Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo thực tập phân tích tình hình tài chính tại công ty xuất nhập khẩu và thương mại TVT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.84 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THĂNG LONG
----- o0o -----

BÁO CÁO
THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP

Đơn vị thực tập:

CÔNG TY TNHH
XNK VÀ
THƯƠNG MẠI
TVT


Giáo viên hướng dẫn

:

Nguyễn Thị Thu Trang Sinh viên :
Phạm Quang Giang
Mã SV
A17155

:

Chuyên ngành
Chính Ngân Hàng



: Tài

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY TNHH XNK VÀ THƯƠNG MẠI TVT............................................... 1
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH XNK và Thương
mại TVT......................................................................................................................... 1
Quá trình hình thành và phát triển....................................................................................... 1
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu và thương
mại TVT............................................................................................................... 2
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận................................................................................... 2
Giám đốc

2

Phó Giám đốc 2
Phòng kinh doanh................................................................................................................. 3
Phòng kế toán 3
Phòng nhân sự....................................................................................................................... 3
Phòng hành chính................................................................................................................. 3
Phòng kế hoạch..................................................................................................................... 3
Nhận xét và đánh giá..................................................................................................... 4
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TYTNHH XNK VÀ THƯƠNG MẠI TVT......................................................... 5
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty................................................................... 5
Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty................................................. 5

Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty.................................... 5
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công tyTNHH Thương mại
và XNK TVT.................................................................................................................. 7
Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công

ty................8

Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2010 và 2011 của công ty........................................ 10
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính.......................................................................................... 15
Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn................................................................... 15
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.............................................................................. 17


Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản....................................................................... 18
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.................................................................................... 18
Tình hình người lao động công ty............................................................................................ 20
Cơ cấu lao động và thu nhập............................................................................................... 20
Công tác đào tạo và các chính sách phúc lợi...................................................................... 20
Định hướng phát triển nhân sự.......................................................................................... 21
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN........................................................................ 23
Đánh giá chung về môi trường kinh doanh............................................................................ 23
Thuận lợi

23

Khó khăn

23

Những ưu điểm, tồn tại của công ty và biện pháp khắc phục............................................... 24

Ưu điểm

24

Tồn tại

25

Biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh................................... 25
Định hướng phát triển của công ty TNHH Thương mại và XNK TVT................................ 26


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

CBNV

Cán bộ nhân viên

CSH

Chủ sở hữu

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VND

Việt Nam đồng

XNK

Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011.......................................................... 8
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán (Ngày 31/12/2011)..................................................... 11
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty................................15
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty..................................... 17
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của công ty................................... 18
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty.......................................... 18
Bảng 2.7. Trình độ lao động........................................................................................ 20
Bảng 2.8. Thu nhập bình quân..................................................................................... 20
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH XNK và thương mại TVT.......................2
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh công ty TNHH XNK và Thương mại

TVT
.......................................................................................................................................
6


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trên chặng
đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự thành công đầu tiên phải kể đến là thu hút
được nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với
công ty, doanh nghiệp trong nước. Trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế toàn
cầu, Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng do đó bất cứ doanh nghiệp trong nước
hay doanh nghiệp nước ngoài có mặt ở Việt Nam đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, hàng
loạt các công ty phá sản, cắt giảm nhân công, giảm lương thưởng, thắt chặt chi tiêu…
do vậy muốn đứng vững được đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải có những chính
sách đúng đắn và hợp lý.
Được sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo công ty TNHH Xuất Nhập
Khẩu và Thương Mại TVT, em đã được thực tập tạicông ty. Trên cơ sở nền tảng kiến
thức đã học ở trường em mong muốn được quan sát và tìm hiểu kỹ hơn về công việc
kinh doanh của một công ty. Trong quá trình thực tập em đã được hiểu và nắm rõ quy
trình sản xuất kinh doanh của công ty, biết cách phân tích đánh giá tình hình hoạt
động. Những kiến thức này thật sự rất cần thiết cho em sau khi ra trường. Bài báo cáo
này chính là kết quả của em sau khi thực tập tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và
Thương Mại TVT. Bài báo cáo gồm 3 phần chính sau:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty
TNHH Xuất Nhập Khẩu và Thương Mại TVT
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Xuất
Nhập Khẩu và Thương Mại TVT
Phần 3: Nhận xét và kết luận



PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TYTNHH XNK VÀ THƯƠNG MẠI TVT
Quá trình hình thành và phát triển của công tyTNHH XNK và THƯƠNG
MẠI TVT
Tên đơn vị bằng tiếng việt: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và
Thương Mại TVT.
-

Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: TVT TRADING AND
IMPORT EXPORT COMPANY LIMITED.
-

- Đăng ký kinh doanh số: 0103962457

Trụ sở: Số 09, ngõ 30, tổ 3 Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
-

- Người đại diện: Đỗ Thị Thực

- Điện thoại: 0466534993
- Fax: 0435563423
- Vốn điều lệ: 1.900.000.000 (Một tỷ chín trăm triệu đồng)

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH XNK và Thương mại TVT được thành lập vào năm 2009, hiện
nay công tylà một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Hà Nội về lĩnh vực bán cho
thuê và phân phối ô tô tại Việt Nam.
Sau khi có quyết định thành lập vào tháng 6/2009, công ty đã đứng trước nhiều
khó khăn như cở sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu thiếu úy tín không có nhiều bạn hàng

quen thuộc. Ban đầu mặt hàng kinh doanh tập trung vào cho thuê và bán ô tô nội địa.
Hơn nữa, công ty còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác như vốn kinh doanh ở
mức thấp. Trước tình hình như thế, ban quản trị của công ty đã tập trung thay đổi cơ
cấu lại tổ chức, bổ nhiệm lại đội ngũ trưởng, phó phòng, giám đốc, phó giám đốc các
đơn vị trực thuộc, đầu tư tuyển mới đào tạo đội ngũ lao động. Công ty không ngừng
củng cố bộ máy tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh để phù hợp với thị trường
cũng như với sự tồn tại và phát triển của công ty.
Công ty chú trọng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng kinh doanh, mở thêm nhiều
ngành nghề mới, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng kinh
doanh dịch vụ và điều kiện công tác của cán bộ và người lao động. Những nỗ lực trong
cải tổ đã mang lại rất nhiều thành công cho công ty. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng
lên hàng năm đã giải quyết hàng tồn đọng và đầu tư củng cố mạng lưới cũ cũng như


phát triển mạng lưới kinh doanh mới, lợi nhuận vông ty các năm liên tiếp đều vượt kế
hoạch đặt ra. Trong giai đoạn này, công ty đã chứng minh mình có thể đứng vững
vàng trong thị trường. Để đáp ứng với sự phát triển không ngừng này và để đón trước
sự hội nhập của thế giới công ty đã cố gắng phát triển các lĩnh vực mà mình kinh
doanh. Công ty TNHH XNK và Thương mại TVT đang từng bước khẳng định được
uy tín cũng như vị thế của mình trên thị trường kinh tế trong và ngoài nước.
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu và thương mại
TVT
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH XNK và thương mại TVT
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
kinh
doanh


Phòng
kế
toán

Phòng
nhân
sự

Phòng
hành
chính

Phòng
kế
hoạch

(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc
Giám đốc: Là người đại diện pháp lý của công ty, là người điều hành hoạt động
hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp lu ật về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ được giao , là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm
tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Phó Giám đốc
Phó giám đốc: Là người giúp GĐ điều hành một số lĩnh vực của công ty theo sự
phân công của GĐ công ty, chịu trách nhiệm trước GĐ, trước pháp luật về những công
việc được giao . Phó GĐ công ty do GĐ bổ nhiệm , miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ
luật.



Phòng kinh doanh
Nghiên cứu thị trường trong nước, quốc tế cho các mặt hàng xuất nhập khẩu của
công ty.
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện những giao dịch buôn bán với khách hàng trong nước và nước ngoài.
Làm việc với khách hàng , nhà cung cấp nguyên liệu về kế hoạch sản xuất , kế
hoạch giao hàng và thương lượng , đàm phán với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên
quan đến tiến độ giao hàng.
Phòng kế toán
Giám sát mọi hoạt động kinh doanh dưới hình thái
chi phí để xác định kết quả kinh doanh.

tiền tệ, hạch toán các khoản

Cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về sản xuất , kinh doanh cho Ban giám
đốc để có các quyết định chính xác.
Tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của công ty, theo dõi
công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ.
Thanh toán hợp đồng kinh tế.
Phòng nhân sự
Tổ chức tuyển dụng nhân viên theo đúng nhu cầu của
quy định của pháp luật.

công ty và tuân theo các

Kiểm tra, nhận xét, đánh giá năng lực cán bộ nhân viên định kỳ và thường xuyên
để đề xuất ý kiến chính xác , kịp thời, khách quan trong việc quản lý sử dụng , khen
thưởng, kỷ luật nhân viên công ty.
Phòng hành chính

Thực hiện công tác t ổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ. Tiếp nhận, phân loại
văn bản đi và đến , tham mưu cho Ban giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh
chóng, kịp thời.
Quản lý con dấu , chữ ký theo quy định . Cấp giấy công tác , giấy giới thiệu, sao
lưu các văn bản do công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định của Ban
giám đốc.
Cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban trong công ty.
Phòng kế hoạch
Phòng Kế hoạch có chức năng tham mưu giúp về công tác chiến lược tổng thể và
kế hoạch đầu tư phát triển.


Kế hoạch các nguồn vốn đầu tư vào các hợp đồng thương mại, dự án.
Tham mưu về các hoạt động thương mại, dịch vụ hậu cần cảng và hoạt động xuất
- nhập khẩu.
Lập kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng quý, hàng tháng và từng đơn hàng.
Quản lý vật tư, hàng hóa qua hệ thống kho tàng, xuất nhập vật tư bất kể từ nguồn
nào đều phải lập hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn.
Làm việc với khách hàng về kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng và hiệp
thương với khách hàng khi có sự cố xảy ra liên quan đến tiến độ giao hàng.
Nhận xét và đánh giá
Cơ cấu tổ chức của công tyrất phổ biến với các công ty cùng ngành đem lại hiệu
quả cao trong công việc.
Giám đốc có thể quản lý các phòng ban dễ dàng hơn thông qua phó giám đốc.
Hiệu quả hoạt động của các phòng ban được thể hiện qua kết quả kinh doanh các
năm gần đây của công ty liên tục đạt được kết quả tốt.


PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦ
CÔNG TYTNHH XNK VÀ THƯƠNG MẠI TVT


A

Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty TNHH XNK và Thương mại TVT là một trong những doanh nghiệp
hàng đầu về lĩnh vực nhập khẩu cho thuê và phân phối ô tô tại thị trường trong nước
Việt Nam đặc biệt ở Hà nội. Hiện nay sản phẩm do công ty phân phối có mặt hầu hết
tại các showroom ở nội thành thủ đô Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Mua bán ô tô, xe máy, linh kiện và phụ tùng thay thế.
Mua bán máy móc, thiết bị ngành công nghiệp và phụ tùng thay thế.
Dịch vụ môi giới quảng cáo thương mại.
Đại lý bảo hiểm.
Mua bán hàng điện, điển tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện công nghiệp, vật tư
thiết bị điện
Sản xuất, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ.
Kinh doanh vận tải ô tô các loại hình sau: vận tải hành khách theo tuyến cố định
và theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch, vận tải hàng hóa.
Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty
Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh và ngày một biến động vì vậy
thông tin thị trường là rất quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Ban lãnh đạo công ty luôn khảo sát, nắm bắt thông tin thị trường để phân tích thông tin
nguồn hàng, thông tin về nhu cầu mặt hàng, thông tin về giá cả…để có thể đưa ra
quyết định kinh doanh đúng đắn và đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Việc kinh
doanh chung của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh công ty TNHH XNK và Thương
mại TVT

Nhập
hàng hóa

Kiểm tra
hàng hóa

Nhập kho

Chuyển
đến
cửa hàng giới
thiệu sản phẩm

Giao
hàng
cho đại


Bán hàng cho
khách hàng

(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhập hàng hóa
Công ty mua hàng từ các doanh nghiệp cũng như các công ty khác hoạt động
trong cùng lĩnh vực hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Các doanh nghiệp này đều là bạn
hàng quen thuộc của công ty. Khi nhận hàng công ty tiến hành nhập hàng. Công đoạn
này đòi hỏi phải thực hiện đúng thời gian và cẩn trọng vì mặt hàng của công ty là các
loại ô tô có giá trị cao.
Nhân viên kho hàng kết hợp với nhân viên phòng kinh doanh sẽ làm nhiệm vụ
nhập hàng hóa này. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ tìm kiếm nhà cung cấp hợp lý để

giảm chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đúng xuất xứ.Công ty nhập vào đồng
thời giữ mối quan hệ với nhà cung cấp cũ.
Kiểm tra hàng hóa
Sau khi nhập hàng hóa, phòng kinh doanh cử nhân viên tiến hành kiểm tra, xem
xét có hỏng hóc, dán nhãn mác của công ty cũng như chất lượng sản phẩm cẩn thận để
đưa nhập kho. Trong bước này sẽ yêu cầu loại bỏ những sản phẩm không đạt chất
lượng, có thể trả lại nhà sản xuất nếu cần.
Nhập kho
Kho của công ty được xây dựng rất hiện đại nhằm bảo quản hàng hóa trong thời
gian dài. Kho đảm bảo khô ráo, thoáng cũng như an toàn. Quá trình nhập kho phải
nhập đầy đủ số lượng sau khi loại bỏ các hàng hóa không đủ chất lượng.


Giao cho đại lý
Sau khi nhập kho, hàng hóa sẽ được công ty sẽ giao hàng hóa đến các đại lý là
đối tác quen thuộc của công ty như các showroom ở các con phố lớn nhằm cung cấp
sản phẩm đến tay khách hàng rộng rãi.
Chuyển đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Song song với việc giao hàng cho các siêu thị thì công ty cũng phải chuyển hàng
hóa đã nhập kho đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty để giới thiệu sản phẩm
với khách hàng.
Bán hàng cho khách hàng
Phòng kinh doanh đảm nhiệm khâu bán hàng cho khách hàng này.
Công ty bán hàng cho khách hàng với giá ổn định nhằm tạo được niềm tin cho
khách hàng, có những dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo như vận chuyển, khuyến
mại,... Với những khách hàng đặt đơn hàng với số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu
hoặc công ty sẽ chịu chi phí vận chuyển cho đơn hàng đó và có chế độ bảo hành lâu
hơn.
Nhận xét đánh giá
Quy trình hoạt động sản xuất của công ty TNHH thương mại và XNK TVT phù

hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty và là quy trình được hầu hết các công ty cùng
ngành sử dụng.
Tạo được sự gắn kết giữa các phòng ban tạo nên sức mạnh cho công ty.
Kết quả đạt được là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban đem lại lợi
nhuận hàng năm cho công ty không ngừng tăng lên.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
XNK TVT

công tyTNHH Thương mại và


Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công ty
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu

Doanh thu
Giảm trừ doanh thu

Năm 2011

Năm 2010

1

2

Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối

(4) =
(3) = (1) -(2)
(3)/(2)

27.836.331.596 16.995.846.535 10.840.485.061
-

-

-

63,78
0

Doanh thu thuần

27.836.331.596 16.995.846.535 10.840.485.061

63,78

Giá vốn hàng bán

25.621.226.011 15.642.760.820

9.978.465.191

63,79

Lợi nhuận gộp


2.215.105.585

1.353.085.715

862.019.870

63,71

9.721.401

5.412.859

4.308.542

79,60

Chi phí tài chính

452.454.010

357.934.228

94.519.782

26,41

Chi phí quản lý

975.477.000


750.350.612

225.126.388

30,00

Lợi nhuận thuần

796.895.976

250.213.734

546.682.242

218,49

-

-

-

-

-

-

-


-

-

Lợi nhuận trước
thuế

796.895.976

250.213.734

546.682.242

218,49

Thuế TNDN

199.233.994

62.553.434

546.682.242

873,94

Lợi nhuận sau
thuế

597.671.982


187.660.300

410.011.682

218,49

Doanh thu tài chính

Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác

0
0
0

(Nguồn: Phòng kế toán)


Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai
năm 2011 và năm 2010, ta thấy nhìn chung tình hình kinh doanh năm 2011 phát triển
tốt hơn so với năm 2010 do có sự chỉ đạo thường xuyên trực tiếp của lãnh đạo công ty
cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong kinh doanh. Cụ thể như
sau:
- Về doanh thu:
+ Doanh thu thuần: Năm 2011 tăng 10.840.485.061VND so với năm 2010, tương
ứng tăng 63,78%. Mức tăng doanh thu thuần có được là do doanh thu từ việc tăng
doanh số bán ô tô trong nước cũng như cho thuê ô tô đối với các doanh nghiệp trong
nước đi kèm với chính sách hợp lý của lãnh đạo công ty.
+ Giảm trừ doanh thu: Trong cả hai năm 2010 và 2011 các khoản giảm trừ doanh

thu đều bằng không. Có được điều này là do trong cả hai năm công ty đều cố gắng giữ
vững uy tín, cung cấp các sản phẩm cho chất lượng tốt, các mặt hàng thu mua, xuất
khẩu hay bán đều đảm bảo chất lượng, yêu cầu. Vì thế mà các khoản giảm trừ doanh
thu như giảm giá hàng bán hay trả lại hàng đã bán do sản phẩm kém chất lượng đều
không có.
+ Doanh thu tài chính: Năm 2011tăng 4.308.542 VND so với năm 2010 một mức
tăng khá lớn. Nguyên nhân làm cho doanh thu tài chính của công ty tăng như vậy là do
năm 2011 công ty tận dụng khoản doanh thu tài chính có được do thanh toán sớm cho
nhà cung cấp. Vì thế công ty có được một khoản doanh thu từ việc được hưởng chiết
khấu thanh toán sớm này.
Về chi phí:
+ Giá vốn hàng bán : Năm 2011 là 25.621.226.011 VND tăng 9.978.465.191
VND so với năm 2010, tương ứng là 63,80%. Bên cạnh sự tăng lên của doanh thu,
công ty cũng đang phải đối mặt với thời kinh tế khó khăn, lạm phát tăng làm tăng giá
nguyên liệu đầu vào. Đây là nguyên nhân chính làm giá vốn hàng bán năm 2011 tăng
mạnh. Mức tăng của giá vốn hàng bán bằng mức tăng của doanh thu hay nói cách khác
chi phí giá vốn còn ở mức rất cao vì vậy công ty phải chú trọng quản lý giá cả của đầu
vào, ngoài ra công ty còn phải tìm thêm các nhà cung cấp mới để đảm bảo nguồn hàng
cũng như hạ chi phí ở mức tối thiểu.
+ Chi phí tài chính: Chi phí tài chính bao gồm các khoả n như chi phí lãi vay, các
khoản lỗ do bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái,… Năm 2011 chi phí tài chính của Công ty
là 452.454.010 VND, tăng 94.519.782 VND so với năm 2010, mức tăng đáng kể
tương ứng 26,41%. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tài c hính tăng mạnh là do chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng lên so với năm 2010. Và một nguyên nhân nữa làm cho chi


phí tài chính của công ty tăng cao là do công ty cho khách hàng hưởng các khoản chiết
khấu thanh toán từ việc thanh toán sớm và nhanh cho công ty.
+ Chi phí quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 lại tăng 225.126.388
VND. Ta thấy chi phí QLDN tăng 30,00% so với năm 2010, mức tăng này là do việc

cơ cấu lại tổ chức bộ máy, phòng ban của công ty nên tốn thêm chi phí. Ngoài ra, do
hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng, đòi hỏi sự quản lý rộng rãi và sự
kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh gây lãng phí và mất nguồn thu cho công ty. Đó chính
là các nguyên nhân làm cho chi phí QLDN của công ty tăng.
Về lợi nhuận:
+ Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và
chi phí khác trong năm. Công ty không có doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh
doanh ngoài doanh nghiệp cũng như không có thay đổi về tài sản cố định nên trong 2
năm 2011 và 2010 lợi nhuận khác đều bằng không.
+ Lợi nhuận sau thuế: Năm 2011 là 597.671.982 VND, tăng410.011.682 VND
so với năm 2010, tương ứng tăng 218,49%. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng về
doanh thu năm 2011 tăng 10.840.485.061 VND tương ứng 64% so với năm 2010. Bên
cạnh đó là chính sách tận dụng tốt nguồn tiền của công ty của các cấp lãnh đạo. Đi
ngược lại với thị trường ô tô trong nước công ty vẫn làm ăn có lãi gần gấp 3 so với
năm trước cho thấy chính sách hợp lý cũng như hậu mãi của công ty.
Nhận xét:
Qua phân tích trên ta thấy năm 2011, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
phát triển tốt hơn so với năm 2010 với sự tăng mạnh của lợi nhuận sau thuế. Tuy
nhiên, trong những năm tới để công ty có thể đạt được mức tăng lợi cao hơn,công ty
cần phải có những chính sách để tối thiểu chi phí như chi phí giá vốn, chi phí hoạt
động và tăng các khoản thu nhập của công ty lên cũng như khuyến khích sự thanh
toán sớm của người bán để tận dụng nguồn tiền một cách hợp lý.
Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2010 và 2011 của công ty


Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán (Ngày 31/12/2011)
Chênh lệch
Chỉ tiêu

TỔNG TÀI SẢN

A. TÀI SẢN
NGẮN HẠN
I.Tiền và các khoản
tương đương tiến

Năm 2011

Năm 2010

(1)

(2)

Tuyệt đối
(3)=(1)-(2)

Tương
đối(%)
(4)=
(3)/(2)

11.542.219.559 12.600.557.312

(10.58.337.753)

(8,40)

9.330.895.584 11.561.957.620

(2.231.062.036)


(19,30)

772.784.523

1.082.567.672

(309.783.149)

(28,62)

II.Các khoản phải
thu ngắn hạn

1.229.000.000

85.000.000

1.144.000.000

1345,88

1.Phải thu khách
hàng

1.229.000.000

85.000.000

1.144.000.000


1345,88

III.Hàng tồn kho

7.313.895.247 10.343.136.360

(3.029.241.113)

(29,29)

1.Hàng tồn kho

7.313.895.247 10.343.136.360

(3.029.241.113)

(29,29)

IV.Tài sản ngắn hạn
khác

15.215.814

51.253.588

(36.037.774)

(70,31)


2.Thuế GTGT được
khấu trừ

15.215.814

51.253.588

(36.037.774)

(70,31)

TÀI SẢN DÀI
HẠN

2.211.323.975

1.038.599.692

1.172.724.283

112,91

I.Tài sản cố định

2.211.323.975

1.038.599.692

1.172.724.283


112,91

1. Nguyên giá

2.693.799.567

1.236.799.567

1.457.000.000

117,80

2. Giá trị hao mòn
lũy kế

(482.475.592)

(198.199.875)

(284.275.717)

143,43

II.Tài sản dài hạn
Đơn vị tính: VND


Chênh lệch
Chỉ tiêu


Năm 2011

Năm 2010

Tương
đối(%)

Tuyệt đối

khác
1. Tài sản dài hạn
khác
TỔNG NGUỒN
VỐN

11.542.219.559 12.600.557.312

(1.058.337.753)

(8,40)

NỢ PHẢI TRẢ

8.846.800.000 10.502.809.735

(1.656.009.735)

(15,77)

I.Nợ ngắn hạn


7.381.400.000 10.502.809.735

(3.121.409.735)

(29,72)

1.Vay ngắn hạn

6.770.000.000

9.466.800.000

(2.696.800.000)

(28,49)

2.Phải trả người bán

555.000.000

1.029.816.089

(474.816.089)

(46,11)

3.Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước


56.400.000

6.193.646

50.206.354

811,61

II.Nợ dài hạn

1.465.400.000

-

1.465.400.000

-

1.Vay và nợ dài hạn

1.465.400.000

-

1.465.400.000

-

B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU


2.695.419.559

2.097.747.577

597.671.982

28,49

I.Vốn chủ sở hữu

2.695.419.559

2.097.747.577

597.671.982

28,49

1.Vốn đầu tư của
chủ sở hữu

1.900.000.000

1.900.000.000

0

0


2.Thặng dư vốn cổ
phần

197.747.577

10.087.277

187.660.300

1860,37

3.Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối

597.671.982

187.660.300

410.011.682

218,49

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét:


Nhìn tổng quan bảng cân đối kế toán, ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2011
là 11.542.219.559 VND, đã giảm 1.058.337.753VND, tương đương giảm 8,40% so
với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do trong năm 2011, công ty đã giảm

lượng hàng tồn kho và một số lý do khác.
Tình hình tài sản của công ty:
Trong năm 2011, cơ cấu của tài sản ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế so với tài sản dài
hạn với giá trị khoảng 4 lần. Ta thấy cơ cấu này là hợp lý là vì hình thức hoạt động của
công ty là công ty thương mại nên chính sách tập trung vốn phần lớn vào tài sản ngắn
hạn giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô ngành nghề kinh
doanh được thuận lợi. Hơn nữa đối với công ty kinh doanh thương mại cơ cấu tài sản
lưu động lớn hơn tài sản cố định là cần thiết, điều này sẽ giúp công ty linh hoạt hơn
trong lĩnh vực thanh toán hay đầu cơ lúc hàng hóa giảm giá để mua vào...
Tài sản ngắn hạn:
+ Về tiền mặt và các khoản tương đương đương: lượng tiền mặt của công ty năm
2011 là 772.784.523 VND, giảm 309.783.149 VND tương đương giảm 28,62% so với
2010, mức giảm tương đối mạnh. Điều đó chứng tỏ công ty muốn giảm chi phí trong
việc dự trữ tiền mặt, tránh làm ứ động vốn, thế nhưng điều này có thể ảnh hưởng tới
khả năng thanh toán những khoản tức thời cho nhà cung cấp. Vì thế công ty nên cân
nhắc tăng lượng tiền mặt lên để tăng tính an toàn trong thanh toán. Hơn nữa, dự trữ
lượng tiền mặt phù hợp còn giúp có cơ hội kiếm lời qua hoạt động đầu cơ, ví dụ mua
khi giá vật liệu xuống và bán ra khi lên giá.
+ Các khoản phải thu: Năm 2011 là 1.229.000.000 VND, tăng 1.144.000.000
VND, tương đương 1345,88 % so với năm 2010. Toàn bộ khoản phải thu ngắn hạn của
công ty là khoản phải thu khách hàng. Sở dĩ khoản phải thu khách hàng tăng là do
công ty áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng thương mại đối với khách hàng bằng
việc đưa ra các điều kiện bán không khắt khe. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng số
lượng sản phẩm bán ra, từ đó tăng doanh thu bán hàng và tăng lợi nhuận cho công ty.
Tuy nhiên, chính sách này có thể là con dao hai lưỡi, nó sẽ làm cho công ty tăng chi
phí quản lý các khoản phải thu, chi phí đòi nợ và tăng rủi ro khách hàng không thanh
toán. Công ty cần phải cân nhắc kỹ để có lợi ích cao nhất.
+ Hàng tồn kho: năm 2011 giảm 3.029.241.113 VND, giảm tương đối 29,29 %.
Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là ô tô. Sở dĩ có mức giảm này là do chính sách đầu
tư của công ty năm nay có nhiều thay đổi, tuy nhiên các nhà quản lý tài chính của công

ty phải cân nhắc vì luôn có sự đánh đổi giữa rủi ro và thu nhập yêu cầu, lượng hàng
tồn kho không đủ cũng có thể khiến công ty mất đi doanh thu. Các nhà quản trị có thể


gặp rủi ro mất đi khách hàng hoặc không thể đáp ứng kịp thời những đơn hàng bổ sung
từ phía khách hàng từ đó có thể ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận của công ty.
Hơn nữa hình thức năm 2011 công ty sử dụng nhiều hình thức bán hàng không qua
kho cũng là nguyên nhân khiến lượng hàng tồn kho giảm.
Tài sản ngắn hạn khác: năm 2011 giảm 36.037.774 VND tương đương 70,31%
so với năm 2010. Toàn bộ đều là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Nguyên nhân chủ
yếu là do lượng hàng tồn kho chưa bán được.
Tài sản dài hạn:
+ Tài sản cố định: Năm 2011 tăng 1.172.724.283 VND tương đương 112,91% so
với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do khấu hao lũy kế tăng và công tymua thêm
tài sản cố định trị quá 1.457.000.000 để đầu tư thêm vào hệ thống đại lý và cơ sở vật
chất văn phòng cho công ty để doanh số bán tăng lên trong những năm tới.
Tình hình nguồn vốn của công ty:
Công ty theo chính sách quản lý vốn thận trọng, lấy một phần nguồn vốn dài hạn
đầu tư cho tài sản ngắn hạn.
Nợ phải trả:
+ Nợ ngắn hạn năm 2011 giảm 3.121.409.735 VND, tương ứng giảm 29,72% so
với năm 2010. Năm 2011 công ty đã tiến hành thanh toán các khoản phải trả cho nhà
cung cấp mặt khác thanh toán các khoản vay ngắn hạn cho ngân hàng khiến nợ phải trả
giảm đáng kể.
+ Vay ngắn hạn: năm 2011 nguồn vay ngắn hạn giảm mạnh so vơi năm 2010
khoảng 28,49%, ta thấy nguồn vay ngắn hạn giảm kéo theo chi phí lãi vay ngắn hạn
phải trả cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng giảm theo. Nguyên nhân của sự
giảm vay ngắn hạn là do năm 2011 khả năng tự tài trợ bằng vốn tự có của công ty tốt
hơn, trong khi đó lãi suất cho vay của ngân hàng cao nên doanh nghiệp quyết định
chuyển sang vay dài hạn với chi phí cao nhưng có tính ổn định hơn chứng tỏ công ty

đang muốn quản lý theo chính sách thận trọng.
+ Phải trả người bán: năm 2011 khoản phải trả người bán giảm mạnh khoảng
46,11% so với năm 2010 là do tình hình kinh tế khó khăn người bán thắt chặt chính
sách tín dụng khiến cho công ty không thể chiếm dụng được vốn của người bán khiến
cho vốn lưu động bị ảnh hưởng đôi chút.
+ Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước năm 2011 doanh thu bán hàng và
dịch vụ tăng lên, các khoản tiêu dùng chi cho hoạt động của cán bộ của công nhân
viên, như tổ chức các giải đấu thể thao, giao lưu văn nghệ, nghỉ mát ngày lễ... cũng


tăng lên. Điều này dẫn tới thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng lên 810,61%
so với năm 2010.
+ Nợ dài hạn: Công ty chỉ có nợ dài hạn năm 2011 là 1.465.400.000 VND là do
công ty vay ngân hàng để đầu tư chủ yếu cho tài sản cố định còn lại đầu tư cho các
nguồn khác.
Vốn chủ sở hữu:
+ Vốn chủ sở hữu: năm 2011 là 2.695.419.559 VND, tăng 597.671.982 VND,
tương ứng tăng 28,49% so với năm 2010. Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên cho dù
chủ sở hữu công ty không đầu tư thêm vốn. Nhân tố chính tạo ra sự tăng thêm này là
do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên so với năm 2010.
Nhận xét:
Tuy tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm 2011 có giảm đi so với năm 2010. Thế
nhưng, mức giảm này là do sự cắt giảm đi những mảng đầu tư kém lợi nhuận không
hiệu quả và năm 2010 thực sự là một năm hoạt động hiệu quả hơn với sự tăng lên của
lợi nhuận sau thuế.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty
Đơn vị: %



Chỉ tiêu
1. Tỷ trọng Tài
sản ngắn hạn
2. Tỷ trọng Tài
sản dài hạn
3. Tỷ trọng Nợ
4. Tỷ trọng vốn
CSH

Công thức tính
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tổng tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Tổng nợ
Tổng nguồn vốn
Tổng vốn CSH
Tổng nguồn vốn

Năm 2011

Năm 2010

Chênh lệch

80,84

91,76


(10,92)

19,16

8,24

10,92

76,65

83,35

(6,70)

23,35

16,65

6,70

Nhận xét:
Một đồng tài sản thì có 0,8084 đồng tài sản ngắn hạn năm 2011 và 0,9176 đồng
tài sản ngắn hạn năm 2010. Năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương lớn trong
tổng tài sản là 80,84% nhưng đã giảm đi 10,92% so với năm 2010. Điều này là do sự
giảm đi của các khoản trả trước cho người bán, hàng tồn kho giảm và tài sản cố định
năm 2011 tăng lên so với năm 2010. Số tiền phải trả trước cho nhà cung cấp giảm đi
do uy tín của Công ty tăng lên và do mối quan hệ buôn bán đang ngày càng phát triển.
Một đồng tài sản có 0,1916 đồng tài sản dài hạn năm 2011 và có 0,0824 đồng tài
sản dài hạn năm 2010.Năm 2011 trong tổng tài sản của công ty thì tài sản dài hạn

chiếm 19,16% tăng 10,92% so với năm 2010, điều này là do công ty đầu tư thêm vào
tài sản cố định trị quá 1.457.000.000 VND để đầu tư thêm vào hệ thống đại lý và cơ sở
vật chất văn phòng cho công ty
Từ hệ số nợ cho ta thấy để đầu tư 1 đồng cho tài sản công ty phải huy động vào
năm 2010 là 0,8335 VND và năm 2011 là 0,7665 VND từ nguồn nợ. Điều này do
nguồn vốn đầu tư của công ty tăng, nguồn vốn hình thành từ vay nợ và nợ ngắn hắn
hạn giảm cho thấy khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp tốt hơn, rủi ro thanh toán
giảm.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho biết 1 đồng nguồn vốn của công ty được hình thành
từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2011 vốn chủ sở hữu chiếm 24,35% trên tổng
nguồn vốn, tăng 6,70% so với năm 2010. Do lợi nhuận chưa phân phối năm 2011 tăng
410.011.682 VND so với năm 2010 và nợ phải trả năm 2011 giảm đi 15,77% so với
năm 2010. Tình hình kinh doanh của công ty tốt hơn, vì thế mà VCSH tăng 28,49% so
với năm 2010. VCSH tăng lên thể hiện năng lực tài chính của công ty ngày càng được


củng cố và phát triển, khả năng tự chủ về tài chính cũng cao hơn. Ngoài ra, tăng
VCSH, khả năng tự tài trợ được cho các hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn còn
giúp công ty giảm được chi phí lãi vay đang ngày càng tăng lên.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu

Công thức tính

Năm
2011

Năm

2010

Chênh
lệch

1. Khả năng
thanh toán ngắn
hạn

Tổng TSNH
Tổng nợ ngắn hạn

1,26

1,1

0,16

2. Khả năng
thanh toán nhanh

TSNH - Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn

0,27

0,12

0,15


0,104

0,103

(0,001)

3. Khả năng
thanh toán tức
thời

Tiền và các khoản tương
đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn

Nhận xét:
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm
2011 là 1,26 lần, cao hơn năm 2010 là 0,16 lần. Điều này cho thấy khả năng sử dụng
TSNH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt, cụ thể là 1 đồng nợ ngắn hạn được
đảm bảo bằng 1,26 đồng TSNH. Rủi ro thanh toán năm 2011 giảm đi, hệ số tín nhiệm
của công ty tăng lên so với năm 2010, vì vậy mà công ty có thể dễ dàng huy động vốn
với chi phí thấp. Ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1, tức là công ty có khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi tới hạn, khả năng tài chính của công ty tốt.
Khả năng thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng
TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn mà không cần bán hàng tồn
kho. Năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,27 lầntăng 0,15 lần so với năm
2010. Nguyên nhân trực tiếp ở đây là do lượng hàng tồn kho trong năm 2011 giảm, cụ
thể là giảm3.029.241.113 VND, tương đối 29 % so với năm 2010.
Khả năng thanh toán tức thời: năm 2011 là 0,104 và năm 2010 là 0,103 lần. Ta
có thể thấy tốc độ giảm của tiền và các khoản tương đương giảm 28,49% chậm hơn so

với mức giảm của nợ ngắn hạn là 30,00% nên khả năng thanh toán tức thời của công


tytăng lên so với năm 2010. Tuy chính sách giảm dự trữ tiền mặt này sẽ giúp công ty
tránh ứ đọng vốn nhưng công ty nên cân nhắc tỷ lệ vì có thể chịu rủi ro khi cần thanh
toán gấp cho nhà cung cấp, hoặc những khoản vốn tức thời.
Qua các hệ số trên ta có thể thấy được hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty
luôn giữ ở mức cao, đảm bảo thanh khoản. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh của
công ty, thu hút và tạo dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của công ty
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu

Công thức tính

Năm 2011

Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

2,41

Năm 2010 Chênh lệch
1,35

1,06


Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết bình quân 1 đồng tài sản đầu tư vào quá
trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2011 là 2.41 lần tăng 1,06 lần so với năm
2010. Do doanh thu thuần tăng 63,78% so với năm 2010 và tổng tài sản lại giảm đi
8,40% so vói năm trước. Đó chính là nguyên nhân làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài
sản của công ty tăng
Chỉ số này cho thấy, bình quân 1 đồng tài sản đầu tư vào quá trình sản xuất sẽ
tạo ra 2,41 đồng doanh thu thuần năm 2011. Hệ số này là rất cao cho thấy công ty làm
ăn vô cùng hiệu quả đi kèm với chính sách hợp lý của nhà quản trị cắt giảm một số
ngành nghề kém hiệu quả của công ty, tập trung vào các ngành nghề có hiệu quả.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao,
doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh giá qua
chỉ tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thể bị sai lầm bởi
có thể số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản
đã sử dụng.
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty
Đơn vị: Lần


Chỉ tiêu

Công thức tính

Năm 2011

Năm 2010


Chênh
lệch

1. Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

0,0214

0,011

0,0104

2. Tỷ suất sinh lời
trên VCSH

Lợi nhuận sau thuế
VCSH

0,2217

0,0895

0,1322

3. Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản


Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản

0,0518

0,0149

0,0369

Nhận xét:
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Năm 2011 hệ số này là 0.0214tăng 0,0104 so với năm 2010. Tuy
nhiên chỉ số này còn thấp do trong năm 2011 công ty phải đối mặt thời kì bão giá, giá
của hầu hết các hàng hóa và nguyên vật liệu đều tăng cao, điều này ảnh hưởng mạnh
tới giá vốn của hoạt động kinh doanh. Cụ thể là giá vốn năm 2011 vẫn ở mức rất cao
25.621.226.011 VND, tăng 63,79% so với năm 2011. Ta thấy do giá vốn tăng lên khiến
cho tỷ suất sinh lời đạt được trên doanh thu thuần là rất thấp. Ngoài ra, các khoản chi
phí như chi phí bán hàng, chi phí tài chính... cũng tăng cao. Những nhân tố này là
nguyên nhân chính dẫn tới tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chưa cao, trong khi tốc
độ tăng doanh thu lại lớn điều này dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm.
Tỷ suất sinh lời trên VCSH cho biết 1 đồng VCSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Ta thấy trong năm 2011, cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì chủ sở hữu thu về
0,2217 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,1322 đồng so với năm 2010 tức là công ty có
chính sách sử dụng vốn chủ sở hữu càng ngày hiệu quả hơn qua từng các năm bằng
chứng là lợi nhuận sau thuế tăng thêm 0,1322 đồng trên mỗi 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ
ra so với năm 201 tức là công ty có chính sách sử dụng vốn chủ sở hữu càng ngày hiệu
quả hơn qua từng các năm bằng chứng là lợi nhuận sau thuế tăng thêm 0,1322 đồng
trên mỗi 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra so với năm 2010.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 tỷ suất sinh lời là

0,0518 tăng0,0369 so với năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tương đối ổn
định cho thấy khả năng sử dụng tài sản của công ty là tương đối tốt.


×