Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

[Hệ thống tài khoản quốc gia] Bài tập giữa kỳ môn Hệ thống các tài khoản quốc gia SNA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.31 KB, 23 trang )

Đề 3
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Câu 1. MPS là gì? SNA là gì?
- MPS (Material Product System) Hệ thống sản xuất vật chất là hệ thống chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp được trình bày dưới dạng bảng cân đối, phản ánh hoạt động của toàn bộ
nền kinh tế bao gồm các yếu tố, kết quả của hoạt động sản xuất, quá trình phân phối, sử
dụng sản phẩm và các mối quan hệ cân đối của quá trình tái sản xuất. MPS được xây
dựng dựa trên lý luận tái sản xuất của K.Marx. Đã từng được sử dụng ở Việt Nam những
năm 80 của thế kỷ 20 để phản ánh hoạt động kinh tế của đất nước.
- SNA (System of National Accounts) Hệ thống tài khoản quốc gia là hệ thống tài
khoản có liên hệ hữu cơ với nhau, bao gồm các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, trình bày dưới
dạng tài khoản nhằm phản ánh quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội (sản xuất, phân
phối và sử dụng) và tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm). SNA được áp dụng ở Việt Nam ngày 25/12/1992 thay cho MPS theo Quyết định số
183/TTg của Chính phủ.
MPS và SNA là hai kiểu tổ chức khác nhau để hạch toán nền KTQD.
- Sự giống nhau của MPS và SNA:
• Đều do cơ quan thống kê nhà nước thực hiện.
• Đều nhằm mục đích hạch toán nền KTQD, là công cụ tổ chức quản lý nền
KTQD.
• Đều dựa trên nguyên tắc cân đối.
- Sự khác nhau của MPS và SNA:
• Dựa trên những tiền đề khác nhau: MPS chủ yếu dựa trên tiền đề lý luận về
sản xuất vật chất, SNA dựa trên lý luận về toàn bộ sản xuất bao gồm cả sản
xuất vật chất và sản xuất dịch vụ.
• Hai hệ thống còn khác nhau về định nghĩa nền KTQD. Theo MPS thì nền
KTQD được xét theo lãnh thổ địa lý. Còn theo SNA thì nền KTQD được xét
theo lãnh thổ kinh tế.
• SNA nhấn mạnh hơn việc xem xét quá trình tái sản xuất trên phương diện giá
trị.
• MPS còn bao gồm các bảng cân đối về các điều kiện sản xuất: Lao động, Tài


sản cố định….
Câu 2. Nền Kinh tế quốc dân (theo lãnh thổ địa lý và theo lãnh thổ kinh tế);
Đơn vị thường trú và Đơn vị không thường trú là gì?
1


a. Lãnh thổ địa lý và Lãnh thổ kinh tế:
-Lãnh thổ địa lý của một quốc gia: là vùng đất, vùng trời, mặt nước và vùng lãnh hải
có đặc quyền kinh tế do quốc gia đó quản lý theo luật pháp quốc tế. Trong đó con người,
vốn, hàng hóa được tự do lưu chuyển.
-Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm:
• Lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý của chính phủ mà ở đó dân cư, hàng hóa, vốn
được tự do lưu chuyển.
• Vùng lãnh thổ nằm ở nước ngoài sử dụng cho mục đích ngoại giao (đại sứ
quán, lãnh sứ quán), mục đích quân sự (căn cứ quân sự), nghiên cứu khoa
học (trạm nghiên cứu khoa học).
• Các khu chế xuất hoặc kho hàng, nhà máy ở bên ngoài nhưng hoạt động chịu
sự kiểm soát của hải quan nước đó cũng thuộc phần lãnh thổ kinh tế của nước
này.
b. Đơn vị thường trú và không thường trú:
- Đơn vị thường trú: Một đơn vị thể chế được gọi là thường trú trên lãnh thổ A nếu
đơn vị đó có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ đó. ĐVTT bao gồm:
• Đơn vị kinh tế của quốc gia A chịu sự quản lý về mặt luật pháp của quốc gia
A.
• Đơn vị kinh tế của nước ngoài có đăng ký hoạt động trên lãnh thổ của quốc
gia A từ một năm trở lên. (trừ một số khu vực phục vụ cho mục đích ngoại
giao, quân sự, NC khoa học… của quốc gia khác đặt tại quốc gia A)
• Các khu chế xuất, kho hàng, nhà máy ở nước ngoài nhưng vẫn chịu sự kiểm
soát của hải quan nước A.
- Đơn vị không thường trú: bao gồm tất cả những cá nhân hay tổ chức không phải

thường trú, nó chỉ phần thế giới còn lại bao gồm cả các công dân hoặc doanh nghiệp của
quốc gia A sinh sống và hoạt động lâu dài ở nước ngoài.
c. Nền kinh tế quốc dân:
- Nền KTQD định nghĩa theo lãnh thổ địa lý là toàn bộ các đơn vị thể chế thường trú
và không thường trú nằm trên vùng đất, vùng trời, mặt nước và vùng lãnh hải có đặc
quyền kinh tế do quốc gia đó quản lý theo luật pháp quốc tế.
- Nền KTQD định nghĩa theo lãnh thổ kinh tế là tập hợp toàn bộ các đơn vị thể chế
thường trú của quốc gia nghiên cứu .
2


Câu 3: Khái niệm về sản xuất?
Sản xuất: là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế
để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất (hàng hóa) và
dịch vụ khác. Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị
trường hoặc có khả năng cung cấp cho đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu
tiền.
Hoạt động sản xuất có những đặc trưng sau:
• Là hoạt động có mục đích của con người, và người khác có thể làm thay
được.
• Bao gồm cả hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và hoạt động tạo ra sản phẩm
dịch vụ.
• Sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ tạo ra phải hữu ích và được xã hội
chấp nhận, tức thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, của sản xuất, cho đời
sống và cho tích lũy
Phạm trù sản xuất trong SNA không chỉ bao gồm các hoạt động tạo ra hàng hóa và
dịch vụ bán trên thị trường, mà còn bao gồm cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ của
chính phủ và các tổ chức vô vị lợi cấp không cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình
và toàn xã hội.
Phạm trù sản xuất không bao gồm các quá trình tự nhiên không có con người tham

gia, chịu trách nhiệm dưới khía cạnh kinh tế, ví dụ sự tăng trưởng của sinh vật trong tự
nhiên. Phạm trù sản xuất cũng không bao gồm các hoạt động tự phục vụ trong nội bộ gia
đình, ví dụ: các công việc nội trợ của các thành viên trong hộ gia đình, các công việc tự
phục vụ cá nhân, dạy con em học tập .v.v…
Tuy nhiên các hoạt động sau đây của các hộ gia đình được tính vào phạm trù sản
xuất: tự sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản để tiêu dùng; tự sản xuất
ra các hàng hóa khác để tiêu dùng như: tự xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm,
may vá quần áo .v.v…
Phạm trù sản xuất còn bao gồm cả những hoạt động bất hợp pháp tạo ra sản phẩm
mà mang lại thu nhập cho người sản xuất bất hợp pháp đó.
Ở Việt Nam, ngành thống kê có khái niệm về sản xuất tương đồng với SNA nhưng
có điểm khác biệt là sản xuất không bao gồm các hoạt động bất hợp pháp, ví dụ: mại
dâm, buôn bán ma túy, .v.v…
Câu 4: Quan điểm vật chất ng/c quá trình sản xuất?
3


Xem xét quá trình sản xuất theo quan điểm vật chất là coi quá trình sản xuất là quá
trình vận động của các yếu tố vật chất (luồng hàng).
Trong trường hợp này, khi tiến hành sản xuất một loại sản phẩm ta cần đặt ra và trả
lời các câu hỏi như: cần phải sử dụng nguyên liệu gì, nguyên liệu đó là sản phẩm của
những ngành nào, cần bao nhiêu? Với một lượng đầu vào như vậy thì có thể tạo ra được
bao nhiêu đầu ra? Kết quả sản xuất được sử dụng như thế nào, bao nhiêu sản phẩm được
dùng cho sản xuất, bao nhiêu sản phẩm được dùng cho tiêu dùng, bao nhiêu cho tích
lũy… Khi xem xét quá trình sản xuất vật chất theo quan điểm này ta chỉ quan tâm đến
việc sử dụng nguyên vật liệu gì, với số lượng bao nhiêu để sản xuất ra sản phẩm. Và như
vậy trong nghiên cứu quá trình sản xuất cũng như hạch toán nền kinh tế quốc dân ta sẽ sử
dụng đơn vị đo lường là cái, con, đơn vị đo chiều dài, trọng lượng… Trong trường hợp
sản xuất ra cùng một loại sản phẩm nhưng sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau thì việc
có nhiều đơn vị để đo lường như vậy sẽ gây ra khó khăn trong việc so sánh hiệu quả sản

xuất.
Câu 5: Hàng hóa là gì? Dịch vụ là gì?
Hàng hóa là kết quả của sản xuất dạng hiện vật hữu hình, còn gọi là sản phẩm vật
chất có đặc điểm là có quá trình sản xuất và tiêu dùng tách biệt nhau, có thể tách quyền
sở hữu khỏi người sản xuất và thiết lập quyền đó ở người khác qua các giao dịch trên thị
trường. Sản phẩm vật chất thường là kết quả hoạt động của các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, công nghiệp và xây dựng,v.v…
Dịch vụ là kết quả sản xuất có sản phầm dạng vô hình có đặc điểm là có quá trình
sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, không thể tách khỏi người sản xuất để thiết lập
quyền sở hữu. Dịch vụ là loại sản phẩm không thuần nhất và được sản xuất theo yêu cầu
bao gồm các yêu cầu làm thay đổi điều kiện của người tiêu dùng. Các thay đổi đó có thể
là:
-

Thay đổi về hàng hóa, ví dụ vận chuyển, sửa chữa hàng hóa đó.

-

Thay đổi điều kiện vật chất của người tiêu dùng, ví dụ cung cấp nhà ở, thuốc
men, dịch vụ làm đẹp, v.v…

-

Thay đổi điều kiện tinh thần của người tiêu dùng, ví dụ cung cấp dịch vụ giải trí,
tư vấn, v.v…

-

Thay đổi tình trạng kinh tế của các đơn vị thể chế, ví dụ cung cấp dịch vụ tài
chính, bảo hiểm, bảo vệ, v.v…


Sự giống và khác nhau giữa hàng hóa và dịch vụ
Hàng Hóa

Dịch Vụ
4


Giống nhau

Khác nhau

-

Là kết quả của hoạt động sản xuất.

-

Hữu hình.

-

Vô hình.

-

SX-TD: Tách biệt.

-


SX-TD: đồng thời.

-

ĐĐSP: Thuần nhất.

-

-

Có thể tách quyền sở
hữu.

ĐĐSP:
nhất.

-

Không thể tách QSH.

Có thể tích lũy được.

-

Không thể tích lũy được.

-

Không


thuần

Câu 6: Khái niệm sản phẩm xã hội. Đơn vị đo lường sản phẩm. Giá cả và cấu
thành giá cả.
a. Sản phẩm xã hội:
Sản phẩm là kết quả hoạt động sản xuất của con người.
Sản phẩm xã hội là sản phẩm được xã hội thừa nhận nghĩa là nó phải đạt tiêu chuẩn
chất lượng và hợp với mục đích ban đầu.
b. Đơn vị đo lường sản phẩm của quá trình sản xuất trong thống kê kinh tế thường là
đơn vị hiện vật, đơn vị giá trị (tiền tệ) và đơn vị lao động:
-

Sản phẩm tính theo đơn vị hiện vật: phản ánh khối lượng sản phẩm được sản
xuất ra theo đơn vị đo lường tự nhiên như tấn, mét, con, chiếc,… Sản phẩm tính
theo đơn vị hiện vật cho phép nghiên cứu cung cầu, là căn cứ cho vận chuyển,
phân phối, là cơ sở cho việc lập kế hoạch và tính theo đơn vị giá trị. Tuy nhiện
sản phẩm tính theo đơn vị hiện vật có hạn chế về phạm vi tính, nó chỉ tính được
các sản phẩm đã hoàn thành (và hoàn thành quy ước) và không tổng hợp được
các sản phẩm khác nhau cũng như không đánh giá được chất lượng sản phẩm.

-

Sản phẩm tính theo đơn vị giá trị: khắc phục được các nhược điểm của đơn vị
hiện vật tức cho phép tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất của nền kinh tế trong
một thời kỳ và còn là căn cứ để tính các chỉ tiêu kinh tế liên quan như thu nhập,
tích lũy…

-

Sản phẩm tính theo đơn vị giá trị lao động phản ánh lượng lao động đã hao phí

để sản xuất ra sản phẩm trong kỳ nghiên cứu. Lượng lao động hao phí này được
phản ánh qua chỉ tiêu số ngày – người (ngày công), giờ - người (giờ công) và có
tác dụng nghiên cứu ở phạm vi doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch lao động
(nhân sự).

c. Giá cả và Cấu thành giá cả
5


Giá cả là tổng số tiền phải trả cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ tương đương với
việc trao đổi hàng hóa bằng tiền.
Giá cả là nội dung quan trọng khi tính sản phẩm theo đơn vị giá trị. Đo lường kết
quả sản xuất theo đơn vị giá trị trong thống kê kinh tế người ta thường dùng các loại
giá sau đây:
-

Theo thời gian có hai loại:
• Giá hiện hành (current prices): là giá thực tế của năm nghiên cứu, phản ánh
mối liên hệ kinh tế thực tế, là cơ sở để phân phối, sử dụng và tính toán các
chỉ tiêu kinh tế khách quan.
• Giá so sánh hay giá cố định (constant prices): là giá hiện hành của thời kỳ
được chọn làm gốc so sánh. Giá so sánh được sử dụng nhằm loại trừ ảnh
hưởng của lạm phát, dùng trong nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và dùng trong so sánh quốc tế.

-

Theo nội dung hay theo chuỗi sản xuất (yếu tố cấu thành), cấu thành giá cả được
nghiên cứu theo các nội dung sau:
• Giá nhân tố = chi phí trung gian + tiền công lao động + chi phí khấu hao

TSCĐ + thặng dư sản xuất.
• Giá cơ bản = giá nhân tố + thuế sản xuất khác trừ trợ cấp.
• Giá sản xuất= giá cơ bản + thuế sản phẩm trừ trợ cấp.
• Giá sử dụng= giá sản xuất + chi phí lưu thông

Câu 7: Khái niệm GTSX. 5 nguyên tắc tính GO. Các phương pháp tính GO?
- Giá trị sản xuất (GO- Gross Output) là chỉ tiêu phản ánh giá trị toàn bộ sản phẩm
là kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
GTSX là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, tính theo đơn vị giá trị.
- 5 nguyên tắc tính GO:
• Tính theo nguyên tắc thường trú.
• Tính theo thời điểm sản xuất, tức sản phẩm được sản xuất trong thời kỳ nào
thì tính cho thời kỳ đó.
• Tính theo giá hiện hành và giá so sánh, trong đó giá hiện hành là giá thực tế
giao dịch của thời kỳ nghiên cứu. Giá thực tế giao dịch tức giá thị trường, giá
6


của người mua và người bán trao đổi nhau trên thị trường. Theo SNA chỉ tiêu
GO được tính theo giá cơ bản và giá sản xuất.
• Tính toàn bộ giá trị sản phẩm, theo nguyên tắc này chỉ tiêu GO có nhược
điểm là tính trùng, độ trùng lặp phụ thuộc vào trình độ phân công lao động,
trình độ phát triển của nền kinh tế.
• Tính toàn bộ kết quả sản xuất, tức tính tất cả giá trị thành phẩm, bán thành
phẩm và sản phẩm dở dang là kết quả sản xuất trong thời kỳ nghiên cứu.
- Các phương pháp tính GO
• Phương pháp chu chuyển
• Phương pháp doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đơn vị hạch toán. Tính kết quả cuối cùng hoạt động của doanh
nghiệp (ra khỏi doanh nghiệp).

• Phương pháp kinh tế quốc dân
Kết quả cuối cùng của hoạt động trong nền kinh tế quốc dân (rời khỏi sx hoàn toàn
đi vào tiêu dùng).
Câu 8: Các chỉ tiêu về cơ cấu giá trị sản xuất?
a. Theo loại sản phẩm (cơ cấu vật chất)
b. Theo yếu tố cấu thành giá trị (cơ cấu giá trị)
c. Theo ngành
d. Theo vùng, địa phương
Câu 9: Các nhiệm vụ và phương pháp phân tích thống kê chỉ tiêu GO, GDP?
a. Nhiệm vụ của phân tích thống kê chỉ tiêu GO và GDP là:
- Nêu lên xu hướng, mức độ và các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất trong thời
gian, không gian và so với mục tiêu.
- Phân tích kết cấu của giá trị sản xuất và biến động của nó trong thời gian, không
gian và so với mục tiêu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá trị sản xuất là:
• Giá sản phẩm (p) và sản lượng (q)
• Các nhân tố tái sản xuất theo chiều sâu – tăng hiệu quả kinh tế và các nhân tố
tái sản xuất theo chiều rộng – tăng đầu tư tài sản, lao động…
7


b. Phương pháp phân tích thống kê:
- So sánh hai dãy số song song.
- Phân tổ liên hệ.
- Phân tích dãy số thời gian.
- Chỉ số.
- Phân tích hồi quy tương quan.
Phương pháp
Nhiệmvụ


DSTG

XĐ Xu hướng biến động

+

XĐ Mức độ biến động

+

XĐ Ảnh hưởng các nhân tố

+

HQTT

Chỉ số

Phân tổ liên hệ

So sánh

+
+

+

Câu 10: Giao dịch; giao dịch tiền tệ; giao dịch phi tiền tệ; giao dịch hai chiều;
giao dịch một chiều là gì?
Giao dịch: đó là sự tác động qua lại giữa các đơn vị thể chế với sự đồng ý của các

bên hoặc là hành động của một đơn vị thể chế nhưng về bản chất tương tự như hai đơn vị.
Xét theo nội dung có thể phân giao dịch thành hai loại: giao dịch tiền tệ và giao dịch
phi tiền tệ.
-

Giao dịch tiền tệ là giao dịch trong đó đơn vị thể chế phải thanh toán hay nhận
thanh toán, nhận tài sản hay mắc thêm nợ được thể hiện bằng tiền. Ví dụ mua
bán hàng hóa, thuê mướn nhân công, đều được tính bằng giá trị tiền tệ.

-

Giao dịch phi tiền tệ là các giao dịch không liên quan đến tiền tệ, ví dụ trong
quan hệ trao đổi hàng đổi hàng, trả lương bằng hiện vật,v.v…

Xét theo số chiều có thể phân giao dịch thành hai loại: giao dịch hai chiều và giao
dịch một chiều.
-

Giao dịch hai chiều là giao dịch có hai bên, trong đó một bên cung cấp hàng hóa,
dịch vụ hoặc lao động, vốn, tài sản và bên kia nhận một khoảng tương ứng. Ví
dụ công ty Vinaphone cung cấp dịch vụ viễn thông và nhận tiền thanh toán từ
khách hàng, công ty HUD cung cấp biệt thự cao cấp cho chính phủ và nhận đất
dự án xây dựng khu đô thị mới,v.v…

8


-

Giao dịch một chiều là giao dịch có hai bên nhưng bên cung cấp hàng hóa, dịch

vụ hoặc lao động, vốn, tài sản cho bên kia nhưng không nhận lại gì. Ví dụ nộp
thuế cho chính phủ, viện trợ không hoàn lại, tiền điếu, phúng,v.v..

Câu 11: Các chỉ tiêu về cơ cấu của Giao dịch.
a. Cơ cấu của giao dịch theo nội dung.
b. Cơ cấu của giao dịch theo số chiều.
PHẦN II NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI KHOẢN THU – CHI
Câu 12: Lập tài khoản thu – chi tổng hợp toàn bộ nền KTQD dạng tóm tắt và
tổng hợp.
Tài khoản thu chi cho toàn bộ nền KTQD dạng tổng hợp
N.
ng

CHI (chia theo KVTC)
KTQ
QLN
Phi
D
N
TC
Hộ
327

0

210

THU (chia theo KVTC)
Phi
QLN

KTQ
N.
TC
N
D
ng

CHỈ TIÊU
Hộ

117 I. Phân phối lần đầu

1,225
1,18
0

183

484

1,892

120

250

1550

0


1. Từ SX-KD

0

-NN

680

100

780

0

-CN

300

150

450

0

-QLNN

200

327


0

210

117 2. Thu chi nhân tố SX

117

117 * Trong nước

0

0 * Nước ngoài

0

- Lao động

264

0

210

120

0

120


45
75
144

0

90
63

0 + Lãi cổ phần

45

0

45

* Trong nước

45

75

* Nước ngoài

90

54 +Lãi tiền vay NH

0


234

342

0
0

90
0

63

45

54

54 - Vốn

45

200

134

179
45
45
0


134

134

54 * Trong nước

54

54

* Nước ngoài

80

80

100

163

63 - Tài sản

0

0

9

0


63


63
450
0
0
260
0
0
0
0
0
145

63 + Thuê đất
190

150

190

110 II. Phân phối lại

70

80

65
45

100
100

45
400
150
250

300
50
250

0

1265

129

-77

2442

619

283

121
3
154
0


* Trong nước
* Nước ngoài
1. Trợ cấp
2. Hỗ trợ
* Trong nước
Δ trong nước
* Nước ngoài
Δ Nước ngoài
3. Thuế gián thu
4. Đóng góp tự
nguyện
III. Chi cho TDCC
1. TDCC dân cư
2. TDCC xã hội
IV. Tiết kiệm/ Để
dành
Tổng số = I + II + III
+ IV

63

100

163

315

100


135

550

165
150
150

100

135

265
150
150
0
0
0
135
0
0
0
0
0

1,54
0

Tài khoản thu chi cho toàn bộ nền KTQD dạng tóm tắt


Sử dụng/
chi

Chỉ tiêu

Nguồn/thu
1892

327 I. Phân phối lần đầu
x

1. SX-KD

1550

x

- NN

780

x

- CN

450

x

- QLNN


200

2. Thu chi nhân tố SX

342

327
0

0

- Lao động

264

- Vốn

179

120

+ Lãi cổ phần từ DN

45

144

+ Lãi tiền vay ngân hàng


134

63

- Tài sản

163
10

283

619

2442


63

+ Trả tiền thuê đất

163

450

II. Phân phối lại

550

190


1. Trợ cấp từ nhà nước

190

70

2. Trợ cấp từ doanh nghiệp

75

3. Hỗ trợ từ nước ngoài

150

145

4. Thuế gián thu

135

45

5. Đóng góp tự nguyện cho NN

400

III. Chi cho TDCC

1265


IV. Tiết kiệm/ Để dành

2442

Tổng số= I + II + III + IV

0

2442

Câu 13: Hãy làm rõ đối tượng phản ánh, phạm vi lập của Tài khoản sản xuất
theo quan điểm tài chính?
Xét quá trình sản xuất theo quan điểm tài chính có nghĩa là xem quá trình sản xuất
là quá trình vận động của các luồng tiền.
- Đối tượng phản ánh: Quá trình sản xuất và phân phối lần đầu tổng giá trị sản xuất
(GO), tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm).
- Phạm vi lập:
• Cho từng ngành.
• Cho từng đơn vị sản xuất.
• Cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
• Riêng tài khoản sản xuất dạng kết hợp chỉ lập được cho phạm vi toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Câu 13: Tài khoản sản xuất theo quan điểm tài chính cho phép nghiên cứu sản
xuất theo luồng hàng hay luồng tiền?
Tài khoản sản xuất theo quan điểm tài chính cho phép nghiên cứu sản xuất theo
luồng tiền.
Câu 14: Tài khoản sản xuất theo quan điểm tài chính được lập gắn với phân
ngành kinh tế. Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của phân ngành kinh tế?
11



Các khái niệm cơ bản có liên quan đến phân ngành kinh tế:
- Hoạt động sản xuất: theo SNA định nghĩa là quá trình sản xuất bao gồm các hoạt
động được thực hiện bởi một đơn vị thể chế, trong đó có việc sử dụng lao động kết hợp
với các hàng hóa, dịch vụ làm đầu vào để sản xuất ra sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ của
mình. Như vậy các hoạt động có những đặc trưng là: loại đầu vào; công nghệ áp dụng;
loại sản phẩm đầu ra; việc sử dụng sản phẩm đầu ra.
Ở một đơn vị thể chế hoạt động sản xuất được phân loại thành: hoạt động sản xuất
chính và hoạt động sản xuất phụ dựa theo tỷ trọng giá trị gia tăng chúng tạo ra, ngoài ra
còn có các hoạt động hỗ trợ hai loại hoạt động đó. Giá trị gia tăng do hoạt động sản xuất
hỗ trợ không tính riêng mà tính chung vào hai hoạt động kia.
- Đơn vị cơ sở: là một đơn vị kinh tế đóng tại một địa điểm, sản xuất ra một loại sản
phẩm và chịu sự quản lý của một đơn vị thể chế. Trong đơn vị cơ sở có thể có hoạt động
sản xuất phụ nhưng chiếm tỷ lệ giá trị tăng thêm nhỏ so với hoạt động chính.
Ngành kinh tế bao gồm tất cả các đơn vị cơ sở có cùng loại hoạt động sản phẩm
giống nhau hoặc tương tự nhau.
Phân ngành kinh tế chính là việc phân chia nền kinh tế quốc dân thành các tổ
(nhóm) khác nhau dựa theo đặc điểm về hoạt động sản xuất của các đơn vị cơ sở tham gia
phân ngành.
Kết quả phân ngành kinh tế theo ISIC – 3 1989, chia nền kinh tế thành 4 ngành:
Cấp I: 17 ngành
Cấp II: 60 ngành
Cấp III: 159 ngành
Cấp IV: 290 ngành
Kết quả phân ngành kinh tế theo VSIC -2007 có 5 ngành:
Cấp I: 21 ngành
Cấp II: 88 ngành
Cấp III: 242 ngành
Cấp IV: 437 ngành

Cấp V: 642 ngành
Câu 15: Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của các chỉ tiêu có trong tài khoản
sản xuất theo quan điểm tài chính?
12


Các chỉ tiêu có trong tài khoản sản xuất theo quan điểm tài chính là: GO, CPTG, VA
TN1 (LĐ), TN2 (DN), TN3 (NN).
a. Tổng giá trị sản xuất (GO) (đã được trình bày ở câu 7)
Chỉ tiêu này được phản ánh trong phần nguồn của tài khoản sản xuất.
GTSX: là chỉ tiêu phản ánh giá trị toàn bộ sản phẩm là kết quả hoạt động sản xuất
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu GO có thể tính cho đơn vị kinh tế, ngành kinh tế, khu vực kinh tế hoặc toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
b. Chi phí trung gian (CPTG)
Chỉ tiêu này được phản ánh trong phần sử dụng của tài khoản sản xuất lập theo quan
điểm tài chính.
Chi phí trung gian: là toàn bộ chi phí vật chất (hàng hóa) và chi phí dịch vụ sử dụng
trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp, của một ngành, hoặc toàn bộ nền kinh tế
quốc dân để tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ bao gồm: Chi phí về sản phẩm
vật chất dùng cho sản xuất (C2) và Chi phí dịch vụ dùng cho sản xuất.
Chi phí vật chất bao gồm: nguyên, nhiên, vật liệu, giá trị công cụ lao động là tài sản
lưu động, sửa chữa nhỏ TSCĐ, thiệt hại TSLĐ trong định mức,v.v…
Chi phí dịch vụ bao gồm: cước vận tải, phí viễn thông, dịch vụ ngân hàng, bảo
hiểm, chi phí đào tạo, phòng chữ cháy, vệ sinh môi trường,…
Theo phạm vi từng ngành, từng doanh nghiệp thì CPTG khác TDTG. Còn trong
phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì CPTG = TDTG.
CPTG là cơ sở để tính giá trị gia tăng.
c. Giá trị gia tăng (VA: Value Added)
Chỉ tiêu này được phản ánh trong phần sử dụng của tài khoản sản xuất theo quan

điểm tài chính.
Giá trị gia tăng là lượng giá trị mới tăng thêm trong giá trị sản phẩm do kết quả của
quá trình sản xuất và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định.
Nguyên tắc tính:
- Tính theo nguyên tắc thường trú.
- Tính theo thời điểm sản xuất.
- Tính theo giá so sánh và giá hiện hành.
13


- Phạm vi và giá cả tính VA thống nhất với GO và IC.
Chỉ tiêu VA được tính cho từng đơn vị kinh tế, từng ngành kinh tế và có thể tổng
hợp theo nhóm ngành.
d. Thu nhập lần đầu của người lao động - TN1 (LĐ)
Chỉ tiêu này được phản ánh trong phần sử dụng của TKSX lập theo quan điểm tài
chính.
Thu nhập lần đầu của người lao động gồm:
- Tiền lương, tiền công (gồm cả khoản người lao động nhận thù lao lao động bằng
hiện vật)
- Các khoản thu nhập có tính chất lương như: phụ cấp làm ngoài giờ; phụ cấp làm
công việc nặng nhọc, độc hại; phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu trú, phụ cấp đi đường khi đi
công tác; tiền thưởn; tiền phong bao hội nghị.
- Tiền mà người sử dụng lao động nộp cho người lao động gồm: bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ hoạt động công đoàn…
- thu nhập hỗn hợp trong kinh tế hộ gia đình.
e. Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp – TN1 (DN)
Chỉ tiêu này được phản ánh trong phần sử dụng của tài khoản sản xuất lập theo quan
điểm tài chính.
Thu nhập là đầu của doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận còn lại và khấu hao TSCĐ để lại doanh nghiệp

- Lãi trả tiền vay (không kể chi phí dịch vụ ngân hàng vì đã tính vào IC)
f. Thu nhập lần đầu của nhà nước – TN1 (NN)
Chỉ tiêu này được phản ánh trong phần sử dụng của tài khoản sản xuất lập theo quan
điểm tài chính.
Thu nhập lần đầu của nhà nước bao gồm:
- Thuế gián thu, phí gián thu.
- Khấu hao TSCĐ nộp ngân sách.
Câu 16: Giống câu 6
Câu 17: Khái niệm GDP và VA. 4 nguyên tắc tính GDP. Quá trình vận động và
các phương pháp tính
14


a. Khái niệm
Tổng sản phẩm trong nước (GDP: Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của
tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một
thời kỳ nhất định.
Giá trị gia tăng (VA: Value Added) là lượng giá trị mới tăng thêm trong giá trị sản
phẩm do kết quả của quá trình sản xuất và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định.
b. 4 nguyên tắc tính GDP
- Tính theo nguyên tắc thường trú, nghĩa là chỉ các đơn vị kinh tế thường trú mới
thuộc phạm vi tính của GDP.
- Tính theo thời điểm sản xuất, nghĩa là kết quả sản xuất trong thời kỳ nào thì tính
cho GDP thời kỳ đó.
- Tính theo giá hiện hành và giá so sánh.
- Tính toàn bộ kết quả sản xuất.
c. Quá trình vận động và phương pháp tính
* Quá Trình vận động
Xét toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 3 giai đoạn (hình 1):
Giai đoạn 1: Sản xuất tạo ra VA/GDP.

Giai đoạn 2: Phân phối, bao gồm 2 giai đoạn nhỏ là phân phối lần đầu và phân phối
lại. Phân phối lần đầu tạo nên thu nhập lần đầu cho những ai tham gia vào quá trình sản
xuất. Phân phối lại mục đích là để điều tiết thu nhập.
Giai đoạn 3: Sử dụng cuối cùng được lấy từ TNCC= ΣTN1 + kết dư phân phối lại.
Chi cho SDCC theo quan điểm vật chất gồm TDCC, TL, XNK. Chi cho SDCC theo quan
điểm tài chính gồm C, G, S, E - M
Hình 1: Quá trình vận động của VA/GDP

GĐ II:
Quá trình phân phối

GĐ I:
Sản Xuất

GĐ III:
SDCC
PP lại

PP lần đầu

15


Phương pháp sản xuất

Phương pháp phân phối

Phương pháp SDCC

* Phương pháp tính VA

- Phương pháp sản xuất:
VA = GO – IC.
- Phương pháp phân phối:
VA = TN1 (LĐ) + TN1 (DN) + thuế sản xuất + khấu hao TSCĐ
* Phương pháp tính GDP
- Theo phương pháp sản xuất:
GDP = ΣVA + Σ thuế nhập khẩu thuần
GDP tính theo phương pháp sản xuất cho phép đánh giá vai trò từng ngành, từng
vùng, từng thành phần kinh tế trong việc tạo ra GDP, cho phép nghiên cứu cân đối,
cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa chúng và cho phép đánh giá hiệu quả của
sản xuất.
-

Theo phương pháp phân phối:

GDP = ΣTN1(LĐ) + Σthuế sản xuất và NK + ΣKhấu hao TSCĐ + Σthặng dư
SX
GDP tính theo phương pháp phân phối cho phép nghiên cứu cơ cấu thu nhập, hoàn
thiện chính sách phân phối nhằm kết hợp hài hòa lợi ích giữa các nhóm thu nhập:
thu nhập của người lao động, thu nhập của doanh nghiệp và thu nhập của nhà nước.
-

Theo phương pháp sử dụng cuối cùng:
• Theo quan điểm vật chất: GDP = TDCN + TDXH + TL + XK - NK
• Theo quan điểm tài chính: GDP = C + G + I + E – M

Với C: TDCC của dân cư; G: TDCC của chính phủ; S: Tiết kiệm; E: Xuất khẩu; M:
Nhập khẩu.
GDP tính theo phương pháp SDCC cho phép tính các chỉ tiêu phân tích kinh tế vĩ
mô (MPS, MPC, ICOR), các cân đối lớn của nền kinh tế (cân đối giữa sản xuất và tiêu

dùng, giữa tiêu dùng và tích lũy, xuất khẩu và nhập khẩu…)
Câu 18: Giống câu 17.
16


Câu 19: Các chỉ tiêu về cơ cấu GDP và VA?
a. Chỉ tiêu về cơ cấu VA:
- Cơ cấu của VA theo ngành
- Cơ cấu của VA theo yếu tố cấu thành giá trị: (C1 + C2) + V + M
b.Chỉ tiêu về cơ cấu GDP:
- Cơ cấu của GDP theo ngành kinh tế: là việc xác định tỷ trọng VA trong GDP theo
từng ngành, hay nhóm ngành kinh tế. So sánh chúng trong thời gian, không gian và mục
tiêu cho phép thấy được vai trò của từng ngành hay nhóm ngành trong việc tao ra GDP.
- Cơ cấu của GDP theo mục đích sử dụng: là việc xác định giá trị trong GDP đã
được sử dụng cho các mục đích: TDCC của dân cư và TDCC của nhà nước, cho tích lũy
và xuất khẩu thuần, so sánh chúng trong thời gian, không gian và mục tiêu cho phép
nghiên cứu biến động cơ cấu, ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng đến GDP.
- Cơ cấu GDP theo yếu tố cấu thành giá trị: là việc xác định tỷ trọng giá trị khấu hao
TSCĐ, thù lao lao động, thưng dư sản xuất và thuế sản xuất trong GDP, so sánh chúng
trong thời gian, không gian và mục tiêu.

Câu 20: Các nhiệm vụ và phương pháp phân tích thống kê chỉ tiêu GDP và
VA?
Phương pháp
Nhiệmvụ

DSTG

XĐ Xu hướng biến động


+

XĐ Mức độ biến động

+

XĐ Ảnh hưởng các nhân tố

+

HQTT

Chỉ số

Phân tổ liên hệ

So sánh

+
+

+

Câu 21: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân phối, phân phối lần đầu và phân
phối lại. Các chỉ tiêu chủ yếu, Kết quả của phân phối lần đầu, phân phối lại và toàn
bộ quá trình phân phối?
Hình 2: Toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội

Mục đích: điều tiết thu nhập
17

bằng các công cụ: giá; thuế
trực thu; chuyển nhượng.

TDCC
Luồng
Tích lũy
hàng


XNK
C
Luồng tiền
G
S
E-M

VA/GD
P
GĐ II:
Quá trình phân phối

GĐ I:
Sản Xuất

GĐ III:
SDCC
PP lại

PP lần đầu


TNII:
Nhận (+)

TN1 của
người tham
gia SX

PP lại:
Chuyển (-)

ΔPP lại
TNCC

Chi cho
SDCC

Quá trình tái sản xuất gồm 3 giai đoạn. GĐI tạo ra VA/GDP, GĐII phân phối kết quả
sản xuất cho những người tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối lại nhằm mục
đích điều tiết thu nhập, GĐIII sử dụng cuối cùng.
Câu 22: Những vấn đề lý luận cơ bản về chỉ tiêu thu chi nhân tố sản xuất, thu
nhập hỗn hợp.
a. Thu chi nhân tố sản xuất
Thu chi nhân tố sản xuất là các khoản thu nhập của các chủ sở hữu các nhân tố sản
xuất (lao động, vốn, tài sản, tài nguyên…) nhận được từ việc cho thuê, mướn quyền sử
dụng các nhân tố sản xuất đó vào quá trình sản xuất, bao gồm trong nước và nước ngoài
mà người thuê, mướn trả cho người cho thuê, mướn.
Có thể phân tổ các khoản thu chi nhân tố sản xuất thành các nhóm thu chi liên quan
đến: yếu tố lao động (xuất khẩu lao động, chuyên gia..), yếu tố vốn (lãi tiền vay, lãi cổ
phần…) và yếu tố tài sản (cho thuê đất, kho hàng, bến bãi xe máy, nhà xường…).
Thu nhập và chi trả về lợi tức các nhân tố sản xuất tham gia vào sản xuất là các

khoản thu chi về các khoản lợi tức của người sản xuất thuê mướn quyền sử dụng nhân tố
sản xuất (lao động, vốn, tài sản, tài nguyên) vào quá trình sản xuất cho chủ sở hữu nó,
bao gồm: Trong nước chi trả lợi tức các nhân tố sản xuất tham gia vào sản xuất giữa các
khu vực thể chế gồm các khoản: trả lợi tức cổ phần sản xuất, trả lãi tiền gửi tiết kiệm; trả
18


lãi tiền vay khác; trả lãi tiền thuê đất đai. Ngoài nước chi trả lợi tức các nhân tố sản xuất
tham gia vào sản xuất của các khu vực thể chế quốc gia ở ngoài nước, gồm các khoản: trả
thù lao lao dộng đến làm thuê (chuyên gia, cố vấn… ngoài nước và quốc gia); trả lợi tức
cổ phần sản xuất ngoài nước đầu tư vào quốc gia; trả lãi tiền gửi ngân hàng từ ngoài nước
vào quốc gia.
Các khoản thu chi nhân tố sản xuất liên quan đến tất cả các tài khoản thu chi lập cho
từng đơn vị kinh tế, từng khu vực thể chế cũng như toàn bộ nền KTQD. Khi lập cho toàn
bộ nền KTQD, tổng kết dư thu chi nhân tố sản xuất giữa các KVTC trong nước luôn bằng
không, tổng kết dư thu chi nhân tố sản xuất với nước ngoài khác không là cơ sở để tính
chỉ tiêu GNI.
b. Thu nhập hỗn hợp
Xét khu vực Hộ gia đình trong phân tổ nền KTQD theo khu vực thể chế. Khu vực
HGĐ bao gồm các HGĐ tiêu dùng thuần túy tiêu dùng cuối cùng và các hộ gia đình vừa
sản xuất vừa tiêu dùng thuộc thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ: nông, lâm nghiệp, thủy
sản, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương, dịch vụ cá thể,v.v…
Thu nhập hỗn hợp là thu nhập từ hoạt động sản xuất các hộ gia đình sản xuất cá thể.
Câu 23: Xác định quy mô các chỉ tiêu có trong tài khoản thu – chi toàn bộ nền
KTQD
Thu toàn bộ nền kinh tế quốc dân:

Chi toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Σ TNI (KTQD)= 1892 tỷ đồng


Σ chi nhân tố sản xuất = 327 tỷ đồng

Σ thu nhân tố sản xuất = 342 tỷ đồng

Σ chi phân phối lại = 450 tỷ đồng

Σ TNII = 550 tỷ đồng

Δ Phân phối lại = 550 – 450 =100 tỷ đồng
TNCC = Σ TNI (KTQD) + Δ Phân phối lại
= 1892 + 100 = 1992 tỷ đồng
Σ chi cho TDCC = Σ TDCC = 400
Σ Tiết Kiệm = 1265 tỷ đồng

Câu 24: Xác định cơ cấu các chỉ tiêu có trong tài khoản thu – chi toàn bộ nền
KTQD?
Từ bảng tổng hợp thu – chi cho toàn bộ nền KTQD ta có:
- Cơ cấu của Σ TNI (KTQD) theo nội dung:
19


Σ TNI

SXKD

Thu từ nhân tố sản xuất

1892


1550

342

%

81,92%

18,08%

- Cơ cấu của Σ thu nhân tố sản xuất theo:
• Nhân tố sản xuất:
Σ thu nhân tố sản xuất

Lao động

Vốn

Tài sản

342

0

179

163

%


0%

52,34%

47,66%

Σ thu nhân tố sản xuất

NN

CN

QLNN

342

45

63

234

%

13,16%

18,42%

68,42%


Lao động

Vốn

Tài sản

327

0

264

63

%

0%

80,73%

19,27%

NN

CN

QLNN

• Ngành:


- Cơ cấu của Σ chi nhân tố sản xuất theo
• Các nhân tố sản xuất:
Σ chi nhân tố sản xuất

• Ngành:
Σ chi nhân tố sản xuất

327
%

117

210

35,78%

64,22%
20

0
0%


- Cơ cấu của Σ TNII theo
• Nội dung chuyển nhượng:
Σ TNII
550

Tr.C từ Nhà
nước

190

Tr.C từ
DN
75

Hỗ trợ từ N.
ng
150

Thuế gián
thu
135

Đóng góp tự
nguyện
0

%

34,55

13,63%

27,27%

24,55%

0%


• Ngành:
Σ TNII

NN

CN

QLNN

550

315

100

135

%

57,27%

18,18%

24,55%

- Cơ cấu của Σ chi phân phối lại theo
• Nội dung chuyển nhượng:
Σ chi phân
phối lại
450


Tr.C từ Nhà
nước
190

%

42,22%

Tr.C từ
DN
70

Hỗ trợ từ N.
ng
0

Thuế gián
thu
145

Đóng góp tự
nguyện
45

0%

32,22%

10%


15,56%

• Ngành
Σ chi phân phối lại

NN

CN

QLNN

450

110

150

190

%

24,44%

33,33%

42,22%

Câu 25: Nghiên cứu các cân đối lớn từ tài khoản thu – chi toàn bộ nền KTQD?
- Cân đối TNI giữa các ngành

21


TN I ( NN )
780
=
= 1,73
TN I (CN )
450
TN I ( NN )
780
=
= 3,9
TN I (QLNN ) 200
TN I (CN )
450
=
= 2,25
TN I (QLNN ) 200

- Cân đối tổng thu nhập và tổng chi tiêu của từng ngành:
Câu 26: Viết công thức tính một số chỉ tiêu tổng hợp của nền KTQD từ chỉ tiêu
thu nhập nhân tố sản xuât?
Tổng thu nhập quốc gia: GNI= GDP + thu nhập thuần nhân tố sản xuất
Thu nhập quốc gia: NNI= GNI - Σ khấu hao TSCĐ
Thu nhập quốc gia sử dụng NDI= NNI + chuyển nhượng hiện hành thuần
Để dành S= NDI – (C+G).
Câu 27: Các chỉ tiêu chung của 2 tài khoản thu chi với tài khoản sản xuất, vốn
– tài sản tài chính, QHKT với nước ngoài và I – O?
Các chỉ tiêu của TK thu –

chi
I. Thu - Chi phân phối lần đầu

TKSX
VC

TKSX
TC

Vốn – TS
– TC

QHKT
với N. ng

I–O

1. SX-KD
- NN

+

+

- CN

+

+


- QLNN

+

+

2. Thu - Chi nhân tố SX

+

- Lao động

+

- Vốn

+

+ Lãi cổ phần từ DN

+

+ Lãi tiền vay ngân hàng

+

- Tài sản

+


+ Trả tiền thuê đất

+
22


II. Thu - Chi phân phối lại

+

1. Trợ cấp từ nhà nước

+

2. Trợ cấp từ doanh nghiệp

+

3. Hỗ trợ từ nước ngoài

+

4. Thuế gián thu

+

5. Đóng góp tự nguyện cho NN

+


III. Chi cho TDCC
+

IV. Tiết kiệm/ Để dành

23



×