A, 8D (lớp tôi được nhà trường phân công
trực tiếp giảng dạy) trước và sau khi thực nghiệm, kết quả như sau:
4.1. Kết quả bài kiểm tra
Phân phối tần suất số HS theo điểm:
Lớp

8A
8D



Hình
3

Điểm Xi
4
5 6

số


0

1

2

30

thức
ĐC
TN

7

8

9

10

0
0

0
0

0
0

0

0

0
0

1
0

4
2

5
0

10
10

6
8

4
10

32

ĐC
TN

0
0


0
0

1
0

2
1

1
1

4
2

6
3

4
6

6
7

5
7

3
5


% số HS đạt điểm Xi trở xuống:
Lớp Sĩ

Hình

số

thức
ĐC
30 TN
ĐC
32 TN

8A
8D

0 1 2

3

4

0 0 0
0 0 0

0
0

0

0

Điểm Xi
5
6

7

8

9

10

3,33 13,33 16,67 33,33 20
13,33
0
6,67
0
33,3 26,67 33,33

0 0 3 6,3 3,13 12,5
0 0 0 3,13 3,13 6,3

18,8
9,4

12,5
18,8


18,8
21,9

15,6
21,9

9,4
15,6

4.2. Tổng hợp phân loại kết quả kiểm tra
Giỏi
Lớp Sĩ số

Khá

Trung bình

Yêú

Hình
thức

TS

%

TS

%


TS

TS

TS

%

8A

30

ĐC

10

33,3

15

50

5

16,7

0

0


8D

32

ĐC

8

25

10

31

10

31

4

13

8A

30

TN

18


60

10

33,3

2

6,7

0

0

8D

32

TN

12

37,5

13

40,6

5


15,6

2

6,3

Qua thực nghiệm tôi nhận thấy:
- Về mặt định lượng: Số lượng HS khá, giỏi tăng lên; HS trung bình và yếu
kém giảm đi đáng kể.
24


- Về mặt định tính: Giờ dạy hiệu quả, lôi cuốn được HS. HS rất tích cực và
chủ động trong giờ học; các em được tham gia hoạt động nhóm, được tự tay làm thí
nghiệm, được tự do trao đổi và thảo luận nên rất hứng thú với bài học. HS hăng hái
phát biểu hơn, tự tin khi trình bày hiểu biết của bản thân trước tập thể. HS đều nhận
xét là hiểu bài, học sâu và học thoải mái. Thông qua các hoạt động HS có thể tự
đánh giá được khả năng của bản thân; HS có tâm lý thoải mái khi hoàn thành
nhiệm vụ của mình và có ý thức cộng đồng trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ
của cả nhóm. Trải qua các nhiệm vụ học tập khác nhau nên HS được rèn luyện các
kĩ năng đa dạng như: tổng hợp, phân tích, quan sát....
5. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến và để sáng kiến được nhân rộng
Hầu hết các nhà trường đều có thể áp dụng sáng kiến. Tuy nhiên để áp dụng
sáng kiến đạt kết quả cao và để sáng kiến được nhân rộng cần chú ý một số điều
kiện sau:
- Nhà trường phải có phương tiện hỗ trợ dạy học như projecter, máy tính...;
- Số lượng HS trong một lớp dưới 40 HS thì mới thuận tiện cho việc di
chuyển các hoạt động nhóm;
- HS phải được làm quen với một số PPDH tích cực hiện nay như dạy học
theo dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, BTNB…. trước khi thực hiện

tiết dạy;
- GV có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức và kĩ năng thiết kế tổ
chức dạy học tích cực;
- Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương cần có hình thức phổ biến các sáng
kiến có chất lượng tới các nhà trường và GV trong toàn tỉnh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

25


×