Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.03 KB, 16 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
Môn:Giáo Dục Hòa Nhập.
Lớp: Giáo Dục Mầm Non K39A.

Nhóm 4.

Đề tài: Một số hội chứng đi kèm với tật chậm phát triển trí tuệ(Hội
chứng Down,hội chứng tự kỉ).
Bài Làm:
A.Hội Chứng Down:
1.Nguyên nhân:
- Lỗi nhiễm sắc thể: Gây hội chứng Down do cặp nhiễm sắc thể 21 có thêm
một nhiễm sắc thể.
2.Các dấu hiệu nhận biết(bề ngoài):
-Mắt xếch,chân tay ngắn so với thân thể.
-Đầu ngắn,đường kính của hộp sọ nhỏ.
-Tóc mỏng,thẳng và thưa.
-Mặt tròn,mũi tẹt,65% trẻ em Down miệng luôn há nhỏ.
-Gáy mỏng và rẹt,chi ngắn ,bàn tay bè,ngón chân cái thường chõe ra…
-Trương lực của cơ giảm và các khớp lỏng.
-Khả năng thăng bằng kém do rối loạn hệ tiền đình.
-Thích được người khác vuốt ve,vỗ về.

1


3.Biện pháp giáo dục:
*Về phía nhà trường(giáo viên):
-Môi trường giáo dục :Bố trí sắp xếp lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ ;tạo
không khí lớp học đoàn kết thân ái.
-Cách chăm sóc-giáo dục :










Không có tư tưởng phân biệt,kì thị những trẻ bị Down với những trẻ
bình thường.
Tìm hiểu để nắm rõ đặc điểm của từng trẻ Down trong lớp (hoàn
cảnh,biểu hiện đặc trưng,những hạn chế,những khả năng đặc biệt…)
Thường xuyên tạo điều kiện cho những trẻ Down và trẻ bình thường
được giao tiếp gần gũi với nhau.
Sử dụng tài liệu trong quá trình chăm sóc-giáo dục trẻ Down.
Áp dụng những bài tập củng cố khi dạy trẻ Down.
Dạy trẻ những kiến thức văn hóa đơn giản và những kĩ năng tự phục
vụ bản thân.
Thường xuyên kết hợp với gia đình trẻ và cộng đồng để trao đổi tình
hình của trẻ,những biện pháp khắc phục thông qua việc tổ chức các
buổi hội thảo,buổi tư vấn về trẻ Down.
2


*Về phía gia đình:
-Thuốc có tác dụng kiểm soát được những biểu hiện của bệnh.Việc cung cấp
đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được
các chấn động ở hệ thần kinh.
-Các bậc cha mẹ giành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con.
-Các bậc cha mẹ phải thường xuyên phối hợp với nhà trường và cộng đồng để

trao đổi tình hình của trẻ và những điều cần biết để chăm sóc trẻ bị Down.
*Về phía xã hội:
-Xóa bỏ rào cản phân biệt,kỳ thị trẻ bị Down.
-Tạo điều kiện giao tiếp,tạo sự hòa nhập với trẻ bị Down.
-Hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất cho nhà trường và gia đình để giúp trẻ
bị Down phát triển.

3


B. Hội Chứng Tự Kỷ:
1.Khái niệm: Tự kỷ(còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ-ASD)là kết quả của sự rối
loạn phát triển của hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và
có thể kéo dài đến suốt cuộc đời con người.
Là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời, bộc lộ ngay từ những năm đầu
đời.
*Mức độ phổ biến của chứng tự kỷ:
- Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng
tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội.
- Tỷ lệ hiện mắc tự kỷ dao động tuỳ theo nghiên cứu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế
thế giới ước tính cứ mỗi 160 trẻ có một trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Trung tâm
phòng chống dịch bệnh của Mỹ công bố tỷ lệ có rối loạn phổ tự kỷ là 1/68
trẻ.Tại Anh đã có 700 nghìn người bị tự kỷ.
- Tất cả trẻ em không phân biệt dân tộc và tầng lớp xã hội đều có thể mắc tự
kỷ.
- Trẻ em trai mắc tự kỷ gấp từ 4 -5 lần so với trẻ em gái.
- Tại Việt Nam, số trẻ được chẩn đoán tự kỷ ngày càng tăng lên. Cụ thể, tại
Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ được chẩn đoán tự kỷ trong các năm là:
2008: 450 trẻ, 2009: 963, 2010: 1792.
2.Các dấu hiệu nhận biết(bề ngoài) :

-Trẻ tự kỷ có bề ngoài như trẻ bình thường.

4


3.Phân loại mức độ hội chứng tự kỷ:
* Tự kỷ mức độ nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường,
giao tiếp với người ngoài hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kỹ
năng chơi và nói được tương đối bình thường.
* Tự kỷ mức trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp với người
ngoài hạn chế và nói được nhưng hạn chế.
*Tự kỷ mức độ nặng: Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp với
người ngoài và không nói được.
+ Vấn đề tự chăm sóc của trẻ tự kỷ
− Trẻ có khó khăn khi học kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, tự
chăm sóc và đi vệ sinh.
− Một số trẻ có thể bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong cuộc sống hàng
ngày.
− Trẻ có khó khăn trong việc đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công
cộng.
5


+Vấn đề học hành
− Kỹ năng chơi không phát triển.
− Trẻ có khó khăn về đọc và học tập.
+Nhận thức của trẻ tự kỷ
- Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.
- Trí nhớ ngắn qua nhìn, nghe kém.
- Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề.

- Khó khăn khi định hướng.
+Tâm lý - xã hội của trẻ tự kỷ
- Trẻ có thể kém tưởng tượng.
- Trẻ có thể tự kích động mình: đập đầu, lăn đùng ra đất.
- Trẻ có thể tự kích dục (sờ bộ phận sinh dục, thủ dâm).
- Trẻ có thể kém tự điều khiển nội tâm.
- Trẻ có thể kém kiểm soát hành động của mình.
- Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội.
- Trẻ có thể kém khi giao tiếp qua lại một - một, trong nhóm nhỏ hoặc nhóm
lớn.
PHÂN LOẠI THEO HỘI CHỨNG:
- Hội chứng Asperger với các biểu hiện như trẻ vụng về, sợ leo trèo, hầu hết
các trẻ này còn vụng về cả trong chuyện đi đứng, hay vung vẩy hai tay và chúi
đầu về phía trước, chạy một cách lúng túng, vươn dài hai cánh tay ra, rối loạn
phát triển lan toả không đặc hiệu thường xảy ra không liên tục và có ít biểu
hiện hơn.
- Hội chứng Rett: rối loạn nhân cách tuổi nhỏ với các biểu hiện như cư xử
không đúng cách, thường xuyên nổi nóng, đánh người khác…
4.Nguyên nhân : Các nghiên cứu hiện nay đều chưa hẳn khẳng định nguyên
nhân chính xác của chứng tự kỷ. Các nghiên cứu gần đây đã gợi ý về 2 nguyên
nhân gây chứng tự kỷ ở trẻ:


Yếu tố bẩm sinh - di truyền gây ra những khác biệt trong sự phát triển
và chức năng của não bộ.
6





Yếu tố môi trường (bao gồm môi trường xung quanh và môi trường
bào thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi) như một số yếu tố
sinh hóa, biến chứng khi mang thai, sinh nở.

=> Còn hoàn cảnh xã hội, cách nuôi dạy của cha mẹ, việc ăn cùng với trẻ tự kỷ
hay mối quan hệ giữa vắc xin MMR cũng được khoa học bác bỏ không phải là
nguyên nhân dẫn tới tự kỷ.
*Yếu tố bẩm sinh - di truyền: Theo các nghiên cứu khoa học, cơ chế di truyền
đóng góp khoảng 90% khả năng gây bệnh tự kỷ nhưng việc di truyền của
bệnh tự kỷ rất phức tạp và thông thường qua các gen tương ứng.
-Trong gia đình có người mắc bênh tự kỷ thì con cháu họ sẽ có nguy cơ mắc
bệnh tự kỷ cao.
Ví dụ: cha di truyền sang con,ông di truyền sang cháu,mẹ di truyền
sang con…
+Trong một cặp sinh đôi, nếu một bé bị tự kỷ thì 9/10 trường hợp đứa
trẻ còn lại cũng có nguy cơ tự kỷ. Nếu anh chị em bị tự kỷ thì đứa trẻ còn lại
có nguy cơ mắc các rối loạn phát triển gấp 35 lần.
-Về gen: Các nhà khoa học mới chỉ thành công trong việc tìm ra các gen có
liên quan tới tự kỷ.
Ví dụ: Hội chứng nhiễm sắc thể X mỏng manh(Fragile X) và Xơ cứng
củ(Tuberous sclerosis); đột biến gen, đa gen polygenic, cùng với hàng trăm
các gen khác góp phần nhỏ tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ.
+ Sự phát triển không bình thường của não từ thời kì bào thai.
Ví dụ: Vấn đề về tuyến giáp do thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong
tuần 8-12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi
trong não thai nhi dẫn đến trẻ bị tự kỷ.
+Vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não.
Ví dụ: Thiếu lượng sereton.
=> Nhưng trẻ có nguy cơ di truyền không có nghĩa là trẻ chắc chắn bị tự kỷ.
* Môi trường:

- Nhiễm khuẩn lúc mang thai: Trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh
truyền nhiễm điều này ảnh hưởng tới trẻ, không những có nguy cơ cao khiến
thai nhi bị dị dạng mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.
Ví dụ: bệnh cúm, sởi, đậu mùa,…
7


-

Một số trường hợp hiếm,bệnh tự kỷ liên quan đến các tác nhân về cân
năng sơ sinh thấp, những khiếm khuyết sau khi sinh.
Ví dụ: Trẻ bị khuyết tật về tay ,chân, mắt…

-

Những bà bầu sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ đều khiến thai
nhi dễ mắc bệnh tự kỷ sau khi chào đời.

Ví dụ: uống thuốc an thần,axit valproic hoặc thuốc điều trị dạ dày,tá
tràng,viêm khớp...
- Thuốc trừ sâu: Năm 2007 các nhà nghiên cứu khoa học về sức khỏe cộng
đồng California cho biết phụ nữ trong 8 tuần đầu thời kì mang thai sống gần
nơi ruộng đồng nông trại có phun nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ...thì nguy cơ
mắc bệnh tự kỷ cao hơn những nơi môi trường trong lành.
- Có các nghiên cứu gần đây cho biết, thai phụ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress,
u buồn...thì trẻ sinh ra dễ bị bệnh tự kỷ.
=> Tuy nhiên mỗi một yếu tố môi trường chỉ góp phần rất nhỏ vào nguy cơ
mắc chứng tự kỷ. Có rất nhiều người phơi nhiễm với nhiều yếu tố môi trường
nhưng không bị tự kỷ.
5. Một số đặc điểm cơ bản :

a. Nhận thức :
* Cảm tính: Trẻ tự kỷ thường bị rối loạn về các giác quan.
- Cảm giác:
+ Một số trẻ quá nhạy cảm với môi trường xung quanh.






Trẻ hay nhạy cảm với tiếng ồn như:
Ví dụ: một loại nhạc quảng cáo nào đó,tiến kèn ống kêu tut u,tiếng máy
cắt cỏ…
Trẻ nhạy cảm với những mùi hương đậm đặc.
Ví dụ: mùi hương hoa hồng,hoa bưởi,mùi nước hoa…
Không thích cảm giác được ôm và âu yếm.
Cảm thấy khó chịu,đau khi tiếp xúc với bề mặt chất liệu nào đó.

+ Bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ tự kỷ ít nhạy cảm với môi trường xung
quanh,vì thế trẻ thường thích cảm giác được ôm chặt hoặc ôm chặt người
khác,không biết đau khi bị đau.
-

Tri giác:

+ Trẻ thường nhạy cảm với ánh sáng.
8


+ Việc tri giác của trẻ về thế giới xung quanh gặp khó khăn.

+ Thường thì trẻ Mầm non nhận biết đủ 3 màu”chuẩn nhận cảm” nhưng một
số trẻ tự kỷ có thể nhận biết đến 9 màu.
* Lý tính:
- Tưởng tượng:
+ Trẻ tự kỷ không phát triển được hoạt động vui chơi mang tính sáng tạo
Ví dụ: trò chơi đóng vai theo chủ đề, cô đưa ra yêu cầu “chúng ta hãy
giả vờ cho ô tô rời bến đi chở hàng” thì trẻ tự kỷ chỉ xoay bánh xe ô tô thay vì
cho xe chạy.
+ Trẻ gặp nhiều khó khăn trong sự phát triển, các hoạt động vui chơi và
tưởng tượng.
=> Giảm khả năng tưởng tượng.
- Tư duy:
+ Có rất nhiều thứ chúng ta tự nhiên hiểu được về thế giới xung quanh nhưng
điều đó lại khó hiểu đối với trẻ tự kỷ.
+ Đối với trẻ tự kỷ thì thế giới là tập hợp những thứ hỗn độn về người, sự vật,
sự việc, nơi chốn. Đôi khi cố gắng hiểu những gì xảy ra xung quanh khiến trẻ
tự kỷ lo lắng.
+ Khi chơi trẻ chỉ quan tâm tới một vài chi tiết nhất định cứ không hiểu chức
năng của đồ vật.
+ Không thể phủ nhận trẻ cũng có “những vùng phát triển khả năng đặc biệt”.
Hội chứng Asperger là một dạng của chứng tự kỷ, những người bị Asperger
thường có trí thông minh hơn bình thường hoặc trên mức bình thường, họ ít
có vấn đề ngôn ngữ hơn dạng tự kỷ khác nhưng vẫn gặp một số khó khăn
nhất định trong việc hiểu và xử lí ngôn ngữ. Họ thường có những năng khiếu
vượt trội về âm nhạc, hội họa, toán học.
Ví dụ: Jodi Diapizza là cô bé mắc chứng bệnh tự kỷ hiếm gặp vào năm 2
tuổi. Thế nhưng, cô bé lại có tài năng thiên bẩm về âm nhạc. Trong chương
trình Night of Too Many Stars, cô bé khiến mọi người thật xúc động khi song

9



ca Firework chung với thần tượng của mình, Katy Perry.

-

Tuy nhiên trẻ rất khó khăn trong việc diễn đạt để người khác hiểu do trẻ bị
“rối ngôn ngữ”.

Ví dụ: Hỏi trẻ màu nào là màu đỏ, màu vàng, màu xanh…ta thấy trẻ chỉ
chính xác màu yêu cầu nhưng trẻ chỉ dùng tay để chỉ nhưng không gọi tên
màu.
b. Ngôn ngữ, giao tiếp :
* Ngôn ngữ :
- Khó khăn trong việc hiểu, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ phi ngôn
ngữ,đặc biệt là trong các tình huống giao tiếp.
Ví dụ: Trẻ không hiểu ý nghĩa của cử chỉ, điệu bộ, biểu hiện nét mặt,
ngữ điệu của giọng nói…
- Năm đầu: Trẻ không nói được âm đơn Phần lớn trẻ tự kỷ thường ít bập bẹ
nói trong năm đầu tiên, thậm chí gần như câm nín đến khi trẻ được 5 tuổi.
- Năm thứ 2 trở đi:




Trẻ có nói nhưng nói ít hoặc nói lặp lại những từ hoặc câu đơn giản, vô
nghĩa, không liên quan đến sự vật hiện tượng xung quanh.
Không nói được từ có 2 âm tiết khi 16 tháng tuổi. Phần lớn hay gầm gừ,
thể hiện vốn từ ít ỏi.
Trẻ sử dụng ngôn ngữ riêng theo lối tưởng tượng riêng mà người khác

không thể hiểu được chúng đang nói gì.
10






Trẻ không hiểu được lời người khác và không biết cách thể hiện suy
nghĩ của chính mình.
Nhại lại: Trẻ nhắc lại các từ hoặc cụm từ mà trẻ nghe được.
Có những trường hợp khi đang nói chuyện lại bỏ lửng câu nói, thiếu sự
tương tác qua lại trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

* Giao tiếp: Trẻ tự kỷ tương tác xã hội kém.
- Trẻ trong giai đoạn đầu đời từ 0-6 tháng tuổi :







Thiếu những cử chỉ trao đổi vui mừng với bố,mẹ; không tỏ thái độ thích
thú khi người khác quan tâm chăm sóc.
Ví dụ: Không có dấu hiệu dang tay khi ai muốn bế bồng. Có dấu hiệu né
tránh, ngoảnh mặt đi nơi khác khi người khác ở tư thế đối diện với bé.
Lặng im cả ngày, ít cử động, khi thì quá ngoan, khi thì phá phách.
Rối loạn giấc ngủ.
Thiếu phản xạ bú, mút.

Trẻ không biết cười ở tháng thứ 3 hay còn gọi là không có “nụ cười xã
hội”.

-Trẻ 6 tháng-1 năm :
Không có cử chỉ vui mừng và thích thú khi có mẹ hay người thân đến
gần ,thái độ lãnh đạm với âm thanh và hình ảnh hoặc những kích thích
từ môi trường .
• Không quan tâm đến đồ chơi nhưng lại chú tâm đặc biệt vào những vật
thể lạ.
• Ví dụ: các Nhìn chằm chằm như bị hút vào những vật thể quay tròn,
nhìn các ngón tay ve vẩy, khe hở, lỗ rách, luồng ánh sáng qua khe hở…
• Không có biểu hiện lo sợ,khóc khi đối diện với người lạ và cũng không
thân thiện với người chăm sóc ở tháng thứ 8.
• Không phản ứng khi nghe gọi tên mặc dù thính giác bình thường,giật
mình khi có tiếng động.
Trẻ từ 1 năm trở đi :
• Trẻ thích chơi một mình, tránh giao tiếp và chia sẻ đồ chơi với các bạn
cùng tuổi.


-

Ví dụ :Trẻ tự kỷ thượng thích tự chơi một mình, tách rời khỉ những
người khác, tỏ ra lãnh đạm, không quan tâm tới những người xung quanh,
thậm chí cả người thân trong gia đình.
Đôi khi trẻ tự kỷ có chủ động tương tác với người khác nhưng lại theo
một cách rất kì quặc, khó được chấp nhận.

11



Ví dụ: Trẻ hay liếm, hít tay, má…của bất kì người nào mà trẻ bắt đầu tiếp
xúc.


Không biết sử dụng những cử chỉ thông thường.

Ví dụ: Vẫy tay tam biệt, gật đầu khi đồng ý, lắc đầu khi không hài lòng, chỉ
trỏ vào cái mình muốn…


Hầu như trẻ tự kỷ không có hoặc lẩn tránh tương tác mắt - mắt với
những người khác hay nói cách khác là không nhìn thẳng vào mắt
người khác.

=> Tóm lại: Ta thấy trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn về ngôn ngữ và hạn chế về
giao tiếp.
c. Đặc điểm về hành vi : Mặc dù trẻ tự kỷ có những khó khăn nhất định nhưng
mỗi trẻ tự kỷ sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng chúng có một số đặc
điểm chung như:
-Trẻ chỉ thích chơi một mình:
+Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những
khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình
trong không gian riêng của chúng với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ
mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình.
Ví dụ: Trẻ luôn cầm trên tay và chỉ chơi với những con búp bê, gấu
bông, mèo kitty.
-Trẻ có hành vi,sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, không thích sự thay
đổi:





Các hành vi cưỡng bức thường theo một quy tắc nào đó
Ví dụ : Trẻ sắp xếp đồ chơi của chúng theo một đường thẳng, đi theo
một con đường nhất định để về nhà hoặc đến trường.
Các hành vi đơn điệu, thiếu sự đa dạng và chống lại sự thay đổi, thích
môi trường quen thuộc và tức giận khi có sự thay đổi nào đó.

Ví dụ:Trẻ chỉ chơi với những con búp bê, gấu bông và khi ta thử lấy đi
“người bạn thân thiết” của trẻ và thay thế bằng những đồ chơi khác trẻ sẽ
lập tức phản ứng dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó lầm lì. Khi vô tình
sắp xếp lại đồ chơi của bé theo một trật tự khác, bé sẽ tỏ ra khó chịu và tức
giận hay bé chỉ thích ở trong không gian phòng riêng của bé và tuyệt đối
không thích đến những nơi khác đặc biệt là những điểm đông người.

12


=> Hầu hết trẻ tự kỷ đều không thích những điều mới mẻ, không thích
bất kỳ sự thay đổi nào. Trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị di chuyển
hay sự can thiệp của người khác đến việc chúng đang làm.
- Có hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại:
Các hành vi rập khuôn với các vận động không có mục đích
Ví dụ: cắn móng tay, bẻ ngón tay, vỗ tay, quay đầu hay đung đưa cơ thể
ra phía trước hay phía sau, đập đầu vào tường, giữ khư khư một đồ
vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác
liên tục.
• Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau
được thực hiện hằng ngày ở cùng một thời điểm, bởi trẻ tự kỷ thường

rất máy móc, chúng sẽ lặp đi lặp lại việc yêu thích
Ví dụ : Trẻ chỉ ăn đi ăn lại một món ăn và nhất quyết không đổi không
đổi không đổi món khác, chỉ thích mặc một loại quần áo nhất định, nói
đi nói lại một câu chào cho dù với bất kì ai.
Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân:


-

+ Trẻ tự kỷ thường lóng ngóng, vụng về trong các việc sinh hoạt hằng
ngày và phải chờ đợi sự nhắc nhở của người khác.
Ví dụ: không biết đi tất, đội mũ, mặc áo, đi vệ sinh…hoặc làm được
nhưng còn khó khăn
-

Ngoài ra trẻ còn biểu hiện những hành vi bất thường.
Ví dụ: Tự kích thích, tự xâm hại…

*Lưu ý: Những đặc điểm này có thể quan sát được ở trẻ, nhưng để kết luận
một trẻ có chứng tự kỷ cần phải có nhà chuyên môn tiến hành các bài kiểm
tra đánh giá và sử dụng các công cụ tiêu chuẩn để làm chuẩn đoán.
=> Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu
đời nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình
thường. Vì vậy việc phát hiện sớm trẻ bị tự kỷ là mộ khó khăn.
Một số dấu hiệu “cờ đỏ”giúp phát hiện sớm trẻ tự kỷ. Khi nhận ra trẻ có
những dấu hiệu này, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế:






Chưa biết cười lớn hoặc thể hiện vui mừng khi 6 tháng tuổi.
Chưa biết đáp ứng qua lại với lời nói, âm thanh, cười hoặc những biểu
cảm khác trên khuôn mặt khi 9 tháng.
Chưa biết bập bẹ, chưa biết sử dụng các điệu bộ như chỉ tay, vẫy tay khi
12 tháng.
Chưa phát âm được từ nào lúc 16 tháng.
13





Chưa biết nói (kể cả nhại lại và bắt chước) cụm 2 từ lúc 24 tháng.
Bị giảm bớt khả năng nói, bập bẹ hoặc kỹ năng xã hội ở bất kì lứa tuổi
nào.

6. Hậu quả: Nếu bị tự kỷ trong thời gian dài sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm
trọng.
Ví dụ: Trẻ chậm phát triển, bị câm hẳn thậm chí có thể mắc các bệnh về
thần kinh.
7. Biện pháp: Tự kỷ có cách chữa hay không, không có cách cữa tự kỷ nhưng
có biện pháp can thiệp để hỗ trợ khả năng học tập và sự phát triển cho người
tự kỷ.
*Về phía nhà trường(giáo viên):
- Môi trường:
Hạn chế sự thay đổi của trẻ tự kỷ.
Mọi sự thay đổi cần thực hiện từng bước để trẻ thích nghi kịp thời
Chăm sóc – giáo dục:
• Không có tư tưởng phân biệt, kì thị những trẻ bị tự kỷ với những trẻ

bình thường. Hơn ai hết, sự quan tâm, yêu thương của cô giành cho trẻ
tự kỷ là một biện pháp giúp trẻ vượt qua những mặc cảm để phát triển
bản thân.
• Không cho trẻ tiếp xúc với những đồ vật làm trẻ sợ hãi.
• Tìm hiểu để nắm rõ đặc điểm của từng trẻ tự kỷ trong lớp (hoàn cảnh,
biểu hiện đặc trưng, những hạn chế, những khả năng đặc biệt…)
• Đề ra những biện pháp tích cực để những trẻ tự kỷ khắc phục những
khó khăn cũng như tạo điều kiện để trẻ đó phát huy những “khả năng
đặc biệt” của mình.
Ví dụ: Sử dụng các bài tập phát triển ngôn ngữ. Tập luyện vận động và
giác quan để khắc phục những rối loạn về giác quan.
• Thường xuyên tạo điều kiện cho những trẻ tự kỷ và trẻ bình thường
được giao tiếp gần gũi với nhau qua những giờ thảo luận nhóm, trao
đổi ý kiến, vui chơi…với nhau.
• Tạo sự giao tiếp mắt - mắt với trẻ tự kỷ.
• Thường xuyên kết hợp với gia đình trẻ và cộng đồng để trao đổi tình
hình của trẻ, những biện pháp khắc phục thông qua việc tổ chức các
buổi hội thảo, buổi tư vấn về trẻ tự kỷ.


-

*Về phía gia đình: Sự can thiệp của gia đình là một biện pháp hữu ích nhất
đối với việc khắc phục chứng tự kỷ cho trẻ. Hơn ai hết, gia đình là tổ ấm, là
nơi trẻ cảm thấy được an toàn nhất và cha mẹ là những người luôn giành
trọn tình yêu thương dù trẻ có như thế nào.
14


Các bậc cha mẹ có thể sử dụng kết hợp những biện pháp sau:





Trang bị hệ thống tranh ảnh, lịch hoạt động bằng hình ảnh.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ giao tiếp nếu có điều kiện.
Cung cấp các phương tiện hỗ trợ về giác quan.
Ví dụ: Tai nghe chống tiếng ồn ào nặng trong trường hợp người tự kỷ
quá nhạy cảm với âm thanh hay có rối loạn về tiền đình.



Hướng dẫn, củng cố những hành vi tốt, giảm thiểu hành vi tiêu cực và
đi kèm với hạn chế các tình huống dễ gây cơn bùng nổ.



Các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên giành nhiều thời gian và kiên
nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và
mất dần những suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp.



Các bậc cha mẹ phải thường xuyên phối hợp với nhà trường và cộng
đồng để trao đổi tình hình của trẻ và những điều cần biết để chăm sóc
trẻ tự kỷ.

* Về phía xã hội:
- Xóa bỏ tư tưởng phân biệt, kỳ thị trẻ tự kỷ.
- Liên Hợp Quốc chọn ngày 2/4 là ngày Thế Giới Nhận Thức Chứng Tự Kỷ.

- Hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất cho nhà trường và gia đình để giúp
trẻ tự kỷ hòa nhập và phát triển.
Ví dụ: Các trung tâm y tế đến khám sức khỏe cho trẻ, các nhà chuyên
gia về tâm lý đến tư vấn cho trẻ, hỗ trợ cho trẻ tự kỷ tham gia những lớp hội
họa, lớp toán học, nhà văn hóa…để trẻ được hòa nhập và phát triền “khả
năng đặc biệt” của mình.
=> Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
*Những sự nhầm lẫn trong việc hiểu biết về bệnh tự kỷ:
- Thứ nhất: Về biểu hiện.
+ Nhiều người cho rằng những trẻ ít nói, hay buồn bã, sợ sệt, ngại giao
tiếp đều cho là trẻ bị tự kỷ. Điều này là chưa chính xác, dấu hiệu này trong
nhiều trường hợp cũng lên quan đến một số bệnh khác. Chẳng hạn trẻ bị
trầm cảm. Vì vậy không nên kết luận sớm.
-

Thứ hai: Về nguyên nhân.
15


+ Thuyết” bà mẹ tủ lạnh” (Refrigerator mothers) do Leo Kanner và
Bruno Bettel truyền bá năm 1943 cho rằng trẻ sinh ra thiếu sự quan tâm của
cha mẹ là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết
luận quan điểm của thuyết này là hoàn toàn sai và đem lại sự trong sạch cho
các bậc cha mẹ.
-

Thứ ba: Về biện pháp.

+ Gần đây có nhiều thông tin cho rằng việc sử dụng các biện pháp trị
liệu “cạo gió, châm cứu” sẽ góp phần chữa bệnh tự kỷ nhưng điều đó là không

chính xác. Việc đó chỉ góp phần làm giảm các biểu hiện bên ngoài như: ít xoay
tay, mút tay, lắc đầu…
+ Cho đến nay, chưa có một biện pháp nào có thể chữa khỏi được tự kỷ
và các biện pháp được thừa nhận về mặt khoa học hiện nay đều đỏi hỏi quá
trình can thiệp lâu dài và tích cực. Đặc biệt, trong danh sách các biện pháp
can thiệp có kiểm chứng khoa học hiện nay chưa có biện pháp “cạo gió, châm
cứu”.
Kết luận: Mỗi trẻ tự kỷ sẽ có những biểu hiện khác nhau, chính vì thế
không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Điều trị
bệnh ở những trẻ được chuẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó
khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù không
thể chữa khỏi nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có
thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện cuộc sống của trẻ
tốt hơn. Và trên hết, việc xóa bỏ những tư tưởng kỳ thị trẻ tự kỷ sẽ là tiền đề
tốt để giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với cuộc sống và phát triển hơn.
DANH SÁCH NHÓM 4
1.ĐẶNG THỊ LỤA.
2.NGUYỄN THỊ TRÀ AN.
3.H’NHUNG HWING.
4.H’LOAN NIÊ.

16



×