- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Đồng Nai
- Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Thị xã Long Khánh
- Trường THCS Bảo Quang
- Địa chỉ: Ấp 18 GĐ xã Bảo Quang
Điện thoại: 0974.969.184; Email:
- Thông tin về giáo viên
1. Họ và tên: Đoàn Văn Dũng
Ngày sinh: 1983
Môn: Hoá học
Điện thoại: 0974.969.184 ; Email:
2. Họ và tên:………………………………………………..
Ngày sinh:…………………………. Môn:………………...
Điện thoại:...........................; Email:......................................
1
1. Tên Hồ sơ dạy học:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN VẬT LÝ, TOÁN HỌC, SINH HỌC,
THỂ DỤC, TIN HỌC VÀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀO GIẢNG DẠY
CHUYÊN ĐỀ “RƯỢU – CHẤT BÉO” MÔN HÓA HỌC 9
2. Mục tiêu dạy học
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên quan
đến kiến thức hóa học. Một trong những chất ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con
người qua dinh dưỡng, vui chơi, thể dục thể thao chính là rượu và chất béo.. Để góp
phần vào việc giúp các em học sinh hiểu được tính chất, Công Thức Cấu Tạo, Ứng
dụng rượu, chất béo như thế nào? Bên cạnh còn giáo dục cho các em tác hại của rượu
hay những bệnh nguy hiểm như béo phì, xơ vữa động mạch do dư chất béo gây ra? Để
trả lời câu hỏi này đó là thông qua các tiết dạy có tích hợp các bộ môn với nhau sẽ
giúp các em hứng thú học tập, thay đổi cách học, giúp các em yêu thích bộ môn Hoá
và các bộ môn khác, giúp say mê học tập lĩnh hội các tri thức thông qua môn học, qua
đó còn giúp cho các em ăn uống đúng cách hợp lí, nâng cao sức khoẻ và tự tin hơn
trong cuộc sống, tránh xa các tệ nạn không tốt như uống rượu, games, từ đó có thái độ
vươn lên trong học tập là những thanh thiếu nên tốt có ích cho xã hội cho công đồng.
Từ những nguyên nhân trên mà tôi đã đề ra giải pháp vận dụng kiến thức các môn học
toán, lý, sinh, thể dục, tin học và giáo dục công dân để giải quyết tốt các vấn đề liên
quan đến chuyên đề “rượu - chất béo”, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thay đổi
cách học tập, tiếp nhận thông tin mới mà bộ giáo dục phát động trong toàn ngành hiện
nay.
2
2.1 Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa rượu, chất béo. Thế nào là độ rượu cách pha chế rượu
cho sẵn, bữa ăn hằng ngày như thế nào là hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng tránh
béo phì, thiếu chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để tránh các bệnh liên
quan đến chất béo
- Nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của chất
rượu và chất béo.
- Viết được công thức phân tử của rượu và chất béo
- Viết CTCT của rượu
- Tính chất hóa học: Phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của rượu, Phản ứng
thủy phân chất béo trong môi trường axit và trong môi trường kiềm.
- Ứng dụng: Ứng dụng quan trọng của rượu trong đời sống, sản xuất và trong
công nghiệp. Ứng dụng chất béo là thức ăn quan trọng của người và động vật, là
nguyên liệu trong công nghiệp.
2.2. Kỹ năng:
- Viết được Phương trình hoá học minh hoạ tính chất của rượu, phản ứng thủy
phân của chất béo (dạng tổng quát).
- Tính độ rượu, Dựa vào tính chất hoá học của rượu xác định được thể tích khí
sinh ra, khối lượng các chất,…
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh… rút ra được nhận xét về công thức đơn giản,
thành phần cấu tạo và tính chất của rượu, chất béo.
- Phân biệt chất béo (dầu ăn, mỡ ăn) với hidro cacbon (dầu, mỡ công nghiệp).
- Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn khi giải quyết vấn đề Giáo viên đặt ra.
3
2.3. Thái độ:
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết
các vấn đề chuyên đề đặt ra:
2.3.1 Môn vật lý:
- Biết cách sử dụng ống đong để đong thể tích rượu cho trước. Dùng ống
đong, nhiệt kế thuỷ ngân xác định nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của rượu, xác định
tính tan trong nước và trong dung môi khác của chất béo.
- Biết sử dụng các ống nghiệm dụng cụ thí nghiệm, tìm hiểu tính chất vật lý
của rượu và chất béo.
2.3.2 Môn toán học:
- Hiểu và vận dụng những kiến thức toán học để biến đổi các công thức tính
toán về độ rượu, vận dụng kiến thức toán học tính toán giải bài toán liên quan tính
chất hoá học của rượu, những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện
bài toán hóa, tính thể tích khí sinh ra do rượu phản ứng, tính toán bữa ăn hợp lý, khẩu
phần ăn như thế nào là hiệu quả trong bữa ăn hằng ngày trong tiết dạy chất béo.
2.3.3 Môn sinh học:
- Biết được các tác hại của rượu đối với sức khỏe con người dẫn đến tác hại về
hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tiêu hoá và các cơ quan khác trong cơ thể con người, hành
vi ứng xử của những người nghiện rượu với gia đình và xã hội, biết được thế nào là
bữa ăn hợp lý đúng cách để không bị dư chất béo phì, dẫn đến 1 số bệnh tật nguy
hiểm như: máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, sơ vữa động mạch, huyết áp tăng, đột
quỵ… từ đó các em cùng gia đình có chế độ ăn uống hợp lý đúng cách, có lợi cho sức
khoẻ trong đời sống hằng ngày…
2.3.4 Môn Thể dục:
- Biết qua hình ảnh thông tin minh hoạ tác hại của rượu và bệnh béo phì, có
chế độ luyện tập để nâng cao sức khoẻ ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế dư lượng mỡ thừa,
giúp tinh thần sảng khoái nâng cao tinh thần, sức khoẻ để học tập tốt như: đi bộ, bơi
lội,…
4
2.3.5 Môn GDCD:
- Hiểu giải thích được vấn đề bảo vệ tránh ô nhiễm môi trường trong sản
xuất, tận dụng những phế phẩm của quá trình sản xuất rượu, chất béo để sản xuất
những sản phẩm khác như: phế phẩm sau khi sản xuất rượu có thể làm thức ăn cho
động vật, làm phân bón, giáo dục cho các em biết tác hại của rượu, bệnh béo phì, bên
cạnh đó giúp các em tuyên truyền cho người thân thấy được các vụ tai nạn giao thông
hiện nay toàn tỉnh ta đang mắc phải, các vụ phạm pháp trong địa bàn tỉnh hằng năm
nguyên nhân chính từ rượu, chất gây nghiện gây ra ảnh hưởng nặng nề dến sức khoẻ.
2.3.6 Môn tin học:
- Vận dụng các kiến thức về tin học: word, exel, mạng và internet giúp các em
tìm hiểu những thông tin bổ ích cho học tập, hạn chế và tránh các tác hại không có lợi
như games, các tin tức không lành mạnh, Giáo viên đưa ra các câu hỏi cho học sinh
tư duy tìm tòi trên mạng, dùng tin học lọc những thông tin cần thiết cho học tập ví dụ
như: dùng internet tìm hiểu thêm tác hại của rượu, những bệnh liên quan tới thừa cân,
béo phì, dùng exel để tính khẩu phần ăn cho những người dư chất mỡ thừa không có
lợi, hoặc thiếu chất suy dinh dưỡng.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
- Số lượng học sinh: 61em học sinh lớp 93, 9/4 của trường THCS Bảo Quang năm
học 2014 - 2015
- Đặc điểm của Học sinh: Đại trà có đủ đối tượng trong một lớp
* Dự án mà tôi thực hiện là môn hóa học 9, đối với môn này có 1 số thuận lợi sau:
3.1 Thứ nhất: các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức ở lớp
8, trong chuyên đề này các kiến thức gần gũi với các em mà ít nhiều các em đã được
học ở các bộ môn khác, bên cạnh đó các em đã tiếp xúc các tình huống trong thực tế
cuộc sống mà các em gặp phải, do đó không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức
kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
3.2 Thứ hai: Đối với kiến thức chuyên đề “ rượu và chất béo” các em đã được
học ở tiết trước các kiến thức liên quan đến Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, tính chất
5
của chất. Do đó việc nắm bắt tìm hiểu Công thức cấu tạo, tính chất hoá học đặc trưng,
vận dụng tương đối dễ dàng.
3.3 Thứ ba: Đối với các môn học khác như môn vật lý, sinh học, toán học, thể
dục, giáo dục công dân .. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn hóa
học trong đó có kiến thức về cách xây dựng công thức tính toán, cách biến đổi các đại
lượng trong công thức, cấu tạo cơ thể người, các bệnh liên quan đến các chất gây
nghiện, những thói quen ăn uống không hợp lý đúng cách, thể dục thể thao như thế
nào là hợp lý, cách đong thể tích chất lỏng bằng ống đong… Vì vậy khi cần tích hợp
kiến thức của các môn học trên vào bộ môn hóa học để giải quyết vấn đề trong bài
học các em không cảm thấy bỡ ngỡ.
Như vậy việc tích hợp được kiến thức của các môn học để giải quyết vấn đề
trong chuyên đề này là thuận lợi và khả thi.
4. Ý nghĩa của bài học
4.1 Đối với thực tiễn dạy học: Giúp Học sinh
- Nắm được mô hình CTCT của rượu, CTCT của chất béo
Hình 1. Mô hình phân tử rượu etylic
6
Kiến thức 1. Cấu tạo của chất béo
- Nắm được tính hóa học của rượu và chất béo, tính toán được độ rượu, hàm
lượng chất béo
Kiến thức 2. Phản ứng cháy của rượu
Kiến thức 3. Phản ứng đặc trưng của rượu với kim loại kiềm
7
Phiếu học tập 1. Bài tập rượu
Kiến thức 4. Tính chất hoá học của chất béo
- Nắm được ứng dụng và cách điều chế rượu, chất béo.
Hình 2. Sơ đồ ứng dụng của rượu etylic C2H5OH
8
Hình 3. Biểu đồ ứng dụng của chất béo khi tiêu hoá thức ăn
- Hiểu được phản ứng giữa rượu etylic và axit, dấu hiệu đặc trưng cho phản
ứng
Hình 4. Phản ứng este hoá giữa rượu và axit
- Biết tính tan trong nước và trong dung môi khác của chất béo
Hình 5. Tính tan trong nước và dầu hoả của chất béo
9
- Vân dụng tính được thể tích khí sinh ra từ rượu, khối lượng xà phòng hoá
thu được sau khi thuỷ phân chất béo
4.2 Đối với thực tiễn đời sống:Giúp Học sinh
- Biết thực phẩm chứa nhiều chất béo, hay ít chất béo
Hình 6. Thực phẩm có chứa nhiều chất béo, ít chất béo
- Học sinh hiểu được ý nghĩa về độ rượu trên các nhãn chai rượu. Biết được
các làng nghề làm rượu truyền thống của nước ta hiện nay như
Hình 7. Rượu nếp và rượu vooka hà nội
10
Hình 8. Rượu bầu đá bình định
Hình 9. Rượu bưởi Làng Hương( Đồng Nai) - cách nấu rượu truyền thống
Phiếu học tập 2
- Hiểu cách pha chế rượu theo độ rượu cho trước bằng ống đong hay nhiệt kế
rượu
11
Hình 10. Ống đong
Hình 11. Cách pha chế rượu
- Biết được lợi ích của rượu
Hình 12. Ứng dụng làm thuốc từ rượu
- Học sinh hiểu được tác hại khi uống nhiều rượu, ăn quá nhiều chất béo
12
Hình 13. Tác hại uống nhiều rượu, ăn quá nhiều chất béo
- Hiểu được cách sản xuất rượu từ những sản phẩm từ nông nghiệp, biết cách
làm dầu ăn thực vật từ dừa, đậu nành...
Sơ đồ 1. Sơ đồ làm rượu nếp, gạo từ gạo, nếp
13
Sơ đồ 2. Sơ đồ làm rượu trái cây từ dừa
- Hiểu được các sản phẩm chất béo từ động vật, thực vật, quy trình làm chất
béo
Sơ đồ 3. Làm dầu thực vật
5. Thiết bị dạy học, học liệu tích hợp các bộ môn cho chuyên đề
5.1 Giáo viên:
5.1.1 Bài rượu etylic (thời gian tích hợp các bộ môn dự kiến 15 phút – 20
phút)
- Máy trình chiếu, bảng tương tác, phiếu học tập chuẩn bị sẵn, ancol kế, ống
đong, 1 số nhãn của các chai rượu, rượu Êtylic, đèn cồn, diêm, kim loại Natri,
axitaxetic, axit sunfuric, mô hình phân tử rượu êtylic, bát sứ, ống nghiệm, kẹp gỗ,
kiềng sắt...
14
- Sưu tầm thêm tranh ảnh, các bài báo, Giáo viên trình chiếu bằng slide phần
mềm powerpoint 2007 cho các em thảo luận, trả lời các câu hỏi theo thảo luận nhóm
hay các câu hỏi mở có thời gian ấn định, tuyên dương - phê bình cá nhân hay tập thể
nhóm hoạt động tốt hoặc chưa tốt trong từng hoạt động, ví dụ
5.1.1.1 Tích hợp môn Toán học: ( thời gian 3 phút)
- Giáo viên đưa câu hỏi cho Học sinh suy nghĩ gọi 2 Học sinh nên hoàn thành
Phiếu học tập số 3
5.1.1.2 Tích hợp môn Vật lý: (thời gian 3 phút)
- Giáo viên đưa mẫu chai rượu cho Học sinh quan sát thảo luận nhóm trả lời
về màu sắc, trạng thái, dùng ống đong hoà tan 1 nước và 1 lít rượu cân lên cho Học
sinh trả lời ... cung cấp thêm thông tin, chiếu đáp án bằng bảng nhóm ...
Phiếu học tập số 4
5.1.1.3 Tích hợp môn Sinh học: (thời gian 3 phút)
15
- Giáo viên đưa câu hỏi: Lạm dụng rượu, hay sử dụng rượu quá nhiều có tác
hại như thế nào đến sức khoẻ?
Hình 14. Tác hại do rượu gây ra
Hình 15. Tác hại của rượu dẫn đến sơ gan
5.1.1.4 Tích hợp môn Giáo dục công dân: (thời gian 3 phút)
- Giáo viên đưa câu hỏi: Người lạm dụng rượu, hay sử dụng rượu quá nhiều
có tác hại như thế nào đến gia đình, xã hôi (an toàn giao thông, làm việc hay học
tập...)?
- Giáo viên chiếu đồng thời tranh, ảnh sau khi Học sinh trả lời để các em hiểu
rõ hơn về tác hại khi lạm dụng quá nhiều rượu
16
Hình 16. Bạo lực gia đình
Hình 17. Tai nạn giao thông tác nhân chính do rượu
Hình 18. Vi phạm giao thông nguyên nhân chính do rượu
5.1.1.5 Tích hợp môn thể dục: (thời gian 3 phút)
- Để có được sức khoẻ tốt, tránh xa các tệ nạn như rượu, bia... chúng ta cần có
những biện pháp thể dục thể thao như thế nào là lành mạnh?
17
Hình 19. Luyên tập thể dục thể thao
Hình 20. Hội khoẻ phù đồng Tiểu học – THCS thị xã Long Khánh
5.1.2 Bài chất béo (thời gian dự kiến tích hợp các bộ môn 15 – 20 phút)
- Máy trình chiếu, bảng tương tác ống đong, dầu hoả, nước cất, ống nghiệm,
kẹp gỗ
- Sưu tầm tranh ảnh, các bài báo, đưa các câu hỏi sử dụng phương pháp trình
chiếu bằng slide phần mềm powerpoint 2010 cho các em thảo luận, có thể trả lời các
câu hỏi theo nhóm hay tổ hay các câu hỏi mở, có thời gian ấn định cho các em, tuyên
dương – phê bình các nhân, nhóm hoạt động tốt, ví dụ
5.1.2.1 Tích hợp môn Vật lý: (2 phút)
- Cho lần lượt dầu ăn vào trong ống nghiệm đựng nước và benzen (dầu hoả),
lắc nhẹ quan sát? Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về tính chất của chất béo?
18
Phiếu học tập số 5
5.1.2.2 Tích hợp môn Toán học : (6 phút)
- Dựa vào bảng 1, em hãy đưa ra khẩu phần ăn hợp lý đúng cách cho từng loại
thức ăn? (2 phút)
Bảng 1. Khẩu phần ăn hợp lý, đúng cách
- G treo bảng phụ bài tập 4/147 cho Học sinh thảo luận theo nhóm hoàn thành
trong 4 phút, treo đáp án
Phiếu học tập số 6
19
5.1.2.3 Tích hợp môn Tin học: (thời gian 2 phút)
- Về nhà dùng exel làm bảng 2 phân tích nguy cơ, mắc bệnh béo phì ( tiết sau
nộp)
- Qua bảng phân tích số liệu nguy cơ và mắc bệnh béo phì ở trường THCS
Bảo Quang năm 2014 – 2015, em hãy cho biết nguyên nhân mắc bệnh trên là gì?
Khối
Sĩ số học sinh
Nguy cơ mắc
Mắc bệnh béo
bệnh béo phì do
phì theo tiêu
thừa cân
chuẩn
Tổng tỉ lệ
phần trăm
6
138
3
3
4,34%
7
174
4
2
3,44%
8
159
4
2
3,77%
9
144
4
2
4,16%
Bảng 2. Bảng số liệu nguy cơ, và mắc bệnh béo phì ở trường THCS Bảo Quang
năm 2014 -2015
5.1.2.4 Tích hợp môn Sinh học: (thời gian 2 phút)
- Kể tên một số bệnh nguy hiểm liên quan đến béo phì?
Hình 21. Một số bệnh liên quan đến chất béo
20
Hìn 22. Một số bệnh liên quan đến chất béo ở lứa tuổi THCS
5.1.2.5 Tích hợp môn Giáo dục công dân: (thời gian 2 phút)
- Để bảo vệ tránh ô nhiễm môi trường sau khi sử dụng các sản phẩm thừa của
chất béo như: vỏ, xơ dừa, vỏ đậu phộng, đậu nành, lông - móng động vật chúng ta
cần có biện pháp gì?
Hình 23. Phế phẩm xơ dừa và vỏ dừa
Hình 24. Lông động vật, vỏ đậu phộng
5.1.2.6 Tích hợp môn thể dục: ( thời gian 2 phút)
21
- Để phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em, bệnh tim mạch người lớn tuổi bị béo
phì chúng ta cần có biện pháp nào?
Hình 25. Rèn luyện thể dục thể thao phòng chống bệnh tật
5.2 Học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học liên quan đến chuyên đề, đọc sách
giáo khoa, chuẩn bị bài trước ở nhà, một số học sinh có năng khiếu về tin học, học tốt
môn Toán, Sinh… Bên cạnh đó các em
Sưu tầm thêm tranh ảnh ở phòng đọc sách, hay thư viên trường, vào thư viện lấy
tài liệu các vụ vi phạm về an toàn giao thông trên báo, thông tin pháp luật hoặc trên
internet. Các vụ vi phạm pháp luật (dàn xếp đánh lộn của Học sinh THCS có liên
quan đến rượu, bạo hành gia đình, gây rối trật tự công cộng, đánh nhau, giết người…)
các em có thể treo lên bảng theo hình thức làm báo tường xung quanh lớp học để
tuyên truyền tốt trong môi trường lớp học cũng như trong nhà trường để trả lời tốt các
câu hỏi giáo viên đưa ra, giáo viên có nhận xét các nhóm cho điểm có phần thưởng
kèm theo cho các nhóm.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
22
MINH HOẠ HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH
DẠY HỌC CÓ TÍCH HỢP LIÊN MÔN BÀI CHẤT BÉO
Tuần 30
Tiết 57
Ngày dạy: …../…./2015
Bài 47. CHẤT BÉO
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Biết được định nghĩa chất béo.
- Biết được trạng thái tự nhiên, tính chất lí học, hóa học và ứng dụng của chất béo.
- Viết được công thức phân tử của glixerol, công thức tổng quát của chất béo.
- Tính chất hóa học:Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường
kiềm (phản ứng xà phòng hóa)
- Ứng dụng: Hiểu được là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên
liệu trong công nghiệp.
- Biết được một số bệnh nguy hiểm liên quan đến chất béo, thể thao ăn uống như
thế nào là đúng cách, khoa học.
2. Kĩ năng:
- Hiểu viết được PTHH của phản ứng thủy phân của chất béo (dạng tổng quát).
- Biết quan sát thí nghiệm, hình ảnh… rút ra được nhận xét về công thức đơn giản,
thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo.
- Hiểu phân biệt chất béo ( dầu ăn, mỡ ăn) với hidro cacbon (dầu, mỡ công
nghiệp).
- Vận dụng tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất.
II.TRỌNG TÂM.
- Khái niệm chất béo, đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của chất béo.
III.CHUẨN BỊ
1. Của giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt, giá đỡ, cốc thủy tinh nhỏ, tranh ảnh slide
liên quan đến một số bệnh
- Hóa chất: dầu ăn, nước, benzene (hay dầu hoả).
23
2. Của học sinh:
- Đọc trước bài học, sưu tầm them một số tranh, ảnh liên quan.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (2 học sinh)( 5 phút)
Bài tập 1 – SGK trang 144.
Axit axetic tác dụng được với những chất nào sau đây: ZnO, CaCO3, Cu, Na2SO4.
Viết PTHH (nếu có).
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Chất béo là một thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của
chúng ta. Vậy chất béo là gì? Thành phần và tính chất của nó như thế nào? Bài
47. CHẤT BÉO.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tìm hiểu chất béo có ở đâu? (10 phút)
- Giới thiệu: “Các em đã biết mỡ ăn được lấy từ
- Lắng nghe.
động vật, còn dầu ăn được lấy từ thực vật. Dầu,
mỡ là các chất béo”.
- Cho HS xem hình 5.6; Hỏi: “Những loại thực
- Xem hình 5.6;
phẩm nào chứa nhiều chất béo?”.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
“Những loại thực phẩm nào chứa nhiều
chất béo là: mỡ lợn, dầu phộng, dầu
dừa, dầu mè,...”
- Phân chia thành các nhóm chứa nhiều,
chứa ít chất béo.
- Yêu cầu HS phân thành các nhóm chứa nhiều,
- Lắng nghe.
chứa ít chất béo.
- Học sinh kể: bệnh béo phì, bệnh xơ
Tích hợp sinh học
vữa động mạch, đột quỵ…
- Kể tên một số bệnh nguy hiểm liên quan đến béo
phì dư chất béo?
24
- Thông tin thêm một số bệnh liên quan
Tích hợp môn thể dục
- Để phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em, bệnh tim
mạch người lớn tuổi bị béo phì chúng ta cần có
biện pháp nào?
- Đi bộ, luyện tập thể dục thể thao
- Chốt ý: “Trong cơ thể động vật, chất béo tập
thường xuyên
trung nhiều ở mô mỡ; còn trong thực vật, chất béo
- Tránh ăn thức ăn quá nhiều chất béo,
tập trung nhiều ở quả và hạt”.
chất khó tiêu…(dầu mỡ động vật, thịt
tái, nướng…)
Nội dung ghi bài
I. Chất béo có ở đâu?
(SGK)
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất vật lý của chất béo (5 phút)
- Yêu cầu HS dự đoán về tính chất lí học của chất
- Dự đoán về tính chất lí học của chất
béo.
béo.
Tích hợp môn vật lý
- Biểu diễn thí nghiệm: “Cho vài giọt dầu ăn lần
lượt vào hai ống nghiệm đựng nước và benzen, lắc
nhẹ”.
- Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét:
“Chất béo nhẹ hơn nước, không tan
trong nước, tan được trong benzen”.
25