Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
MỤC LỤC
CHƯƠNG I ....................................................................................................................................... 5
HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ .......................................................................................... 5
GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LÀO CAI ..................................................................................... 5
1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội ..................................................................................................... 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................... 5
1.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội................................................................................................ 8
1.2. Hiện trạng GTVT .................................................................................................................10
1.2.1. Tổng quan về hệ thống GTVT của tỉnh ........................................................................ 10
1.2.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông trong tỉnh ....................................................... 11
1.2.4. Hiện trạng công nghiệp giao thông vận tải ................................................................. 38
1.2.5. Tình hình công tác ATGT ............................................................................................. 39
1.2.6. Đánh giá hiện trạng KCHTGT .................................................................................... 43
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................................... 43
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ .................................. 44
DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI ..................................................................................................... 44
2.1. Định hướng phát triển KT - XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020 ..............................................44
2.1.1. Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển ........................................................... 44
2.1.2. Định hướng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu .................................................. 47
2.2. Dự báo nhu cầu vận tải ........................................................................................................52
2.2.1 Phương pháp dự báo nhu cầu vận tải .......................................................................... 52
2.2.2. Kết quả dự báo nhu cầu vận tải ................................................................................... 53
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................................... 61
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN 2030 ........................................................................................................................................ 61
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển GTVT tỉnh Lào Cai .......................................................61
3.1.1. Quan điểm phát triển. ................................................................................................. 61
3.1.2. Mục tiêu phát triển ....................................................................................................... 61
3.2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.................................................................64
3.2.1. Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ ................................................................ 64
3.2.2. Quy hoạch giao thông đường sắt ................................................................................. 91
3.2.3. Quy hoạch mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa ................................................. 93
3.3. Quy hoạch luồng tuyến phát triển vận tải ............................................................................94
3.3.1. Vận tải hàng hoá .......................................................................................................... 94
3.3.2. Vận tải Hành khách ..................................................................................................... 95
3.4. Quy hoạch phát triển công nghiệp giao thông vận tải, các trung tâm đăng kiểm phương tiện
và cơ sở đào tạo sát hạch lái xe...................................................................................................97
3.4.1. Quy hoạch phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện giao thông. ... 97
3.4.2. Quy hoạch các trung tâm đăng kiểm phương tiện. ...................................................... 98
3.4.3. Quy hoạch các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe ............................................................... 98
3.5. Quy hoạch hàng không ........................................................................................................99
3.6. Tính toán, tổng hợp quỹ đất dành cho giao thông .............................................................100
3.7. Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư hệ thống GTVT ....................................................104
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................................... 109
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG QUY HOẠCH .......................................................... 109
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................................... 114
i
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH .................................... 114
5.1. Các giải pháp, cơ chế chính sách quản lý nhà nước về GTVT ..........................................114
5.2. Các giải pháp, cơ chế chính sách về đầu tư phát triển GTVT ...........................................114
5.3. Các giải pháp, chính sách đảm bảo trật tự, an toàn giao thông .........................................116
5.4. Các giải pháp, chính sách phát triển KHCN, ứng dụng khoa học kỹ thuật liên quan đến tổ
chức quản lý giao thông ............................................................................................................117
5.5. Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực ...................................................................117
5.6. Các giải pháp, chính sách liên quan khác ..........................................................................118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 119
ii
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương ...................................................... 6
Bảng 2. So sánh một số chỉ tiêu tỉnh Lào Cai với Vùng TDMNPB và cả nước ............................... 8
Bảng 3. Một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh Lào Cai năm 2005, 2010 và 2011 ................................ 9
Bảng 4a: Tổng chiều dài đường bộ tỉnh Lào Cai ............................................................................ 10
Bảng 4b: SS mật độ QL và ĐT với cả nước, vùng TDMN Phía Bắc và một số tỉnh lân cận ......... 11
Bảng 4c: Tổng hợp hiện trạng quốc lộ trên địa bàn tỉnh ................................................................. 11
Bảng 5a: Bảng tổng hợp hệ thống đường tỉnh ................................................................................ 18
Bảng 5b: Tổng hợp hệ thống cầu trên đường tỉnh ........................................................................... 19
Bảng 6: Tổng hợp hiện trạng đường GTNT tỉnh Lào Cai đến 2012 ............................................... 22
Bảng 7: Tổng hợp hiện trạng đường huyện tỉnh Lào Cai ................................................................ 23
Bảng 8: Hiện trạng bến xe khách tỉnh Lào Cai ............................................................................... 30
Bảng 9: Tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.................................................... 31
Bảng 10: Hiện trạng các ga trên địa phận Lào Cai thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai ........ 32
Bảng 11: Tình trạng kỹ thuật tuyến sông Hồng đoạn N3 Nậm Thi - Bảo Yên. ............................. 33
Bảng 12: Sản lượng vận tải của Lào Cai giai đoạn 2005 - 2011 ..................................................... 34
Bảng 13: Sản lượng vận tải hàng hóa của tỉnh Lào Cai phân theo phương thức vận tải giai đoạn
2005 - 2011. ..................................................................................................................................... 35
Bảng 14: Sản lượng vận tải hành khách của tỉnh Lào Cai phân theo phương thức vận tải giai đoạn
2005 - 2011. ..................................................................................................................................... 35
Bảng 15: Khối lượng HH xếp dỡ tại các ga thuộc tỉnh Lào Cai ..................................................... 37
Bảng 16: Khối lượng HK lên xuống tại các ga thuộc địa phận Lào Cai trên tuyến Hà Nội – Lào
Cai. .................................................................................................................................................. 37
Bảng 17: Các loại phương tiện vận tải đường bộ ............................................................................ 37
Bảng 18: Số lượng và công suất tàu sông trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua một số năm .................... 38
Bảng 19: Tổng hợp TNGT đường bộ theo các năm (2007-2011) ................................................... 39
Bảng 20: Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh Lào Cai đến năm 2020 .................................... 46
Bảng 21: Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến năm 2020 ................ 48
Bảng 22: Danh mục các dự án xây dựng đô thị mới, khu nhà ở thương mại .................................. 52
Bảng 23: Dự báo KTXH các huyện và TP Lào Cai năm 2020 ....................................................... 53
Bảng 24: Dự báo KTXH các huyện và TP Lào Cai năm 2030 ....................................................... 54
Bảng 25: Tổng hợp mật độ giao thông trên các tuyến đường bộ .................................................... 57
tỉnh Lào Cai năm 2020 .................................................................................................................... 57
Bảng 26: Tổng hợp mật độ giao thông trên các tuyến đường bộ .................................................... 58
tỉnh Lào Cai năm 2030 .................................................................................................................... 58
Bảng 27: Tổng hợp kết quả dự báo mật độ giao thông đường bộ tỉnh Lào Cai .............................. 59
Bảng 28: Dự báo khối lượng vận chuyển hành khách .................................................................... 59
Bảng 29: Dự báo khối lượng luân chuyển hành khách ................................................................... 59
Bảng 30: Dự báo KLVC và luân chuyển HK của địa phương (đường bộ và đường thuỷ) ............. 60
Bảng 31: Dự báo khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của địa phương (đường bộ và
đường thuỷ) ..................................................................................................................................... 60
Bảng 32: Tổng hợp quy hoạch đường tỉnh giai đoạn 2012 - 2030 .................................................. 73
Bảng 33: Tổng hợp quy hoạch đường huyện .................................................................................. 79
Bảng 34: Tổng hợp quy hoạch đường xã ........................................................................................ 87
Bảng 35: Quy chuẩn bến xe hàng .................................................................................................... 88
Bảng 36: Quy chuẩn bến xe khách .................................................................................................. 89
Bảng 37: Các tuyến đường thủy địa phương quản lý ...................................................................... 94
Bảng 38: Hiện trạng quỹ đất GT đường bộ tỉnh Lào Cai năm 2012 ............................................. 100
Bảng 39: Quỹ đất giao thông đường bộ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2030 ............................... 102
Bảng 40: Tổng hợp nhu cầu quỹ đất cho GTVT giai đoạn 2012 - 2030 ....................................... 104
Bảng 41: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho GTVT giai đoạn 2012-2030 .................................... 104
Bảng 42: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đường bộ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2030 ............... 104
Bảng 43: Danh mục các dự án ưu tiên giai đoạn 2012 - 2015 ...................................................... 108
iii
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ngân hàng phát triển Châu Á
An toàn giao thông
Bê tông cốt thép
Bê tông nhựa
Bê tông xi măng
Đường bộ
Đường sắt
Đường tỉnh
Giao thông nông thôn
Giao thông vận tải
Khoa học công nghệ
Kinh tế - xã hội
Quyết định
Quốc lộ
Tai nạn giao thông
Ủy ban nhân dân
Ngân hàng thế giới
ADB
ATGT
BTCT
BTN
BTXM
ĐB
ĐS
ĐT
GTNT
GTVT
KHCN
KTXH
QĐ
QL
TNGT
UBND
WB
iv
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Giao thông vận tải là kết cấu cơ bản của hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết ưu
tiên đầu tư phát triển làm tiền đề, động lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ gìn an ninh quốc phòng.
Từ năm 2011 đến nay, tình hình kinh tế nước ta có nhiều thay đổi: thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Chiến lược phát triển KT-XH giai
đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua và Nghị
quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Nghị
quyết số 16/NQ-CP ngày 8/6/2012 của chính phủ ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 13–NQ/TW; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/12/2011 về
những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội,
cắt giảm chi tiêu công trong đó có nhiều tác động đến đầu tư xây dựng công trình
giao thông.
Trong giai đoạn vừa qua,ngành GTVT cũng đã điều chỉnh một số chiến lược,
quy hoạch ngành như: Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030 (Quyết định 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013), điều chỉnh quy hoạch phát
triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030 (Quyết định
356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013), điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển
GTVT Đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013) và một số quy hoạch chuyên
ngành khác, một số chiến lược, quy hoạch chuyên ngành đang tiến hành điều chỉnh
như: chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt,...
Tỉnh Lào Cai có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng bao gồm cả đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa; ngành GTVT của tỉnh cũng được quan tâm đầu tư
vào nhiều hạng mục công trình từ đường cao tốc đến giao thông nông thôn, chất
lượng vận tải và dịch vụ vận tải ngày một được nâng cao góp phần đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của nhân dân; tuy nhiên do nguồn lực hạn chế, việc đầu tư cũng chưa
được đồng bộ, nhiều tuyến đường, cây cầu quan trọng còn có chất lượng xấu, lĩnh
vực đường sắt và đường thuỷ nội địa chưa thực sự được quan tâm đầu tư tương
xứng với thế mạnh ngành.
Trong gian đoạn trước đây, tỉnh Lào Cai cũng chưa xây dựng quy hoạch giao
thông vận tải, do vậy, để phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước, các chiến lược, quy hoạch ngành GTVT, định hướng phát triển kinh tế xã hội và tình hình thực tế của tỉnh Lào Cai, việc xây dựng Quy hoạch phát triển
GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết.
1
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
2. Các căn cứ lập quy hoạch
Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ; Luật Giao
thông Đường thuỷ số 23/2004/QH11 ngày15/06/2004; Luật đường sắt số
35/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày
29/11/2005;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KTXH; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn nội dung, trình tự lập
quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/12/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển KTXH, quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm chủ yếu;
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản
phẩm chủ yếu;
Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ về quản lý bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/9/2013 sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ về
quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh
doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ mội trường;
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 Quy định về tổ chức, quản lý
hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/08/2013 của Bộ GTVT Quy định về
tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải
đường bộ;
Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ Giao thông vận tải
quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô;
Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
2
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030;
Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1586/QĐ-TTG ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 1/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn sau năm 2020;
Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ GTVT về việc phê
duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Đường thuỷ nội địa
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt Quy
hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ GTVT về việc phê
duyệt chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
Quyết định số 3771/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2014 của Bộ GTVT về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ
giới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi
phía Bắc đến năm 2020;
Quyết định số 7157/QĐ-BCT ngày 26/11/2012 của Bộ Công thương phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến
năm 2020;
Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu Kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm
2020;
Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
3
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào
Cai phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lào Cai;
Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào
Cai về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2020;
Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc an hành quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên
địa bàn tỉnh Lào Cai;
Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 21/3/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc giao kế hoạch danh mục chuẩn bị đầu tư - thiết kế quy hoạch đợt 1 năm 2012;
Quyết định số 1542/QĐ-UBND ngày 10/6/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và kinh phí dự án: Quy hoạch tổng
thể phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 2533/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Lào
Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 202/QĐ-GTVT ngày 23/5/2012 của Sở Giao thông vận tải Lào
Cai về việc phê duyệt chỉ định thầu gói thầu: Tư vấn lập quy hoạch tổng thể phát
triển giao thông vận tải tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Thực trạng GTVT tỉnh Lào Cai;
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành GTVT.
4
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LÀO CAI
1.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của
Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và khoảng 300 km theo
đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng
Liên Sơn.
Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Tây giáp
tỉnh Lai Châu; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 182,086 km đường
biên giới.
Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có hai con sông Hồng và sông Chảy, có
cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế đối ngoại và du lịch. Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên
tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để
phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc
(gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km2 và dân số hơn 380 triệu người);
là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung
Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai
hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và tương lai sẽ có
cả đường hàng không. Là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm
ngay trong địa phận thành phố, có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện
nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu
văn minh, hiện đại, đủ điều kiện trở thành nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt
Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu
dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.
- Địa hình, địa chất
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 638.389,59 ha (chiếm 1,93% diện tích cả nước);
Lào Cai hiện có 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 8 huyện gồm: thành phố Lào Cai,
huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai,
Văn Bàn.
Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh.
Hai dãy núi là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông
Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp. Phần thung lũng dọc
sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các
huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây –
Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư
sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh.
5
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực nước biển lên tới
3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa
hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên
nhiên rất đa dạng.
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lào Cai năm 2014
Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên
638.389,59
100
Đất nông nghiệp
422.012,19
66,11
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
83.584,75
13,09
1.2
Đất lâm nghiệp
336.210,16
52,67
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
2.113,62
0,33
1.4
Đất nông nghiệp khác
103,66
0,01
Đất phi nông nghiệp
37.782,80
5,92
2.1
Đất ở
3.920,73
0,61
2.2
Đất chuyên dùng
20.863,60
3,2
2.3
Đất tôn giáo tín ngưỡng
10,48
0.002
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
366,98
0.06
2.5
Sông suối và mặt nước chuyên dùng
12.581,86
2,01
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
36,27
0,01
178.594,60
27,98
129,0
0.02
TT
1
2
3
Đất chưa sử dụng
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
156.263,86
86,92
3.3
Núi đá không có rừng cây
23.227,74
3,64
Nguồn: Số liệu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.
- Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Lào Cai là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị
chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác
biệt theo thời gian và không gian (vùng SaPa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới
00C và có tuyết rơi).
Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10,
mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng
cao từ 150C-200C, lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung
bình năm ở vùng thấp từ 230C – 290C, lương mưa trung bình từ 1.400mm –
1.700mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở độ dày.
Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thông lũng kín gió còn xuất hiện
sương muối.
Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào
Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có được như:
6
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh.
- Tài nguyên, khoáng sản
+ Về tài nguyên
Tài nguyên đất: Có 10 nhóm đất chính, chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là:
đất phù sa, đất lây, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất
mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá
và đất dốc tụ. Một số nhóm đất chủ yếu như sau:
Nhóm đất phù sa, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên; nhóm đất đỏ vàng, chiếm
40% diện tích tự nhiên; nhóm đất mùn vàng đỏ, chiếm trên 30% diện tích tự nhiên,
nhóm đất này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả,…; nhóm đất
mùn alit trên núi, chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở huyện Sa Pa, Văn
Bàn, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, rừng hỗn giao; còn lại là
một số các nhóm đất khác; nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa chiếm
khoảng 2% diện tích tự nhiên…,
Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2013, toàn tỉnh có 334.893,2 ha rừng (chiếm
52,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 2,1% diện tích rừng cả nước), trong đó
có 139.404,1 ha diện tích rừng trồng, 150.475,0 ha diện tích rừng phòng hộ và
45.014,1ha diện tích rừng đặc dụng. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,8%. Sản lượng gỗ
khai thác năm 2013 là 50,7 nghìn m3, trong đó huyện Bảo Yên chiếm tới gần 40%
toàn tỉnh. Thực vật và động vật rừng tỉnh Lào Cai rất phong phú cả về số lượng loài
và tính điển hình của thực vật. Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát
hiện được 847 loài thực vật thuộc 229 họ, 6 ngành, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
+ Về khoáng sản: Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa
dạng là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là
ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ và điểm
mỏ với trên 30 loại khoảng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm
dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như:
mỏ APaTít Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu
tấn, mỏ đồng Sinh Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden ô Quy Hồ trữ lượng
15,4 nghìn tấn.
- Tài nguyên du lịch
Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch với các loại hình nghỉ
dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Thiên nhiên ban tặng cho Lào Cai nhiều danh
lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường
Khương,… Trong đó, khu du lịch Sa Pa rất nổi tiếng trong nước và quốc tế; là một
trong 21 trọng điểm du lịch của quốc gia. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200–
1.800m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là
nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ
vùng cao, chợ tình Sa Pa,…
Đỉnh núi Phan Xi Păng – nóc nhà của Việt Nam, dãy núi Hoàng Liên Sơn và
khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du
7
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
lịch. Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái
nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi (Phần
Lan), cá Tầm (Nga)…Và đặc biệt là nơi đậm nét đặc trưng văn hóa độc đáo của
nhiều dân tộc anh em.
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu cũng là điểm du lịch thú vị là điểm
dừng chân của thành phố Lào Cai và đặc biệt, là tỉnh miền núi, đang phát triển nên
Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều
quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
1.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội
- Tổ chức hành chính
Tỉnh Lào Cai gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện; với tổng số 164 xã,
phường, thị trấn (143 xã, 12 phường và 9 thị trấn); trong đó có 138 xã vùng sâu,
vùng xa, biên giới. Tỉnh Lào Cai chia làm 3 khu vực:
Khu vực I: là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu
là các xã vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ
thuận lợi.
Khu vực II: là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn, phần
lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn;
các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.
Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã
ở vùng sâu biên giới, xã các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt, giao
thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế (như huyện Si
Ma Cai, Mường Khương).
Bảng 2. So sánh một số chỉ tiêu tỉnh Lào Cai với Vùng
Trung du miền núi phía Bắc và cả nước năm 2014
Chỉ tiêu
Dân số (1000 người)
Diện tích tự nhiên (km2)
Mật độ dân số (ng/km2)
Lào Cai
629,741
6.383,9
103
Vùng Trung du
miền núi Phía Bắc
TB tỉnh
Tổng
822,03
11.508,4
6.805,3 95.274,7
121
Cả nước
TB tỉnh
1.423,9
5.253,5
271
Tổng
89.708,9
330.972,4
Nguồn: Tư vấn tổng hợp
- Dân số, lao động, Phân bố dân cư
+ Tình hình dân số, lao động
Dân số toàn tỉnh đến năm 2014 là 629.741 người, chiếm 5,71% dân số vùng
Trung du miền núi phía Bắc và chiếm 0,73% dân số cả nước. Tốc độ tăng trưởng
dân số giai đoạn 2005-2013 là 1,54%/năm, giảm 0,29%/năm so với giai đoạn 20002005 (1,83%); Dân số chia theo giới tính: nam 333.049 người, chiếm 50,37%; nữ
326.682 người, chiếm 49,63%; số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng
61,69% dân số, trong đó số lao động đã qua đào tạo chiếm 16,2%; Tích cực thực
hiện các mô hình giảm nghèo của Đề án giảm nghèo bền vững, Dự án giảm nghèo
8
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
(vốn WB). Tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,48% so với năm 2012 (KH giảm 5%); có 18.973
hộ cận nghèo, chiếm 12,76% so tổng số hộ; mật độ dân số bình quân 103 người/km2.
+ Phân bố dân cư
Dân cư Lào Cai phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ở thành phố và
các huyện lân cận (TP. Lào Cai bình quân 468 người/km2; huyện Bảo Thắng bình
quân 156 người/km2; huyện Si Ma Cai bình quân 156 người/km2; huyện Mường
Khương bình quân 102 người/km2; huyện Bảo Yên bình quân 97 người/km2; huyện
Bắc Hà bình quân 86 người/km2; huyện Sa Pa bình quân 85 người/km2; huyện Bát
Xát bình quân 70 người/km2; huyện Văn Bàn bình quân 58 người/km2.
Dân số thành thị tỉnh Lào Cai là 107.619 người, chiếm 16,31%; nông thôn là
522.112 người, chiếm 83,69%.
+ Dân tộc
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai gồm có 25 nhóm ngành dân tộc, trong đó dân tộc
thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông
chiếm 22,21%, dân tộc Tày chiếm 15,84%, dân tộc Giao chiếm 14,05%, còn lại
12% là dân tộc Giáy, Nùng, Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,…
- Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội
+Ngành nông, lâm, thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 đạt 3.665,052 tỷ
đồng, năm 2014 ước đạt 3.946 tỉ đồng (theo giá hiện hành), đóng góp trên 17% vào
tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Giá trị gia tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt
bình quân khoảng 7%/năm; giai đoạn 2011 - 2013 bình quân khoảng 5%/năm.
+ Công nghiệp và xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2013 đạt 7.639,309 tỷ đồng,
năm 2014 ước đạt 9.618 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tốc độ tăng bình quân giai
đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 25,17%/năm, giai đoạn 2011-2013 đạt khoảng
36,7%/năm. Mặc dù trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng có suy giảm
nhưng quy mô công nghiệp đã tăng lên đáng kể.
+ Dịch vụ
Giá trị sản xuất dịch vụ năm 2013 đạt 7.923,699 tỷ đồng, năm 2014 ước đạt
9.624 tỷ đồng (theo giá hiện hành).
Thương mại: Năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng đạt 11.059 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2010; tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2011-2013 là 27,6%/năm.
Du lịch: Tổng số khách đến Lào cao năm 2013 đạt 1.260,9 nghìn lượt người,
tăng 54% so năm 2010, đạt 105,1% so với mục tiêu đề ra; trong đó: khách quốc tế
đến Lào Cai là 552,7 nghìn lượt người (chiếm 43,83%), khách nội địa là 708,2
nghìn lượt người (chiếm 56,17%). Tổng doanh thu từ du lịch năm 2013 ước đạt
2.548,4 tỷ đồng, tăng gấp 3,64 lần so năm 2010.
+ Kim ngạch xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu: Giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn năm 2013 đạt
9
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
2.151 triệu USD, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2013
là 39,5%/năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như rau quả, Đường, thủy sản, chè, sản
phẩm bằng gỗ, Quặng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Ấn Độ, Hồng Kông, Nhật
Bản (quặng Apatít); Pakixtan, Apganixtan (chè), Chi Lê (quả đóng hộp); Lào, Đài
Loan (rau chế biến, đồ gỗ); Xingapo, Trung Quốc. Đóng góp chính cho xuất khẩu
của tỉnh trong thời kỳ 2006-2013 là các mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản,
chiếm trên 40% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là các mặt hàng nông sản
(13,5%) và hàng công nghiệp nhẹ, TTCN (12,1%).
Kim ngạch nhập khẩu: Tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn giai đoạn 20062010 đạt 2.764 triệu USD, tăng bình quân 45,4%/năm, trong 3 năm 2011-2013 đạt
2.210,6 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn năm 2013 đạt 49,8 triệu
USD; giai đoạn 2011-2013, mức chênh lệch giữa xuất nhập khẩu có xu hướng giảm,
từ chỗ nhập siêu giai đoạn 2006-2010 sang xuất siêu giai đoạn 2011-2013.
1.2. Hiện trạng giao thông vận tải
1.2.1. Tổng quan về hệ thống GTVT của tỉnh
Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối
liền với nước bạn Trung Hoa. Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp,
nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông.
Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình trong hơn 20 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, ngành
giao thông vận tải Lào Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông vận tải thông
suốt 4 mùa, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò
cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một
trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
- Đường bộ:
Hiện nay có 6 tuyến quốc lộ, cao tốc, gồm cao tốc Hà Nội – Lào Cai, QL4,
4D, 4E, 279, 70 chạy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 524,95 km; 13 tuyến
đường tỉnh và tuyến giao Sở GTVT quản lý dài 611,7 km và khoảng 4.368 km
đường huyện, đường xã. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp, khá đồng đều
trên địa bàn các huyện, thành phố đảm bảo giao thông thuận lợi. Tuyến đường bộ
cao tốc Hà Nội - Lào Cai kết nối tỉnh Lào Cai với thủ đô Hà Nội là tuyến giao thông
quan trọng của quốc gia kết nối với Trung Quốc; mạng lưới đường tỉnh, đường
huyện, đường xã đã kết nối đến tất cả các xã trong tỉnh.
Bảng 4a: Tổng chiều dài đường bộ tỉnh Lào Cai
Hệ thống đường
Quốc lộ, cao tốc
Đường tỉnh
Đường huyện
Đường xã
Đường đô thị
Đường chuyên dùng
Tổng
Chiều dài (km)
524,95
611,7
773,65
3594,46
140,9
60,1
5.705,76
10
Tỷ lệ (%)
9,20
10,72
13,56
63,3
2,47
1,05
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
Bảng 4b: So sánh mật độ quốc lộ và đường tỉnh với cả nước, vùng trung du
miền núi Phía Bắc và một số tỉnh lân cận
Quốc lộ
TT
Tên tỉnh
Mật độ
km/100 km2
5.74
Mật độ
km/1000 dân
0.22
Đường tỉnh
Mật độ
Mật độ
2
km/100 km
km/1000 dân
7.23
0.27
1
Cả nước
2
TTMN Phía Bắc
4.32
0.36
7.16
0.60
3
Lào Cai
7,08
0,68
9,41
0,91
4
Yên Bái
4,21
0,38
6,64
0,60
5
Lai Châu
3,51
0,81
2,39
0,55
6
Hà Giang
4,37
0,46
5,77
0,61
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296km, đoạn qua địa
phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc. Năng lực vận tải
khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. Ngoài ra có tuyến
đường sắt từ Phố Lu tới mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà
máy tuyển quặng Tằng Loỏng, tổng chiều dài 58 km, thiết kế 50 đôi tàu/ngày đêm.
- Đường thủy nội địa: Trên địa bàn tỉnh có 2 tuyến sông lớn chảy qua đó là
sông Hồng và sông Chảy với tổng chiều dài 230 km trong đó sông Hồng dài khoảng
130 km trong đó khoảng 55km là đường sông chung biên giới với Trung Quốc,
sông Chảy dài khoảng 100km. Hệ thống sông qua địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh
hưởng của địa hình, địa chất nên lòng sông dốc, hẹp, quanh co, có nhiều đá ngầm và
chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế.
1.2.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông trong tỉnh
1.2.2.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ
a. Quốc lộ và đường cao tốc
Trên địa bàn tỉnh có 5 tuyến quốc lộ và một tuyến cao tốc chạy qua với tổng
chiều dài 524,95 km, trong đó có 249,95 km mặt đường bê tông nhựa, chưa kể 19
km đoạn cao tốc đang hoàn thiện từ TP. Lào Cai đến khu kinh tế Kim Thành và 256
km mặt đường đá dăm nhựa. Hiện tại có 3 tuyến do Trung ương quản lý là cao tốc
Hà Nội – Lào Cai, QL70 và QL4E; còn lại 3 tuyến quốc lộ Trung ương uỷ thác cho
tỉnh quản lý là QL279, QL4 và QL4D.
Bảng 4c: Tổng hợp hiện trạng cao tốc - quốc lộ trên địa bàn tỉnh năm 2014
T
T
1
2
3
4
5
Tên đường
Cao tốc Hà
Nội – Lào Cai
QL70
QL4D
QL279
QL4
Chiều
dài
(km)
BTN
Văn Bàn – Kim Thành
72,7
53,7
Bảo Yên - TP Lào Cai
Trạm Tôn - Sín Tẻn
Nghĩa Đô - Khau Lo
Mường Khương - Lùng
89,05
103
122
94
89,05
52
31
Điểm đầu - cuối
11
Tình trạng mặt đường
Đá
Tốt
TB
Rất xấu
nhựa
Đang hoàn thành đoạn đến KKT
Kim Thành (19 km)
89,05
51
52
51
91
32
90
94
81
13
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
T
T
6
Tên đường
QL4E
Tổng
Điểm đầu - cuối
Cải
Bắc Ngầm – TP Lào
Cai
Chiều
dài
(km)
BTN
44,2
24,2
524,95 249,95
Tình trạng mặt đường
Đá
Tốt
TB
Rất xấu
nhựa
20
24,2
20
256
278,25
71
103
Nguồn: Tư vấn tổng hợp từ báo cáo của Sở GTVT, Cục Quản lý đường bộ I
Cao tốc Hà Nội – Lào Cai
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai xuất phát từ Hà Nội, qua địa phận 4 tỉnh Vĩnh Phúc,
Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, đến khu kinh tế Kim Thành, tổng chiều dài 264 km;
trên địa phận tỉnh Lào Cai, tuyến xuất phát từ xã Tân An, huyện Văn Bàn đến khu
kinh tế cửa khẩu Kim Thành, dài 72,7 km; hiện tại tuyến đã hoàn thành xây dựng từ
Hà Nội đến thành phố Lào Cai, tiêu chuẩn đường cao tốc 2-4 làn xe, mặt đường bê
tông nhựa; đoạn còn lại dài 19 km đang trong quá trình hoàn thiện (đã hoàn thành
phần đường theo hướng Hà Nội – Lào Cai), dự kiến hoàn thiện trong năm 2015.
Quốc lộ 70
Bắt đầu từ ngã 3 Đoan Hùng (giao với QL2) - tỉnh Phú Thọ và kết thúc tại cầu Hồ
Kiều 2, tỉnh Lào Cai; toàn tuyến có chiều dài 198 km, đi qua địa phận 3 tỉnh Phú Thọ,
Yên Bái, Lào Cai; đoạn trên địa phận tỉnh Lào Cai, bắt đầu từ An Lạc, đi theo hướng
Tây Bắc qua địa phận các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai và kết thúc tại
cầu Hồ Kiều 2 (ranh giới với Trung Quốc), dài 89,05 km.
Tình trạng kỹ thuật: đoạn thuộc địa phận Lào Cai mặc dù chạy trên vùng có địa
hình thoải, nhưng bình đồ tuyến chạy không êm thuận, có nhiều đoạn cua; đoạn tuyến
chủ yếu đạt cấp IV miền núi, riêng chỉ có đoạn đầu thành phố Lào Cai (khoảng 9 km)
đạt cấp II, kết cấu mặt đường bê tông nhựa; chất lượng đường tương đối tốt.
Cầu cống yếu: trên tuyến còn 9 cầu yếu cần được nâng cấp, cải tạo; đó là các cầu
Bến Cóc, Lủ, Mác, Lự 2, Phố Ràng, Mai Đào, Làng Phàng, Điện Quang và Tân Dân.
Quốc lộ 4D
Bắt đầu từ Pa So (giao QL12) - tỉnh Lai Châu và kết thúc tại cửa khẩu Sín Tẻn,
Mường Khương - tỉnh Lào Cai; toàn tuyến có chiều dài 194 km, đi qua 2 tỉnh Lào Cai và
Lai Châu. Đoạn trên địa phận tỉnh Lào Cai, tuyến bắt đầu từ xã San Sả Hồ, đi qua thị
trấn Sa Pa, thành phố Lào Cai rồi đi chung với QL70 (từ đầu phía Bắc thành phố Lào
Cai đến Bản Phiệt dài khoảng 8km), sau đó tách ra đi về phía huyện Mường Khương và
kết thúc tại cửa khẩu Sín Tẻn, Mường Khương, dài 103 km.
Tình trạng kỹ thuật: tuyến đi qua vùng núi cao trở dọc theo một phần dãy Hoàng
Liên Sơn, một bên là vực, một bên là núi; dọc tuyến có nhiều đèo, dốc dài và quanh co,
tầm nhìn hạn chế; tuyến chủ yếu đạt cấp kỹ thuật từ cấp V miền núi đến cấp IV miền
núi, mặt đường bê tông nhựa và láng nhựa; chất lượng đường ở mức tốt và trung bình.
Cầu cống yếu: trên tuyến còn 5 cầu ở mức trung bình và yếu cần nâng cấp, cải
tạo; đó là các cầu: cầu 32 (Km109+550), cầu BTCT (Km111+250), cầu BTCT
(Km124+376), cầu Bản Phiệt (Km149+680), Bản Lầu (161+250).
12
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
Quốc lộ 4E
Tuyến nằm hoàn toàn trong địa phận tỉnh Lào Cai, xuất phát từ điểm giao với
QL70 tại Bắc Ngầm, tuyến đi sang phía Tây qua thị trấn Phố Lu, tuyến đổi hướng đi
ngược lên hướng Đông Bắc (gần như song song với QL70) và kết thúc tại Phường Kim
Tân, thành phố Lào; toàn tuyến dài 44,2 km.
Tình trạng kỹ thuật: tuyến chạy trên vùng địa hình tương đối thoải; tuyến đường
chủ yếu đạt cấp IV miền núi, riêng có đoạn cuối tuyến chạy trong địa phận thành phố
(khu vực phường Kim Tân, Cam Đường), dài 9,0 km là đường đô thị, còn khoảng 20 km
đường láng nhựa nhưng xuống cấp, chất lượng trung bình.
Cầu cống yếu: trên tuyến còn 5 cầu yếu cần nâng cấp, cải tạo; đó là các cầu Bắc
Ngầm, Xuân Quang 2, Phố Lu, Sơn Hải và Suối Trát.
Quốc lộ 4
Đoạn quốc lộ 4 trong địa phận tỉnh Lào Cai từ thị trấn Mường Khương (điểm giao
với QL4D) tại km190 tuyến đi về phía Đông, đi qua các huyện Mường Khương, Si Ma
Cai, Bắc Hà và nối sang địa phận huyện Xín Mần của tỉnh Hà Giang, dài 94 km. Hiện tại
có 81 km đã được hoàn thành đưa vào bàn giao khai thác, đoạn còn lại (13 km) đang
được nâng cấp, cải tạo, chất lượng đoạn này xấu và rất xấu.
Quốc lộ 279
Quốc lộ 279 là tuyến vành đai 2 - biên giới, tuyến có điểm đầu tại ngã ba Giếng
Đáy giao với quốc lộ 18 thuộc địa phận thành phố Hạ Long - Quảng Ninh, điểm cuối tại
cửa khẩu Tây Trang - tỉnh Điện Biên, qua địa phận 9 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang,
Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, dài 817,4
km. Đoạn trên địa phận tỉnh Lào Cai từ Nghĩa Đô (ranh giới với tỉnh Hà Giang), đi theo
hướng Tây, qua địa phận các huyện Bảo Yên, Văn Bàn và kết thúc tại đèo Khau Co
(ranh giới với tỉnh Lai Châu), dài 122,5 km.
Tình trạng kỹ thuật: tuyến đi qua khu vực miền núi, nhiều đoạn có địa hình khó
khăn, nhiều đèo dốc dài, quanh co và hạn chế tầm nhìn (đèo Khau Co). Hiện tại mới cải
tạo được khoảng 32,2 km đường đạt tiêu chuẩn cấp IV, rải BTN, chất lượng tốt; đoạn
còn lại chủ yếu đạt từ cấp V - IV miền núi, láng nhựa, chất lượng rất xấu.
Cầu cống: hầu hết các cầu trên tuyến đều đã được xây dựng mới đạt tải trọng
H30, chất lượng tốt, riêng cầu Trắng tại km152+481 đạt tải trọng H13 cần xây dựng
thay thế.
b. Hệ thống đường tỉnh
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 13 tuyến đường tỉnh và tuyến đường
giao Sở GTVT quản lý với tổng chiều dài 611,7 km bao gồm: ĐT151, ĐT152,
ĐT153, ĐT154, ĐT155, ĐT156, ĐT157, ĐT158, ĐT159, ĐT160, đường Sơn Hà –
Cam Cọn, đường Văn Bàn – Nậm Tha, đường Bản Lầu – Nậm Chẩy – Na Lốc và
đường 4E. Trong đó 173,7 km đã được rải mặt bê tông nhựa, 312,7 km mặt đường
thấm nhập nhựa, còn lại là mặt đường cấp phối và đường đất, đặc biệt vào mùa mưa
lũ thường xảy ra tình trạng sạt lở đất, sụt lún trên nhiều tuyến đường gây khó khăn
13
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
trong đi lại. Tình trạng các tuyến đường tỉnh cụ thể như sau:
(1) ĐT151
ĐT151 là trục dọc tỉnh, nối QL4E với QL279 và thông sang tỉnh Yên Bái.
Tuyến xuất phát từ ngã ba Xuân Giao, huyện Bảo Thắng (giao với QL4E tại
km21+800) đi qua thị trấn Tằng Loỏng và KCN Tằng Loỏng xuống phía Nam tới
Khe Lếch (giao QL279 tại km109) đi trùng với QL279 khoảng 10 km đến đầu cầu
Bảo Hà và tiếp tục đi theo ven sông Hồng đến gianh giới Yên Bái tại Khe Sang,
Văn Bàn, toàn tuyến dài 61 km.Hiện tại, ĐT151 có mật độ giao thông lớn nhất
trong hệ thống đường tỉnh, đạt 2.762 PCU/ngày đêm.
- Địa hình: Tuyến đi men theo sườn núi và ven sông Hồng.
- Tình trạng kỹ thuật: Đoạn Km0 (ngã ba Xuân Giao) – Km40 (Xã Sơn Thủy,
Văn Bàn) dài 40km đạt cấp V rải BTN, trong đó đoạn từ Km0 đến Km10 hư hỏng
cục bộ, đoạn từ Km10 – Km40 chất lượng tốt; đoạn Km40 (xã Tân An) – Km51 (xã
Khe Sang, Văn Bàn) dài 11km trùng với quốc lộ 279, đoạn từ Km51 – Km61 đang
được nâng cấp cải tạo.
- Cầu cống: Tuyến có 9 cầu với tổng chiều dài 193,5m. Trong đó có 7 cầu đạt
tải trọng thực tế H30, 8 chất lượng tốt, 1 cầu chất lượng trung bình.
(2) ĐT152
ĐT152 là trục giao thông phía Tây của tỉnh nối thị trấn Sa Pa (giao với
QL4D) với QL4E. Tuyến xuất phát từ thị trấn Sa Pa đi xuống phía Nam qua các xã
Lao Chải, Hầu Thào, Sử Pán, Bàn Hồ, Thanh Phú rồi sang phía Tây qua xã Suối
Thầu đi lên phía Tây Bắc qua Tà Thàng xã Gia Phú và kết thúc ở QL4E khu vực
Bến Đền thuộc địa phận huyện Bảo Thắng, toàn tuyến dài 60 km. Riêng đoạn
Km38-Km41 hiện là đường đất, phương tiện giao thông không lưu thông được.
- Địa hình: Tuyến đi qua khu vực địa hình núi cao, vực sâu do vậy tuyến có
nhiều đường cong không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và nhiều đoạn có độ dốc dọc
vượt tiêu chuẩn.
- Tình trạng kỹ thuật: toàn tuyến đạt cấp V miền núi; từ Km0-Km2 mặt BTN
tốt, từ Km2-Km15 mặt láng nhựa hư hỏng nặng, từ Km15-Km38 mặt láng nhựa tốt,
Km38-Km41 đường rất xấu chưa có mặt, từ Km41-Km60 đường cấp phối hư hỏng.
- Cầu cống: Tuyến có 1 cầu với chiều dài 138,5 m, cầu đạt tải trọng H30XB80, chất lượng trung bình.
(3) ĐT153
ĐT153 là trục dọc phía Đông Bắc của tỉnh, xuất phát từ xã Bảo Nhai, thị trấn
Bắc Hà, và kết thúc ở xã Lùng Phình thuộc huyện Bắc Hà, toàn tuyến dài 37 km.
- Địa hình: Tuyến đi men theo sườn núi cao. Ta luy âm ở một số đoạn rất dốc
tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.
- Tình trạng kỹ thuật: đoạn từ Km0-Km24+800 mặt đường BTN hư hỏng cục
bộ, đoạn từ Km24+800 – Km37 mặt láng nhựa tốt.
- Cầu cống: Tuyến có 13 cầu với tổng chiều dài 262,4m. Trong đó có 7 cầu
đạt tải trọng thực tế H30, còn lại đều có tải trọng H13 được xây dựng ở thập kỷ 80,
14
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
cần thay thế sớm.
(4) ĐT154
ĐT154 là trục dọc phía Đông - Bắc của tỉnh nối QL4 với QL70 qua 3 huyện
Mường Khương, Bắc Hà và Bảo Thắng. Tuyến xuất phát từ thị trấn Mường Khương
(giao với QL4) theo hướng Nam qua các xã Lùng Khâu Nhín, La Pán Tẩn, Tả
Thàng sang đến huyện Bắc Hà qua xã Cốc Ly và kết thúc trên QL70 ở xã Phong
Niên, huyện Bảo Thắng, toàn tuyến dài 70km.
- Địa hình: Tuyến đi men theo sườn núi, có đoạn men theo sông Chảy.
- Tình trạng kỹ thuật: toàn tuyến đạt cấp A Giao thông nông thôn miền núi,
kết cấu mặt đường láng nhựa, chất lượng xấu. Từ Km0-Km53 mặt đường láng nhựa
hư hỏng cục bộ, Km53-Km55 đang được thi công, đoạn từ Km55-Km70 mặt đường
BTN hư hỏng cục bộ.
- Cầu cống: Tuyến có 1 cầu với chiều dài 30,94 m, tải trọng thực tế H30, chất
lượng tốt.
(5) ĐT155
ĐT155 là trục dọc phía Tây của tỉnh nối liền 2 huyện Bát Xát và Sa Pa.
Tuyến xuất phát từ ngã ba Cán Tỷ, Bản Xèo, huyện Bát Xát (giao ĐT158) theo
hướng Nam qua các xã Pa Cheo, tả Giàng Phình, Bản Khoang và kết thúc ở km 98
– QL4D, huyện Sa Pa, toàn tuyến dài 29km.
- Địa hình: Tuyến đi men theo sườn núi và sông suối.
- Tình trạng kỹ thuật: ĐT 155 cơ bản đạt cấp V miền núi; kết cấu mặt đường
là thấm nhập nhựa, chất lượng rất xấu.
(6) ĐT156
ĐT156 là trục dọc phía Tây - Bắc nối thành phố Lào Cai với huyện Bát Xát.
Tuyến xuất phát từ Kim Tân, thành phố Lào Cai theo hướng Tây Bắc qua xã Quang
Kim tới thị trấn Bát Xát rồi lên các xã Bản Vược, Trịnh Tường, Nậm Chạc và kết
thúc ở Tùng Sáng, xã A Mú Sung, toàn tuyến dài 62km.
- Địa hình: Tuyến đi men theo sông Hồng và sườn núi.
- Tình trạng kỹ thuật: Toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, kết cấu mặt đường
BTN và láng nhựa đã bị hư hỏng cục bộ.
- Cầu cống: Tuyến có 7 cầu với tổng chiều dài 391,25m. Trong đó có 2 cầu
đạt tải trọng thực tế H30, còn lại đều có tải trọng H13, đặc biệt 4 cầu O Tròn, Quang
Kim, Vòm Bản Vai, Bản Vai được đưa vào khai thác từ năm 1974 cần thay thế sớm.
(7) ĐT157
ĐT157 là tuyến nối Phố Mới, thành phố Lào Cai với QL70 tại Km 172+700
thuộc xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng. Tuyến xuất phát từ phường Phố Mới, thành
phố Lào Cai theo hướng Đông qua xã Vạn Hòa tới xã Bản Phiệt rồi xã Phong Hải,
huyện Bảo Thắng và kết thúc ở km 173- QL70, toàn tuyến dài 25km.
- Địa hình: Tuyến đi men theo sông và sườn núi.
- Tình trạng kỹ thuật: kết cấu mặt đường toàn tuyến là BTN, mặt đường đã bị
hư hỏng nặng, tổng diện tích hư hỏng chiếm khoảng 20.000m2.
15
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
- Cầu cống: Tuyến có 4 cầu với tổng chiều dài 22m, trong đó 02 cầu có tải
trong thực tế H30 và 2 cầu tải trọng thực tế H13, chất lượng tốt.
(8) ĐT158
ĐT158 là tuyến nối các xã phía Tây Bắc thuộc huyện Bát Xát. Tuyến xuất
phát từ xã Bản Vược theo hướng Tây qua các xã Bản Xèo, Mường Hum rồi lên phía
Tây Bắc tới các xã Dền Sáng, Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, A Mú Sung và kết thúc ở
Tùng Sáng nối liền với ĐT156, toàn tuyến dài 96 km.
- Địa hình: Tuyến đi men sườn núi.
- Tình trạng kỹ thuật: Toàn tuyến cơ bản đạt cấp A GTNT, trong đó có đoạn
từ Km0-Km15 và đoạn từ Km26 – Km96 mặt láng nhựa, hư hỏng cục bộ. Đoạn từ
Km15 – Km26 đang được nâng cấp cải tạo.
(9) ĐT159
ĐT159 là trục dọc phía Đông của tỉnh, nối huyện Bắc Hà với huyện Si Ma
Cai. Tuyến xuất phát từ thị trấn Bắc Hà đi lên theo hướng Bắc qua các xã Hoàng
Thu Phố, Tả Van Chư, Quan Thần Sáng, Cán Hồ và kết thúc ở km 30 đường Bắc
Ngầm-Bắc Hà, toàn tuyến dài 34,4 km.
- Địa hình: Tuyến đi men theo sườn núi và sông suối nhỏ.
- Tình trạng kỹ thuật: tuyến cơ bản đạt loại A GTNT; kết cấu mặt đường
đoạn từ Km0-Km10 mặt láng nhựa đã bị hư hỏng cục bộ, đoạn từ Km10 –Km25
mặt láng nhựa tốt, Km25-Km34+400 mặt cấp phối rất xấu.
- Cầu cống yếu: Trên tuyến có 1 cầu yếu , dài 21m, tải trọng thực tế 2,5T.
(10) ĐT160
ĐT160 là tuyến nối huyện Bắc Hà với huyện Bảo Yên. Tuyến xuất phát từ
km 6 đường Bắc Ngầm, Bắc Hà (giao với ĐT153) đi theo hướng Đông Nam qua
các xã Cốc Lầu, Nậm Lúc, Bản Cái và kết thúc ở km 57+200 – QL279, toàn tuyến
dài 36km.
- Địa hình: Tuyến đi men theo bờ sông Chảy.
- Tình trạng kỹ thuật: toàn tuyến cơ bản đạt loại A GTNT, tổng chiều dài 36
km kết cấu mặt đường từ Km0 – Km22 mặt đường láng nhựa tốt, 14km còn lại là
đường cấp phối đang được nâng cấp.
(11) Đường Sơn Hà – Cam Cọn
Đường tỉnh Sơn Hà – Cam Cọn xuất phát từ xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng và
kết thúc tại QL279 xã Tân An, huyện Văn Bàn, dài 36 km.
- Tình trạng kỹ thuật: toàn tuyến đạt cấp V miền núi, trong đó 14,5km mặt
đường nhựa, chất lượng rất xấu, 21,5km mặt đường cấp phối, chất lượng xấu.
- Cầu cống: Trên tuyến có 2 cầu với tổng chiều dài 483,35 m, tải trọng thiết
kế H30-XB80, chất lượng tốt.
(12) Đường Văn Bàn – Nậm Tha – Phong Dụ Hạ
Đường tỉnh Văn Bàn – Nậm Tha xuất phát từ thị trấn Khánh Yên, huyện Văn
Bàn đến Phong Dụ Hạ (giáp tỉnh Yên Bái), toàn tuyến dài 28,3 km.
- Tình trạng kỹ thuật: toàn tuyến đạt cấp V miền núi, trong đó đoạn từ Km016
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
Km30 mặt đường láng nhựa, hư hỏng cục bộ. Đoạn từ Km30 – Km35 đã đang triển
khai xây dựng.
- Cầu cống: trên tuyến có 3 cầu, tổng chiều dài 99,15 m, chất lượng tốt.
(13) Đường Bản Lầu – Na Lốc – Nậm Chảy
Xuất phát từ Bản Lầu (Km157+900/QL4D) chạy gần dọc theo biên giới Việt
Nam – Trung Quốc, đến Nậm Chảy (Km189/QL4D), dài 37 km.
- Tình trạng kỹ thuật: toàn tuyến đạt cấp V miền núi, trong đó từ Km0Km14+500 mặt đường láng nhựa tốt, đoạn còn lại đang được thi công.
17
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Bảng 5a: Bảng tổng hợp hệ thống đường tỉnh
TT
1
Tên đường
ĐT151: Xuân Giao- Võ Lao Khe Lếch- Tân An
Điểm đầu
Km 0: Ngã ba Xuân
Giao
Km0: Ngã ba, xã
Xuân Giao
Km 40 xã Tân An
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
ĐT152:TT.SaPa -Xã Gia Phú
(huyện Bảo Thắng)
ĐT153: Xã Bảo Nhai (Bắc Hà)Ngã ba Lùng Phình (Bắc Hà)
ĐT 154 TT. Mường Khương Km 162 (QL70)
ĐT155: Ngã ba Cán Tỷ (Bát
Xát)-Km98(QL4D- huyện SaPa)
ĐT56: Km0 Kim Tân(Tp.Lào
Cai)- xã Tùng Sáng (Bát Xát)
ĐT157: Tp Lào Cai-Km 173QL70
ĐT158: xã Bản Vược (Bát Xát) –
xã Tùng Sáng (Bát Xát)
ĐT159: TT. Bắc Hà - Km 30
đường Bắc Ngầm, Bắc Hà
ĐT160: Km 6 đường (Bắc Ngầm
- Bắc Hà – Simacai) –
Km57+200/ QL279
Đường Sơn Hà – Cam Cọn
Đường Văn Bàn – Nậm Tha
Km0 (thị trấn huyện
SaPa)
Km 0: xã Bảo Nhai
(Bắc Hà)
Km0: TTMường
Khương
Km0: Ngã ba Cán Tỷ
(huyện Bát Xát)
Km0 Kim Tân- T/p
Lào Cai
Km0+000 -Tp Lào
Cai
Km 18+500: Xã Bản
Vược (huyện Bát Xát)
Km0: Thị trấn huyện
Bắc Hà
Km6 Bắc Ngầm –Bắc
Hà – Simacai: xã Bảo
Nhai, huyện Bắc Hà
Km 0+000: Xã Sơn
Hà, huyện Bảo Thắng
Km 0+000: Thị trấn
huyện Văn Bàn
Chiều
dài
(km)
Điểm cuối
Km 50: xã Khe Sang,
Văn Bàn
Km 40: Xã Sơn Thủy,
Văn Bàn
Km 50: xã Khe Sang,
Văn Bàn
Km60: xã Gia Phú,
huyện Bảo Thắng
Km 30: Ngã ba Lùng
Phình (Bắc Hà)
40
6,5
5,5
V
40
21
3,5
3,3
V
21
60
5,5
3,5
V
2
32
37
6,5
5,5
V
24,8
12,2
70
5,5
3,3
V
15
55
29
6,5
3,5
V
62
6,5
3,5
V
25
5,5
3,5
V
25
96
6,5
3,5
V
85
34,4
5,5
3,5
V
Km 162 - QL 70
Km 98: QL4D-huyện
SaPa
Km51: xã Tùng Sáng
(Bát Xát)
Km 25+000: Km 173QL70
Km 42+000: Xã Tùng
Sáng, Bát Xát)
Km34: Km 30 đường
Bắc Ngầm, Bắc Hà
Km 57+200 - QL279
36
Km92-QL279: Xã Tân
An, huyện Văn Bàn
36
5,5
28,3
37
Km 28+000
Kết cấu mặt đường
Cấp
Cấp
đường BTXM BTN
TNN
phối
611,7
18
Tốt
Tr.
bình
Xấu
V
61
Đường bản Lầu – Na Lốc - Nậm
Chẩy
Tổng
Chiều rộng
Nền
Mặt
(m)
(m)
40
21
26
25
32
12,2
24,8
70
29
24
29
38
25
3
62
25
11
15
9,4
15
81
19,4
A GTNT
22
14
22
3,5
V
14,5
21,5
14,5
21,5
5,5
3,5
V
7,4
20,9
7,4
20,9
5,5
3,5
V
14,5
22,5
14,5
32,5
173,70
302,70
14
135,30 150,60 214,00 247,10
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
Bảng 5b: Tổng hợp hệ thống cầu trên đường tỉnh
TT
Tên
đường
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
II
ĐT151
III
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
IV
ĐT153
V
Tên cầu
Tên sông
Lý trình
(Km)
Phú Bình
Hùng Xuân
Khe Chấn
Cầu bản
Suối Mua
Suối ba hòn
Sơn Thủy
Ba Xã
Khe quạt
Suối
Suối
Khe Chấn
Suối
Suối Mua
Suối
Suối
Suối
Suối
0+075
2+375
30+350
30+950
34+050
35+500
36+350
43+050
45+800
Thanh Phú
Suối
23+850
Cầu BTCT
Bảo Nhai
Bản BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
1+552
5+900
16+300
17+500
18+100
20+750
21+180
24+148
26+630
27+551
28+234
28+629
51+176
193,5
12,4
7,6
112,2
8,0
7,8
7,0
6,7
17,8
14,0
138,5
138,5
262,4
8,0
158,1
4,8
15,0
9,0
9,0
15,0
6,8
7,8
6,8
8,0
8,0
6,1
30,94
30,94
391,25
ĐT152
ĐT154
ĐT156
Lùng Khẩu
Nhin
C.dài
(m)
11+712
19
Khổ
cầu
Loại kết
cấu
Tải trọng
thực tế
Năm khai
thác
Chất
lượng
6,8
6,8
7,0
7,0
7,0
7,0
8,0
5,0
4,4
Bản giản đơn
Bản giản đơn
BTDU L
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
BTCT DƯL
BTCT DƯL
H30
30T
30T
30T
30T
30T
30T
Hl93
HL93
2011
2011
2011
2011
2011
2011
2011
2014
2014
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
TB
Tốt
Tốt
7,0
Bản giản đơn
H30-XB80
2002
TB
5,0
8,0
9,0
9,0
9,0
9,0
9,0
5,8
7,8
8,0
8,0
8,0
5,0
Bản giản đơn
BTDUL
Bản giản đơn
Dầm giản đơn
Dầm giản đơn
Dầm giản đơn
Dầm giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
13T
30T
30T
30T
H50-XB80
30T
30T
13T
13T
13T
13T
30T
13T
1981
2002
2005
2005
2005
2005
2005
1981
1982
1982
1982
2001
1982
TB
Xấu
TB
Tốt
TB
6,6
BTDUL
H30
2010
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Ghi chú
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
TT
1
2
3
4
5
6
7
VI
1
2
3
4
Tên
đường
Lý trình
(Km)
Tên cầu
Tên sông
O Tròn
Duyên Hải
Quang Kim
Vòm Bản Vai
Bản Vai
Bản Vược
Cầu Ngòi Phát
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Suối
Suối
Suối
Suối
13+200
13+500
16+800
17+100
Nhất Trí
Tân Thành
Nà Lạc
Nậm Chạc
Suối
Suối
Suối
Suối
2+900
33+700
36+100
42+500
3+130
3+510
6+540
13+631
17+745
18+715
24+750
ĐT157
C.dài
(m)
6,4
22,0
69,0
43,75
7,6
57,5
185
22,0
4,0
6,0
6,0
6,0
Khổ
cầu
7,9
15*9
7,9
7,9
7,0
6,5
6,0
Loại kết
cấu
Tải trọng
thực tế
Năm khai
thác
Chất
lượng
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
13T
13T
H30
H30
2003
2002
2002
2002
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Bản giản đơn
Cầu tràn
Cầu tràn
Bản giản đơn
13T
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Bản giản đơn
H30
H30
H30
H30
30T
13T
13T
13T
13T
30T
H30
Bản giản đơn
Bản giản đơn
Vòm
Vòm
Bản giản đơn
Dầm 1
BTDUL
13T
30T
13T
13T
13T
13T
H30-XB80
1975
2011
1975
1975
1975
2000
2002
Ghi chú
Xấu
Tốt
Xấu
TB
TB
Tốt
TB
ĐT158
VII
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
VII
Đường D2
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
Suối
38+500
39+610
40+700
41+500
45+750
24+148
16+630
27+551
28+234
28+629
51+176
Cầu Benlei
Suối
7+450
21
ĐT159
1
VIII
Cung Ứng
Tùng Trung
Nước đựng
Suối đôi
Kim Tân
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
Cầu BTCT
193,8
8,0
8,0
26,5
23,4
84,4
6,8
7,8
6,8
8,0
8,0
6,1
21
ĐT160
159,7
20
7,2
7,6
7,5
9,5
9,78
5,8
7,8
8
8
8
5,0
3,5
TB
TB
TB
TB
13T
2,5T
1980
1981
1981
1981
2001
1981
1982
1982
1981
2001
1983
TB
TB
TB
TB
TB
TB
Xấu
TB
Tốt
TB
Yếu
Hồ sơ khôi phục
lại
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến 2030
TT
1
2
3
IX
Tên
đường
1
2
3
Tên sông
Cầu Nậm Khắp
Cầu Nậm Tôn
Cầu Tả Vạn
Suối
Sông Chảy
Lý trình
(Km)
0+304
11+020
7+
Đường
Sơn HàCam Cọn
C.dài
(m)
49,7
68
42
Khổ
cầu
6,5
4
4
Loại kết
cấu
Bản giản đơn
Dầm Thép
Tải trọng
thực tế
Năm khai
thác
Chất
lượng
5*2.0,5
8+2.1,5
Bản giản đơn
Dầm liên tục
H30-XB80
H30-XB80
2011
2002
Tốt
Tốt
7+2x0.5
BTDUL
2009
2009
2009
Tốt
Tốt
Tốt
H13
10T
H13
2011
2001
2000
Tốt
Yếu
Yếu
483,35
Cầu BTCT
Phố Mới
1
2
X
Tên cầu
Suối Nhù
Sông Hồng
7+83,20
Tp.Lào Cai
Đường
Văn BànNậm Tha
206,55
276,8
99,15
Cầu Chiềng Ken
Cầu Khe Táu
Cầu Khe Vai
Cộng
Suối
Suối
Suối
0+573
10+147,57
18+54
21
48,95
25,1
25,1
1.974,59
Ghi chú