Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận marketing du lịch biển tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI: DU LỊCH BIỂN
Nhóm : Laughing Out Loud
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch balô, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên,Việt Nam là một đất nước có
tiềm năng rất lớn về du lịch tuy nhiên theo thống kê thì du lịch Việt Nam mặc dù có rất
nhiều lợi thế nhưng lượng du khách kém hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực
như Thái Lan, Singapo và lượng khác từng đến Việt Nam và quay trở lại chỉ có 17%,
trong khi ở Thái Lan là 70% vậy Việt Nam cần những chiến lược mới để phát triển
ngành du lịch để sánh ngang với ngành du lịch ở các nước trong khu vực.Việt Nam là
một đất nước có bờ biển trải dài khắp đất nước , bãi biển Việt Nam đang trở thành một
địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á. Phát triển du lịch biển là ưu tiên hàng đầu của
ngành du lịch Việt Nam. Việt Nam sẽ hình thành được 5 khu vực du lịch biển có sức
cạnh tranh cao trong khu vực, đó là khu Hạ Long-Cát Bà; Lăng Cô-Sơn Trà-Hội An;
Nha Trang-Cam Ranh, Phan Thiết-Mũi Né, khu du lịch Phú Quốc.
Du lịch biển Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển. Sau khi tìm hiểu một
số tài liệu về du lịch biển nhóm LOL xin đưa ra một số phân tích về quản trị marketing
trong việc phát triển du lịch biển ở Việt Nam.
I. Ma trận SWOT
1. Điểm mạnh
Việt Nam có hơn 3260km bờ biển, biển VN có hệ sinh thái rất phong phú,
thuộc top những vùng biển đẹp nhất Châu Á. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển
du lịch biển.
Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp như: Trà Cổ, Bãi cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn
(Hải Phòng), Sầm Sơn(Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô(Thừa Thiên Huế) ,
Non nước(Đà Nẵng), Nha Trang(Khánh Hòa),Vũng Tàu.
Ngoài ra vùng biển Việt Nam có khoảng 4000 hòn đảo, trong đó Vịnh bắc bộ
đã có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Gần bờ biển Trung Bộ có hàng trăm đảo lớn như
Hòn Mê, Hòn Mát, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Cù Lao Xanh, Hòn Tre, Phú Quý... Xa hơn
là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
An Ninh, Chính trị của Việt Nam khá ổn định, không có nhiều biến động. Điều
này cũng là 1 yếu tố thuận lợi cho Việt Nam phát triển.
Tài nguyên du lịch vùng ven biển rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài


nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có giá
trị cao với hoạt động du lịch. Cho đến nay toàn bộ 06 di sản thế giới ở Việt Nam đều
nằm trên địa bàn vùng ven biển. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển nhiều loại hình


du lịch biển hấp dẫn bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao-mạo hiểm, du lịch
sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch thăm quan-nghiên cứu, du lịch tàu biển, du lịch hội
nghị-hội thảo...
Tài nguyên du lịch biển có mức độ tập trung cao, tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển du lịch biển. Mỗi lãnh thổ dọc chiều dài bờ biển có thế mạnh đặc thù về tài
nguyên du lịch biển, có khả năng liên kết tạo ra những sản phẩm du lịch biển hấp dẫn,
có sức cạnh tranh. Điều này tạo khả năng và cơ hội cho việc hình thành các điểm, cụm,
tuyến, trung tâm du lịch biển và tổ chức xây dựng một số khu du lich biển tầm cỡ khu
vực và quốc tế, làm đòn bẩy cho phát triển du lịch biển Việt Nam nói riêng và du lịch
cả nước nói chung.
2. Điểm yếu
Loại hình và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều,
khả năng cạnh tranh thấp.Việc phát triển du lịch mới ở hình thức khám phá tài nguyên;
du lịch biển chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch so với những lãnh
thổ khác trong cả nước; còn tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch trong vùng và
giữa các khu vực.
Thiếu những khu du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc, có tầm cỡ, có sức cạnh
tranh trong khu vực và quốc tế và tạo đầu tàu làm động lực thúc đẩy du lịch của vùng
và cả nước phát triển.
Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao, khả năng cạnh tranh yếu, còn một số
biểu hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, đặc biệt ở những khu vực ven biển có nhiều sản
phẩm du lịch trùng lặp. Công tác marketing, xúc tiến quảng bá du lịch chưa đáp ứng
yêu cầu của thị trường, phát huy giá trị tài nguyên và sản phẩm du lịch biển và ven
biển Việt Nam.
Sản phẩm du lịch và các dịch vụ bao quanh chưa có đồng bộ về tổ chức , và

chất lượng dịch vụ , các dịch vụ đi kèm chính là các dịch vụ phụ hoặc các khâu vụ của
du lịch ví dụ: đưa đón, nghỉ ngơi, mua sắm …, chúng có thể làm tăng giá trị cốt lõi của
sản phẩm du lịch, điều này chúng ta còn rất yếu kém so với Thái Lan hay Singapore.
Yếu tố con người cực kỳ quan trọng trong các ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch
do dân trí thấp nên xảy ra nhiều tình trạng như “hét giá” với khách du lịch nước ngoài
khi mua sắm ở địa điểm du lịch hoặc nhiều bất cập khác liên quan đến ý thức chung
của người dân , có thể những điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ quay lại Việt Nam của
khách du lịch nước ngoài.

3. Cơ hội
Du lịch biển sẽ đóng góp 10% GDP năm 2011.


Du lịch biển Việt Nam còn nhiều tiềm ẩn. Hiện nay còn nhiều vùng biển chưa
phát triển các dịch vụ du lịch. Đây cũng là một điều kiện tốt để quảng bá du lịch biển
Việt Nam với du khách .
Hầu hết những nguồn tài nguyên du lịch biển nước ta còn nằm trong dạng
nguyên sơ chưa được khai thác. Do vậy trong quá trình quy hoạch phát triển, chúng ta
có thể học hỏi được những bài học kinh nghiệm từ các nước láng giềng để tránh lặp lại
những sai lầm các nước này đã gặp phải, nhằm khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên, bảo đảm môi trường và phát triển bền vững.
Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO nên đã có nhiều chính sách mở cửa hỗ
trợ 1 cách đáng kể cho phát triển du lịch Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng nền kinh
tế Việt Nam đang phát triển rất ổn định.Điều này có thể cho thấy lượng đầu tư từ nước
ngoài vào Việt Nam đang không ngừng tăng .Trong đó có đầu tư vào du lịch.
Nhà nước cũng đang có những chiến lược đầu tư phát triển du lịch mạnh mẽ.
Đây cũng là một động lực thúc đẩy du lịch phát triển, sánh ngang tầm khu vực.
Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch, tỷ trọng dịch vụ du lịch trong thu nhập
quốc dân tăng hàng năm thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, góp phần
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương, vùng và cả nước, tạo thêm nhiều việc

làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm
nghèo, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương vùng ven biển.
4. Thách thức
Du lịch Việt Nam tuy nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển 1 cách chuyên
nghiệp, còn chưa biết tận dụng các lợi thế. Đây cũng chính là 1 trong những lý do
khiển Du lịch Viêt Nam vẫn còn thua kém với các nước trong khu vực. Điển hình là
Thái Lan,Singapore…
Cơ sở hạ tầng Việt Nam chưa phát triển 1 cách đồng bộ.Đây cũng là 1 thách
thức lớn với ngành du lịch, trong đó có du lịch biển.
Du lịch Biển Việt Nam vẫn chưa được đánh giá , đầu tư, phát triển 1 cách triệt
để.Hiên nay chủ yếu vẫn tập trung vào giao thông đường thủy, khai thác thủy sản và
khai thác dầu mỏ……..
Việt Nam còn chưa chú trọng phát triển những dịch vụ đi kèm theo du lịch biển.
Ví dụ như : Kiến trúc sư Nejiat Atay đến từ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng do chưa khai thác
được tiềm năng nên chỉ mới tính riêng cho các môn thể thao trên biển, thì VN cũng đã
mất đi hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Đội ngũ làm du lịch còn yếu kém nhiều so với các nước lân cận như Thái Lan
và MaLaysia.


Vấn đề môi trường là 1 thách thức lớn với du lịch biển Việt Nam. Chúng ta phải
tính đên trường hợp 1 khi ngành du lịch phát triển thì nó cũng kéo theo tính trạng ô
nhiễm môi trường càng xấu đi. Chính phủ cần có những biện pháp bảo vệ môi trường ,
và thêm nữa là vấn đề biến đổi khí hậu , trái đất đang ngày 1 nóng lên mực nước biển
dâng cao sẽ làm mất đi rất nhiều bãi tắm cũng như cảnh quan du lịch của Việt Nam ,
thêm nữa biến đối khí hậu cũng gây ra các thiên tai bão lụt bất thường cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới các tour du lịch cũng như chất lượng dịch vụ.
Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường của hoạt động du
lịch biển ở vùng ven biển và vùng biển, hải đảo còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự

phát triển bền vững chung ở khu vực này.
Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông cũng là 1 yếu tố khiến du lịch biển chưa phát
huy được hết tiềm năng của mình.
Du lịch phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường của tình hình
thế giới, cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trình độ phát triển kinh tế của đất nước,
mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, ảnh
hưởng đến việc phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
II. Phân đoạn thị trường
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo nhóm địa lý bởi vì
do đặc thù mức độ phát triển của các quốc gia nên các quốc gia trong cùng 1 khối có
thể có cùng mức thu thập và mức sống cao ví dụ khu vực châu Âu tập hợp đa số các
nước phát triển và khu vực bắc mỹ cũng là nơi tập trung nhóm các nước phát triển nhất
thế giới họ và họ có mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du
lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày sở dĩ có
được phân đoạn này là do nghiên cứu thông tin khách du lịch của các năm trước đấy,
tỷ lệ các khách đến từ 2 vùng này là cao, sau đó là xét tiếp đến thị trường chung của
khu vực, và Việt Nam có khả năng là điểm đến trong chuỗi lịch trình của khách du lịch
và kết quả lượng khách đến từ 2 vùng này chiếm tỷ lệ lớn và do họ ở vùng các quốc
gia phát triển nên họ có khả năng chi trả cao và có nhận thức về môi trường.
Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức,
Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu
(Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông. Vùng ven biển là khu vực thu
hút phần lớn khách du lịch quốc tế. Đồng thời tăng cường khai thác thị trường nội địa.
Đặc điểm nhóm khách hang mục tiêu : họ có khả năng chi trả , do họ có mức
sống cao nên yêu cầu dịch vụ đối với họ cũng khắt khe , họ ưa thích môi trường , cảnh
quan cũng như ăn uống phải sạch sẽ và an toàn . Sau đó tiếp tục phân đoạn những
nhóm đối tượng này theo độ tuổi và giới tính , độ tuổi sẽ có 4 đoạn chia : thứ 1 : đối


tượng trẻ em có độ tuổi dưới 14 , thứ 2 : đối tượng thanh niên có độ tuổi từ 15 đến 30 ,

thứ 3: là từ 30 đến 50 , thứ 4 : là từ 50 đến về sau.
Đặc điểm nhóm 1 : nhóm này tiêu dùng dịch vụ phụ thuộc vào bố mẹ , chưa có
sự độc lập về hành vi tiêu dùng , hơn nữa nếu đi du lịch khả năng đi cùng gia đình là
cao nên có thể hướng tới các dịch vụ an toàn, vui chơi giải trí , ăn uống không chú ý
lắm tới chất lượng.
Đặc điểm nhóm 2 : nhóm này là đối tượng thanh niên có tính độc lập về tiêu
dùng , ưa thích sự mới lạ nên yêu cầu sự đa dạng trong dịch vụ đi kèm , thích các dịch
vụ du lịch vui chơi giải trí mang tính mạo hiểm và khám phá hơn 1 chút , có cá tính ,
có khả năng chi trả tương đối tốt , đã có khả năng đánh giá chất lượng dịch vụ và tính
hợp lý trong giá cả.
Đặc điểm nhóm 3 : nhóm đối tượng trung niên có vai trò quyết định trong việc
chi tiêu , họ thực dụng và lý trí , họ để ý tới chất lượng dịch vụ và rất để ý về sự phù
hợp của gia cả , nhu cầu của họ thiên về du lịch nghỉ dưỡng , ăn uống , chăm sóc sức
khỏe , các dịch vụ chất lượng phục vụ cao cấp khác , đặc biệt là phụ nữ trung niên , họ
rất quan tâm đến sự thực dụng và lợi ích đem lại của dịch vụ , họ cũng chú ý rất nhiều
đến thái độ của người cung cấp dịch vụ.
Đặc điểm nhóm 4 : nhóm người cao tuổi ,khi đi du lịch họ thích dịch vụ tiện
lợi, chăm sóc tận tình , rất chú trọng đến dịch vụ bảo vệ sức khỏe và khó xuất hiện
hứng thú với các dịch vụ mới.
 Đánh giá : theo phân tích ở trên và đối chiếu với các điểm mạnh điểm yếu
của du lịch Việt Nam chúng tôi có đánh giá tiềm năng với từng nhóm như sau :
- Nhóm 1: nhu cầu đơn giản dễ đáp ứng nhưng lại bị phụ thuộc bởi nhóm 3
- Nhóm 2 :với điều kiện cảnh quan của biển Việt Nam có thể thỏa mãn nhưng
không thực sự tốt nhất , biển ở Việt Nam sóng nhẹ , để làm 1 địa điểm giải trí cảm giác
mạnh mang tính phiêu lưu thì cần phải cạnh tranh với rất nhiều nơi khác , mặc dù vậy
nhóm này yêu cầu chất lượng dịch vụ không quá khắt khe
- Nhóm 3: đây là nhóm có đặc điểm rất phù hợp với đặc điểm du lịch ở Việt
Nam với cảnh vật khá nên thơ bà bình yên , phù hợp với du lịch kiểu nghỉ dưỡng chăm
sóc sức khỏe hay các dịch vụ chất lượng cao khác
- Nhóm 4: cũng tương đối phù hợp , do đặc điểm dân số ở các nước châu âu

nên cũng chiếm tỷ lệ cao , khả năng chi trả có hạn hơn người trẻ đang có thu nhập
 Kết luận : chúng tôi nhắm vào nhóm khách hàng thứ 3 , họ có khả năng chi
trả cao và có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ , như thế đáp ứng đc số lượng ít mà
doanh thu của ngành vẫn cao , như thế vừa có thể phát triển , vừa có thể bảo vệ được
môi trường.
Định vị sản phẩm dịch vụ du lịch:


Định vị sản phẩm là một bước quan trọng vì nó giúp khách hàng nhận thức
được sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam để nhìn nhận ra nó khác so với các sản
phẩm dịch vụ khác do đó chúng quyết định đến tính cạnh tranh so với các khu vực
khác , dựa vào các phân tích ở trên chúng tôi xin đưa ra 3 giai đoạn định vị gồm :
 Phát hiện ra các điểm khác biệt về cảnh quan , dịch vụ và nhân sự : về cảnh
quan , Việt Nam có bờ biển dài mỗi nơi lại mang đặc điểm khác nhau , nhiều bãi biển
vẫn chưa được khai thác nên cảnh vật vẫn rất tự nhiên , mộc mạc , yên tĩnh mang nét
hoang sơ , vùng biển có nhiều dải san hô đẹp và quý hiếm , có nhiều vịnh , đảo nhỏ rất
đẹp .Về dịch vụ , do đối tượng chúng ta nhắm đến là có khả năng chi trả , nhưng yêu
cầu về chất lượng là cao nên ngoài việc phải tuân theo quy tắc chặt chẽ trong quy trình
dịch vụ ra , chúng ta phải kết hợp các yếu tố truyền thống vào trong dịch vụ đó là đưa
các món ăn ngon truyền thống đặc sắc của từng vùng miền cho du khách thưởng thức ,
kết hợp các lễ hội đặc trưng của địa phương vào dịch vụ vui chơi của khách ví dụ như
hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng … lế hội truyền thống của Việt Nam rất phong
phú đa dạng vì vậy , nếu chúng ta kết hợp thành công thì không những có thể tăng
được lượng khách du lịch và còn có thể kéo được khách du lịch quay trở lại Việt Nam
và hơn thế nữa thương hiệu du lịch Việt Nam đã dần được nhận diện trong tâm trí
khách hàng . Về nhân sự , ngoài thái độ đúng mực lịch sự theo tiểu chuẩn dịch vụ đặt
ra , chúng ta cũng nên trang bị thêm cho họ các kiến thức để hiểu biết về văn hóa các
nước để nắm được sở thích hay những điều khách không hài lòng , về cách ứng xử có
thể thân thiện hơn với khách hàng , thể hiện rằng người Việt Nam rất mến khách và rất
friendly , đảm bảo sự tin cậy với khách du lịch bằng việc các dịch vụ đúng lịch trình

và chính xác , nhiệt tình và nhanh chóng xử lý các vấn đề của khách hàng. Về hình ảnh
, chúng ta nên tạo ra hình ảnh thuần việt nhất có thể ,ví dụ các nhân viên hướng dẫn có
thể mặc trang phục truyền thống như áo dài , áo bà ba … cách bài trí không gian có thể
đậm chất đồng quê Việt ,để tao ra hình ảnh thống nhất trong cả quy trình dịch vụ
 Dựa vào các phân tích trên thì việc xây dựng một sảm phẩm dịch vụ du lịch
chất lượng cao và mang đậm yếu tố truyền thống chính là mục tiêu của chúng tôi , vì
đặc điểm văn hóa truyền thống của mỗi vùng là khác nhau nên chúng sẽ khó có thể
đem ra so sánh vì vậy nó là đặc điểm nhận dạng sự khác biệt của du lịch Việt Nam với
các nước khác
 Tạo ra tín hiệu có hiệu quả để khách hàng mục tiêu có thể phân biệt được
với đối thủ cạnh tranh.


1.1. Khách du lịch quốc tế:
Về lượng khách: Đối với cả nước, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong
thập kỷ vừa qua, từ năm 1990 đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 22,5%/năm, mức
tăng trưởng tương đối cao so với các nước khu vực Đông Nam Á.
Thị trường khách theo khu vực địa lý: thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam rất đa dạng, đến từ nhiều nguồn khác nhau kể từ các thị trường gần đến các thị
trường xa. Các thị trường khách quốc tế chủ yếu đến Việt Nam bao gồm Tây Âu,
Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, châu Úc và Đông Nam Á.
Thị trườg khách theo mùa vụ: vùng biển và ven biển Việt Nam thu hút quanh
năm khách quốc tế. Khách đến vào các tháng 2 là dịp tết Nguyên đán chiếm trung bình
10% thị phần; tháng 12 và tháng 5 - 9%. Các tháng còn lại chiếm 7 - 8% mỗi tháng.
Tháng tập trung khách du lịch là mùa hè, tháng 7,8.
Theo mục đích du lịch: khách quốc tế đến vùng biển và ven biển Việt Nam nói
riêng và Việt Nam nói chung theo nhiều loại hình du lịch đa dạng: tham quan di tích
văn hoá, lịch sử cách mạng; tham quan thắng cảnh thiên nhiên; nghỉ dưỡng biển, du
lịch thương mại và tham dự hội thảo, hội nghị. Một số khác kết hợp thăm người thân
với tham quan nghỉ dưỡng. Với tốc độ tăng trưởng ổn định vùng biển và ven biển Việt

Nam tiếp tục là điểm du lịch thu hút khách từ nhiều nơi đến với mục đích nghỉ dưỡng,
tham quan.
1.2. Thị trường khách du lịch nội địa:
Vùng ven biển trong những năm qua đã thu hút tới trên 50% số lượt khách du
lịch nội địa trong cả nước.
Các khu du lịch biển có sức hấp dẫn nhiều khách nghỉ dưỡng theo mùa vào dịp
hè ở phía Bắc và vào mùa khô ở phía Nam; các hoạt động du lịch lễ hội khu vực ven
biển ngày càng phát triển; các khu, điểm du lịch được đầu tư, phát triển và đưa vào
khai thác ngày một nhiều, với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Nhu cầu
của khách nội địa đa dạng, có nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ vui chơi giải trí gắn với
du lịch biển nhiều hơn trước.
III. Marketing cho du lịch biển
Marketing du lịch hiện nay đã trở thành một tổng hợp các phương pháp quảng
cáo du lịch ngày càng hoàn chỉnh để sử dụng vào việc đầu tư và cải tạo những thị
trường du lịch, đặc biệt những thị trường giàu tiềm năng và sức phát triển như Việt
Nam. Marketing đã thực sự trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để đáp ứng nhu cầu đi du
lịch của mọi người. Đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được hoàn chỉnh bao
quát được toàn bộ ý nghĩa và nội dung của Marketing du lịch.Nhưng chúng tôi xin
được đưa ra chiến lược dựa vào 7P cơ bản :


• Product services : như đã phân tích đặc điểm đối tượng khách hàng ở trên
chung tôi xác định phải thiết kế được một quy trình dịch vụ đồng bộ, chất lượng cao,
lấy yếu tố con người làm chủ đạo , phục vụ hết sức tận tình và lịch sự theo đúng yêu
cầu mà quy trình đặt ra , các dịch vụ bao quanh cũng nằm phải tuyệt đối tuân thủ các
yêu cầu của quy trình để đảm bảo tính đồng bộ và hướng tới sư hài long của khách
hàng.
• Price : chúng tôi đưa ra mức giá cao nhưng tập trung vào dịch vụ cơ bản và
miễn phí các dịch vụ đi kèm ,vì nhóm khách hàng chúng ta nhắn đến có tính thực dụng
và để ý lợi ích đem lại có xứng đáng với đồng tiền bỏ ra hay không như thế tâm lý

chung khách hàng sẽ cảm thấy mình bỏ ra món tiền đó là xứng đáng và đạt được sự
hài lòng khi chi trả.
• Plece : đây là hoạt động giao tiếp dịch vụ giữa nhân viên cung cấp dịch vụ
du lịch và khách hàng có thể cuộc tiếp xúc giữa hướng dẫn viên du lịch và khách
hàng , đây là 1 điểm cực kỳ quan trọng và mang tính quyết định về mức độ hài lòng
dịch vụ ,nhất là nhóm khách hàng mục tiêu rất coi trọng thái độ của nhân viên cũng
như chất lượng phục vụ do đó nếu làm tốt có thể giữ chân khách hàng và mang khách
hàng quay trở lại đây 1 lần nữa , ngược lại nếu không làm tốt thì vừa không giữ chân
được khách hàng và gây ác cảm và điều này sẽ lan tỏa có thể làm mất đi các khách
hàng tiềm năng , do đó các nhân viên tiếp xúc trực tiếp cần phải được đào tạo bài bản
và chuyên nghiệp luôn tuân thủ nguyên tắc “ khách hàng luôn đúng” , “khách hàng là
thượng đế”…
• Promotion : phân phối , do chúng ta lựa chọn vùng thị trường châu âu và
bắc mỹ tương đối xa xôi và tiềm lực có hạn nên phân phối chúng ta nên phân phối gián
tiếp , có nghĩa là tìm một doanh nghiệp trung gian để phân phối và tât nhiên là chấp
nhận chia lợi nhuận.
• People : cá nhân tham gia sản xuất dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ được thực
hiện bởi những con người có hiệu suất làm việc tốt, ảnh hưởng đến chất lượng của
dịch vụ.
• Processes : quá trình dịch vụ đảm bảo các khâu trước , trong và cuối quá
trình luôn phải có sự tuân thủ , tôn trọng trong quy định của quá trình và đảm bảo chất
lượng của từng phần trong quá trình dịch vụ du lịch phải luôn luôn đảm bảo.
• Physical Evidence : nhưng thứ tác động đến uy tín mà khách hàng có thể
cảm nhận được qua quan sát như trang phục nhân viên , cơ sở hạ tầng , trang thiết bị…
những thứ này cần liên tục nâng cao ngày càng tốt lên để tạo ấn tượng và lòng tin
trong tâm trí khách du lịch và cùng với chất lượng khách du lịch nhận được nó góp
phần tạo nên một định vị tốt trong khách du lịch.


Để hoạt động quảng bá mang tính hiệu quả cao, du lịch Việt Nam cần thực hiện

đồng bộ 4 giải pháp cơ bản.
Thứ nhất là quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới bằng các phương thức quảng
bá và cung cấp thông tin thông qua cấp lãnh đạo và các cơ quan chuyên trách, thuê
công ty PR chuyên nghiệp của nước ngoài quảng bá về du lịch Việt Nam.
Theo đó, một chiến lược quảng bá tổng thể, dài hơn tại các thị trường khách
trọng điểm, thông tin phải được đưa đến cho du khách một cách đầy đủ, thường xuyên
và mọi lúc mọi nơi.
Thứ hai là nhóm giải pháp quảng bá qua các công cụ chính. Quảng bá qua
Website, E-mail nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh
quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn
của Việt Nam; kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch,
trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt
thông tin, liên kết với nhau và với các trang Web nổi tiếng như Google, MSN,
infoseek,... để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm.
Thứ ba là giải pháp quảng bá qua các lễ hội, sự kiện có chọn lọc trong và ngoài
nước (các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao
các nước: ASEM, APEC,...).
Thứ tư là việc xây dựng thương hiệu Việt Nam qua đó tạo điều kiện quảng bá
du lịch. Cần phải nhận thức đúng đắn và nắm bắt cơ hội để xây dựng hình ảnh về đất
nước Việt Nam.
IV. Một số phương hướng đưa du lịch biển trở nên phát triển hơn
Trong quá trình phát triển du lịch biển, đã hình thành nếp nghĩ: những nơi này
chủ yếu dành cho khách sang trọng, khách quốc tế. Quan điểm này không sai, nhưng
không đủ đối với công nghệ du lịch biển, nhất là khi đặt trong bối cảnh văn hóa Việt.
Lợi ích từ du lịch biển trước hết phải mang lại cho cộng đồng địa phương và du khách
trong nước vì họ là chủ của những di sản này, sau đó mới tính đến việc "chiêu đãi"
khách quốc tế. Biển - vừa là địa điểm tham quan vừa là không gian nghỉ dưỡng, mang
lại và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng sau những giờ phút lao động mệt nhọc. Vì
vậy, trong quá trình quy hoạch, bên cạnh chú trọng xây dựng những resort đẳng cấp
quốc tế (tránh trường hợp diện tích quá nhỏ xây dựng kiểu khách sạn bê tông nhà

phố...), phần lớn còn lại không gian dành cho sinh hoạt, vui chơi giải trí tập thể.
Các tuyến điểm du lịch biển Việt Nam nên mạnh dạn chọn hướng đi riêng vừa
tạo ra sự khác biệt vừa góp phần tạo sự đa dạng du lịch nước nhà. Ví dụ, Vũng Tàu có
thể mạnh dạn chọn mô hình du lịch biển kết hợp những sự kiện sinh động, nhất là các
môn thể thao, văn hóa giải trí...; Côn Đảo, đặc biệt Phú Quốc trở thành tuyến điểm du


lịch biển nghỉ dưỡng cao cấp; Nha Trang, Phan Thiết du lịch kết hợp mua sắm, hội
nghị hội thảo (MICE); Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Ngãi, Quy
Nhơn, Ninh Thuận thích hợp mô hình du lịch biển kết hợp tìm hiểu lịch sử, văn hóa
truyền thống Việt Nam khi có điểm nhấn các di sản được UNESCO công nhận, văn
hóa Sa Huỳnh, Champa độc đáo.
Có như thế, mới mong nâng "tầm" biển Việt Nam, đưa biển Việt Nam đạt vị trí
cao trên bản đồ biển thế giới.



×