Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Báo cáo thực tập phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH nhựa việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.01 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG
LONG
---o0o---

BÁO CÁO
THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:

CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT
ĐỨC

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn
Thị Liên Hương Sinh viên thực
hiện
: Đặng
Quốc Kỳ
Mã sinh viên
Chuyên ngành
hàng

: A16150
: Tài chính – Ngân


HÀ NỘI – 2013


MỤC LỤC
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ


CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC................................................. 1
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhựa Việt Đức.................1
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức.................................................... 2
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận................................................................................... 2
Giám đốc công ty.................................................................................................................... 2
Phó giám đốc.......................................................................................................................... 2
Văn phòng công ty................................................................................................................. 2
Xưởng thiết kế........................................................................................................................ 3
Xưởng sản xuất...................................................................................................................... 3
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC....................................................................... 4
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức.........4
Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt
Đức................................................................................................................................. 4
Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty TNHH
Nhựa Việt Đức...................................................................................................... 4
Mô tả công việc thực tập........................................................................................................ 5
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
năm 2012 và năm 2011........................................................................................... 8
Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận năm 2012 và 2011 của công ty
TNHH Nhựa Việt Đức.......................................................................................... 8
Tình hình tài sản - nguồn vốn năm 2012 và 2011 của công ty TNHH Nhựa
Việt Đức.............................................................................................................. 12
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH Nhựa Việt
Đức.....................................................................................................................................
Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn................................................................... 16
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán............................................................................... 17
Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản........................................................................ 17
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.................................................................................... 18
Tình hình lao động tại công ty TNHH Nhựa Việt Đức.......................................................... 19

PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN.................................................................... 23
Môi trường kinh doanh.............................................................................................. 23
Thuận lợi 23


Khó khăn 23
Những ưu điểm, tồn tại của công ty TNHH Nhựa Việt Đức.................................................. 24
Ưu điểm 24
Tồn tại 24
Biện pháp khắc phục................................................................................................................ 25
Định hướng phát triển của công ty.......................................................................................... 26


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

CSH

Chủ sở hữu

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSNH

Tài sản ngắn hạn


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VND

Việt Nam đồng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức.................................. 2
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất của Công ty................................................................. 4
Sơ đồ 2.2. Quy trình kí kết hợp đồng......................................................................... 6
Sơ đồ 2.3. Quy trình công việc xác định yêu cầu khách hàng...................................6
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh....................................................................... 8
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán................................................................................. 12
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn..................................................................... 16
Bảng 2.4. Khả năng thanh toán................................................................................. 17
Bảng 2.5. Hiệu suất sử dụng tài sản.......................................................................... 18
Bảng 2.6. Khả năng sinh lời...................................................................................... 18
Bảng 2.7. Tổng hợp nhân lực.................................................................................... 20
Bảng 2.8. Bảng thu nhập bình quân......................................................................... 21


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường Đại Học

Thăng Long sau một quá trình học tập tại trường. Một mặt là yêu cầu đặt ra từ phía
nhà trường, nhưng mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên
tập làm quen với công việc thực tế.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Việt Đứcem đã thực hiện
đầy đủ và nghiêm túc các nội dung, yêu cầu của giai đoạn thực tập tổng hợp. Em đãtìm
hiểu và thu thập được nhiều thông tin vềhoạt động cũng như công tác quản lý, điều
hành tại công ty. Trên cơ sở đó có những hình dung cụ thể về thực tiễn hoạt động kinh
doanh và công tác kế toán, rút ra được những nhận xét, đánh giá riêng cho bản thân,
nâng cao sự hiểu biết thực tế.
Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các cô chú trong công
ty cùng với sự hướng dẫn tận tình củacô Nguyễn Thị Liên Hương, cho đến nay báo
cáo thực tập của em đã hoàn thành. Nhưng do có những hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm thực tế chưa có nhiều nên báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bản báo cáo thực tập
của em được hoàn thiện hơn.
Trong thời gian được thực tập tại Công ty TNHH Nhựa Việt Đứcem đã viết bản
báo cáo này. Nội dung của báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH
Nhựa Việt Đức.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt
Đức.
Phần 3: Nhận xét và kết luận.


PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔCHỨC
CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
- Thông tin chung về công ty
+ Tên đầy đủ:CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC.
+ Trụ sở chính: Số 42B - Ngõ Tô Hoàng - Phường Cầu Dền - Hai Bà Trưng – Hà

Nội.
+ Ngày thành lập:28/10/2009.
+ Giấy phép kinh doanh:0104008369ngày 28/10/2009 do Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội cấp.
+ Loại hình công ty: Công ty TNHH.
+ Lĩnh vực kinh doanh: Nhựa.
+ Vốn đầu tư: 2.000.000.000 đồng.
+ Giám đốc: Lê Anh Chiến.
+ Mã số thuế: 0104231410.
- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Nhựa Việt Đức được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư do Ủy
Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp, số 0104008369 ngày 28 tháng 10 năm 2009.
Với số vốn đầu tư 2 tỉ VNĐ. Khi mới thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn,
sóng gió nhưng với tinh thần cống hiến, làm việc hết mình, tất cả các thành viên trong
công ty đã cùng nhau cố gắng vượt qua những gian nan đó. Sau 4 năm trưởng thành
công ty đã thực hiện thành công được nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, đạt được những
thành công nhất định và hứa hẹn rằng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

1


Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
Giám Đốc Công Ty

Phó Giám Đốc

Văn Phòng Công Ty

Xưởng

Sản
(Nguồn:
Phòng
tổXuất
chức hành chính)
Xưởng Thiết Kế
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3.1Giám đốc công ty
- Là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước nhà nước, người
đứng đầu công ty, có trách nhiệm trước pháp luật, có nhiệm vụ quản lý toàn diện,
chịu trách nhiệm về mọi mặt thiết kế, kỹ thuật , kinh doanh và đời sống của toàn
doanh nghiệp.
- Giám đốc có quyền giao quyền chỉ huy thiết kế và kỹ thuật cho phó giám đốc.
Phó giám đốc
- Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một lĩnh vực nào đó do giám
đốc ủy quyền. Phó giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước giám
đốc công ty.
-

Là người nắm bắt và xử lý mọi diễn biến xảy ra trong khi triển khai thiết kế và điều
hành sản xuất, giao trách nhiệm thiết kế sản phẩm cho các thành viên.

Văn phòng công ty
- Là nơi nhận kí kết hợp đồng,giao dịch và chịu trách nhiệm giải quyết mọi thắc mắc
của khách hàng.
-

Phục vụ văn phòng phẩm của công ty, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của
Công ty. Bên cạnh đó phòng có trách nhiệm theo dõi, sửa chữa lớn, nhỏ và sửa
chữa thường xuyên đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính sự

nghiệp.


-

-

Thực hiện các quy định về văn thư, lưu trữ, bảo mật, các nguyên tắc quản lý công
văn, giấy tờ, đi, đến, các biện pháp quản lý tài sản thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Xưởng thiết kế
Chuyên thiết kế những mẫu mã mới.
Xử lý những đơn đặt hàng hoàn thành đúng thời gian theo qui định.
Thiết kế những ý tưởng, xử lý về kỹ thuật thiết kế.
Xưởng sản xuất
Chuyên sản xuất, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, công trình theo
tiến độ, kế hoạch, phương án, dự toán đã được phê duyệt.

-

Quản lý và sử dụng hợp lý vật liệu trong công tác sửa chữa.
Lập kế hoạch mua nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Nghiên cứu thiết kế sản xuất thử các sản phẩm mới.
Giám sát theo dõi các phân xưởng sản xuất.
Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân các ngành nghề, tham gia đào tạo,
kiểm tra thi tay nghề cho các loại bậc thợ của công nhân theo quy định.

-

Tổ chức khảo sát xây dựng ban hành các định mức sử dụng vật tư, nguyên vật liệu
và nhiều nguyên liệu sản xuất khác.

Kiểm tra, xác nhận chất lượng nguyên phụ liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất.

-


PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT ĐỨC
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công tyTNHH Nhựa Việt Đức
Công ty TNHH Nhựa Việt Đức chuyên sản xuất các loại đồ nhựa, trong đó hoạt
động chủ yếu của công ty là sản xuất: đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và
điện tử. Vì vậy, nhiệm vụ chính đặt ra với doanh nghiệp là thực hiện tốt những hợp
đồng được ký kết và các dự án nhằm tối đa các lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Từ khi công ty được thành lập và có được lô hàng đầu tiên thì doanh thu của công
ty tăng đều qua các năm nhờ các hoạt động sản xuất.Doanh thu về đồ gia dụng và vật
liệu xây dựng luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu hàng năm.Công ty còn tìm
kiếm và ký kết những hợp đồng xuất khẩu sang các nước châu Á và châu Âu. Nó
mang lại lợi ích không nhỏ cho công ty.
Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty TNHH
Nhựa Việt Đức
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất của Công ty

Bước 2: Biên bản đề nghị
xuất kho nguyênBước
vật liệu
1:
Thiết kế hồ

Kho
nguyên

Bước 8:
Thanh lý

Bước
3:Kho
Bước 7:Xác
nhận khách

Bước 5:Kiểm
Bước 4:
sản phẩm
Xưởng
Bước 6:
Hoàn

(Nguồn: Văn phòng công
ty)
Công ty có nguồn lực nhân sự có năng lực cao và trang thiết bị hiện đại được
nhập khẩu từ nước ngoài nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã tốt nhất
cùng với quy trình sảnxuất tân tiến đem lại những sản phẩm có độ bền cao, giá thành
thấp.
*Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất


-

Mang đặc tính công nghệ cao nên yêu cầu kĩ thuật phải đảm bảo tính chính xác
cao, thao tác thuần thục đáp ứng nhu cầu của khách hàng với sản phẩm chất lượng
và đẹpnhất.



-

Không sử dụng nguyên vật liệu chất lượng thấp hoặc thải ra môi trường các chất
thải độc hại trong các giai đoạn trong khi sản xuất.

* Các bước của quá trình sản xuất
- Bước 1: Thiết kế hồ sơ bản vẽ là việc phác họa sản phẩm đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng.
- Bước 2: Biên bản để nghị xuất kho nguyên vật liệu, đề xuất cấp nguyên vật liệu cần
thiết để tạo sản phẩm.
-

-

Bước 3: Nhân viên văn phòng công ty sẽ cầm biên bản đến kho nguyên vật liệu
chính, phụ. Sau đó nguyên vật liệu sẽ được chuyển sang xưởng sản xuất.
Bước 4: Kỹ sư hóa, cơ khí nhận nguyên vật liệu từ kho và xưởng bắt đầu quá trình
sản xuất.
Bước 5: Trong quá trình sản xuất kỹ sư hóa, cơ khí luôn theo dõi xát xao các bước
thực hiện của công nhân, nhằm kiểm tra chất lượng, kiểu dáng, chất liệu sản phẩm
cho đến sản phẩm được hoàn thiện.
Bước 6: Nhân viên công ty đóng gói sản phẩm, đánh dấu sản phẩm giúp nhân viên
dễ tìm kiếm hàng hóa khi giao trả.
Bước 7 : Xác nhận khách hàng, liên lạc hẹn ngày giao trả hàng hóa.
Bước 8: Giao hàng cho khách hàng và đồng thời khách hàng sẽ thanh toán tiền cho
công ty.

Mô tả công việc thực tập
Trong đợt thực tập vừa qua em đã có điều kiện để được thực tập tại Văn Phòng

Công Ty của công ty TNHH Nhựa Việt Đức, em được học tập và tham gia vào công
việc kí hợp đồng với khách hàng, dưới đây là qui trình kí kết hợp đồng của công ty.


Sơ đồ 2.2. Quy trình kí kết hợp đồng
Tìm kiếm khách hàng
Xác định yêu cầu
Tiếp nhận đơn hàng
Nhân viên thiết kế
Khách hàng kiểm tra
Nhân viên chỉnh sửa
Khách hàng chấp nhận
Kí hợp (Nguồn: Văn phòng công ty)
Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được thực tập tại khâu thứ hai trong
quy trình kí kết hợp đồng với khách hàng. Vì vậy, em xin phép chỉ mô tảcông việc
này. Công việc xác định yêu cầu của khách hàng, nó được thực hiện qua các bước cơ
sau:
Sơ đồ 2.3. Quy trình công việc xác định yêu cầu khách hàng
Xác định sản
phẩm

-

Xác định kiểu
dáng, mẫu mã

Phác thảo
và thiết
kế
(Nguồn : Văn Phòng công ty)


Bước 1: Xác định sản phẩm
+ Nhân viên của văn phòng công ty thu thập thông tin của khách hàng về sản phẩm
mà họ muốn thiết kế bằng cách hỏi khách hàng. Để xác định thông tin một cách
chính xác sau khi xác nhận thông tin, nhân viên phân tích và tổng hợp để thành một
bản báo cáo. Những thông tin này giúp nhân viên thiết kế chính xác hơn.
+Xác định sản phẩm là bước đầu tiên trong quy trình và là công việc quan trọng
nhất, nếu không xác định được sản phẩm công ty sẽ rơi vào tình trạng bế tắc không
thực hiện được bất cứ điều gì.


-

Bước 2: Xác định kiểu dáng, mẫu mã
+ Sau khi xác định sản phẩm, nhân viên công ty sẽ thực hiện công việc sáng tạo sản
phẩm xuất phát từ sự hiểu biết nhu cầu khách hàng và chủ độngtrong việc phát triển
những yêu cầu của khách hàng.
+ Nhân viên công ty sẽ giúp khách hàng phát triển ý tưởng, thông qua cách tiếp cận
sản phẩm của khách hàng, từ đó có thể phát triển đưa ra mẫu mã phù hợp với khách
hàng nhất.

-

Bước 3: Phác thảo và Thiết kế
+ Các kỹ sư thiết kế được nhân viên văn phòng cung cấp những yêu cầu về đặc
điểm sảnphẩm (thường là rất tổng quát) và kỹ sư thiết kế chuyển những yêu cầu đó
thành những yêu cầu kỹthuật. Quá trình bao gồm việc tạo ra thiết kế ban đầu, xây
dựng thiết kế mẫu, thử nghiệm thiết kế mẫu, hiệu chỉnh thiết kế, thử nghiệm lại và
cứ thế tiếp tục cho đến khi sản phẩm được thiết kếhoàn thành.Khi thiết kế sản
phẩm được chấp nhận, các kỹ sư sẽ phát triển thành thiết kế cuối cùng thông qua ba

giai đoạn:
Thiết kế chức năng sản phẩm.
Thiết kế dạng sản phẩm.
Thiết kế sản xuất.
+Thiết kế chức năng sản phẩmđược thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu về đặc điểm
sản phẩm mà bộ phận nhân viên văn phòng công ty đưa ra để phục vụ nhu cầu của
khách hàng.
+Thiết kế hình dáng nhằm tạo ra các tiêu chuẩn vật lý của sản phẩm như: hình
dáng,màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng, thẩm mỹ, sự lôi cuốn đối với thị trường và đặc
trưng cho sửdụng cá nhân cũng là những yêu cầu cho thiết kế hình dáng sản phẩm.
+ Thiết kế sản xuất được thực hiện nhằm đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm
mới
dễ dàng hơn nhờ đã xác định được chức năng và hình dáng của sản phẩm, đạt được
hiệu quả về mặt chi phí.


Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
năm 2012 và năm 2011
Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận năm 2012 và 2011 của công ty TNHHNhựa
Việt Đức
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2011

(A)
1. Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ
2. Giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi
vay
8. Chi phí quản lý kinh
doanh
9. Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
10 Thu nhập khác

(1)

(2)

1.090.323.929

3.302.662.754 (2.212.338.825)

(66,99)

1.090.323.929
778.041.303
312.282.626


3.302.662.754 (2.212.338.825)
2.251.753.019 (1.473.711.716)
1.050.909.735
(738.627.109)

(66,99)
(65,45)
(70,28)

2.994.917

13. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
14. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
15. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp

3.918.054

0

(923.137)

(23,56)

0

719.457.017


1.023.973.994

(304.516.977)

(29,74)

(404.179.474)

30.853.795

(435.033.269)

(1409,98)

0

11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác

Chênh lệch
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
(3)=(1)–(2)
(4)=(3)/(2)

1.276.534
0

(1.276.534)


(404.179.474)

29.577.261

(433.756.735)

(1466,52)

1.830.364

7.713.449

(5.883.085)

(76,27)

(406.009.838)

21.863.812

(427.873.650)

(1956,99)

(Nguồn : Bộ phận kế toán trong văn phòng công
ty) Nhận xét: Qua số liệu bảng 2.1, ta có thể thấytrong năm 2012, doanh thu giảm
mạnh so với năm 2011 nguyên nhân do nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh vì
nền kinh



tế còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa
Việt Đức trong 2 năm 2011 và 2012. Cụ thể như sau:
- Về doanh thu
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:Trong năm 2012 số lượng khách hàng
của công ty giảm mạnh. Doanh thu từ năm 2011 đến 2012 giảm 2.212.338.825
đồng (tương đương 66,99%) từ 3.302.662.754 đồng xuống còn 1.090.323.929
đồngnăm trong năm 2012. Doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn để duy trì và
phát triển công ty.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu: Phản ánh những hàng hóa bị trả lại và giảm giá
khi hàng không đảm bảo. Trong năm 2011 và 2012 công ty không có biến động về
các khoản trừ doanh thu do công ty hoàn thành sản phẩm tốt đáp ứng đúng nhu cầu
khách hàng không có lỗi và không có sản phẩm bị trả lại.
+ Doanh thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Do công ty không có nghiệp vụ
giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng với
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: Chỉ số này phản ánh doanh thu tiền lãi,tiền
bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia…Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm
từ3.918.054 đồng năm 2011 xuống còn 2.994.917 đồng trong năm 2012, giảm
923.137 đồng, tương ứng mức giảm 23,56%, mức giảm này không ảnh hưởng
nhiều đến nguồn thu của công ty. Nguyên nhân làm giảm doanh thu từ hoạt
động tài chính là docông ty đã rút tiền tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu
phục vụ cho việc sản xuất.
-

Về chi phí
+ Giá vốn hàng bán:Phản ánh chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Năm 2012 giảm so với năm2011 cụ thể giảm từ
2.251.753.019đồng xuống còn 778.041.303đồng, giảm khoảng 1.473.711.716
đồng (tương ứng 65,45%). Sự giảm sút này do doanh thu bán hàng giảm nên

sẽdẫn tới tình trạng giá vốn hàng bán giảm theo.

+ Chi phí tài chính:Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc
các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.Trong năm 2011 và
2012Công ty không có hoạt động đầu tư tài chính nào chứng tỏ công ty không
phải đi vay vốn từ bên ngoài. Nếu có thể nên duy trì chi phí tài chính như hiện
tại sẽ giúp công ty chủ động được nguồn vốn kinh doanh của mình.
 Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí kinh doanh của công ty vẫn đang ở mức cao
so với doanh thu của công ty, trong năm 2012đã giảm 304.516.977đồng so với
năm 2011 từ hơn 1.023.973.994 xuống còn 719.457.017 đồng
năm


2012tương đương với 29,74 %. Nguyên nhân do công ty đã phát động và thực
thi chính sách tiết kiệm ở bộ phận quản lý, không chỉ kiểm soát chặt chẽ những
chi phí hành chính, văn phòng phẩm mà còn tiết kiệm một cách tối đa khoản chi
về tiếp khách.Công ty nên giảm thêm chi phí quản lý ở mức thấp nhất có thể
nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
 Chi phí khác: Đây là các khoản chi phí phát sinh riêng biệt với hoạt động của
công ty như: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, phạt do vi phạm hợp đồng
kinh tế, các khoản chi phí khác... Trong năm 2011 công ty đã bị phạt thuế là
1.276.534 đồng, do công ty đã khai nhầm số thuế phải nộp cho cơ quan
thuế.Trong năm 2012 công ty không có nghiệp vụ thanh lý tài sản,tiền phạt do vi
phạm hợp đồng kinh tế,bị phạt thuế, truy nộp thuế và các khoản chi phí khác.
Công ty duy trì chỉ số này như năm 2012 sẽ giúp công ty không bị mất những
khoản chi phí không cần thiết.
 Chi phí thuế TNDN: Chỉ số này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành phát sinh trong năm của doanh nghiệp .Trong năm 2012 chi phí thuế
TNDN giảm 76,27% so với năm 2011 từ7.713.449đồng xuống còn 1.830.364

đồng tức giảm 5.883.085 đồng. Năm 2012 lợi nhuận của công ty âm nhưng
công ty vẫn phải nộp thuế là 1.830.364 đồng do công ty nợ thuế TNDN từ năm
trước nên công ty phải nộp thuế trong năm 2012.
-

Về lợi nhuận
+ Lợi nhuận thuần:Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Năm 2011 là 30.853.795đồng do công ty nhận
được nhiều đơn đặt hàng nên lợi nhuận bù đắp được chi phí quản lý kinh doanh.
Năm 2012 lợi nhuận là:âm 404.179.474 đồng, lợi nhuận ở mức âm như vậy là
do chi phí giá vốn và quản lý doanh nghiệp quá lớn trong khi doanh thu bán
hàng và doanh thu hoạt động tài chính lại không cao. Mức chênh lệch năm 20112012 là 1409,98 % chứng tỏ công ty đã bị sa sút rất mạnh. Phản ánh tình hình
hoạt động của ty có nhiều vấn đề bất ổn. Công ty nên tăng chỉ số này giúp công
ty duy trì và phát triển.
+ Thu nhập khác: Tài khoản này phản ánh doanh thu ngoài hoạt động sản xuất
kinh doanh như: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ,thu nhập từ nghiệp vụ
bán và thuê lại tài sản, thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng…
Công ty trong hai năm 2011-2012 không có hoạt động thanh lý, nhượng bán
TSCĐ, và lãi từ các khoản đầu tư dài hạn nên công ty không có thu nhập
khác.Vì công ty mới đi vào hoạt động nên tài sản cố định vẫn còn hoạt động


tốtvà là công ty nhỏ nên không có nhiều vốn để đầu tư bên ngoài. Công ty nên
tăng chỉ số này nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
+ Lợi nhuận sau thuế:Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác
định bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Năm 2012 công ty bị thua lỗ
nặng. Cụ thể,giảm âm 1956,99% từ 21.863.812 đồng năm 2011 xuống còn âm
406.009.838 đồng năm 2012. Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh do nền
kinh tế gặp khó khăn,doanh thu công ty bị giảm đáng kể, người dân thắt chặt chi

tiêu,chủ yếu chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu hơn. Nhìn chung, trong bối
cảnh nền kinh tế cả nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm
2011nên tình hình kinh doanh của công ty bị rơi vào tình trạng trì trệ.Công ty
nên có những giải pháp nhằm cải thiện lợi nhuận sau thuế, qua đó công ty sẽ
phát triển tốt hơn.


Tình hình tài sản - nguồn vốn năm 2012 và 2011của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán
Ngày 31/12/2012

STT

CHỈ TIÊU

TỔNG TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN
A
HẠN
Tiền và các khoản
I
tương đương tiền
Các khoản phải
III
thu ngắn hạn
Phải thu của khách
1
hàng
Trả trước cho người
2

bán
IV Hàng tồn kho
V Tài sản ngắn hạn khác
Thuế GTGT được
1
khấu trừ
Thuế và các khoản
2
khác phải thu nhà
nước
B TÀI SẢN DÀI HẠN
I
Tài sản cố định
1
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ
2
kế (*)
IV Tài sản dài hạn khác
2
Tài sản dài hạn khác
TỔNG NGUỒN VỐN
A NỢ PHẢI TRẢ
I Nợ ngắn hạn
1 Vay ngắn hạn

Năm 2012

Năm 2011


(1)

(2)

Chênh lệch
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
(3)=(1)–(2)
(4)=(3)/(2)
261.207.041
8,63

3.289.197.627

3.027.990.586

3.031.575.303

2.824.371.551

207.203.752

7,34

131.378.362

345.457.412

(214.079.050)


(61,97)

940.114.791

920.069.097

20.045.694

2,18

238.750.041

920.069.097

(681.319.056)

(74,05)

701.364.750

0

701.364.750

_

1.911.733.278
48.348.872


1.549.320.775
9.524.267

362.412.503
38.824.605

23,39
407,64

47.998.871

9.174.266

38.824.605

423,19

350.001

350.001

0

257.622.324
161.927.780
326.563.196

203.619.035
155.223.242
258.841.336


54.003.289
6.704.538
67.721.860

26,52
4,32
26,16

(164.635.416)

(103.618.094)

(61.017.322)

58,89

95.694.544
95.694.544
3.289.197.627
2.536.004.740
1.266.004.740
0

48.395.793
48.395.793
3.027.990.586
1.868.787.861
1.868.787.861
1.270.000.000


_

47.298.751
97,73
47.298.751
97,73
261.207.041
8,63
667.216.879
35,70
(602.783.121)
(32,26)
(1.270.000.000)
(100,00)
Đơn vị tính: Đồng


2
3
4
7

Phải trả cho người bán
Người mua trả tiền
trước
Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước
Các khoản phải
trả ngắn hạn khác


30.633.200

156.426.353

(125.793.153)

(80,42)

1.235.371.540

379.618.070

855.753.470

225,42

_

7.107.074

(7.107.074)

(100,00)

_

55.636.364

(55.636.364)


(100,00)

II

Nợ dài hạn

1.270.000.000

0

1.270.000.000

_

1

Vay và nợ dài hạn

1.270.000.000

0

1.270.000.000

_

B
I


VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
Lơi nhuận sau thuế
chưa phân phối

753.192.887
753.192.887

1.159.202.725
1.159.202.725

(406.009.838)
(406.009.838)

2.000.000.000

2.000.000.000

0

(1.246.807.113)

(840.797.275)

(406.009.838)

1
7


(35,02)
(35,02)

(Nguồn: Bộ phận kế toán tại văn phòng công ty)
 Tình hình tài sản của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
Trong năm 2011, tổng tài sản ngắn hạn là 2.824.371.551 đồng, trong khi tổng tài sản
dài hạn là203.619.035 đồng. Sang năm 2012, lượng tài sản ngắn hạn tăng
207.203.752đồng, lên 3.031.575.303 đồng, trong khi tài sản dài hạn cũng
tăng54.003.289 đồng lên257.622.324 đồng so với năm 2011. Trong cả 2 năm, cơ cấu
tài sản ngắn hạn của công ty chiếm ưu thế lớn so với tài sản dài hạn. Ngoài ra công ty
được thành lập và kinh doanh chưa lâu, nên theo đuổi chính sách quản lý tài sản thận
trọng. Đặc điểm của phương pháp này là mức tài sản lưu động cao, thời gian quay
vòng tiền dài, chi phí cao hơn và doanh thu thấp hơn kéo theo lợi nhuận trước thuế và
lãi vay cao hơn. Tuy chiến lược này có độ rủi ro thấp nhưng thu nhập yêu cầu cũng
thấp hơn.
 Tài sản ngắn hạn
Năm 2012 tăng 207.203.752đồng từ 2.824.371.551 đồng lên 3.031.575.303 đồng
tương đương 7,34%. Nguyên nhân là do:
- Tiền và các khoản tương đương tiền:Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Các khoản tương đương tiền là những giấy tờ có giá hay các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn của công ty. Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2011 là
345.457.412đồng thì sang năm 2012 giảm xuống còn 131.378.362 đồnggiảm
61,97%.Việc lượng tiền giảm mạnh và còn ít ở trong quĩ tiền mặt như vậy sẽ gây ra

_
48,29


-


rủi ro về khả năng thanh toán cho công ty. Như vậy sẽ gây mất uy tín của công ty
đối với các người bán.
Các khoản phải thu ngắn hạn:Phản ánh những khoản nợ mà công ty chưa đòi
được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. Các khoản phải thu ngắn hạn
tăng nhẹ, từ 920.069.097 đồngnăm 2011 tăng lên 940.114.791 đồng, tăng 2,18%
nguyên nhân là do sự tăng lên của khoản trả trước cho người bán cụ thể:
+ Phải thu khách hàng: Trong năm 2012 giảm 681.319.056 đồng so với năm
2011 từ 920.069.097 đồng xuống còn 238.750.041 đồng, nguyên nhân giảm
do kinh tế khó khăn các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu, các hợp đồng mua
bán có xu hướng giảm, hơn nữa để giữ vốn thực hiện các dự án công ty
khuyến khích khách hàng thanh toán ngay.

-

-

+ Trả trước cho người bán: Trong năm 2012 tăng 701.364.750 đồng so với
năm 2011. Nguyên nhân do công ty tăng cường sản xuất dịch vụ cần thêm
các nguyên vật liệu đầu để phục vụ cho các dự án và những hợp đồng lớn.
Hơn nữa công ty đẩy mạnh hợp tác với một số nhà cung cấp mới, do chưa
tạo được uy tín nên các khoản trả trước cho người bán tăng.
Hàng tồn kho:Lượng hàng tồn kho năm 2012 tăng hơn 362.412.503đồng (23,9%)
so với năm 2011. Có thể thấy năm 2012 doanh thu bán hàng giảm 66,99% nên dẫn
tới tình trạng doanh nghiệp sản xuất không bán được hàng.Hàngtồn kho quá nhiều
công ty không thể dự trữ nguồn cung ứng cho tất cả các khoản mục trong suốt thời
gian hoạt động. Để tập trung nguồn tiền thanh toán các hoá đơn và lợi nhuận để lại,
công ty phải bán đi những gì đã mua từ nhà cung ứng. Doanh thu tồn kho cho biết
tốc độ luân chuyển hàng hoá từ kho hàng tới tay người tiêu dùng. Lượng hàng tồn
kho lớn gây ứ đọng vốn làm tăng chi phí lưu kho của công ty và kéo theo chi phí

quản lý doanh nghiệp tăng.Để công ty phát triển hiệu quả và có khả năng cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác thì công ty phải có những biện pháp, chiến lược
để duy trì mức tồn kho thấp nhất có thể.
Tài sản ngắn hạn khác của công ty năm 2012 tăng 407,64% so với năm 2011, từ
9.524.267 đồngnăm 2011 lên đến48.348.872 đồng năm 2012. Cụ thể:
+ Thuế GTGT được khấu trừ:Trong năm 2012 thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
tăng 38.824.605 đồng so với năm 2011 từ 9.174.266 đồng lên 47.998.871 đồng.
Nguyên nhân do công ty đã xuất nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất nên
đã được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

+ Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước: Là khoản thuế GTGT khấu trừ được
nhà nước hoàn lại. Trong năm 2011 và 2012 khoản thuế GTGT được nhà nước
hoàn lại đều là 350.001 đồng.


 Tài sản dài hạn
Năm 2012tăng 54.003.289 đồng so với năm 2011, từ 257.622.324đồng xuống
203.619.035 đồng tương đương mức tăng 26.52% Trong đó:
- Tài sản cố định:Năm 2012 tài sản cố định của công ty tăng 6.704.538 đồng, từ
155.223.242 đồng lên 161.927.780 đồng, do công ty nâng cấp hệ thống máy tính
nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất. Năm 2011 giá trị hao mòn là 103.618.094
đồng, năm 2012 tăng lên đến 164.635.416 đồng, mức tăng tương ứng 58,89%.
-

Tài sản dài hạn khác của công ty tăng từ 48.395.793 đồngnăm 2011 lên đến
95.694.544 đồngnăm 2012, mức tăng 97.73%. Nguyên nhân là do trong năm 2012,
công ty có đầu tư thêm nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất. Sự biến động
này là khá lớn và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự gia tăng của tổng tài sản dài
hạn.


 Tình hình nguồn vốn của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
- Nợ phải trả: Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán
cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người
bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác.
+ Sự tăng lên của nợ phải trả chủ yếu xuất phát từ sự gia tăng của khoảnngười
mua trả tiền trướccủa công ty. Năm 2011, người mua trả tiền trướcchỉ là
379.618.070 đồng nhưng đến năm 2012 tăng lên 1.235.371.540 đồng, mức tăng
225,42%, nguyên nhân trong năm 2012 công ty thực hiện kế hoạch thắt chặt
chính sách thương mạiđể quá trình sản xuất được liên tục nên công ty đã yêu
cầu khách hàng ứng trước tiền khi kí kết hợp đồng.

-

+ Năm 2012 công ty đã trả hết những khoản vay ngắn hạn,tương tự vậy Thuế và
các khoản phải nộp nhà nước bằng 0 do trong năm 2012công ty làm ănthua lỗ
nên không phải nộp thuế, nhưng trong năm 2011 công ty xin nộp muộn các
khoản thuế nên sang năm 2012 công ty tiến hành nộp thuế.Các khoản phải trả
ngắn hạn khác cũng được công ty thanh toán hết trong năm 2012.
+ Khoản phải trả cho người bán trong năm 2012 giảm125.793.153 đồng so với
năm2011 từ 156.426.353 đồngxuống còn 30.633.200đồng năm 2012 giảm
80,42%, nguyên nhân trong năm 2012công ty đã thanh toán gần hết các khoản
nợ cũ.
Vốn của chủ sở hữu:Vốn của chủ sở hữu công ty năm 2012 giảm
406.009.838đồng, tương ứng với 35,02% so với năm 2011. Nguyên nhân là do
công ty đã bị giảm thêm khoản lợi nhuận để lại, từ năm 2011 là (840,797,275)
đồng giảm xuống trong năm 2012 là(1,246,807,113) đồng, mức giảm 48.29%, điều


này chứng minh cho sự thua lỗ lớn của công ty trong quá trình hoạt động năm 2011

và 2012. Công ty nên tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp công ty cải thiện tình hình kinh
doanh của công ty.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH Nhựa Việt Đức
Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

Công thức tính

1. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản

92,17

93,28

(1,11)

Tổng tài sản dài hạn
Tổng tài sản

7,83

6,72

1,11


3. Tỷ trọng Nợ

Tổng nợ
Tổng nguồn vốn

77,10

62,72

15,38

4. Tỷ trọng vốn CSH

Tổng vốn CSH
Tổng nguồn vốn

22,90

38,28 (15,38)

2. Tỷ trọng Tài sản dài hạn

Năm
2012

Năm
2011

Chênh
Lệch


 Nhận xét:
- Chỉ tiêu Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn:Năm 2012 là 92,17% thể hiện 1 đồng tài sản
của công ty có 0,9217 đồng tài sản ngắn hạn, chênh lệch giảm 1,11% so với năm
2011.Điều này là do sự giảm xuống của các khoản tiền và tương đương tiền, khoản
phải thu khách hàng. Chênh lệch trên là rất nhỏ cho thấy sự ổn định của tỷ lệ tài
sản ngắn hạn trên tổng tài sản của công ty. Thay đổi tỷ trọng như vậy được đánh
giá hợp lý và hiệu quả.
-

-

Chỉ tiêu Tỷ trọng tài sản dài hạn: Có thể thấy mức đầu tư vào tài sản ngắn hạn
của công ty giảm nhẹ nên việc đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ tăng lên. Tỷ lệ đầu tư
vào tài sản dài hạn năm 2012 là 7,83% tăng so với mức 6,72% của năm 2011.
Ngoải ra, qua hai năm 2011 và 2012, tài sản cố định tăng cho thấy công ty đã có sự
đầu tư mua sắm các trang thiết bị.
Chỉ tiêu Tỷ trọng nợ: Năm 2012 là 77,10% thể hiện rằng 1 đồng vốn của công ty
có 0,7710 đồng nợ cao hơn 15,38% năm 2011 điều này cho thấy trong năm 2012
công ty vẫn chưa có khả năng tự tài trợ mình, rủi ro thanh toán giảm, khả năng
thanh toán nợ công ty ngày càng xấu đi.


-

Chỉ tiêu Tỷ trọng vốn CSH: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn của doanh nghiệp
được hình thành từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2012 là 22,90%năm 2011
là 38,28%, chênh lêch giảm15,38%. Điều này cho thấy rằng tình hình tự chủ tài
chính của công ty trong năm 2012 giảm sút rõ rệt, tài chính của công ty bị phụ
thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Công ty cần huy động thêm vốn đầu tư

của chủ sở hữu khác nhằm cài thiện tình hình tự lực của công ty.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4.Khả năng thanh toán
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu

Công thức tính

1. Khả năng thanh
toán ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn

2. Khả năng thanh
toán nhanh

(TSNH-Hàng tồn kho)

3. Khả năng thanh
toán tức thời
-

Tổng nợ ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn

Năm
2012


Năm
2011

Chênh
lệch

2,39

1,51

0,88

0,88

0,68

0,20

0,10

0,18

(0,08)

Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn
Năm 2012, một đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 2,39 đồng tài sản ngắn
hạn, năm 2011 một đồng nợ ngắn hạn sẽ dược đảm bảo bằng 1,51 đồng tài sản
ngắn hạn.Như vậy, khả năng thanh toán hiện thời năm 2012tăng 0,88 đồng so với
2011. Con số trên cho ta thấy, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vào năm

2012ngày càng tăng. Nguyên nhân khả năng thanh toán ngắn hạn tăng do hàng tồn
kho lớn (nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm
tồn kho không bán được, không đối lưu được), các khoản phải thu (nợ không đòi
được hoặc không bù trừ được) vẫn còn lớn.

-

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh và chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời
Năm 2012 và năm 2011 chỉ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán
tức thời đều rất kém dẫn tới tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn. Doanh nghiệp dễ gặp rủi ro tài chính khi có biến cố xảy ra.
-> Cả 2 năm khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp
khó có khả năng ứng phó với các khoản nợ đến hạn hoặc biến cố xảy ra.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản


Bảng 2.5. Hiệu suất sử dụng tài sản
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản

Công thức tính

Năm
2011

Năm
2010


Chênh
lệch

Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình
quân

0,35

1,07

(0,72)

 Nhận xét
Chỉ tiêu này cho ta biết bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh
doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là
0,35 lần, giảm 0,72 lần so với năm 2011. Điều đó có nghĩa là bình quân 1 đồng tài sản
tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 0,35 đồng doanh thu thuần năm 2012 và 1,07
đồng doanh thu thuần năm 2011. Hiệu suất sử dụng tài sản giảm do công ty kinh
doanh không có hiệu quả, mức doanh thu giảm mạnh. Thực vậy năm 2012 doanh thu
bán hàng giảm 66,99%, lợi nhuận âm cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty kém
hiệu quả.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.6. Khả năng sinh lời
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
1. Tỷ suất sinh
lờitrên doanh thu
2. Tỷ suất sinh
lờitrên tài sản

3. Tỷ suất sinh
lờitrên vốn CSH

Công thức tính
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần

Năm
2012

Năm
2011

Chênh
lệch

(37,24)

0,66 (37,90)

(12,85)

0,71 (13,56)

(42,46)

1,90 (44,36)

Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận ròng
Vồn CSH bình quân

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 37,42% tức là cứ 100 đồng doanh thu
thuần lỗ37,42 đồng lợi nhuận. So với năm 2011 thì tỷ suất sinh lời trên doanh


×