Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Quản trị chiến lược tập đoàn DUKE ENERGY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 93 trang )

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DUKE ENERGY
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1 Tổng quan về công ty
Duke Energy là một trong những công ty năng lượng điện lớn nhất tại Mỹ có trụ sở
chính đặt tại 550 South Tryon Street, Charlotte, Bắc Carolina:
-

Hiện nay James E. Rogers là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Duke
Energy.

-

Có 4 triệu khách hàng sử dụng điện và 500.000 khách hàng sử dụng khí đốt tự nhiên.

-

Tài sản là 65,5 tỷ USD (năm 2011).

-

18.250 nhân viên.

-

Mã chứng khoán giao dịch trên sàn NYSE là DUK.

-

Được niêm yết trong danh sách các công ty có chỉ số Dow Jones bền vững.


-

Công suất phát điện 36,000 MW từ than đá, hạt nhân, khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và
năng lượng tái tạo.

-

Tài sản của công ty bao gồm hơn 37,000 dặm đường ống dẫn khí tự nhiên.

-

Cung cấp dịch vụ trong phạm vi khoảng 50 000 m2 ở Carolinas và Trung Tây.

-

Nằm trong danh sách 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn.

1.2 Lịch sử hình thành
Lịch sử của Duke Energy bắt đầu với công ty Duke Power ở Catawba trong đầu những
năm 1900. Duke Power được thành lập bởi James Buchanan (Buck) Duke - người sáng lập
cực kỳ thành công của Công ty thuốc lá Mỹ. Duke sinh năm 1856 trong một gia đình nông
dân ở ngoại ô Durham, phía Bắc Carolina. Duke đã biến việc kinh doanh của gia đình thành
một liên minh rộng lớn nắm giữ quyền kiểm soát độc quyền trên toàn bộ ngành công nghiệp
thuốc lá. Đến năm 1889 Duke đã trở thành một nhân vật cực kỳ giàu có, mạnh mẽ và nổi
tiếng trong giới kinh doanh tại Mỹ.
Vào những năm 1890, Duke đặc biệt quan tâm đến tiềm năng của năng lượng thủy
điện ở Bắc Carolina. Vào năm 1898, anh em Duke bắt đầu đầu tư vào sông Piedmont – nằm
Trang 1



GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
trong khu vực trung tâm của Bắc Carolina và miền Tây Nam Carolina - chuẩn bị cho sự phát
triển năng lượng thủy điện sau này.
Năm 1900, James Buck Duke cùng với W.Gill Wylie và Lee William thành lập công ty
Duke Power để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của vùng nông thôn Carolina. Họ cảm thấy sự
phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp của miền Nam đang ngăn cản sự tăng trưởng của các
ngành công nghiệp khác. Bằng cách phát triển một hệ thống tích hợp điện của các trạm thủy
điện, họ hình dung ra sự liên kết các khách hàng bằng đường dây truyền tải và tạo ra cơ hội
mới cho sự tăng trưởng kinh tế. Năm 1904 nhà máy điện đầu tiên - trạm thủy điện Catawba ở
Nam Carolina - bắt đầu cung cấp điện cho nhà máy bông Victoria ở Rock Hill. Đến giữa sau
những năm 1920, công ty Duke Power cung cấp điện cho khoảng 300 nhà máy bông.
Các nhà lãnh đạo của công ty cũng cam kết mạnh mẽ về khả năng phục vụ cộng đồng,
nâng cao chất lượng cuộc sống của khu vực bằng cách gây quỹ chăm sóc sức khỏe và giáo
dục ở Carolinas. Đó là một truyền thống còn lưu truyền đến ngày hôm nay, bao gồm các quỹ
hỗ trợ giáo dục, y tế và dịch vụ con người, phát triển lãnh đạo và hoạt động tình nguyện
trong cộng đồng nơi công ty hoạt động.
Vào năm 1911, Duke Power bắt đầu cung cấp điện cho nhà ở tư nhân trong khu vực.
Công ty Mill-Power – công ty con của Duke Power, chuyên cung cấp các thiết bị điện – giữ
vai trò hàng đầu trong cuộc cách mạng thiết bị điện ở Piedmont, giới thiệu bàn là điện, máy
nước nóng, và các phát minh khác đến vùng nông thôn rộng lớn. Cùng với sự chuyển dịch
lĩnh vực điện chiếu sáng, sự tăng trưởng trong sử dụng thiết bị điện đã mang lại khoảng 25%
tổng doanh thu của công ty.
Năm 1923, W.Gill Wylie chết, James Duke cũng chết hai năm sau đó, William Lee
trở thành nhà lãnh đạo duy nhất của công ty. Vào khoảng thời gian đó, Duke Power bắt đầu
mở thêm các trạm phát thủy điện và một loạt các nhà máy hơi nước lớn hơn và mạnh hơn do
nhu cầu về điện ngày càng tăng ở Piedmont. Trạm hơi nước Buck được thành lập vào năm
1927, đây là một trong các nhà máy hơi nước đầu tiên mà sau này trở thành mạng lưới thủy
điện đầu tiên.

Trang 2



GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Những năm đại suy thoái đã gây khó khăn cho nhiều ngành, đặc biệt là ngành công
nghiệp. Tháng 10 năm 1929, tất cả các kế hoạch xây dựng trong tương lai ở Piedmont đã bị
kết thúc. Trong thời gian khó khăn đó, Lee đã qua đời vào năm 1934 ở tuổi 63, kết thúc thế
hệ đầu tiên của nhà lãnh đạo tại Duke Power. Cháu trai của William Lee - Bill Lee - trở
thành chủ tịch của công ty.
Sự bùng nổ kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II đã mang lại nhu cầu chưa từng có
đối với nguồn điện. Nền kinh tế phát triển mạnh đã giúp nhu cầu về nhiên liệu cho các thiết
bị, tiện nghi hiện đại tăng mạnh, đặc biệt là tủ lạnh, lò nướng, xe ô tô và truyền hình đã trở
thành mặt hàng chủ lực của tầng lớp trung lưu. Nhu cầu tăng lên đã thúc đẩy một sự thay đổi
đó là sự ra đời của nhà máy nhiệt điện than. Thời đại này là một thời kì bùng nổ thực sự cho
ngành công nghiệp năng lượng. Sự mở rộng và tăng trưởng to lớn đã diễn ra trong các công
ty điện và khí đốt tự nhiên. Duke Power luôn luôn vượt trội về việc xây dựng các nhà máy
điện, làm tất cả các công việc từ thiết kế, xây dựng đến bảo trì. Nhờ có kinh nghiệm mà công
ty luôn nhận đước sự đánh giá cao từ các nhà phân tích công nghiệp. Ví dụ, năm 1982, Duke
Power sở hữu 6 trong 8 nhà máy hoạt động hiệu quả nhất tại Mỹ; đến năm 1989, các trạm
than của Duke Power đứng đầu toàn quốc trong 15 năm liên tiếp.
Đến giữa những năm 1950, Duke Power nhìn thấy sức mạnh hạt nhân như là một giải
pháp thay thế sạch, an toàn và kinh tế để đáp ứng nhu cầu về năng lượng điện ngày càng
tăng. Năm 1956, Duke cùng với 3 ngành khác lập ra Hiệp hội Năng lượng hạt nhân
Carolinas-Virginia, xây dựng một máy phát điện hạt nhân thử nghiệm nhỏ - nhà máy Parr
Shoals ở phía Nam Carolina - xem như là một bước đầu tiên hướng tới việc xây dựng hoàn
thành các nhà máy hạt nhân. Duke Power thường phải đối mặt với sự chống đối dữ dội đối
với chương trình hạt nhân nhưng các nhà lãnh đạo của Duke Power đã khẳng định rằng, mặc
dù có những nguy hiểm môi trường hiển nhiên vốn có trong việc sử dụng năng lượng hạt
nhân, nhưng khả năng kỹ thuật của công ty sẽ cho phép thay đổi toàn bộ hệ thống điện của
nó từ than đá và nước sang hạt nhân trong vài năm mà không có bất cứ vấn đề gì về giảm an
toàn. Trong thời gian đó công trình hơi nước lớn nhất thế giới nằm tại Lake Norman, phía

Bắc Carolina đã được hoàn thành nhanh chóng. Vào năm 1967, Duke Power đã nhận được
một giấy phép từ Ủy ban Năng lượng nguyên tử để xây dựng cơ sở đầu tiên của công trình
Trang 3


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
hạt nhân, đó là trạm năng lượng hạt nhân Oconee. Tỷ lệ điện được tạo ra bởi năng lượng hạt
nhân tại Duke Power đã tăng nhanh chóng, đạt 31% vào đầu năm 1975, và công suất tổng
thể của Duke Power tăng gần gấp đôi trong cùng một khoảng thời gian ngắn. Dự án này lần
đầu tiên đã mang lại cho Duke Power ba giải thưởng Edison – giải thưởng vinh dự nhất của
ngành công nghiệp năng lượng.
Sự cố Three Mile Island năm 1979 tại Pennsylvania khiến cho những chất phát xạ
thấm vào lòng đất, có nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Trào lưu phản
đối điện hạt nhân dâng lên gây khó khăn nghiêm trọng làm tương lai của điện hạt nhân trở
nên mờ mịt. Sự cố Chernobyl năm 1986 ở Liên Xô, ở đây đã xảy ra một vụ nổ hơi lớn gây
cháy cũng với một loạt các vụ nổ tiếp sau đó và xảy ra hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng
hạt nhân. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt
nhân. Bill Lee tổ chức Hiệp hội Các nhà khai thác hạt nhân thế giới (WANO). Cả hai tổ chức
đã giúp khôi phục lại niềm tin của công chúng về năng lượng hạt nhân như là một nguồn
năng lượng an toàn và dồi dào. Nhiều bằng chứng hơn nữa về những lời cam kết liên tiếp về
điện hạt nhân của Duke Power là sự thành lập Dịch vụ Năng lượng Louisiana năm 1989, liên
doanh với bốn công ty khác để xây dựng một cơ sở uranium tư nhân đầu tiên của quốc gia,
có khả năng cung cấp 15% uranium cho ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ.
Năm 1990, Duke Power bán nhà máy cung cấp thiết bị điện Mill-Power vì việc kinh
doanh của nó quá nhỏ tác động không đáng kể đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Vào năm 1994, William H.Grigg kế vị Lee, ông là giám đốc tài chính của công ty
trong hai thập kỷ trước đó. Những năm 1990 mở ra một xu hướng nới lỏng cho các ngành
công nghiệp khí tự nhiên tại Mỹ, mà đỉnh cao là các dịch vụ vận chuyển, thu gom và lưu trữ
khí tự nhiên từ ngành công nghiệp đường ống dẫn theo các quy định của chính phủ. Dưới sự
lãnh đạo của Grigg, Duke Power thực hiện các bước đi táo bạo nhất của nó trong lịch sử, đó

là tiến hành sáp nhập với PanEnergy - công ty khí đốt tự nhiên lớn thứ ba ở Bắc Mỹ - để tạo
ra một tổ chức năng lượng khổng lồ lấy tên là Duke Energy, đây là sự sáp nhập lớn nhất từ
trước đến nay của một công ty điện lực và một công ty khí đốt. Công ty mới hoạt động trong
lĩnh vực năng lượng, bao gồm tạo ra năng lượng, vận chuyển năng lượng, quản lý năng

Trang 4


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
lượng và marketing năng lượng. Và Richard B. Priory trở thành giám đốc điều hành đầu tiên
của Duke Energy.
Năm 2006, Duke Energy sáp nhập với Cinergy Corp - một chuyên gia về năng lượng
ở Midwest. Công ty giữ lại tên Duke Energy và mở rộng phạm vi dịch vụ của mình ở Ohio,
Kentucky và Indiana.
Vào ngày 3 tháng 1 năm 2007, Duke Energy tách công ty kinh doanh khí đốt của
mình ra đặt tên là Spectra Energy, hoạt động trong lĩnh vực truyền tải, lưu trữ, phân phối, thu
gom và xử lý khí thiên nhiên. Kể từ đó, phần lớn doanh thu của Duke Energy đến từ việc
kinh doanh điện ở Bắc Carolina, Nam Carolina, Kentucky, Ohio và Indiana.
Ngày 10 tháng 1 năm 2011, Duke Energy đã công bố sáp nhập với Progress Energy
Inc với tên Duke Energy được giữ lại cùng với trụ sở chính tại Charlotte, North Carolina.
Đặc biệt, trong năm 2009, Duke Energy đưa ra Bộ luật Đạo đức kinh doanh (CoBE)
mô tả các tiêu chuẩn đạo đức cho tất cả các nhân viên, củng cố và làm bền vững giá trị của
văn hóa đạo đức của công ty.
Trong thế kỷ 21 Duke Energy đang tìm kiếm công nghệ mới có sức ảnh hưởng tới
cộng đồng. Mặc dù một trong những công ty thải ra lượng CO 2 lớn nhất tại Mỹ nhưng Duke
Energy cam kết sẽ khử carbon bằng cách xây dựng các dự án làm giảm lượng carbon trong
tương lai và đang tích cực thêm các nguồn năng lượng tự tái tạo vào danh mục đầu tư hiện
tại của mình nhằm cung cấp các giải pháp giúp khách hàng và cộng đồng sử dụng năng
lượng một cách hiệu quả nhất trên thế giới.
1.3 Thành tựu

-

Từ năm 2001 – 2011: luôn nằm trong danh sách các công ty có chỉ số Dow Jones bền
vững.

-

Năm 2005: Lần thứ 3 nhận giải thưởng Newcomen của The Newcomen Society Mỹ,
công ty đã có danh tiếng xuất sắc trong việc cung cấp mức giá điện có tính cạnh tranh
cao, hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy, ý thức mạnh mẽ về quản lý và tính toàn vẹn.

Trang 5


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
-

Năm 2006: Nhận giải thưởng United Way của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ về việc nỗ lực
tình nguyện cải thiện cộng đồng địa phương của nhân viên công ty, nhận giải thưởng
cải thiện chỉ số an toàn của Hiệp hội xử lý khí đốt.

-

Năm 2008: Công ty nhận giải thưởng vận dụng xuất sắc các chính sách sử dụng năng
lượng hiệu quả của Viện năng lượng Edison (EEI).

-

Năm 2010: 12 năm liên tiếp được Viện Ethisphere bình chọn vào danh sách các công ty
có đạo đức kinh doanh nhất thế giới.


-

Năm 2011: Tổ chức “Các chuyên gia trẻ trong năm” (YPE) của ngành năng lượng chọn
Duke Energy là công ty của năm .

Kết luận: Duke Energy là một trong những công ty năng lượng điện lớn nhất tại Mỹ. Trong
lịch sử phát triển hơn110 năm Duke luôn nổi bật với khả năng cải tiến, đi đầu trong đổi mới
qua các thời kỳ phát triển trong ngành năng lượng, khả năng đáp ứng cộng đồng, khách
hàng và các cổ đông.
2. VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH
2.1 Viễn cảnh
Duke Energy không đưa ra bản tuyên bố viễn cảnh cho riêng mình nhưng thông qua
các giá trị cốt lõi và cách nhìn nhận của tổ chức sẽ định hướng cho hoạt động các nhân viên.
 Tư tưởng cốt lõi
 Giá trị cốt lõi
-

Sự quan tâm: Chúng tôi quan tâm lẫn nhau và cố gắng làm cho môi trường và cộng
đồng trở nên tốt đẹp hơn.

-

Sự toàn vẹn: chúng tôi làm những việc đúng, xem trọng những cam kết và thừa nhận
khi mắc sai lầm.

-

Sự cởi mở: chúng tôi cởi mở với những thay đổi và những sáng kiến từ đồng nghiệp,
khách hàng cũng như các bên hữu quan khác. Chúng tôi luôn khám phá để phát triển

và làm tốt hơn công việc kinh doanh của mình.

Trang 6


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
-

Sự đam mê: chúng tôi luôn tận tâm với những gì mình làm, phấn đấu cho sự hoàn hảo
và chúng tôi tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình

-

Sự tôn trọng: chúng tôi đánh giá cao những tài năng, suy nghĩ và kinh nghiệm của
mọi người. Chúng tôi đối xử với người khác bằng cách mà chúng tôi muốn được đối
xử.

 Mục đích cốt lõi : Tạo ra một tương lai hiệu quả hơn
 Hình dung tương lai
“We face tough realities and difficult choices, but Duke Energy will be a leader in our
industry and in our nation’s energy future”
“Chúng tôi phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt và nhiều sự lựa chọn khó khăn
nhưng Duke Energy sẽ trở thành nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp của mình và trong cả
tương lai của ngành năng lượng quốc gia”
2.2 Sứ mệnh
 Sứ mệnh được phát biểu trước năm 2008

“Our purpose is to create superior and sustainable value for our customers,
employees, communities and investors through the production, conversion, delivery and sale
of energy and energy services”

“ Mục đích của chúng tôi là mang lại những giá trị bền vững, vượt trội cho khách
hàng, cho cộng đồng và cho nhà đầu tư thông qua việc sản xuất, cải biến, phân phối các sản
phẩm và dịch vụ về năng lượng”
 Sứ mệnh được phát biểu năm 2008
Vào năm 2008, ngành công nghiệp năng lượng đã có nhiều thay đổi, bắt đầu một kỷ
nguyên năng lượng sạch vì thế Duke Energy đã thay đổi suy nghĩ về cách thức kinh doanh
của mình. Công ty đã đưa ra cho mình một sứ mệnh mới cần thực hiện.
“We make people’s lives better by providing gas and electric services in a
subtainable way — affordable, reliable and clean. This requires us to constantly look for
ways to improve, to grow and to reduce our impact on the enviroment"

Trang 7


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
“ Chúng tôi mang lại cho con người một cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua việc cung
cấp các dịch vụ điện năng và khí đốt với những giá trị bền vững – nguồn năng lượng sạch,
đáng tin cậy và hợp lý về giá cả. Điều này yêu cầu chúng tôi phải liên tục cải tiến, phát triển
và giảm thiểu những ảnh hưởng đến môi trường”
 Cam kết với các bên hữu quan
-

Đối với khách hàng: Duke Energy luôn nỗ lực để đáp ứng nhu cầu về năng lượng

ngày càng gia tăng với một mức giá hợp lí đầy tính cạnh tranh và một dịch vụ vượt trội.
-

Đối với cộng đồng: Duke Energy sẽ có những đóng góp về tài chính và tình nguyện

tham gia vào các hoạt động của cộng đồng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống ở những nơi

mà chúng tôi phục vụ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng luôn nỗ lực phát triển hoạt động kinh
doanh nhằm góp phần nâng cao sức mạnh và góp phần vào việc phát triển của nền kinh tế.
-

Đối với nhân viên: Duke Energy cam kết sẽ đặt sự an toàn của nhân viên lên hàng

đầu, đa dạng hóa và phát triển toàn diện nơi làm việc, tạo cơ hội cho việc phát triển và thăng
tiến trong công việc. Đồng thời duy trì một mức lương cạnh tranh và phúc lợi cho nhân viên.
-

Đối với nhà đầu tư: Duke Energy sẽ cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh nhằm

tạo ra một sự tăng trưởng ổn định, nâng cao sức mạnh tài chính và gia tăng lợi ích cho những
nhà đầu tư .
-

Đối với môi trường: Duke Energy cam kết sẽ tham gia vào các chương trình bảo vệ

môi trường của cộng đồng, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên. Tiến hành kiểm soát sự ô
nhiễm và hạn chế những tác động đến môi trường nhằm chống lại sự biến đổi của khí hậu.

Trang 8


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Duke Energy hình thành, hoạt động và phát triển chủ yếu ở Mỹ, vì vậy nhóm chúng
tôi nghiên cứu chiến lược của công ty Duke Energy trên thị trường Mỹ từ năm 2000 đến
2011 trong ngành sản xuất năng lượng.
1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1.1 Môi trường kinh tế
Từ lâu Mỹ đã được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh và có tầm ảnh
hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới. Mặc dù nền kinh tế thế giới đã có những bước thăng
trầm nhưng Mỹ luôn cho thấy mình luôn là một cường quốc kinh tế khi đã vượt qua những
trở ngại lớn trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21.
Sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2011, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng
trưởng với tốc độ trung bình là khá đều đặn từ quý 4 năm 2003 đến quý 4 năm 2005, sau đó
tăng trưởng nhảy vọt vào quý 1 năm 2006 rồi tụt dốc thê thảm và đến quý 4 mới phục hồi.

Hình 1: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng kinh tế Mỹ từ năm 2003

Trang 9


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Tình hình kinh tế nước Mỹ đã thật sự thay đổi và chuyển biến một cách mạnh mẽ do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2007 và năm 2008. Nguyên nhân của
cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Cuộc khủng
hoảng tài chính này đã lan sang nhiều nước châu Âu khiến nhiều công ty lớn gặp không ít
khó khăn. Đồng thời gây ra sự sụp dây chuyền của các ngân hàng, các công ty, tập đoàn bảo
hiểm, các quỹ đầu tư, các định chế tài chính hàng đầu nước Mỹ cũng như trên thế giới.
Trước tình hình đó với nỗi lo về khả năng vỡ nợ hàng loạt đã khiến các ngân hàng và công ty
tài chính xiết chặt hầu bao, đẩy lãi suất ngân hàng và lãi suất liên ngân hàng tăng vọt từng
giờ.
Trước sự suy thoái nghiêm trọng, FED và Chính phủ Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp
tích cực để đưa kinh tế nước này thoát khỏi suy thoái. Hai biện pháp chính bao gồm gói kích
thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD và kế hoạch giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD. Ngoài ra
FED đã công bố một chương trình trị giá 1.200 tỷ USD nhằm mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ
để kích thích cho vay và thúc đẩy tăng trưởng. Do ảnh hưởng của cuộc suy thoái này trong
năm 2008, mức tăng GDP của nước Mỹ ba tháng cuối năm 2008 giảm 6,2%, cao hơn nhiều

so với dự báo. Đặc biệt quý 4/2008 mức tăng GDP của nước này là âm 3,8%, thấp nhất kể từ
quý 1/1982. Tính đến tháng 9/2008, tổng nợ quốc gia của nước này lên tới 9.700 tỷ USD,
thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2007/08 tăng gấp 3 lần lên 455 tỷ USD, tương đương
3,2% GDP.
Về tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã giảm xuống đến mức thấp nhất trong vòng nửa thế kỉ qua.
Bên cạnh đó tác động của cuộc khủng hoảng khiến cho chỉ số CPI giảm với tốc độ kỉ lục
trong tháng 11/2008 ở mức 1,7% sau khi đã giảm 1% trong tháng 10. Từ đầu năm 2008 CPI
của Mỹ chỉ tăng có 0,7%, so với mức tăng 4,1% trong cả năm 2007.
Bước vào năm 2009 thì nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi. Trong quý III/2009 thì tỉ lệ
lạm phát tại Mỹ giảm. Tổng giá trị GDP của Mỹ trong cả năm 2009 đạt 14.463,4 tỷ USD và
tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ đã tăng vọt vào quý cuối năm 2009 với mức tăng nhanh nhất
trong hơn 6 năm qua 5,9%. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng trên là do hiệu quả xử
lý hàng tồn kho tương đối tốt, không phải là do dự gia tăng doanh số bán hàng và dịch vụ.
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2009, GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới này giảm 2,4%.
Trang 10


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Sự chững lại của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Cuộc khủng
hoảng năm 2008 khiến cho hơn 8 triệu lao động bị mất việc thì đến năm 2009 tỷ lệ thất
nghiệp đã gia tăng lên khoảng 8%. Chính sự gia tăng số người thất nghiệp lên cao đã làm suy
yếu khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Thêm vào đó, giá than và dầu thế giới tăng từ năm 2009 gây không ít khó khăn trong
việc sản xuất cho các công ty ngành năng lượng.
Kết luận :
Với sự gia tăng lãi suất ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng của các công ty tài chính
và các ngân hàng để đối phó với sự khủng hoảng đã gây ra khó khăn cho các công ty trong
ngành năng lượng. Các công ty sẽ khó tìm được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cũng
như cho các dự án mới của mình vì thị trường tín dụng đang bị thắt chặt.
Bên cạnh đó sự sụt giảm kinh tế gây ra một tác động lớn đến hành vi của các hộ gia

đình và các doanh nghiệp họ có khuynh hướng cắt giảm chi tiêu. Thêm vào đó tỉ lệ người
thất nghiệp tăng cao làm cho nhu cầu sử dụng các dụng cụ, phương tiện và thiết bị điện đều
bị giảm sút. Vì thế mức cầu về năng lượng giảm cộng với việc giá than và dầu tăng khiến
các công ty gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển hoạt động kinh doanh.
1.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Luật pháp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc sống của cư dân Mỹ. Trong kinh
doanh, luật pháp cũng là nhân tố quan trọng chi phối hoạt động đầu tư và kinh doanh của các
doanh nghiệp. Mỹ đưa ra nhiều chính sách để quản lí nền kinh tế của mình và đối với ngành
năng lượng đó cũng không phải là ngoại lệ.
Trong giai đoạn 2000 – 2011 chính phủ Mỹ đã đưa ra một số chính sách và đạo luật
quan trọng để quản lí hoạt động trong ngành năng lượng của mình. Vào ngày 8/8/2005 tổng
thống Bush đã kí quyết định ban hành “Luật chính sách năng lượng”, các chính sách trong
đạo luật tập trung vào việc khuyến khích sản xuất dầu, khí tự nhiên ở trong nước và sử dụng
các nguồn năng lượng sạch hơn như điện hạt nhân, ethanol và khí tự nhiên hoá lỏng sẽ
hướng tới giúp người Mỹ dần dần dứt bỏ nguồn dầu nhập khẩu.

Trang 11


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Đối tượng được nhận ưu đãi là các nhà sản xuất dầu, khí tự nhiên, than và năng lượng
hạt nhân cùng người tiêu dùng sử dụng nhiên liệu đốt sạch được sản xuất trong nước. Luật
mới cũng khuyến khích sản xuất năng lượng từ gió và các nguồn tài nguyên có thể tái sinh
khác. Bên cánh đó miễn cho ngành công nghiệp dầu, khí một số điều luật về nước sạch, định
hướng việc cấp giấy phép khai thác các giếng dầu và đường điện đi qua đất công và giúp
ngành thuỷ điện tránh được những quy tắc hạn chế về môi trường. Luật mới còn khuyến
khích sản xuất một loại năng lượng hiện đang được nhập khẩu khác là khí hoá lỏng. Cụ thể,
chính quyền liên bang có thẩm quyền cuối cùng trong việc cấp phép cho các nhà máy sản
xuất khí hoá lỏng tự nhiên mới.
Vào tháng 6/2009, Hạ viện Mỹ tiếp tục thông qua “Dự luật an ninh và năng lượng

sạch”, trọng tâm của dự luật này là hạn chế lượng khí thải cácbon, thông qua việc đặt ra mức
giới hạn khí thải, tiến hành quản lý mức thải ra khí cácbon của các doanh nghiệp có mô hình
tập trung năng lượng như nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, công ty hóa chất. Và mục đích của
dự luật này là giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu việc dựa vào dầu lửa
nhập khẩu và vạch ra kế hoạch xây dựng nguồn năng lượng xanh của Mỹ.
Bên cạnh đó trong năm này chính phủ còn thông qua gói chính sách trợ cấp năng lượng
sinh học, ưu đãi thuế đối với việc tiêu dùng tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải. Gói trợ
cấp này bao gồm: 14 tỷ USD sử dụng cho dự án tái tạo năng lượng, 4,5 tỷ USD sử dụng vào
việc cải tạo hệ thống điện thông minh, 6,4 tỷ USD sử dụng cho dự án làm sạch năng lượng
và 5 tỷ USD sử dụng để cải thiện hệ thống điện gia đình.
Trong thời điểm này Mỹ cũng quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển năng lượng tái
tạo, tiết kiệm năng lượng và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bộ Năng lượng Mỹ đã từng
tuyên bố về kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng bằng sức gió, năng lượng
tái chế và các nguồn năng lượng sạch khác. Vào 2/2010 Mỹ cũng đã quyết định đẩy mạnh
sản xuất năng lượng tái tạo; tham gia Cơ quan năng lượng tái sinh quốc tế (IRENA), coi đây
là một phần trong cam kết của chính quyền Barack Obama về chính sách năng lượng mới.
Chính phủ đã đầu tư 3 tỷ USD cho các dự án năng lượng tái tạo là nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế các khu vực nông thôn và thành thị, khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng
lượng sạch và tạo việc làm cho người lao động. Chương trình năng lượng tái tạo sẽ cung cấp
Trang 12


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
trực tiếp các khoản tiền thay cho các khoản tín dụng thuế nhằm hỗ trợ khoảng 5.000 cơ sở
sản xuất năng lượng tái sinh từ rác thải sinh học, gió, mặt trời và các loại năng lượng khác.
Kết luận:
Việc chính phủ khuyến khích các công ty trong ngành năng lượng tăng cường sản xuất
các nguồn năng lượng sạch, sản xuất năng lượng từ gió và các nguồn tài nguyên có thể tái
sinh khác giúp các công ty có thể đa dạng hóa các nguồn năng lượng cung cấp và giảm
thiểu được nhiều rủi ro, hướng tới một tương lai phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, các quy định về mức giới hạn khí thải, tiến hành quản lý mức thải ra khí
cácbon và các chất độc hại đòi hỏi các công ty phải đầu tư xây dựng, cải thiện các cơ sở sản
xuất, tìm kiếm và sử dụng những công nghệ mới để tạo ra nguồn năng lượng xanh.
1.3 Môi trường văn hóa – xã hội
Các nhân tố văn hóa – xã hội có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ
môi trường. Trong thế kỷ 21, một trong những dịch chuyển xã hội quan trọng là con người
đã biết quan tâm đến môi trường hơn, sẵn sàng có những hành động tích cực với môi trường,
vì môi trường và vì sự sống của chính mình.
Từ thế kỷ 21, con người đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu. Nguyên nhân của
hiện tượng này còn đang được tranh luận, nhưng có một sự tương quan chặt giữa sự ấm lên
với lượng các khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này làm thay đổi quan niệm của
người dân về những sản phẩm năng lượng. Công chúng đang đòi hỏi một công nghệ năng
lượng mới, thân thiện môi trường để thay thế năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân lỗi
thời. Do vậy, các công ty năng lượng đã gặp nhiều sự phản đối của người dân toàn cầu về
việc khai thác các nguồn năng lượng không đảm bảo an toàn như các nhà máy than đá tạo ra
lượng phát thải Thủy ngân lớn, khai thác khí tự nhiên gây ô nhiễm đất và nguồn nước, gây
nguy hại lớn đến sức khỏe con người. Đã đến lúc ngành năng lượng thực hiện sự thay đổi
mạnh mẽ nhất. Chiến lược của các công ty cũng nhấn mạnh phải gắn phát triển kinh tế với bảo
vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước
phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng bền vững.
Kết luận

Trang 13


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Sự đòi hỏi của công chúng về năng lượng sạch mang lại cơ hội phát triển bền vững của
công ty năng lượng trong thế kỷ 21 nhờ sự thay đổi về mục tiêu “năng lượng sạch” của
mình.
Tuy nhiên, sự phản đối mạnh mẽ của người dân về những ảnh hưởng xấu đến môi trường

và sức khỏe con người trong việc khai thác than và khí đốt tự nhiên. Do đó, việc ứng dụng các
công nghệ tiên tiến vào khai thác năng lượng phải đặc biệt chú ý không gây tác động xấu đến
môi trường và con người.
1.4 Môi trường công nghệ
Sự ra đời của hàng loạt các phát minh công nghệ đã, đang và sẽ tạo ra các cơ hội kinh
doanh mới cho các công ty biết nắm bắt và ứng dụng công nghệ mới vào kinh doanh, đồng
thời cũng sẽ là các thử thách đang chờ đợi các công ty nếu họ không thể theo kịp sự thay đổi
của công nghệ. Hiện nay,vấn đề phát triển công nghệ ở Mỹ tập trung vào xu hướng lớn: phát
triển công nghệ năng lượng và công nghệ vì sức khỏe, vì môi trường.
Sự biến đổi của môi trường, sự thay đổi khí hậu, sự thiếu hụt năng lượng trong tương
lai, sự mất cân bằng kinh tế đòi hỏi ngành năng lượng phải có sự thay đổi mạnh mẽ, tìm
kiếm và phát triển năng lượng sạch. Vì vậy trong những năm đầu thế kỉ 21, các công ty năng
lượng không ngừng nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới trong việc tìm kiếm các
nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường.
Công nghệ sinh học phát triển có vai trò trong việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn
năng lượng có thể tái tạo (năng lượng xanh). Năng lượng xanh đang được ủng hộ mạnh mẽ
trên toàn cầu. Tại Mỹ, các công ty năng lượng đang tạo cơ hội cho người dân sử dụng năng
lượng xanh như nguồn năng lượng tạo ra từ chất thải bằng gỗ, được khách hàng hưởng ứng
mạnh mẽ.
Sự phát triển công nghệ cũng đem lại nhiều giải pháp khác cho nhu cầu về năng lượng
ngày càng gia tăng như khai thác sóng và thuỷ triều để phát điện, chuyển hoá năng lượng
nhiệt từ đại dương (OTEC), chôn khí thải vào lòng đất, sử dụng năng lượng mặt trời bằng
cách sử dụng các tấm gương và máng parabol để hội tụ năng lượng mặt trời, sử dụng năng

Trang 14


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
lượng Hydro, công nghệ nano tạo ra tế bào năng lượng mặt trời. Những phát triển về công
nghệ này đã và đang đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các công ty năng lượng.

Bên cạnh các phát minh công nghệ mang tính kĩ thuật, công nghệ phân phối cũng đã và
đang phát triển. Đối với các công ty, đặc biệt là các công ty kinh doanh trên thị trường toàn
cầu, việc phân phối sản phẩm của mình đến khách hàng là một điều hết sức quan trọng, nó
quyết định phần to lớn đến thành công của công ty. Đi đầu trong hệ thống công nghệ phân
phối là công nghệ lưới điện thông minh để tạo ra một mạng lưới kết nối kỹ thuật số, cung cấp
những cách thức mới cho khách hàng để tiết kiệm năng lượng, tiền bạc và bảo vệ môi
trường. Lưới điện thông minh được hiểu là hệ thống cung cấp điện có khả năng liên lạc hai
chiều cho phép các công ty điện lực cũng như các hộ gia đình và doanh nghiệp điều chỉnh
việc sử dụng điện dựa trên nhu cầu. Với người sử dụng, hệ thống lưới điện thông minh có thể
giúp họ tối ưu việc sử dụng điện, giảm tiền trên hóa đơn hàng tháng nhờ khả năng nhận biết
mức độ sử dụng điện hàng ngày cũng như đặt lịch tự động sử dụng thiết bị như máy giặt vào
giờ thấp điểm. Với các công ty điện lực, hệ thống lưới điện thông minh giúp họ quản lý hệ
thống điện lưới tốt hơn, cải thiện độ tin cậy của hệ thống và hạn chế thất thoát điện.
Kết luận:
Sự phát triển về công nghệ trong ngành năng lượng sẽ mang lại cơ hội phát triển bền
vững hơn cho công ty, hướng tới mục tiêu công nghệ “năng lượng xanh” và công nghệ lưới
điện thông minh tăng khả năng kết nối của công ty với khách hàng.
Tuy nhiên, các vấn đề về thiếu hụt năng lượng sạch đòi hỏi các công ty phải tích cực thay
đổi, tìm kiếm các công nghệ khai thác nguồn năng lượng mới, đây là thách thức lớn đối với
công ty trong ngành năng lượng.
1.5 Môi trường toàn cầu
Ngày nay, toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu trên thế giới. Toàn cầu hóa mở ra cơ hội
cho các công ty cũng như là các quốc gia trên thế giới.
Toàn cầu hoá là một giải pháp tốt cho các công ty có qui mô lớn. Nó giúp cho các công
ty đa quốc gia tiêu chuẩn hoá thị trường và sản phẩm, từ đó phát huy hiệu quả giảm chi phí
theo qui mô.

Trang 15



GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Tuy nhiên, thị trường toàn cầu sẽ không đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các công
ty nếu nó không biết thích ứng với môi trường toàn cầu. Cụ thể là khi kinh doanh trên thị
trường toàn cầu, các công ty sẽ phải đối mặt với sự khác biệt rất nhiều về văn hoá, ngôn ngữ,
cử chỉ,chính trị, xã hội,… chưa kể đến sự khác biệt này đôi khi là đối lập nhau. Vì vậy các
công ty cần phải nghiên cứu kỹ môi trường toàn cầu trước khi quyết định kinh doanh trên thị
trường toàn cầu.
• Suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ
tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Nó có
nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Mỹ, dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008-2009.
• Khủng bố lây lan: giờ đây khủng bố có thể xảy ra ở bất cứ nước nào và trong những
bối cảnh bất ngờ nhất. Điều này buộc mọi diễn đàn và mọi mối quan hệ quốc tế đều
phải đề cập khủng bố như một vấn đề cấp bách, cần sự phối hợp chung để đối phó của
cộng đồng quốc tế.
• Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR, gồm bốn thành viên chính thức là
Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) kết nạp thêm Ecuador năm 2006, cho phép
có quan hệ tự do với các nước ngoài khu vực.
Kết luận:
Sự thay đổi trong chính sách mở rộng quan hệ với các nước của khối thị trường
chung Nam Mỹ tạo điều kiện cho các công ty ở Mỹ thâm nhập vào khối thị trường này, tạo
bước đệm mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, vấn đề kinh tế và chính trị biến động cũng gây cản trở cho các công ty, đòi
hỏi các công ty cần phải nghiên cứu kỹ trước khi mở rộng thị trường.
Cơ hội, đe dọa
STT

NHÂN TỐ

1


Kinh tế

CƠ HỘI

ĐE DỌA
- Lãi suất ngân hàng, lãi suất liên
ngân hàng gia tăng để đối phó với
sự khủng hoảng đã gây ra khó
Trang 16


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
khăn cho các công ty trong ngành
năng lượng, khó tìm được nguồn
vốn cho hoạt động kinh doanh
- Các hộ gia đình và các doanh
nghiệp có khuynh hướng cắt giảm
chi tiêu.
- Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao làm
cho nhu cầu sử dụng các dụng cụ,
phương tiện và thiết bị điện đều bị
giảm sút.
- Giá than, dầu tăng gây khó khăn
cho các công ty trong hoạt động
kinh doanh.
2

Chính trị - - Chính phủ khuyến khích - Các quy định về mức giới hạn
pháp luật


các công ty trong ngành năng khí thải, tiến hành quản lý mức
lượng tăng cường sản xuất các thải ra khí cácbon và các chất độc
nguồn năng lượng sạch, sản hại đòi hỏi các công ty phải đầu
xuất năng lượng từ gió và các tư xây dựng, cải thiện các cơ sở
nguồn tài nguyên có thể tái sản xuất, tìm kiếm và sử dụng
sinh khác giúp các công ty có những công nghệ mới để tạo ra
thể đa dạng hóa các nguồn nguồn năng lượng xanh.
năng lượng cung cấp và giảm

3

thiểu được nhiều rủi ro
Văn hóa – - Sự đòi hỏi của công chúng - Sự phản đối mạnh mẽ của
về năng lượng sạch mang lại người dân về những ảnh hưởng
xã hội
cơ hội phát triển của công ty xấu đến môi trường và sức khỏe
năng lượng trong thế kỷ 21 con người trong việc khai thác
nhờ sự thay đổi về mục tiêu than và khí đốt tự nhiên.
“năng lượng sạch”.
Trang 17


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
4

Công nghệ

- Sự phát triển về công nghệ - Các vấn đề về thiếu hụt năng
trong ngành năng lượng sẽ lượng sạch đòi hỏi các công ty

mang lại cơ hội phát triển bền phải tích cực thay đổi, tìm kiếm
vững hơn cho công ty, hướng các công nghệ khai thác nguồn
tới mục tiêu công nghệ “năng năng lượng mới.
lượng xanh” và công nghệ
lưới điện thông minh tăng
khả năng kết nối của công ty.

5

Toàn cầu

- Sự thay đổi trong chính - Vấn đề kinh tế và chính trị biến
sách quan hệ với các nước ở động gây cản trở cho các công ty,
khối thị trường chung Nam đòi hỏi các công ty cần phải
Mỹ tạo điều kiện cho các nghiên cứu kỹ trước khi mở rộng
công ty ở Mỹ thâm nhập vào thị trường.
khối thị trường này, tạo bước
đệm mở rộng ra thị trường
toàn cầu.
Bảng 1: Cơ hội, đe dọa

2. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CẠNH TRANH
2.1 Mô tả ngành

Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm hàng loạt các ngành công nghiệp khác
nhau, từ khai thác các dạng năng lượng (như than, dầu mỏ, khí đốt...) cho đến sản xuất
điện năng. Nó có thể được chia thành hai nhóm ngành: khai thác nhiên liệu và sản xuất
điện năng. Xã hội hiện đại tiêu thụ một lượng lớn nhiên liệu, và các ngành công nghiệp năng
lượng là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng và bảo trì của xã hội trong tất cả các quốc
gia .

Các ngành công nghiệp thuộc ngành năng lượng :
• Ngành công nghiệp dầu khí bao gồm các hoạt động khai thác, chiết tách, lọc, vận
chuyển (thường bằng các tàu dầu và đường ống) và tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ.
Trang 18


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm


Ngành công nghiệp khí, bao gồm việc khai thác khí thiên nhiên, sản xuất và phân phối
khí than.

• Ngành công nghiệp năng lượng điện, bao gồm phát điện và phân phối điện.
• Công nghiệp than.


Ngành công nghiệp điện hạt nhân.

• Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.

Hình 2: Công suất phát điện của Mỹ từ năm (1999 – 2010)
Mỹ là một nhà lãnh đạo trong ngành sản xuất và cung cấp năng lượng, đồng thời là một
trong những quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp năng lượng
là ngành công nghiệp lớn thứ ba tại Mỹ. Tổng số năng lượng Mỹ sử dụng trong năm 2011 là
khoảng 97,5 nghìn triệu Btu. Các công ty năng lượng không chỉ phục vụ trong nước mà còn
mở rộng phạm vi ra nước ngoài.
2.2 Tính hấp dẫn của ngành
Để phân tích tính hấp dẫn của ngành năng lượng chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích 5
lực lượng cạnh tranh, nhóm ngành và chu kỳ ngành.
2.2.1 Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh

 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Trang 19


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Việc nhận diện các đối thủ mới có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan trọng, bởi
họ có thể đe dọa đến thị phần của các công ty hiện có trong ngành. Vì vậy có thể coi đây là
một đe dọa. Nhưng điều đáng nói ở đây là rào cản nhập cuộc. Đối với ngành năng lượng thì
đây là một ngành có rào cản nhập cuộc cao bởi nhiều yếu tố:
Khả năng gia nhập ngành năng lượng không dễ dàng khi áp lực lên các doanh nghiệp
này rất lớn. Một công ty trước khi tham gia vào ngành, cần phải xác định rõ tiềm lực tài
chính của mình và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư lớn. Chi phí đầu tư cho công nghệ
cao, lựa chọn vị trí địa lý cũng như tìm kiếm nguồn nhiên liệu đáp ứng đòi hỏi khắt khe của
ngành năng lượng là rất khó khăn. Thêm vào đó, việc truyền tải lưới điện cũng sẽ yêu cầu
mức độ đầu tư ban đầu cao. Mặt khác, thời gian hoàn thành một nhà máy đến khi đi vào hoạt
động thường kéo dài vài năm, do đó, thời gian thu hồi chi phí sẽ lâu hơn các hoạt động thông
thường. Liên quan tới pháp luật, các thủ tục hành lang pháp lý gia nhập ngành đã tạo ra rào
cản đối với các công ty.
Bên cạnh đó khả năng kinh nghiệm quản lý hoạt động của các công ty hiện hoạt động
trong ngành cũng gây khó khăn cho các đối thủ muốn gia nhập ngành. Với lợi thế là những
người đi trước họ sẽ có nhiều lợi thế trong khả năng kiểm soát đầu vào cũng như thu hút
thêm nguồn vốn cho hoạt động của mình.
Kết luận: Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là thấp.
 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Để xem xét mức độ cạnh tranh, cường độ ganh đua của các đối thủ trong ngành, cần
phải tính đến 3 nhân tố chính: cấu trúc cạnh tranh ngành, các điều kiện nhu cầu và rào cản
rời ngành.
 Cấu trúc cạnh tranh ngành
Thể hiện qua một số lượng nhà cung cấp đang có trên thị trường, và số doanh nghiệp

chiếm ở vị trí dẫn đầu. Hiện tại ngành năng lượng là một ngành tập trung vì qui mô của công
ty phải lớn và ít công ty tham gia vào lĩnh vực này.
 Các công ty cạnh tranh

Trang 20


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Các công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh ở trong vực và
trên thế giới. Trong nước một vài đối thủ cạnh tranh chính đã có tên tuổi rất lớn như
American Electric Power (AEP), General Electric (GE), Constellation Energy Group…Bên
cạnh đó ngành năng lượng Mỹ còn phải cạnh tranh với các công ty năng lượng của các quốc
gia trên thế giới như Pháp, Anh... đặc biệt là Trung Quốc.
 Các điều kiện nhu cầu
Tiêu thụ năng lượng tại Mỹ đang vượt quá khả năng cung cấp từ các nguồn năng
lượng sẵn có (phần lớn là nguồn nhiên liệu thô). Trong nhiều năm qua, Mỹ cũng đã ý thức
rất rõ tầm quan trọng của năng lượng. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang
trở thành mục tiêu, xu hướng trong tất cả mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Hiện tại, phần lớn
nguồn năng lượng của cả nước được sử dụng dựa trên các nguồn năng lượng hóa thạch có
thể dẫn tới các thảm họa môi trường như ô nhiễm không khí, hiện tượng sương mù, mưa
axít, lượng khí thải nhà kính, biến đổi khí hậu…. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu kéo
dài tình trạng này thì đến 10 năm nữa Mỹ vẫn sẽ là một nước khủng hoảng về năng lượng.
 Rào cản rời ngành
Đối với ngành này rào cản rời ngành cao do chi phí đầu tư ban đầu của ngành rất cao.
Do đó khi một công ty muốn rút khỏi ngành nó sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu
tư vào nhà máy, máy móc thiết bị. Bên cạnh việc rời ngành của các công ty sẽ làm gia tăng tỉ
lệ thất nghiệp trong nền kinh tế vì đây là ngành có số người lao động rất đông, đồng thời
công ty phải gánh chi phí bồi thường cho người nghỉ việc là rất cao nếu muốn ngừng hoạt
động.
Kết luận: Sự cạnh tranh của các công ty trong ngành khá thấp.

 Năng lực thương lượng của người mua
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chính họ
là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Nhưng đối với
ngành năng lượng, thì áp lực từ phía khách hàng xem như là không có vì giá cả trong ngành
tương đương nhau và do các công ty năng lượng quyết định giá.

Trang 21


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Kết luận: Trong ngành không tồn tại năng lực thương lượng của người mua
 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Trong ngành năng lượng các công ty có khuynh hướng hội nhập theo chiều dọc trong
chuỗi giá trị của mình làm tất cả các khâu từ khai thác, sản xuất, cung cấp sản phẩm trực tiếp
đến khách hàng, những công ty nằm trong nhóm này không chịu ảnh hưởng của nhà cung
cấp mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên họ khai thác. Bên cạnh đó, trong ngành cũng
có những công ty nhỏ vì không đủ công suất cung cấp cho khách hàng nên mua lại các
nguồn năng lượng bên ngoài, các công ty này lại chịu sự ảnh hưởng bởi khả năng thương
lượng của nhà cung cấp.
Kết luận: Năng lượng thương lượng của nhà cung cấp trung bình.
 Các sản phẩm thay thế
Áp lực chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản
phẩm trong ngành. Đây là những điều kiện bất lợi cho sự phát triển của ngành.
Với chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, ứng dụng năng lượng đã và
sẽ được chú trọng phát triển nhằm từng bước thay thế dần các nguồn năng lượng truyền
thống, một số nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió đã được áp dụng tại Mỹ. Song
ngành năng lượng trong thời gian này phải đối mặt với sự ra đời và phát triển của nguồn
năng lượng từ sóng biển thủy triều. Cùng với đó là nhiều công ty đang đi theo hướng sử
dụng các chất hữu cơ có nguồn gốc động thực vật để làm nhiên liệu sản xuất điện tạo nên

một trào lưu xây dựng hàng loạt các nhà máy điện chạy bằng năng lượng sinh khối này.
Nhưng hiện nay việc khởi động của nhà máy năng lượng này hầu như không đủ điều kiện
cạnh tranh với các nhà sản xuất năng lượng lớn vì nguồn năng lượng được tạo ra là thấp hơn
nhiều so nhu cầu năng lượng.
Kết luận : Áp lực về sản phẩm thay thế trong ngành trung bình

Trang 22


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

2.2.2 Các nhóm chiến lược trong ngành
Cao
ConocoPhillips
ConocoPhillips

Exxon
Exxon Mobil
Mobil

Sunpowe
r

Green
ME

EG

Khả năng
hội nhập

dọc

Duke
Energy
Constellation
Energy
Group

AEP
NV
Energ
y

Xcel

General
Electric

Thấp
Phổ sản phẩm
Hẹp

Rộng

Hình 3 : Bản đồ nhóm chiến lược
Dựa trên hai tiêu thức phổ sản phẩm và khả năng hội nhập dọc, các công ty trong ngành
năng lượng được chia thành 2 nhóm chính
- Nhóm 1: nhóm phổ sản phẩm rộng. Nhóm này bao gồm các công ty như AEP, Duke
Energy, Excel, Constellation Energy Corp, GE...Các công ty trong nhóm này hoạt động với
phổ sản phẩm rộng, với nguồn nguyên liệu đa dạng nên khả năng hội nhập dọc không cao do


Trang 23


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
đòi hỏi cao về chi phí đầu tư khi tiến hành hội nhập. Do đó đa số các công ty trong nhóm này
có khuynh hướng mua lại nguồn nguyên liệu đầu vào từ những đối tác của mình.
- Nhóm 2 : nhóm phổ sản phẩm hẹp. Nhóm này có các công ty như Sunpower, Green
ME, Exxon Mobil.., các công ty trong nhóm này chỉ tập trung vào việc sản xuất ra một loại
năng lượng là thế mạnh của mình. Do chỉ tập trung vào cung cấp một loại năng lượng nên
khả năng hội nhập dọc của các công ty trong nhóm này cao, vì không cần tốn chi phí quá cao
so với các công ty có phổ sản phẩm rộng. Họ có thể tự tiến hành khai thác hoặc liên doanh
với các công ty trong ngành để khai thác các nguồn nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho quá
trình sản xuất của mình.
2.2.3 Chu kì ngành
Chu kỳ sống của ngành công nghiệp năng lượng đang trong trạng thái lấp lửng.
Một số khu vực của ngành công nghiệp năng lượng được xem như trong giai đoạn
phát sinh như một số công ty sản xuất năng lượng tái tạo hoặc các công ty có xu hướng vào
thị trường với tư cách là một nhà cung cấp một quá trình cụ thể chứ không phải là tham gia
vào tất cả các giai đoạn của chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán lẻ năng lượng. Các công ty ở
giai đoạn này đang cố gắng mở rộng kênh phân phối và hoàn thiện việc thiết kế các lưới điện
thông minh.
Bên cạnh đó, một số khu vực được xem như trong giai đoạn tăng trưởng, ví dụ như áp
lực xây dựng nhiều nhà máy năng lượng điện hạt nhân hơn, đóng vai trò như là một phương
pháp thay thế cho nhà máy nhiên liệu hóa thạch. Vì nhu cầu về năng lượng mới tăng nhanh
nên các công ty trong giai đoạn này cạnh tranh ít khốc liệt hơn và hầu như các công ty đều có
thể tăng thu nhập mà không cần giành thị phần với công ty khác.
Ngoài ra, một số khu vực khác nằm trong giai đoạn suy thoái, chẳng hạn như những
công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Vì hiện nay, cùng với môi trường công nghệ phát triển
và quan niệm của người sử dụng thay đổi sang xu hướng bảo vệ môi trường và đòi hỏi nguồn

năng lượng sạch, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trở nên lỗi thời và ít được sử dụng.
2.2.4 Kết luận tính hấp dẫn của ngành
 Các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của ngành:

Trang 24


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Đối với các công ty hiện có trong ngành: rào cản gia nhập ngành đối với các đối thủ
mới rất cao, không bị áp lực về năng lực thương lượng của người mua và người cung cấp,
ngành có ít sản phẩm thay thế.
Đối với các công ty muốn gia nhập ngành: mức lợi nhuận cao của ngành, nhu cầu về
năng lượng của khách hàng còn rất lớn.
 Các nhân tố gây nên sự kém hấp dẫn của ngành

Đối với các công ty hiện có trong ngành: rào cản rời ngành rất lớn do chi phí cố định
cao và công nghệ phức tạp.
Đối với các công ty muốn gia nhập ngành: rào cản nhập ngành cao do phải đòi hỏi chi
phí đầu tư cực kỳ lớn, trình độ công nghệ cao và sự trả thù của các đối thủ trong ngành.
 Các vấn đề khó khăn chính trong ngành:

-

Sự chống đối của người dân về vấn đề môi trường đòi hỏi các công ty phải thay đổi
phương pháp sản xuất.

-

Chi phí cố định cao.


-

Công nghệ phức tạp.

 Do đó chúng tôi có thể kết luận rằng ngành năng lượng vẫn là ngành hấp dẫn với các
công ty trong ngành và kém hấp dẫn đối với các công ty ngoài ngành.
2.3 Các lực lượng dẫn dắt ngành
Lực lượng dẫn dắt ngành là các thế lực tác động lên ngành theo những chiều hướng
khác nhau tạo nên sự khích lệ hay sức ép cho các công ty trong ngành. Đối với ngành năng
lượng các công ty chịu sự tác động của một số yếu tố sau :
2.3.1 Sự thay đổi công nghệ
Trong thời gian qua những tiến bộ về khoa học công nghệ đã có những tác động mạnh
mẽ đến ngành công nghiệp năng lượng. Sự ra đời của những công nghệ mới đã giúp ngành
có những thay đổi đáng kể, công nghệ đã giúp cho các công ty cung cấp cho khách hàng
những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhưng với một chi phí thấp hơn. Bên cạnh
đó sự xuất hiện của các công nghệ mới cũng góp phần tiết kệm năng lượng và giảm tác động
xấu của ngành năng lượng đến môi trường. Chẳng hạn như sự ra đời của các công nghệ xử lý

Trang 25


×