Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Luận văn liên kết 1 số ngành kinh tế giữa 3 tỉnh trung du miền núi phía bắc phú thọ,yên bái,lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.28 KB, 74 trang )

Lời nói đầu
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới nói chung và mỗi địa phơng trong cả nớc nói riêng đều có nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội nhất
định. Do nguồn lực có hạn nên việc sử dụng hiệu quả nguồn lực đồng thời
phát huy lợi thế so sánh luôn là vấn đề nhận đợc sự quan tâm hàng đầu ở
mỗi quốc gia.
Nhận thấy đợc tầm quan trọng đó, Đảng, nhà nớc và các cấp chính
quyền không ngừng đổi mới đờng lối, chính sách nhằm phát triển kinh tếxã hội của vùng và cả nớc. Trong đó, phát triển liên kết kinh t góp phần
thúc đẩy phân công lao động xã hội giữa các vùng, các doanh nghiệp trong
nớc và quốc tế, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung, xã hội hoá sản
xuất công nghiệp; huy động có hiệu quả nguồn lực của đất nớc vào phát
triển kinh tế, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nớc.
Liên kết kinh tế giữa các địa phơng trong vùng là một bộ phận trong quá
trình liên kết kinh tế nói chung. Trong đó, các địa phơng trong vùng sẽ phối
hợp xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội vùng.
Là một sinh viên thực tập tại ban nghiên cứu phát triển vùng- Viện
chiến lợc phát triển- Bộ kế hoạch đầu t em lựa chọn đề tài " Liên kết một
số ngành kinh tế giữa ba tỉnh trung du miền núi phía Bắc: Phú Thọ;
Yên Bái; Lào Cai" làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm ba chơng:
Chơng I: Những vấn đề lý luận chung về liên kết kinh tế giữa các
địa phơng trong vùng.
Chơng II: Thực trạng liên kết kinh tế ở ba tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái,
Lào Cai.
Chơng III: Định hớng và giải pháp thực hiện liên kết kinh tế ở ba
tỉnh trung du miền núi phía Bắc: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
Chuyên đề đợc hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ts.Nguyễn Tiến
Dũng và của các cô, chú trong Ban. Em xin chân thành cảm ơn và mong
nhận đợc những ý kiến đóng góp của thầy giáo.
Chng I: NHNG VN Lí LUN CHUNG V LIấN KT
KINH T GIA CC A PHNG


I.VN LIấN KT KINH T GIA CC A PHNG.
1. Khỏi nim v c im ca liờn kt kinh t.
Liờn kt kinh t l mt hin tng kinh t - xó hi khỏch quan ca
nn sn xut hng húa cú s phõn cụng lao ng xó hi ngy cng phỏt
trin. Nhng biu hin ca hot ng liờn kt kinh t ó ra i, tn ti t
lõu trong lch s ca nn kinh t th gii cng nh Vit nam. Ngy nay
1


hoạt động kinh tế tiếp tục phát triển đa dạng và phong phú về nhiều mặt.
Liên kết kinh tế được nhận thức một cách khái quát nhất là phạm trù
phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế
với nhau, để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định,
nhằm đem lại những hiệu quả kinh tế cao nhất cho mỗi bên tham gia.
Đặc điểm cơ bản của quan hệ liên kết kinh tế là: Xuất phát từ mối
quan tâm “cùng có lợi ích kinh tế” mà các bên tham gia tự nguyện thiết lập
các mối quan hệ phối hợp. Các chủ thể liên kết kinh tế có sự phối hợp lẫn
nhau khá chặt chẽ và có trách nhiệm cao trong tổ chức thực hiện các hoạt
động phối hợp. Các chủ thể (đối tác) tham gia hoạt động liên kết kinh tế có
thể là: doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế- xã hội, chính
quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước cấp ngành, cấp quốc gia.
Trong hoạt động liên kết kinh tế, có thể thiết lập quan hệ liên kết
kinh tế với những nội dung khá phong phú ở tất cả các khâu của quá trình
tái sản xuất mở rộng, như khâu chuẩn bị các yếu tố cho sản xuất, sản xuất,
phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo,
bảo vệ tài nguyên môi trường, tổ chức khai thác thị trường, thúc đẩy qúa
trình lưu thông tiêu thụ sản phẩm...
Liên kết kinh tế có thể diễn ra trong một phạm vi không gian hẹp
như: liên kết kinh tế giữa các bên trong một khu công nghiệp, một địa
phương, vùng kinh tế. Nhưng cũng có thể diễn ra ở phạm vi không gian

rộng như: toàn quốc gia, giữa các quốc gia với nhau. Và hoạt động liên kết
kinh tế giữa các bên có thể thực hiện trong một thời gian ngắn là kết thúc
(Liên kết kinh tế theo từng vụ việc cụ thể) và có thể diễn ra một cách
thường xuyên, liên tục nhiều năm.
Liên kết kinh tế được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng liên
kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế độc lập. Đồng thời quan hệ liên kết kinh
tế cũng có thể được thực hịên thông qua việc hình thành một loại hình tổ
chức mới, làm nhiệm vụ điều phối hoạt động của các bên tham gia. Liên
2


doanh là một biểu hiện cụ thể của hoạt động liên kết kinh tế.
Để nhận thức rõ bản chất của hoạt động liên kết kinh tế, cần chú ý
phân biệt giữa quan hệ liên kết kinh tế với các quan hệ kinh tế nói chung.
Mọi quan hệ liên kết kinh tế nói chung dều là những q4uan hệ kinh tế,
nhưng ngược lại thì không nhất thiết. Quan hệ kinh tế bao gồm tất cả các
hoạt động kinh tế như hoạt động mua bán, trao đổi, vay mượn, tổ chức sản
xuất của các chủ thể kinh tế. Nhưng chỉ những quan hệ kinh tế nào phản
ánh sự phối hợp mang tính cộng đồng trách nhiệm của các chủ thể kinh tế
liên quan thì mới được coi là quan hệ liên kết kinh tế.
Hoạt động liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế bao gồm những
hoạt động kinh tế được pháp luật cho phép, khuyến khích và bảo trợ. Đó là
những hoạt động liên kết kinh tế công khai, đúng luật. Đồng thời trong thực
tiễn vẫn tồn tại quan hệ kinh tế không được pháp luật cho phép, đó là
những hoạt động kinh tế ngầm.
2. Sự cần thiết khách quan phải liên kết kinh tế giữa các địa phương
trong vùng.
Ngày nay, hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế thế giới là một xu
thế khách quan do tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất. Những
thập niên cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã

đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công
nghệ trong phạm vi toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra ở nhiều cấp
độ, từ hợp tác song phương giữa hai nước, hình thành các tam giác, tứ
giác,tiểu vùng, tổ chức khu vực, liên khu vực, liên châu lục và các tổ chức
toàn cầu với phương thức đa dạng như khu vực mậu dịch tự do, liên minh
thuế quan, thị trường chung, diễn đàn kinh tế, liên minh kinh tế...
Toàn cầu hóa là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, mỗi nước
có thể tận dụng tối đa thế và lực của mình để đảm bảo lợi ích dân tộc mình
trong quan hệ song phương và đa phương với các nước khác. Vì vậy, trong
xu thế này, để khai thác lợi thế so sánh của quốc gia mình để tận dụng, học

3


hỏi kinh nghiệm phát triển thành tựu khoa học công nghệ, tránh tụt hậu so
với các nước khác không một quốc gia nào đóng cửa đứng ngài xu thế này
mà đều tham gia vào hội nhập kinh tế, liên kết với các nước khác trong khu
vực và trên thế giới.
Nhận thức được điều này, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX,
Đảng và nhà nước ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan hệ
với các nước trên thế giới với tiêu chí “ hòa nhập chứ không hòa tan”.
Tương tự như vậy, nếu xét trên phạm vi một nước, thậm chí trên phạm vi
một vùng thì xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác giữa các vùng với nhau và
giữa các địa phương trong vùng
với nhau cũng biểu hiện một cách rõ rệt.Vì vậy, liên kết hay hợp tác phối
hợp phát triển giữa các địa phương là một xu hướng tất yếu.
Đặt vấn đề theo một khía cạnh khác, lực lượng sản xuất càng phát
triển thì phân công lao động theo vùng lãnh thổ càng diễn ra mạnh mẽ, do
đó, xuất hiện ngày càng nhiều các ngành chuyên môn hóa. Mỗi một địa
phương, một vùng không thể có đủ điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

nhiên và lao động để phát triển toàn diện các ngành sản xuất chuyên môn
hóa theo kiểu khép kín, mà chỉ có thể có lợi thế hơn trong việc phát triển
một ngành chuyên môn hóa nào đó.Hơn nữa, trong quá trình phát triển, các
địa phương thường phải đối mặt với nhiều vấn đề vượt ra khỏi phạm vi giải
quyết của một tỉnh như: ô nhiễm môi trường, đầu tư công cộng, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, đòi hỏi phải có sự liên kết giữa các địa phương cùng
giải quyết.
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ cũng vậy. Ngày nay cuộc cách
mạng khoa học công nghệ có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời
sống và xã hội. Các tiến bộ khoa học, công nghệ được áp dụng trong mọi
lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế, xã hội, quốc phòng...Nghiên cứu vấn đề khoa
học cũng như áp dụng thành tựu khoa học mà khép kín trong phạm vi một
địa phương, một vùng thì mất nhiều ý nghĩa. Nước ta cũng như nhiều nước
4


trên thế giới, không dễ gì ở một địa phương nào đó lại hội tụ đầy đủ các
trường đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật và các viện nghiên cứu khoa
học. Do đó, có nơi thì phát triển trình độ khoa học- công nghệ, có nợi thì
chưa hay kém phát triển. Để có thể nâng cao trình độ khoa học – công nghệ
và ứng dụng một cách có hiệu quả các tiến bộ của lĩnh vực này đòi hỏi phải
có sự phối hợp, hợp tác giữa các địa phương trong việc đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao để quản lý và điều hành, vận
dụng tốt. Trong lĩnh vực này, việc hợp tác được tiến hành thông qua việc
trao đổi mua bán những kết quả nghiên cứu, thành tựu khoa học và công
nghệ, hướng dẫn vận hành, sử dụng hay cử những đòan đi thăm quan, học
hỏi kinh nghiệm. Qua đó, những địa phương có trình độ khoa học công
nghệ kém phát triển có thể tham khảo, học hỏi để nâng cao trình độ từ các
địa phương khác có trình độ phát triển cao hơn để tránh tụt hậu xa hơn.
Hơn nữa, trong địa bàn một tỉnh hay thành phố không thể có đủ trang

bị cơ sở hạ tầng để có thể phục vụ cho quá trình phát triển một cách toàn
diện. Vì vậy, giữa các tỉnh phải có sự ràng buộc nhau trong việc sử dụng
chung các cơ sở hạ tầng lớn có quy mô toàn vùng như các sân bay, cảng,
một số bệnh viện và trường đại học lớn. Ví dụ như trên địa bàn mỗi tỉnh
đều có bệnh viện nhưng một số những trường hợp cấp tỉnh không thể giải
quyết được phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, việc này cũng đòi hỏi
phải có sự phối hợp giữa các địa phương.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các mối quan hệ liên tỉnh về
mặt kinh tế gần như không có. Khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị
trường vấn đề cần đặt ra là Chính phủ phải thực hiện việc phân quyền để
đảm bảo bộ máy Chính phủ có thể thực hiện các chức năng đáp ứng yêu
cầu của một nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các tỉnh. Khi quyền tự chủ
về kinh tế của các tỉnh đối với phát triển kinh tế ngày càng tăng thì nhu cầu
hợp tác, phối hợp giữa các tỉnh ngày càng trở nên bức thiết. Giải quyết tốt
vấn đề liên kết giữa các tỉnh chính là cơ hội để tạo các địa bàn rộng hơn
5


đáp ứng nhu cầu mở rộng không gian kinh tế của cơ chế thị trường. Thêm
vào đó, tồn tại trong cơ chế thị trường, các địa phương, mọi thành phần
kinh tế muốn phát triển đều phải chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn. Trong
điều kiện như vậy, sự liên kết, hợp tác sẽ làm tăng quy mô, tận dụng được
lợi thế nhờ quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh chủ động hội nhập vào
thị trường khu vực và thế giới.
Vì vậy, liên kết kinh tế giữa các vùng nói chung và giữa các địa
phương trong một vùng nói riêng là một xu hướng phát triển khách quan
theo yêu cầu của sự phát triển lực lượng sản xuất, yêu cầu của một nền kinh
tế thị trường hiện đại. Tham gia vào xu thế này, các địa phương không
những khai thác được các lợi thế so sánh của mình mà còn tận dụng được
những lợi thế so sánh của địa phương khác vào phục vụ cho phát triển kinh

tế của địa phương mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế vùng
và cả nước.
3. Mục đích của việc liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế giữa các địa phương trong vùng là rất quan trọng và
cần thiết nhằm:
- Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của nhà nước đối với nền kinh tế
theo đúng định hướng chiến lược chung của đất nước.
- Đảm bảo phát triển và thực hiện đúng các quy hoạch đã được phê
duyệt
- Đảm bảo khai thác nguồn lực của từng địa phương, từng vùng
không mâu thuẫn với lợi ích của cả nước.
- Đảm bảo sự phát triển hài hòa, công bằng giữa các địa phương.
Vì trong vùng sự phát triển không đồng đều giữa các tỉnh, nguồn
lực và yếu tố phát triển kinh tế -xã hội rất khác nhau nên yêu cầu
của sự liên kết giữa các tỉnh là có sự giúp đỡ và tạo điều kiện để
các tỉnh yếu phát triển.
- Đảm bảo sự phát triển kinh tế gắn với sự bền vững của môi
6


trường sinh thái, giữ gìn bản sắc dân tộc và đặc trưng của vùng.
4. Vai trò của liên kết kinh tế giữa các địa phương
Liên kết kinh tế giữa các tỉnh là một quá trình phá vỡ sự cô lập giữa
các tỉnh với nhau. Sự liên kết này có thể diễn ra giữa các tỉnh trong nội bộ
một vùng (nghĩa là chúng không vượt ra ngoài ranh giới của vùng) hay
giữa các tỉnh ở trên các vùng khác nhau (nghĩa là về phạm vi hoạt động của
nó vượt ra khỏi ranh giới vùng và rất có thể vượt ra khỏi phạm vi một quốc
gia). Việc liên kết có thể mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển.
.4.1.Nâng cao hiệu suất đầu tư công cộng
Đầu tư công cộng vào các tỉnh có thể được sử dụng một cách tối ưu

nếu các tỉnh trong vùng biết sẻ chia cho nhau. Liên kết liên tỉnh giúp tránh
được việc đầu tư với chi phí gấp đôi cho các dự án và tạo điều kiện để khai
thác lợi thế nhờ quy mô. Nếu biết liên kết liên tỉnh, kế hoạch có thể được
xây dựng dựa trên cơ sở nguồn lực và các thị trường liên tỉnh rộng lớn,
nâng cao khả năng và hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng. Ví dụ như các cơ sở hạ
tầng quy mô lớn như: cảng biển và các sân bay cùng các tuyến đường giao
thông liên kết chúng với các tỉnh trong vùng có thể được xây dựng tại một
vị trí chiến lược nhất trong vùng, sử dụng triệt để công suất và thu được lợi
ích tối đa, hơn là việc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng manh mún, rải rác ở
mỗi tỉnh. Tương tự như vậy, sẽ hợp lý hơn về mặt kinh tế nếu đầu tư vào
việc xây dựng các bệnh viện và các trường đại học quy mô lớn, tiêu chuẩn
cao của vùng để phục vụ cho nhiều tỉnh một lúc.
Liên kết giữa các tỉnh là cơ sở để giải quyết các vấn đề về phát triển
vượt qua phạm vi mỗi tỉnh, nhất là đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ cho lợi ích của nhiều ngành, nhiều tỉnh, tìm ra phương án hợp
lý nhất có lợi cho các ngành, các địa phương trong vùng.
Đánh giá đầu tư công cộng sẽ có ý nghĩa nhiều hơn nếu được phân
cấp, bởi vì nhu cầu đầu tư công cộng sẽ được hiểu rõ hơn ở cấp tỉnh do các
cán bộ tỉnh chứ không phải trung ương, hàng ngày phải trực tiếp đối diện
7


với các vấn đề của tỉnh. Nếu như đại diện các tỉnh trong vùng cùng nhau
phối hợp thực hiện, thì công tác đánh giá và xác lập thứ tự ưu tiên của các
dự án đầu tư sẽ được cải thiện hơn. Sau đó, các tỉnh có thể chuyển kết quả
đánh giá và xác lập thứ tự ưu tiên lên trung ương để phê duyệt và chi ngân
sách.
4.2.Tăng cường khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển du
lịch của các tỉnh.
Các nhà đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những nơi có nhiều

nguyên liệu thô, lao động, các nguồn tài nguyên khác. Việc liên kết giữa
các tỉnh trong việc cung cấp những yếu tố đầu vào, về mặt chính sách, tạo
môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài vào các tỉnh trong vùng.
Tương tự như vậy, các du khách trong và ngoài nước đều thích trong
cùng một chuyến đi có thể đến thăm quan ở những nơi có nhiều điểm thu
hút du lịch. Vì vậy, các tỉnh có thể thu hút nhiều khách du lịch hơn nếu
cùng liên kết các phương tiện phục vụ du lịch ở tất cả các tỉnh, hợp tác hình
thành các tuyến du lịch liên tỉnh. Bằng cách này, các tỉnh có thể cùng góp
chung các nguồn tài nguyên có hạn của mình để đẩy mạnh hoạt động du
lịch của cả vùng.
4.3.Nâng cao tính hiệu quả trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về môi
trường
Ngày nay, các vấn đề về môi trường đã và đang là mối quan tâm của
mọi quốc gia trên thế giới. Để giải quyết các vấn đề của môi trường thế
giới là trách nhiệm không của riêng một hay một vài quốc gia mà đòi hỏi
phải có sự tham gia của mọi quốc gia trên thế giới. Cũng với cách đặt vấn
đề như vậy với phạm vi một quốc gia hay vùng lãnh thổ, để giải quyết vấn
đề môi trường đòi hỏi phải có sự hợp tác phối hợp giữa các địa phương.
Hơn nữa, ảnh hưởng của việc vi phạm các quy định về môi trường
thường không giới hạn trong phạm vi các tỉnh vi phạm. Đôi lúc ảnh hưởng

8


đó lại gây tác động xấu hơn đến các địa phương khác xung quanh. Có thể
lấy ví dụ về một con sông chảy qua địa bàn của nhiều tỉnh và phần thượng
lưu bị ô nhiễm vì các chất thải công nghiệp nhưng chính các tỉnh ở hạ lưu
của con sông sẽ bị ảnh hưởng tác hại nhiểu nhất. Do đó, các tỉnh cần phải
có sự liên kết cùng nhau thực hiện công tác giám sát việc tuân thủ các tiêu

chuẩn về môi trường.
4.4.Phát triển năng lực điều hành của cán bộ địa phương
Nếu các tỉnh trong vùng hay lân cận liên kết chặt chẽ với nhau thì có
thể tăng cường khả năng tự chủ của các đơn vị chính quyền địa phương và
đẩy mạnh quá trình phân cấp. Liên kết làm cho mỗi tỉnh nhận ra rằng: Tỉnh
có thể nâng cao trình độ phát triển nếu các tỉnh lân cận cũng đạt được trình
độ phát triển cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
thuộc tỉnh mình mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất tạo thêm công ăn
việc làm cho các lao động trong tỉnh. Các cán bộ địa phương cũng nhận
thấy rằng: nâng cao trình độ của các tỉnh lân cận không làm giảm đi cơ hội
đạt được trình độ phát triển cao của tỉnh mình, mà ngược lại còn giúp đẩy
mạnh tốc độ phát triển. Do đó, các tỉnh có trình độ, năng lực cao trong công
tác lập kế hoạch, điều hành chính quyền địa phương, quản lý ngân sách,
phát triển và quản lý ngân sách sẽ chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn với
các tỉnh yếu kém, giúp các tỉnh đó đạt đến trình độ phát triển cao hơn
II.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC ĐỊA
PHƯƠNG
1. Mối quan hệ nội bộ giữa các địa phương trong vùng
Mối quan hệ trong nội bộ vùng được thể hiện qua mối liên kết và bổ
sung cho nhau. Trong vùng, mỗi tỉnh luôn có những lợi thế và trình độ phát
triển kinh tế khác nhau. Khi các tỉnh phối hợp và liên kết với nhau sẽ bổ
sung cho nhau về mọi mặt thúc đẩy nhau cùng phát triển.Những tỉnh có thế
mạnh về kinh tế và là nơi tập trung khu vực thành thị phát triển cao với các
trung tâm thương mại, các ngành công nghiệp mạnh, kỹ thuật cao, cơ sở hạ

9


tầng tương đối phát triển, đội ngũ lao động được đào tạo tốt sẽ là cực tăng
trưởng để thúc đẩy các tỉnh khác cùng phát triển. Tuy nhiên chúng ta cần

phải chú ý tới các mối liên kết với các vùng kém phát triển, nơi có thu nhập
thấp, thiếu vốn,dư thừa lao động, đất đai và khả năng quản lý còn hạn chế
để tạo ra những hiệu ứng phát triển lan truyền đối với những vùng này,
giảm bớt sự bất bình đẳng trong phát triển kinh tế/
Liên kết và bổ sung kinh tế cho nhau nó phản ánh mối quan hệ giữa
các ngành với nhau(giữa các ngành sản xuất vật chất với nhau, giữa các
ngành phi sản xuất vật chất với nhau, và giữa hai ngành này với nhau), mối
liên hệ giữa ngành với lãnh thổ, giữa các bộ phận lãnh thổ với nhau. Ngoài
ra trong vùng trọng điểm cũng cần chú trọng đến các mối quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa sản xuất với bảo vệ môi trường,
giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo cho việc phát triển bền vững
nền kinh tế trong vùng.
Trong vùng cần phải chú trọng mối liên kết về mặt địa lý và phát
triển cơ sở hạ tầng. Vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thiết lập một môi
trường kinh tế thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ khác trong
vùng. Do vậy, cần thực hiện các công việc như phát triển hệ thống đường
giao thông nối liền các trung tâm lớn, xây dựng quy hoạch cụ thể cho các
hải cảng, sân bay, tổ chức tốt mạng lưới bưu chính viễn thông, quy hoạch
đất đai cho công nghiệp xây dựng giải quyết tốt vấn đề nhà ở, cấp nước
cho người lao động/
Đồng thời trong vùng cần phải có sự phối hợp đồng bộ để thực hiện
các chính sách, các chủ trương phát triển vùng nhằm đạt được các mục tiêu
đề ra. Thực tế cho thấy sự phối hợp giữa các ngành với nhau, giữa các địa
phương với nhau còn lỏng lẻo và kém hiệu quả.
2. Những yêu cầu cơ bản đối với các địa phương tham gia vào hoạt
động liên kết kinh tế.
Mỗi địa phương tham gia vào liên kết kinh tế xuất phát từ mục tiêu

10



trực tiếp là đem lại lơi ích kinh tế -xã hội cho chính địa phương mình, trên
cơ sở đó địa phương tự nguyện cách thỏa thuận phối hợp.Tham gia liên kết
kinh tế chỉ là một trong số nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu tổng quát
của mỗi tỉnh. Đó là tồn tại, phát triển tái sản xuất với tốc độ nhanh và đạt
hiệu quả kinh tế cao trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển hoạt động liên kết kinh tế, các địa phương phải lấy hiệu
quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn phấn đấu.Kết hợp liên kết kinh tế trong
tỉnh với liên kết, liên doanh với các địa phương trong vùng khác bằng
nhiều hình thức thích hợp để phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực của đất
nước.Tăng cường khả năng cạnh tranh và nhanh chóng hòa nhập của các
doanh nghiệp trong tỉnh vào đời sống kinh tế vùng và toàn quốc.Chống
khuynh hướng không lành mạnh, quá nhấn mạnh liên kết kinh tế với nước
ngoài mà không chú ý thích đáng đến phát triển liên kết kinh tế trong vùng
và ngược lai.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia liên kết
kinh tế. Bằng những cơ chế ràng buộc về vật chất, tài chính, luật pháp để
đảm bảo cho các bên tham gia có trách nhiệm cao trong các quan hệ thỏa
thuận phối hợp thực hiện.
3. Nội dung liên kết
Nội dung liên kết giữa các địa phương trong vùng được thể hiện qua
sự hợp tác, phối hợp phát triển giữa các đơn vị kinh tế thuộc các ngành
đóng trên địa bàn vùng, giữa các địa phương hành chính trong vùng. Cụ thể
như sau:
Thứ nhất: liên kết kinh tế giữa các đơn vị kinh tế thuộc các ngành
kinh tế khác nhau trên phạm vi vùng. Sự liên kết này được thể hiện trong
việc hình thành các tổ chức sản xuất trong nội bộ ngành, các hình thức liên
kết theo góc độ cung cấp và trao đổi các sản phẩm lẫn nhau giữa các ngành
trong vùng theo những mối quan hệ ngược chiều, xuôi chiều, trực tiếp và

11


gián tiếp. Sự liên kết này đảm bảo tính hợp lý trong việc phân công lao
động theo ngành ở trên vùng và nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động
kinh tế, mở rộng tính chất hàng hóa trên vùng.
Theo quyết định số 145/2004/QD-TTg, 146/2004/QD- TTg của Thủ tướng
Chính phủ và thông tư số 05/2003/TT- BKH ngày 22/7/2003 của Bộ kế
hoạch và đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các
dự án quy hoạch, bao gồm:
- Liên kết trong việc phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và ngành sản phẩm chủ yếu.
Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng, bao gồm mạng lưới giao thông vận
tải, bưu chính viễn thông, hệ thống cung cấp điện,cung cấp và sử dụng
nguồn nước, xử lý chất thải, cơ sở dạy nghề, đào tạo cao đẳng, đại học, các
cơ sở nghiên cứu khoa học, các bệnh viện và hệ thống đô thị, các Bộ ngành
plhối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng đồng thời rà soát, bổ
sung quy hoạch kết cấu hạ tầng của ngành trên địa bàn vùng và quy hoạch
phải thể hiện được bước đi và đề xuất các công trình cần cải tạo, nâng cấp
hoặc đầu tư mới trên từng địa phương của vùng
Đối với ngành sản phẩm chủ lực phải thể hiện phương hướng phát
triển và chuyển dịch cơ cấu của từng ngành kinh tế - kỹ thuật, phương
hướng phát triển của từng ngành sản phẩm, cụ thể: quy mô sản xuất, dịch
vụ, thứ tự ưu tiên theo từng thời kỳ kế hoạch 5 năm, phù hợp với nhu cầu,
khả năng phát triển và cơ chế, chính sách đối với chúng.
Liên kết trong huy động vốn đầu tư phát triển: Các Bộ ngành và các
địa phương cùng phối hợp trong xúc tiến đầu tư và huy động vốn đầu tư
(nhất là vốn FDI, ODA) trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế -xã hội và kế hoạch huy động vốn đầu tư FDI,ODA và có sự phối hợp
giữa các địa phương trong các vùng kinh tế.Phối hợp cùng huy động vốn
đầu tư tư nhân và các doanh nghiệp vào đầu tư tại các địa phương trong

các vung kinh tế trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa
12


phương và vào những lĩnh vực khuyến khích đầu tư với cơ chế chính sách
ưu đãi đầu tư trong Luật đầu tư và luật doanh nghiệp.
Liên kết trong đầu tư phát triển: Đối với những công trình dự án có
liên quan đến nhiều địa phương thuộc các lĩnh vực chủ yếu như: Xử lý
nước thải, chất thải rắn, nhất là chất thải rắn nguy hại; phát triển các hải
cảng biển sân bay; Triển khai xây dựng đường giao thông kết nối, đường
cao tốc, xây dựng và phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao, hệ thống
mạng lưới trường dạy nghề; Phát triển hệ thống trung tâm y tế chất lượng
cao phối hợp theo nguyên tắc cùng đầu tư trên cơ sở kế hoạch cụ thể của
các Bộ ngành chủ quản, thông qua thỏa thuận, hợp tác và phối hợp giưã
các Bộ ngành và địa phương
Thứ hai: Liên kết giữa các địa phương hành chính với nhau trong
vùng kinh tế: Sự liên kết này nhằm giải quyết hợp lý các vấn đề: phân chia
và quy hoạch đất đai, các tiểu vùng chuyên môn hóa, các điểm dân cư,
phân bố cụ thể các doanh nghiệp; tạo ra các môi trường đồng bộ và thống
nhất về thu hút, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong vùng. Sự liên kết này
là cơ sở hình thành thế đứng vững chắc của vùng kinh tế, đồng thời tạo cơ
hội phát triển các ngành kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn ở phạm vi vùng.
Thứ ba: Liên kết giữa ngành và các địa phương hành chính trên vùng
và với toàn vùng lãnh thổ. Nội dung liên kết này nhằm phân định rõ chức
năng quản lý ngành và chức năng quản lý của chính quyền địa phương và
cơ quan quản lý vùng(nếu có), tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo trùng lặp
gây khó dễ cho quá trình phát triển.
4. Các hình thức liên kết
Việc liên kết giữa các tỉnh nhằm đảm bảo sự thống nhất trong phát
triển theo địa phương trên vùng có thể được tiến hành theo nhiều cách thức

khác nhau, mỗi cách thức cho một kết quả không giống nhau. Trên thực tế
cần sử dụng kết hợp nhiều hình thức.
4.1.Liên kết bằng cách trao đổi thông tin
13


Việc liên kết giữa các địa phương trong vùng ở một mức độ nào đó
có thể thực hiện bằng phương thức thường xuyên trao đổi cho nhau các kế
hoạch, các chính sách ban hành ở cấp tỉnh, sự thay đổi, bổ sung trong quy
hoạch phát triển của các tỉnh, các dữ liệu thống kê, các thông tin có liên
quan đến công tác lập kế hoạch và hoạch định chính sách của các tỉnh khác.
Phương thức này có thể mang lại một số lợi ích như: các tỉnh có thể
cùng nhau xem xét các dự án đầu tư của các tỉnh khác khi lập kế hoạch đầu
tư của riêng mình, có thể sử đổi các laọi thuế địa phương cho phù hợp với
thuế suất của các tỉnh khác. Tuy vậy lợi ích do phương thức nàymang lại
còn hạn chế. Cũng có trường hợp thông tin khi chuyển từ tỉnh này sang tỉnh
kia không kịp thời hay bị hiểu nhầm dẫn đến các tỉnh khác hoạch định
chính sách bị sai lệch.
4.2.Liên kết tập trung
Theo hình thức này, mỗi tỉnh chuẩn bị kế hoạch phương án phát triển
sản xuất một cách độc lập với nhau và trình lên chính phủ. Chính phủ thông
qua các cơ quan chức năng như Bộ kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm
kiểm tra kế hoạch của mỗi tỉnh, xác định những điểm mâu thuẫn với
nhauvà không thống nhất với định hướng phát triển quốc gia và phản hồi
lại cho các tỉnh để thực hiện các bổ sung sửa đổi theo chỉ thị của cả nước.
Ưu điểm của hình thức này là: Trung ương có toàn quyền kiểm sóat
kế hoạch của các tỉnh, đảm bảo các tỉnh phải tuân thủ theo định hướng phát
triển của đất nước. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là công tác liên
kết giữa các tỉnh là nhiệm vụ vô cùng nặng nề lại đặt lên vai trung ương
vốn đã quá tải, dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất giữa các kế hoạch phát

triển của các tỉnh. Hơn nữa, trung ương thường cũng không hiểu rõ các vấn
đề có liên quan đến sự phát triển của địa phương bằng bản thân các cán bộ
địa phương. Do đó, quyết định ở cấp tư đưa ra cớ thể chưa pahỉ là quyết
định tối ưu.
4.3.Liên kết thông qua hội đồng liên kết liên tỉnh
14


Theo hình thức này, lãnh đạocác tỉnh cũng như các điều phối viên
các cơ quan cấp quốc gia có liên quan đến các tỉnh trong vùng thành lập
một hội đồng phối hợp. Hội đồng phối hợp này là nơi các tỉnh có liên quan
tiến hành thảo luận thường xuyên các vấn đề phát triển, hợp tác và liên kết
phát triển giữa các tỉnh trong vùng. Hôị đồng này thường xuyên họp và
thành lập các ủy ban chức năng giải quyết chi tiết các vấn đề khác nhau mà
các tỉnh thành viên gặp phải như ủy ban cơ sở hạ tầng, ủy ban các vấn đề
xã hội, ủy ban quản lý phát triển....
Lợi ích của hội đồng phát triển vùng chính là thể chế hóa công tác
liên kết. Các địa phương bắt đầu xuy nhgĩ cho vùng của họ hơn là chỉ suy
nghĩ cho lọi ích riêng của địa phương mình. Hội đồng cũng có thể sẵn sàng
hỗc trợ cho các tỉnh thành viên trong việc nâng cao năng lực điều hành
trong các lĩnh vực khác nhau. Hội đồng cũng có thể nghiên cứu lại, liên kết,
đánh giá và xác định các thứ tự ưu tiên và trình lên trung ương các đề án
đầu tư công cộng của mỗi tỉnh thành viên. Điều này giúp đảm bảo tính
thống nhất của các dự án và theo đúng định hướng phát triển. Sự tồn tại của
hội đồng phát triển vùng cho phép trung ương chuyển giao các kế hoạch,
chương trình, dự án quốc gia cho hội đồng vùng để chính quyền cấp tỉnh
xem xét. Các tỉnh thành viên có thể cùng nhau thẩm định các dự án này
trong khuôn khổ của hội đồng liên kết. Do đó chính phủ không cần phải
trực tiếp làm việc với nhiều tỉnh. Như vậy, hội đồng vùng tồn tại như một
tổ chức trung gian làm cầu nối liên lạc các tỉnh với trung ương.

Quan điểm hình thành hội đồng phát triển vùng là mới ở nước ta, tuy
vậy đây là một nhu cầu thiết thực xuất phát từ chính yêu cầu ngày càng cao
của sự liên kết phát triển của các địa phương.
III. KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ LIÊN KẾT PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÙNG.
1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của Nhật Bản, một cường
15


quốc về kinh tế hiện nay, các nhà nghiên cứu kinh tế đều thấy rằng ngay từ
giai đoạn đầu của quá trình phát triển nền kinh tế đất nước cho đến nay,
nước Nhật luôn xác định vai trò quan trọng của nhà nước trong điều hành
và quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế một cách vững chắc, Nhật Bản đã chủ trương phát triển kinh tế vùng và
tiến hành đầu tư phân bố các doanh nghiệp trên các vùng lãnh thổ của đất
nước. Và để làm được điều đó chính phủ Nhật Bản đã tiến hành theo một
cơ chế:
Điều cần làm trước tiên là xây dựng mục tiêu dài hạn cho quốc gia,
tiếp đó là xác định kế hoạch tổng thể mang tính dài hạn để thực hiện mục
tiêu ấy.
Tiếp theo là phải có một kế hoạch phát triển vùng mà việc bắt đầu
phải làm là phân vùng lãnh thổ. Việc phân vùng lãnh thổ của Nhật luôn
luôn xuất phát từ “ phương thức phát triển có trọng điểm” và từ đó hình
thành nên các vùng với những đặc trưng, thế mạnh cũng như công nghiệp
mới, khu vực ưu tiên khai thác, khu đặc biệt phát triển công nghiệp, khu
vực cần phát triển.
Trên cơ sở khoanh vùng kinh tế, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính
sách để hướng tới việc xác định đúng đắn địa điểm đặt các cơ sở sản xuất
thuộc các ngành khác nhau.Việc lựa chọn thường được căn cứ vào các dấu

hiệu như: Tài nguyên thiên nhiên, giao thông vận tải, điều kiện đất đai,
nước, vấn đề môi trường...
Và cuối cùng, chính phủ đưa ra chính sách hỗ trợ phát triển về tài
chính, thuế để giúp các nhà đầu tư phát triển sản xuất trên các vùng đã quy
hoạch lựa chọn.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có sự phối hợp giữa các ngành,
các cấp chính quyền địa phương, do đó, chính phủ Nhật Bản đã có cơ chế
phân cấp và phối hợp các cơ quan chức năng ở các cấp, đặc biệt là các cơ
quan quản lý nhà nước ở cấp dưới và chính quyền địa phương.
16


Cụ thể tham gia vào quá trình phối hợp này có các cơ quan nhà nước
cấp dưới, trung tâm quy hoạch Nhật Bản, trung tâm xúc tiến đưa công
nghiệp vào nông thôn, trung tâm thông tin doanh nghiệp, chi nhánh của các
Bộ, ngành tại địa phương, các tổ chức chính quyền địa phương như: tỉnh,
thành phố, thị xã, huyện...và các cơ quan khác ở địa phương như: trung tâm
phát triển khu vực, phòng thương mại và công nghiệp, giao dịch kỹ thuật...
Như vậy, ngay từ những ngày đầu phát triển, chính phủ Nhật Bản đã
nhận thức được vai trò quan trọng của việc liên kết phát triển giữa các địa
phương trong một vùng và đã hình thành quan điểm phát triển vùng có
trọng điểm một cách đúng đắn, đưa nền kinh tế nói riêng và kinh tế cả nước
nói chung phát triển phồn thịnh.
2. Kinh nghiệm của Philipines
Philipin thực hiện liên kết kinh tế thông qua mô hình hội đồng phát
triển vùng. Có thể nói đây là mô hình khá phù hợp và có hiệu quả trong
việc liên kết phát triển trên vùng lãnh thổ. Hội đồng vùng ở Philipin được
hình thành từ năm 1972 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường
công tác kế hoạch hóa phát triển vùng và đề bạt các mối quan tâm của vùng
lên Chính phủ. Hội đồng phát triển vùng được thành lập nhằm phối hợp các

cán bộ chính quyền địa phương với cán bộ cấp trung ương(các giám đốc
phụ trách vùng của các Bộ và các cơ quan trung ương) nhằm tăng cường sự
phối hợp của các địa phương trong tham gia quản lý phát triển ngành.
Hội đồng phát triển vùng có trách nhiệm chuyển các mục tiêu phát
triển quốc gia thành các mục tiêu phát triển vùng, xây dựng, thông qua và
thực hiện chiến lược phát triển vùng của mình. Hội đồng vùng cũng có
nhiệm vụ phối hợp tất cả các hoạt động kế hoạch và chương trình của tất cả
các cơ quan trung ương, ngành, bộ, các địa phương và ban cấp vùng.
Về mô hình tổ chức, hội đồng phát triển vùng ở Philipin bao gồm các
ủy ban thường trực: Ủy ban tư vấn, ủy ban ngành, ủy ban liên kết. Ủy ban
ngành bao gồm: ban phát triển kinh tế, ban phát triển xã hội, ban cơ sở hạ
17


tầng và công trình công cộng, ban quản lý phát triển. Các ban phụ trách các
ngành này sẽ tổng hợp kế hoạch của các cơ quan ngành và địa phương trên
vùng. Ngay sau khi các kế hoạch của các ngành của vùng được tổng hợp và
thông qua hội đồng phát triển vùng, các cơ quan chính quyền địa phương,
các cơ quan vùng của các bộ phối hợp với hội đồng vùng và cơ quan phụ
trách vùng của cơl quan phát triển kinh tế quốc gia, soạn thảo các chương
trình đầu tư phát triển vùng, danh mục các dự án phát triển vùng nhằm đạt
được mục tiêu và chỉ tiêu phát triển quốc gia và vùng.
Như vậy, có thể nói mô hình phát triển vùng của Philipin là một mô hình
phù hợp và hiệu quả trong việc thực hiện chức năng phối hợp sự hoạt động
của các ngành, các địa phương trong vùng kinh tế, thúc đẩy sự hợp tác phát
triển kinh tế giữa các địa phương.
3. Kinh nghiệm của Mỹ
Sau cuộc khủng hỏang kinh tế 1929 – 1933, một trong những cuộc
khủng hỏang lớn nhất trong lịch sử phát triển nước Mỹ, một thất bại
nghiêm trọng của nền kinh tế Mỹ, chính phủ Mỹ đặt ra vấn đề cấp thiết là

phảitằng cường sự can thiệt vào kinh tế. Trong đó chính phủ Mỹ đặc biệt
quan tâm hơn cả đến vấn đề quản lý ở cấp cơ sở và cấp bang. Công cụ mà
chính phủ Mỹ đã lựa chọn để thực hiện mục đích này là thành lập một hội
đồng kế hoạch cấp Bang. Năm 1936, ở mỗi bang của Mỹ đều thành lập hội
đồng kế hoạch nhà nước để điều tiết sự phát triển vĩ mô kinh tế - xã hội ủa
mỗi bang. Hội đồng này có chức năng xây dựng các kế hoạch, xác định các
trọng tâm phát triển và từ đó đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô cụ thể để
hướng việc khai thác huy động nguồn lực vào trọng tâm phát triển. Hội
đồng này nhằm phối hợp và giám sát sự hoạt động của các vùng, các cơ sở
kinh tế thuộc các ngành trong phạm vi quản lý của bang.Không sừng lại ở
đó, tiếp theo, để đáp ứng yêu cầu của sản xuất mang tính liên ngành, liên
vùng đòi hỏi phải có sự liên kết ở cấp địa phương với các ngành, các vùng,
chính phủ Mỹ đã chủ trương hình thành hội đồng. Cho đến nay khắp lãnh

18


thổ Mỹ có hơn 450 hội đồng vùng. Những hội đồng vùng này đảm đương
trách nhiệm liên kết các thnàh viên tham gia ở các cấp chính quyền khác
nhau nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển, xây dựng kế hoạch chung
cho cả vùng và chuyển giao dịch vụ phát triển ngành trong các vùng. Các
hội đồng vùng này thường xuyên tổ chức các diễn đàn về các vấn đề của
vùng, thực hiện kế hoạch hóa vùng, cung cấp thông tin và các dịch vụ hỗ
trợ kỹ thuật cho các địa phương, quản lý các chương trình liên bang, bang,
và địa phương có liên quan đến vùng thực hiện các hoạt động đào tạo
nghiệp vụ....
Với một lãnh thổ rộng lớn như nước Mỹ thì sẽ có rất nhiều các hội
đồng vùng trong cả nước và vấn đề đặt ra là phải có một cơ quan thực hiện
phối hợp hoạt động của các hội đồng để đảm bảo cho việc phát triển một
cách thống nhất và đúng hướng. Và để làm được điều này ở Mỹ đã thành

lập hiệp hội các hội đồng vùng bao gồm có đại diện của hội đồng vùng,
ngoài ra còn bao gồm đại diện của dân chúng khu vực tư nhân, giới trí thức
và các cơ quan quần chúng của vùng. Một trong những chức năng của hiệp
hội này là thúc đẩy các quan hệ hợp tác giữa các ngành, các khu vực kinh
tế và các địa phương trong vùng qua đó đề xuất các chính sách sử dụng có
hiệu quả hơn vốn đầu tư cho phát triển các ngành, cơ sở hạ tầng, môi
trường tự nhiên, xã hội.
4. Kinh nghiệm trong nước
Nền kinh tế thị trường đã làm cho không gian kinh tế trở nên không
có giới hạn, vấn đề liên kết các bộ phận cấu thành trong không gian kinh tế
và giải quyết các mối quan hệ hợp tác,liên kết giữa chúng với nhau trở nên
thường xuyên hơn, đòi hỏi phải có cơ chế rõ ràng. Nhận thức được xu thế
này, trong những năm gần đây Chính phủ đã thông qua các cơ quan chức
năng đã triển khai các dự án, các đề tài nghiên cứu phối hợp liên tỉnh, liên
ngành trên các vùng kinh tế. Năm 2000, chính phủ đã xây dựng dự thảo
một quy chế về “ Phối hợp liên tỉnh ở các vùng kinh tế và vùng kinh tế
trọng điểm. Bản quy chế này nhằm thể chế hóa sự phối hợp giữa các địa
19


phương trong vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm trong việc hoạch
định kế hoạch địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ kế hoạch và đầu tư đã tiến
hành nghiên cứu dự án “ xác định cơ chế phối hợp giữa các địa phương
trong vùng kinh tế, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm”.
Hiện nay, vấn đề liên kết kinh tế được đặc biệt quan tâm ngay cả
những vùng kinh tế không phải vùng kinh tế trọng điểm.Tại vùng châu thổ
sông Mêkông có nhiều ý kiến cho rằng nên xem tam giác kinh tế trọng
điểm Cà Mau- Cần Thơ- Kiên Giang là đòn bẩy cho sự phát triển
vùng.Vùng này rất gần với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cho phép
mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực và tiếp cận công nghệ

mới. Để phát triển kinh tế của khu vực tam giác này và để xây dựng tam
giác thành đòn bẩy phát triển kinh tế vùng châu thổ sông Mêkông, các tỉnh
trong vùng đã nhận thức cần có sự liên kết với nhau và với các tỉnh khác
trong cùng khu vực. Trong những năm gần đây, ba tỉnh Cà Mau, Cần Thơ,
Kiên Giang đã có sự liên kết với nhau trong lập kế hoạch để thu hút thêm
đầu tư nước ngoài bằng cách phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng vùng và đào
tạo lực lượng lao động. Đối với vấn đề về môi trường cũng đòi hỏi các tỉnh
phải phối hợp vơí nhau trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm nước của
sông Mêkông đặc biệt là đối với các tỉnh ở hạ lưu con sông.
Tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, chính phủ đã yêu cầu ngân
hàng ADB thông qua dự án ADB 3289 VIE cung cấp một dự án thí điểm
xây dựng cơ chế phối hợp liên tỉnh phù hợp cho bốn tỉnh miền Trung:
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.Theo dự án này, các
cán bộ chủ chốt của bốn tỉnh và một số cán bộ các bộ ngành đã được tham
quan Philipin, khảo sát tìm hiểu nội dung và cơ chế làm việc của hội đồng
phát triển vùng cũng như các dự án được thực hiện với sự hỗ trợ của hội
đồng vùng. Từ thực tế và kinh nghiệm quốc tế, trên cơ sở điều tra phân tích
các điều kiện hiện tại của Việt Nam, dự án tiến hành tổ chức các dự thảo
với các tỉnh,các Bộ, hội thảo quốc gia từ đó tổng hợp thành báo cáo về cơ
chế phối hợp cho bốn tỉnh miền Trung. Trên cơ sở đó, các tỉnh trong vùng
20


kinh tế trọng điểm miền Trung bước đầu đã có sự phối hợp trong các dự án
phát triển cơ sở hạ tầng như các tuyến đường vận tải quốc tế bao gồm các
đường cao tốc ASEAN số 7 từ cảng Cửa Lò và số 8 từ Đà Nẵng. Ngành
khai thác thủy sản miền Trung có khả năng sẽ đạt được mục tiêu 43% sản
lượng đánh bắt quốc gia so với hiện tại là 34% khi các tỉnh có sự phối hợp
xây dựng các chương trình nâng cấp các cơ sở chế biến và kỹ năng lao
động nhằm đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất quốc tế phát triển bền vững các

nguồn lực thủy sản và đẩy mạnh quy mô nuôi trồng thủy sản.
Như vậy, trong những năm gần đây ở Việt Nam, chính phủ đã nhận
thức rõ tác dụng cấp thiết của việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
và công tác liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng này và đã có
chủ trương xây dựng một quy chế chính thức cho vấn đề phối hợp liên tỉnh.
Thực hiện chủ trương này, các vùng kinh tế trọng điểm bước đầu đã có
những bước đi đúng hướng và đạt được những kết quả nhất định.

Chương II: VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC - THỰC
TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA BA TỈNH: PHÚ THỌ, YÊN BÁI, LÀO
CAI
I. ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG
VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA LIÊN KẾT.
1. Vùng trung du miền núi
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Trung du miền núi phía Bắc được
chia làm hai phần: vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. Phú Thọ, Yên Bái,
Lào Cai là ba tỉnh thuộc vùng Đông Bắc.
Đông Bắc là vùng có vị trí quan trọng. Một mặt vùng này nằm liền kề với
vùng đồng bằng sông Hồng, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, có những trục giao thông nan quạt quy tụ về thủ đô Hà
Nội tạo ra thuận lợi lớn cho vùng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã
hội, khoa học- kỹ thuật giữa Đông Bắc với các vùng trong cả nước, nhất là

21


với đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía Đông của
Đông Bắc giáp với 250 km bờ biển, phía Bắc của vùng tiếp giáp với Trung
Quốc với hơn 1180 km biên giới, có nhiều cửa khẩu quốc tế như: Hữu
Nghị, Móng Cái, Lào Cai... có thể dần dần mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với thị trường rộng lớn, nếu ta có sức cạnh tranh.

Đông Bắc là một vùng giàu tài nguyên khoáng sản ở nước ta. Trong
đó có những loại có trữ lượng lớn như than chiếm 90%, apatit 100%, đồng
70% cả nước, ngoài ra còn có nhiều đá vôi để sản xuất xi măng, sắt,chì,
kẽm, thiếc... Đây là thế mạnh lớn, là cơ sở quan trọng để phát triển ngành
công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản góp phần vào sự khởi đầu và
triển khai công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và cả nước.
Đông Bắc có địa hình đa dạng cùng với khí hậu phân dị tạo ra thảm
thực vật phong phú với những sản phẩm đặc thù có giá trị cao. Tuy nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng Đông Bắc lại chịu ảnh hưởng trực tiếp
của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu phân dị tạo ra nhiều tiểu vùng...cho phép
phát triển nhiều loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như: chè(chè Tuyên
Quang, chè Thái Nguyên, chè Tuyết, chè vàng), hồi, quế, Sơn, mận hậu,
mơ, hồng, nhiều dược liệu quý...
Đông Bắc có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, đặc biệt là
tiềm năng du lịch biển (vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ...), du ngoạn các hồ
nước lớn trên núi như Núi Cốc, Ba Bể, Cấm Sơn, Thác Bà...), du lịch leo
núi và nghỉ dưỡng (Sa Pa, Tam Đảo, Cổng Trời...), tham quan di tích lịch
sử (Văn hóa Đông Sơn, Đền Hùng...), du lịch lễ hội (hội Lim, hội Đền
Hùng)
Quỹ đất lớn, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển các ngành
kinh tế. Quỹ đất có khả năng sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp nhìn
chung không thuộc loại xấu và có thể được khoảng 5 triệu ha (trong đó
nông nghiệp khoảng một triệu ha, lâm nghiệp 4 triệu ha), hiện đã sử dụng
2,7 triệu ha, chiếm 54% so với tiềm năng hàng ngàn ha để phát triển các
22


khu, cụm công nghiệp và hình thành các khu đô thị mới.
Nguồn nước tương đối dồi dào, chất lượng tốt. Trên lãnh thổ Đông
Bắc có những sông lớn chảy qua là hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình,

Kỳ Cùng, sông Cầu...ngoài ra còn nhiều sông nhỏ ven biển Quảng
Ninh...tạo điều kiện thuận lợi khai thác nguồn nước và phát triển giao
thông phục vụ sản xuất và đời sống; ở nhiều khu vực nguồn nước ngầm
tương đối khá. Tuy nhiên, nguồn nước ở một số nơi thuộc vùng cao núi đá
vôi và khu vực ven biển bị hạn chế.
Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, vùng trung du miền
núi phía Bắc nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng không ngừng tăng
trưởng về mọi mặt.Cơ cấu kinh tế vùng có sự thay đổi theo hướng công
nghiệp hoá, tăng tỷ trọng công nghiệp đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp
một cách đáng kể. Nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đối nhanh,
vượt mức tăng của những năm qua, nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu giai đoạn 1995-2000 khoảng 24-25% và giai đoạn 2001-2010 khoảng
20-22%/năm
Nhịp độ tăng trưởng GDP vùng Đông Bắc bình quân năm
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Tổng GDP
Công nghiệp
Xây dựng
Nông, lâm nghiệp
Dịch vụ

1995 - 2010
11,2
14,9
15,6
4
12,6

1995 - 2000

9,9
14,6
15,3
4,2
11,7

2001 - 2010
12
15,1
15,7
4
13,1

Nguồn: Viện chiến lược phát triển

2. Những lợi thế so sánh, tiềm năng hợp tác của Phú Thọ, Yên Bái, Lào
Cai.
2.1.Lợi thế so sánh và tiềm năng hợp tác của Phú Thọ
Vị trí địa lý: Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp Tuyên
Quang, nam giáp Hòa Bình, đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, tây giáp Sơn

23


La và Yên Bái. Ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc đồng bằng sông Hồng và
Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây – Đông Bắc. Diện tích chiếm 1.2%
diện tích cả nước và chiếm 5.4% diện tích vùng trung du miền núi phía
Bắc. Dân số chiếm 1,64 dân số cả nước, chiếm 14,3% dân số vùng miền
núi phía Bắc. Đó là những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà nội và địa bàn

kinh tế trọng điểm phía Bắc, cầu nối các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các
tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc. Phú Thọ chỉ cách Hà nội 80 km tính
theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100 đến 300 km. Các hệ
thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều
quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi qua Hà nội, Hải Phòng và các tỉnh thành phố
khác trong cả nước.
Thành phố Việt trì là thủ phủ của tỉnh đồng thời cũng là một trong
năm trung tâm lớn của vùng miền núi phía Bắc, có các tuyến trục giao
thông quan trọng chạy qua như quốc lộ số 2 chạy từ Hà nội qua Việt trì đi
Tuyên Quang – Hà Giang sang Vân Nam Trung Quốc. Đây là tuyến nằm
trong hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai – Hà nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh. Dự báo đoạn Hà Nôi - Việt Trì sẽ có nhịp độ phát triển nền kinh tế
cao và đô thị hóa nhanh nên Phú Thọ cần có sự chuẩn bị tốt các điều kiện
về đất đai, lao động để tận dụng cơ hội này.
Khi Sơn Tây – Hòa Lạc được xây dựng trở thành chuỗi đô thị có
khoảng 30 – 50 vạn dân cũng sẽ mở ra cơ hội mới cho Phú Thọ phát triển
nhất là các huyện hữu ngạn sông Hồng như Tam Nông, Thanh Thủy,
Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, có điều kiện phát triển mạnh hơn.
Ngoài ra Phú Thọ còn có đường sắt, đường sông chạy qua cũng là điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn.
Tiềm năng về địa hình: Điểm nổi bật là điạ hình chia cắt tương đối mạnh vì
nằm phía cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và
miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn
24


cứ vào địa hình chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng sau:
+ Tiểu vùng miền núi: Gồm các huyện miền núi Thanh Sơn, Yên
Lập, Hạ Hòa một phần cuả huyện Cẩm Khê. Đây là một vùng tương đối
khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều dân tộc nên việc khai

thác tiềm năng nông lâm khóang sản... để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn
chế
+ Tiểu vùng trung du đồng bằng: gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú
Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam Nông, Đoan
Hùng và phần còn lại của huyện Cẩm Khê. Đây là tiểu vùng có kinh tế xã
hội phát triển tiềm năng nông lâm khóang sản được khai thác tương đối
triệt để, nơi sản xuất nhiều nông sản hàng hóa xuất khẩu như: chè, đậu
tương, lạc... Nơi có nhiều khu, cụm điểm công nghiệp... Nhưng đã xuất
hiện hiện tượng đất bị thoái hóa ở một vài nơi, còn dải đất ven sông lại màu
mỡ thuận lợi cho phát triển chè, đậu tương, lạc vừng, cây ăn quả, sản xuất
lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản... là tiểu vùng
thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, có đất đai phù hợp cho phát triển
khu công nghiệp và đô thị.
Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và
đồng bằng ven sông, đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng phong phú để phát
triển nông lâm nghiệp hàng hóa toàn diện với những cây trồng, vật nuôi có
giá trị kinh tế cao phù hợp với thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên
do địa hình chia cắt mức độ cao thấp khác nhau nên việc đầu tư khai thác
tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế - xã
hội phải đầu tư tốn kén nhất là giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước.
Tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra, khóang sản có 215 mỏ và
điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng. Các
khóang sản có ý nghĩa nổi trội là: Cao lanh, penpat trữ lượng 30,6 triệu tấn,
chất lượng tốt, Pyrit, Quarit, đá xây dựng có ở 55 khu vực, trữ lượng 935
triệu tấn ; cát, sỏi khoảng 100 triệu m3 và nước khoáng nóng.
25


×