ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRIỆU LỆ QUỲNH
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG
ĐẠI CƢƠNG VỀ KIM LOẠI - HÓA HỌC 12
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRIỆU LỆ QUỲNH
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG
ĐẠI CƢƠNG VỀ KIM LOẠI - HÓA HỌC 12
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60 14 01 11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Dũng
HÀ NỘI – 2015
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục hình ............................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở
TRƢỜNG PHỔ THÔNG………………………………………………………
1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực cho HS THPT
6
........................................... 6
1.1.1. Khái niệm năng lực ........................................................................................... 6
1.1.2. Cấu trúc của năng lực ....................................................................................... 7
1.1.3. Sự phát triển năng lực của HS THPT................................................................ 9
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề ................................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề ............................................................ 10
1.2.2. Cấu trúc và biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề..................................... 10
1.3. Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
HS THPT .................................................................................................................. 12
1.3.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá .......................................................................... 12
1.3.2. Kiểm tra, đánh giá năng lực ........................................................................... 12
1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của kiểm tra, đánh giá .............................................. 14
1.3.4. Những yêu cầu sư phạm đối với kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng về
hóa học ..................................................................................................................... 15
1.3.5. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá............................................................... 17
1.3.6. Cách kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ...................................... 19
1.4. Bài tập hóa học trong dạy học hóa học theo định hướng phát triển NLGQVĐ
cho HS THPT ............................................................................................................ 22
1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học .............................................................................. 22
1.4.2. Tác dụng của bài tập hóa học ......................................................................... 22
1.4.3. Phân loại bài tập hóa học ................................................................................ 22
1.4.4. Bài tập phát triển năng lực .............................................................................. 22
1.5. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học hóa học ở trường
THPT của Tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................... 24
1.5.1. Mục tiêu điều tra ............................................................................................. 24
1.5.2. Nội dung, phương pháp điều tra .................................................................... 25
1.5.3. Kết quả điều tra .............................................................................................. 25
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 28
Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG VỀ KIM
LOẠI- HÓA HỌC 12 ............................................................................................. 29
2.1. Phân tích nội dung, cấu trúc chương trình chương “Đại cương về kim loại” Hóa học 12 ............................................................................................................... 29
2.1.1. Mục tiêu chương “Đại cương về kim loại” - Hóa học 12 ............................. 29
2.1.2. Cấu trúc chương trình chương “Đại cương về kim loại” - Hóa học 12 ........ 30
2.1.3. Một số điểm cần chú ý về nội dung và phương pháp dạy học chương “Đại
cương về kim loại” - Hóa học 12 ........................................................................... 31
2.2. Lựa chọn, xây dựng các bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho HS để xây dựng các đề kiểm tra. ........................................... 33
2.2.1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng BT theo định hướng phát triển NLGQVĐ33
2.2.2. Một số dạng bài tập theo định hướng phát triển NLGQVĐ .......................... 35
2.3. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triến năng lực giải quyết vấn đề của HS ............................................... 42
2.3.1. Nguyên tắc xây dựng đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triến năng
lực của HS THPT .................................................................................................... 42
2.3.2. Quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triến năng lực
giải quyết vấn đề của HS THPT ................................................................................ 43
2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ............. 44
2.4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ................................................. 44
2.4.2. Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên .......................................................... 46
2.4.3. Phiếu tự đánh giá về mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS .. 47
2.4.4. Đánh giá qua bài kiểm tra .............................................................................. 47
2.5. Một số đề kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy
học chương “Đại cương về kim loại ”– Hóa học 12 ................................................. 48
2.5.1. Kiểm tra đánh giá nội dung phần Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và
cấu tạo của kim loại .................................................................................................. 48
2.5.2. Kiểm tra đánh giá nội dung phần Tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim
loại ............................................................................................................................. 51
2.5.3. Kiểm tra đánh giá nội dung phần Hợp kim .................................................... 54
2.5.4. Kiểm tra đánh giá nội dung phần Sự ăn mòn của kim loại ............................ 57
2.5.5. Kiểm tra đánh giá nội dung phần Điều chế kim loại ..................................... 60
2.5.6. Kiểm tra đánh giá nội dung phần Tính chất của kim loại .............................. 63
2.5.7. Kiểm tra đánh giá nội dung phần Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại . 68
2.5.8. Kiểm tra đánh giá chương “Đại cương về kim loại” ...................................... 72
2.6. Phương pháp sử dụng câu hỏi và đề kiểm tra chương “Đại cương về kim loại” –
Hóa học 12 ................................................................................................................ 76
2.6.1. Sử dụng câu hỏi và đề kiểm tra để học sinh tự kiểm tra kiến thức kĩ năng sau
mỗi bài học ................................................................................................................ 76
2.6.2. Sử dụng câu hỏi và đề kiểm tra để kiểm tra bài cũ và củng cố bài học ......... 77
2.6.3. Sử dụng câu hỏi và đề kiểm tra để kiểm tra đánh giá kĩ năng và năng lực của
học sinh .................................................................................................................... 78
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 88
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 89
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 89
3.3. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm sư phạm .................................................... 89
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ................................................................... 89
3.3.2. Chuẩn bị nội dung ........................................................................................ 90
3.3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 90
3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm. ........................................ 91
3.4.1. Phương pháp xử lý số liệu kết quả thực nghiệm ........................................... 91
3.4.2. Kết quả bài kiểm tra và xử lí kết quả .............................................................. 91
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................................... 99
3.5.1. Phân tích định lượng kết quả TNSP ................................................................ 99
3.5.2. Phân tích định tính kết quả TNSP ................................................................... 99
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 101
1. Kết luận ............................................................................................................... 101
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 103
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 106
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông Việt Nam đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực (NL) của người học nhằm đào tạo
nguồn nhân lực cho xã hội hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, cần đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH) theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành NL và phẩm chất; đồng thời phải
chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra,
đánh giá NL vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề (GQVĐ), coi trọng cả kiểm
tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể
tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương trình,
nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại;
nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền
thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết
định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới
PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp
trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết
thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá
trình giáo dục với kết quả thi".
Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội
nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định “Đổi
mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng
đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối
kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”...
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp
lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ
PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học.
Hiện nay, đồng thời với việc tích cực đổi mới nội dung, PPDH thì công tác
đổi mới trong kiểm tra, đánh giá cũng đã được chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế
kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (HS) là một điều
rất mới mẻ và ít người quan tâm tới.
Trong chương trình hóa học 12, phần Hóa vô cơ là phần trọng tâm và
chương 5 “Đại cương về kim loại” là chương quan trọng của phần Hóa vô cơ.
Với yêu cầu cấp thiết của giáo dục nước nhà, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
đề tài: “Xây dựng hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực giải quyết vấn để cho học sinh trong dạy học chương đại cương về kim loại Hóa học 12”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về phát triển các năng
lực và năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) của HS ở trường Trung học phổ
thông (THPT) trong dạy học hóa học như:
- Trần Thị Thu Huệ (2012), Phát triển một số năng lực của học sinh THPT thông
qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy và học hóa học vô cơ, Luận án Tiến
sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
- Phạm Thị Bích Đào (2015), Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
trong dạy học hóa học hữu cơ chương trình nâng cao, Luận án Tiến sĩ Giáo dục
học, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Tài (2013), Đổi mới nội dung phương pháp kiểm tra đánh giá trong
dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho HS
ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.
- Nguyễn Thanh Nhạn (2013), Lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học (BTHH)
nhằm phát triển NL phát hiện và GQVĐ cho HS lớp 11 trường THPT, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội.
- Lưu Đình Dũng (2014), Phát tiển NL phát hiện và GQVĐ cho HS thông qua dạy
học phần Kim loại - Hóa học 12 cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường
Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
-. Dương Thị Hồng Hạnh (2014), Phát triển NL phát hiện và GQVĐ cho HS thông
qua dạy học chương Sự điện li - Hóa học 11 chương trình cơ bản, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
-. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2014), Phát triển NL phát hiện và GQVĐ qua dạy học
phần Hóa học Phi kim 10 trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục,
trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
- Bùi Quốc Hùng (2014), Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương
Cacbon - Silic Hóa học 11 nhằm phát triển NL phát hiện và GQVĐ cho HS THPT,
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
- Lê Đức Duy (2014), Nội dung phương pháp kiểm tra đánh giá một số NL của HS
thông qua dạy học hóa học vô cơ lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo
dục, Trường ĐHSP Hà Nội,....
Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu về năng lực, phát triển NLGQVĐ
cho HS thông qua BTHH, PPDH hóa học và kiểm tra đánh giá các NL này bằng bộ
công cụ đo. Tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi/bài tập để kiểm
tra đánh giá theo định hướng phát triển NLGQVĐ của HS thì chưa được chú trọng
nhiều. Như vậy, việc lựa chọn đề tài của chúng tôi là cần thiết, có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn trong việc đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở
trường THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển NLGQVĐ của HS thông qua dạy học chương “Đại cương về kim loại” – Hóa
học 12.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực, phát triển NLGQVĐ cho HS và việc kiểm
tra đánh giá NL này trong dạy học hóa học ở trường THPT.
- Điều tra, đánh giá thực trạng việc xây dựng và sử dụng đề kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển NL ở một số trường THPT hiện nay, đặc biệt là ở hai trường
THPT Quảng Hà, THPT Đầm Hà thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình sách giáo khoa (SGK) hóa học lớp 12,
đặc biệt là chương “Đại cương về kim loại”.
- Bước đầu xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá (công cụ đo) NLGQVĐ của HS
THPT.
- Xây dựng và sử dụng hệ thống các đề kiểm tra theo định hướng phát triển
NLGQVĐ của HS trong dạy học chương “Đại cương về kim loại”, qua đó kiến nghị
phương pháp sử dụng đề kiểm tra trong dạy học phần Hóa học Vô cơ lớp 12.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi
của những đề xuất.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển NL của HS trong dạy học chương “Đại cương về kim loại” – Hóa học 12.
6. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống BTHH chương “Đại cương về kim loại” – Hóa học 12, và phương
pháp sử dụng hệ thống BTHH đó để xây dựng các đề kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển NLGQVĐ cho HS.
TNSP được tiến hành trong năm học 2014-2015 tại hai trường THPT Quảng
Hà- Huyện Hải Hà, THPT Đầm Hà - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển NL cho HS với chất lượng tốt, GV và HS sử dụng một cách hợp lí, thường
xuyên và tự giác thì sẽ nâng cao sự hứng thú, tính tích cực, chủ động và sáng tạo
của HS trong học tập, qua đó phát triển được NLGQVĐ cho HS và góp phần nâng
cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
8.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu thu thập tổng quan các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa,… trong nghiên cứu tổng quan các tài liệu lí luận có liên quan đã thu thập.
8.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, trò chuyện, phỏng vấn, điều tra cơ bản,.. nhằm phát hiện những khó
khăn của việc kiểm tra đánh giá nói chung và đánh giá NL HS nói riêng
- TNSP nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả và chất lượng của nội dung và phương
pháp kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hóa học và ảnh hưởng của nội dung và
phương pháp kiểm tra đến việc phát triển NLGQVĐ của HS.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học, phát
triển NL cho HS THPT; xin ý kiến GV dạy học hóa học trong sử dụng đề kiểm tra
theo định hướng phát triển NL.
8.3. Nhóm phƣơng pháp xử lí thông tin
Áp dụng toán thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
9. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài về các vấn đề: Nội dung – phương
pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học theo định hướng phát triển NL, kiểm tra đánh
giá NLGQVĐ của HS THPT.
- Xây dựng được hệ thống BTHH chương “Đại cương về kim loại” – Hóa học 12
theo định hướng phát triển NL của HS.
- Xây dựng được bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ của HS THPT.
- Xây dựng hệ thống các đề kiểm tra đánh giá chương “Đại cương về kim loại” –
Hóa học 12 theo định hướng phát triển NLGQVĐ của HS THPT.
- Đề xuất được một số biện pháp sử dụng bộ đề kiểm tra đánh giá để phát triển
NLGQVĐ của HS THPT.
10. Câu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề của HS ở trường THPT
Chương 2. Xây dựng và sử dụng hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học chương đại cương về
kim loại - Hóa học 12.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái, Đào Hữu Vinh (2009), Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học
Trung học phổ thông. Bài tập đại cương và vô cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bernd Meir, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại. Cơ sở đổi mới
mục tiêu, nội dung và PPDH, NXB ĐHSP, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung
về đổi mới giáo dục THPT môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Hóa học lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt-Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - một số
phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng, NXB ĐHSP, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục
trung học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học cấp THPT, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên THPT và Trung cấp chuyên
nghiệp (2013), Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông,
Tài liệu tập huấn, Hà Nội.
10. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục
trung học (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh trong trường Trung học phổ thông. Môn Hóa học (lưu
hành nội bộ).
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo, Xây dựng chương trình giáo
dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh (lưu hành nội bộ), Hà
Nội.
12. Bộ giáo dục và đào tạo (7 - 2015), Dự thảo Chương trình phát triển giáo dục phổ
thông tổng thể (Tài liệu lưu hành nội bộ, chưa phổ biến).
13. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại
học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Dũng (2014), Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông, Tập bài giảng cho học viên sau đại học, Trường ĐHSP Hà Nội.
15. Lưu Đình Dũng (2014), Phát tiển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho
học sinh thông qua dạy học phần Kim loại - Hóa học 12 cơ bản, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
16. Lê Đức Duy (2014), Nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá một số năng lực
của học sinh thông qua dạy học hoá học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông, Luận
văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.
17. Phạm Thị Bích Đào (2015), Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
trong dạy học hóa học hữu cơ chương trình nâng cao, Luận án Tiến sĩ Giáo dục
học, Trường ĐHSP Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Hồng Gấm (2012), Phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên
thông qua dạy học phần hóa vô cơ và lí luận – phương pháp dạy học hóa học ở
trường cao đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học , Viê ̣n Khoa ho ̣c Giáo du ̣c
Viê ̣t Nam.
19. Dương Thị Hồng Hạnh (2014), Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề cho học sinh thông qua dạy học chương Sự điện li - Hóa học 11 chương trình cơ
bản, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2014), Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề qua dạy học phần Hóa học Phi kim 10 trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
21. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa, NXB ĐHSP, Hà Nội.
22. Bùi Quốc Hùng (2014), Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
chương Cacbon - Silic Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề cho học sinh trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường
Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
23. Trần Thị Thu Huệ (2012), Phát triển một số năng lực của học sinh THPT thông
qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học phần hóa học vô cơ,
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
24. Nguyễn Công Khanh (2014), Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục, NXB ĐHSP,
Hà Nội.
25. Nguyễn Công Khanh (2015), Thiết kế công cụ đánh giá năng lực: Cơ sở lý luận
và thực hành, NXB ĐHSP, Hà Nội.
26. Nguyễn Thanh Nhạn (2013), Lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nhằm
phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trường THPT, Luận
văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
27. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường
phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học Tập I, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
29. Nguyễn Xuân Tài (2013), Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá
trong dạy học hoá học hữu cơ lớp 11 – chương trình nâng cao nhằm góp phần phát
triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở trường THPT. Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.
30. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài
liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ (2004 - 2007), NXB ĐHSP, Hà Nội.
31. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường
phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.
32. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng,
Nguyễn Phú Tuấn (2009), Hóa học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
33. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Phú Tuấn, Đoàn Thanh Tường
(2008), Sách giáo viên Hóa học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Nguyễn Xuân Trường, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan (2008), Bài tập hóa học
12, NXB Giáo dục, Hà Nội.