Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

ứng dụng gis trong công tác chăm sóc cây xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG
PPNCKH GIS
ĐỀ TÀI: “ ỨNG DỤNG GIS VÀ VBA ĐỂ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ CÂY
XANH KHU VỰC QUẬN THỦ ĐỨC”

GVHD: T.S Nguyễn Kim Lợi

SVTH:
Trần Minh Tài

13162077

Thành phố Hồ Chí Minh , tháng 04 năm 2015

I. Mở đầu :
I.1. Thông tin và tính cấp thiết của đề tài :
- Tại TP.HCM, Cùng với việc nền kinh tế phát triền nhanh chóng kéo theo tốc độ đô
1


thị hóa diễn ra ngày càng nhanh nhưng do công tác quản lý không được chặt chẽ cũng
như việc không đồng bộ trong các ngành làm cho diện tích cây xanh ngày càng suy
giảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường như tăng bụi, giảm
nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn, xói mòn….
- Việc quy hoạch quản lý cây xanh là một vấn đề phức tạp do sự không đồng bộ của
các loại cây (độ tuổi, chủng loại, chất dinh dưỡng, loại đất thích hợp ..) ; diện tích
phân bố rộng ; số lượng lớn …Cách quản lý thủ công cũ bằng giấy hoặc world, exel


gây khó khan trong việc kiểm tra, bổ sung, cập nhật và đồng bộ dữ liệu về thông tin
địa lý để thể hiện một cách trực quan một cách toàn diện về công việc quản lý cây
xanh
- Cây xanh là một nguồn tài nguyên đặc biệt do quá trình sinh trưởng và phát triển
chậm chạp xong nhu cầu về cây xanh rất lớn về cả sinh hoạt và sản xuất nên diện tích
cây xanh giảm rất nhanh trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Đây là hệ quả tất
yếu phải đánh đổi :
+ Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống
kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33
triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào
môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt
độ trái đất nóng lên.
+ Theo FAO ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ
người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu
nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có
nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm.

+ Nghiên cứu dữ kiện khí tượng chi tiết của Sở Khí Tượng Việt Nam cho thấy
trong vòng 30 năm qua, VN có khuynh huớng gia tăng nhiệt độ đáng kể, các tỉnh
Miền Bắc gia tăng nhiều hơn Miền Nam, đặc biệt trong những tháng mùa hè với biên
độ lớn hơn. Ở Miền Bắc, trong vòng 30 năm (1961-1990), nhiệt độ tối thiểu trung
bình trong mùa đông gia tăng 3°C ở Điện Biên, Mộc Châu; 2°C ở Lai Châu, 1.8°C ở
Lạng Sơn, 1°C ở Hà Nội và Bắc Giang. Ở Miền Nam, nhiệt độ tối thiểu trung bình
gia tăng ít hơn, tăng 1.2°C ở Rạch Giá và Ban Mê Thuột, tăng 0.8°C tại Sài Gòn, tăng
0.5°C tại Nha Trang. Nhiệt độ trung bình trong mùa hè không gia tăng mấy.
+ Riêng tại thành phố Sài Gòn, nhiệt độ trung bình ở Sài Gòn từ năm 1984 đến
2004 cho thấy càng ngày càng tăng lên. Chẳng hạn, vào năm 1984, nhiệt độ trung
bình ở Sài Gòn là 27.1°C, và riêng trong 5 năm 2001-2005, nhiệt độ trung bình đã lên
đến 28°C, trong 10 năm 1991-2000 tăng 0.4°C, bằng mức tăng của 40 năm trước đó.
Nhiệt độ cao nhất trong khu vực miền Nam luôn luôn xuất hiện tại Phước Long,

Ðồng Xoài và Xuân Lộc.
- Gần đây nhất cho thấy sự thiếu chặt chẽ trong quản lý cây xanh là việc đốn hạ 6700
2


cây xanh ở Hà Nội. Sauk hi cây đã bị đốn hạ và bị dư luận lên án các cơ quan chức
năng mới bắt tay vào truy xét nguyên nhân , người chịu trách nhiệm xong vụ việc vẫn
còn phức tạp do liên quan nhiều ban ngành và cho đến nay vẫn chưa có một kết quả
làm hài lòng người dân. Điều này cho thấy sự thiếu liên kết và đồng bộ giữa các ban
ngành trong việc quy hoạch và quản lý cây xanh
- Một ví dụ điển hình nữa về việc thiếu chặt chẽ và đồng bộ trong công tác quản lý
cây là nạn chặt phá rừng thông ở Lâm Đồng. Theo thống kê mới nhất hiện diện tích
rừng thông ở Đà Lạt hiện chỉ còn khoảng 8.000 ha trong khi đó năm 1978 diện tích
rừng thông là 90.000 ha. Việc tàn phá rừng thông để xây biệt thự, sân golf… làm
nhiệt độ Đà Lạt tăng lên khoảng 2,5 – 3 0c trong vòng năm năm trợ lại đây và nó kèm
theo nhiều hệ lụy xấu đến hệ sinh thái cũng như sức khỏe người dân trong toàn tỉnh
- Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được
hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây. GIS
ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc
phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính
phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân... đánh giá được hiện trạng của
các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu
thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình
học nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.
- Đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau với GIS vào quản lý cây xanh đô thị tuy
nhiên chỉ giới hạn bởi việc quản lý sự sinh trưởng và phát triển của hệ thống cây xanh
đô thị . Để có cái nhìn tổng quan và ứng dụng rộng rãi hơn với GIS trong quy hoạch
thành phố và quản lý cây xanh khu vực quận Thủ Đức tôi tiến hành đề tài sau :
“ ỨNG DỤNG GIS VÀ VBA ĐỂ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ CÂY XANH
KHU VỰC QUẬN THỦ ĐỨC”


I.2. Mục đích đề tài :
- Xây dựng phần mềm dựa trên nền GIS kết hợp với VBA để phục vụ cho công việc
quy hoạch và quản lý cây xanh khu vực quận Thủ Đức, TP.HCM, dữ liệu thu nhập,
phân tích và tổng hợp được giúp cho việc trồng mới, chăm sóc, di chuyển và quy
hoạch vị trí và số lượng cây xanh phù hợp. Khi truy xuất thông tin về một cây thì sẽ
có các thông tin : năm trồng , chiều cao, điều kiện dinh dưỡng, vị trí trong không gian
(tọa độ)….
I.2.1. Mục đích cụ thể :
- Lưu trữ thông tin cây xanh : vị trí, loại, đường kính, chiều cao….
- Tương tác với cơ sở dữ liệu : cập nhật , xóa, di dời vị trí…
- Dựa trên dự liệu thuộc tính lưu trữ đưa ra quy trình chăm sóc, bảo vệ trong hiện tại
và tương lai gần
3


- Đánh giá tình hình cụ thể về mật độ phân bố cây xanh trên địa bàn khu vực quận
Thủ Đức
- Tham khảo các quy định của pháp luật về quy hoạch và quản lý cây xanh cả nước
nói chung và TP.HCM nói riêng : Nghị định 64/2010/NĐ-CP, Thông tư 20/2009/TTBXD , Phụ lục Thông tư số 10/TT-BXD, TCXDVN 362: 2005 , quyết định
01/2006/QĐ-BXD , QĐ 53/ 2013/ QĐ-UBND.
I.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu : cây xanh đô thị
- Khu vực nghiên cứu : trong khu vực quận Thủ Đức, TP.HCM
- Về công nghệ :
+ công cụ nền để hiển thị và tương tác dữ liệu không gian : Arcgis 10.0
+ công cụ tương tác và lưu trữ dữ liệu thuộc tính đầu vào : exel
+ công cụ lập trình : VBA
I.2.3. Ý nghĩa đề tài :
- Sau khi hoàn thành đề tài sẽ có được một công cụ để :

+ hỗ trợ công tác quản lý cây xanh khu vực .
+ dự báo được tình trạng phát triển của hệ thống cây xanh khu vực quận Thủ Đức
+ truy vấn được số lượng và mật độ phân bố cây xanh để bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường và sức khỏe con người khi các quy hoạch trong khu vực được thực
hiện.

II. Tổng Quan :
II.1. Tổng quan về Quận Thủ Đức :
II.1.1. Vị trí địa lý:
Diện tích: 47,76 km2
Dân số: 556.088 người (Năm 2012)
Các phường: Bình Chiểu, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp
Bình Chánh, Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, Trường Thọ, Linh Trung.
Thủ Đức là quận vùng ven ở phía Đông thành phố Hồ Chí Minh, bên kia bờ sông Sài
Gòn. Phía Bắc giáp huyện Thuận An và huyện Dĩ An của tỉnh Bình Dương. Phía
Nam tiếp giáp quận 2. Sông Sài Gòn bao bọc ở phía Tây, ngăn cách với quận 12,
quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh. Phía Đông giáp quận 9.
Thủ Đức nằm ở cửa ngõ ra vào phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh. Ba con
đường lớn chạy qua quận đều thuộc quốc lộ: xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13 và xa lộ vành
4


đai ngoài (xa lộ Đại Hàn cũ). Nhiều năm qua, nhất là từ khi trở thành quận, nhiều
tuyến đường trong quận được mở, nâng cấp, toàn bộ cầu khỉ được thay bằng cầu bê
tông. Những con đường mới, những cây cầu đã nối vùng gò đồi với vùng bưng, tạo
điều kiện cho hàng hóa lưu thông, qua đó thúc đẩy sản xuất công – nông nghiệp cùng
phát triển.

II.1.2. Địa chất và tài nguyên đất :
II.1.2.1. Địa chất :

- Vì khu vực Thủ Đức nằm phía bên trái sông Sài Gòn nên mặc dù đất bằng phẳng
vẫn có một vài nơi là đầm lầy.
- Địa chất công trình bao gồm các lớp phân bổ từ trên xuống như sau:
* Lớp trầm tích sông biển đầm lầy Holocen
- Bùn sét, bùn sét pha màu xám nâu, xám đen.
* Lớp trầm tích sông biển Holocen
- sét pha màu xám, xám đen
* Lớp trầm tích sông biển Pleistocen muộn
- Sét màu xám vàng, xám nâu.
II.1.2.2. Tài nguyên đất :
- Quận Thủ Đức có tổng diện tích tự nhiên 4764,89 ha, chiếm 2,26% diện tích tự
nhiên toàn TP. Hồ Chí Minh. Đất đai của Quận Thủ Đức được chia thành các nhóm
đất sau:
5


+ Đất xám vàng: Có diện tích khoảng 1122,89 ha, chiếm 23,57% so với diện tích đất
tự nhiên của toàn Quận. Phân bố chủ yếu ở các Phường: Linh Chiểu, Bình Thọ và
một phần của Phường Linh Trung.
+ Đất xám: Có diện tích khoảng 1180 ha, chiếm 24,71% so với diện tích đất tự nhiên
của toàn Quận. Phân bố chủ yếu ở các Phường: Linh Trung, Linh Tây, Linh Chiểu,
Bình Thọ và một phần của các phường Tam Bình, Tam Phú, Linh Đông.
+ Đất phèn: Có diện tích khoảng 2063 ha, chiếm 43,3% so với diện tích đất tự nhiên
của toàn Quận. Phân bố chủ yếu ở các Phường: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước,
Linh Đông và một phần của các Phường Tam Phú, Tam Bình, Trường Thọ.
+ Còn lại khoảng 399 ha là sông rạch, chiếm 8,35% so với diện tích đất tự nhiên của
toàn Quận.
- Đất đai trên địa bàn Quận Thủ Đức rất thuận lợi cho việc đô thị hoá do nền địa chất
khá tốt và nguồn nước phong phú, là địa bàn đang thu hút các nhà đầu tư phát triển
công nghiệp, thương mại – dịch vụ và khu dân cư mới.


STT

Chuyển
Phân loại
đổi

hiệu Diện tích
theo
Fao/UNES theo Fao
HTVN
CO
Ha

%

I

Đất vàng xám

Xanthic Acrisols

Acx

1122,89

23,57

II


Đất xám

Acrisols

AC

1180

24,76

III

Đất phèn

Thionic Fluvisols

FLt

2063

43,31

399
4764,89

8,36
100

IV
Sông suối

Tổng Cộng
Bảng Cơ cấu các nhóm đất

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức )

6


II.1.3. Khí hậu :
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt
độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5
tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố
Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất
lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ
trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm,
trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm
1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào
các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi
không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục
Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao
hơn khu vực còn lại.
- Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây
– Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung
bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung
bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông
Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ
Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở
thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung
bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%.


Khí hậu bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng

1

Trung
32
bình
cao °C
(90)
(°F)
Trung
21
bình
thấp
(70)
°C (°F)
Lượng
mưa
(mm)

14

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

33

34

34

33

32

31

32

31


31

30

31

(91)

(93)

(93)

(91)

(90)

(88)

(90)

(88)

(88)

(86)

(88)

22


23

24

25

24

25

24

23

23

22

22

(72)

(73)

(75)

(77)

(75)


(77)

(75)

(73)

(73)

(72)

(72)

4

12

42

220

331

313

267

334

268


115

7


(0.6) (0.2) (0.5) (1.7) (8.7) (13)

(12.3
)

12.3
)

(13.1
)

(10.6
)

(4.5)

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên môi trường quận Thủ Đức)
Bảng Độ ẩm không khí
Thán
g
Trạm
Tân
Sơn
Nhát

Trạm
Biên
Hoà

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11 12

72.9

71.2


71

72.7

78.9

83

83.4

84.2

85.7

84.9

81 75.9

72.4

67.9

68.8

71.3

78.8

83.2


85.1

85.8

80.4

86

83 77.7

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Thủ Đức)
Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa .
- Mùa Đông gió Đông Bắc, mùa hè gió Tây –Tây Nam. Từ tháng 10 đến tháng 1 chủ
yếu là gió bắc, từ tháng 2 đến tháng tư gió đông và lệch đông nam, từ tháng 5 đến
tháng 10 gió tây nam .
- Thịnh hành nhất từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10 tuy còn gió tây nam nhưng đã suy
yếu nhiều.
- Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 đến tháng 9 từ 3.7 m/s  4.5
m/s.
- Tốc độ gió trung bình nhỏ nhất chỉ vào khoảng 2.3 m/s 2.4 m/s.
- Số giờ nắng:
Bảng Thời gian chiếu sáng (giờ , phút) trong ngày của các tháng trong năm
Thán
g
L0

1
11.3
6


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

11.4
9

12.0
4

12.2
1


12.3
4

12.4
2

12.3
7

12.2
7

12.1
0

11.5
4

11.4
0

13.
2

Bảng Số giờ nắng bình quân các tháng trong năm (Trạm Tân Sơn Nhất )
Tháng
Giờ nắng

1

7.9

2
8.8

3
8.8

4
8.0

5
6.5

6
5.7
8

7
5.9

8
5.6

9
5.5

10
5.9


11
6.8

12
7.2


(Nguồn : Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Thủ Đức)

II.1.4. Tình hình quản lý cây xanh :
II.1.4.1. Trên thế giới :
- Mặc dù nhiều cây xanh được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng vẫn đứng trước các nguy

cơ bị suy giảm nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong
đó nguyên nhân chủ yếu là do sự tàn phá của con người như: Các hoạt động khai thác
chặt phá cây để lấy gỗ, các sản phẩm ngoài gỗ hoặc để lấy địa điểm để xây dựng các
công trình… Ngoài ra các tác động của thiên tai như gió bão, hạn hán cháy rừng xảy
ra hàng năm cũng đã làm mất đi hàng loạt cây xanh.
- Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng làm suy giảm chất lượng
cũng như số lượng cây xanh trên thế giới là sâu bệnh hại cây.
- Sớm nhận thấy tình trạng đó rất nhiều tổ chức quốc tế cũng như rất nhiều quốc gia
đã có nhiều chương trình hành động nhằm bảo tồn nguồn di sản quý giá này.
- Hàng năm tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc UNEP đều có các chương trình hành
động bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có việc bảo tồn cây xanh trên toàn thế giới.
- Tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản ... cây cổ thụ được đánh số
nhằm mục đích kiểm soát được số lượng của cây, dễ dàng hơn trong việc quản lý.
- Một bài báo gần đây đã cho biết ‘ Thế giới cần 10-15 tỷ USD đề bảo vệ rừng mỗi
năm’. Các nhà khoa học Panama nghiên cứu về rừng cây nhiệt đới Amazon cho biết
nạn phá rừng ở đây đã đến mức báo động. Rừng bị tàn phá và bị chia cắt đã đưa
những luồng gió nóng đến, làm cho nhiều cây lớn bị chết sớm. Nhiều loài cây lấy gỗ,

các thảm thực vật và nhiều loài động vật sống dựa vào các cây cổ thụ đang biến mất
khỏi khu rừng rậm nhiệt đới, tốc độ nhanh hơn so với dự báo trước đây. William
Laurance thuộc Viện nghiên cứu nhiệt đới Smitsonit ở Panama cho biết nhiều loài
cây ở rừng nhiệt đới Amazon có thể sống hàng trăm năm thậm chí là hàng ngàn
năm…Qua nghiên cứu 32.000 cây rừng nhiệt đới Amazon suốt 32 năm cho thấy
trong một thập kỷ, hàng loạt cây xanh đã bị hủy hoại nghiêm trọng.
II.1.4.2. Tại Việt Nam :
- Ở nước ta hiện đã có khá nhiều các chương trình hành động bảo vệ hệ thống cây
9


xanh cũng như các cây cổ thụ. Ví dụ như :
- Chương trình quản lý cây xanh trên các đường phố thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Nha Trang ...
- Tổ chức Cộng đồng châu Âu tài trợ Công ty công trình đô thị Trà Vinh 237.000
euro thực hiện dự án bảo vệ cây xanh và trồng mới 20.000 cây xanh trên địa bàn thị
xã Trà Vinh. Thị xã Trà Vinh hiện có 9.600 cây xanh với nhiều chủng loại
- Chương trình quản lý cây xanh trong khu Đại Nội của cung đình Huế
- Có rất nhiều các bài viết phản ánh tình trạng xuống cấp của cây xanh ở nhiều nơi và
sự cần thiết phải có những dự án bảo tồn chúng. Tuy nhiên thực tế tại nước ta vẫn
chưa có một dự án bảo tồn cây xanh nào lớn mà hầu hết là những chương trình quản
lý cây xanh riêng lẻ ở các thành phố hoặc địa điểm đặc biệt.
II.2. Tổng quan về các quan điểm và nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý cây xanh đô thị :
II.2.1 Trên thế giới :
- Những ứng dụng của máy tính trong quản lý cây xanh đường phố đã xuất hiện từ
những năm 1970 nhờ việc sử dụng những máy tính lớn Mainframe ở Hoa ky. Ứng
dụng máy tính này cho phép những người quản lý cây ở thành phố có thể truy nhập
dữ liệu hiệu quả hơn và cung cấp một cách nhanh chóng tóm tắt dữ liệu những thông
số cho quản lý cây xanh theo Miller 1987. Tuy vậy, sau đó người ta nhận thấy những

hệ thống này đòi hỏi cường độ lao động cao và chúng yêu cầu phải bảo trì thường
xuyên và rất tốn kém thời gian. Một khó khăn nữa là những máy tính này phải được
dùng chung với những ban ngành khác trong chính phủ địa phương.
- Vào những năm 1980 nhờ sự phát triển mạnh mẽ của tin học nên tăng nhanh về số
người sử dụng và số đợt truy nhập vào dữ liệu cây xanh. Máy tính ngày nay đã có bộ
nhớ rất lớn và tốc độ xử lý nhanh với giá thành hạ. Máy vi tính có thể cũng được sử
dụng cho những công việc khác như: soạn thảo văn bản, xử lý dữ liệu và quản lý tài
chính nên việc trang bị máy tính đã trở nên phổ biến. Những cơ quan quản lý cây
xanh đô thị có thể thiết kế chương trình quản lý của chính mình hoặc mua những
10


chương trình thương mại để tăng cường hiệu quả công việc. Việc lựa chọn phần mềm
thích hợp yêu cầu người quản lý phải hểu rõ những mục tiêu quản lý và biết được
phần mềm nào sẽ đáp ứng được những mục tiêu đó. Phần mềm được chọn lựa không
chỉ đáp ứng được những yêu cầu hiện tại mà phải cho phép bạn mở rộng khả năng
nếu cần thiết và phải bao gồm cả những chức năng tuy chưa xuất hiện nhưng có vai
trò quan trọng trong tương lai. Tuy nhiên, đối với các cơ quan quản lý không có khả
năng phát triển phần mềm thì việc mua chương trình thương mại vẫn kinh tế hơn la
phát triển phần mềm của chính mình. Tuy vậy nếu tự phát triển phần mềm thì khả
năng lập trình sẽ dễ dàng đáp ứng kịp thời những nhu cầu của công việc quản lý cây
xanh trong tương lai.
Thông thường một phần mềm quản lý cây xanh đô thị theo Smiley cần có sáu
chức năng sau đây :
1.

Lưu trữ hồ sơ dữ liệu cây xanh: Lưu trữ dữ liệu cây xanh và tạo điều kiện dễ
dàng để thông tin có thể được truy cập, cập nhật, bổ sung, hay xóa bỏ chúng

2.


Lưu trữ quá trình của công việc: Ghi nhận và lưu trữ dữ liệu về mọi hoạt
động kể cả về số lượng, thời gian yêu cầu và thực tế để hoàn thành từng công
việc, thiết bị sử dụng, ngày tháng, và thông tin về những cá nhân thực hiện
những công việc quản lý đó.

3.

Lưu trữ kiến nghị, yêu cầu của cộng đồng: những đề nghị, yêu cầu của những
người dân về dịch vụ cây xanh, ngày tháng kiến nghị và mọi phản hồi từ cơ
quan quản lý, kể cả mọi biện pháp liên quan.

4.

Tổng kết về kế hoạch và công tác quản lý: ba chức năng ở trên về hồ sơ dữ
liệu sẽ được phân tích, tóm tắt để lập báo cáo và đặt kế hoạch biện pháp và
quản lý, kể cả dự toán ngân sách.

5.

Những danh sách cây xanh cần xử lý: bao gồm những cây cần phải áp dụng
biện pháp chăm sóc hay xử lý và thành lập được những bảng về thứ tự công
việc, bao gồm những cây cần loại bỏ ngay lập tức, cây cần phải gia cố bằng
dây cáp, hoặc cần những bảo trì chăm sóc đặc biệt.

6.

Bản đồ vi tính: sẵn sàng trên những hệ thống máy tính nhất định, cho phép
11



sản xuất những bản đồ vị trí của cây xanh và thể hiện đặc tính từng cây xanh.
Gần đây hơn, Wagar và Smiley (1990) mô tả hệ thống máy tính có khả năng hỗ trợ
quản lý cây xanh đô thị kể cả một số phần mềm thương mại. Các chức năng của
những hệ thống này được mô tả theo thứ tự tầm quan trọng như sau :
1.

Truy xuất, trình bày, và kiểm tra dữ liệu. Chức năng này nhằm tạo nên những
câu trả lời nhanh chóng cho những yêu cầu về code địa chỉ hoặc vị trí nhằm
thực hiện công việc kiểm kê và cung cấp thông tin tức thời. Đồng thời, đối
với nhiều nhu cầu về quản lý thì những thông tin về giống cây, ngày tháng,
những cá nhân sở hữu hay quản lý cây, hoặc những biện pháp đã được áp
dụng nhiều khi cũng rất quan trọng.

2.

Thiết lập thứ tự công việc. Cần có danh sách những công việc và biện pháp
được lựa chọn để áp dụng cho những cây xanh nhất định trong những vùng
đã được quyết định hay dựa trên những yêu cầu, kiến nghị hay phản hồi của
cộng đồng. Tất nhiên dữ liệu về thời điểm có nhu cầu, thời gian áp dụng biện
pháp và hoàn thành công việc cũng cần được lưu trữ.

3.

Tính toán giá trị của cây xanh. Qua việc áp dụng phương pháp tính giá trị để
lưu trữ dữ liệu về giống loài, đường kính, đánh giá tình trạng và vị trí, giá trị
của bất ky cây xanh nào cũng có thể được xác định. Thông tin này thường rất
hữu ích khi viết báo cáo và ước tính kinh phí quản lý và bảo trì.

4.


Tổng kết thông tin. Tóm tắt cung cấp thông tin về một nhóm cây hay cây
trong một vùng nhất định. Thông tin tóm lược này có thể rất hữu ích bao gồm
giống loài, kích thước, giá trị và tình trạng, công việc cần thiết để để có thể áp
dụng biện pháp bảo trì, số kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ.

5.

Bản đồ vị trí cây xanh. Việc sử dụng kỹ thuật đo vẽ bản đồ cho phép tạo ra
bản đồ thể hiện vị trí cây xanh.

6.

Tạo đồ thị. Thể hiện các thông số cây đồ thị như tính đa dạng giống loài,
phân bố cây có đường kính khác nhau, và tình trạng cây xanh dưới dạng đồ
thị sẽ làm thông tin trở nên dễ hiểu, khả năng truyền cảm nhanh chóng hơn và
thông tin sẽ có tính thuyết phục cao hơn.
12


7.

Theo dõi chi phí bảo quản và tình trạng sinh trưởng của những loài cây khác
nhau. Khả năng xác định kinh phí thích hợp cho những nhiệm vụ bảo trì quản
lý khác nhau bao giờ cũng rất cần thiết và quan trọng. Lưu trữ đầy đủ những
thông tin như vậy về những công việc đã thực hiện, giá thành, và nhân công
sẽ cho phép dễ dàng ước tính những thông số sau: kinh phí thực hiện các loại
công việc, mà nhu cầu công việc bảo trì và giá thành cho những giống loài
cây khác nhau, biện pháp phải thực hiện ở tại những thời điểm nào và loại
công việc nào, và cho phép biết được khi nào thì giá thành bảo trì sẽ vượt quá

giá thành thay cây mới. Dữ liệu lưu trữ về quá trình sinh trưởng của cây cũng
giúp cho ta đánh giá được mức độ thích hợp với từng loại cảnh quan của từng
giống cây.

8.

Dự báo khối lượng công việc trong tương lai. Việc có thể dự báo công việc
trong tương lai cho phép lập kế hoạch về nhân sự và thiết bị, chuẩn bị và tìm
nguồn ngân quỹ và quyết định kế hoạch thay thế hay trồng mới cây xanh.

- Những hệ thống máy tính quản lý cây xanh cũng cần phải có tính "dễ sử dụng"
nhưng đồng thời phải đi kèm tài liệu hướng dẫn và tham khảo đầy đủ để người sử
dụng có thể tự giải quyết vấn đề khi cần thiết. Những công cụ trợ giúp cùng với thiết
kế giao diện hợp lý và hệ thống tài liệu hướng dẫn, và tham khảo kèm theo có thể
giúp người sử dụng tự hỗ trợ.
- Có thể thấy việc ứng dụng GIS trong công tác điều tra cây là một công cụ rất hữu
ích. Tác dụng nổi bật của GIS là có thể giúp quản lý tất cả những khía cạnh của hệ
thống sinh thái chứ không phải chỉ tập trung vào một bộ phận riêng biệt nào đó.
II.2.2. Tại Việt Nam:
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hệ thống cây xanh thành phố Hà Nội được xây dựng và
phát triển trên ngôn ngữ Microsoft FOXPRO phiên bản Verison3.0. Đây là một phần
mềm chuyên về quản trị cơ sở dữ liệu với khả năng tính toán nhanh và phổ biến ở
Việt Nam. Phần mềm này cho phép phát triển các ứng dụng về quản trị cơ sở dữ liệu,
đặc biệt nó làm việc tốt với các tệp tin có rất nhiều bản ghi
- Phần mềm quản lý cây xanh tại Đà Nẵng do công ty cây xanh ( thuộc sở giao thông
13


công chính TP. Đà Nẵng ) phối hợp với trung tâm công nghệ phần mềm TP. Đà Nẵng
được xây dựng và triển trai thực hiện cuối tháng 9/2006. Việc thành lập bản đồ số

trên GIS cho khả năng truy xuất, cập nhật và liên kết dự liệu cây xanh với các bản đồ
khác của thành phố tạo thuận lợi cho công tác chăm sóc và quản lý.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông đang cố gắng tích hợp phần mêm
FOMIS nhằm thu nhập thông tin và quản lý tài nguyên rừng đạt hiệu quả và tiết kiệm
- Một số quan điểm của các nghiên cứu trong nước:
+ Khai thác, liên kết, tích hợp giữa: hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL, ngôn ngữ
lập trình Csharp, GIS để thành lập công cụ quản lý cây xanh. ( Phạm Trần Trọng
Hiền – 6/2014 – DH. Nông Lâm – “ Ứng dụng GIS xây dựng chương trình quản lý
cây xanh đô thị quận 4, TP.HCM”)
+ Khai thác liên kết, tích hợp giữa: hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL, ngôn ngữ
lập trình Csharp , GIS , bộ kết nối dữ liệu mở (ODBC) để thành lập công cụ quản lý
cây xanh . ( Đỗ Minh Cảnh – 6/2014 – DH. Nông Lâm – “ Ứng dụng GIS hỗ trợ
quản lý cây xanh tại trường DH. Nông Lâm”)
+ Khai thác liên kết, tích hợp giữa: hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL, ngôn ngữ
lập trình , GIS , bộ kết nối dữ liệu mở (ODBC) để thành lập công cụ quản lý cây
xanh
( Nguyễn Quốc Tuấn – 6/2014 – DH. Nông Lâm – “ Ứng dụng GIS mã nguồn mở
trong quản lý cây khu vực phường 6, quận 3, TP.HCM”)
II.3. Các phần mềm - công cụ , nội dung và phương pháp nghiên cứu :
II.3.1. Các phần mềm – công cụ trong nghiên cứu :
II.3.1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) :
a) Khái niệm :
- GIS là một nhánh của công nghệ thông tin, được hình thành vào những năm 60 của
thế kỷ trước và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. HTTĐL được sử
dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông
tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh
thổ
- Ngày nay, GIS đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt
14



động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng
trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân …
đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội
thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông
tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của dữ liệu
đầu vào.
- Có nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa GIS:
+ “Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con
(subsystem) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành thông tin có ích” - theo
Calkin và Tomlinson, 1977 .
+ Theo định nghĩa của ESRI (Enviroment System Research Institute) thì “Hệ thông
tin địa lý là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu
địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều
khiển, phân tích và kết xuất”.
+ Cho đến nay, đã thống nhất quan niệm chung là: “GIS là một hệ thống kết hợp
giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý,
phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu nhất
định”.
Nếu xét dưới góc độ hệ thống, thì HTTĐL có thể được hiểu như một hệ thống
các hợp phần: Phần cứng, Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và Cơ sở trí thức chuyên gia, nơi
tập hợp các định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên
ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin. Chính tập hợp các trí thức chuyên gia
này sẽ quyết định xem HTTĐL sẽ được xây dựng ứng dụng theo mô hình nào, lộ
trình và phương thức tổ chức thực hiện như thế nào. Chỉ trên cơ sở đó mới quyết định
xem HTTĐL định xây dựng đảm đương các chức năng trợ giúp quyết định gì và
cũng mới có thể quyết định về nội dung, cấu trúc hợp phần còn lại còn hệ thống cũng
như cơ cấu tài chính cần đầu tư cho việc hình thành và phát triển HTTĐL [12].
Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thị
15



các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể
Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin không gian, phi
không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng. Có thể nói các chức
năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS.
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, HTTĐL có thể được hiểu
như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có tọa độ (bản đồ) để biến chúng thành các
thong tin trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý.
Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống gồm các hợp phần: Phần cứng,
Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và Cơ sở tri thức chuyên gia [12].
Do các ứng dụng HTTĐL, trong thực tế quản lý nhà nước có tính đa dạng và
phức tạp xét về cả khía cạnh tự nhiên, xã hội khía cạnh quản lý, những năm gần đây
HTTĐL thường được hiểu như một hệ thống thông tin đa quy mô và đa tỷ lệ. Tùy
thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà hệ thống có thể phải tích hợp thông tin ở
nhiều mức khác nhau, nói đúng hơn, là các tỷ lệ khác nhau.
b) Thành phần :
- Gis gồm 5 thành phần : phần cứng , phần mềm , số liệu, con người và chính sách
quản lý.
+ Phần cứng : máy tính, máy in, GPS, các thiết bị lưu trữ dữ liệu,…
+ Phần mềm : là tập hợp nhiều câu lệnh, chỉ thị hoặc nhiều phần mềm nhằm thực
hiện một số nhiệm vụ nhất định ( Nhập và kiểm tra dự liệu, Lưu trữ và kiểm tra cơ sở
dữ liệu , truy xuất dữ liệu, biến đổi dữ liệu và tương tác người dùng).
+ Số liệu : là tập hợp của hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý (rastor, vector) và cơ sở dữ
liệu thuộc tính
+ Con người : là yếu tố quan trọng nhất vì là nhân tố thiết kế, vận hành và chỉnh sửa
đồng thời là đối tượng sử dụng thành quả cuối cùng để phục vụ cho nhu cầu đời sống
+ Chính sách quản lý : cần thiết kế và tổ chức sao cho việc xây dựng và vận hành
GIS đạt hiệu quả tốt nhất, nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
16



II.3.1.2 VBA :
- Visual Basic for Applications (VBA) là một sự bổ sung của Microsoft's Visual
Basic, được xây dựng trong tất cả các ứng dụng Microsoft Office (bao gồm cả phiên
bản cho hệ điều hành Mac OS), một số ứng dụng của Microsoft khác như Microsoft
MapPoint và Microsoft Visio - một ứng dụng trước đây của Microsoft; ít nhất đã
được
bổ
sung
thành
công
trong
những
ứng
dụng
khác
như AutoCAD, WordPerfect và ESRI ArcGIS. Nó đã được thay thế và mở rộng trên
khả năng của ngôn ngữ macro đặc trưng như WordBasic của Word, và có thể được
sử dụng để điều khiển hầu hết tất cả khía cạnh của ứng dụng chủ, kể cả vận dụng nét
riêng biệt về giao diện người dùng như các menu và toolbar và làm việc với các hình
thái hoặc hộp thoại tùy ý. VBA có thể được sử dụng để tạo ra các bộ lọc xuất nhập
cho các định dạng tập tin khác nhau như ODF.
1 :mình,
Thu thập
tin,Visual
thuộc Basic,
tính vànhưng
khôngnó chỉ có thể chạy
Như tên Bước

gọi của
VBAdữ
kháliệu
gầnthông
gũi với
trong ứnggian
dụng
chứ không
phải
trình
về chủ
đối tượng
nghiên
cứu1 (chương
cây xanh
đô độc
thị) lập. Nó có thể được dùng để
điều khiển 1 ứng dụng từ 1 OLE tự động (ví dụ, tự động tạo 1 bản báo cáo
bằng Word từ dữ liệu trong Excel).
: Tiến
hành
thực dẻo
địa nhằm
tramột
độ chình
VBA có Bước
nhiều2khả
năng
và khảo
cực kìsátmềm

nhưngkiểm
nó có
số hạn chế quan trọng,
bao gồmxác
hỗ và
trợcập
hạnnhật
chếthêm
cho các thông
hàm gọi
Nócócótrong
khả năng
dụng (nhưng không
tin lại.
không
dự liệusửthu
tạo ra) các
viện động, và các phân bản sau hỗ trợ cho các mô-đun lớp (class
thậpthư
được
sai
modules).
- Có thể dủng VBA để thực hiện các công việc sau:

Bước 3 : Từ các dữ liệu thu nhập được tiến hành xây dựng

cây dễ
xanh
+ Tạo radatabase
các ứngvề

dụng
bảo trì hơn
Test

+ tạo ra các hàm/ thủ tục của người sử dụng cần thiết để xử lý các thao tác phức tạp
mà chưa được MS Access cung cấp sẵn
Bước 4 : Liên kết dữ liệu với bản đồ nhằm truy xuất thông
+ xử lý theo ý người sử dụng
tin cần thiết
+tạo hay thao tác với đổi tượng
+ thực hiện thao tác cấp hệ thống : thực hiện 1 ứng dụng khác, liên kết giữa các ứng
đúng
dụng Bước 5 : Dùng VBA thiết lập công cụ trên GIS nhằm cập
nhật, chỉnh sữa thông tin dữ liệu trong database
II.3.1.3 Viễn Thám :
17


Bước 6 : Kết hợp các dữ liệu trên với viễn thám và 1 số kiến thức chuyên
ngành nhằm giải quyết bài toán quy hoạch và quản lý cây xanh đô thị khu

Hoàn
thành

vực Thủ Đức

Khái niệm :
- Viễn thám là một khoa học công nghệ giúp thu thập thông tin về các đối tượng
trên bề mặt trái đất mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.
- Nguyên lý cơ bản của viễn thám đó là đặc trưng phản xạ hay bức xạ của các

đối tượng tự nhiên tương ứng với từng giải phổ khác nhau. Kết quả của việc giải
đoán các lớp thông tin phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về mối tương quan
giữa đặc trưng phản xạ phổ với bản chất, trạng thái của các đối tượng tự nhiên.
Những thông tin về đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên sẽ cho
phép các nhà chuyên môn chọn các kênh ảnh tối ưu, chứa nhiều thông tin nhất
về đối tượng nghiên cứu, đồng thời đây cũng là cơ sở để phân tích nghiên cứu
các tính chất của đối tượng, tiến tới phân loại chúng.

-

-

Phân loại viễn thám :
• - Phân loại theo nguôn tín hiệu:
+ Viễn thám chủ động: nguồn tia tới là tia sáng phát ra từ các thiết bị nhân
tạo, thường là các máy phát đặt trên các thiết bị bay.
+ Viễn thám bị động: nguồn phát bức xạ là mặt trời hoặc từ các vật chất tự
nhiên.
• - Phân loại theo đặc điểm quỹ đạo:
+ Vệ tinh địa tĩnh: là vệ tinh có tốc độ góc quay bằng tốc độ góc quay của trái
đất, nghĩa là vị trí tương đối của vệ tinh so với trái đất là đứng yên.
+ Vệ tinh quỹ đạo cực (hay gần cực): là vệ tinh có mặt phẳng quỹ đạo vuông
góc hoặc gần vuông góc so với mặt phẳng xích đạo của trái đất. Tốc độ quay
của vệ tinh khác với tốc độ quay của trái đất và được thiết kế riêng sao cho thời
gian thu ảnh trên mỗi vùng lãnh thổ trên mặt đất là cùng giờ địa phương và thời
gian thu lặp lại là cố định đối với 1 vệ tinh (ví dụ LANDSAT 7 là 16 ngày,
SPOT là 26 ngày…).
• - Phân loại theo bước sóng:
+ Viễn thám trong dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại: mặt trời là nguồn năng
lượng chính. Ngoài ra, công nghệ LiDAR sử dụng tia lazer là trường hợp ngoại

lệ sử dụng năng lượng chủ động.
+ Viễn thám hồng ngoại nhiệt: nguồn năng lượng sử dụng là bức xạ nhiệt do
chính vật thể phát ra.
+ Viễn thám siêu cao tần: sử dụng bức xạ siêu cao tần có bước sóng từ một
đến vài chục centimet. Kỹ thuật Radar thuộc viễn thám siêu cao tần chủ động.
Nguồn năng lượng bị động do chính vật thể phát ra.
Bộ cảm :
- Một thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể
được gọi là bộ viễn cảm, thường gọi tắt là bộ cảm. Máy chụp ảnh hoặc máy quét
là những bộ viễn cảm.
18


-

-

- Bộ cảm giữ nhiệm vụ thu nhận các năng lượng bức xạ do vật thể phản xạ từ
nguồn cung cấp tự nhiên (mặt trời) hoặc nhân tạo do (do chính vệ tinh phát).
Năng lượng này được chuyển thành tín hiệu số (giá trị của pixel) tương ứng với
năng lượng bức xạ ứng với từng bước sóng do bộ cảm nhận được.
Vật mang :
Phương tiện dùng để mang các bộ cảm gọi là vật mang. Vệ tinh, máy bay là
những vật mang cơ bản.
Dữ liệu viễn thám và phân loại :
- Là dữ liệu ảnh thu được từ các bộ cảm đặt trên mặt đất, máy bay (ở khoảng
cách vài trăm mét) hoặc vệ tinh. Dữ liệu ảnh có thể ở dạng ảnh tương tự hoặc
ảnh số.
- Dữ liệu ảnh viễn thám có thể được phân loại theo độ phân giải, bao gồm:
- Độ phân giải cao (<10m): IKONOS (1,4m), Quickbird (0,7; 2.8m), SPOT 5

(2,5; 5; 10m),Thaichote/THEOS (2m), OrbView-3 (1, 4m), IRS (2,5; 5 m),
Corona, LiDAR …
- Độ phân giải trung bình (15 – 100m): SPOT (20m…); Landsat TM/ETM+
(15; 30; 60m), Thaichote/THEOS (15m), ASTER (15; 30; 90m), IRS, Envisat,
RADARSAT,…
- Độ phân giải thấp (>100m): MODIS (250m, 1km); MERIS (250m); NOAAAVHHR (1,1km)…
- Một số khái niệm phân loại ảnh khác:
+ Ảnh đa phổ (3 – 10 kênh phổ): Landsat, SPOT, ASTER,…
+ Ảnh siêu phổ (hàng trăm kênh phổ): AVIRIS, HyMap, ARES,…
Ứng dụng của viễn thám
- Ngày nay công nghệ viễn thám kết hợp với hệ thông tin địa lý (GIS) được áp
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
• Quản lý tài nguyên và môi trường:
+ Quản lý tài nguyên đất: lập bản đồ và theo dõi biến động sử dụng đất, lập bản
đồ thổ nhưỡng, nghiên cứu xói mòn, thoái hóa đất, sa mạc hóa,…
+Quản lý và giám sát tài nguyên nước: lập bản đồ phân bố mạng lưới thủy
văn, bản đồ phân bố nước ngầm, theo dõi biến động lòng sông, giám sát chất
lượng nước, …
+ Giám sát tài nguyên và môi trường biển: lập bản đồ các hệ sinh thái nhạy
cảm như rừng ngập mặn, đất ngập nước, rạn san hô; theo dõi biến động đường
bờ; theo dõi tràn dầu,…

+ Lâm nghiệp: phân loại, kiểm kê rừng, đánh giá trữ lượng, sinh khối,
theo dõi diễn biến diện tích rừng, theo dõi cháy rừng,…

+ Nông nghiệp: phân loại và theo dõi biến động sử dụng đất nông nghiệp,
theo dõi mùa màng (sinh trưởng, năng suất, lịch gieo trồng, sâu bệnh)…

+ Nghiên cứu địa chất: thành lập bản đồ địa chất, bản đồ phân bố khoáng
sản, bản đồ phân bố nước ngầm,…


+ Quản lý tai biến: theo dõi, dự báo tai biến sạt trượt lở, ngập lụt, tai biến
địa chất, cháy rừng…
19





+ Quản lý đô thị: quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, theo dõi biến động đô thị,
quy hoạch đô thị, nghiên cứu hiện tượng đảo nhiệt đô thị,…
+ Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: theo dõi diến biến khí hậu, thời
tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,…), sự thay đổi chất lượng môi trường
(không khí, nước,…)… qua đó đánh giá, dự báo các tác động đến sức khỏe
cộng đồng.



II.3.2. Phương pháp nghiên cứu :
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm rõ bản
chất và các quy luật của đối tượng.
1. Phương pháp quan sát khoa học:
Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu
thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát
gián ti
2. Phương pháp điều tra :
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện
các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng.
3. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm:

Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ
để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
4. Phương pháp chuyên gia:
Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản
chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản,
tài liệu đã có và băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng
thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt,
từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và
sâu sắc về đối tượng.
2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có
cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển trên cơ sở một mô hình lý thuyết
làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.
3. Phương pháp mô hình hóa
20


Là phương pháp nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gần giống với đối tượng,
tái hiện lại đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đối tượng.

II.4. Đối tượng nghiên cứu :
Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái đô thị :
- Cải thiện môi trường sống :
+ Một trong những tác dụng lớn nhất của cây xanh cho đô thị, đó là nó cải thiện rõ
rệt môi trường sống của người dân. Với mật độ dân cư đông, cùng với lượng khí thải
từ nhà máy, xe cộ,… tình trạng chung của các khu đô thị chính là môi trường không

khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cây xanh sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí bằng
cách hấp thu những khíđộc như NO2, CO2, CO…Theo nhiều nghiên cứu, cây xanh
có thể hấp thụ tới 6% các loại khí thải độc. Cây xanh sẽ giúp lọc bớt bụi bẩn, đồng
thời thải ra nhiều O2. Vì vậy có thể xem cây xanh là lá phổi của thành phố.
+ Bên cạnh đó, cây xanh còn có tác dụng hấp thu bức xạ, thải ra hơi nước làm không
khí bức bối của đô thị trở nên mát mẻ, trong lành hơn. Đồng thời, khi ánh sáng mặt
trời gay gắt, tán cây sẽ che chở cho con người, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe.
+ Ngoài ra cây xanh còn giúp chắn gió và giảm tiếng ồn, giúp cuộc sống của người
dân trở nên yên tĩnh hơn.
- Giúp ích cho việc thoát nước :
+ Tình trạng chung của nhiều đô thị đó là hệ thống thoát nước bị quá tải vào mùa
mưa và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Cây xanh sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các
cống thoát nước bằng cách giữ lại nước mưa. Trung bình, một cây xanh phổ biến có
thể giữ được từ 200 đến 290 lít nước trong 1 năm. Bên cạnh đó, tán phủ của cây xanh
có thể trở thành màng chắn lọc nước hữu hiệu, giúp lưu lại trong đất dưới dạng nước
ngầm.
- Cây xanh giúp cân bằng sinh thái :
+ Thành phố với dân cư đông đúc, nhà cửa san sát làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời
sống của các loại động vật khác. Vì vậy, cây xanh tạo nơi cư trú, nước, thức ăn cho
các loại chim, bò sát…
21


+ Hơn nữa, cây xanh còn giúp giảm bớt sự xâm nhập của các chất ô nhiễm bằng
cách ngăn nước mưa.
+ Cây xanh luôn được xem là một trong những yếu tố phản ánh văn minh thành
phố. Nó có vai trò to lớn trong việc hạn chế bớt những tác động tiêu cực của quá
trình công nghiệp hóa, làm đẹp cho cảnh quan và cải thiện môi trường sống của con
người.


III. Nội dung :
Các bước thực hiện :
Bước 1 : Thu thập dữ liệu thông tin, thuộc tính và không
gian về đối tượng nghiên cứu ( cây xanh đô thị)

Bước 2 : Tiến hành khảo sát thực địa nhằm kiểm tra độ chình
xác và cập nhật thêm các thông tin không có trong dự liệu thu
thập được

sai

Bước 3 : Từ các dữ liệu thu nhập được tiến hành xây dựng
database về cây xanh
Test

Bước 4 : Liên kết dữ liệu với bản đồ nhằm truy xuất thông
tin cần thiết

Bước 5 : Dùng VBA thiết lập công cụ trên GIS nhằm cập

đúng

nhật, chỉnh sữa thông tin dữ liệu trong database

Bước 6 : Kết hợp các dữ liệu trên với viễn thám và 1 số kiến thức chuyên
ngành nhằm giải quyết bài toán quy hoạch và quản lý cây xanh đô thị khu
vực Thủ Đức

22


Hoàn
thành


IV. Dự kiến kết quả đạt được :
Một thanh công cụ riêng trên nền Arcgis (có kết hợp của VBA + Viễn thám ) có thể
quy hoạch, quản lý cây xanh theo nhu cầu gồm :
+ bộ cơ sở dữ liệu về toàn bộ cây xanh khu vực nghiên cứu
+ cập nhật (them, chỉnh sửa, xóa ) dữ liệu về cây xanh đô thị
+ quy hoạch, xác định nơi có thể trồng cây xanh trên địa bàn sao cho phù hợp tiêu
chuẩn của thành phố
+ theo dõi, chăm sóc cây xanh trong hiện tại và tương lai
V. Tổng quan về thiết kế hệ thống thông tin :
V.1. Lược đồ Use-case :

23


CẬP NHẬT,
CHỈNH SỬA

V.2. Danh sách các Actor của mô hình
ST
T

Actor

Ý nghĩa


1

Người sử dụng

Người dùng cần thông tin cây xanh

2

Người quản lý

Chuyên cập nhật và quản lý thông tin

V.3. Danh sách các Use-case của mô hình
STT Use-case

Ý nghĩa

1

Đăng ký

Tạo tài khoản, làm thành viên để được truy
cập vào hệ thống

2

Đăng nhập

Dùng tài khoản đã đăng ký thành công để truy
cập vào hệ thống.


3

Tìm kiếm và Hiển thị

Tìm và xác định vị trí các cây xanh gần nhất
có thể truy cập thông qua mật khẩu và hiển thị
các thông tin cơ bản của cây xanh được chọn .
Vd: Tên loài cây, vị trí, độ tuổi, v.v…

4

Cập nhật và chỉnh sửa

Thêm, bớt, xóa các dữ liệu thông tin về cây
xanh trong lớp dữ liệu sẵn có

5

Tổng quan

Giới thiệu khái quát về chương trình và các
chi tiết liên hệ

24


V.3.1 ĐĂNG KÝ
Người dùng


Đăng ký

Đăng nhập

Sử dụng
chương
trình quản


V.3.1.1 Tóm tắt
Usecase này buộc người dùng phải điền đầy đủ các thông cần thiết để tạo một tài
khoản mới (nếu chưa có). Sau đó mới đăng nhập được vào hệ thống mạng.
V.3.1.2.Dòng sự kiện chính
Use case này bắt đầu khi người dùng chọn vào phần “Đăng ký”.
Phần mềm sẽ yêu cầu người dùng điền các thông tin cần thiết (bắt buộc) để tạo tài
khoản mới.
Sau khi người dùng hoàn tất đăng ký, sẽ chuyển sang mục “Đăng nhập” để truy cập
vào hệ thống bằng tài khoản mới vừa tạo.
V.3.1.3Các dòng sự kiện khác
Không có.
V.3.1.4. Các yêu cầu đặc biệt
Cần có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mới được phép sử dụng
V.3.1.4.Tình trạng phần mềm trước khi thực hiện Use case
Không có.
V.3.1.5. Tình trạng phần mềm sau khi thực hiện Use case
Nếu Use case thực hiện thành công thì phần mềm sẽ chuyển sang mục “Đăng nhập”
để truy cập vào hệ thống bằng tài khoản mới vừa tạo. Ngược lại, trạng thái phần mềm
không thay đổi.

Tìm kiếm


V.3.2. ĐĂNG NHẬP
25


×