Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Phương Đông chi nhánh Trung Viêt – Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.74 KB, 49 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ............................................... 3
1.1.Một số vấn đề cơ bản về NHTM ................................................................. 3
1.1.1.Khái niệm về NHTM ............................................................................... 3
1.1.2.Các hoạt động chủ yếu của NHTM .......................................................... 3
1.1.2.1.Hoạt động huy động vốn ....................................................................... 3
1.1.2.2 Hoạt động cho vay ............................................................................... 4
1.1.2.3 Hoạt động khác .................................................................................. 4
1.2.Tín dụng ngân hàng ..................................................................................... 4
1.2.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng. ......................................................... 4
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ........................................................... 5
1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng ................................................................. 5
1.2.3.1 Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn ...................................................... 5
1.2.3.2 Căn cứ theo thời hạn tín dụng .............................................................. 5
1.2.3.3 Căn cứ xuất xứ tín dụng. ..................................................................... 5
1.2.3.4 Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. ............................ 5
1.2.3.5 Căn cứ vào hình thái của giá trị cho vay. ............................................. 6
1.2.3.6 Căn cứ theo phạm vi. ........................................................................... 6
1.2.4 Các nguyên tắc áp dụng. ......................................................................... 6
1.2.4.1 Vốn vay phải có mục đích và sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng. ................................................................................... 6
1.2.4.2 Vốn vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng. ........................................................................ 6
1.2.4.3 Vốn vay phải có đảm bảo. .................................................................... 7


1.3 Tổng quan về DNVVN ............................................................................... 7
1.3.1 Khái niệm DNVVN................................................................................. 7
1.3.2 Đặc điểm của DNVVN ........................................................................... 7
1.3.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ........ 8
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TRUNG VIỆT – ĐÀ NẴNG9
GIAI ĐOẠN 2011-2013 ................................................................................... 9
2.1 Giới thiệu tổng quan về OCB - chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng .............. 9
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng ................................... 9
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 11
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban................................................ 11
2.1.4 tinh hình hoạt động kinh doanh của OCB giai đoan 2011-2013 ........... 13
2.1.4.1 tình hình huy động vốn ....................................................................... 13
2.1.4.2 tình hình cho vay ................................................................................. 15
2.1.4.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh ............................................ 17

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang i

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại OCB chi nhánh Trung
Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013 ................................................................ 19

2.2.1 Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng cho vay chung ... 19
2.2.2 Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại OCB –
chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013 .................................... 24
2.2.2.1 Theo thời hạn vay ................................................................................ 24
2.2.2.2 Theo hình thức đamr bảo tín dụng ...................................................... 24
2.2.2.4 Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mục đích sử
dụng ................................................................................................................. 24
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY
MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI NHTMCP PHƢƠNG ĐÔNG-CHI NHÁNH TRUNG VIỆTĐÀ NẴNG ...................................................................................................... 31
3.1 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh............................................ 31
3.1.1 Thuận lợi. ............................................................................................... 31
3.1.2 Khó khăn. ............................................................................................... 31
3.2 Phương hướng và mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới từ
năm 2013 ......................................................................................................... 32
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tại chi nhánh. .................. 34
3.3.1 Đa dạng hóa hoạt động tín dụng đối với DNNVV. ............................... 34
3.3.2 Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt cho DNNVV. ................................. 35
3.3.3 Xây dựng chiến lược mạnh trong đó trọng tâm là chính khách hàng và
tăng cường mối quan hệ chặt chẽ chi nhánh DNNVV. .................................. 35
3.3.4 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNNVV. ................. 36
3.3.5 Tổ chức tốt công tác huy động vốn các nguồn vốn trung và dài hạn. .. 37
3.3.6 Tăng cường công tác kiểm tra. ............................................................. 38
3.3.7 Nâng cao chất lượng cán bộ nhân sự ngân hàng. .......................................................... 39

3.4 Một số kiến nghị đối với chi nhánh của ngân hàng. ................................ 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo


Trang ii

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

DANH MỤC VIẾT TẮT
1. DC
2. DNVVN
3. DNBQ
4. DSCV
5. DSTN
6. ĐVT
7. GTCG
8. HĐDV
9. HĐTD
10.NQH
11.NHNN
12.NHTM
13.OCB
14.TMCP

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

: Dân cư
: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
: Dư nợ bình quân

: Doanh số cho vay
: Doanh số thu nợ
: Đơn vị tính
: Giấy tờ có giá
: Hoạt động dịch vụ
: Hợp đồng tín dụng
: Nợ quá hạn
: Ngân hàng nhà nước
: Ngân hàng thương mại
: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
: Thương mại cổ phần

Trang iii

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 tình hình huy động vốn tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng
giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.1 tình hình cho vay tại OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai
đoạn 2011-2013
Bảng 2.3 kết quả hoạt động kinh doanh tại OCB –chi nhánh Trung ViệtĐà Nẵng giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.4 tỷ trọng cho vay DNVVN trên tổng cho vay chung doanh tại
OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.5 tình hình cho vay đối với DNVVN theo thời hạn vay doanh tại

OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.6 tình hình cho vay đối với DNVVN theo hình thức đảm bảo tín
dụng doanh tại OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.7 tình hình cho vay đối với DNVVN theo ngành doanh tại OCB –
chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.8 tình hình cho vay đối với DNVVN theo mục đích sử dung doanh
tại OCB –chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang iv

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, các DNVVN thuộc các
lĩnh vực khác nhau, đặc biệt các lĩnh vực tư nhân đang phát triển một cách
nhanh chóng. Ở Việt Nam hiện nay, DNVVN chiếm tới 90% trong tổng gần
3000 doanh nghiệp tư nhân. Lực lượng này đã đóng góp một khối lượng lớn
trong tổng sản phẩm quốc nội và tạo ra việc làm trong khu vực phi nông nghiệp
ở nông thôn và lực lượng lao động trong cả nước.
Tuy nhiên quá trình phát triển chúng vẫn còn gặp phải những khó khăn và
thách thức, khó khăn nhất đó là thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và
thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, để tồn tại trong
điều kiện khốc liệt như vậy thì đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đổi mới công

nghệ, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng quy mô sản xuất tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao với giá cả cạnh tranh hơn. Để làm được điều này thì cần phải có
vốn mà đây là vấn đề khó khăn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải.
Điều đó cho thấy việc đâỷ mạnh đối với DNVVN hiện nay được coi là cơ
hội của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Phương
Đông chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng nói riêng, nó phù hợp với xu thế phát
triển nền kinh tế, phù hợp với chủ trương và đường lối của Đảng và nhà nước.
Trong đó ngân hàng là một chủ thể quan trọng giúp các doanh nghiệp giải quyết
khó khăn về vốn. Và nếu doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả thì cũng góp
phần làm tăng thu ngập cho ngân hàng.
Trước tình hình đó việc đẩy mạnh cho vay đối với DNVVN tại NHTMCP
Phương Đông chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng là một vấn đề hất sức cần thiết để
thúc đẩy sự phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt đông và tăng khả năng cạnh tranh
của các DNVVN trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại NHTMCP
Phương Đông chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng em chọn đề tái “giải pháp nâng
cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Phương
Đông chi nhánh Trung Viêt – Đà Nẵng “ làm đề tài tốt nghiệp của mình. Đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về NHTM và hoạt động tín dụng đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại NHTMCP Phương Đông –chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 1

Lớp: CNH3 - 11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Chương 3: một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động cho
vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTPCP Phương Đông –chi nhánh
Trung Việt- Đà Nẵng

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 2

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1.Một số vấn đề cơ bản về NHTM
1.1.1.Khái niệm về NHTM
NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc thù, hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa vốn
trong nền kinh tế giữa nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn thông qua việc thu hút
nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội, cung cấp vốn cho nền
kinh tế thông qua việc cấp tín dụng và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN
cũng như cung cấp các dịch vụ NH khác.

1.1.2.Các hoạt động chủ yếu của NHTM
1.1.2.1.Hoạt động huy động vốn
Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại thì phải cần có vốn
để kinh doanh, nếu quy mô vốn lớn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu, qua
đó quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn của ngân hàng
được hình thành thông qua hoạt động huy động vốn, đây là hoạt động tiền tệ có
ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong hoạt động
này, ngân hàng được sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật
không cấm để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín
dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Kết quả hoạt động huy động vốn là tạo ra
nguồn vốn của ngân hàng.

Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ:
- Nguồn vốn chủ sở hữu, còn gọi là vốn tự có của ngân hàng, bao gồm vốn điều
lệ và các quỹ dự trữ trích lập từ lợi nhuận. Vốn điều lệ dùng để xây dựng nhà
cửa, văn phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị để tạo cơ sở vật chất đảm bảo
cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh và cho vay.
Nguồn vốn này là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất, nó vừa cho thấy quy mô
của ngân hàng, vừa phản ánh khả năng đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối
với khách hàng.
- Vốn huy động: là nguồn vốn chủ yếu của NHTM, nó
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn này
bao gồm:
+ Tiền gửi không kỳ hạn của các đơn vị, cá nhân.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 3

Lớp: CNH3 - 11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

+Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
+Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
+Tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
+Các khoản tiền gửi thanh toán khác.
Như thế, quy mô của nguồn vốn này nó phản ánh được uy tín và vai trò vị trí
của ngân hàng trong nền kinh tế. Trong mối tương quan giữa vốn tự có và vốn
huy động, nếu chênh lệch càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ càng thấp.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn tối thiểu, ngân hàng cần có quy định giới hạn giữa
hai nguồn vốn này.
- Để bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng, ngoài hai nguồn trên ngân hàng có
thể đi vay NHTM thông qua thị trường liên ngân hàng, vay ngân hàng nước
ngoài. Ngoài ra, còn có nguồn vốn khác như: vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài
chính ngân hàng, từ ngân sách Nhà nước…. để tài trợ theo các chương trình, dự
án phát triển kinh tế xã hội và nguồn vốn phát sinh trong các hoạt động trung
gian của ngân hàng.
1.1.2.2 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốn quan trọng nhất, nó quyết
định đến khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nguồn vốn sau khi đã
thực hiện hoạt động ngân quỹ sẽ được sử dụng để cho vay, đây là hoạt động đặc
trưng nhất của NHTM, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu
cho ngân hàng.
1.1.2.3 Hoạt động khác
Ngoài hai hoạt động chủ yếu trên, ngân hàng còn có thể tham gia đầu tư,
mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ

lợi tức chứng khoán và chênh lệch thị giá chứng khoán trên thị trường, thực hiện
hùng vốn, liên doanh qua đó trực tiếp góp vốn vào các xí nghiệp để thành lập
công ty, xí nghiệp mới.
Bên cạnh đó, còn có hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, nó góp phần
tạo ra thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí, đồng thời
cho phép hỗ trợ đáng kể cho hoạt động sử dụng khai thác nguồn vốn.
1.2.Tín dụng ngân hàng
1.2.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với mọi chủ thể khác
trong nền kinh tế xã hội. Trong đó ngân hàng làm trung gian, vừa là người đi
vay, vừa là người cho vay.
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 4

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
-Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ nghĩa là ngân hàng huy
động vốn và cho vay bằng tiền.
-Trong tín dụng ngân hàng, các chủ thể của nó được xác định một cách
rõ ràng.
-Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng không gắn với hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng
1.2.3.1 Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn
- Cho vay đầu tư: là hình thức cấp tín dụng tham gia vào các dự án hay quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để trang trải cho các chi phí thông
thường đáp ứng nhu cầu về đời sống sinh hoạt, tiêu dùng
1.2.3.2 Căn cứ theo thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, mục
đích là để bổ sung nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh của các tổ chức kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 12 đến dưới 60 tháng. Chủ yếu để
đáp ứng nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công
nghệ,mở rộng sản xuất kinh doanh,….
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 60 tháng, được sử dụng để đáp ứng
các nhu cầu dài hạn như nhà ở,mua sắm thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô
lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
1.2.3.3 Căn cứ xuất xứ tín dụng.
- Cho vay trực tiếp: là loại tín dụng mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho
người vay, đồng thời người vay cũng là người trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân
hàng.
- Cho vay gián tiếp: thông qua các loại giấy tờ có giá, ngân hàng tái cấp
tín dụng cho người phát hành bằng cách mua lại các giấy tờ có giá như khế ước
hoặc chứng từ nợ.
1.2.3.4 Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
- Cho vay đảm bảo không bằng tài sản là loại cho vay không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ 3, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy
tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 5


Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng
có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một
nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
- Cho vay có đảm bảo là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế
chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ 3. Đối với khách hành
không có uy tín cao, khi vay phải có tài sản đảm bảo. Sự đảm bảo này là căn cứ
pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ
thứ nhất thiếu chắc chắn.
1.2.3.5 Căn cứ vào hình thái của giá trị cho vay.
- Cho vay bằng tiền là hình thức cho vay phổ biến, vốn tín dụng được cấp
dưới hình thái giá trị tiền tệ.
- Cho vay bằng tài sản: vốn cho vay được cấp bằng tài sản dưới hình thái
tài trợ thuê mua của ngân hàng hoặc công ty thuê mua.
1.2.3.6 Căn cứ theo phạm vi.
- Cho vay trong nước là quan hệ cho vay diễn ra trong phạm vi một quốc gia.
- Cho vay quốc tế là quan hệ vay diễn ra trên phạm vi quốc tế như nước này cho
nước kia vay, hay một nước vay nợ từ các tổ chức kinh tế, tài chính phi chính
phủ hay tổ chức, cá nhân của một nước đi vay vốn trên thị trường quốc tế.
1.2.4 Các nguyên tắc áp dụng.
1.2.4.1 Vốn vay phải có mục đích và sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
Tiền vay phải được sử dụng đúng cho các yêu cầu đã được bên vay thuyết trình

với ngân hàng và được ngân hàng cho vay chấp nhận. Ngân hàng có quyền từ
chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã
định. Quán triệt nguyên tắc này, khi cho vay ngân hàng có quyền yêu cầu buộc
bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám
sát hành động của bên vay về phương diện này.
Tính mục đích của tiền vay gắn liền với hiệu quả kinh tế của khoản vay. Hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay
của ngân hàng. Thiếu yêu cầu này không thể nói đến sự tồn tại và phát triển của
các quan hệ vay vốn.
1.2.4.2 Vốn vay phải đƣợc hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về
vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định.Khi
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 6

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

kết thúc kỳ hạn vay, bến vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng với một
khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
Những sai lệch so với dự kiến của việc hoàn trả nợ vay về mức độ trả nợ, thời
hạn trả nợ đều phản ánh sự không bình thường trong hoạt động của bên vay ở
các mức độ khác nhau. Điều này có liên quan đến uy tín và sự tồn tại của ngân
hàng.

1.2.4.3 Vốn vay phải có đảm bảo.
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế năng động khó có thể xác định
sự báo tương đối chính xác các sự kiện xảy ra trong tương lai, vì vậy việc xác
định một cách tương đối chính xác người sử dụng vốn vay có khả năng trả nợ
hay không là điều rất khó. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc hoàn trả thì khoản tín
dụng đó phải đảm bảo. Có các hình thức đảm bảo sau:
- Đảm bảo bằng tài sản:cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên
thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay.
- Đảm bảo không bằng tài sản dưới hình thức tín chấp hoặc theo chỉ
thị,nghị định của chính phủ.
Tùy thuộc vào đối tượng vay vốn có quan hệ như thế nào với ngân hàng
mà ngân hàng cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc không có đảm bảo bằng tài
sản.
1.3 Tổng quan về DNVVN
1.3.1 Khái niệm DNVVN
Căn cứ theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/6/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc trợ giúp và phát triển DNVVN.Điều 3 của nghị định
định nghĩa DNVVN như sau:
DNVVN là doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật ,được chai thành 3 cấp:siên nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc
số lao động bình quân năm.
1.3.2 Đặc điểm của DNVVN
- DNVVN có vốnđầu tư ban đầu ít nên chu kỳ SXKD của doanh nghiệp
thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh
nghiệp kinh doanh hiệu quả.
- DNVVN tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần
kinh tế.Các DNVVN hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: thương
mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và hoạt động dưới mọi hình thức như:

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo


Trang 7

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài…
- DNVVN có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường, các
DNVVN có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng
nhanh. Do DNVVN tồn tại ở mọi thành phần kinh tế, sản phẩm của các
DNVVN đa dạng, phong phú nhưng số lượng không lớn.
- Năng lực kinh doanh còn hạn chế. Do quy mô vốn nhỏ nên các DNVVN
không có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm
thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn
đến chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém.
DNVVN cũng gặp nhieuf khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường
và phân phối sản phaamrdo thiếu thông tin về thị trường, công tác maketing còn
kém hiệu quả. Điều đó làm cho các mặt hàng của DNVVN không tiêu thụ trên
thị trường.
- Năng lực quản lý còn thấp: Đây là loại hình kinh tế còn non trẻ nên trình độ,
kỷ năng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của người lao động còn hạn
chế. Số lượng DNVVN có chủ doanh nghiệp , giám đốc giỏi, trình độ chuyên
môn cao và năng lực quản lý tốt còn chưa nhiều.Mặt khác,DNVVN ít có khả
năng thu hút được các nhà đầu tư quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao
do khó có thể trả lương cao và có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và

giữ chân những nhà quản lý cũng như những người lao động giỏi.
1.3.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trƣờng
- Giu vai trofquan trọng trong nền kinh tế: các DNVVN thường chiếm tỷ
trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số donh nghiệp. Vì thế, đóng góp vào tổng
sản lượng và việc làm là rất đáng kể.
- Giu vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNVVN
là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh các hợp đồng
thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định.Vì thế,
DNVVN được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: Vì DNVVN có quy mô nhỏ nên dễ điều
chỉnh hoạt động.
- là trụ cột của nền kinh tế địa phương: Nếu như doanh nghiệp lớn thường
đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNVVN lại có mặt ở
khắp địa phương và có đóng góp vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công
ăn việc làm ở địa phương.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 8

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƢƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TRUNG VIỆT – ĐÀ NẴNG

GIAI ĐOẠN 2011-2013
2.1 Giới thiệu tổng quan về OCB - chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
Thành phố Đã Nẵng là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của miền
Trung, với vị thế về vị trí địa lý có bờ biển dài và nhiều cảng thuận lợi cho hoạt
động xuất nhập khẩu nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp hoạt động trong
nhiều lĩnh vực.
OCB được thành lập tại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào
ngày 13 tháng 4 năm 1996 theo giấy phép kinh doanh ngân hàng số 0089/QĐNH5 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp trong thời hạn 99 năm kể tử ngày
13 tháng 4 năm 1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng và chính thức khai
trương hoạt động vào ngày 10/06/1996. Hội sở chính tại 45 Lê Duẩn, quận 1
thành phố Hồ Chí Minh.
 Wedsite: www.ocb.com.vn
 Email:
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông có tên viết tắt tiếng Anh là
ORIENT COMERCIAL JOINT STOCK BANK (được viết tắt là OCB). Trải
qua hơn 18 năm hình thành và phát triển, OCB đã có những bước phát triển vượt
bậc về cả quy mô và chất lượng để có thể phát triển và hội nhập trong thời kỳ
mới. Từ số vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng đã tăng lên 567 tỷ đồng vào năm
2006 và 2007 là năm đánh dấu những bước phát triển mới OCB khi vốn điều lệ
được tăng lên 1200 tỷ đồng. Đó không chỉ đơn thuần là con số mà còn là sự biểu
hiện lớn mạnh không ngừng của OCB trong khi thị trường tài chính nhiều cơ hội
và thách thức.
OCB - chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số
252003/QĐ/HĐQT ngày 16/9/2003 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
14/11/2003, tại số 5 đường Đống Đa - Đà Nẵng với mục tiêu góp phần vào sự
phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời
nhận thấy tiềm năng phát triển của thành phố Đà Nẵng.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo


Trang 9

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp








GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa một hệ thống nhiều
ngân hàng trên địa bàn, tuy nhiên với chính sách linh hoạt của chi nhánh và sự
nỗ lực của cán bộ nhân viên nên cho đến nay sau gần 11 năm thành lập OCB chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng đã không ngừng tăng trưởng về kết quả hoạt
động kinh doanh cũng như về quy mô, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
Sau hơn một năm thi công xây dựng, ngày 30/10/2010, OCB - chi nhánh
Trung Việt - Đà Nẵng long trọng tổ chức Lễ khánh thành trụ sở mới tại số 34-36
Quang Trung - TP Đà Nẵng, đồng thời chuyển đổi trụ sở cũ ở số 05 Đống Đa TP Đà Nẵng thành điểm giao dịch mới là phòng giao dịch Đống Đa.
OCB - chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng đã thiết lập mối quan hệ với khách
hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực sau vài năm hoạt động, vượt
qua khó khăn ban đầu, đến nay chi nhánh đã đạt được kết quả tốt đẹp bằng
những giải pháp linh hoạt phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội góp phần
vào sự phát triển của nền kinh tế TP Đà Nẵng.

Tuy có nhiều khó khăn, thử thách nhưng OCB - chi nhánh Trung Việt- Đà
Nẵng vẫn giữ được vị thế của mình trên địa bàn và ngày càng lớn mạnh, thu hút
nhiều khách hàng đến với chi nhánh. Ngày nay với sự xuất hiện nhiều ngân hàng
diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt để giành lấy thị trường, vì thế tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hàng và giữ chân khách hàng. OCB - chi nhánh Trung - Đà
Nẵng Việt đã thành lập được 6 phòng giao dịch.
Phòng giao dịch Đống Đa, số 5 Quang Trung, TP Đà Nẵng
Phòng giao dịch Hải Châu, số 1 Triệu Nữ Vương, TP Đà Nẵng
Phòng giao dịch Thanh Khuê, A37 Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng
Phòng giao dịch Núi Thành, số 118 Núi Thành, TP Đà Nẵng
Phòng giao dịch Liên Chiểu, số 699 Tôn Đức Thắng, TP Đà Nẵng
Phòng giao dịch Sơn Trà, số 1011 Ngô Quyền, TP Đà Nẵng
Các phòng giao dịch: Nhằm phục vụ cho sự tiện lợi của khách hàng và để
tăng cường mạng lưới của ngân hàng. Tại mỗi phòng giao dịch đều thực hiện
đầy đủ các nghiệp vụ như tại chi nhánh, nhưng quyền hạn về quy mô nghiệp vụ
thuộc vào quy định của OCB.

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 10

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức


Ban Giám Đốc
(1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc)

Phòng
KHDN

Phòng kế
toán và
kho quỹ

Phòng
KHCN

Bộ phận
kho quỹ

PGD
Liên
Chiểu

PGD Hải
Châu

PGD Núi
Thành

PGD
Thanh
Khê


Phòng
Hành
chínhNhân sự

Phòng
công
nghệ
thông tin

Bộ phận
kế toán

PGD Sơn
Trà

PGD
Đống Đa

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và phó giám đốc chịu trách nhiệm quản
lý chung các hoạt động ngân hàng, đề ra các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh và

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 11

Lớp: CNH3 - 11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

giao cho cấp dưới thực hiện. Ban giám đốc chịu trách trước pháp luật, nhà nước
về hoạt động của ngân hàng.
Phòng khách hàng cá nhân: Giám đốc khách hàng cá nhân là người quản lý
toàn bộ nhân sự và hoạt động về khách hàng cá nhân tại chi nhánh và các đơn vị
trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị,
Tổng Giám Đốc và trực tiếp trước giám đốc khối khách hàng cá nhân trong việc
quản lý, điều hành hoạt động khách hàng cá nhân của chi nhánh; được quyết
định giải quyết các công việc quản lý và kinh doanh; ký kết các hợp đồng tín
dụng, kinh doanh, thương mại, dân sự, lao động theo các quy chế, quy định,
phân cấp, ủy quyền của OCB và theo quy định của pháp luật, giám đốc khách
hàng cá nhân báo cáo và chịu sự đánh giá, quản lý nhân sự của Giám đốc khối
khách hàng cá nhân.
Phòng hành chính nhân sự: Đảm nhiệm công tác tổ chức quản lý mọi thủ tục
hành chính và nhân sự của ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc, trưởng
phòng hành chính điều hành mọi công việc liên quan đến chức năng của mình,
tham mưu cho giám đốc về tình hình tuyển chọn nhân sự và đào tạo lao động
đáp ứng nhu cầu về điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ.
Bộ phận công nghệ thông tin: Phụ trách về máy móc, thiết bị thuộc về lĩnh
vực kỹ thuật, tin học.
Hỗ trợ các phần mềm, công nghệ hiện đại cho ngân hàng, góp phần vào việc
triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng.
Bộ phận kế toán: Thực hiện công việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hằng ngày, lập báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Bộ phận ngân quỹ: Thực hiện nhiệm vụ giao tiền mặt trực tiếp cho khách
hàng vay, gửi tiền.
Phòng giao dịch: Thực hiện hoạt động huy động, tiết kiệm dân cư và cho

vay cầm cố sổ tiết kiệm. Quản lý các tài sản ngoại bảng...của khách hàng. Thực
hiện các nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tiền gửi.
Thực hiện các lệnh giải ngân, thu nợ, thu phí. Thực hiện chuyển đổi ngoại tệ,
tiền mặt và séc du lịch, thanh toán các thẻ ngân hàng, chi trả kiều hối.
Cơ cấu tổ chức nhân sự ở chi nhánh tương đối gọn, phân bổ điều ở các
phòng ban. Đa số cán bộ có trình độ đại học, được tập trung theo yêu cầu của
nghiệp vụ. Trong 8 năm hoạt động và trưởng thành dưới sự chỉ đạo sáng suốt
của Hội Đồng Quản Trị, sự lãnh đạo sát sao và hổ trợ to lớn về các mặt của hội
sở Trung Ương, cũng như sự tín nhiệm của các cơ quan và các đơn vị khách
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 12

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

hàng, tập thể lãnh đạo, và cán bộ nhân viên của chi nhánh đã góp phần đưa chi
nhánh ngày càng lớn mạnh và trở thành 1 trong những ngân hàng kinh doanh có
hiệu quả trong địa bàn TP Đà Nẵng.
2.1.4 tinh hình hoạt động kinh doanh của OCB giai đoan 2011-2013
2.1.4.1 tình hình huy động vốn
Huy động vốn luôn là mảng quan trọng và mang lại tính quyết định đối với mỗi
ngân hàng bởi nó là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng và luôn
được các ngân hàng xem trọng hàng đầu. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để
ngân hàng thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ
ngân hàng cho khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hoạt động ngân hàng.


SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 13

Lớp: CNH3 - 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011- 2013
(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu
Năm 2011
Số tiền
1. Tiền gửi dân chúng

Tổng cộng

Năm 2013

Chênh lệch
2013/2012

TT(%)

Số tiền


TT (%)

Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT (%)

489.062

39,19

660.355

30,52

894.711

38,71

171.293

35


234.365

35,5

8.641

0,69

3.216

0,19

5.248

0,28

(5.425)

(62,78)

2.032

65

750.116

60,11

1.007.550


60,29

1.411.235

61,01

257.434

34,32

403.685

40,07

1.247.819

100

1.671.121

100

2.311.194

100

423.302

33,92


640.082

38,3

2. Phát hành GTCG
3. Nguồn vốn huy động khác

Năm 2012

Chênh Lệch
2012/2011

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013)

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 14

Lớp: CNH 3 -11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Qua bảng 2.1 nhìn chung, ta thấy nguồn huy động của chi nhánh có phần hạn
chế. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động được là 1.247.819 triệu đồng, đến năm
2012 thì tổng nguồn vốn huy động có phần tăng lên, tăng 1.671.121 triệu đồng,
tăng 423.302 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc độ tăng 33,92%.

Nguyên nhân của việc tăng này là do nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp và
nhà kinh doanh đang trong giai đoạn dần phát triển, mặt khác lúc này các tổ
chức, cá nhân đang ít cần vốn để đầu tư sản xuất nên làm tăng lượng tiền huy
động của chi nhánh. Năm 2013, cùng với đà phục hồi kinh tế của nhà nước thì
nguồn vốn huy động đạt 2.311.194 triệu đồng, tăng 640.082 triệu đồng với tốc
độ tăng 38,3%.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động được qua 3 năm 2011-2013 thì
nguồn vốn huy động khác là chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 50% tổng
nguồn vốn huy động được. năm 2011 nguồn vốn huy động khác là 750.116 triệu
đồng đến năm 2012 thì con số này là 1.007.550 triệu đồng, tăng 257.434 triệu
đồng với tốc độ tăng 34,32% so với năm 2011. Sau nguồn vốn huy động khác
thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong nguồn vốn huy động được.
phát hành GTCG tăng giảm mạnh qua các năm và qui mô vẫn còn thấp trong
tổng nguồn vốn huy động được.
Nhìn chung công tác huy động vốn qua 3 năm đã có bước tăng trưởng
đáng khích lệ, đảm bảo được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên hiện
nay tỷ giá ngoại tệ đang tăng lên và tỷ lệ lạm phát cao nên chi nhánh vẫn phải có
chính sách thích hợp để tăng cường nguồn vốn huy động.
2.1.4.2 tình hình cho vay
Với đặc thù là tổ chức kinh doanh tiền tệ thì hoạt động cho vay luôn giữ
vai trò rất quan trọn g đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với nền kinh
tế.Đây là hoạt động mang lại thu nhập rất lớn cho ngân hàng và cũng mang lại
rủi ro nhiều nhất. nhận thức được tầm quan trọng này, OCB chi nhánh Trung
Việt luôn đa dạng hóa nghiệp vụ cho vay kiếm khách hàng xây dựng chiến lược
cho vay hiệu quả.Tình hình cho vay của ngân hàng thể hiện qua bảng sau:

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 15


Lớp: CNH 3 -11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013
(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011
Số tiền

TT(%)

Năm 2012
Số tiền

TT(%)

Năm 2013
Số tiền

TT(%)

Chênh lệch

Chênh lệch


2012/2011

2013/2012

Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT(%)

1. DSCV

724.804

100

860.240

100

991.190

100

135.435

18,69


130.950

15,22

a. Ngắn hạn

588.445

81,19

670.576

77,95

751.261

75,79

82.131

13,96

80.685

12,03

b. Trung-dài hạn

136.365


18,81

189.664

22,05

239.929

24,21

53.299

39,09

50.265

26,5

2. DSTN

683.334

100

720.432

100

840.349


100

37.098

5,43

119.917

16,65

a. Ngắn hạn

533.555

78,07

612.473

85

721.367

85,8

78.918

14,79

108.894


17,78

b. Trung-dài hạn

149.829

21,93

107.959

15

118.982

14,2

(41.870)

(27,95)

11.023

10,21

3. DNBQ

671.671

100


715.764

100

818.454

100

44.093

6,56

102.690

14,35

a. Ngắn hạn

376.668

56,08

420.679

58,8

486.674

59,5


44.011

11,68

65.995

15,69

b. Trung-dài hạn

295.003

43,92

295.085

41,2

331.780

40,5

82

0.03

36.695

12,44


1.828

46,26

2.817

48,74

4. NQH bình quân

3.952

5.780

2.963

5. Tỷ lệ NQH/DNBQ(%)

0,59

0,81

0,36

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của OCB – chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013)

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 16


Lớp: CNH3 -11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy được quy mô tín dụng của chi nhánh trong 3
năm. Về doanh số cho vay trong 3 năm đều tăng trưởng cao. Năm 2011 doanh
số cho vay đạt 724.804 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 860.240 triệu đồng, tăng
135.436 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 18,69% so với năm 2011. Đến hết
năm 2013 doanh số cho vay là 991.190 triệu đồng tăng 15,22% tương ứng
130.950 triệu đồng so với năm trước. Điều đó cho thấy ngân hàng đã có những
bước phát triển trở lại sau cuộc khủng hoang kinh tế.
Về doanh số tu nợ thì trong 3 năm qua ngân hàng cũng chú trọng đến
công tác thu nợ. Mặc dù công tác thu nợ gặp rất nhiều khó khăn nhưng doanh số
thu nợ của chi nhánh cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2011
doanh số thu nợ đạt 683.334 triệu đồng đến năm 2012 là 720.432 triệu đồng tăng
37.098 triệu đồng tương ứng với tốc độ 5,43% so với năm 2011. Đến năm 2013
doanh số thu nợi vẫn tiếp tục tăng đạt 840.340 triệu đồng. Để đạt những kết quả
trên thì chi nhánh đã có những chính sách đúng đắn trong hoạt động cho vay và
công tác tu nợ.
Dư nợ bình quân cũng tăng lên, tuy nhiên mức tăng không đáng kể năm
2012 đạt 715.764 triệu đồng tăng 44.093 triệu đồng với tốc độ tăng 6,56% so
với năm 2011. Đến năm 2013 thì mức độ cao, dư nợ bình quân đạt 818.454 triệu
đồng tăng 102.690 triệu đồng với tốc độ tăng là 14,65% so với năm 2012.
Nguyên nhân của mức tăng là do doanh số tăng lên, trong khi nền kinh tế đang
có lạm phát cao nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các thành phần kinh
tế, thu nhập của dân cư tăng cao nhưng chi phí giá cả cũng tăng tương ứng nên

dư nợ của chi nhánh cũng tăng lên.
Từ năm 2011-2013 thì nợ quá hạn tăng giảm khá thất thường, năm 2012
tăng lên 5.780 triệu đồng tốc độ tăng 46,2% so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ
quá hạn giảm mạnh còn 2.963 triệu đồng. Qua đó ta thấy được tỷ lệ nợ quá hạn
cũng tăng giảm theo tương ứng. Năm 2012 là 0,8% tăng 0,21% so với năm
2011. Đến năm 2013 thì giảm 0,44% so với năm 2012.
Nhìn chung hoạt động cho vay của chi nhánh đã có những kết quả tốt đẹp
tuy đã gặp một số khó khăn tron thời gian doanh số cho vay tăng liên tục.
2.1.4.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được xem là yếu tố quan trọng,
quyết định định sự phát triển và tồn tại của ngân hàng. Trong những năm qua
với sự cố gắng và nỗ lực trong công tác quản trị và điều hành nhằm phát huy tối
đa những thuận lợi của mình OCB chi nhánh Trung Việt phòng giao dịch liên
chiểu đã có những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua
bảng số liệu sau:

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 17

Lớp: CNH 3 -11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu


Năm 2011
Số tiền

1. Tổng thu nhập

TT (%)

Năm 2012
Số tiền

TT(%)

Năm 2013
Số tiền

TT(%)

Chênh lệch
2012/2011
Số tiền

Chênh lệch
2013/2012

TT (%) Số tiền

TT (%)

366.327


100

347.967

100

399.604

100

(18.360)

(5,01)

51.637

14,84

361.116

98,58

344.431

98,98

394.156

98,64


(16.685)

(4,62)

49.725

14,44

b. Thu từ dịch vụ

1.598

0,44

1.960

0,56

2.632

0,66

362

22,65

672

34,29


c. Thu nhập khác

3.613

0,98

1.576

0,46

2.816

0,7

(2.037)

(56,38)

1.240

78,68

2. Tổng chi

312.023

100

272.292


100

313.209

100

(39.731)

(12,73)

40.917

15,03

a. Chi phí HĐTD

308.695

98,93

269.505

98,97

310.154

99,02

(38.110)


(12,35)

40.649

14,62

b. Chi phí dịch vụ

463

0,15

387

0,14

369

0,12

(76)

(16,41)

(18)

(4,65)

c. Chi phí khác


2.865

0,92

2.400

0,89

26.86

0,86

(1.245)

(43,46)

286

11,92

3. Lợi nhuận

54.304

100

75.675

100


86.395

100

6.791

12,5

10.720

14,17

a. Thu nhập từ
HĐTD

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 18

Lớp: CNH 3 -11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Qua bảng 2.3, ta thấy tổng thu nhập của chi nhanh có sự gia giảm ở năm 2012 và

tăng năm 2013. Cụ thể năm 2012 giảm 18.360 triệu đồng ứng với tốc đô giảm là
5,01% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì tăng 5.163 triệu đồng tương ứng với
tốc độ tăng là 14,84% so với năm 2012. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín
dụng có mức mức tăng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Năm 2012 giảm 16.685 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 4,62%. Nhưng sang
năm 2013 lại tăng cao 394.15 triệu đồng tăng 49.725 triệu đồng.
Bên cạnh các khoản thu từ hoạt động tín dụng thì thu nhập của chi nhánh
còn có từ các khoản thu phí từ các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán,
bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, tiền lãi phạt theo quy định… Thu ngoài lãi chiếm tỷ
trọng khá nhỏ trong tổng cơ cấu thu nhập của chi nhánh nhưng nhìn chung các
khoản này luôn biến động qua các năm.
Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên để
đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và khoản chi phí này
giảm trong năm 2012 và tăng trong năm 2013.
Cụ thể, tổng chi phí năm 2012 giảm 39.731 triệu đồng tương ứng mức giảm
là 12,73%. Trong đó chi phí hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
chi phí. Chi phí huy động năm 2012 giảm 38.110 triệu đồng.
Nguyên nhân là do biến động của giá trị thị trường vàng và ngoại tệ, thêm
vào đó là sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng. Do
đó chi nhánh muốn huy động được vốn thì phải áp dụng mức lãi suất huy động
hợp lý. Điều này làm cho công tác huy động vốn của chi nhánh gặp nhiều khó
khăn. Ngoài ra, cũng có phát hành thêm chứng chỉ tiền gửi dài hạn để cung cấp
vốn cho nền kinh tế nên phải lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động bằng tiền
gửi thông qua thường. Chính các tác nhân này đã đẩy chi phí vốn của ngân hàng
tăng cao.
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại OCB chi nhánh
Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013
2.2.1 Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng cho vay chung

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo


Trang 19

Lớp: CNH 3 -11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Bảng 2.4: Tỷ trọng cho vay DNVVN trên tổng cho vay chung tại OCB –chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng giai đoạn 20112013
(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
TT(%)
135.435
18,69
42.116
14,28


Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
TT(%)
130.950
15,22
125.213
37,14

Số tiền
724.804
295.002

TT(%)
100
40,7

Số tiền
860.240
337.118

TT(%)
100
39,19

Số tiền
991.190
462.331

TT(%)

100
46,66

-cho vay khác

429.802

59,3

523.122

60,81

528.859

53,34

93.320

21,71

5.737

1,09

2. DSTN
- cho vay DNVVN
-cho vay khác

683.334

200.008
483.326

100
29,27
70,73

720.432
216.3455
504.087

100
30,03
68,97

840.349
300.985
539.364

100
35,82
64,18

37.098
16.337
20.761

5,43
8,17
4,29


119.917
84.640
15.277

16,65
22,18
3,03

3. Dƣ Nợ BQ
-cho vay DNVVN
-cho vay khác

671.671
200.324
471.347

100
29,81
70,19

715.764
228.816
486.948

100
31,97
68,03

818.454

371.906
446.548

100
45,44
54,56

44.093
58.492
16.601

6,56
29,19
3,3

102.690
143.090
(10.400)

14,65
62,53
(8,03)

3.952
624
3.328

100
15,8
84,2


5.780
1.017
4.763

100
17,6
82,4

2.963
1.089
1.874

100
36,75
63,25

1.828
393
1.435

46,2
62,98
43,12

2.817
72
(2.889)

48,74

7,07
(60,66)

1. DSCV
-cho vay DNVVN

4. NQH bình quân
-cho vay DNVVN
-cho vay khác
5.tỷ lệ nợ quá hạn(%)
-cho vay DNVVN
-Cho vay khác

0,59
0,31
0,28

0,8
0,44
0,36

0,36
0,29
0,07

(Nguồn:báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại OCB –chi nhánh Trung Việt- Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013)
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 20


Lớp: CNH 3 -11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.S Cái Quang Kiên

Hiện nay các DNNVV trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động với
quy mô nhỏ lẻ, tốc độ quay vòng vốn nhanh, lại chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực
thương mại, dịch vụ, điều đó đã giải thích vì sao doanh số cho vay ngắn hạn của
DNNVV tăng và chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm qua. Nhìn vào số liệu ta cũng
thấy, DSCV ngắn hạn của DNNVV năm 2012 là 337.118 triệu đồng tăng 42.116
triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 14,28% so với năm 2011. Đến năm 2013
thì đạt được 462.331 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 37,14% so với năm
2012. Điều này cũng mang lại lợi ích cho ngân hàng bởi lãi suất trên thị trường
luôn biến động, khi khách hàng đến vay với thời hạn ngắn, ngân hàng sẽ có cơ
hội điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với thị trường, mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng. Bên cạnh cho vay DNVVN thì cho vay khác cũng tăng lên trong
những năm qua, cụ thể lànăm 2012 đạt 523.122 triệu đồng tăng 93.320 triệu
đồng tương ứng với tốc độ tăng 21,71% so với năm 2011. Đến năm 2013 con số
này đã tăng lên 528.859 triệu đồng tăng 5.737 triệu đồng tương ứng với tốc độ
tăng là 1,09 so với năm 2012.
Về DSTN: cũng như DSCV thì DSTN cũng tăng qua các năm. DSTN từ
683.334 triệu đồng năm 2011 tăng lên 720.432 triệu đồng năm 2012 tương ứng
với tốc độ tăng 5,43%. Đến năm 2013 thì tăng lên 840.349 triệu đồng tăng về
tuyệt đối so với năm 2012 là 119.917 triệu đồng tương ứng với 16,65%. Trong
đó DSTN DNVVN tăng từ 200.008 triệu đồng năm 2011 lên đến 216.345 triệu
đồng năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng là 8,17%. Đến năm 2013 thì tăng
leen300.985 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng là 22,18%.
Tốc độ tăng của DSTN cho vay khác cũng tăng lên đáng kể. Năm 2012 là

504.087 triệu đồng tăng thêm 20.761 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với
tốc độ tăng là 4,29%. Năm 2013 thì doanh số này đạt được 539.364 triệu đồng
tương ứng với tốc độ tăng là 3,03% so với năm 2012.
Dư nợ BQ cũng có sự gia tăng. Trong đó cho vay DNVVN năm 2011 là
200.324 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,81% đến năm 2012 là 228.816 triệu đồng
tăng về tuyệt đối là 58.492 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 29.19%. Đến
năm 2013 là đạt được 371.906 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 62,53%
so với năm 2021. Dư nợ cho vay khác cũng có sự tăng lên từ 471.347 triệu đồng
năm 2011 tăng lên đến 486.948 triệu đồng năm 2012.tuy nhiên năm 2013 có sự
giảm xuống, và giảm còn 446.548 triệu đồng giảm 10.400 triệu đồng tương ứng

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Hảo

Trang 21

Lớp: CNH3 - 11


×