Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TUAN 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.03 KB, 12 trang )

Trường THCS Chơ Ré

Giáo án Ngữ văn 7

Tuần 20
Tiết 73

NS: 06/01/2013
ND: 08/01/2013

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được khái niệm tục ngữ.
- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Biết cách tích luỹ thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua câu tục ngữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Khái niệm tục ngư.õ
- Nội dung tư tưởng, ý nghóa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kó năng:
- Đọc – hiểu phân tích các lớp nghóa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
3. Thái độ:
Giáo dục h/s biết vận dụng tục ngữ trong lao động sản xuất và học thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn
bản.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp; nêu vấn đề; thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
Sĩ số:……………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài vở của học sinh và kiểm tra nội dung bài soạn
3. Bài mới:


Tục ngữ được coi là kho báu trí tuệ và kinh nghiệm dân gian về nhiều mặt của tự nhiên, lao động
sản xuất và xã hội. Chúng ta sẽ tìm hiểu một phần rất nhỏ của kho tàng trí tuệ dân gian thể hiện trong
những câu Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung.
? Dựa vào chú thích sgk/3, hãy cho biết thế nào là tục ngữ?
 GV giảng kó hơn khái niệm về tục ngữ và tập trung vào các ý
sau đây:
- Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói (diễn đạt một ý trọn vẹn).
Câu tục ngữ có đặc điểm là rất ngắn gọn, có kết cấu bền vững,
có hình ảnh và nhịp điệu, vì vậy rất dễ nhớ và dễ lưu truyền.
- Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm về cách
nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất,
con người, xã hội. Có những câu tục ngữ chỉ có nghóa đen (nghóa
cụ thể, trực tiếp, gắn với hiện tượng mà nó phản ánh). Nhưng
cũng có rất nhiều câu tục ngữ, ngoài nghóa đen, còn có nghóa
bóng (nghóa gián tiếp, biểu tượng)
- Về sử dụng: Tục ngữ được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt
động đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để làm lời nói
thêm hay, thêm sinh động, sâu sắc.
?Tục ngữ ra đời từ đâu? Viết theo thể loại nào?
*Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu một số từ khó.
?Tục ngữ viết theo kiểu văn bản nào?
?Văn bản này viết về nội dung gì?

Giáo viên Ma Quan

NỘI DUNG BÀI DẠY
I. Giới thiệu chung:
1. Khái niệm về tục ngữ: (sgk/3)

2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: văn học dân gian.

b. Thể loại: tục ngữ.

II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu từ khó:


Trường THCS Chơ Ré

Giáo án Ngữ văn 7

* Hướng dẫn học sinh đọc các câu tục ngữ.
- GV đọc trước 1 lần, sau đó gọi 2 HS đọc lại.
? Qua việc đọc và căn cứ vào nội dung của các câu tục ngữ
trong bài, em hãy phân nhóm theo chủ đề các câu tục ngữ từ số 1
đến số 8?
 Có thể chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Câu 1,2,3,4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Câu 5,6,7,8 là những câu tục ngữ về lao động sản
xuất.
? Đọc câu tục ngữ thứ 1? Và giải thích ý nghóa của câu tục ngữ
này?
 Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài; tháng mười (âm
lịch) đêm dài, ngày ngắn. Câu tục ngữ này nói về độ dài thời
gian ban đêm và ban ngày. Căn cứ vào điều kiện địa lí của nước
ta, các tác giả dân gian đã đúc kết kinh nghiệm có tính quy luật:
ngày ngắn vào tháng mười, đêm ngắn vào tháng năm.
? Để diễn tả quy luật đó, nghệ thuật trình bày câu tục ngữ có

điều gì đáng chú ý?
 Đối vế (về nghóa), gieo vần lưng. Đáng chú ý là cách nói ngoa
dụ nhằm gây ấn tượng “chưa nằm” (chứ không phải mới nằm,
vừa nằm) đã sáng; “chưa cười” (mới buồn cười nhưng chưa kịp
thể hiện bằng hành động cười, chứ không phải là mới cười, vừa
cười, đang cười) đã tối.
? Ý nghóa của câu tục ngữ này trong đời sống như thế nào?
 Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào chuyện
tính toán, sắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khoẻ cho
mỗi con người trong mùa hè và mùa đông. Câu tục ngữ giúp con
người có ý thức chủ độâng để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công
việc, sức lao động và những thời điểm khác nhau trong một năm.
? Đọc câu tục ngữ thứ 2. Giải thích ý nghóa của câu tục ngữ?
 Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng; Trời
ít sao, sẽ mưa.
? Nhận xét nghệ thuật? Theo em kinh nghiệm trên của dân gian
có đúng với mọi lúc không? Vì sao?
 Nghệ thuật: gieo vần lưng, đối vế. Kinh nghiệm của dân gian
dựa trên sự quan sát: Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ nắng.
Ngược lại, trời ít sao thì nhiều mây, vì vậy thường có mưa. Tuy
nhiên, cần chú ý, không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa. Phán
đoán trong tục ngữ, do dựa trên kinh nghiệm, không phải lúc nào
cũng đúng.
? Ý nghóa của câu tục ngữ này trong đời sống như thế nào?
 Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự
đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
? Đọc câu tục ngữ 3. Giải thích ý nghóa của câu tục ngữ?
 Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà, tức là
sắp có bão.
? Nhận xét nghệ thuật? Ý nghóa của câu tục ngữ này trong đời

sống như thế nào?
 Nghệ thuật: gieo vần lưng. Đây là một trong rất nhiều kinh

Giáo viên Ma Quan

2. Tìm hiểu văn bản:
a. Phương tiện diễn đạt : Nghị luận
b. Đại ý : Phản ánh, truyền đạt những
kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong
việc quan sát các hiện tượng và lao động
sản xuất.
c. Bố cục : 2 phần
-Từ câu 1 đến câu 4 tục ngữ về thiên
nhiên
-Các câu còn lại tục ngữ về lao động
sx
d. Phân tích:

d1. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ
thiên nhiên
Câu 1 : Đêm tháng năm …
Ngày tháng mười ….
- Gieo vần lưng (năm – nằm,
mười – cười) , phép đối
(đêm tháng năm – ngày
tháng mười), nói q.
=> Tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 đêm
dài - Giúp con người chủ động về thời
gian, công việc trong những thời điểm
khác nhau.

Câu 2 : Mau sao thì nắng , vắng sao thì
mưa
 Vần lưng (nắng – vắng); đối
xứng (mau sao thì nắng >sao thì mưa).
 Đêm sao dày dự báo ngày hôm
sau sẽ nắng, đêm không sao báo
hiệu ngày hôm sau sẽ mưa
- Nắm trước thời tiết để chủ
động công việc

Câu 3 :Ráng mở ga,ø có nhà thì giữ
 Vần lưng (gà – nhà); đối xứng
 Khi chân trời xuất hiện sắc màu
vàng thì phải coi giữ nhà ( sắp
có bão)


Trường THCS Chơ Ré

Giáo án Ngữ văn 7

nghiệm dự đoán bão. Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động
giữ gìn nhà cửa, hoa màu …
? Đọc câu tục ngữ 4. Giải thích ý nghóa của câu tục ngữ?
 Ở nước ta, mùa lũ xảy ra vào tháng bảy (âm lịch), nhưng có
năm kéo dài sang cả tháng tám (âm lịch). Từ kinh nghiệm quan
sát, dân gian tổng kết quy luật: kiến bò nhiều vào tháng bảy –
thường là bò lên cao –là điềm báo sắp có lụt.
? Nhận xét nghệ thuật? Ý nghóa của câu tục ngữ này trong đời

sống như thế nào?
 Nghệ thuật: gieo vần lưng. Nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở
nước ta, vì vậy nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt từ rất nhiều
hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống.
? Đọc câu tục ngữ 5. Giải thích ý nghóa của câu tục ngữ?
 Câu tục ngữ này nói về giá trị của đất đai trong thiên nhiên.
Tuy đất nhiều, đất rất bình thường, nhưng giá trị lại quý như
vàng – một thứ kim loại quý hiếm.
? Nghệ thuật trình bày câu tục ngữ này có điều gì độc đáo?
 Cái đọc đáo của câu tục ngữ này là ở sự ngắn gọn. Ngắn gọn
đến mức không thể ngắn hơn. Mặc dù có thể nói “đất như vàng”
hoặc “đất là vàng” nhưng như thế không thành hai vế cân bằng,
mà chỉ là một sự so sánh đơn thuần. Đơn vị đo diện tích của đất
thông thường là thước, mét, nhưng ở đây dùng “tấc” – chỉ một
mảnh đất rất nhỏ. Còn vàng là kim loại quý thường được cân đo
bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng thước tấc. Tấc vàng chỉ lượng
vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc
đất) so sánh với cái rất lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất.
? Ý nghóa của câu tục ngữ này trong đời sống như thế nào?
 Đất quý giá vì đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở,
người phải nhờ lao động và đổ bao xương máu mới có đất và bảo
vệ được đất. Đất là vàng, một loại vàng sinh sôi. Vàng ăn mãi
cũng hết (miệng ăn núi lở), còn “chất vàng” của đất khai thác
mãi cũng không cạn.
- Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong nhiều trường
hơp:
+ Phê phán hiện tượng lãng phí đất.
+ Để đề cao giá trị của đất.
? Đọc câu tục ngữ 6. Căn cứ vào chú thích và nghóa của từ Hán
Việt, hãy giải thích ý nghóa của câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhị

canh viên, tam canh điền”?
 Câu tục ngữ này nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại
lợi ích kinh tế cho con người. Trong các nghề được kể, đem lại
nhiều lợi ích kinh tế nhất là nuôi cá, tiếp theo là nghề làm vườn,
sau đó là làm ruộng.
? Kinh nghiệm trên dựa trên cơ sở nào? Ý nghóa của câu tục ngữ
này trong đời sống như thế nào?
 Cơ sở khẳng định thứ tự trên là từ giá trị kinh tế thực tế của
các nghề. Kinh nghiệm của câu tục ngữ không phải áp dụng ở
nơi nào cũng đúng. Ở vùng nào, nơi nào có thể làm tốt cả ba
nghề thì trật tự đó là đúng. Nhưng ở những nơi, điều kiện tự

Giáo viên Ma Quan

Câu 4 : Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại
lụt
 Vần lưng (bị – lo), đối (Tháng
bảy kiến bị> Kiến ra nhiều vào tháng 7 âm
lịch sẽ còn lụt nữa – vẫn phải lo
đề phòng lũ lụt sau tháng bảy
âm lịch

d2. Tục ngữ về lao động sản xuất
Câu 5: Tấc đất , tấc vàng
 So sánh (tấc đất >< tấc vàng)
 Đất q hơn vàng –giá trị của
đất đôi vơí đời sống lao động sx
của con người nông dân


Câu 6 :
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh
điền .
 Dễ hiểu, dễ nhớ
 Nuôi cá có lãi nhất, rồi đến làm
vườn, rồi làm ruộng – muốn
làm giàu, cần đến phát triển
thuỷ sản kết hợp với chăn ni
và trồng trọt.

Câu 7 :
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
 Ngắn gọn, dễ hiểu
 Trong nghề làm ruộng , cần
đảm bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt ,
mùa màng bội thu


Trường THCS Chơ Ré

Giáo án Ngữ văn 7

nhiên chỉ có thể thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn
nghề làm vườn, hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy.
- Câu tục ngữ này giúp con người biết khai thác tốt điều kiện,
hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất.
? Hãy đọc câu tục ngữ 7. Giải thích ý nghóa của câu tục ngữ?
 Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố
(nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước
của nhân dân ta.

- Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu. Không có nước hay thiếu
nước thì sẽ ảnh hưởng đến năng xuất. Vì thế mà nước được coi là
số một. Sau đó là phân bón. Dân gian có câu tục ngữ khác :
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Sự cần cù, chăm nom của
con người chỉ là yếu tố đóng vai trò thứ ba. Nghóa là không có
nước, thiếu phân thì sự cần cù cũng không bù đắp hay thay thế
được. “Không nước, không phân, chuyên cần vô ích”. Yếu tố
giống là yếu tố đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên trong thực tế,
không phải bao giờ người ta cũng xếp thứ tự cứng nhắc như vậy.
Chẳng hạn, khi nước đủ, phân nhiều, người ta cần cù như nhau,
nếu ai có giống tốt hơn, người đó giành thắng lợi, năng xuất cao
hơn. Các yếu tố trên tuy vai trò khác nhau nhưng sự phối hợp sẽ
có tác động đến năng xuất chung. Thiếu yếu tố nào cũng không
được.
? Ý nghóa của câu tục ngữ này trong đời sống như thế nào?
 Kinh nghiệm của câu tục ngữ được vận dụng trong quá trình
trồng lúa, giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của
từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa chúng.
? Đọc câu tục ngữ thứ 8. Giải thích ý nghóa của câu tục ngữ?
 Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất
đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt.
? Nhận xét nghệ thuật? Ý nghóa của câu tục ngữ này trong đời
sống như thế nào?
 Nghệ thuật: gieo vần lưng. Đối với việc cấy lúa (hoặc trồng
một số cây rau màu) thì thời vụ là cực kì quan trọng. Không đúng
thời vụ (sớm quá hay muộn quá) sẽ ảnh hưởng đến năng xuất
(Đói thời ăn sắn ăn khoai, chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng).
Yếu tố thứ hai là đất làm kó (thục). Nếu làm vừa kịp thời vụ vừa
làm đất kó thì tốt nhất. Thời vụ có thể chậm chút ít, nhưng nếu
đất thục, giống tốt vẫn có thể có năng xuất cao (Tua rua thì mặc

tua rua, mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền)
? Từ các câu tục ngữ vừa tìm hiểu, hãy chỉ ra một số đặc điểm
về cách diễn đạt của tục ngữ?
- Hình thức ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ số lượng tiếng rất ít và
thường tồn tạo ở dạng đơn vị câu, ngắn nhất có 4 từ. Hình thức
ngắn gọn nhưng nội dung không đơn giản. Lời ít, ý nhiều.
- Vần trong tục ngữ thường là vần lưng. Câu tục ngữ bao giờ
cũng có vần để đọc thuận tai, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Các vế của tục ngữ thường đối xứng với nhau cả về hình thức
lẫn nội dung. Do đó, lập luận khá chặt chẽ.
- Hình ảnh trong tục ngữ cụ thể, sinh động. Tục ngữ sử dụng cả

Giáo viên Ma Quan

Câu 8: Nhất thì , nhì thục
 Dễ hiểu, dễ nhớ
 Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là
đất canh tác – trong trồng
trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ
và ñaát ñai

3. Tổng kết
*Ghi nhớ : Sgk/5

*Ý nghĩa của các văn bản:
Khơng ít câu tục ngữ về thiên nhiên và
lao động sản xuất là những bài học quý
giá của nhân dân ta.
4. Luyện tập:
Sưu tầm các câu tục ngữ có chủ đề

trên.

III. Hướng dẫn tự học:
* Học bài cũ :
- Học thuộc khái niệm tục ngữ.
- Học thuộc các câu tục ngữ và nêu
nội dung, nghệ thuật các câu tục ngữ
vừa học.
- Học thuộc ghi nhớ sgk / 5.
-Nắm ý nghĩa của các câu tục ngữ trên.
- Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có
cùng chủ đề.
- Đọc thêm sgk/5.
* Soạn bài mới: Chương trình địa
phương phần Văn và Tập làm văn.
+ Chuẩn bị nội dung sưu tầm về


Trường THCS Chơ Ré

Giáo án Ngữ văn 7

cách nói quá (ngoa dụ) để khẳng định nội dung, ý tưởng. Hình ca dao – dân ca, tục ngữ theo nội dung
ảnh làm cho các câu tục ngữ tươi mát, hàm xúc và kinh nghiệm như sgk/6.
được diễn đạt trong đó có sức thuyết phục hơn.
+ Sắp xếp theo nội dung từng chủ
* Cho các nhóm thi đua với nhau trong 4 phút, thi xem nhóm nào đề.
tìm được nhiều câu tục ngữ hơn. Nội dung các câu tục ngữ nói về
kinh nghiệm của nhân dân về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt


- Cho các nhóm đọc to lên, sau đó GV làm trọng tài và cho điểm
khuyến khích.
*Hướng dẫn học sinh tự học
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Tuần 20
Tiết 74

NS: 07/01/2013
ND: 09/01/2013

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM
VĂN

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu thêm về giá trị nội dung và đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
2. Kó năng:
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
3. Thái độ:
- Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, vận dụng tục ngữ để lao động sản xuất.

- Giáo dục ý thức sưu tầm ca dao, tục ngữ sử dụng lưu truyền trong địa phương.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp; nêu vấn đề; thuyết trình và thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Sĩ số:…………………………………………………………………………………………………………………..
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Yêu cầu của tiết học hôm nay là chúng ta sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề,
có hệ thống. Bài tập này chúng ta thực hiện trong 3 tiết. Tiết đầu tiên này, cô sẽ hướng dẫn cách làm, hai
tiết sau sẽ tập hợp, xử lí kết quả và trao đổi ý kiến đánh giá, nhận thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
I. Củng cố kiến thức :
BƯỚC 1:
+ GV cho HS ôn lại khái niệm về ca dao, tục * Ca dao, dân ca: Là thể loại trữ tình dân gian, kết
hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con
ngữ.
* Ca dao, dân ca: Là thể loại trữ tình dân người. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.

Giáo viên Ma Quan


Trường THCS Chơ Ré
gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm
của con người. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời
và nhạc. Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn
gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách
nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
* Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn
gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những
kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao

động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng
vào đời sống, suy nghó và lời ăn tiếng nói hằng
ngày.
+ Khi sưu tầm, các dị bản đều có thể chấp
nhận. Ví dụ, khi sưu tầm, ta ghi ca dao trước, ghi
theo chủ đề và theo thư tự A, B, C. Sau đó ta ghi tục
ngữ, cũng ghi theo chủ đề và theo thứ tự A, B, C.
BƯỚC 2: Do tính chất đặc trưng của địa phương,
việc sưu tầm ca dao, tục ngữ của địa phương rất khó.
Do đó, yêu cầu học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ ở
miền Nam Bộ. Mỗi học sinh:
+ Sưu tầm 20 bài ca dao.
+ Sưu tầm 30 câu tục ngữ.
+ Sắp xếp theo thứ tự A, B, C.
+ Viết vào sổ tay, nộp lại.
Chẳng hạn :
CA DAO:
1. Danh nhân:
Tháp mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
2. Sản vật ở Nam Bộ:
- Câu tôm ngủ gục, anh đây vớt hụt con tôm càng,
Hoá ra anh vớt đặng, anh kéo cây kiềng vàng cho
em đeo.
- Đồng Nai gạo trắng nứơc trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.
3. Tên riêng địa phương:
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo, xóm giềng cười chê.

- Lênh đênh bèo nước biết về đâu
Đậu bến An Giang thấy những sầu. (Phan Văn
Trị)
TỤC NGỮ: Tương tự như trên, ghi theo thứ tự và
ghi theo chủ đề.
BƯỚC 3: GV hướng dẫn học sinh tìm nguồn sưu
tầm.
- Hỏi cha mẹ, ông bà …
- Tham khảo thêm sách ở thư viện trường.
- Sách tham khảo: Ca dao, dân ca Việt Nam và
Tục ngữ Việt Nam.

Giáo viên Ma Quan

Giáo án Ngữ văn 7
Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn gồm cả
những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật
chung với lời thơ dân ca.
* Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn
định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh
nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao
động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng
vào đời sống, suy nghó và lời ăn tiếng nói hằng
ngày.

II. Luyện tập :
Ví dụ :
CA DAO:
1. Danh nhân:
Tháp mười đẹp nhất bông sen,

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
2. Sản vật ở Nam Bộ:
- Câu tôm ngủ gục, anh đây vớt hụt con tôm càng,
Hoá ra anh vớt đặng, anh kéo cây kiềng vàng cho
em đeo.
- Đồng Nai gạo trắng nứơc trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.
3. Tên riêng địa phương:
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo, xóm giềng cười chê.
- Lênh đênh bèo nước biết về đâu
Đậu bến An Giang thấy những sầu. (Phan Văn
Trị)
TỤC NGỮ : HS TỰ ST

III. Hướng dẫn tự học:
* Học bài cũ :
-Học thuộc lịng tất cả các tục ngữ đã sưu tầm được.
- Cách làm bài văn biểu cảm


Trường THCS Chơ Ré

Giáo án Ngữ văn 7

BƯỚC 4: Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm.
*Soạn bài mới: Tìm hiểu chung về văn nghị
- Mỗi học sinh phải có một cuốn sổ tay văn học. luận (2 tiết)
Khi đọc được, sưu tầm được bài ca dao, câu tục ngữ

+ Trả lời các tình huống trong sgk / 7,8.
nào thì cần ghi lại ngay vào sổ để khỏi quên.
+ Tự làm trước các bài tập phần luyện tập.
- Sau khi sưu tầm đủ số lượng bài yêu cầu thì lúc
đó mới sắp xếp theo chủ đề và theo thứ tự A, B, C.
- Sắp xếp thứ tự A, B, C theo chữ cái đầu của
từng bài, hoặc từng câu.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



Tuần 20
Tiết 75 - 76

NS: 08/01/2013
ND: 10/01/2013

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận.
- Bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc – hiểu văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1.Kiến thức:
- Khái niệm văn bản nghị luận.
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Những đặc điểm chung của văn nghị luận.
2. Kó năng:

Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kó hơn kiểu văn bản quan
trọng này.
3. Thái độ:
Giáo dục tình yêu và sự cảm thụ văn học.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp; nêu vấn đề; thuyết trình và thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
Sĩ số:……………………………………………………………………………………………………………………..
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tình hình ghi bài và soạn bài của học sinh.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Ở lớp 6 chúng ta đã được học: Để trình bày diễn biến sự việc, ta làm văn tự sự; Để
tái hiện trạng thái sự vật, con người, ta làm văn miêu tả. Để bày tỏ tình cảm, cảm xúc ta làm văn biểu cảm
nhưng để nêu ý kiến đánh giá, bàn luận ta làm văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Chúng ta tìm
hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu nhu cầu văn biểu cảm và văn bản I. Tìm hiểu chung:
nghị luận
1. Nhu cầu nghị luận :
? Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi * VD :
- Vì sao em thích đọc sách?
kiểu như dưới đây không:
- Vì sao em thích xem ti vi (…)?
- Vì sao em đi học?
- Làm thế nào để học giỏi môn ngữ văn?

Giáo viên Ma Quan


Trường THCS Chơ Ré


Giáo án Ngữ văn 7

- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
- Theo em, như thế nào là sống đẹp?
- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?
 Có, rất thường gặp.
? Hãy nêu thêm các câu hỏi và các vấn đề tương tự?
 - Vì sao em thích đọc sách?
- Vì sao em thích xem ti vi (…)?
- Làm thế nào để học giỏi môn ngữ văn?
- Nếp sống văn minh là gì? Vì sao cần giữ gìn nếp sống văn
minh?
DG: Những câu hỏi như trên rất hay. Nó cũng chính là những
vấn đề phát sinh trong cuộc sống hằng ngày khiến người ta
phải bận tâm và nhiều khi phải tìm cách giải quyết.
? Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng
các kiểu văn bản đã học như : kể chuyện, miêu tả, biểu cảm
hay không? Hãy giải thích vì sao?
 Kể chuyện và miêu tả đều không thích hợp với việc trả lời
hoặc giải quyết các vấn đề trên. Văn bản biểu cảm cũng chỉ
có thể giúp ích phần nào. Chỉ có văn bản nghị luận mới có thể
giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ một cách thích hợp và
hoàn chỉnh.
Lí do: Để trả lời những vấn đề trên, ta phải dùng lí lẽ, phải sử
dụng khái niệm … để thuyết phục người nghe, người đọc.
Ví dụ: “Con người không thể sống thiêú tình bạn”, vậy
“bạn” là gì? Không thể kể về một người bạn cụ thể mà giải
quyết được vấn đề. Cũng vậy, nói hút thuốc lá có hại, rồi kể
chuyện một người hút thuốc lá bị ho lao … đều không thuyết

phục, vì có rất nhiều người vẫn đang hút. Cái hại không thấy
ngay trước mắt, cho nên phải phân tích, cung cấp số liệu … thì
người nghe mới hiểu và tin được.
GV nói thêm: Để trả lời những câu hỏi đó, người viết cần
phải vận dụng vốn kiến thức, vốn sống của mình, lại phải biết
cách lập luận, lí lẽ, nêu những dẫn chứng xác thực để người
đọc, người nghe hiểu rõ, đồng tình và tin tưởng.
? Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày qua báo chí,
qua đài phát thanh truyền hình, em thường gặp những kiểu
văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết?
 Xã luận, bình luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao,
các mục nghiên cứu phê bình, hội thảo khoa học …
GV chuyển ý: Khi gặp các vấn trên ta dùng văn nghị luận để
giải quyết vấn đề. Vậy thế nào là văn nghị luận? Chúng ta
tìm hiểu một văn bản nghị luận cụ thể sau đây.
- Cho HS đọc văn bản: CHỐNG NẠN THẤT HỌC.
? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?  Nhằm mục đích:
kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam cùng đi học để ai ai cũng
biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
? Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện? Đối tượng mà Bác nói
tời là là quốc dân Việt Nam - toàn thể nhân dân Việt Nam –
đối tượng rất đông đảo, rộng rãi.

- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu ,lợi
hay hại ?
- Nếp sống văn minh là gì? Vì sao cần giữ
gìn nếp sống văn minh?

Giáo viên Ma Quan


 Để trả lời những vấn đề trên, ta phải
dùng lí lẽ, phải sử dụng khái niệm … để
thuyết phục người nghe, người đọc. Không
thể dùng kể chuyện, miêu tả, biểu cảm
được.

* Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng
ngày qua báo chí, qua đài phát thanh
truyền hình, em thường gặp những kiểu
văn bản:
xã luận, bình luân, bình luận thời sự, bình
luận thể thao, các mục nghiên cứu phê
bình, hội thảo khoa học …

2. Thế nào là văn bản nghị luận?
a.VD : - Văn bản :
"CHỐNG NẠN THẤT HỌC".
* Mục đích: Kêu gọi toàn thể nhân dân
Việt Nam cùng đi học để ai ai cũng biết
đọc, biết viết chữ quốc ngữ.


Trường THCS Chơ Ré
? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến
nào?
 - Lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp cai trị trước
đây.
- Nay ta đã có độc lập, ta phải biết đọc, biết viết để có
kiến thức tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà.
- Mọi người phải giúp nhau học tập.

? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm
nào? Tìm các câu văn mang luận điểm đó?  Luận điểm
chính : phải cấp tốc nâng cao dân trí.
- Câu văn mang luận điểm: Một trong những công việc phải
thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.
? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí
lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy? Chính sách ngu dân của
thực dân Pháp đã làm cho hần hết người Việt Nam mù chữ 
lạc hận, dốt nát (Tiến bộ làm sao được?)
- Dẫn chứng: 95% dân số Việt Nam mù chữ – hậu quả tai hại
của chính sách ngu dân của Pháp.
- Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức
để tham gia xây dựng nước nhà (Biết chữ để làm gì? Vì sao
cần phải học chữ Quốc ngữ?)
- Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ Quốc ngữ?
Những điều kiện để tiến hành công việc đã hội đủ và rất
phong phú.
- Góp sức vào bình dân học vụ (Bằng cách rất giản dị, chủ
động, không mấy khó khăn, làm thầy, làm trò, ở khắp nơi trên
đất nước ...
- Đặc biệt, phụ nữ càng cần phải học.
- Công việc quan trọng và to lớn ấy có thể và nhất định
làm được. (Tạo niềm tin cho người đọc trên cơ sở những lí lẽ
và dẫn chứng xác đáng, đầy sức thuyết phục …)
? Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể
chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
 Các loại văn bản kể chuyện, miêu tả, biểu cảm khó có thể
vận dụng để thực hiện mục đích trên, khó có thể giải quyết
được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách
gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ như vậy.

? Em hiểu thế nào là văn nghị luận?
 HS tự do phát biểu theo cách hiểu của mình.
GV định hướng: Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết
(nói) nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc (nghe) một tư
tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận nhất thiết phải có
luận điểm (tư tưởng) rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
Những quan điểm, tư tưởng trong bài văn nghị luận phải
hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì
mới có ý nghóa.
Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
* Hướng dẫn h/s làm bài tập để củng cố kiến thức về văn nghị
luận

Giáo viên Ma Quan

Giáo án Ngữ văn 7
* Bài viết nêu ra những ý kiến:
- Lên án chính sách ngu dân của thực dân
Pháp cai trị trước đây.
- Nay ta đã có độc lập, ta phải biết đọc,
biết viết để có kiến thức tham gia vào
công cuộc xây dựng nước nhà.
- Mọi người phải giúp nhau học tập.
* Luận điểm chính : phải cấp tốc nâng cao
dân trí.
Câu văn mang luận điểm : Một trong
những công việc phải thực hiện cấp tốc
trong lúc này, là nâng cao dân trí.
* Những lí lẽ:
- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp

đã làm cho hầu hết người Việt Nam mù
chữ  lạc hậu, dốt nát (Tiến bộ làm sao
được?)
- Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì
mới có kiến thức để tham gia xây dựng
nước nhà (Biết chữ để làm gì? Vì sao cần
phải học chữ Quốc ngữ?)
- Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ
Quốc ngữ? Những điều kiện để tiến hành
công việc đã hội đủ và rất phong phú.
- Góp sức vào bình dân học vụ (Bằng cách
rất giản dị, chủ động, không mấy khó
khăn, làm thầy, làm trò, ở khắp nơi trên
đất nước …)
- Đặc biệt, phụ nữ càng cần phải học.
 VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

b. Ghi nhớ : (Sgk/tr 9)

Tiết 2


Trường THCS Chơ Ré
- Cho HS đọc bài văn : CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
 Chú ý sửa cách đọc cho HS và uốn nắn khi cần thiết.
* HS thảo luận nhóm trong thời gian 10 phút. Sau đó đại diện
nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. GV sửa bài.
? Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?
 Đây chính là bài văn nghị luận. Vì:

- Vấn đề nêu ra để bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã
hội : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội – một vấn
đề thuộc về lối sống đạo đức.
- Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã sử dụng khá nhiều lí
lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày và bảo vệ quan điểm
của mình.
- Tóm lại: Văn bản này thể hiện rõ nét tính nghị luận.
? Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể
hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra
những lí lẽ và dẫn chứng nào?
 Tác giả đề xuất ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và thói
quen xấu. Cần tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu
trong đời sống hằng ngày từ những việc tưởng chừng rất nhỏ.
+ Câu văn thể hiện:
- Có thói quen tốt và thói quen xấu.
- Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói
quen nên rất khó bỏ, …
- Thói quen thành tệ nạn
- Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen
xấu thì dễ,…
- …cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để
tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
+ Những câu văn trên cũng chính là những lí lẽ chủ yếu của
người viết.
+ Dẫn chứng….
 Qua dẫn chứng trên, ta có thể thấy tác giả chủ yếu muốn
nêu và nhắc nhở mọi người khắc phục những thói quen xấu để
hình thành những thói quen tốt.
? Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực
tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì

sao?
 Bài nghị luận này nhằm rất trúng một vấn đề có trong thực
tế trên khắp cả nước ta, nhất là ở các thành phố, đô thị. Nhiều
thói quen tốt mất đi hoặc bị lãng quên. Nhiều thói quen xấu
mới nảy sinh và phát triển. Bài viết đề cập đến một vấn đề
rất nhạy cảm và không thể giải quyết trong một sớm một
chiều và cũng không thể chỉ dùng một vài biện pháp có tính
chất hành chính hay mệnh lệnh mà cần tạo ra được ý thức xã
hội một cách tự giác và thường xuyên.
- Về cơ bản, chúng ta tán thành ý kiến trong bài viết vì những
kiến giải tác giả nêu ra đều đúng đắn và cụ thể. Nhưng thiết
nghó, cần phối hợp nhiều hình thức, nhiều biện pháp, nhiều tổ

Giáo viên Ma Quan

Giáo án Ngữ văn 7
II. Luyện tập:
Bài 1:
CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
a. Đây chính là bài văn nghị luận.
Bởi vì :
- Vấn đề nêu ra để bàn luận và giải quyết
là một vấn đề xã hội : Cần tạo ra thói
quen tốt trong đời sống xã hội – một vấn
đề thuộc về lối sống đạo đức.
- Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã sử
dụng khá nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn
chứng để trình bày và bảo vệ quan điểm
của mình.

b.
* Tác giả đề xuất ý kiến : Cần phân biệt
thói quen tốt và thói quen xấu. Cần tạo
thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu
trong đời sống hằng ngày.
* Những lí lẽ chủ yếu của người viết:
- Có thói quen tốt và thói quen xấu.
- Có người biết phân biệt tốt và xấu,
nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó
bỏ, …
- Thói quen thành tệ nạn…
- Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng
nhiễm thói quen xấu thì dễ,…
- …cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự
xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn
minh cho xã hội.

+ Dẫn
chứng:

Thói quen xấu: hút
thuốc lá; hay cáu giận,
mất trật tự; gạt tàn
bừa bãi; vứt rác bừa
bãi …

Thói quen tốt: luôn
dậy sớm; luôn đúng
hẹn; giữ lời hứa;
luôn đọc sách …

c. Bài nghị luận này nhằm rất trúng một
vấn đề có trong thực tế trên khắp cả nước
ta. Chúng ta tán thành ý kiến trong baøi


Trường THCS Chơ Ré

Giáo án Ngữ văn 7

chức và tiến hành một cách đồng bộ ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
Phong trào xây dựng nếp sống văn minh lịch sự không chỉ là
một khẩu hiệu, những lời hô hào đạo đức suông mà cần thấm
nhuần và biến thành hành động tự giác trong mỗi người, mỗi
nhà, nhất là trong nhà trường và những nơi công cộng.
Bài 2: Hãy tìm bố cục của bài văn trên?
 Cho học sinh tự suy nghó và xung phong trả lời.
GV gợi ý: Bài có 2 phần
- Phần 1: Từ đầu  chảy máu chân rất nguy hiểm: bàn luận
và chứng minh về các thói quen tốt và xấu (chủ yếu nói về
các thói quen xấu) trong xã hội.
- Phần 2: Còn lại: kết luận lại vấn đề.
Bài 3: HS tự làm, GV hướng dẫn HS nhận diện đó có phải là
đoạn văn nghị luận hay không bằng cách trả lời các câu hỏi
sau:
- Đó có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?
- Vấn đề được tác giả nêu ra và giải quyết là gì?
- Nguồn của văn bản? (Tên tác giả? Trích ở đâu…?)
Bài 4: Cho HS đọc bài văn HAI BIỂN HỒ sau đó trả lời câu
hỏi: Đây là văn bản tự sự hay nghị luận?
 HS thảo luận nhóm.

*Hướng dẫn học sinh tự học

viết.

Bài 2:
- Phần 1: Từ đầu  chảy máu chân rất
nguy hiểm: bàn luận và chứng minh về
các thói quen tốt và xấu (chủ yếu nói về
các thói quen xấu) trong xã hội.
- Phần 2: Còn lại: kết luận lại vấn đề.
Bài 3:
Bài 4: Đây là văn bản nghị luận viết theo
lối quy nạp mà phần tự sự ở đầu đoạn văn
chính là dẫn chứng được đưa ra trước để
rồi từ đó rút ra một suy nghó, một định lí
trong cuộc sống con người.
III. Hướng dẫn tự học:
* Học bài cũ :
-Thế nào là văn nghị luận?
-Phân biệt văn nghị luận và văn tự sự ở
những văn bản cụ thể.
+Văn bản: Cần tạo thói quen sống tốt;
“Thánh Gióng”; “Mẹ tơi”.
-Hồn thành các bài tập vào vở.
-Học thuộc lòng và nắm vững nội dung,
nghệ thuật chính của các câu tục ngữ về
thiên nhiên và lao động sản xuất.
*Soạn bài mới: Tục ngữ về con người và
xã hội.
- Trả lời đầy đủ câu hỏi phần đọc – hiểu

văn bản.
- Tìm hiểu nghệ thuật chung của các câu
tục ngữ và nắm nội dung cơ bản của các
câu tục ngữ về con người và xã hội.

E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



Giáo viên Ma Quan


Trường THCS Chơ Ré

Giáo viên Ma Quan

Giáo án Ngữ văn 7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×