Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận đạo đức kinh doanh phân tích vấn đề về trà sữa trân châu dưới góc độ đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.64 KB, 14 trang )

Mục lục
Mục lục................................................................. 1
Lời mở đầu............................................................ 2
Phần 1. Đặt vấn đề................................................ 3
Phần 2. Phân tích vấn đề....................................... 4
Phân tích dưới khía cạnh nhân lực.............................. 4
Phân tích dưới khía cạnh marketing......................5
Phân tích dưới khía cạnh tài chính........................5
Phân tích dưới khía cạnh bán hàng........................7
Nguyên liệu chế biến trà sữa chân trâu không đảm
bảo chất lượng...................................................... 8
Nhiều quán trà sữa trân châu chưa đảm bảo vệ sinh 8
Đạo đức để đâu?.............................................. 9
Phần 3: Nguyên nhân............................................ 9
Nguyên nhân sâu xa.................................................. 10
Lòng tham............................................................. 10
Sự ích kỷ:............................................................... 10
3.2 Mâu thuẫn triết lý.......................................... 11
Phần 4. Giải pháp................................................ 12
Lời kết................................................................. 13
Tài liệu tham khảo............................................... 13


Lời mở đầu
Từ xưa đến nay vấn đề đạo đức luôn được coi trọng. Ở mỗi thời kỳ lịch sử
những khái niệm đạo đức cùng các quy tắc được hiểu và vận dụng một cách linh hoạt.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ thông tin, khoa học, kinh tế phát triển như vũ bão.
Lúc này, vấn đề đạo đức không chỉ được hiểu trong cuộc sống nữa mà đã xuất hiện và
ngày một phát triển trong kinh doanh. Một công ty thành công vào thời điểm này là
công ty không chỉ tạo ra doanh thu, lợi nhuận lớn mà còn phải thực hiện tốt trách
nhiệm đạo đức với khách hàng, môi trường, chính phủ, người lao động và với toàn xã


hội. Để làm được điều ấy không hề dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải kiên trì, bản
lĩnh tránh mọi cám dỗ để đi đúng hướng con đường mình đã chọn (Đạo) nhằm đạt
được mục tiêu đã đề ra (Đức). Thế nhưng, sức cám dỗ của thị trường quá lớn mà cũng
có nhiều doanh nghiệp bỏ qua, hay biết nhưng vẫn làm những việc trái đạo đức gây ra
những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng
tới xã hội, thậm chí là tới cả những thế hệ sau này. Có thể nêu ra đây một số ví dụ điển
hình như chất tạo nạc trong thịt lợn, sữa nhiễm Melamin, Vedan làm ô nhiễm sông
Thị Vải nhiều năm…
Nhằm làm rõ những sai phạm trong đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua các khía cạnh thể hiện và đối tượng hữu quan nhóm Trà Sữa xin phân tích
chủ đề “Phân tích vấn đề trà sữa trân châu dưới góc độ đạo đức”. Nội dung bài trình
bày gồm 3 phần:
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung phân tích
Phần 3: Nguyên nhân
Phần 4: Những giải pháp kèm theo


Phần 1. Đặt vấn đề
Thời tiết mùa hè nắng nóng khiến nhu cầu nước giải khát tăng mạnh. Một thức
uống ngon, bổ, rẻ là mong muốn của bất kỳ người tiêu dùng nào. Vậy là trà sữa_một
thức uống có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan đã được du nhập vào Việt Nam. Để là ra
một ly trà sữa thơm ngon cần có sữa tươi nguyên chất, trân châu là từ rau câu và bột
sắn, một nguyên liệu nữa không thể thiếu là trà ngon pha lấy nước. Qua bàn tay khéo
léo của người chế biến sẽ có được sản phẩm là một ly trà sữa ngon lành. Nhưng từ
năm 2009, khi xuất hiện thông tin hạt trân châu được trộn thêm polymer cho thêm
phần dai và giòn thì người ta mới vỡ lẽ ra rằng những nguyên liệu tạo nên một cốc trà
sữa toàn là chất hóa học độc hại. Lý giải cho vấn đề này là các chủ kinh doanh nhận ra
nguyên liệu để làm nên một ly trà sữa đảm bảo chất lượng không hề rẻ trong khi nhu
cầu cử người tiêu dùng quá cao. Vậy là những cốc trà sữa không đảm bảo chất lượng

ra đời.
Việc tiếp cận và phân tích những sai phạm của trà sữa trân châu có thể xem xét
trên nhiều góc độ khác nhau. Dưới sự giảng dạy của thạc sĩ Ao Thu Hoài trong môn
học “Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty” nhóm Trà sữa xin được trình bày
những sai phạm liên quan tới trà sữa trân châu dưới góc độ đạo đức.


Phần 2. Phân tích vấn
đề 2.1.Phân tích dưới khía cạnh nhân
lực
Như đã biết một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực như tài
nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó
thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Vậy nguồn nhân lực là
gì ?
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp
Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực
và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất
nước”.
Tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng
hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia,
trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong
lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu
hiện tại và tương lai của đất nước.
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một
nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển
Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các
nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự
phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh
chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.

Do vậy ở đây không chỉ đặt ra phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng mà
phải là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – đó là những con người phát triển cả
về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo
đức, tình cảm trong sáng.
Đặt nguồn nhân lực dưới góc độ đạo đức trong sai phạm về kinh doanh trà sữa
trân châu có thể thấy công nhân của các cơ sở sản xuất thiếu kiến thức cơ bản về an
toàn vệ sinh thực phẩm, tức vô ý hoặc cố ý “làm lơ” với chất lượng của trà sữa mặc dù
họ nhận thức được rằng khi vào cơ thể, polymer không thể tiêu hóa, gây đầy bụng, dị
ứng... có thể dẫn đến tắc ruột hoặc ngộ độc cấp tính, nguy hiểm nhất là các loại tạp
chất đi kèm polymer, vì tác hại của các tạp chất này rất lớn. Chúng ngấm dần vào cơ
thể, kết hợp với các chất độc hại khác và trở thành thủ phạm gây bệnh ung thư.


Chính sự vô tâm, thiếu trách nhiệm và hiểu biết của đội ngũ lao động cũng là
một phần gây ra sai phạm trên. Một khi nguồn nhân sự thiếu ý thức, trách nhiệm có
thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức.

Phân tích dưới khía cạnh marketing
Khâu quan trọng để hàng hóa lưu chuyển dễ dàng từ người sản xuất đến người
tiêu dùng là các hoạt động marketing. Triết lý của marketing là thoả mãn tối đa nhu
cầu của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích
cho toàn xã hội. Nguyên tắc chỉ đạo của marketing là tất cả các hoạt động marketing
đều phải định hướng vào người tiêu dùng vì họ là người phán xét cuối cùng về việc
công ty sẽ thất bại hay thành công.
Tuy nhiên, các vấn đề về đạo đức liên quan đến marketing có thể sẽ nảy sinh
trong mối quan hệ với sự an toàn của sản phẩm, quảng cáo và bán sản phẩm, định giá
hay các kênh phân phối điều khiển dòng sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay khách hàng.
Lạm dụng quảng cáo có thể xếp từ nói phóng đại về sản phẩm và che dấu sự
thật tới lừa gạt hoàn toàn. Quảng cáo bị coi là vô đạo đức khi quảng cáo phóng đại,
thổi phồng sản phẩm vượt quá mức hợp lý, có thể tạo nên trào lưu hay cả chủ nghĩa

tiêu dùng sản phẩm đó, không đưa ra được những lý do chính đáng đối với việc mua
sản phẩm, ưu thế của nó với sản phẩm khác.

Phân tích dưới khía cạnh tài chính
Với khách hàng, nhất là giới trẻ, học sinh sinh viên vì tâm lý muốn bổ dưỡng
nhưng ham của rẻ mà đã sử dụng thức uống kém chất lượng làm ảnh hưởng tới sức
khỏe của mình và của người thân. Học sinh thì cho rằng trà sữa trân châu dễ uống,
ngon ngọt, mát mát lại có màu sắc sặc sỡ và uống không dễ ngán như sữa. Còn sinh
viên, đối tượng không còn dễ bị “dụ dỗ” bởi màu sắc bắt mắt thì thích uống trà sữa vì
cho rằng đây là một món bổ dưỡng nhưng lại không biết nguồn gốc, xuất xứ nguyên
liệu làm ra ly trà sữa mà mình uống như thế nào.


Nhà cung cấp vì muốn bán được hàng, thu lợi nhuận mà sẵn sàng nhập và giới
thiệu những nguyên liệu kém chất lượng cho chủ cửa hàng. Xảy ra sai phạm, nguồn
hàng chậm tiêu thụ, khả năng thanh toán của khách hàng giảm, nguồn vốn bị chiếm
dụng lâu làm mất cơ hội đầu tư và kinh doanh của nhà cung cấp.
Mức lợi nhuận siêu hấp dẫn từ trà sữa mà các cửa hàng chen nhau mọc lên như
nấm, cạnh tranh nhau bằng chất lượng thì ít mà cạnh tranh về giá thì nhiều. Để có
được mức giá cạnh tranh siêu hấp dẫn khách hàng mà các chủ cửa hàng không ngại
ngần tìm mua những nguyên liệu rẻ, kém chất lượng về để phục vụ khách hàng của
mình nhưng lại quảng cáo là hàng nhập khẩu từ Úc, Hàn Quốc, Thái Lan…
Chúng em xin trích dẫn ra đây một bài báo được ra ngày 28/04/2011 của trang
web với tiêu đề “Trà sữa không rõ nguồn gốc,
bán siêu lãi” làm ví dụ minh họa cho sai phạm của các đối tượng hữu quan thuộc vấn
đề này. Trong bài báo này, phóng viên đã hỏi một người bán nguyên liệu làm trà sữa
trên phố hàng Buồm khi được hỏi đã trả lời “Em mua bao nhiêu cũng có, mua nhiều
chị giảm giá cho. Cũng vừa có mấy người ra hỏi cách làm, bán đi, lãi lắm". Theo ước
tính của chủ cửa hàng, giá gốc của mỗi ly trà sữa chân trâu chỉ khoảng 3.000 đồng.
Trong khi đó, tại hầu hết các cửa hàng đồ uống, trà sữa được bán với giá 10.000

đồng/cốc, một số ít mới khai trương bán với giá ưu đãi hơn tầm 6 – 8.000 đồng/cốc.
Như vậy, cứ mỗi ly trà sữa bán ra, các ông chủ, bà chủ thu về tiền lãi từ 3.000 – 7.000
đồng. Cũng theo "bật mí" của các chủ buôn nguyên liệu trên chợ Đồng Xuân, cách
chế biến trà sữa “cực kỳ đơn giản”, không cần tốn quá nhiều thời gian và chỉ phải học
trong vòng…1 tiếng đồng hồ.
Vị chủ cửa hàng bán nguyên vật liệu trên phố Đồng Xuân rất “tích cực” quảng
cáo độ rẻ trong nguyên liệu của mình. Theo chị, trước đây, trân châu đa dạng cả về
màu sắc (vàng cho trà sữa trân châu cam, tím là khoai môn, đỏ là đậu đỏ…), phong
phú về chủng loại và nhãn hiệu nhưng sau mấy "phi vụ" lùm xùm xung quanh việc trà
sữa trân châu có chứa polymer, hiện tại, cửa hàng chị chỉ bán một loại phổ biến đó là
trân châu đen.


Chỉ với 17.000 đồng, một gói trân châu không rõ nguồn gốc
này có thể được sử dụng cho gần trăm cốc trà sữa.
"Nếu em thích rẻ thì lấy loại không có nhãn mác 17.000 đồng/kg, loại bình
thường có nhãn mác là 18.000 đồng/kg”. Khi phóng viên thắc mắc Thắc mắc về sự
khác biệt này, chị cho biết: Cả hai loại cùng một nhà sản xuất, chỉ chênh lệch nhau giá
cả vì thêm chi phí in ấn bao bì, do đó, các đại lý trà sữa thường thích loại không nhãn
mác hơn vì bớt được một khoản tiền nho nhỏ.
Khi phóng viên hỏi chủ cửa hàng: “Tại sao bột sữa lại không có nhãn mác bao
bì, không có ngày sản xuất, hạn sử dụng, cũng như các thông tin cơ bản về nhà sản
xuất…”, chị này nhanh miệng: Đây là các túi nhỏ được tách ra từ bao to, hàng nhập
chính gốc từ Đài Loan, rồi không quên trấn an: “Chị đảm bảo, em cứ yên tâm về chất
lượng”.
Chính sự thờ ơ của nhà cung cấp đã tạo điều kiệncho sản phẩm kém chất lượng
có cơ hội xuất hiện trên thị trường. Và cũng chính bởi sự dễ tính quá mức của người
tiêu dùng đã góp phần cho những sản phẩm độc hại có cơ hội tồn tại trên thị trường.

Phân tích dưới khía cạnh bán hàng

Các của hàng mong muốn đa dạng hóa sản phẩm trà sữa nên đã có rất nhiều
loại: trà sữa trân châu, hồng trà sữa, trà xanh sữa….nhưng thực chất thì đó vẫn chỉ là
thêm những phẩm màu, những nguyên liệu không rõ nguồn gốc để chế biến bán cho
khách hàng
Người bán hàng vì mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu nên đã mua nguyên liệu
giá rẻ không rõ nguồn gốc, xuất sứ có chứa chất độc hại : axit béo chuyển hóa,
polymer, chất tẩy trắng…


Nguyên liệu chế biến trà sữa chân trâu không đảm
bảo chất lượng
Giống như người sản xuất những chủ quán trà sữa cũng đặt mục tiêu lợi nhuận
lên hàng đầu, do vậy mà nguồn nguyên liệu họ lấy về không nguồn gốc , xuất sứ , hạn
sử dụng với cái giá rất rẻ chỉ từ 30.000-35000đồng/kg bột trà sữa , 12.000-14.000
đồng/kg trân châu.
Nhưng thực tế cái mà chúng ta uống không chứa sữa hay trà mà đa phần là kem
béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu
thơm, bột pha màu. Các chất này khi dung nạp vào cơ thể đều gây hại.
Kem béo chứa thành phần chủ yếu là dầu thực vật hydro hóa, là một loại axit
béo chuyển hóa; nếu dung nạp nhiều trong một thời gian dài sẽ gây ra các bệnh như
tim mạch, ung thư và đặc biệt là các vấn đề về sinh sản. Bởi thứ nhất, nó ảnh hưởng
đến chất lượng của tinh binh, tế bào trứng, tăng thêm nguy cơ vô sinh ở nam giới và
nguy cơ sinh trẻ bị dị tật bẩm sinh. Thứ hai, axit béo chuyển hóa sẽ ảnh hưởng đến sự
hợp thành của hormone giới tính, sự hợp thành của hormone giới tính gặp trở ngại sẽ
dẫn đến kinh nguyệt không đều ở nữ giới và các chướng ngại về chức năng giới tính
khác, tăng thêm tỉ lệ gây ra vô sinh. Các Chuyên gia còn khuyến cáo, acid béo chuyển
hóa ở trong một cốc trà sữa nhiều nhất là 5g, nhưng trên thế giới đều công nhận, một
ngày không nên dung nạp quá 2g acid béo chuyển hóa. Do vậy thường xuyên uống trà
sữa trân châu có chứa acid béo chuyển hóa sẽ tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Trà trong trà sữa trân châu thực ra là dùng tinh trà. Tinh trà không phải là trà tự

nhiên, là môt loại trà tinh chế tổng hợp thêm vào một ít bột màu mà thành. Khi uống
không khác gì so với trà tự nhiên nhưng tinh trà lại thuộc thành phần chất tổng hợp
hóa học, nếu dung nạp quá nhiều chất này vào cơ thể thì sẽ gây ra tổn thương cho gan
thận.
Thành phần của những hạt trân châu đen tròn xinh xinh đó chủ yếu là tinh bột
lọc, đường cô đặc, hương liệu thực phẩm. Trong đó đường cô đặc là một loại chất phụ
gia thực phẩm, nhưng hàm chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân (Hg), chì (Pb)
và thạch tín (As).

Nhiều quán trà sữa trân châu chưa đảm bảo vệ sinh
Tại quán Tapitea (235B Nguyễn Văn Cừ, Q1), đoàn thanh tra ghi nhận điều
kiện vệ sinh chưa đảm bảo, chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, giấy
khám sức khỏe của nhân viên trực tiếp pha chế trà đã hết hạn. Đoàn thanh tra đã niêm
phong 5 bịch hạt trân châu, lấy mẫu 3 loại trà sữa trân châu cùng các loại thạch, sirô
để kiểm nghiệm VSATTP.


Tại cửa hàng trà sữa trân châu số 215 Nguyễn Văn Cừ, P14, Q5, đoàn thanh tra
cũng ghi nhận chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, chưa xuất trình được
nguồn gốc, nhãn phụ, hóa đơn chứng từ hạt trân châu. Bịch hạt trân châu nguyên liệu
có ghi cả tiếng Hoa lẫn tiếng Anh nhưng không hề có nhãn phụ tiếng Việt, không biết
thành phần nguyên liệu…
Với các chủ tiệm họ cho rằng trân châu (chưa luộc) dùng không hết, buộc túi
lại, để khô thoải mái, không việc gì hết, cũng không cần cho tủ lạnh. Trong khi đó, với
những hạt chân trâu đã luộc qua nước, các chủ tiệm trà sữa thường lưu ý rằng: Chỉ nên
để từ 3 – 5 tiếng, nếu để lâu, trân châu sẽ cứng, mất độ dẻo, ăn sẽ không ngon. Tuy
vậy, đối với các tiệm đông khách, thay vì một ngày phải luộc từ 9 - 10 lần cho các mẻ
khác nhau, cửa hàng thường dồn lại luộc tất cả số lượng lớn trong một lần rồi bỏ tủ
lạnh. “Vẫn biết như thế trân châu không đảm bảo, nhưng vì ít nhân viên, chúng tôi
không còn cách nào khác”, một chủ tiệm trà sữa tại khu vực Ngã tư sở (Hà Nội) thành

thật chia sẻ.

Đạo đức để đâu?
Cái quyền tối thiểu nhất của người bỏ tiền ra đi mua sản phẩm là được an toàn
khi sử dụng sản phẩm đó mà họ chưa được đảm bảo.
Câu trả lời cho tất cả những vi phạm sai trái về an toàn vệ sinh thực phẩm của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh không màng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu
dùng chỉ vỏn vẹn trong hai chữ:Lợi nhuận! Nhưng các cơ sở đều quên mất rằng, chính
nhờ người tiêu dùng là “nguồn cầu” mà họ mới có cơ hội làm “nguồn cung”,vì thế lẽ
ra họ phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm để tạo niềm tin nơi khách
hàng của mình,nhưng…
Đây chính là sự băng hoại về đạo đức. Giống như tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa
Bình đã nói trong một bài viết có tiêu đề “Đạo đức băng hoại, buôn gian bán lận ngày
càng tinh vi” trên báo điện tử Vetnamnet.vn ngày 6 / 4 / 2012 như sau : “Những người
sử dụng thủ đoạn, sử dụng công nghệ rởm để cung cấp cho người tiêu dùng những thứ
thực phẩm có hại, người ta ăn uống, đưa vào cơ thể thứ có hại cho sức khỏe hoặc
người ta phải mất một khối lượng lớn tiền bạc ra để mua những cái giả giá trị như vậy
thì đương nhiên là tội ác. Ở trên bình diện xã hội, chỉ cần người nào đó, cố tình sử
dụng những sản phẩm độc hại, công nghệ giả gây hại cho cộng đồng, cho xã hội thì đó
là tội ác.
Những người này cần thiết phải lên án từ phương diện đạo đức, đạo lý cho đến
phải chịu trách nhiệm về phương diện hình sự. Vì nếu như đã làm hại đến sức khỏe,
tính mạng, đến độ bền vững của cơ thể con người cũng như hại đến các tổ chức các
thiết chế trong xã hội thì trong khung hình luật đã đề cập tới”.


Phần 3: Nguyên
nhân
Nguyên nhân sâu xa:
Lòng tham

Nguyên nhân sâu xa của việc vì lợi nhuận mà sẵn sàng đánh đổi chữ Tín của
người bán hàng và nhà cung cấp chính là vì lòng tham. Lòng tham vô đáy, tham tiền
bạc của con người đã dẫn họ tới những hành động sai trái, vi phạm đạo đức.
Nền kinh tế của chúng ta lạc hậu nhiều năm, nền nông nghiệp lúa nước luôn
gặp phải thiên tai, hạn hán, bão lũ. Chính sự chậm phát triển của nền kinh tế đã dẫn
đến nhhiều bộ phận người Việt Nam bị ảnh hưởng tư tưởng cho tới tận ngày nay. Đó
là tư tưởng trong kinh doanh chỉ chớp nhoáng kiểu chộp giật, chỉ nghĩ tới cái lợi trước
mắt mà không quan tâm tới cộng đồng quanh mình nói riêng, xã hội và tương lai của
nền kinh tế nước nhà nói chung.
Chúng ta từng tự hào về nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm với những
nông sản đa dạng, phong phú vậy mà giờ đây khi đưa bất kể thứ gì lên miệng đền nơm
nớp lo sợ, rau quả chứa chất bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thịt chứa chất
tạo nạc… Đáng buồn làm sao khi những scandal thực phẩm này xuất hiện vì lòng
tham tiền bạc của con người. Khi xã hội vô cảm với những việc làm vô đạo đức, bỏ
mặc quyền lợi của người dân thì lòng tham có thể thúc đẩy mọi hành vi bất lương.
Các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới thành công chính là nhờ những tôn chỉ
đạo đức trong kinh doanh. Họ không kinh doanh bằng lòng tham qua nhứng sản phẩm
“bẩn” mang tới cho khách hàng. Họ không chụp giật, manh mún…họ xây thương hiệu
và lợi nhuận bằng sự sáng tạo của sản phẩm (cần đội ngũ nhân viên và quản lý yêu
thích với công việc và điều kiện mưu sinh), bằng sự thỏa mãn của khách hàng (chất
lượng và dịch vụ hậu mãi tốt), bằng các hoạt động xã hội thiện nguyện (đóng góp lâu
dài cho thương hiệu).

Sự ích kỷ:
Sự ích kỷ trước tiên thể hiện ở chỗ nhà cung cấp nguyên liệu, người bán hàng
lười lao động, lười đầu tư chất xám, không muốn tự sản xuất kinh doanh những sản
phẩm chất lượng. Bởi việc nghiên cứu sản phẩm chất lượng đòi hỏi sự đầu tư một
cách nghiêm túc nguồn lực tài chính và nguồn lực con người. Như thế sản phẩm tạo ra
không chỉ có công sức lao động trong đấy mà còn chứa cả cái Tâm của nhà sản xuất
gửi gắm vào trong đó. Thế nhưng, không phải ai cũng sẵn sàng làm như vậy. Hay nói

đúng hơn là với những người ích kỷ, tham lam thì họ lại nghĩ khác. Với những con


người như thế chỉ có lợi nhuận và làm thế nào mà tốn ít chi phí nhất nhưng lợi nhuận
thu về phải nhiều và nhanh nhất. Chính vì thế mà họ nhập những sản phẩm độc hại,


trôi nổi từ thị trường Trung Quốc về Việt Nam. Nếu như nhà cung cấp, nhà sản xuất,
người bán hàng ý thức được sự nguy hiểm của những sản phẩm ấy thì có lẽ đã không
có những sai phạm đáng tiếc xảy ra. Trước đây, nhắc đến trà sữa trân châu mọi người
yêu thích bao nhiêu thì bây giờ kinh hãi, ác cảm bấy nhiêu.
Sự ích kỷ còn thể hiện ở chỗ vô tâm. Có một lần trong một giờ học môn Đạo
đức kinh doanh và văn hóa công ty của thạc sĩ Ao Thu Hoài em đã nghe cô trích dẫn
câu nói “Một trong ba cái ác của con người mà xã hội ngày nay đang lên án là sự vô
tâm trước những hoàn cảnh đáng thương của đồng loại”. Em rất thích câu nói này.
Nếu dùng câu nói này để phân tích những sai phạm của trà sữa trân châu em thấy cũng
có ý đúng. Sự vô tâm thể hiện ở những nhân viên bán hàng, chủ cửa hàng và nhà cung
cấp. Chắc chắn họ là những người hơn ai hết hiểu được sự độc hại của những nguyên
liệu tạo nên trà sữa trân châu. Vậy mà nhà cung cấp cứ bán, chủ cửa hàng cứ mua và
nhân viên thì thản nhiên pha chế và phục vụ khách hàng. Thậm chí, các cửa hàng còn
nghĩ nhiều cách làm thế nào để lôi kéo, thu hút khách hàng sử dụng thật nhiều loại
nước uống độc hại này. Họ biết trà sữa độc đấy nhưng vẫn cứ làm ngơ, bàng quan
trước tất cả. Giả sử nếu như người uống là bạn bè, người thân của họ thì liệu họ có thể
làm ngơ được như thế không? Chắc chắn là không rồi. Họ sẽ cảnh báo và ngăn cản.
Họ làm ngơ, bàng quan bởi đó là những “người dưng nước lã”, những kẻ “khác máu
tanh lòng”. Bởi thế nên họ mặc kệ. Họ chỉ quan tâm tới tiền, lợi nhuận của chính bản
thân mình, còn khái niệm quan tâm tới giống nòi hẳn không có trong họ.

3.2 Mâu thuẫn triết lý
“Khi ra quyết định hành động, mỗi người đếu dựa trên những triết lý đạo đức

được thể hiện thành quan điểm, nguyên tắc hành động, chuẩn mực đạo đức và những
động cơ nhất định, triết lý đạo đức của mỗi người được hình thành từ khinh nghiệm
sống, nhận thức và quan điểm về giá trị, niềm tin của riêng họ, thể hiện những giá trị
tinh thần con người luôn luôn tôn trọng và muốn vươn tới. Vì vạy, chúng có ảnh
hưởng chi phối đến hành vi. Mặc dù rất khó xác định triết lý đạo đức của một người,
vẫn có thể xác minh chúng thông qua nhận thức và ý thức tôn trọng sự trung thực và
công bằng của người đó; trong đó, trung thực là khái niệm phản ánh sự thành thật,
thiện chí và đáng tin cậy”. Đây là những lời mà phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh
Quân đã viết trong cuốn “Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty” của ông
ở trang 45. Trung thực và công bằng luôn cần thiết trong kinh doanh. Nhưng vì lợi
ích riêng của mình mà các cửa hàng trà sữa đã thiếu đi tính trung thực. Nếu họ thành
thật, trung thực với khách hàng chắc chắn sẽ chẳng còn vị khách nào dám đủ can đảm
uống trà sữa. Bởi vậy mà họ đã nói dối về chất lượng trà sữa để đánh lừa khách hàng.
Điều này dần dần làm mất đi chữ Tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Và nếu
như những cửa hàng với những người chủ, người quản lý thiếu trung thực như trà sữa


trân châu còn chưa ý thức được việc làm của mình thì xã hội còn phải gánh tổn những
thất khôn lường mà “thực phẩm bẩn” mang lại.

Phần 4. Giải pháp
- Trước tiên trong mỗi gia đình cần giáo dục các thành viên cảnh giác với những thực
phẩm độc hại. Mặt khác, ông bà, cha mẹ cần làm gương cho con cháu mình cách sống
quan tâm tới đồng loại, yêu thương giống nòi, không bỏ mặc, làm ngơ trước những sự
việc sai trái trong cuộc sống. Bên cạnh đó cũng cần có sự góp sức của nhà trường.
Nhà trường không chỉ tuyên truyền giáo dục cho học sinh lối sống đạo đức mà với
cấp học cao hơn như đại học cần giáo dục thêm cho sinh viên về đạo đức trong kinh
doanh.
- Mỗi người cũng cần có ý thức tự rèn luyện bản thân sao cho không bị cám dỗ bởi
đồng tiền mà làm những việc có hại cho xã hội, giống nòi mình; không những thế cần

phải bênh vực, bảo vệ mình và người thân nói không với nhừng hàng hóa, thực phẩm
độc hại cho con người. Quan trọng nhất vẫn là sự tự ở ý thức ở mỗi người. Bởi mỗi
con người ý thức và liên kết với nhau thì thực phẩm độc hại chắc chắn sẽ không còn
chỗ đứng trên thị trường. Với những sinh viên kinh tế_những người trực tiếp tạo giá
trị cho thị trường sau này khi được học môn Đạo đức kinh doanh cần hiểu và rèn
luyện bản thân tránh xa những cám dỗ của lợi nhuận và xác định khi đã kinh doanh là
mang cái Tâm của người làm kinh tế vào sản phẩm, hàng hóa của mình để xã hội tiến
lên, nền kinh tế nước nhà phát triển.


Lời kết
Chỉ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận mà chủ cửa hàng, nhà cung cấp nguyên
liệu đã mang tới những sản phẩm chứa hiểm họa khôn lường tới sức khỏe người tiêu
dùng. Dư luận hẳn sẽ bức xúc và tự hỏi “đạo đức ở đâu? Nhân văn ở đâu?” khi vì hám
lợi mà các cửa hàng bất chấp để bán ra loại sản phẩm như vậy. Doanh thu thôi là chưa
đủ. Một cửa hàng, doanh nghiệp, công ty hay tập đoàn không thể thành công mà chỉ
nghĩ tới tiền. Thành công còn dựa vào thước đo đạo đức kinh doanh của doanh
nghiệp, trách nhiệm với giá trị mình tạo ra và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Trên đây là những phân tích của nhóm trà sữa. Do sự hiểu biết có hạn nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Nhóm chúng em rất mong nhận được
sự góp ý của cô để hoàn thiện và mở rộng hiểu biết hơn nữa.
Một lời cảm ơn chân thành, sâu sắc chúng em muốn gửi tới cô Ao Thu Hoài,
giảng viên môn học “Đạo dức kinh doanh và văn hóa công ty” mang lại cho chúng em
những tiết học có ý nghĩa thực sự!



×