Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Mối liên hệ giữa quá trình học hỏi và kết quả hoạt động của tổ chức nghiên cứu thực nghiệm tại các trường đại học ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------------------------

TRẦN QUANG HUY

MỐI LIÊN HỆ GIỮA QUÁ TRÌNH HỌC HỎI VÀ KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC: NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã số: 62340404

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Trần Quang Huy

Trần Quang Huy



ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, các giảng viên Khoa Kinh tế và
Quản lý nguồn nhân lực; Viện đào tạo sau đại học - Trường đại học Kinh tế Quốc dân
đặc biệt là Tiến sĩ Phạm Thị Bích Ngọc và Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Thúy Hương đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.
Luận án được hoàn thành với sự hỗ trợ về nguồn số liệu và các ý kiến đóng góp
quý báu của ban Lãnh đạo, các cán bộ quản lý và giảng viên của 139 trường đại học
trên cả nước với tổng số hơn 1000 thầy, cô giáo đã trả lời bảng hỏi khảo sát và tham gia
các cuộc phỏng vấn, thảo luận nhóm. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thiện luận án tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, định hướng nghiên cứu và đăng
tải kết quả nghiên cứu của các thầy cô giáo thuộc Viện nghiên cứu Châu Á Thái Bình
Dương, Viện quản trị kinh doanh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc
dân. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, hỗ trợ và cộng tác của các thầy cô
giáo, các cán bộ quản lý các trường đại học trên cả nước giúp hoàn thành luận án này.
Một số nội dung của luận án được tác giả thực hiện trong quá trình thực tập
nghiên cứu tại Hoa Kỳ, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Giáo sư Robert
Kling và các giáo sư trường đại học tiểu bang Colorado (CSU) cùng ban điều hành đề
án 911 của Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã hỗ trợ trong suốt thời gian thực tập
nghiên cứu tại nước ngoài.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã
luôn ủng hộ, tạo điều kiện và chia sẻ khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Trần Quang Huy



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.5. Những đóng góp mới của luận án................................................................................ 5
1.6. Bố cục của luận án ........................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUÁ TRÌNH HỌC HỎI CỦA
TỔ CHỨC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................................................... 7
1.1. Quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học ................................................. 7

1.1.1. Học hỏi của tổ chức ...................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm về học hỏi của tổ chức trong các trường đại học ............................ 9
1.1.3. Quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học ..................................... 14
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình học hỏi của tổ chức...................................... 19
1.3. Ảnh hưởng của học hỏi của tổ chức tới kết quả hoạt động ..................................... 21
1.4. Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 26

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỌC HỎI CỦA TỔ CHỨC TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................................................................................... 27

2.1. Cơ sở lý thuyết về học hỏi của tổ chức ...................................................................... 27

2.1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................... 27
2.1.2. Một số cách tiếp cận về học hỏi của tổ chức................................................ 28
2.1.3. Định nghĩa học hỏi của tổ chức ................................................................... 34
2.2. Ảnh hưởng của hoạt động quản trị nguồn nhân lực tới quá trình học hỏi của tổ chức..... 36

2.2.1. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực ............................................................. 36


iv

2.2.2. Tuyển dụng có chọn lọc và quá trình học hỏi của tổ chức ........................... 38
2.2.3. Đào tạo bồi dưỡng và quá trình học hỏi của tổ chức .................................... 42
2.2.4. Sự tham gia của nhân viên và quá trình học hỏi của tổ chức........................ 44
2.3. Mối liên hệ giữa quá trình học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt động trong trường
đại học ................................................................................................................................... 47

2.3.1. Kết quả hoạt động của trường đại học ......................................................... 47
2.3.2. Quá trình học hỏi của tổ chức và kết quả chuyên môn................................. 50
2.3.3. Quá trình học hỏi của tổ chức và kết quả tài chính ...................................... 51
2.3.4. Kết quả chuyên môn và kết quả tài chính .................................................... 52
2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 53
2.5. Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 57

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 58
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................. 58
3.2. Nghiên cứu khám phá về học hỏi của tổ chức tại 1 trường đại học công lập ........ 61

3.2.1. Giới thiệu tóm tắt về Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông ................ 61

3.2.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 64
3.2.3. Kết quả nghiên cứu khám phá ..................................................................... 64
3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 66

3.3.1. Tổng thể mẫu .............................................................................................. 66
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 68
3.3.3. Tổng hợp dữ liệu cá nhân cho phân tích tổ chức ......................................... 70
3.4. Phát triển thang đo ..................................................................................................... 71

3.4.1. Quy trình phát triển thang đo ...................................................................... 71
3.4.2. Thang đo hoạt động quản trị nguồn nhân lực .............................................. 73
3.4.3. Thang đo quá trình học hỏi của tổ chức ....................................................... 75
3.4.4. Thang đo kết quả hoạt động của trường đại học .......................................... 77
3.5. Thiết kế bảng hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ........................................................ 78

3.5.1. Thiết kế bảng hỏi khảo sát .......................................................................... 78
3.5.2. Thu thập dữ liệu khảo sát từ các trường đại học .......................................... 79
3.6. Phân tích dữ liệu ......................................................................................................... 80

3.6.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................. 80
3.6.2. Kiểm định thang đo..................................................................................... 81
3.6.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ........................................................... 83


v

3.6.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định ......................................................... 87
3.6.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính ............ 96
3.7. Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................ 97


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 98
4.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................... 98
4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................. 103
4.3. Kết quả kiểm định dạng phân phối của các thang đo ........................................... 106
4.4. Hiện trạng quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học ở Việt Nam ...... 108

4.4.1. Thống kê mô tả cán nhân tố trong mô hình nghiên cứu ............................. 108
4.4.2. Đánh giá quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học .............. 115
4.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................ 118
4.6. Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 123

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 125
5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu .................................................................................. 125
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 128
5.3. Các kiến nghị với các nhà quản lý giáo dục đại học .............................................. 136
5.4. Những đóng góp của luận án ................................................................................... 140
5.5. Đánh giá các điểm hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 141
5.6. Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................... 142

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 143
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC DO TÁC GIẢ THỰC HIỆN........................ 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 146
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG THÍ ĐIỂM TỰ CHỦ ................... 157
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHẢO SÁT ................ 158
PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP CÁC BIẾN QUAN SÁT ............................................ 163
PHỤ LỤC 4: BẢNG HỎI KHẢO SÁT ................................................................. 166
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN.................................. 170
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY GIỮA 2 NHÓM TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ............................................................................................................... 173
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ

TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄNTHÔNG ........................... 176


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMOS

: Phân tích cấu trúc mô măng (Analysis of Moment Structures)

AVE

: Giá trị phương sai trích (Average Value Extracted)

BSC

: Thẻ điểm cân bằng (Balance Scorecards)

C.R

: Giá trị tới hạn (Critical Ratio)

CFA

: Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)

CFI

: Chỉ số thích hợp so sánh (Comparative Fit Index)


CMIN

: Chi-bình phương

CMIN/df

: Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do

CNTT

: Công nghệ thông tin

CR

: Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability)

CSTT

: Chia sẻ thông tin

CSU

: Trường đại học tiểu bang Colorado (Colorado State University)

DGTT

: Diễn giải tri thức

ĐT


: Đào tạo

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

HHTC

: Quá trình học hỏi của tổ chức

ICT

:Thông tin truyền thông (Information and Communication Technology)

KMO

: Hệ số KMO (Kraiser – Meyer – Olkin)

KPI

: Chỉ số đo lường kết quả hoạt động chính (Key Performance Indicator)

KQCM

: Kết quả chuyên môn

KQTC

: Kết quả tài chính


LGTT

: Lưu giữ tri thức

NQ-CP

: Nghị Quyết của Chính phủ

NQ-TW

: Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng

PSU

: Trường đại học tiểu Bang Portland

QĐ-BGDĐT : Quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo
QĐ-TTg

: Quyết định của Thủ tướng chính phủ

RMSEA

: Hệ số RMSEA (Root Mean Square Error of Approximation)

SE

: Sai số chuẩn hóa (Standard Error)

SEM


: Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structure Equation Modelling)


vii
SPSS

: Phần mềm thống kê khoa học xã hội

TD

: Tuyển dụng

TG

: Sự tham gia của nhân viên

TLI

: Chỉ số TLI (Tucker-Lewis Index)

TNTT

: Tiếp nhận tri thức

TQM

: Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management)

TT-BGDĐT


: Thông tư của Bộ giáo dục và đào tạo


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng hợp nghiên cứu về học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt động ........................ 25
Bảng 2.2. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 56
Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu áp dụng trong luận án............................................................ 60
Bảng 3.2. Thống kê số lượng trường đại học theo khu vực ..................................................... 66
Bảng 3.3. Bảng mô tả hệ số tải theo cỡ mẫu ............................................................................ 81
Bảng 3.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá – Quản trị nguồn nhân lực ............................. 84
Bảng 3.5. Kết quả phân tích EFA – Quá trình học hỏi của tổ chức ......................................... 85
Bảng 3.6. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) – Kết quả hoạt động ........................... 86
Bảng 3.8. Kết quả phân tích CFA - quá trình học hỏi của tổ chức bậc 1 ................................. 91
Bảng 3.9. Kết quả phân tích CFA - kết quả hoạt động của tổ chức ......................................... 92
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định CFA mô hình nghiên cứu tổng thể ......................................... 94
Bảng 3.11. Kết quả kiểm định độ phân biệt trên mô hình nghiên cứu tổng thể ....................... 95
Bảng 4.1. Kết quả thu thập mẫu điều tra ................................................................................ 104
Bảng 4.2. Thống kê số bảng trả lời trong các trường đại học ................................................ 104
Bảng 4.3. Thống kê dữ liệu theo đối tượng khảo sát .............................................................. 105
Bảng 4.4. Thống kế số liệu theo phân loại các trường đại học ............................................... 105
Bảng 4.5. Mô tả thống kê các thang đo .................................................................................. 106
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá về quá trình học hỏi của tổ chức .................................................. 111
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá về hoạt động quản trị nguồn nhân lực và kết quả hoạt động ....... 113
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu........................ 119
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc ................... 120
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................. 122



ix

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................................. 53
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát của luận án............................................................. 58
Hình 3.2. Mô hình CFA các nhân tố về hoạt động quản trị nguồn nhân lực ............................ 88
Hình 3.3. Mô hình CFA các nhân tố về quá trình học hỏi của tổ chức .................................... 90
Hình 3.4. Mô hình CFA các nhân tố kết quả hoạt động của tổ chức........................................ 92
Hình 3.5. Mô hình CFA các nhân tố trong mô hình nghiên cứu tổng thể ................................ 93
Hình 4.1. Kết quả phân tích SEM theo mô hình lý thuyết ..................................................... 118


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do lựa chọn đề tài
Gần đây, học hỏi của tổ chức được các học giả trên thế giới quan tâm nghiên

cứu theo các cách tiếp cận khác nhau và nhiều kết quả đã được đăng trên các tạp chí
khoa học uy tín (Bapuji và Crossan, 2004). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy học hỏi
của tổ chức liên quan tới nhiều yếu tố khác nhau trong tổ chức như: lãnh đạo, văn
hóa, cơ cấu tổ chức, động lực học hỏi và tác động tới sự phát triển của tổ chức. Bên
cạnh đó nhiều nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ giữa học hỏi của tổ chức và kết
quả hoạt động, sự hài lòng của nhân viên, định hướng nghề nghiệp của nhân viên,
sự sáng tạo trong tổ chức, sự hài lòng của khách hàng trong các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, các doanh nghiệp lớn trong ngành ICT và ngành thép ở các quốc gia khác
nhau (Pe´rez và cộng sự, 2005; Wan Hooi và cộng sự, 2014).

Bên cạnh các nghiên cứu về học hỏi của tổ chức trong các doanh nghiệp, có
một số kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt
động trong các trường đại học. Các trường đại học là những trung tâm sáng tạo tri
thức cho xã hội nhưng theo kết quả nghiên cứu của Dill (1999) thì chưa trở thành
một tổ chức học hỏi để chuyển giao tri thức vào chính hoạt động quản trị của nhà
trường. Mặc dù Dill (1999) và Bauman (2005) đã chỉ ra lý do hạn chế áp dụng
nguồn lực tri thức là do đặc điểm của tổ chức này khi các cá nhân làm việc có tính
độc lập rất cao và sự tự do về học thuật nhưng chưa cụ thể các nhân tố phản ánh kết
quả hoạt động của trường đại học như nào và mới dừng lại ở kết quả nghiên cứu
định tính. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm (Guţă, 2014; Nafei và cộng
sự, 2012; Veisi, 2010) chưa phân tích rõ các yếu tố thuộc hoạt động quản trị nguồn
nhân lực tác động tới quá trình học hỏi của tổ chức để làm cơ sở khuyến nghị thúc
đẩy quá trình học hỏi của trường đại học. Do đó, về mặt lý thuyết cần có nghiên cứu
thực nghiệm về học hỏi của tổ chức trong các trường đại học để làm rõ mối liên hệ
giữa quá trình học hỏi của tổ chức với kết quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và
kết quả tài chính cũng như xác định rõ các yếu tố thuộc hoạt động quản trị nguồn
nhân lực tác động tới quá trình học hỏi của tổ chức.


2

Về thực tiễn, trong môi trường cạnh tranh giáo dục toàn cầu, các trường đại
học cần có động lực mạnh mẽ để trở thành các tổ chức học hỏi năng động, tích cực
và phát triển hoạt động học hỏi ở cấp độ tổ chức để nâng cao chất lượng giảng dạy
và nghiên cứu. Việt Nam đang đổi mới giáo dục đại học theo định hướng tự chủ và
trách nhiệm giải trình để cải thiện chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội
theo hướng phát huy tốt mọi nguồn lực, trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn lực
tri thức của nhà trường. Cụ thể, cần phát huy nguồn lực tri thức của từng cá nhân
(cán bộ quản lý, giảng viên..) để áp dụng vào các hoạt động chuyên môn để nâng
cao tính thực tiễn trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu; cũng như hoạt động quản

lý của nhà trường theo định hướng quản trị trường đại học hiện đại thông qua quá
trình học hỏi của tổ chức. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa thực tiễn
khi dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết để đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm
thúc đẩy quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học hướng tới kết quả hoạt
động vượt trội của nhà trường.
Với tình hình nghiên cứu lý thuyết về học hỏi của tổ chức và yêu cầu đổi mới
giáo dục đại học Việt Nam như trên, tác giả thực hiện luận án “Mối liên hệ giữa
quá trình học hỏi và kết quả hoạt động của tổ chức: nghiên cứu thực nghiệm tại các
trường đại học ở Việt Nam” để có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực
tiễn về học hỏi của tổ chức trong các trường đại học ở Việt Nam.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Luận án được thực hiện nhằm kiểm định mối liên hệ giữa quá trình học hỏi

của tổ chức và kết quả hoạt động dựa trên số liệu khảo sát tại các trường đại học ở
Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố thuộc hoạt động quản trị
nguồn nhân lực tác động tới quá trình học hỏi của tổ chức để làm cơ sở đưa ra các
kiến nghị thúc đẩy phát triển quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã thực hiện các bước nghiên cứu cụ
thể như sau:


3

(1). Xây dựng mô hình nghiên cứu về quá trình học hỏi của tổ chức trong các
trường đại học dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả tổng quan nghiên cứu
liên quan;
(2). Làm rõ thực trạng quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học

dựa trên thống kê mô tả số liệu khảo sát thực tế ở Việt Nam;
(3). Kiểm định mối liên hệ của quá trình học hỏi của tổ chức với kết quả hoạt
động trong các trường đại học ở Việt Nam;
(4). Kiểm định mối liên hệ của hoạt động quản trị nguồn nhân lực tới quá
trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học ở Việt Nam;
(5). Đưa ra các kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình học hỏi của tổ chức trong
các trường đại học ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Dựa trên bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu và các kết quả nghiên cứu như trên,
các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
(1). Thực trạng quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học ở Việt
Nam đang diễn ra như thế nào?
(2). Hoạt động quản trị nguồn nhân lực có tác động như thế nào tới quá trình
học hỏi của tổ chức trong các trường đại học ở Việt Nam?
(3). Quá trình học hỏi của tổ chức tác động như thế nào tới kết quả hoạt động
trong các trường đại học ở Việt Nam?

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là mối liên hệ giữa quá trình học hỏi

của tổ chức và kết quả hoạt động của các trường đại học. Theo đó, học hỏi sẽ được
tập trung nghiên cứu ở cấp độ tổ chức và không tập trung nghiên cứu về hành vi học
hỏi của cá nhân.
Để đảm bảo phù hợp mục tiêu và điều kiện nghiên cứu trong khuôn khổ luận
án tiến sĩ, tác giả đề xuất phạm vi nghiên cứu theo: không gian, thời gian và nội
dung cụ thể như sau:


4


(1). Về phạm vi không gian: luận án tập trung vào các trường đại học công
lập và ngoài công lập ở Việt Nam, không bao gồm các trường có đầu tư
nước ngoài vì cơ chế hoạt động có khác biệt lớn.
(2). Về phạm vi thời gian: dữ liệu khảo sát dựa trên ý kiến đánh giá của cán
bộ quản lý và giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam trong giai
đoạn 3 năm (2012-2014) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
(3). Về phạm vi nội dung: nội dung nghiên cứu chính của luận án là kiểm
định mối liên hệ giữa quá trình học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt
động trong các trường đại học. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các yếu tố
thuộc hoạt động quản trị nguồn nhân lực tới quá trình học hỏi của tổ
chức cũng được nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra các kiến nghị nhằm
thúc đẩy quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học ở Việt
Nam trong thời gian tới.

1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm này

thông qua việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Dựa trên cơ sở lý thuyết về học hỏi của tổ chức và kết quả tổng quan nghiên
cứu liên quan, tác giả đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Từ đó, dữ liệu
khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về hoạt động quản trị nguồn
nhân lực, quá trình học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt động sẽ là cơ sở kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng các công cụ xử lý dữ liệu phổ biến
như phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để
đánh giá chất lượng thang đo và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình
cấu trúc tuyến tính (SEM) trên các phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả phân tích
dữ liệu trên sẽ giúp tác giả thảo luận các kết quả nghiên cứu để làm rõ hiện trạng

quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học ở Việt Nam và kiểm định
mối liên hệ giữa quá trình học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt động trong các
trường đại học cũng như kiểm định mối liên hệ giữa hoạt động quản trị nguồn nhân
lực và quá trình học hỏi của tổ chức.


5

1.5.

Những đóng góp mới của luận án
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã có một số đóng góp tri thức mới

về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể như sau:
(1). Về lý luận: luận án đã có những đóng góp mới về lý thuyết học hỏi của
tổ chức, bao gồm (a) khẳng định được các yếu tố như: đào tạo bồi
dưỡng; sự tham gia của nhân viên vào các quyết định của tổ chức trong
hoạt động quản trị nguồn nhân lực có mối quan hệ thuận chiều tới quá
trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học và mức độ ảnh hưởng
của từng yếu tố; (b) khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa quá trình
học hỏi của tổ chức tới kết quả hoạt động trong các trường đại học, dựa
trên kết quả giảng dạy, nghiên cứu cũng như kết quả tài chính. Ngoài ra,
(c) luận án đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa kết quả chuyên
môn tới kết quả tài chính trong các trường đại học tại Việt Nam.
(2). Về thực tiễn: từ các kết quả chính của luận án, tác giả đã (a) đánh giá
được hiện trạng quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học ở
Việt Nam và qua đó (b) đưa ra các kiến nghị để Bộ giáo dục và đào tạo,
các trường đại học tham khảo nhằm thúc đẩy phát triển quá trình học
hỏi của tổ chức để cải thiện kết quả hoạt động của nhà trường trong bối
cảnh tự chủ đại học.

Bên cạnh đó, đề tài cũng mở ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo gồm: học
hỏi của tổ chức trong các trường đại học tại một số quốc gia khác; phát triển các
trường đại học thành tổ chức học hỏi; học hỏi của tổ chức trong các cơ sở giáo dục
tại Việt Nam.

1.6.

Bố cục của luận án
Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu của mình, bố cục của luận án được

chia thành các phần chính như sau:
-

Phần mở đầu

-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quá trình học hỏi của tổ chức trong
trường đại học


6

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về học hỏi của tổ chức trong trường đại học

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

-

Phần kết luận

-

Các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả

-

Tài liệu tham khảo

- Các phụ lục


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUÁ TRÌNH HỌC HỎI
CỦA TỔ CHỨC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trong chương này tác giả sẽ trình bày kết quả tổng quan nghiên cứu về quá
trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học để làm rõ khoảng trống nghiên cứu

về mối liên hệ giữa hoạt động quản trị nguồn nhân lực, quá trình học hỏi của tổ
chức và kết quả hoạt động trong các trường đại học. Theo đó, nội dung chương 1
bao gồm: (1). Quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học, (2). Ảnh
hưởng của học hỏi của tổ chức tới kết quả hoạt động, (3). Các nhân tố tác động tới
quá trình học hỏi của tổ chức.

1.1.

Quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học

1.1.1. Học hỏi của tổ chức
Học hỏi của tổ chức1 là một chủ đề đang được các học giả quan tâm nghiên
cứu và nhiều bài báo khoa học đã được công bố trong thời gian qua. Các nghiên cứu
đã tập trung vào mô tả khái niệm học hỏi của tổ chức cũng như việc đo lường khái
niệm này trong các nghiên cứu thực nghiệm ở các ngữ cảnh khác nhau. Bên cạnh
đó, nhiều học giả tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động tới quá trình học hỏi của
tổ chức như: văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức, lãnh đạo hay hoạt động quản trị
nguồn nhân lực. Đặc biệt có rất nhiều nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của học hỏi
của tổ chức tới kết quả hoạt động được đo lường bởi: sự hài lòng của nhân viên, kết
quả sáng tạo của tổ chức, kết quả tài chính. Các nghiên cứu về học hỏi của tổ chức
như trên đã dựa trên các số liệu thực nghiệm trong các doanh nghiệp ở các ngành
viễn thông, công nghiệp thép và các ngành dịch vụ khác ở các quốc gia khác nhau
(Pe´rez và cộng sự, 2005; Wan Hooi và cộng sự, 2014).
Bên cạnh các nghiên cứu về học hỏi của tổ chức trong doanh nghiệp, có một
số học giả công bố kết quả nghiên cứu thực nghiệm về học hỏi của tổ chức trong
các trường đại học. Nghiên cứu của Veisi (2010) về học hỏi của tổ chức tại trường

1

“Organizational learning” là một chủ đề nghiên cứu mới ở Việt Nam và đã được các nhà nghiên cứu dịch

sang tiếng Việt theo một số cách khác nhau. Trong luận án này và các công trình khoa học đã công bố, tác
giả dịch và sử dụng thống nhất trong luận án là “Học hỏi của tổ chức”.


8

đại học Tehran ở Iran. Thông qua việc khảo sát ý kiến của 120 giảng viên về các
khía cạnh khác nhau liên quan tới học hỏi của tổ chức, Veisi đã cho thấy hầu hết các
giảng viên (90%) đồng ý rằng cơ sở đào tạo về nông nghiệp và tài nguyên thuộc
trường đại học Tehran là một tổ chức học hỏi. Đây là một trong các nghiên cứu thực
nghiệm đầu tiên về học hỏi của tổ chức trong các cơ sở giáo dục đại học và mới chỉ
đánh giá qua cảm nhận của giảng viên về các yếu tố liên quan tới tổ chức học hỏi.
Nghiên cứu chưa chỉ ra các yếu tố tác động tới việc học hỏi này cũng như kết quả
của quá trình học hỏi của nhà trường để rõ mối liên hệ với kết quả hoạt động cũng
như các bước phát triển của nhà trường.
Tiếp theo đó, vào năm 2012 Wageed A. Nafei và các cộng sự đã có nghiên
cứu về mối liên hệ giữa học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt động vượt trội trong
trường đại học Al-Taif thuộc tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Kết quả nghiên
cứu cho thấy học hỏi của tổ chức là một yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp tới
nhận thức và hành vi của các giảng viên để hướng tới kết quả hoạt động vượt trội
của nhà trường. Cụ thể, qua khảo sát ý kiến của 280 giảng viên về mối liên hệ giữa
học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt động, theo đó cả yếu tố học hỏi của tổ chức
dạng thích ứng và yếu tố học hỏi của tổ chức dạng phổ thông đều có tác động trực
tiếp tới kết quả hoạt động vượt trội (Nafei và cộng sự, 2012). Mặc dù nghiên cứu
thực nghiệm trên đã khẳng định mối quan hệ giữa học hỏi của tổ chức và kết quả
hoạt động của trường đại học nhưng nghiên cứu này chưa làm rõ bản chất quá trình
học hỏi của tổ chức trong trường đại học, do đó cũng chưa xác định được các yếu tố
thúc đẩy quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học Al-Taif.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về học hỏi của tổ chức trong các trường đại
học và doanh nghiệp, Guţă (2014) đã có nghiên cứu thực nghiệm tại 02 trường đại

học ở Rumani. Thông qua việc thu thập ý kiến của 97 giảng viên, nghiên cứu viên,
Guţă đã khẳng định mối liên hệ giữa quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại
học và kết quả hoạt động. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng làm rõ các yếu tố tác động
liên quan khác như các công cụ hỗ trợ học hỏi và yếu tố nguồn vốn con người trong
trường đại học (Guţă, 2014). Mặc dù nghiên cứu thực nghiệm này của Guţă có một


9

số hạn chế về số mẫu nghiên cứu nhưng kết quả cũng cho thấy rõ quá trình học hỏi
của tổ chức theo 4 giai đoạn: tiếp nhận tri thức, chia sẻ thông tin, diễn giải thông tin
và lưu trữ tri thức đã được Huber (1991) công bố.

1.1.2. Đặc điểm về học hỏi của tổ chức trong các trường đại học
Học hỏi của tổ chức được nhiều học giả khẳng định rất cần thiết cho việc
phát triển tổ chức khi tạo ra được lợi thế cạnh tranh dựa trên tri thức (Stata, 1989).
Trong ngữ cảnh giáo dục đại học, học hỏi của tổ chức cần được quan tâm nhiều hơn
nữa bởi vì các trường đại học có sứ mạng sáng tạo và chuyển giao tri thức cho xã
hội chứ không chỉ dừng lại ở việc phát triển tri thức để phát triển tổ chức của mình.
Môi trường giáo dục đại học trên thế giới đang có những thay đổi theo chiều hướng
cạnh tranh hơn thúc đẩy các trường đại học cần sớm phát triển thành các tổ chức
học hỏi tích cực để cải thiện kết quả giảng dạy và nghiên cứu của mình (Dill, 1999).
Mặt khác hành vi và thái độ của các giảng viên trong trường đại học liên quan tới
học hỏi của tổ chức là một trong các yếu tố quan trọng để tạo ra kết quả hoạt động
vượt trội của nhà trường (Nafei và cộng sự, 2012). Do đó, việc nghiên cứu và thúc
đẩy quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học là rất cần thiết và quan
trọng để đảm bảo phát triển được nhà trường qua đó đóng góp cho sự phát triển xã
hội.
Đặc điểm quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học
Như phần trên đã trình bày thì quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường

đại học có thể được xem xét theo quá trình: tiếp nhận tri thức, chia sẻ thông tin,
diễn giải thông tin và lưu trữ tri thức giống như các loại hình tổ chức khác. Tuy
nhiên, khi nghiên cứu sâu vào bản chất quá trình học hỏi của tổ chức thì trường đại
học là một tổ chức rất đặc thù nên có một số đặc điểm khác biệt cần làm rõ như
dưới đây:
-

Theo nghiên cứu của mình, Bauman (2005) đã chỉ ra rằng các trường đại
học đang học hỏi chưa tốt như tiềm năng sẵn có. Cụ thể, các nghiên cứu
chỉ ra rằng các trường đại học đang làm rất tốt việc tiếp nhận tri thức
thông qua hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của mình và qua đó thì


10

chuyển giao tri thức cho người học và gián tiếp phát triển các tổ chức
khác. Nhưng thực tế hiện nay việc áp dụng các tri thức của giảng viên,
nghiên cứu viên vào các hoạt động quản lý của nhà trường là còn hạn chế
(Ewell, 1997) và thực tế các trường đại học cần phải áp dụng tốt để phát
triển chính tổ chức của mình như việc phát triển các tổ chức khác mà các
cơ sở giáo dục đang làm hiện nay (Bauman, 2005). Clark (1983) đã giải
thích nguyên nhân là do các trường đại học là một loại hình tổ chức phân
tán khi các giảng viên, nghiên cứu viên làm việc rất độc lập theo chuyên
môn hẹp của mình.
-

Bên cạnh đó, O’Neil và cộng sự (1999) đã nhận thấy rằng với trách
nhiệm giải trình trước người học và xã hội thì các trường đại học sẽ có
động lực và sức ép để cải tiến hoạt động của mình và qua đó thì nhà
trường sẽ học hỏi được một cách rất nhanh chóng và thuận lợi hơn các tổ

chức khác.

Trước vấn đề đặt ra như trên thì các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều các
giải pháp khác nhau để thúc đẩy quá trình học hỏi của tổ chức. Với đặc điểm của
loại hình tổ chức và đặc điểm nguồn nhân lực của trường đại học thì Bauman
(2005) cho rằng cần phải thúc đẩy quá trình học hỏi của tổ chức thông qua 3 hoạt
động chính:
-

Khuyến khích sáng tạo và đóng góp nhiều ý tưởng mới từ các giảng viên
và nghiên cứu viên: việc sáng tạo và đóng góp ý tưởng mới trong nhà
trường thì cũng tương đồng với quan điểm của các nhà khoa học trước
đây (Garvin, 1993; Huber, 1991) về việc tiếp nhận tri thức. Trong các
trường đại học thì nguồn dữ liệu trong tất cả các hoạt động là rất lớn, việc
tổ chức nghiên cứu các dữ liệu trên một cách có hệ thống theo từng mục
tiêu cải thiện hoạt động sẽ giúp nhà trường có nhiều phát hiện mới, ý
tưởng mới (Bauman, 2005). Trong nghiên cứu về “Thúc đẩy học hỏi của
tổ chức hướng tới việc tạo ra công bằng trong giáo dục đại học” năm


11

2005, Bauman qua phân tích các dữ liệu sinh viên theo các nhóm khác
nhau ở Hoa Kỳ và phát hiện ra nhiều đặc điểm liên quan tới kết quả học
tập, mức độ quan tâm của nhà trường, tâm lý sinh viên giữa sinh viên da
màu và các sinh viên khác là rất khác nhau. Chính việc phát hiện này và
việc tìm hiểu nguyên nhân đã hướng tới giải pháp thúc đẩy học hỏi của tổ
chức hướng tới tạo ra sự công bằng trong đào tạo của nhà trường.
-


Thúc đẩy mong muốn cải thiện kết quả đào tạo và nghiên cứu của nhà
trường thông qua việc luôn hướng tới việc sáng tạo và áp dụng tri thức
mới: nghiên cứu của Bauman (2005) trong các trường đại học ở Hoa Kỳ
cũng cho thấy việc nghi ngờ những hiểu biết hiện tại theo cách hướng tới
cải tiến là việc cần thiết giúp cho quá trình học hỏi được liên tục và tri
thức của tổ chức luôn được phát triển. Với việc băn khoăn rằng liệu chính
sách của nhà trường đã quan tâm đúng mức với sinh viên da màu để tạo
sự công bằng trong giáo dục hay chưa đã thúc đẩy việc nghiên cứu vấn đề
này và các giải pháp đặt ra. Khi đó, các thành viên trong nhà trường đều
hiểu về vấn đề và thống nhất trong mọi hành động thì vấn đề sẽ được giải
quyết và kết quả này nhờ vào sự nghi ngờ tri thức cũ, phát triển mới và
diễn giải tri thức trong tổ chức để tổ chức có bước phát triển tốt hơn.

-

Sáng tạo và chuyển giao tri thức giữa các thành viên trong nhà trường để
thúc đẩy hiệu quả hoạt động: trong các trường đại học có nhiều nhóm, bộ
phận khác nhau tham gia vào thực hiện các công việc và giải quyết các
vấn đề. Đặc biệt là nhà trường thường có nhiều hội đồng chuyên môn, cố
vấn theo từng lĩnh vực. Việc chuyển giao tri thức trong nhà trường được
tốt thì các thành viên trong các hội đồng có đầy đủ thông tin và nhận thức
đồng bộ với nhau về giải pháp cho các vấn đề thì công việc sẽ được triển
khai tốt, khi đó tri thức mới của tổ chức được hình thành và nó sẽ lan
truyền sang các thành viên mới giúp tổ chức phát triển. Các hội đồng tư
vấn và các nhóm công tác trong nhà trường mà có cách tiếp cận học hỏi


12

như trên thì sẽ rất tốt và là động lực, cơ hội phát triển học hỏi của tổ chức

trong các trường đại học (Bauman, 2005).
Bên cạnh đó, với đặc điểm và điều kiện hoạt động của các trường đại học để
phát triển học hỏi của tổ chức thì nhà trường cần quan tâm tới nhiều yếu tố khác
như sự tham gia của cộng đồng xã hội, phát triển mạnh hoạt động nghiên cứu khoa
học, đề cao vai trò lãnh đạo nhà trường và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn
như dưới đây:
-

Theo nghiên cứu của Anderson (2005), sự tham gia của cộng đồng vào
các hoạt động của trường đại học là điều kiện rất tốt để thúc đẩy học hỏi
của tổ chức và đặc biệt cần phải truyền thông tới tất cả các thành viên
trong nhà trường như cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên hiểu về việc
này. Việc thúc đẩy quan hệ cộng đồng này sẽ tùy thuộc vào từng điều
kiện cụ thể của các trường nhưng mối quan hệ giữa nhà trường với các
doanh nghiệp sẽ là điều kiện thúc đẩy chất lượng đào tạo đầu ra sát với
thực tế công việc cũng như giúp chất lượng nghiên cứu khoa học đi đúng
trọng tâm hơn, giải quyết tốt hơn nhu cầu của thực tiễn (Nguyễn Thị Thu
Hằng, 2010).

-

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các trường đại học cũng là một
trong các giải pháp phát triển học hỏi của tổ chức. Hoạt động nghiên cứu
khoa học của các giảng viên và nghiên cứu viên không chỉ phục vụ cho
các hoạt động bên ngoài mà cần trọng tâm vào nghiên cứu, giải quyết các
vấn đề thực tế của nhà trường. Khi nhà trường quan tâm nghiên cứu về
những vấn đề nội tại của chính mình như: sự không hài lòng về kết quả
hoạt động, các sai lỗi trong quá khứ và các xung đột phát sinh khác sẽ là
động lực cho quá trình học hỏi của tổ chức (Milam, 2005). Kết quả
nghiên cứu khoa học trên sẽ một mặt là giải quyết vấn đề thực tiễn,

nhưng cũng sáng tạo ra tri thức mới của tổ chức để mọi hoạt động tiếp
theo liên quan sẽ được thực thi tốt hơn, hướng tới phát triển của nhà


13

trường. Quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học thường rất
thuận lợi hơn so với các tổ chức khác vì ở đó không có nhiều điều kiện
nghiên cứu khoa học.
-

Một trong các giải pháp khác mà Ramaley và Holland (2005) đã đưa ra là
tăng cường vai trò của lãnh đạo trong việc thúc đẩy quá trình học hỏi của
trường đại học tiểu bang Portland (PSU), giai đoạn chuyển đổi của nhà
trường (sau 1991) khi ban lãnh đạo, giảng viên, sinh viên và các bên liên
quan cùng tham gia giải quyết các vấn đề cắt giảm ngân sách, thiết kế lại
chương trình đào tạo, điều chỉnh chính sách trả lương và đưa ra định
hướng phát triển thành một trường đại học lớn nhất vùng Oregon. Trong
quá trình chuyển đổi này vai trò lãnh đạo thúc đẩy học hỏi của tổ chức
hướng tới nhận thức và hành động hiệu quả của nhà trường trong mọi sự
thay đổi. Tại thời điểm đó, thay đổi của nhà trường là kết quả nghiên cứu
khoa học và trở thành nhận thức của các thành viên về cách tiếp cận về
việc vượt qua các thách thức của nhà trường để đạt được mục tiêu trên
(Ramaley và Holland, 2005).

-

So với các loại hình tổ chức khác thì các trường đại học có một nguồn lực
chuyên gia rất dồi dào trong các lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu, đó là
giảng viên và nghiên cứu viên. Để thúc đẩy quá trình học hỏi trong nhà

trường thì vai trò và sự tham gia của họ là rất quan trọng góp phần phát
triển thành tổ chức học hỏi tích cực nhanh và hiệu quả hơn các loại hình
tổ chức khác (Liberman, 2005). Trong nghiên cứu của mình, Lieberman
cho rằng việc phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn (giảng viên, nghiên
cứu viên) là một việc có yếu tố quyết định tới việc phát triển tổ chức học
hỏi. Khi phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn thì tri thức, nguồn lực
chuyên gia của họ sẽ được chuyển tải qua người học và qua chính các
đồng nghiệp trong quá trình thực thi công việc.


14

Qua các kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả nhận thấy đặc điểm quá trình học
hỏi của tổ chức trong các trường đại học có nhiều điểm khác biệt so với các loại
hình tổ chức khác. Đó chính là do các thành viên trong nhà trường đều là những
người có chuyên môn sâu ở các lĩnh vực, có khả năng tiếp nhận tri thức rất nhanh
và thường xuyên. Mặt khác thì đặc điểm công việc của nhà trường cũng đặc thù với
việc các giảng viên làm việc khá độc lập với nhau. Từ đó, các giải pháp khác nhau
sẽ được quan tâm để phát triển học hỏi của tổ chức. Tuy nhiên, việc thúc đẩy các
yếu tố trên còn phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể thì mới đảm bảo quá trình học hỏi
của tổ chức hiệu quả.

1.1.3. Quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học
Dựa trên công bố của Huber (1991), nội dung sau đây sẽ trình bày chi tiết
từng yếu tố cấu thành trong quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học
bao gồm: tiếp nhận tri thức, chia sẻ thông tin, diễn giải thông tin và lưu giữ tri thức.
Việc phân tích từng yếu tố này sẽ giúp hiểu sâu về bản chất quá trình học hỏi của
các trường đại học thông qua các ví dụ thực tế và sẽ làm rõ sự khác biệt so với các
loại hình tổ chức khác.
Tiếp nhận tri thức

Tri thức trong tổ chức được tiếp nhận theo nhiều cách khác nhau như khảo
sát nhu cầu đào tạo của sinh viên, phân tích chương trình của các đối tác, hoạt động
nghiên cứu & phát triển các chương trình đào tạo mới hay đánh giá kết quả đào tạo
của nhà trường. Bên cạnh đó nhiều biểu hiện hành vi không chính thức trong tổ
chức cũng giúp tiếp nhận tri thức như đọc báo, nghe tin tức mới. Theo nghiên cứu
của Huber (1991) thì việc tiếp nhận tri thức trong tổ chức được chia thành các quá
trình nhỏ: (1) học hỏi ban đầu, mọi tổ chức trước khi ra đời thì đều có các thông tin
về tổ chức và dự định hoạt động xuất phát từ người sáng lập, (2) học hỏi trải
nghiệm thông qua quá trình hoạt động, (3) học hỏi từ tổ chức khác là rất phổ biến để
học hỏi được công công nghệ, chiến lược và thực tế hoạt động, (4) học hỏi từ thành
viên mới diễn ra khi tổ chức thu hút và tuyển thành viên có tri thức mới hay hình


15

thức liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài và (5) trong quá trình tìm kiếm thông
tin giúp tổ chức tiếp nhận được tri thức mới (Huber, 1991).
Hiện nay, có một số kết quả nghiên cứu về tiếp nhận tri thức cũng như là mối
quan hệ giữa tiếp nhận tri thức với kết quả hoạt động của tổ chức. Cụ thể là kết quả
nghiên cứu của Phan Thị Thục Anh (2007), đã khẳng định mối quan hệ giữa tiếp
nhận tri thức và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp liên danh tại Việt Nam.
Trong các trường đại học, việc học hỏi ban đầu sẽ diễn ra khi các cán bộ, giảng viên
mới vào làm việc sẽ được học hỏi về lịch sử truyền thống, mục tiêu và định hướng
phát triển nhà trường. Sau đó, trong quá trình thực hiện công việc quản lý, giảng
dạy hay nghiên cứu của mình các cán bộ tiếp tục được tiếp nhận tri thức mới.
Hoạt động chuyên môn của trường đại học chính là các hoạt động học hỏi,
sáng tạo và chuyển giao tri thức. Do đó, thông thường trường đại học có kết quả
tiếp nhận tri thức tốt hơn so với loại hình tổ chức khác. Mặt khác hoạt động quản lý
của trường như hoạt động quản lý đào tạo cũng giúp cán bộ tiếp nhận nhiều thông
tin khác nhau về sinh viên, kết quả học tập và quá trình giảng dạy giúp ích cho việc

đảm bảo và cải thiện chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, việc học hỏi từ bên ngoài là
rất quan trọng với giảng viên cũng như các cán bộ quản lý thông qua việc tham gia
các hội nghị, hội thảo chuyên ngành. Nhiều thông tin, kinh nghiệm từ các trường
khác về định hướng chiến lược, kinh nghiệm quản lý và kiến thức chuyên ngành
khác giúp nhà trường tham khảo và so sánh với chính hoạt động của mình để có
biện pháp cải thiện, rút kinh nghiệm. Ở các trường đại học thì việc tiếp nhận tri thức
thông qua tuyển dụng hoặc mời các giảng viên hay cán bộ quản lý đã có nhiều kinh
nghiệm từ các trường khác cộng tác là rất hữu ích cho việc tiếp nhận tri thức mới.
Trong quá trình làm việc của mình, các giảng viên và cán bộ quản lý của các trường
đại học thường xuyên tìm kiếm và cập nhật thông tin mới từ bên ngoài liên quan tới
kiến thức chuyên môn hoặc cập nhật các chính sách quản lý giáo dục mới của nhà
nước.
Như vậy, cả 5 hoạt động: đào tạo ban đầu, học hỏi qua công việc, học hỏi từ
bên ngoài, tuyển dụng hoặc cộng tác với người có kinh nghiệm và tìm kiếm, cập


×