Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đề cương vật lý khối 10 tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 63 trang )

SỞ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN
TỔ VẬT LÍ

ĐỀ CƯƠNG


MỞ ĐẦU
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Vật lí học.
Vật lý học nghiên cứu các dạng chuyển động, các quá trình biến đổi … và cấu tạo của các vật
thể.
Trong chương trình Trung học phổ thông, môn Vật lý chủ yếu dùng phương pháp thực
nghiệm; hầu hết các khái niệm, định luật, công thức, . . . đều được rút ra từ các quan sát, thí
nghiệm, . . . trong thực tế .
2. Chương trình môn Vật lý lớp 10.
Gồm hai phần :
Phần một – Cơ học: nghiên cứu các dạng chuyển động cơ, các định luật cơ bản của chuyển
động cơ .
Phần hai – Nhiệt học: nghiên cứu các trạng thái của các vật thể cấu tạo bởi các phân tử;
nghiên cứu sự trao đổi năng lượng giữa các vật thể trong quá trình biến đổi.
3. Đại lượng vô hướng – Đại lượng vectơ
a. Đại lượng vô hướng: Là đại lượng chỉ có ………………….
Vd :

- khối lượng, thể tích, . . . (giá trị dương)
- điện tích, công, hiệu điện thế, . . . (giá trị dương hay âm)

b. Đại lượng vectơ: Là đại lượng được biểu diễn bằng một ..…………... Vectơ được xác định
bởi điểm gốc, điểm ngọn, giá, chiều và độ lớn .
4. Thứ nguyên của một đại lượng vật lý
Khi đo một đại lượng, người ta phải chọn một đại lượng cùng loại làm chuẩn để so sánh gọi


là đơn vị.
Chỉ cần xác định đơn vị của một số đại lượng cơ bản. Từ đó suy ra đơn vị của các đại lượng
khác.
Vd : đơn vị cơ bản của độ dài là mét (m), của thời gian là giây (s), của khối lượng là
kilôgam (kg) ⇒ Đơn vị vận tốc là m/s, đơn vị gia tốc là m/s2.
Công thức xác định sự phụ thuộc của đơn vị một đại lượng nào đó vào các đơn vị cơ bản
được gọi là thứ nguyên của đại lượng đó.
Để kí hiệu thứ nguyên của một đơn vị, người ta dùng hai dấu ngoặc vuông.
Vd: [vận tốc] = [quãng đường] / [thời gian] = m/s
[lực] = [khối lượng].[gia tốc] = kg.m/s2.

1


Phần I. CƠ HỌC
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. Chuyển động cơ. Chất điểm.
1. Chuyển động cơ
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là ……………. ………. của vật đó so
với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Nếu kích thước của vật ………….….. so với …………………….…………… (hoặc so với
những ……………………. mà ta đề cập đến) thì vật đó được coi là một ………….
Chất điểm có ………………….. là khối lượng của vật
3. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là ……………………….. …………khi chuyển động (là ………
………….. các vị trí mà chất điểm đi qua).
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
Để xác định vị trí của vật trong không gian cần chọn:

+ ………………………………….
+ …………………………………. gắn với vật làm mốc đó.
Nếu đã biết rõ quỹ đạo của vật thì ta chỉ cần chọn: Một ………………….. và một …………
……… trên quỹ đạo đó.
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động.
Mốc thời gian là …………………………………. tính thời gian.
Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn ………………………….. và dùng
………… ………………... để đo thời gian.
Số

chỉ

thời

điểm

trùng

với

số

đo

thời

gian

khi


mốc

thời

gian



……………………………………... ………….. (to = ………).
IV. Hệ quy chiếu.
Hệ quy chiếu = ……………. + …………………………… +…………………. + ………...
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1 . Chọn câu đúng. Sự thay đổi vị trí của một vật so với các vật khác theo thời gian gọi là:
A. Hệ quy chiếu

B. Mốc thời gian

C. Sự chuyển động của vật

D. Vật làm mốc

2 . Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?
A. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
2


B. Giọt nước mưa lúc rơi.
C. Vận động viên nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
3 . Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?

A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
4 . Từ thực tế, hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?
A. Một hòn đá được ném theo phương ngang.
B. Một ôtô chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – TP Hồ Chí Minh.
C. Một viên bi rơi từ độ cao 2m.
D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3m.
5 . Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây , cách nào thích hợp nhất để xác
định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?
A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế .
B. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
C. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc cất cánh.
D. Khoảng cách đến ba sân bay lớn ; t = 0 là lúc cất cánh.
6 . Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương , người ta dùng những tọa độ nào?
A. Khoảng cách từ tàu đến bến cảng gần nhất.
B. Độ sâu của nước biển tại vị trí của tàu.
C. Kinh độ và vĩ độ địa lý của tàu.
D. Khoảng cách từ tàu đến một bến cảng nhất định.
7 . Yếu tố nào sau đây không có mặt trong hệ quy chiếu ?
A. Đồng hồ.

B. Hệ tọa độ gắn với vật mốc.

C. Gốc thời gian.

D. Người quan sát.

8 . “Lúc 15h30p hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10km”. Việc xác

định vị trí của xe như trên còn thiếu yếu tố gì?
A. Vật làm mốc

B. Mốc thời gian.

C. Thước đo và đồng hồ.

D. Chiều dương trên đường đi.

9 . Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo thời gian trôi.
A. Một trận bóng đá diễn ra lúc 15 giờ đến 16 giờ 45 phút.
B. Lúc 8 giờ một ôtô khởi hành từ TP Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.
C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu trên.
3


10 .

Chọn câu đúng:

A. Một vật đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật làm mốc luôn có giá trị không đổi.
B. Mặt trời mọc ở phía Đông, lặn ở phía Tây vì trái đất quay quanh trục Bắc – Nam từ Tây sang
Đông.
C. Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người đứng yên trên đường thấy đầu van xe vẽ thành một
đường tròn.
D. Đối với đầu mũi kim đồng hồ, thì trục của nó là đứng yên.
11 .

Hệ quy chiếu gồm có:


A. Vật được chọn làm mốc và chiếc đồng hồ.
B. Một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc.
C. Một thước đo chiều dài và đồng hồ đo thời gian.
D. Một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian.
12 .

Một người chỉ đường cho khách du lịch như sau: “Ông hãy đi dọc theo phố này đến một bờ

hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách
sạn S”. Người chỉ dường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?
A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc.

C. Cách dùng các trục tọa độ.

B. Dùng cả hai cách A và B.

D. Không dùng cả hai cách A và B.

Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. Chuyển động thẳng đều
1. Tốc độ trung bình.
Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết ……………………………. của chuyển
động.
Công thức tính:

v tb =

Với s là quãng đường đi trong thời gian t
Đơn vị đo vtb là m/s hay km/h

2. Định nghĩa.
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có ............................................ và ............
..................................................................... trên mọi quãng đường.

4


3. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.
....................................................
v là tốc độ của vật , v > 0.
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s ......................................... với thời
gian chuyển động t.
II. Phương trình chuyển động. Đồ thị tọa độ - thời gian.
1. Phương trình chuyển động

Chất điểm xuất phát từ A chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Lấy mốc thời gian lúc chất
điểm ở A. Tọa độ của chất điểm sau thời gian t chuyển động là :
.............................................
xo là ............................................. (m hoặc km).
x là ............................................ (m hoặc km).
v là vận tốc của vật (m/s hoặc km/h)
v > 0 khi vật chuyển động ...................................
v < 0 khi vật chuyển động ...................................
2. Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
Đồ thị tọa độ - thời gian biểu diễn sự phụ thuộc của .........................của vật vào ...........
Trong chuyển động thẳng đều đồ thị tọa độ - thời gian có dạng một …………. ……….

A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1 . Trong cđ thẳng đều thì
A. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với tốc độ v.

B. tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
5


C. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v.
2 . Chỉ ra câu sai. Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau?
A. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
B. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
C. Quỹ đạo là một đường thẳng.
D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.
3 . Đồ thị tọa độ - thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong
thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?

A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.
C. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
D. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
4 . Trên hình là đồ thị tọa độ - thời gian của một vật chuyển động thẳng. Hãy cho biết thông tin
nào sau đây là sai?

A. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật cách gốc tọa độ 10m.
B. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
C. Tọa độ ban đầu của vật là xo = 10m.
D. Trong 5s đầu tiên vật đi được 25m.
5 . Trong những phương trình sau, phương trình nào biểu diễn của qui luật chuyển động thẳng đều:
A. x = 5t2 + 3

B. x = 5t + 3


C. x =

5
+3
t

D. v = 5t + 3

6 . Trong chuyển động thẳng đều, giá trị vận tốc v > 0 hay v < 0 tuỳ thuộc vào:
A..Tính chất chuyển động.

C. Gốc tọa độ đã chọn.

B. Gốc thời gian đã chọn.

D. Chiều dương đã chọn.

7 . Chọn câu ĐÚNG: Véctơ vận tốc trong chuyển động thẳng đều:
A. Luôn hướng theo chiều chuyển động.
6


B. Luôn hướng theo chiều dương ta chọn.
C. Luôn hướng theo phương nằm ngang.
D. Tất cả đều đúng.
8 . Chỉ ra câu sai. Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
A. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B.

Quỹ đạo là đường thẳng.


C. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong mọi khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.
9 . Hãy chỉ ra câu sai.
A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian
chuyển động.
D. Chuyển động đi lại của một pít-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.
10 .

Chọn câu đúng. Trong chuyển động thẳng đều:

A. s tỉ lệ thuận với v.

B. s tỉ lệ thuận với t.

C. x tỉ lệ thuận với t.

D. x tỉ lệ thuận với v.

11 .

Đường biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ chất điểm vào thời gian là:

A. phương trình chuyển động.
B. đồ thị tọa độ - thời gian.
C. phương trình đường đi.
D. công thức tính quãng đường đi.
12 .


Một ôtô chuyển động thẳng đều từ tỉnh A với vận tốc 60km/h đến tỉnh B cách A 100km.

Phương trình chuyển động của ôtô là:
A. x = - 60t.

C. x = - 100 + 60t.

B. x = 60t.

D. Chưa xác định được.

13 .

Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình chuyển động: x =10t - 20 (km, h).

A. Vật chuyển động với vận tốc 20km/h và cùng chiều dương
B. Vật chuyển động với vận tốc 20km/h và ngược chiều dương
C. Vật chuyển động với vận tốc 10km/h và cùng chiều dương
D. Tất cả đều sai

7


14 .

Cho các đồ thị trong các hệ trục.

Đồ thị nào biểu diễn chuyển động thẳng đều?
A. (I), (II)

15 .

C. (II), (IV)

B. (II), (III)

D. (I), (IV)

Phương trình chuyển động của chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t - 10 (km, h).

Quãng đường của chất điểm sau 2giờ chuyển động là:
A. 2km

B. – 2 km

C. 8km

D. – 8 km

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1: Tính tốc độ trung bình.
Bài 1. Đoàn tàu khởi chạy từ ga Hà Nội lúc 19h 00ph. Tàu đến Vinh lúc 0h 53ph, đến Tháp Chàm
lúc 22h 05ph, đến Sài Gòn lúc 4h 00ph. Biết con đường tàu đi dài 1720km và coi như thẳng,
tìm vtb?

Đs: 52,12 km/h

Bài 2. Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong nửa đoạn đường đầu, xe chuyển động với tốc độ
30 km/h. Trong nửa đoạn sau xe chuyển động với tốc độ 50 km/h. Tính tốc độ trung bình của ô
tô trên cả quãng đường?


ĐS: 37,5km/h

Bài 3. Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong 1/3 đoạn đường đầu, xe chuyển động với tốc độ
36 km/h. Trong đoạn sau xe chuyển động với tốc độ 12 m/s. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên
cả quãng đường?

ĐS: 40,5km/h

Bài 4. Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong 1/3 thời gian đầu, xe chuyển động với tốc độ 36
km/h. Thời gian sau xe chuyển động với tốc độ 12 m/s. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả
quãng đường?

ĐS: 40,8km/h

Dạng 2: Xác định các đại lượng trong chuyển động thẳng đều dựa vào phương trình chuyển
động.
Bài 5. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t, trong đó x
đo bằng km; thời gian t đo bằng h.
a/ Xác định vị trí ban đầu, vận tốc và hướng chuyển động của chất điểm.
8


b/ Xác định tọa độ và tính quãng đường đi được của chất điểm sau 2h kể từ thời điểm ban đầu.
Bài 6. Một ô tô chuyển động thẳng đều trên trục Ox với phương trình tọa độ: x = 50(1 – t) (m; s),
với t ≥ 0.
a/ Xác định vận tốc và tọa độ ban đầu của xe?

Đs : vo = - 50m/s; xo = 50m.


b/ Xác định tọa độ và tính quãng đường ô tô đi được sau 10 giây kể từ thời điểm ban đầu.
Dạng 3: Viết phương trình chuyển động của chất điểm.
Bài 7. Lúc 7 giờ sáng một ô tô bắt đầu xuất phát từ A và đi đến B với tốc độ 54km/h, AB cách
nhau 135 km.
a/ Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của ô tô. Xem quãng
đường AB là thẳng.
b/ Ô tô đến B lúc mấy giờ ?
ĐS: s = 54.t (km); x = 54.t (km); 9 giờ 30 phút.
Bài 8. Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ A lúc 6h 30’ đến B lúc 6h 36’4”. Biết A, B cách
nhau 3,64 km. Viết công thức tính quãng đường và phương trình chuyển động của chất điểm.
ĐS: s = 10.t (m); x = 10.t (km);
Bài 9. Một ô tô xuất phát từ A chuyển động thẳng đều về B với tốc độ 15 m/s. Cùng lúc đó, một ô
tô khác xuất phát từ B và chuyển động ngược về A với tốc độ 10m/s.Biết A, B cách nhau 3 km.
a/ Viết công thức tính quãng đường và phương trình chuyển động mỗi ô tô trong cùng một hệ
quy chiếu.
b/ Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động của mỗi ô tô.
ĐS: s A = 15.t (m); x A = 15.t (m); sB = 10.t (m); xB = 3000 − 10.t (m)
Bài 10. Cho đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ôtô chuyển động thẳng đều từ A đến B trên một
đường thẳng. Viết phương trình chuyển động của ôtô và tính quãng đường ôtô đã đi được.

Dạng 4 : Xác định vị trí, thời điểm hai chất điểm gặp nhau.
Bài 11. Lúc 8h sáng, 2 xe xuất phát từ 2 tỉnh A, B cách nhau 120km và đi về phía nhau với vận tốc
lần lượt là 60km/h và 20km/h. Xác định thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau?

9


Bài 12. Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên
đường thẳng từ A đến B. Tốc độ ô tô chạy từ A là 54km/h và của ô tô chạy từ B là 48km/h.
Chọn A làm mốc, gốc thời gian lúc xuất phát và chiều dương là chiều chuyển động. Xác định

khoảng thời gian từ lúc hai ô tô xuất phát đến lúc ô tô A đuổi kịp ô tô B và khoảng cách từ A
đến địa điểm hai xe gặp nhau?

Đs : 1h40ph ; 90km

Bài 13. Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng và chạy với vận tốc 40km/h để đi đến B. Một ôtô
xuất phát từ B lúc 8 giờ và chạy với vận tốc 80km/h theo cùng chiều với xe máy. Coi chuyển
động của xe máy và ôtô là chuyển động thẳng đều. Khoảng cách giữa A và B là 20km. Chọn
gốc tọa độ tại A, mốc thời gian lúc 6 giờ, chọn chiều dương từ A đến B.
a/ Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của xe máy và ôtô.
b/ Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của xe máy và ôtô trên cùng một hệ trục tọa độ x và t.
c/ Căn cứ vào đồ thị đã vẽ, hãy xác định thời điểm ôtô đuổi kịp xe máy. Kiểm tra lại kết quả tìm
được bằng phương pháp đại số.
Bài 14. Một người đứng tại điểm M cách con đường thẳng AB một đoạn 50m để chờ ôtô. Khi nhìn
thấy ôtô cách mình một đoạn 200m thì người này bắt đầu chạy ra đường để bắt kịp ôtô. Vận tốc
của ôtô là 36km/h. Nếu người này chạy với vận tốc 12km/h thì phải chạy theo hướng nào để gặp
đúng lúc ôtô vừa tới.
Bài 3.CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. Vận tốc tức thời . Chuyển động thẳng biến đổi đều
1. Độ lớn của vận tốc tức thời:

v=

với (∆t rất nhỏ)

∆s là đoạn đường đi rất ngắn trong thời gian rất ngắn ∆t
v là độ lớn vận tốc tức thời tại điểm M.
Vận tốc tức thời tại điểm M cho biết ……………………………………. ………….. được đo
bằng tốc kế
2. Vectơ vận tốc tức thời

Vectơ vận tốc tức thời có:
Gốc : tại …………………………………….
Hướng : …………………………………….
Độ dài : ……………………………………..
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều – Nhanh dần đều – Chậm dần đều
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động ……………….. trong đó độ lớn của
vận tốc tức thời ……………………….. hoặc ………………………….. theo thời gian.
Chuyển động thẳng có ………………………………………… tăng đều theo thời gian
gọi là chuyển động thẳng ……………………………..
10


Chuyển động ………………………có độ lớn của vận tốc tức thời ………………. theo
thời gian gọi là chuyển động …………………………………….
r
Chú ý: Trong chuyển động ………………, vectơ vận tốc v không đổi cả về hướng và độ lớn.
II. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
1. Khái niệm về gia tốc
Gọi : vo là vận tốc ở thời điểm to, v là vận tốc ở thời điểm t.
∆v = v – vo là độ biến thiên vận tốc trong khoảng thời gian ∆t.

Gia tốc của chuyển động :

a=

=

Đơn vị gia tốc là: …………………………
2. Vevtơ gia tốc
Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là …………………………………

r
a=

=

Trong ………………………………………thì a = 0.
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì a ………………………..

r
r
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a ………………………với v ( a..........v ).

r
r
Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì a ……………………….với v ( a..........v ).

III. Vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
1. Công thức tính vận tốc
Gọi vo là vận tốc của vật ở thời điểm ban đầu (to = 0).
Vận tốc v của vật ở thời điểm t: ………………………………………………………..
2. Đồ thị vận tốc – thời gian

11


IV. Các công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
1. Công thức tính quãng đường đi được:
………………………………………………….
Nhận xét : s là …………………………theo thời gian t
2. Công thức liên hệ giữa vận tốc , gia tốc và đường đi:

…………………………………………………..
3. Phương trình chuyển động:

Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu xuất phát tại Mo, tọa độ vật sau thời gian chuyển động t
là:
…………………………………………………………….
xo : ………………………. (t = 0)
vo : vận tốc ban đầu

x : ………………………….
a : gia tốc

A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1 . Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng có:
A. Gia tốc tức thời thay đổi đều theo thời gian.
B. Vận tốc tức thời thay đổi đều theo thời gian.
C. Vận tốc tức thời không thay đổi theo thời gian.
D. Gia tốc tức thời không thay đổi theo thời gian.
2 . Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. Đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động.
B. Đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
C. Là đại lượng vô hướng.
D. Đo bằng thương số giữa độ dời và thời gian để thực hiện độ dời đó.
3 . Phương trình: x = xo + vot +

at 2
. Điều nào sau đây là đúng?
2

A. Nếu a > 0, vo > 0 : Chất điểm chuyển động nhanh dần đều.


12


B. Nếu a > 0, vo ≠ 0 : Chất điểm chuyển động nhanh dần đều.
C. Nếu a < 0, vo < 0 : Chất điểm chuyển động chậm dần đều.
D. Nếu a và xo cùng dấu: Chất điểm ch.động nhanh dần đều.

4 . Xét một vật chuyển động trên một đường thẳng và không đổi hướng, gọi a là gia tốc, v0 là vận
tốc ban đầu, v là vận tốc tại một thời điểm nào đó. Trong các kết luận sau, kết luận nào là sai?
A. Nếu tích a.v > 0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.
B. Nếu a > 0 và vo > 0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.
C. Nếu a < 0 và v > 0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.
D. Nếu a < 0 và v < 0 thì vật chuyển động nhanh dần đều.

5 . Chọn câu sai. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A.vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc
B. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C.quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
D.gia tốc là đại lượng không đổi.

6 . Chọn câu đúng. Vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều
A. cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. luôn hướng theo chiều âm của trục tọa độ.
C. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
D. luôn hướng theo chiều dương của trục tọa độ.

7 . Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véc tơ gia tốc tức thời có đặc điểm
A. Hướng thay đổi , độ lớn không đổi.


B. Hướng không đổi , độ lớn thay đổi.

C. Hướng thay đổi , độ lớn thay đổi.

D. Hướng không đổi , độ lớn không đổi.

8 . Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo + at thì:
A. v > 0

B. a > 0

C. a ngược dấu với v.

D. a cùng dấu với v.

9 . Trong công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng
nhanh dần đều (v2 - vo2 = 2as) với chiều dương là chiều chuyển động, ta có các điều kiện nào
dưới đây?

10 .

A. s > 0 ; a > 0 ; v > vo

B. s > 0 ; a < 0 ; v < vo

C. s > 0 ; a > 0 ; v < vo

D. s > 0 ; a < 0 ; v > vo

Hình vẽ là đồ thị vận tốc theo thời gian của một xe máy chuyển động trên một đường thẳng.


Trong khoảng thời gian nào, xe máy chuyển động chậm dần đều ?

A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.

B. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.

C. Trong khoảng thời gian từ t2 đến t3.

D. Các câu trả lời A, B, C đều sai.
13


11 .

Đồ thị gia tốc – thời gian của một chuyển động thẳng biến đổi đều là một:

A. nửa đường thẳng song song với trục gia tốc.
B. nửa đường thẳng song song với trục thời gian.
C. nửa đường thẳng xiên lên.
D. nửa đường thẳng xiên xuống.

12 .

Đồ thị nào cho biết vật chuyển động nhanh dần đều:

A. (I) và (II)

13 .


C.(II) và (III)

D.(I) , (II) và (IV)

Sử dụng đồ thị ở câu 14, cho biết đồ thị nào có a và v cùng dấu:

A. (I) và (II)

14 .

B. (II) và (IV)
B. (II) và (IV)

C.(II) và (III)

D. (I) , (II) và (IV)

Chọn câu đúng.

A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động
thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng giảm đều theo thời gian.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.

15 .

Chuyển động thẳng chậm dần đều có

A. gia tốc a < 0 và vận tốc v < 0.

B. gia tốc a > 0 và vận tốc v > 0.
r
r
C. vectơ vận tốc v và vectơ gia tốc a hướng theo chiều dương.
r
r
D. vectơ vận tốc v ngược chiều với vectơ gia tốc a .
r
16 . Chọn phát biểu sai về vận tốc tức thời v :
r
A. Vectơ v chỉ cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.

B. Nếu v < 0: vật chuyển động ngược chiều dương.
C. Nếu v > 0: vật chuyển động theo chiều dương.
r
D. Véctơ v cho biết hướng của chuyển động.
17 .

Chọn phát biểu sai về chuyển động nhanh dần đều:

A. Nếu chiều dương là chiều chuyển động thì vận tốc v dương và gia tốc dương.
B. Gia tốc lớn hơn vận tốc.
C. Vectơ gia tốc cùng phương, chiều với vectơ vận tốc.
D. Tích a.v luôn lớn hơn 0.
14


18 .

Chọn câu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đồ thị


A. .gia tốc – thời gian là nửa đường thẳng song song trục Ot.
B. tọa độ - thời gian là đường parapol.
C. vận tốc – thời gian là nửa đường thẳng xiên góc.
D. tọa độ - thời gian là đường thẳng xiên góc.

r
Trong chuyển động thẳng biến đổi véctơ gia tốc a có chiều nào kể sau:
r
r
r r
A. Chiều của ( v 2 − v1 )
B. Chiều của v 2 + v1 .
r
r
C. Chiều của v 2 .
D. Ngược chiều với v1 .
19 .

20 .

Phương trình tọa độ của một vật là:
x = – 2t2 + 12t + 45 (m,s). Tính chất và chiều chuyển động của vật?

A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều âm.
B. Chuyển động thẳng chậm dần theo chiều dương
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương
D. Chuyển động thẳng chậm dần theo chiều âm.

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Dạng 1: Xác định các đại lượng trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Bài 1. Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng: x = t2 + 10t + 100
(m; s).
a/ Xác định vận tốc đầu, gia tốc, vị trí ban đầu và tính chất chuyển động của vật.
b/ Tính quãng đường vật đi được và vận tốc của vật sau 10 giây kể từ thời điểm ban đầu.

Bài 2. Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình x = 12t – 3t2, trong đó x tính
bằng mét, t tính bằng giây.
a/ Xác định vận tốc đầu, gia tốc, vị trí ban đầu và tính chất chuyển động của vật.
b/ Tính quãng đường vật đi được và vận tốc của vật sau 5 giây kể từ thời điểm ban đầu.

Bài 3. Một ô tô bắt đầu rời bến và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2. Tính thời gian
để ô tô đạt tốc độ 36km/h và quãng đường đi ô tô đi được trong thời gian đó?

Đs: 50s; 250m.

Bài 4. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô
chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau
40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?

Đs: a = 0,2m/s2; v = 18m/s.
15


Bài 5. Một ô tô đang chạy với tốc độ v1 = 72km/h thì giảm ga chuyển động thẳng chậm dần đều.
Sau đoạn đường 250m thì tốc độ của xe còn là v2 = 10m/s.Tìm gia tốc và thời gian xe chạy
250m?
Đs: - 0,6m/s2; 16,7s.

Bài 6. Khi ô tô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm

phanh cho ô tô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm được 125m thì vận tốc ô tô chỉ còn bằng
10m/s.
a. Tính gia tốc của xe.
b. Tính khoảng thời gian để ô tô chạy trên quãng đường đó.

Đs: a=-0,5m/s2; t=10s.

Bài 7. Người đi xe máy đang đi với tốc độ 36km/h thì thấy một cái hố trước mặt, cách xe khoảng
20m. Người ấy phanh gấp và xe dừng lại sát miệng hố. Coi chuyển động xe là chậm dần đều,
chọn chiều dương là chiều chuyển động. Tìm gia tốc và thời gian hãm phanh?
Đs: a = - 2,5m/s2; t = 4s.

Bài 8. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì hãm phanh, sau đó chuyển động chậm dần
đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2. Vận tốc trung bình của ô tô trong 3 giây đầu tiên kể từ lúc hãm
phanh là bao nhiêu ?

Đs : vtb = 7m/s

Bài 9. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 0,8m/s bắt đầu hãm phanh chuyển động với gia tốc
2m/s2. ôtô đi được quãng đường bao nhiêu cho đến khi vận tốc của nó giảm đi một nữa?
ĐS: 12m

Bài 10. Một vật chuyển động thẳng với gia tốc không đổi, sau thời gian 2s đi được quãng đường
20m, chiều chuyển động vẫn không thay đổi và vận tốc giảm đi ba lần. Tìm vận tốc ban đầu của
vật trong khoảng thời gian đó?

ĐS: 15m/s
2

Bài 11. Một ôtô tăng tốc với gia tốc không đổi 2m/s . Khi đi ngang người qua sát nó chuyển động

với vận tốc 20m/s. Trong thời gian 6s tính đến thời điểm đi qua người quan sát ôtô đi được
quãng đường bao nhiêu?

ĐS: 84m.

Bài 12. Một chất điểm chuyển động nhanh dần đều trên một đường thẳng, sau thời gian t vận tốc
của nó tăng lên 3 lần và đi được quãng đường 20m. Hãy tính thời gian t nếu gia tốc là 5m/s2.
ĐS: 2s

Bài 13. Một đoàn tàu đang giảm tốc độ, trong km cuối của đường đi vận tốc của đoàn tàu giảm đi
10m/s. Hãy xác định vận tốc lúc bắt đầu giảm tốc, nếu quãng đường đi được trong cả quá trình
giảm tốc là 4km, còn chuyển động là chậm dần đều.

ĐS: 20m/s

Bài 14. Một vật chuyển động thẳng với gia tốc không đổi, trong giây thứ 5 vật đi được quãng đường
5m và dừng lại. Trong giây thứ 2 vật đi được quãng đường bao nhiêu? ĐS: 35m

16


Dạng 2: Viết phương trình chuyển động - Xác định vị trí, thời điểm hai chất điểm gặp nhau.
Bài 15. Một xe đang đi với tốc độ 7,2km/h thì xuống dốc, chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia
tốc 0,2 m/s2. Viết phương trình chuyển động của xe?

Bài 16. Một ô tô bắt đầu chuyển động chậm dần đều lên một cái dốc với tốc độ đầu 72 km/h, gia tốc
0,4m/s2. Chọn gốc tọa độ tại chân dốc, chiều dương là chiều chuyển động, mốc thời gian lúc ô
tô bắt đầu chuyển động chậm dần đều. Viết phương trình chuyển động của ô tô?

Bài 17. Cùng một lúc tại hai địa điểm A và B cách nhau 400m có hai xe máy xuất phát và chuyển

động cùng chiều theo hướng từ A đến B, đoạn đường AB xem như thẳng. Xe xuất phát từ A
chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,25m/s2. Xe xuất phát từ B cũng chuyển động nhanh
dần đều với gia tốc 0,20m/s2. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương là chiều từ A đến B, mốc thời
gian là thời điểm hai xe xuất phát.
a/ Viết phương trình chuyển động của mỗi xe.
b/ Xác định vị trí và thời điểm xe A đuổi kịp xe B.
c/ Tính vận tốc của mỗi xe tại vị trí chúng gặp nhau.

Bài 18. Lúc 6h một ô tô chuyển động với tốc độ 20m/s thì hỏng máy tại B, nó bắt đầu chuyển động
chậm dần đều với gia tốc 0,5m/s2. Cùng lúc đó một xe mô tô khởi hành từ A cách B 100m,
chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2.
a/ Viết phương trình chuyển động của mỗi xe.
b/ Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
c/ Xác định vị trí của ô tô sau 45s kể từ lúc hỏng máy.

Bài 19. Hai xe máy cùng xuất phát tại hai địa điểm A và B cách nhau 400m và cùng chạy theo
hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh
dần đều với gia tốc 2,5.10-2 m/s. Xe máy xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc
2,0.10-2 m/s. Chọn A làm mốc, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian lúc 2 xe xuất phát.
a. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe máy.
b. Xác định vị trí và thời điểm hai xe máy đuổi kịp nhau kể từ lúc xuất phát.
c. Tính vận tốc của mỗi xe tại vị trí đuổi kịp nhau.
Đs: x1 = 1,25.10-2t2; x2 = 400+10-2t2; t = 400s, x = 2km, v1 = 36km/h, v2 = 28,8km/h.

Bài 4. SỰ RƠI TỰ DO
I. Sự rơi trong không khí và sư rơi tự do.
1. Sự rơi trong không khí.
Trong không khí các vật rơi nhanh chậm khác nhau là do ………………………………….

2. Sự rơi tự do (Sự rơi của các vật trong chân không)

Sự rơi tự do là sự rơi của một vật ………………………………………………… (vo = 0)

17


Trường hợp có thể bỏ qua lực cản của không khí (vật có khối lượng ………và kích thước
……..) thì sự rơi của các vật trong không khí được xem là ....................................

II. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật
1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do
Chuyển động rơi tự do có phương ..................................., chiều từ ..................................i.
Chuyển động rơi tự do là chuyển động ..............................................với gia tốc
……………….

2. Gia tốc rơi tự do
Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng
…………...
Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái Đất thì ………………………..
Người ta thường lấy g = ……………… hay g = ……………….

3. Công thức tính vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động rơi tự do.
Vật rơi tự do có vận tốc ban đầu vo = 0. Gọi s là quãng đường rơi, v là vận tốc, t là thời gian
rơi:
………………….;

………………………..;

………………………

A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1 . Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu thả rơi?
A. Một cái lá cây

B. Một mẫu phấn

C. Một chiếc khăn tay

D. Một sợi chỉ

2 . Chuyển động nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Hòn sỏi ném theo phương ngang.

B. Hòn sỏi ném theo phương xiên góc.

C. Hòn sỏi được thả rơi xuống.

D. Hòn sỏi được ném lên cao.

3 . Trong chuyển động rơi tự do:
A. Vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Vật có kích thước lớn hơn sẽ rơi chậm hơn.
C. Vật rơi tự do ở những nơi khác nhau sẽ khác nhau.
r
D. Các vật rơi ở mọi nơi với cùng gia tốc g .

4 . Rơi tự do là chuyển động
A. Thẳng đều.

C. Nhanh dần đều


B. Chậm dần đều.

D. Biến đổi đều

5 . Chọn câu ĐÚNG: Trong chuyển động rơi tự do
A. Ơ cùng một nơi các vật nặng nhẹ sẽ rơi khác nhau.
B. Các vật rơi giống nhau ở các vị trí khác nhau.
C. Ở các nơi khác nhau các vật sẽ rơi khác nhau.
D. Các câu trên đều sai.
18


6 . Thả 2 vật m1 = 1kg và m2 = 2kg rơi tự do ở cùng vị trí và cùng lúc:
A. Vật m1 chạm đất trước.

C. Vật m2 chạm đất trước.

B. Hai vật chạm đất cùng lúc.

D. Các câu trên đều sai.

7 . Chọn câu SAI: Khi bỏ qua sức cản của không khí
A. Khi ném lên thì vật chuyển động với gia tốc có độ lớn như khi thả xuống
B. Thời gian vật chuyển động lên bằng thời gian chuyển động xuống
C. Vận tốc khi ném lên sẽ bằng với vận tốc khi vật qua lại vị trí ném nhưng trái dấu.
D. Tính chất chuyển động khi ném lên và thả xuống là giống nhau vì đều chuyển động với cùng
gia tốc g

8 . Chọn câu SAI:
A. Lực tác dụng làm vật rơi tụ do là lực hút của Trái Đất.

B. Sức cản của không khí là nguyên nhân làm các vật rơi nhanh chậm khác nhau.
C. Chuyển động rơi tụ do là chuyển động nhanh dần đều.
D. Ở cùng một nơi trên Trái Đất, vật nặng rơi tụ do với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.

9 . Chọ câu SAI: Gia tốc trọng trường:
A. Thay đổi tùy theo vị trí của vật.
B. Không đổi đối với mọi vật tại một vị trí.
C. Không đổi khi trọng lực tác dụng lên vật càng lớn.
D. Tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

10 .

Gia tốc trọng lực g trên Trái Đất:

A. Là hằng số không đổi.

C. Ở xích đạo bằng ở địa cực.

B. Có giá trị bằng 10m/s2.

D. Không đổi tại điểm xét.

11 .

Nhận xét nào sau đây là sai ?

A. Vật rơi tự do có phương thẳng đứng, hướng xuống.
B. Tại cùng một nơi trên Trái Đất, các vật rơi tự do với cùng một gia tốc.
C. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo vĩ độ.
D. Vật càng nặng thì gia tốc rơi tự do càng lớn.


12 .

Chọn công thức sai . Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống tới đất. Vận tốc v của vật khi chạm

đất là :
A. v = 2 gh

13 .

B. v = gt

C. v = 2h/t

D. v = h/t

Trong thí nghiệm khảo sát chuyển động rơi tự do , đồ thị của quãng đường s theo t2 (t là thời

gian rơi) là một:
A. đường parabol.

B. đường nằm ngang.

C. nửa đường thẳng xiên lên.

D. đường tròn.

14 .

Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc rơi tự do là:


A. Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động rơi tự do.
19


B. Vận tốc của chuyển động rơi tự do.
C. Gia tốc rơi tự do.
D. Công thức tính vận tốc của chuyển động rơi tự do.

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Nhà bác học Ga-li-lê thả quả đạn hình cầu từ độ cao 56m trên tháp nghiêng Pisa xuống đất.
Tính thời gian rơi của quả đạn, biết g = 9,8m/s2.

Đs: 3,38s

Bài 2. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống đất. Tìm vận tốc vật khi chạm đất? Lấy g = 10m/s2.
Đs: 20m/s

Bài 3. Thả hòn đá rơi tự do từ độ cao h. Hòn đá rơi trong 1s. Nếu thả hòn đá từ độ cao 4h thì hòn
đá sẽ rơi trong bao lâu?

Đs: 2s

Bài 4. Một vật rơi tự do khi qua điểm A có vận tốc 4m/s. Hỏi khi qua điểm B ở phía dưới A và
cách A một đoạn 1m thì vận tốc của vật bằng bao nhiêu?

Đs: 6m/s

Bài 5. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Tìm quãng đường vật rơi được trong 2 giây đầu và trong giây
thứ hai (g = 10m/s2).


Đs: 20m và 15m.

Bài 6. Một vật rơi tự do từ độ cao h, trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường 25m. Lấy g =
10m/s2. Tìm thời gian rơi.

Đs: 3s

Bài 7. Hai viên bi A và B được thả rơi tự do từ cùng độ cao. Viên bi A rơi sau viên bi B một
khoảng thời gian là 0,5s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau thời gian 2s kể từ khi bi A bắt
đầu rơi. Lấy g=9,8m/s2.

ĐS:11cm

Bài 8. Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Cho biết trong 2s cuối cùng vật đi được quãng
đường bằng một phần tư độ cao h. Tính độ cao h và thời gian rơi của vật. lấy g=9,8m/s2.
ĐS: 14,9s và 1088m

Bài 9. Một vật được thả rơi từ một khí cầu đang bay ở độ cao 300m. Bỏ qua lực cản của không
khí. Lấy g=9,8m/s2.hỏi sau bao lâu vật chạm đất? nếu:
a. Khí cầu đứng yên.
b. Khí cầu đang hạ xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,9m/s
c. Khí cấu đang bay lên theo phương đẳng đứng với vận tốc 4,9m/s.
ĐS: a. 7,8s; b. 7,3s; c. 8,3s.

20


Bài 10. Từ ban công lần lượt các viên bi được thả rơi tự do cách nhau những khoảng thời gian bằng
nhau. Khi viên bi đầu tiên chạm đất thì viên bi tiếp theo đã rơi được đúng một nữa quãng

đường. Hỏi lúc này viên bi thứ 3 đã rơi được bao nhiêu phần của quãng đường? Bao nhiêu viên
bi được thả cho đến khi viên bi đầu tiên chạm đất? Lấy g=10m/s2

Bài 5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
I. Định nghĩa
1. Chuyển động tròn
Chuyển động tròn là chuyển động có ……………………………………..

2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn
Tốc độ trung bình (vtb) =

3. Chuyển động tròn đều
Chuyển động tròn đều là chuyển động có ……………………………….. và ………………
….. …………………………………………………………… trên mọi cung tròn.

II. Tốc độ dài và tốc độ góc
1. Tốc độ dài
Tốc độ dài v là độ lớn của …………………………………….trong chuyển động tròn.
v=

∆s
;
∆t

Với ∆s là độ dài cung tròn (coi như đoạn thẳng) mà vật đi được trong
khoảng thời gian rất ngắn ∆t.

2. Vectơ vận tốc tức thời trong chuyển động tròn đều
Vectơ vận tốc tức thời trong chuyển động tròn đều có:
Độ lớn: …………………………………………………..

Phương: ………………………………………………….

3. Tốc độ góc – Chu kỳ - Tần số
a/ Tốc độ góc ω (rad/s):

ω=

∆α (rad) là góc mà bán kính nối từ tâm O đến vật quét được trong thời gian ∆t.
Trong chuyển động tròn đều tốc độ góc ω …………………………….

b/ Công thức liên hệ tốc độ góc và tốc độ dài
..............................................
Đơn vị : v(m/s) ; r(m) ; ω(rad/s)

c/ Chu kỳ T (s)
Chu kì T của chuyển động tròn đều là ...............................................................................
Liên hệ T và ω :

T=

T(s) ; ω(rad/s)
21


d/ Tần số f (vòng/giây hoặc Hz)
Tần số f của cđ tròn đều là ………………………………………………………………..
Công thức liên hệ giữa f và T: …………………………
Công thức liên hệ f và ω: ………………………………

III. Gia tốc hướng tâm

Trong chuyển động tròn đều, vận tốc có ………………không thay đổi nhưng có ………
luôn thay đổi nên cđ tròn đều có gia tốc ……………….
Gia tốc trong chuyển động tròn đều ………………………………………….. nên gọi là gia
tốc hướng tâm.
Độ lớn của gia tốc hướng tâm : a ht =

= ..................

aht (m/s2) ; v(m/s) ; r(m) ; ω(rad/s)

A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1 . Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều ?
A. Chuyển động quay của bánh xe ôtô khi vừa khởi hành.
B. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi vừa tắt điện .
C. Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
D. Chuyển động quay của đầu cánh quạt máy khi đang quay ổn định.

2 . Chuyển động của vật nào dưới đây là cđ tròn đều?
A. Chuyển động của quả lắc đồng hồ.
B. Chuyển động của một mắc xích xe đạp.
C. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
D. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều

3 . Chu kỳ quay là:
A. Góc quay khi vật quay hết một vòng.

C. Thời gian quay hết một vòng.

B. Số vòng vật quay trong 1 giây.


D. Góc quay trong 1 giây.

4 . Tần số của chuyển động tròn đều là :
A. thời gian vật đi được một vòng .
B. góc mà bán kính nối tâm đến vật quét được trong thời gian ∆t .
C. số vòng vật đi được trong một giây .
D. Tất cả đều sai.

5 . Trong các câu nhận xét dưới đây, câu nào đúng?
A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
C. Với v và ω cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc bán kính quỹ đạo.
22


D. Cả ba đại lượng trên không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

6 . Phương và chiều của véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều:
A. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động.
B. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động.
C. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động.
D. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động.

7 . Chọn câu đúng. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên về hướng của vận tốc trong chuyển động
tròn đều là :
A. Tốc độ góc.

B. Gia tốc hướng tâm .

C. Công thức liên hệ giữa v và ω.


D. Công thức tính độ lớn gia tốc hướng tâm

8 . Chọn câu sai. Vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều:
A. Luôn luôn hướng về tâm quỹ đạo tròn.

B. Có phương và chiều không đổi.

C. Đặt vào vật chuyển động tròn đều.

D. Có độ lớn không đổi.

9 . Chọn câu sai. Trong chuyển động tròn đều:
A. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn hướng vào tâm.
B. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn vuông góc với véc tơ vận tốc.
C. Độ lớn của véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi
D. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi

10 .

Một xe đua chuyển động với tốc độ không đổi trên đường đua như hình

vẽ . Gia tốc của xe lớn nhất trên đoạn đường nào?
A. đoạn 1 – 2;

B. đoạn 2 – 3;

C. đoạn 3 – 4;

D. đoạn 4 – 1


11 .

Chọn phát biểu đúng. Trong chuyển động tròn đều

A. vectơ vận tốc luôn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo, vectơ gia tốc cùng phương, cùng chiều
với vectơ vận tốc.
B. tốc độ góc, tốc độ dài, vectơ gia tốc hướng tâm và vectơ vận tốc không thay đổi.
C. vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật tại mọi điểm luôn vuông góc với nhau.
D. vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm của quỹ đạo, vectơ vận tốc cùng phương, cùng chiều với
vectơ gia tốc.

12 .

Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có đặc điểm sau :

A. Quỹ đạo là đường tròn.

B. Tốc độ góc không đổi.

C. Vectơ gia tốc hướng vào tâm.

D. Vectơ vận tốc không đổi.

13 .

Trong chuyển động tròn đều, ta có:

A. Vận tốc luôn thay đổi về độ lớn.


B.Vận tốc luôn thay đổi về phương.

C. Vận tốc luôn thay đổi cả về phương và độ lớn.

D.Tất cả đều sai.

23


14 .

Trong chuyển động tròn đều, ta có vectơ gia tốc có phương:

A. Trùng phương tiếp tuyến của đường tròn.

B. Trùng phương chuyển động.

C. Trùng phương vectơ vận tốc.

D. Tất cả đều sai.

15 .

Chọn câu ĐÚNG: Trong chuyển động tròn đều:

A. Vận tốc có phương trùng với phương tiếp tuyến
B. Gia tốc có phương trùng với phương tiếp tuyến
C. Vận tốc có phương trùng với phương hướng tâm
D. Gia tốc có phương trùng với phương chuyển động


16 .

Vectơ gia tốc trong chuyển động đều:
r
A. Cùng phương với vectơ vận tốc v .
r
C. Cùng phương, cùng chiều với vectơ ∆v .

17 .

r
B. Cùng chiều với vectơ vận tốc v .
D. Cùng phương với phương chuyển động.

Trong chuyển động tròn gia tốc được bởi công thức

A. a = v2R

B.a = ω.R

C. a = ω2.R

D. a = 2πf.R

18 .

Trong chuyển động tròn đều, gia tốc được tính bởi công thức:
r r
r
r r

v t − vo
∆v
v t − vo
r v t − vo
B. a =
C. a =
D. a =
A. a =
∆t
t − to
t − to
t − to

19 .

Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kì T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong

chuyển động tròn đều là gì?
A. ω = 2π/T; ω = 2πf

20 .

B. ω = 2πT; ω = 2πf

C. ω = 2πT; ω = 2π/f

D. ω = 2π/T; ω = 2π/f

Chọn công thức sai . Trong chuyển động tròn đều


A. v =

r
ω

B. T =


ω

C. f =

1
T

D. ω = 2πf

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Một ôtô có bánh xe có bán kính 30cm, quay đều trong 1s được 10 vòng. Tính tốc độ dài và
chu kỳ quay của một điểm trên vành bánh xe?

Bài 2. Bánh xe quay đều trong vòng 0,5 phút được 60 vòng. Tính tần số và chu kỳ quay của bánh
xe?

Bài 3. Kim giây của một đồng hồ quay được 5 vòng. Tính tốc độ góc của kim giây?
Bài 4. Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn với tốc độ góc không đổi bằng 6,28rad/s.
Chu kỳ quay của chất điểm là bao nhiêu?

Đs: 1s.
24



×