Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VỀ HỢP TÁC VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.11 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG

BÁO CÁO NGHÊN CỨU SỐ

9

QUAN ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VỀ HỢP TÁC VỚI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Nhóm nghiên cứu T&C Consulting

Nhóm đối tác
hỗ trợ kỹ thuật


Tài liệu này được thực hiện bởi Dự án Phát triển Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng
dụng (POHE) ở Việt Nam (giai đoạn 2) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Mã số Dự án: NICHE/
VNM-103
Chỉ đạo biên tập:
Ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Giám đốc Dự án
Ông Siep Litooij – Đại học Khoa học ứng dụng Saxion, Đồng Giám đốc Dự án
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Điều phối viên Dự án
Biên tập: Phạm Thị Ly
Bản quyền tài liệu thuộc về Dự án POHE 2. Nội dung tài liệu này có thể được trích dẫn một phần với
điều kiện nêu rõ nguồn trích và tên tài liệu. Nghiêm cấm việc sao chép với mục đích thương mại.
Thông tin trong báo cáo được cập nhật tại thời điểm tháng 08 năm 2013. Dự án POHE 2 không chịu
trách nhiệm về bất kỳ sự thay đổi thông tin nào trong tài liệu.



BÁO CÁO NGHÊN CỨU SỐ

9

QUAN ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VỀ HỢP TÁC VỚI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Nhóm nghiên cứu T&C Consulting


Lời nói đầu
Quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp (University-Business
Cooperation – gọi tắt là UBC) là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục đại
học gắn liền với yêu cầu thực tiễn của thế giới việc làm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã
hội.
Một nghiên cứu gần đây ở châu Âu về sự hợp tác giữa các trường đại học và doanh
nghiệp thực hiện trên 3.000 trường đại học năm 2011 cho thấy rằng mối quan hệ này mang
lại nhiều lợi ích trực tiếp cho xã hội, cho các doanh nghiệp, trường đại học, giảng viên, nhà
nghiên cứu, và sinh viên, trong nhiều vấn đề liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu và chuyển
giao kiến thức. Do đó UBC đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một xã hội dựa
trên tri thức. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những quan sát ban đầu cho thấy việc hợp tác giữa
trường đại học và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Thông tin về hiện trạng, về nguyên nhân
gây ra những hạn chế ấy, cũng như tác động của UBC đối với xã hội và các đối tượng liên
quan là vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này, Dự án Phát triển Giáo dục đại
học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam giai đoạn 2 (gọi tắt là Dự
án POHE 2) do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện với nguồn vốn tài trợ không hoàn
lại của Chính phủ Hà Lan đã xác định một trong những mục tiêu của Dự án là "cải thiện
chiến lược của các trường đại học để hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp". Trong
giai đoạn 1 (2005-2009), Dự án POHE đã nỗ lực thực hiện những hoạt động nhằm kích thích
sự tham gia của các doanh nghiệp trong xây dựng khung chương trình đào tạo. Tuy nhiên,

sự tham gia này vẫn còn hạn chế, và các hình thức khác của sự hợp tác chưa được nghiên
cứu và triển khai rộng rãi. Vì vậy, rất cần có một nghiên cứu toàn diện về “Quan điểm của
doanh nghiệp về việc hợp tác với các trường đại học tại Việt Nam” để thu thập những dữ
kiện thực tế làm nền tảng cho việc xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích hơn nữa sự
tham gia của các doanh nghiệp vào giáo dục đại học và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác này.
Báo cáo nghiên cứu này do Công ty TNHH Tư vấn Quản lý và Chuyển đổi tổ chức
(T&C Consulting) thực hiện qua phân tích định lượng những ý kiến thu thập từ 184 công ty
trong cả nước. Mục tiêu của bản báo cáo này là khảo sát quan điểm, ý kiến, nhận xét của
các doanh nghiệp về: (1) Kết quả của các hình thức hợp tác hiện tại; (2) Tác động và kết
quả của việc hợp tác với các trường đại học; và (3) Các yếu tố thúc đẩy cũng như rào cản
đã hạn chế sự phát triển mối quan hệ hợp tác này.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn Ban quản lý Dự án POHE 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
tạo điều kiện và cơ hội để nghiên cứu được triển khai thuận lợi và đúng tiến độ. Chúng tôi
xin cảm ơn các chuyên gia Hà Lan GS. TS. Peter van der Sijde; TS. J.C.Teelken và Ông
Siep Littooij - Giám đốc Dự án POHE 2 phía Hà Lan đã có những ý kiến đóng góp quý báu
cho nghiên cứu này, và trân trọng cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu nguồn nhân lực tại TP. Hồ
Chí Minh đã cung cấp số liệu cũng như các tổ chức và cá nhân có các công trình nghiên cứu
liên quan mà chúng tôi đã tham khảo tài liệu và trích dẫn vào báo cáo này.

1

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


Mục lục
Lời nói đầu ........................................................................................................................... 1
Mục lục ................................................................................................................................. 2
Danh mục các bảng ............................................................................................................. 3
Danh mục các biểu đồ ......................................................................................................... 3
Danh mục các hình .............................................................................................................. 4

Danh mục từ viết tắt ............................................................................................................ 5
Tóm tắt.................................................................................................................................. 6
1.

Giới thiệu về nghiên cứu.............................................................................................. 9

2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9
2.1. Mục tiêu....................................................................................................................... 9
2.2. Mẫu và phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 9
3. Khung lý thuyết và phiếu câu hỏi khảo sát .................................................................. 13
3.1.

Tổng quan về hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp ................................. 13

3.2.

Cấp độ kết quả hợp tác.......................................................................................... 14

3.3.

Cấp độ yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác................................................................... 17

4. Kết quả nghiên cứu và bình luận .................................................................................. 21
4.1. Kết quả hợp tác hiện tại ............................................................................................. 21
4.2. Mong muốn mở rộng các hình thức hợp tác trong tương lai....................................... 33
4.3. Kết quả phân tích các yếu tố tác động....................................................................... 35
5. Đề xuất và khuyến nghị ................................................................................................. 43
5.1. Đề xuất đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................................... 44
5.2. Đề xuất đối với các trường đại học ............................................................................ 44
5.3. Đề xuất đối với bên thứ ba......................................................................................... 45

5.4. Đề xuất đối với Dự án POHE 2 .................................................................................. 45
6. Những hạn chế của báo cáo ......................................................................................... 46
7. Kết luận .......................................................................................................................... 46
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................. 48

2

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


Danh mục các bảng
Bảng 1. Các hình thức UBC................................................................................................. 15
Bảng 2. Lợi ích đạt được sau tham gia UBC........................................................................ 16
Bảng 3. Nhận thức về các yếu tố lợi ích .............................................................................. 18
Bảng 4. Nhận thức về các yếu tố thúc đẩy........................................................................... 19
Bảng 5. Nhận thức về các yếu tố rào cản ............................................................................ 20
Bảng 6. Trung bình các doanh nghiệp "Có" ........................................................................ 21
Bảng 7. Trung bình các doanh nghiệp "Có" ......................................................................... 21
Bảng 8. Trung bình các doanh nghiệp "Có" ......................................................................... 22
Bảng 9. Trung bình các hình thức hợp tác theo quy mô doanh nghiệp ................................ 22
Bảng 10. Kết quả "Có" hợp tác với các hình thức ................................................................ 25
Bảng 11. Điểm trung bình mong muốn hợp tác của các nhóm............................................. 33
Bảng 12. Mong muốn mở rộng các hình thức hợp tác trong tương lai ................................. 34

Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 1. Tỉ lệ mẫu theo loại hình doanh nghiệp ................................................................ 11
Biểu đồ 2. Tỉ lệ mẫu theo địa lý ............................................................................................ 11
Biểu đồ 3-Tỉ lệ mãu theo năm hoạt động tại VN ................................................................... 12
Biểu đồ 4. Tỉ lệ mẫu theo ngành nghề.................................................................................. 11
Biểu đồ 5. Tỉ lệ mẫu theo quy mô nhân viên ........................................................................ 12

Biểu đồ 6. Số lượng bằng độc quyền ................................................................................... 26
Biểu đồ 7. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp sau khi hợp tác với trường đại học .............. 29
Biểu đồ 8. Số lượng ý kiến về lợi ích nhận được của các cá nhân khi tham gia UBC .......... 30
Biểu đồ 9. Số lượng các trường đại học hợp tác với doanh nghiệp theo cấp độ .................. 31
Biểu đồ 11. Bên chủ động liên lạc ........................................................................................ 32
Biểu đồ 12. Bên chủ động đưa ra phương án hợp tác ......................................................... 32
Biểu đồ 10. Xuất phát của sự hợp tác .................................................................................. 31
Biểu đồ 13. Đơn vị/ cá nhân phụ trách UBC......................................................................... 32
Biểu đồ 14. Đơn vị/ cá nhân phụ trách UBC......................................................................... 32
Biểu đồ 15. Điểm trung bình mong muốn mở rộng hợp tác.................................................. 35
Biểu đồ 16. Điểm trung bình lợi ích của các nhóm ............................................................... 36

Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học

3


Biểu đồ 17. So sánh điểm trung bình lợi ích......................................................................... 37
Biểu đồ 18. Điểm trung bình các yếu tố thúc đẩy UBC......................................................... 39
Biểu đồ 19. So sánh điểm trung bình các nhóm yếu tố thúc đẩy .......................................... 40
Biểu đồ 20. Điểm trung bình các nhóm yếu tố rào cản ........................................................ 41
Biểu đồ 21. So sánh các nhóm yếu tố rào cản ..................................................................... 41

Danh mục các hình
Hình 1. Mô hình khung lý thuyết UBC .................................................................................. 13
Hình 2. Sơ đồ phối hợp các bên liên quan và các tác động ................................................. 43

4

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2



Danh mục từ viết tắt

POHE

(Profession-Oriented Higher Education) Chương trình giáo dục đại học
theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng

Dự án POHE 2

Dự án Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng
dụng ở Việt Nam giai đoạn 2

R&D

(Research and Development) Nghiên cứu và Phát triển

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Trb

Trung bình

UBC

(University-Business Cooperation) Hợp tác giữa trường đại học và
doanh nghiệp


Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học

5


Tóm tắt
Báo cáo nghiên cứu “Quan điểm của doanh nghiệp về việc hợp tác với các trường đại
học” là một công trình nhằm tìm hiểu quan điểm của doanh nghiệp về các hình thức hợp tác
hiện có giữa doanh nghiệp và trường đại học, các kết quả và lợi ích của việc hợp tác, và các
yếu tố có thể tác động tới quá trình hợp tác.
Nghiên cứu này đượcthực hiện trong thời gian 12 tuần, theo phương pháp nghiên cứu
định lượng và qua khảo sát trực tuyến. Kết quả này dựa trên 184 bảng trả lời câu hỏi từ 184
công ty, trong đó có 169 bảng trả lời phù hợp với tiêu chí chọn mẫu để tiến hành phân tích.
Những phát hiện chính và khuyến nghị bao gồm:
1. Về kết quả của các hình thức hợp tác hiện tại
Thực trạng quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học hiện nay còn nghèo
nàn và vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đào tạo. Các doanh nghiệp đang đóng vai trò “săn
bắt” hơn là “nuôi trồng” nguồn nhân lực trong tương lai qua UBC. Điều này thể hiện qua việc
những hình thức hợp tác phổ biến nhất trong hiện tại lẫn hình thức hợp tác mà doanh
nghiệp mong muốn mở rộng nhất trong tương lai đều là những hình thức hợp tác truyền
thống (tuyển dụng trực tiếp từ trường đại học và tạo điều kiện cho sinh viên làm thêm, thực
tập). Cần tăng cường công tác truyền thông, dùng các kinh nghiệm hợp tác thành công điển
hình để giúp các bên mở rộng nhận thức về lợi ích của các hình thức UBC khác, nhờ đó có
thể phát triển mối quan hệ UBC theo chiều sâu (với nhiều hình thức) và chiều rộng (với
nhiều doanh nghiệp và trường đại học tham gia).
Các doanh nghiệp chưa có niềm tin là mối quan hệ UBC sẽ mang lại lợi ích cho họ.
Mức độ hài lòng của doanh nghiệp sau hợp tác cũng như nhận thức của doanh nghiệp về lợi
ích hợp tác chỉ dừng ở mức trung bình. Đối với doanh nghiệp, việc tham gia UBC là đóng
góp một phần hoàn thiện các kỹ năng thực hành cho nhóm sinh viên và mang lại lợi ích xã

hội nhiều hơn là cho bản thân doanh nghiệp của họ.
Doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến UBC tuy họ thường là đối tượng khởi xướng
việc hợp tác. Hiện tại việc hợp tác đang dừng ở cấp độ tình huống và ngắn hạn với các hình
thức truyền thống như tuyển dụng, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, làm thêm. Mặc dù
vậy, trong các hợp tác hầu như doanh nghiệp đóng vai trò khởi xướng và chủ động đưa ra
phương án hợp tác...
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của quan hệ UBC
Vai trò thúc đẩy hợp tác lớn nhất là lãnh đạo doanh nghiệp và cựu sinh viên của các
trường đại học. Hầu hết doanh nghiệp khẳng định vai trò tiên quyết của lãnh đạo doanh
nghiệp trong việc tạo điều kiện cho UBC đuợc triển khai và phát triển lâu dài. Bên cạnh đó,
phần lớn các hoạt động UBC hiện đều do vai trò khởi xướng và kết nối của những nhân viên
doanh nghiệp là cựu sinh viên của trường đại học mà doanh nghiệp có hợp tác.
Rào cản lớn nhất của UBC tại Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt thông tin từ cả hai
phía doanh nghiệp và trường đại học. Ngoài việc cho điểm rào cản này cao hơn các rào cản
khác, hầu hết các doanh nghiệp cũng cho biết họ không có đầu mối liên lạc cho UBC.

6

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


3. Về cơ hội mở rộng các hình thức hợp tác trong tương lai
Cơ hội mở rộng UBC đối với các doanh nghiệp có hoạt động tại Việt Nam tỉ lệ thuận
với mức độ lâu năm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có số năm hoạt động tại Việt Nam
càng lớn thì tỉ lệ có những hình thức tham gia hợp tác với các trường đại học càng nhiều.
Việc trải nghiệm qua hợp tác có ý nghĩa thúc đẩy mở rộng UBC. Các doanh nghiệp đã
từng hợp tác với trường đại học đánh giá lợi ích thu được và có mức độ mong muốn mở
rộng hợp tác cao hơn nhóm doanh nghiệp chưa từng hợp tác với các trường đại học ở tất
cả các hình thức hợp tác được hỏi.
4. Đề xuất, khuyến nghị

Nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị cho các bên liên quan:
4.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
 Đưa UBC vào tiêu chí đánh giá, kiểm định chương trình/ kiểm định trường: đối với
trường định hướng ứng dụng và thực hành là tiêu chí sự tham gia của doanh
nghiệp vào quá trình đào tạo, đối với trường định hướng nghiên cứu là tiêu chí hợp
tác R&D với doanh nghiệp;
 Xây dựng bộ tiêu chí đo lường và xếp hạng chỉ số UBC giữa các trường. Công bố
kết quả xếp hạng hàng năm;
 Thúc đẩy việc tham gia của lãnh đạo doanh nghiệp vào hoạt động quản trị tại các
khoa/ trường bằng cách coi đây là một trong các tiêu chí xếp hạng UBC;
 Phối hợp với các trường thực hiện khảo sát nhu cầu về số lượng và năng lực cốt lõi
của nhân sự theo ngành nghề định kỳ hàng năm nhằm cung cấp dữ liệu cho các
trường làm cơ sở thiết kế các chương trình đào tạo;
 Nghiên cứu và phổ biến các bài học kinh nghiệm hay về mối quan hệ giữa nhà
trường và doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và xây
dựng chuyên mục UBC trên cổng thông tin của Bộ để giới thiệu các hình thức và
thành quả hợp tác. Tổ chức các hội thảo, các đề tài nghiên cứu và công bố các ấn
phẩm về chủ đề này;
 Đề xuất với Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các chính sách ưu
đãi thuế cho các doanh nghiệp tham gia UBC.
4.2. Đối với các trường đại học
 Xem hợp tác với doanh nghiệp là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến
lược phát triển trường;
 Thiết lập các chỉ số đo lường UBC để đánh giá tiến trình đạt mục tiêucủa trường;
 Thiết lập chính sách hợp tác một cách hệ thống từ việc xác định các doanh nghiệp
trọng tâm cần tiếp cận đến việc giới thiệu năng lực và đề xuất các phương án, cách
thức hợp tác;

Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học


7


 Tăng cường tính chủ động trong việc tiếp cận các doanh nghiệp;
 Truyền thông: xây dựng các câu lạc bộ cựu sinh viên nhằm đánh giá hiệu quả công
tác đào tạo, coi đó là cơ sở cải tiến chất lượng giảng dạy đồng thời thực hiện truyền
thông về các hoạt động của trường nhằm thúc đẩy các hình thức UBC.
4.3. Đối với bên thứ ba (các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
công hoạt động trong lĩnh vực dự báo nguồn nhân lực và giáo dục)
 Cung cấp thông tin về nhu cầu xã hội;
 Kết nối doanh nghiệp với các trường đại học: cung cấp thông tin về các cơ hội hợp
tác, tư vấn về cơ chế, tổ chức các diễn đàn trao đổi và thảo luận cho các bên liên
quan và thậm chí trực tiếp tham gia vào các hoạt động R&D với các dự án quan
trọng có tác động xã hội;
 Truyền thông: Phát triển các kênh chia sẻ thông tin khác giữa các doanh nghiệp và
trường đại học trên nhiều diễn đàn và phương tiện.
4.4. Đối với Dự án POHE 2


Hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí đo lường và xếp hạng UBC các
trường;



Tiến hành các nghiên cứu điển hình về UBC làm bài học kinh nghiệm và cơ sở
truyền thông sâu, rộng đến cộng đồng doanh nghiệp và xã hội;



Tiến hành hỗ trợ các trường xây dựng và thực hiện chiến lược UBC;




Xây dựng nhiều hình thức truyền thông đa dạng để phá bỏ rào cản về thông tin giữa
nhà trường và doanh nghiệp thông qua cổng thông tin điện tử hiện có của Dự án và
các phương tiện truyền thông đại chúng.

8

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


1. Giới thiệu về nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian 12 tuần, chủ yếu dựa trên phương
pháp nghiên cứu định lượng và qua khảo sát trực tuyến. Kết quả này dựa trên 184 bảng trả
lời câu hỏi từ 184 công ty, trong đó có 169 bảng trả lời phù hợp với tiêu chí chọn mẫu để
tiến hành phân tích. Nghiên cứu này hỗ trợ việc thực hiện một mục tiêu quan trọng của Dự
án POHE 2 là "Cải thiện chiến lược làm việc của các trường đại học để hợp tác chặt chẽ hơn
với các doanh nghiệp". Mục đích chính của nghiên cứu này là để nắm bắt được thực trạng,
khuyến khích các ý tưởng và đưa ra những khuyến nghị làm nền tảng cho việc xây dựng
chính sách nhằm cải thiện việc hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp tại Việt
Nam.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
 Kiểm tra quan điểm của các doanh nghiệp vào các mối quan hệ của họ hiện tại với
các trường đại học, các tác động nhận thức, cơ chế hỗ trợ và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hợp tác của trường đại học và doanh nghiệp;
 Xác định các cơ hội cho các trường đại học để tăng cường hợp tác với các doanh
nghiệp;
 Xác định các chính sách cần thiết và cơ chế hỗ trợ để thúc đẩy các trường đại học

và doanh nghiệp hợp tác;
Các câu hỏi chính phải được trả lời trong nghiên cứu này bao gồm:
 Kết quả của các hình thức hợp tác hiện tại và mong muốn mở rộng trong tương lai?
 Nhận thức của doanh nghiệp về tác động và kết quả của việc hợp tác với các
trường đại học đến các bên liên quan và với xã hội như thế nào?
 Các yếu tố thúc đẩy, rào cản gây hạn chế việc hợp tác là gì?
2.2. Mẫu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Quá trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu đã triển khai quá trình nghiên cứu với
nhiều phương pháp theo trình tự như sau:
Nghiên
cứu tài
liệu
Nghiên
cứu định
tính
Nghiên
cứu định
lượng

• Xem xét lại các tài liệu về các hình thức hợp tác giữa trường đại học và
doanh nghiệp, tính chất và tác động của kết quả hợp tác ở Việt Nam, khu
vực và thế giới. Từ đó định hướng cho việc thiết kế của bảng câu hỏi khảo
sát và cung cấp nền tảng để phân tích kết quả khảo sát.

• Phỏng vấn sâu với câu hỏi bán cấu trúc 10 doanh nghiệp (05 tại TP. Hồ Chí
Minh; 05 tại Hà Nội) để thu thập thêm dữ liệu phát triển bảng câu hỏi

• Thực hiện khảo sát trực tuyến (online survey) với số lượng trả lời là 121
doanh nghiệp hầu hết tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

• Phỏng vấn trực tiếp tập trung cho khu vực Đà Nẵng và một số doanh nghiệp
tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với số phiếu thu được là 63 phiếu

Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học

9


2.2.2. Phân tích số liệu
Các kết quả của khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS, với các kết quả cần
chứng minh sự khác biệt trong các nhóm đều được kiểm định bằng ANOVA và t-test.
Đối với các câu hỏi về nhận thức, bảng khảo sát đã đưa ra những nhận định và yêu
cầu đối tượng trả lời đánh giá bằng cách cho điểm từ 1 đến 10 (với 1 = hoàn toàn không
đồng ý và 10 = hoàn toàn đồng ý). Nhóm nghiên cứu đã định nghĩa mức điểm như sau: <2:
hoàn toàn không; 2 – 4: thấp; >4 – 7: trung bình; >7 – 10: cao.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Đối tượng mẫu của nghiên cứu này là các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam
với các phân nhóm sau:
 Về loại hình sở hữu: Các doanh nghiệp được khảo sát trong nghiên cứu này sẽ
được phân loại thành 3 nhóm chính: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phân loại này dựa trên thực
tế là cơ cấu sở hữu/đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định
cách thức các doanh nghiệp kinh doanh và các chính sách có liên quan tại Việt
Nam.
 Về quy mô và ngành nghề: Để đảm bảo tính đại diện của mẫu trong nghiên cứu này
sẽ thực hiện cho các doanh nghiệp có quy mô khác nhau (lớn, vừa và quy mô nhỏ,
dựa trên số lượng nhân viên) và các ngành khác nhau (nông lâm ngư nghiệp, sản
xuất – xây dựng và tài chính – ngân hàng – thương mại và dịch vụ) sẽ được bao
gồm trong mẫu.
 Về vị trí địa lý: Phần lớn các doanh nghiệp đặt trụ sở tại các thành phố lớn, các

doanh nghiệp sẽ được tập trung lựa chọn từ ba thành phố lớn và phát triển nhất ở
Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh và số tỉnh thành lân cận.
2.2.4. Tổng quan mẫu thu thập được
Tổng số bảng khảo sát trực tuyến được gửi qua thư điện tử đến các doanh nghiệp
khoảng 3,000, trong đó có 1,410 thư điện tử gửi từ phần mềm khảo sát trực tuyến; số còn lại
được gửi qua các Câu lạc bộ, Hiệp hội doanh nghiệp để chuyển đến các hội viên gồm: Câu
lạc bộ Nhân sự Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP. Hồ
Chí Minh và Hà Nội.
Thống kê từ phần mềm khảo sát trực tuyến cho thấy có 472 người đã mở link khảo sát
ra xem, trong đó bao gồm 114 bảng khảo sát được làm không hoàn chỉnh (không trả lời đầy
đủ các câu hỏi).
Trong tổng số 184 bảng hỏi được điền hoàn chỉnh thu thập được từ khảo sát trực
tuyến và phỏng vấn, có 169 mẫu phù hợp1 để tiến hành phân tích.

1

Mẫu phù hợp là mẫu trả lời đầy đủ các câu hỏi, có sự nhất quán giữa các câu trả lời và người trả lời là người đại diện doanh

nghiệp (Ban Giám đốc; Phòng Nhân sự, Phòng Kế hoạch, các cá nhân phụ trách việc hợp tác với các trường đại học).

10

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


Theo số liệu của Tổng Cục
17%

26%


Thống kê năm 2011, cơ cấu doanh

Công ty nhà
nước

nghiệp theo vốn sở hữu: doanh

Công ty tư nhân

57%

nghiệp nhà nước 1,1%; doanh nghiệp
tư nhân 95,8%; doanh nghiệp có vốn

Công ty vốn
nước ngoài

nước ngoài 3,1%. Vì vậy, số mẫu
doanh nghiệp tư nhân trong nghiên
cứu nhiều hơn 02 nhóm còn lại, chiếm
57%.

n = 169

Biểu đồ 1. Tỉ lệ mẫu theo loại hình doanh nghiệp

Trong nhóm doanh nghiệp miền
Trung: số doanh nghiệp tại Đà Nẵng
là 46, tỉnh khác là 1. Trong nhóm
doanh nghiệp miền Bắc: số doanh


28%

31%

nghiệp tại Hà Nội là 53, tỉnh khác 17.

Miền Trung
Miền Bắc

Trong nhóm doanh nghiệp Miền Nam:

41%

Miền Nam

số doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh
là 45, tỉnh khác 7. Tỉ lệ mẫu tập trung
chủ yếu tại 03 thành phố lớn, kinh tế
n = 169

trọng điểm của Việt Nam.

Biểu đồ 2. Tỉ lệ mẫu theo địa lý

Do địa bàn khảo sát tập trung
tại 03 tỉnh thành phố lớn là khu vực
thành thị nên hầu hết các doanh
xuất công nghiệp và xây dựng
(49%) và tài chính - ngân hàng thương mại - dịch vụ (45%). Do số


45%
49%

mẫu nhóm nông lâm ngư nghiệp
khá ít (11 doanh nghiệp) nên không
đủ tính đại diện để tiến hành phân

Công nghiệp và
Xây dựng

6%

nghiệp khảo sát thuộc nhóm sản

Tài chính-Ngân
hàng-Thương
mại-Dịch vụ
Nông lâm ngư
nghiệp

n = 169

tích sâu cho riêng nhóm này ở phần
kết quả.

Biểu đồ 3. Tỉ lệ mẫu theo ngành nghề

Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học


11


Nhóm doanh nghiệp
có số lượng nhân viên dưới

Dưới 50 nhân viên

100 chiếm 36%.

Từ 51-100 nhân viên

Nhóm doanh nghiệp
có số lượng nhân viên từ
101-300 chiếm 29%.

15%

15%

Từ 101-300 nhân viên

9%
11%

21%
Từ 301-500 nhân viên
29%

Nhóm doanh nghiệp


Từ 501-1000 nhân
viên
Trên 1000 nhân viên

có số lượng nhân viên từ
301-500 chiếm 11%.
Nhóm doanh nghiệp
có số lượng nhân viên trên

n = 169

Biểu đồ 4. Tỉ lệ mẫu theo quy mô nhân viên
doanh nghiệp

500 chiếm 24%.

74% doanh nghiệp
tham gia khảo sát có năm

3%

hoạt động tại Việt Nam từ 6

15%

năm trở lên.

<=2 năm
23%


Từ 3-5 năm
Từ 6-10 năm

31%
28%

Từ 11 - 20 năm
Trên 20 năm

n = 169

Biểu đồ 5. Tỉ lệ mãu theo năm hoạt động tại
Việt Nam

12

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


3. Khung lý thuyết và phiếu câu hỏi khảo sát
3.1. Tổng quan về hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp
UBC được hiểu là sự tương tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp vì lợi ích
chung, sự hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho các trường đại học tạo ra những “sản phẩm”
gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, giúp các doanh
nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của một khu vực hay tầm quốc gia2.
Trong bối cảnh này, UBC tạo ra lợi ích tương hỗ cho các bên liên quan và cho xã hội nói
chung.
Đằng sau sự hợp tác giữa hai bên luôn tồn tại những yếu tố tác động đến kết quả hợp

tác như (i) sự nhận thức về lợi ích của các bên; (ii) các yếu tố thúc đẩy hai bên tiến đến hợp
tác; (iii) các rào cản tiềm ẩn gây trở ngại cho sự hợp tác.
Mô hình sau đây sẽ thể hiện mối liên hệ giữa các cấp độ tạo ra sự hợp tác giữa trường
đại học và doanh nghiệp:

UBC – Hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học
Cấp độ
Kết quả

Các hình thức

Cách thức hợp

Cấp độ hợp

hợp tác

tác

tác

Cấp độ

A

Yếu tố
ảnh

Nhận thức về


Yếu tố

hưởng

lợi ích

thúc đẩy

Yếu tố rào cản

Hình 1. Mô hình khung lý thuyết UBC
Mô hình khung lý thuyết trên được tham khảo từ UBC Ecosystem Model trong báo cáo
nghiên cứu UBC tại châu Âu năm 2011 do Science-to-Business Marketing Research Center
thực hiện, Nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, mục tiêu
nghiên cứu tại Việt Nam. Mô hình này đã được nhóm nghiên cứu thẩm định trong quá trình
thực hiện phỏng vấn thử nghiệm 10 doanh nghiệp tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trước khi
đưa vào khảo sát trên diện rộng.
Các phần sau đây sẽ mô tả chi tiết các yếu tố trong từng cấp độ của khung lý thuyết
UBC.
2

Nguồn: The State of European University - Business Cooperation (2011)

Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học

13


3.2. Cấp độ kết quả hợp tác
Theo nghiên cứu UBC của Châu Âu do tổ chức Science-to-Business Marketing

Research Center thực hiện năm 2011, UBC được định nghĩa là tất cả các hình thức tương
tác trực tiếp và gián tiếp của cá nhân và phi cá nhân giữa các trường đại học và doanh
nghiệp vì lợi ích chung của hai bên, bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D),
nhân viên di động (các học giả, sinh viên và các chuyên gia kinh doanh), thương mại hóa
các kết quả R&D, phát triển chương trình giảng dạy và giảng dạy, LLL (Lifelong learning –
học tập suốt đời3), tổ chức sự kiện nhằm hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp; và tham gia hoạt
động quản trị của hai bên. Căn cứ vào định nghĩa này, nhóm nghiên cứu đã xác định lại các
hình thức hợp tác để phù hợp với đặc thù nền tảng hợp tác giữa doanh nghiệp với các
trường đại học và văn hóa của Việt Nam4 như sau:
1. R&D
2. Thương mại hóa kết quả R&D
3. Trải nghiệm môi trường làm việc tại doanh nghiệp
4. Xây dựng kỹ năng thực hành cho sinh viên
5. Phát triển chương trình đào tạo
6. Tham giảng dạy/ diễn thuyết
7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp
8. Tổ chức sự kiện
9. Quản trị
10. Tuyển dụng
10 hình thức hợp tác trên đã được Nhóm nghiên cứu thẩm định lại qua phỏng vấn các
doanh nghiệp trong giai đoạn thử nghiệm trước khi chính thức đưa vào bảng khảo sát
nghiên cứu diện rộng.
Bên cạnh các hình thức hợp tác thì cách tiến hành và kết quả hợp tác hiện tại mà
doanh nghiệp và trường đại học đang triển khai cũng là một yếu tố có tác động nhất định
đến kết quả hợp tác lâu dài giữa hai bên.
Hình thức hợp tác
Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của các hình thức hợp tác, 10 hình thức trên được giải thích
theo bảng dưới đây:

3


Học tập suốt đời được hiểu là các chương trình đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi được cung cấp bởi trường

đại học cho các doanh nghiệp trong suốt các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
4

Nhóm nghiên cứu tách hình thức Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo thành hai hình thức: tham gia giảng dạy/diễn

thuyết và xây dựng chương trình, bởi lẽ đây là hai hình thức rất quan trọng trong thực tế Việt Nam và không đồng thời được
thực hiện với mức độ như nhau. Nhóm nghiên cứu cũng bổ sung mục Tổ chức sự kiện và Tuyển dụng vì đó là hai hình thức
hợp tác phổ biến ở Việt Nam cần được ghi nhận.

14

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


Hình thức hợp tác
R&D

Giải thích
Hợp tác thông qua các hợp đồng R&D; các hoạt động đổi mới sáng tạo;
cùng xuất bản các nghiên cứu chung giữa các nhà nghiên cứu của nhà
trường và doanh nghiệp

Thương mại hóa kết Hợp tác cùng công bố các phát minh, đồng sở hữu bằng sáng chế, bản
quả R&D
Trải

nghiệm


quyền...
môi Các chuyên gia nghiên cứu/giảng viên/nhà quản lý của trường đại học

trường làm việc tại đến làm việc tại doanh nghiệp trong một khoảng thời gian
doanh nghiệp
Xây dựng kỹ năng Doanh nghiệp hỗ trợ việc làm thêm và/hoặc cho phép sinh viên thực
thực hành cho sinh tập tại doanh nghiệp
viên
Phát triển chương Thành viên của doanh nghiệp tham gia hội đồng nghiên cứu, phát triển
trình đào tạo
Tham

giảng

diễn thuyết

chương trình đào tạo ở khoa/ trường đại học
dạy/ Thành viên của doanh nghiệp tham gia làm thỉnh giảng và/hoặc diễn
thuyết cho một số chuyên đề trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm với sinh viên

Đào tạo và phát triển Doanh nghiệp hợp đồng với các trường đại học cung cấp dịch vụ đào
nguồn nhân lực của tạo và phát triển nhân viên cho doanh nghiệp
doanh nghiệp

Tổ chức sự kiện

Quảng bá cho doanh nghiệp qua việc hỗ trợ tinh thần sáng nghiệp và
các hoạt động khởi nghiệpnhư liên kết, hợp tác với các trường đại học
để triển khai các chương trình về văn hóa - văn nghệ, các hội thi kiến

thức chuyên ngành, các hội thi sáng tạo cho sinh viên...

Quản trị

Lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia hội đồng ra quyết định của các
trường đại học cũng như tham gia quản lý ở các khoa. Ngược lại, các
chuyên gia ở các trường đại học cũng có thể tham gia ra quyết định
hoặc giữ vị trí trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp

Tuyển dụng

Liên kết với nhà trường thực hiện chương trình hướng nghiệp, giới
thiệu cơ hội việc làm, trao học bổng và trực tiếp tuyển dụng nhân tài là
sinh viên
Bảng 1. Các hình thức UBC

Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học

15


Bên cạnh kết quả hợp tác hiện tại qua các hình thức hợp tác được mô tả ở trên, sự hài
lòng của doanh nghiệp qua hợp tác và những lợi ích nhận được của cá nhân từ doanh
nghiệp tham gia UBC cũng là 01 yếu tố cần quan tâm.



Lợi ích của doanh nghiệp sau UBC

Lợi ích cá nhân sau khi tham gia UBC


Nhìn chung, chúng tôi hài lòng với các



Nâng cao kiến thức chuyên môn



Tạo dựng được mối quan hệ



Nâng cao hiệu quả công việc

lượng



Đóng góp cho sự phát triển xã hội

Góp phần xây dựng một hình ảnh đẹp,



Thư giãn khi trở lại môi trường học

chương trình hợp tác với các trường đại
học trong thời gian qua





Giúp chúng tôi cải tiến về năng suất, chất

đường

tạo uy tín với xã hội cho doanh nghiệp


Giúp chúng tôi có được một đội ngũ nhân



viên

viên tiềm năng, tạo lợi thế cạnh tranh trên



thị trường



Tìm kiếm lực lượng kế thừa

Giúp chúng tôi tiết kiệm được chi phí




Nâng cao uy tín, xây dựng thương

trong R&D, tuyển dụng, đào tạo và phát

hiệu cá nhân

triển



Tiếp cận, học hỏi từ các bạn sinh

Tăng thu thu nhập

Giúp chúng tôi cập nhật được các kiến
thức mới, tiên tiến trên thế giới



Giúp chúng tôi mở rộng quan hệ, quảng
bá về doanh nghiệp và tiếp cận các
khách hàng tiềm năng
Bảng 2. Lợi ích đạt được sau tham gia UBC

Yếu tố cách thức triển khai hợp tác
Cách thức triển khai hợp tác sẽ mô tả lại việc hợp tác giữa hai bên hiện tại được thực
hiện như thế nào thông qua các câu hỏi sau:


Việc hợp tác xuất phát từ quan hệ cá nhân, tổ chứchay bên thứ 3 hỗ trợ;




Việc hợp tác được triển khai theo nhu cầu tình huống thực tế phát sinh; kế hoạch
ngắn hạn của doanh nghiệp, chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp;



Bộ phận chuyên trách hay cá nhân đảm nhận nhiệm vụ liên hệ, hợp tác với các
trường đại học;



Trong hợp tác với trường đại học, thường bên nào chủ động liên lạc đầu tiên và
bên nào thường đưa ra phương án hợp tác;



16

Sự khác biệt giữa việc hợp tác với trường đại học công lập và đại học tư thục.

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


Yếu tố cấp độ hợp tác
Về cấp độ hợp tác được chia làm 04 mức thể hiện sự hợp tác giữa doanh nghiệp và
các trường đại học hiện nay đang là hợp tác ngắn hạn hay dài hạn.



Tìm hiểu thông tin ban đầu: hai bên đang trong giai đoạn tìm hiểu các thông tin về
nhau, chưa tiến hành hợp tác cụ thể



Hợp tác ngắn hạn: hai bên có tham gia một vài dự án mang tính chất ngắn hạn,
không thường xuyên từ các mối quan hệ cá nhân trong doanh nghiệp



Hợp tác dài hạn: hai bên có tham gia các hoạt động mang tính chất trung hoặc dài
hạn và thường xuyên thông qua sự hợp tác giữa doanh nghiệp với các khoa



Đối tác chiến lược: Ban lãnh đạo doanh nghiệp và trường đại học có cam kết hợp
tác dài hạn, với nhiều hoạt động mang tính chất thường xuyên thông qua sự hợp
tác giữa doanh nghiệp với trường đại học

3.3. Cấp độ yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác
Các yếu tố trong nhóm cấp độ tác động đến hợp tác sẽ giải thích lý do về hiện trạng
hợp tác và nhu cầu mở rộng hợp tác trong tương lai của các doanh nghiệp.
Lợi ích
Các yếu tố lợi ích được phân chia theo các nhóm đối tượng liên quan trong UBC như:
sinh viên, xã hội, doanh nghiệp, trường đại học. Nhóm các yếu tố lợi ích được trình bày theo
bảng dưới đây:
Đối tượng
Sinh viên

Lợi ích



Hoàn thiện kiến thức cho sinh viên với phương pháp học qua trải
nghiệm



Cải thiện các kỹ năng mềm cho sinh viên



Giúp các bạn sinh viên dễ dàng hòa nhập với môi trường làm
việc sau khi tốt nghiệp



Tăng thu nhập cho các bạn sinh viên



Giúp các bạn sinh viên có định hướng nghề rõ hơn



Xây dựng các mối quan hệ, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau
này

Doanh nghiệp




Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp



Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tạo uy tín trong xã hội



Giúp doanh nghiệp phát triển/chuẩn bị nguồn nhân lực trong dài
hạn

Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học

17


Đối tượng

Lợi ích

Xã hội



Nâng cao chất lượng của lực lượng lao động trong xã hội



Đáp ứng nhu cầu về trình độ và số lượng nguồn nhân lực cho

các ngành nghề



Tránh lãng phí của xã hội trong việc đào tạo lại



Tạo ra các lợi ích cụ thể cho các ngành nghề kinh doanh qua
nghiên cứu, sáng tạo

Trường đại học



Nâng cao uy tín của nhà trường với xã hội



Nâng cao chất lượng đầu ra của các trường đại học: chất lượng
sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu



Tăng nguồn thu cho các trường đại học



Tăng thu nhập cho các giảng viên/ nhà nghiên cứu




Giảng viên/ nhà nghiên cứu được động viên, khuyến khích làm
việc trong môi trường học thuật gắn liền với thực tiễn



Nâng cao chất lượng giảng dạy của trường do các chương trình
đào tạo và giảng viên gắn liền với thực tiễn
Bảng 3. Nhận thức về các yếu tố lợi ích

Các yếu tố thúc đẩy
Các yếu tố thúc đẩy là các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giữa trường
đại học và doanh nghiệp. Nhóm yếu tố này bao gồm: mối quan hệ giữa hai bên; yếu tố xuất
phát từ doanh nghiệp; yếu tố xuất phát từ trường đại học. Chi tiết các yếu tố này sẽ được
trình bày trong bảng dưới đây:
Nhóm yếu tố
Quan hệ giữa trường
đại

học

nghiệp



doanh

Yếu tố thúc đẩy



Sự tin tưởng vào hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp



Cam kết hợp tác mang tính công bằng và vì quyền lợi của
cả hai bên nhà trường và doanh nghiệp



Mục tiêu của các bên được chia sẽ



Hiểu các mối quan tâm chung của các bên (nhà trường,
doanh nghiệp, sinh viên)



18

Sự linh hoạt trong cách thức hợp tác

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


Nhóm yếu tố

Yếu tố thúc đẩy


Từ doanh nghiệp thúc



đẩy sự hợp tác

Sự quan tâm/ ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp đối với
việc hợp tác với các trường đại học



Nhân viên của doanh nghiệp là cựu nhân viên và/hoặc cựu
sinh viên của trường đại học



Ưu tiên của doanh nghiệp trong vấn đề nghiên cứu sáng
tạo

Các yếu tố từ trường
đại học thúc đẩy sự
hợp tác



Khả năng tài trợ/ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp



Trường đại học và doanh nghiệp có vị trí địa lý gần nhau




Định hướng thương mại của các trường đại học



Trường đại học có chiến lược phát triển gắn liền với nhu
cầu xã hội



Cơ sở vật chất của trường đạt yêu cầu phục vụ cho nghiên
cứu và phát triển



Hồ sơ năng lực của đội ngũ giảng viên, cam kết về chất
lượng, thời gian



Sự chủ động của trường đại học trong việc tiếp cận và đưa
ra cách thức phối hợp, hợp tác và các đề xuất hợp tác với
các doanh nghiệp doanh nghiệp



Chất lượng giáo dục – đào tạo của trường đại học




Danh tiếng của trường đại học



Sự khan hiếm về nhân lực trong lĩnh vực mà doanh nghiệp
họat động



Nhu cầu nâng cao tính cạnh tranh của trường

Bảng 4. Nhận thức về các yếu tố thúc đẩy
Các yếu tố rào cản
Các yếu tố rào cản chính là những yếu tố gây trở ngại hoặc hạn chế sự hợp tác giữa
trường đại học và doanh nghiệp. Các nhóm chính của các yếu tố này bao gồm: Tính ứng
dụng của các kết quả từ hợp tác (chủ yếu là loại hợp tác R&D); Tài chính; Mối quan hệ; Các
chính sách, quy định, cơ chế. Chi tiết các nhóm yếu tố này sẽ được trình bày trong bảng
dưới đây:

Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học

19


Nhóm yếu tố

Yếu tố rào cản


Tính ứng dụng của các



kết quả từ hợp tác (chủ
yếu là loại hợp tác
R&D)
Tài chính

Các kết quả R&D không ứng dụng được trong thực tế
doanh nghiệp



Rủi ro về bảo mật thông tin của các kết quả R&D



Thiếu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cho các hoạt
động hợp tác



Thiếu nguồn lực tài chính của các trường đại học cho các
hoạt động hợp tác



Thiếu các nguồn lực tài chính từ bên thứ ba hỗ trợ cho các
hoạt động hợp tác


Mối quan hệ



Tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện tại



Doanh nghiệp thiếu thông tin về hoạt động, nghiên cứu và
cơ hội hợp tác với các trường đại học



Các trường đại học thiếu thông tin về các cơ hội hợp tác
với doanh nghiệp



Sự khác biệt giữa văn hóa, môi trường làm việc giữa doanh
nghiệp và trường đại học



Thiếu đầu mối liên lạc giữa doanh nghiệp và trường đại học



Sự khác biệt về ngôn ngữ giao tiếp giữa doanh nghiệp và
trường đại học


Các chính sách, quy



định, cơ chế

Thiếu các chính sách, quy định (bắt buộc) với các trường
đại học trong việc hợp tác với các doanh nghiệp trong việc
nâng cao chất lượng giảng dạy



Thiếu các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia
các hoạt động hợp tác với các trường đại học



Thiếu quy định về cơ chế hợp tác giữa các trường đại học
và doanh nghiệp



Thiếu sự hỗ trợ/ tác động của bên thứ 3 trung gian như các
hiệp hội, tổ chức phi chính phủ...

Bảng 5. Nhận thức về các yếu tố rào cản
Khung lý thuyết này là căn cứ phát triển phiếu câu hỏi khảo sát nghiên cứu.

20


Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


4. Kết quả nghiên cứu và bình luận
4.1. Kết quả hợp tác hiện tại
4.1.1 Tổng quan và kết quả hợp tác theo các nhóm mẫu

Tổng quan việc hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học hiện nay?
Có sự khác biệt về mức độ hợp tác giữa các nhóm doanh nghiệp hay
không?

Trong số 169 mẫu tiến hành phân tích có 128 doanh nghiệp đã từng có tối thiểu một
hình thức hợp tác với trường đại học (chiếm 76%) và 41 doanh nghiệp chưa từng hợp tác
với các trường đại học (chiếm 24%). Trung bình một doanh nghiệp có 1,5 hình thức hợp tác
với các trường đại học. Phân tích kết quả có hợp tác và mong muốn mở rộng trong tương lai
theo các nhóm mẫu như sau:
Theo nhóm ngành nghề
Không có sự khác biệt
nhiều giữa trung bình các hình

Trung bình các
hình thức hợp
tác

Tổng
số

Độ lệch
chuẩn


Công nghiệp - Xây
dựng

1.49

76

1.519

Thương mại - Dịch
vụ - Tài chính/ngân
hàng
Nông - Lâm - Ngư
nghiệp

1.59

82

1.431

1.55

11

1.916

Ngành nghề


thức mà DN đã từng hợp tác
vớitrường ĐH theo ngành nghề.

Bảng 6. Trung bình các doanh nghiệp "Có"
hợp tác theo ngành nghề
Theo nhóm địa bàn
UBC dường như phát triển
hơn giữa các doanh nghiệp ở

Địa bàn

Trung bình các
hình thức hợp tác

Tổng số

Độ lệch
chuẩn

miền Bắc và miền Nam so với
miền Trung của Việt Nam. Trung

Miền Bắc

1.61

70

1.563


bình các doanh nghiệp có hợp

Miền Trung

1.06

47

.567

Miền Nam

1.87

52

1.858

tác với các trường đại học tại
miền Trung là thấp nhất và trong
nhóm này, không có doanh
nghiệp nào có từ 3 hình thức

Bảng 7. Trung bình các doanh nghiệp "Có"
hợp tác theo địa bàn

UBC trở lên. Trong khi đó, ở miền Bắc có 17 doanh nghiệp (chiếm 24% trong các nhóm các

Quan điểm của doanh nghiệp về hợp tác với các trường đại học


21


doanh nghiệp miền Bắc) và ở miền Nam có 17 doanh nghiệp (chiếm 33% trong nhóm doanh
nghiệp Miền Nam) có từ 3 hình thức UBC. Doanh nghiệp từ các tỉnh miền Trung tham gia
nhiều hơn vào việc Nhận thực tập sinh từ các trường đại học (85,1% so với khoảng 50% ở
các vùng khác) và thứ hai là Tham gia giảng dạy/diễn thuyết (8.5%). Hầu như không có các
hình thức khác của UBC tại khu vực này.
Hình thức hợp tác Sử dụng dịch vụ đào tạo của các trường đại học được các doanh
nghiệp miền Bắc quan tâm nhiều hơn so với doanh nghiệp các khu vực khác (13% ở miền
Bắc so với dưới 10% ở các khu vực khác). Các doanh nghiệp từ miền Nam đặc biệt tích cực
hơn trong việc Tham gia giảng dạy và tuyển dụng (31% và 44% tương ứng, so với 24% và
29% ở miền Bắc và 8.5% và 6.4% ở miền Trung).
Theo nhóm hình thức sở hữu
Các

doanh

nghiệp

nhà

nước có trung bình hợp tác cao
nhất và nhóm doanh nghiệp tư
nhân có mức độ thấp nhất.
So với các doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
nhà nước có nhiều hợp tác trong
hình thức xây dựng kỹ năng thực


Loại hình
Trung bình các
doanh nghiệp hình thức hợp tác

Tổng số

Độ lệch
chuẩn

Tư nhân

1.44

97

1.486

Nhà nước

1.79

28

1.258

Nước ngoài

1.59


44

1.661

Bảng 8. Trung bình các doanh nghiệp "Có"
hợp tác theo loại hình sở hữu

hành cho sinh viên và sử dụng
đào tạo các trường đại học, tài trợ học tập các hoạt động phát triển môi trường và quản lý
các trường đại học. Trong khi đó, khu vực tư nhân có vẻ nhiều hoạt động hợp tác liên quan
đến các hình thức hợp tác R&D, nhận cán bộ trường đại học vào làm việc tại doanh nghiệp,
và phát triển chương trình giảng dạyhơn so với các khu vực còn lại. Và các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đang dẫn đầu trong việc tuyển dụng sinh viên và tham gia giảng dạy/
diễn thuyết tại các trường đại học.
Theo nhóm quy mô nhân sự

Trung bình các hình
thức hợp tác

Tổng số

Độ lệch
chuẩn

Dưới 50 nhân viên

1.68

25


1.464

Từ 51-100 nhân viên

1.47

36

1.362

Từ 101-300 nhân viên

1.16

49

1.196

Từ 301-500 nhân viên

1.22

18

.943

Từ 501-1000 nhân viên

1.60


15

1.595

Trên 1000 nhân viên

2.38

26

2.118

Total

1.54

169

1.496

Quy mô doanh nghiệp

Bảng 9. Trung bình các hình thức hợp tác theo quy mô doanh nghiệp
22

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2


×