Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN : XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA HỢP CHÁT HỮU CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.94 KB, 20 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những xu hướng phát triển của bài tập hoá học hiện nay là tăng
cường khả năng tư duy hoá học cho sinh ở cả ba phương diện : lí thuyết, thực
hành và ứng dụng. Tuy nhiên , với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay, những
bài tập tính toán áp dụng các định luật các công thức tính nhanh không còn là
vấn đề khó khăn đối với học sinh. Kết quả của các kì thi , những bài kiểm tra
cho thấy hầu hết học sinh đều làm sai những bài tập lý thuyết , đặc biệt là bài tập
lý thuyết hoá hữu cơ.
Thật vây, hoá hữu cơ là một trong những môn học mới và khó đối với học
sinh THPT, phần vì lượng kiến thức rộng, phần vì thời lượng ôn tập lăp lại trong
quá trình học không nhiều , việc năm bắt và ghi nhớ của học sinh sẽ khó khăn.
Nếu trong quá trình học, học sinh không nắm vững tính chất của từng loại hợp
chất thì việc vận dụng vào giải các bài tập sẽ không đạt kết quả .
Với mục đích giúp học sinh ghi nhớ lý thuyết thật tốt trong quá trình giảng
dạy tôi đã sử dụng một số phương pháp như khắc sâu kiến thức trọng tâm của
mỗi bài, kiểm tra bài cũ thường xuyên và nghiêm túc hơn , tuy nhiên kết quả
đưa lại không cao, học sinh vẫn không nắm được tính chất của từng hợp chất .
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khi sử dụng hệ thống bài tập lý
thuyết , đặc biệt loại bài tập xác định công thức cấu tạo của chất dựa vào tính
chất của hợp chất hữu cơ kích thích học sinh học lý thuyết và ghi nhớ lý thuyết
một cách tích cực, hứng thú và có hiệu quả.
Đó là lí do tôi muốn trao đổi một số kinh nghiệm về việc “SỬ DỤNG BÀI TẬP
XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA CHẤT HỮU CƠ ĐỂ CŨNG CỐ TÍNH CHẤT
HÓA HỌC CỦA CHÚNG ‘

I.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ
1. Mục đích
- Nắm vững tính chất của các hợp chất hữu cơ có nhóm chức
- Giải quyết nhanh và chính xác các bài tập xác định công thức cấu tạo của
hợp chất hữu cơ


2. Nhiệm vụ
a/ Nghiên cứu tính chất hóa học của của các hợp chất hữu cơ có nhóm chức
b/ Nghiên cứu các khái niệm liên quan đến hiện tượng đồng phân
c/ Từng bước xây dựng , lựa chọn , sắp xếp có hệ thống câu hỏi TNKQ về
xác định công thức cấu tạo của chất dựa vào tính chất theo từng bài học
d/ Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở THPT, từ đó xác định hiệu quả của đề
tài
e/ Đề xuất việc sử dụng đề tài vào các tiết học trong chương trình hóa học bậc
trung học phổ thông
1


III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
1. Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
2. Điều tra cơ bản

Trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp.

Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi sử đề tài trong quá trình thực
nghiệm.
3. Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả

Xác định nội dung, kiến thức, kỹ năng sử dụng bài tập xác định
công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ

Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá phương pháp .


Xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê.

PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
* Các dạng lý thuyết thường gặp
DẠNG 1. Những chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3
Những chất phản ứng được với AgNO3/NH3 gồm:
1. Ank – 1- in ( An kin có liên kết ≡ đầu mạch) Phản ứng thế bằng ion kim
loại
Các phương trình phản ứng:
R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡Ag + 2NH4NO3
Đặc biệt:
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3
Các chất thường gặp: axetilen( etin) C2H2 , propin CH≡C-CH3, Vinyl axetilen
CH2=CH-C≡CH.
Nhận xét: Chỉ có axetilen phản ứng theo tỉ lệ 1-2
Các ank-1-in khác phản ứng theo tỉ lệ 1-1
2. Anđehit: Phản ứng tráng bạc ( tráng gương ) trong phản ứng này anđehit
đóng vai trò là chất khử
Các phương trình phản ứng:
R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3x NH3 + xH2O → R(COONH4)x + 2xNH4NO3 +
2xAg
Với anđehit đơn chức( x=1)
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
2


Tỉ lệ mol: nRCHO : nAg = 1: 2
Riêng với HCHO theo tỉ lệ mol: nHCHO : nAg = 1: 4
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

3. Những chất có nhóm –CHO
Tỉ lệ mol: nRCHO : nAg = 1: 2
+ Axit fomic: HCOOH
+ Este của axit fomic: HCOOR
+ Glucôzơ: C6H12O6 .
+ Mantozơ: C12H22O11
DẠNG 2. Những chất phản ứng được với dung dịch brom
Dung dịch brom là dung dịch có màu nâu đỏ
Những chất phản ứng được với dung dịch brom gồm:
1. Hiđrocacbon bao gồm các loại hiđrocacbon sau:
+ Xiclo propan
+ Anken
+ Ankin
+ Ankađien
+ Stiren
2. Các hợp chất hữu cơ có chứa gốc hiđrocacbon không no. Điển hình là gốc:
vinyl
CH2 = CH –
3. Anđehit ( Không tác dụng với dung dịch Br2 trong CCl4)
RCHO + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr
4. Các chất hữu cơ có nhóm chức anđehit
+ axit fomic
+ este của axit fomic
+ glucozơ
+ mantozơ
+ muối của axit fomic
5. phenol và anilin: Ph¶n øng thÕ ë vßng th¬m
OH
Br


OH

+ 3Br2 (dd)→

Br

+ 3HBr
(kÕt tña tr¾ng) 2,4,6 tri brom phenol
Br

Tương tự với anilin.
DẠNG 3. Những chất có phản ứng cộng H2
1. Hiđrocacbon bao gồm các loại hiđrocacbon sau:
+ Xiclo propan, xiclo bu tan ( phản ứng cộng mở vòng )
3


+ Anken
+ Ankin
+ Ankađien
+ Stiren
2. Các hợp chất hữu cơ có chứa gốc hiđrocacbon không no. Điển hình là gốc:
vinyl CH2 = CH –
3. Anđehit + H2 → ancol bậc I
RCHO + H2 → RCH2OH
t , Ni
→ CH3 -CH2 -OH
CH3-CH = O + H2 
4. Xeton + H2 → ancol bậc II
o


CH3 - C - CH3 + H2

Ni, to

CH3 - CH - CH3

O

OH

5. Các chất hữu cơ có nhóm chức anđehit
+ glucozơ: khử glucozơ bằng hiđro
Ni ,t
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2OH[CHOH]4CH2OH
Sobitol
+ Fructozơ
+ saccarozơ
+ mantozơ
DẠNG 4. Những chất phản ứng được với Cu(OH)2
Cu(OH)2 là 1 chất kết tủa và là 1 bazơ không tan
Những chất phản ứng được với Cu(OH)2 gồm
1. Ancol đa chức có nhóm – OH gần nhau tạo phức màu xanh lam với
Cu(OH)2
Ví dụ: etylen glycol C2H4(OH)2 và glixerol C3H5(OH)3
2. Những chất có nhóm –OH gần nhau
+ Glucôzơ
+ Fructozơ
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
+ Saccarozơ

+ Mantozơ
3. Axit cacboxylic
2RCOOH + Cu(OH)2 → (RCOO)2Cu + 2H2O
Đặc biệt: Những chất có chứa nhóm chức anđehit khi cho tác dụng với
Cu(OH)2/NaOH nung nóng sẽ cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch
+ Anđehit
+ Glucôzơ
+ Mantozơ
0

4


4. Peptit và protein
Peptit: Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu
tím . Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với
ion đồng
Protein: Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím
DẠNG 5. Nhứng chất phản ứng được với NaOH
+ Dẫn xuất halogen
+ Phenol
+ Axit cacboxylic
+ este
+ muối của amin R – NH3Cl + NaOH → R – NH2 + NaCl + H2O
+ amino axit
+ muối của nhóm amino của amin
HOOC – R – NH3Cl + 2NaOH → NaOOC – R – NH2 + NaCl + 2H2O
DẠNG 6. Những chất phản ứng được với HCl
Tính axit sắp xếp tăng dần:
Phenol < axit cacbonic < axit cacboxylic < HCl

Nguyên tắc: axit mạnh hơn đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối
+ Phản ứng cộng của các chất có gốc hiđro cacbon không no. Điển hình là
gốc: vinyl CH2 = CH –
+ muối của phenol
+ muối của axit cacboxylic
+ Amin
+ Aminoaxit
+ Muối của nhóm cacboxyl của axit
NaOOC – R – NH2 + 2HCl → HOOC – R – NH3Cl + NaCl
DẠNG 7. Những chất phản ứng được với HCl và NaOH
+ Axit cacboxylic có gốc hiđrocacbon không no
+ Este không no
+ Aminoaxit
DẠNG 8. Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh,màu đỏ,không đổi
màu
Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ ( thông thường là tính chất của axit
) gồm:
+ Axit cacboxylic
+ Muối của các bazơ yếu và axit mạnh
Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh ( thông thường là tính chất của
bazơ ) gồm:
+ Amin ( trừ anilin )
+ Muối của axit yếu và bazơ mạnh
5


II. SỬ DỤNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TẠO ĐỂ CỦNG CỐ
TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
Việc nghiên cứu tính chất của từng hợp chất hữu cơ và ghi nhớ chúng có
hiệu quả là vần đề khó khăn , không mấy hứng thú đối với học sinh. Để khắc

phục điều này sau mỗi bài giảng về tính chất của từng hợp chất, tôi nhận thấy
việc đưa một số bài tập lý thuyết , đặc biệt là dạng bài tập xác định công thức cấu
tạo dựa vào tính chất của hợp chất, sẽ giúp học sinh ghi nhớ tích cực hơn, tăng
thêm tình yêu môn hóa học.
1. Phương pháp xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ dựa vào
tính chất của chúng:
- Bước 1: Tính độ bất bão hòa : ∆ = (( 2+ số nguyên tử ( hóa trị– 2))/ 2
- Bước 2 : Dựa vào tính chất của hợp chất viết các công thức cấu tạo phù hợp
Chú ý: Nắm vững các khái niệm đồng phân cấu tạo, đồng phân, chất
2. Ví dụ áp dụng
a/ Chương ancol- phênol:
Ví dụ1: Cho X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân
của X tác dụng với Na giải phóng H2 là bao nhiêu ? Số đồng phân của X tác
dụng với NaOH ? Số đồng phân của X không tác dụng với cả Na và NaOH ?
Hướng dẫn: - Tính độ bất bão hoà: ∆ = 4
-Với công thức phân tử C7H8O chứa một nguyên tử oxi có thể là ancol, phênol
,ete.Các công thức có thể có của X là:
C6H5- CH2OH (1) , o- OH-C6H4- CH3,(2) , p- OH-C6H4- CH3, (3),
m- OH-C6H4- CH3(4), C6H5-O-CH3(5)
- Tác dụng với Na: ancol, phenol (1, 2,3,4)
- Tác dụng với NaOH : chỉ có phenol (2,3,4)
- X không tác dụng với Na và NaOH: X là ete (5)
Ví dụ 2: Chất X và Y là đồng phân của nhau đều chứa vòng benzen, công thức
phân tử là C7H8O. Cả X và Y đều tác dụng với Na giải phóng H2. Y không tác
dụng với dung dịch Br2. X tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:3 tạo kết
tủa C7H5OBr3. Xác định công thức cấu tạo của X và Y?
Hướng dẫn:
- Tương tự ví dụ 1: X và Y là ancol và phênol.
- Y không tác dụng với dung dịch Br2 => Y là ancol C6H5-CH2OH
- X tác dụng với dung dịch Br2 tỉ lệ mol 1:3 => X là phênol

Phân tích Nhóm OH có khả năng đẩy electron mạnh hơn nhom ankyl vì vậy
nhóm OH sẽ định hướng vị trí sản phẩm thế nguyên tử H trong vòng benzen
=> 3 vị trí ortho, para của nhóm OH chưa có nhóm thế. Vậy X là m- metyl
phenol
6


Ta có thể mở rộng : Nếu X tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:2 tạo sản
phẩm có công thức C7H6OBr2 thì công thức cấu tạo của X ?
Phân tích: Một trong ba vị trí ortho, para đã có sẵn một nhóm thế . Vậy công
thức của X là: Hoặc o- metyl phenol, hoặc p- metyl phenol
Ví dụ 3: Chất X có công thức C8H10O. X tác dụng với NaOH. Khi cho X tác
dụng với dung dịch Br2 thu được kết tủaY có công thức C8H8OBr2 .X có bao
nhiêu công thức cấu tạo thoả mãn ?
A.3
B.4
C.5
D.6
b/. Chương andehit và xeton
Ví dụ 1: Số hợp chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C 3H6O và có
thể làm mất màu nước brom là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Hướng dẫn:
Với hợp chất hữu cơ dạng CnH2nO ( ∆ = 1) có thể là những hợp chất sau
- Anđehit no, đơn chức, mạch hở ( n ≥ 1)
- Xeton no, đơn chức, mạch hở ( n ≥ 3)
- Ancol không no 1IIc-c, đơn chức, mạch hở ( n ≥ 3)

- Ete không no 1IIc-c, đơn chức, mạch hở (n ≥ 3)
- Ancol no, đơn chức, mạch vòng ( n ≥ 3)
- Ete no, đơn chức, mạch vòng ( n ≥ 2)
Với bài này ta nên gợi ý để học sinh viết tất cả các đồng phân có thể có và yêu
cầu học sinh trả lời câu hỏi : đồng phân nào trong các đồng phân vừa viết có khả
năng làm mất màu nước Br2 ? ( andehit, hợp chất không no hoặc vòng 3 cạnh)
Cụ thể các hợp chất đó là:
1/ CH3-CH2-CHO
2/ CH2=CH-CH2OH
3/ CH2=CH-O-CH3
Ví dụ2 : Hiđro hóa hoàn toàn anđehit X (xt Ni, t0) thu được ancol Y. Mặt
khác, oxi hóa X thu được axit cacboxylic Z. Thực hiện phản ứng este hóa giữa
Y và Z (xt H2SO4 đặc) thu được este M có công thức phân tử là C6H10O2.
Công thức của X là:
A. CH2=CH-CH=O.
B. O=CH-CH2-CH=O.
C. CH3-CH2-CH=O.
D.CH2=CH-CH2-CH=O.
c/. Axit cacboxylic và este
Ví dụ 1: Hợp chất hữu cơ X đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. X
có tất cả a đồng phân. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH có b đồng phân
phản ứng với NaOH thu được sản phẩm có khả năng tráng gương. Giá trị của a
và b lần lượt là:
A. 8 và 4
B. 7 và 4
C. 10 và 5
D. 5 và 5
Hướng dẫn: - Tính độ bất bão hoà ∆ = 2
- X đơn chức có 2 nguyên tử oxi => X có thể là axit hoặc este
7



 X là axit hoặc este đơn chức không no 1IIc-c
Các công thức cấu tạo có thể có của X là
1.CH3- CH= CH – COOH
2.CH2=CH-CH2-COOH
3.CH2=C(CH3)-COOH
Đồng phân este:
4.HCOO- CH=CH- CH3
5.HCOO-CH2-CH= CH2
6.HCOO- C(CH3)=CH2
7.CH3-COO-CH=CH2
8. CH2=CH- COO-CH3
- Có 8 công thức cấu tạo thoã mãn ,vì vậy học sinh dễ chọn đáp án A. Tuy
nhiên, có tất cả 10 đồng phân của X (do công thức số 2, 4 có đồng phân hình
học), có 5 đồng phân của X tác dụng với NaOH cho sản phẩm có khả năng
tham gia phản ứng tráng gương(đồng phân 4,5,6,7) .Với ví dụ này ta khắc
sâu thêm một lần nữa khái niệm : đồng phân, khái niệm đồng phân cistrans, phản ứng thuỷ phân của este và tính chất các hợp chất hữu cơ khác
cho học sinh
Ví dụ 2: Hợp chất thơm X đơn chức ứng với công thức phân tử C8H8O2 có a
đồng phân không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH và dung dịch Br2;
có b đồng phân không tác dụng với Na nhưng tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol
tương ứng 1:2. Tổng a+ b là:
A. 7
B.5
C.8
D.6
Hướng dẫn: - Ta có thể gợi mở bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ: X
tác dụng với NaOH, vậy X có thể là hợp chất nào? Nếu là este thì este nào tác
dụng với dung dịch Br2 (chỉ este của axit fomic) ? Este nào tác dụng với KOH tỉ

lệ mol 1:2(este 2chức hoặc este của phenol)? Với việc giải quyết các câu hỏi
học sinh tự khắc sâu thêm các tính chất của một số este đặc biệt
Cụ thể:
Tính độ bất bão hoà: ∆ = 5 . Như vậy,
a/Tìm giá trị của a:
- X đơn chức, tác dụng với Na, NaOH, dung dịch Br2 =>
+ X có thể là axit HCOOH ( loại do không thoả mãn công thức phân tử )
+ X là este của HCOOR. Các công thức của X là
HCOO- CH2-C6H5 , HCOO- C6H4- CH3 ( có 3 đông phân o,m,p) => a = 4
b/ Tìm giá trị của b
- X tác dụng với KOH tỉ lệ mol 1:2 , X đơn chức => X là este của phenol
Các công thứccủa X thoả mãn là:
1/ o- HCOO- C6H4- CH3 ,
2/ p- HCOO- C6H4- CH3 ,
8


3/ m- HCOO-C6H4- CH3
4/ CH3- COO- C6H5
Vậy b = 4
Víd ụ 3 : Số đồng phân este của X có công thức phân tử C7H14O2, khi tham gia
phản ứng xà phòng hoá thu được ancol không bị oxi hoá bởi CuO nung nóng là:
A.2
B.4
C.5
D.6
Gợi ý: Ancol nào không bị oxi hoá bởi CuO nung nóng ? ( ancol bậc 3)
Tính độ bất bão hoà ∆ = 1
Như vậy X là este no, đơn chức của axit cacboxylic với ancol bậc 3.
X có các công thức cấu tạo là:

1/ HCOO- C(CH3)2- CH2- CH2 -CH3
2/ HCOO- C(CH3)2 –CH(CH3)- CH3
3/ HCOO-C(C2H5)2- CH3
4/ CH3- COO-C(CH3)2-CH2-CH3
5/ CH3-CH2-COO-C(CH3)2-CH3
Với ví dụ này ta khắc sâu cho học sinh tính chất của ancol bậc 3 và cách viết
đồng phân của este
Ví dụ 4: Este X có công thức phân tử C5H8O2 .Khi X tác dụng với NaOH tạo ra
2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương . Số chất X thoả
mãn điều kiện trên là:
A. 2
B.1
C.3
D.4
Hướng dẫn: Với công thức C5H8O2 ( ∆ =2) X là este đơn chức không no có 1
liên kết đôi C=C
Vậy X có đặc điểm như thế nào để sản phẩm có khả năng tham gia phản úng
tráng gương ? (este của axit fomic có dạng HCOO- CH=C(R1)-R2)
Các công thức cấu tạo của X thoả mãn là:
1/ HCOO-CH=CH-CH2-CH3
2/ HCOO- CH=C(CH3)-CH3
Học sinh sẽ chọn đáp án A, tuy nhiên đáp án đúng phải là C do công thức cấu
tạo ( 1) có đồng phân cis- trans. Nhắc nhở học sinh phân biệt rõ khái niệm
công thức cấu tạo , chất và đồng phân
Ví dụ 5: Hợp chất X có chứa C,H,O có Mptử = 132 đvc, thuộc loại đa chức khi
phản ứng với NaOH tạo ra muối và ancol. Số hợp chất thoả mãn tính chất của X
là:
A.6
B.3
C.4

D.5
Hướng dẫn: - X tác dụng với NaOH tạo ra muối và ancol, vậy X là este
- X là hợp chất đa chức , X có số nguyên tử oxi trong phân tử là 4,6,8…
- Đặt công thứccủa X là CxHyOz
9


- Xét Z = 4 => 12x + y = 68 => x = 5, y= 8 => C5H8O4 ( X là este 2 chức,
no,mạch hở , ∆ = 2)
Các công thức cấu tạo của X là:
1/ CH3-OOC-COO- CH2-CH3
2/ CH3-OOC- CH2-COO-CH3
3/ HCOO-CH2-CH2-OOC-CH3
4/ HCOO-CH2-CH2-CH2-OOCH
5/ HCOO-CH2-CH(CH3)- OOCH
- Xét z= 6,8, … không có công thức nào thoả mãn
Khi làm bài này học sinh có thể mắc những sai lầm sau:
- Không phân biệt rõ khái niệm hợp chất đa chức và tạp chức nên tìm ra số
công thức nhiều hơn
- Không nắm vững khái niệm este đa chức là este được hình thành giữa :
ancol đa chức và axit đơn chức, axit đa chức và ancol đơn chức hoặc cả
axit và ancol đa chức dẫn đến viết thiếu đồng phân
Với ví dụ này nhằm khắc sâu cho học sinh những kiến thức nêu trên
Ví dụ 6: Chất hữu cơ X C6H10O4 chỉ chứa một loại nhóm chức . Đun nóng X với
dung dịch NaOH dư thu được một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z.
Biết Y có mạch C không phân nhánh, không có phản ứng tráng bạc. Số công
thức cấu tạocủa X là:
A. 5
B. 3
C. 4

D. 2
Hướng dẫn: - tính độ bất bão hoà ∆ = 2
- X tác dụng với dung dịch NaOH tạo 1 muối và 1 ancol
=> X là este no, hai chức , mạch hở ( và là este của 1 ancol đa chức và 1 axit đơn
chức hoặc ngược lại)
Có các công thức sau của X thoả mãn:
1/ CH3-CH2-OOC-COO-CH2-CH3
2/ CH3-COO-CH2-CH2-OOC-CH3
3/ CH3-OOC-CH2-CH2-COO-CH3
Ví dụ 7:X là hợp chất có CTPT C6H10O5:
X + 2 NaOH -> 2Y + H2O
Y + HCl(loãng) -> Z + NaCl
Hãy cho biết khi cho 0,1 mol Z tác dụng với Na dư thu được bao nhiêu mol H2?
A. 0,15mol
B. 0,05mol
C. 0,2mol
D. 0,1mol
Hướng dẫn:
- Tính độ bất bão hòa ∆ = 2
Ví dụ 8: Hợp chất thơm X, có CTPT C8H8O2 vừa có khả năng tác dụng với Na,
vừa có khả năng tác dụng với NaOH và làm quì tím chuyển màu hồng. Số đồng
phân cấu tạo của X là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.

10



d/. Aminoaxit và prôtein
Ví dụ 1: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân
peptit của Y (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là:
A. 5.
B. 4.
C. 7.
D. 6.
Hướng dẫn: Các công thức cấu tạo của Y là:
NH2- CH2-CO-NH-CH(C2H5)-COOH
NH2-CH(C2H5)-CO-NH-CH2-COOH
NH2-C(CH3)2-CO-NH-CH2-COOH
NH2-CH2-CO-NH-C(CH3)2-COOH
NH2-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Ví dụ 2: X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì
thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh
quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Hướng dẫn:
X là muối của amin với axit H2CO3
( NH4)CO3(C3H10N) + NaOH => có khí NH3 và 1 khí của amin C3H9N. nhưng
trong amin mà có 3C no, đơn chức thì chỉ có (CH3)3N (trimetyl amin) là chất khí
ở điều kiện thường. Còn lại thì ở thể lỏng.
Tương tự có (CH3NH3)CO3(C2H8N) + NaOH => CH3NH2 + C2H7N
Có 2 amin là chất khí ở điều kiện thường là C2H5NH2 (etyl amin) và (CH3)2NH
(đimetyl amin)
Vậy có 3CTCT của X thỏa mãn.
III. MỘT SỐ CÂU HỎI TNKQ VỀ XÁC ĐỊNH CTCT DỤă VÀO TÍNH

CHẤT CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ GIẢNG DẠY MÔN HOÁ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH THPT
Câu 1: Chất hữu cơ A( chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 74 gam/mol. Số
lượng các hợp chất hữu cơ mạch hở của A phản ứng được với NaOH là:
A. 4
B. 3
C.6
D.5
Câu 2: Hợp chất X có chứa vòng benzen và có CTPT là C7H6Cl2. Thủy phân X
trong NaOH đặc, t0 cao, p cao thu được chất Y có CTPT là C7H7O2Na. Hãy cho
biết X có bao nhiêu CTCT?
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 3: Có 4 hợp chất hữu cơ có công thức phân tử lần lượt là: CH 2O, CH2O2,
C2H2O3 và C3H4O3.Số chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch
NaOH, vừa có phản ứng tráng gương là:
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
11


Câu 4: Hợp chất hữu cơ C4H7O2Cl khi thủy phân trong môi trường kiềm được các
sản phẩm trong đó có hai chất có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng là:
A. CH3COO-CH2Cl.
B. HCOO-CH2-CHCl-CH3.
C. C2H5COO-CH2-CH3.

D. HCOOCHCl-CH2-CH3.
Câu 5: Ba hợp chất thơm X, Y, Z đều có công thức phân tử C 7H8O. X tác dụng với
Na và NaOH; Y tác dụng với Na, không tác dụng NaOH; Z không tác dụng với Na
và NaOH Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là
A. C6H4(CH3)OH, C6H5OCH3, C6H5CH2OH
B. C6H5OCH3, C6H5CH2OH, C6H4(CH3)OH
C. C6H5CH2OH, C6H5OCH3, C6H4(CH3)OH
D. C6H4(CH3)OH, C6H5CH2OH, C6H5OCH3
Câu 6: X là hợp chất hữu cơ có CTPT C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu
được một hỗn hợp chất có CTPT C 2H4O2NNa và chất hữu cơ Y, cho hơi Y đi qua
CuO/t0 thu được chất hữu cơ Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. CTCT
của X là:
A. H2NCH2COOCH(CH3)2
B. CH3(CH2)4NO2
C. H2NCH2COOCH2CH2CH3
D. H2NCH2CH2COOCH2CH3
Câu 7: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 9H16O4. Khi thuỷ phân trong
môi trường kiềm thu được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit
dùng sản xuất tơ nilon 6-6. Số công thức cấu tạocủa X thoả mãn là:
A. 3
B. 4
C.2
D.1
Câu 8: Khi thuỷ phân hoàn toàn este Z bằng dung dịch NaOH thì thu được
axeton, axetandehit và muối X. Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH( có
mặt CaO ở nhiệt độ cao) thì thu được khí metan. Chất Z có công thức phân tử là:
A. C8H10O4
B. C8H14O2
C.C8H12O4
D.C9H12O4

Câu 9: Cho hai chất X và Y đều có công thức phân tử C4H8O đều tác dụng được
với H2 (xt Ni,nhiệt độ) cho cùng một sản phẩm .X tác dụng với Na. Y không tác
dụng được với Na, nước Br2 và dung dịch AgNO3/NH3. Hai chất X ,Y lần lượt
là:
A.CH3CH=CHCH2OH và CH3COC2H5
B. CH2=C(CH3)CH2OH và C2H5COCH3
C. CH2=CHCHOHCH3 và CH3COC2H5
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá:
+ Z ( xt )

+Y ( XT , t 0 )

Butan 1800 C ,50atm > X
> C4H8O2 (este)
Chất hữu cơ X ,Y lần lượt là:
A. CH3OH và C2H5COOH
B. CH3COOH và C2H5OH
C. C2H5OH và CH3COOH
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 11: Số chất có cùng công thức phân tử C3H5Br là:
12


A. 4
B.4
C.5
D.2
Câu 12: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H7O2Cl. Ngưới ta nhận thấy 1
mol X tác dụng được với 2 mol NaOH, tạo ra được 4 chất khác nhau. Chất X có

công thức cấu tạo là:
A. CH3COOCH2CH2Cl
B. ClCH2COOCH2CH3
C. CH3COOCH(Cl)CH3
. Cả AB,C đều đúng
Câu 13: Số đồng phân là aminoaxit có cùng công thức phân tử C4H7O4N là:
A. 2
B.3
C.4
D.5
Câu 14: Chất Y là hợp chất đa chức có công thức C4H6O4, tác dụng NaOH theo tỉ
lệ mol 1:2. Số công thức cấu tạo có thể có của Y là:
A. 2
B.3
C.4
D.5
Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân andehit có công thức phân tử C4H6O ?
A.3
B. 4
C.5
D.6
Câu 16: Tỉ khối hơi của một este đa chức so với H2 là 59. thuỷ phân este thu
được 1 muối và 1 ancol. Công thức cấu tạo của este là:
A. CH3-OOC-COO-CH3
B.HCOO-CH2-COOCH3
C. HCOO-CH2-CH2-OOCH
D. Cả A và C đúng
Câu 17:Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
CH3CHO


HCN

> X

H 2 SO4loang , t o

.Y

H 2 SO4 dac, t o

>Z

Các chất, Y, Z trong sơ đồ lần lượt là:
A. CH3CH(OH)CN, CH3CH(OH)COOH, CH2=CHCOOH
B. CH3CH(OH)CN, CH3CH(OH)COONH4, CH2=CHCOONH4
C. CH3-CH2-CN, CH3CH2COOH, CH2=CHCOOH
D. CH3-CH2-CN, CH3CH2COONH4, CH2=CHCOONH4
Câu 18: Cho A, B là các hợp chất hữu cơ đơn chức có cùng CTPT, đều chứa C,
H, O có tỉ lệ khối lượng lần lượt là 9: 1 : 8. A tác dụng được với dd Na 2CO3,
C2H5OH và tham gia phản ứng trùng hợp. B phảm ứng được với dd NaOH
nhưng không phản ứng với Na Số đồng phân của A, B lần lượt là:
A. 1 ; 3
B. 1 ; 2
C. 2 ; 2
D. 1 ; 1
Câu 19: Ứng với công thức phân tử C7H8O có bao nhiêu đồng phân là dẫn xuất
của benzen và số đồng phân đều tác dụng được với các chất: K, KOH,
(CH3CO)2O lần lượt là:
A. 5 và 3
B. 4 và 2

C. 4 và 3
D. 5 và 2
Câu 20: Khi đun nóng stiren với dung dịch KMnO4 rồi axit hóa thì thu được axit
hữu cơ X. Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 thu được ancol đa chức Y. Thực
hiện phản ứng este hóa giữa X và Y thu được este Z không có khả năng tác dụng
với Na. Công thức phân tử của Z là:
A. C18H18O4.
B. C10H12O2.
C. C16H14O4.
D. C9H10O3.
13


Câu 21: Hợp chất hữu cơ đa chức X có công thức phân tử C 10H18O4, khi X tác
dụng với dung dịch NaOH thu được muối của axit ađipic và hỗn hợp Y gồm 2
ancol đồng đẳng. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC thì số lượng anken thu được là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 22: Hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C 2H8O3N2
và C3H7O2N đều tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, cho hai amin đơn chức
bậc 1 thoát ra. Nhận xét nào sau đây đúng về hai hợp chất hữu cơ trên?
A. Chúng đều tác dụng với dung dịch brom.
B. Chúng đều là chất lưỡng tính.
C. Phân tử của chúng đều có liên kết ion.
D. Chúng đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Câu 23: Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X đơn chức, mạch hở chỉ thu được CO 2,
H2O có số mol bằng nhau và số mol O2 cần dùng gấp 4 lần số mol của X phản
ứng. X làm mất màu Br2 trong dung môi nước và cộng H 2 dư (xúc tác Ni, đun

nóng) cho ancol. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 24: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3H5Br3. Khi đun nóng X với
dung dịch NaOH dư tạo sản phẩm hữu cơ có khả năng tham gia phản ứng tráng
bạc. Số công thức cấu tạo thỏa mãn với điều kiện của X là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 25: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl
(thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm),
CH3-COOCH=CH2. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch NaOH đặc,
dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 26:Chất hữu cơ X đơn chức (có chứa các nguyên tố C, H, O) và chứa vòng
benzen. X tác dụng với Na thu được khí H2.Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu
được dưới 8 mol CO2. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A.7
B.6
C.4
D.5
Câu 27: X có vòng benzen và có CTPT là C 9H8O2. X tác dụng dễ dàng với dd
brom thu được chất Y có công thức phân tử là C 9H8O2Br2. Mặt khác, cho X tác
dụng với NaHCO3 thu được muối Z có CTPT là C9H7O2Na Hãy cho biết X có

bao nhiêu công thức cấu tạo ?
A. 4
B. 5
C.3
D. 6
Câu 28: Cho các chất là đồng phân cấu tạo dạng mạch hở của C2H4O2 lần lượt
tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là:
A. 7
B.5
C.3
D.8
Câu 29: Có n đồng phân là hợp chất thơm ứng với công thức phân tử C7H8O2,
tác dụng NaOH theo tỉ lệ mol 1:1 nhưng tác dụng với K theo tỉ lệ mol 1:2.
Giá trị của n là:
A. 3
B.4
C.5
D.6

14


Câu 30: Có n chất ancol no C4H8(OH)2, hoà tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu
xanh đậm. n có giá trị là:
A. 5
B.6
C.3
D.4
Câu 31: X là một ancol có công thức phân tử C 3H8On, X có khả năng hòa tan
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số chất có thể có của X là:

A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 32: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 5H8O2. Cho X tác dụng với
dung dịch Br2 thu được chất hữu cơ Y có công thức là C5H8O2Br2. Đun nóng Y
trong NaOH dư thu được glixerol, NaBr và muối cacboxylat của axit Z. Vậy
công thức cấu tạo của X là :
A. HCOOCH(CH3)-CH=CH2
B. CH3-COOCH=CH-CH3
C. CH2=CH-COOCH2CH3
D. CH3COOCH2-CH=CH2
Câu 33: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat,
tripanmitin, vinyl clorua. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH
loãng(dư), đun nóng sinh ra ancol là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 34: X có công thức phân tử là C9H12O. X tác dụng với NaOH. X tác dụng
với dd brom cho kết tủa Y có công thức phân tử là C9H9OBr3. Hãy cho biết X có
bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn ?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng
+ Cl 2 ( a . s )

0


+ H 2 , Ni ,t o

+ CH 3COOH ,Xt H 2SO 4

CH OH ,t , xt
+ NaOH du ,t
CuO ,t
→D 
→ B 
→ C 
→E .
C6H5 CH3 → A 
Tên gọi của E là:
A. phenyl axetat B. metyl benzoat C. axit benzoic
D. phenỵl metyl ete
Câu 36: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X
không phản ứng với Na, thoả mãn sơ đồ chuyển hoá sau:
0

O2 , xt

3

0

→ Y     
→ Este có mùi chuối chín.
X  
Tên của X là

A. 2-metylbutanal.
B. pentanal.
C. 3-metylbutanal.
D. 2,2-đimetylpropanal
Câu 37: Chất hữu cơ X có chứa vòng benzen và có CTPT là C 7H6Cl2. Thủy
phân X trong dd NaOH đặc, ở nhiệt độ cao, áp suất cao thu được sản phẩm có
CTPT là C7H7O2Na Hãy cho biết X có bao nhiêu CTCT ?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 38: Hợp chất hữu cơ X ứng với công thức phân tử C 3H10O2N2. Cho X vào
dung dịch NaOH đun nóng thấy tạo ra NH 3. Mặt khác khi X tác dụng với dung

15


dịch HCl tạo ra hỗn hợp sản phẩm trong đó có muối của amino axit. Số công
thức cấu tạo thỏa mãn với điều kiện của X là:
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 39: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3H6O3. Khi đun nóng X với
dung dịch NaOH dư thu được 2 sản phẩm hữu cơ Y và Z trong đó Y hòa tan
được Cu(OH)2. Kết luận không đúng là
A. X là hợp chất hữu cơ đa chức.
B. X có tham gia phản ứng tráng bạc.
C. X tác dụng được với Na.
D. X tác dụng được với dung dịch HCl

Câu 40: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H8O3. Cho a mol X
tác dụng hết với dung dịch NaHCO3, sinh ra a mol CO2. Cũng a mol X phản ứng
hết với Na , thu được a mol H2. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của
X là: A. 5
B. 4
C. 6
D. 9
ĐÁP ÁN
1D
2A
3C
4D
5D
6C
7A
8A
9C
10C
11C
12C
13B
14C
15C
16D
17A
18A
19 A 20 C
21 D 22 C 23C
24D
25A

26B
27B
28B
29A
30C
31C
32 D 33 A 34A
35B
36C
37B
38D
39 A 40A
IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Xác định hiệu quả của đề tài

Xác định mức độ và độ chính xác của bài tập vận dụng

Đề xuất phương án áp dụng đề tài vào thực tiễn
II. Đối tượng và cơ sở thực nghiệm
Do hạn chế về thời gian, địa điểm và các điều kiện cho phép nên tôi tiến
hành thực nghiệm. Các lớp 12A3 , 12A5 trường THPT Hậu Lộc 2
III. Tiến hành thực nghiệm
1. Chuẩn bị thực nghiệm

Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm
Lớp 12A3 sĩ số 44. Lớp 12A5 sĩ số 47. Nhiều học sinh ở hai lớp tiến hành
thực nghiệm gặp khó khăn trong việc nắm vững các tính chất của hợp chất
hữu cơ và giải quyết các bài tập xác định công thức cấu tạo dựa vào tính chất

của hợp chất.

Thiết kế chương trình thực nghiệm
Trong thời gian nghiên cứu hóa học lớp 12 chương trình nâng cao phần hợp
chất có nhóm chức, hướng dẫn học sinh lớp 12A3 phương pháp xác định công
thức cấu tạo dựa vào tính chất của hợp chất hữu cơ như trao đổi trong đề tài.

16


Với học sinh của 12A5 chỉ hướng dẫn cơ sở lý thuyết về tính chất của các
hợp chất hữu cơ.
Tiến hành kiểm tra 15 phút và giao cùng một hệ thống câu hỏi về xác định
công thức cấu tạo cấu tạo của hợp chất hữu cơ dựa vào tính chất và bài tập về
tính chất của hợp chất hữu cơ.
Yêu cầu của đề bài: Dự kiến thời gian trung bình cho một câu hỏi là 01
phút. Số lượng câu hỏi dễ 09 (từ câu 1 đến câu 9) , câu hỏi trung bình 03 (từ
câu 10 đến câu 12), câu hỏi khó 0,3 (từ câu 13 đến câu 15)
Đề bài cụ thể:
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2

KIỂM TRA HÓA HỌC 12
(Thời gian làm bài: 15 phút)

I. Phần trả lời:
Họ, tên:..................................................................... Lớp: .............................
(Chọn một phương án đúng nhất gạch chéo vào bảng sau)
1
5
9

13
2
6
10
14
3
7
11
15
4
8
12
II. Đề bài
Câu 1. Cho các chất: etyl axetat, aniline, ancol etylic, axit acrylic, phenol,
phenylamoniclorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, Số chất tác
dụng được với dung dịch NaOH là:
A.4
B. 6
C. 5
D. 3
Câu 2. Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân
tử C5H10O2, phản ứng với NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là:
A. 4
B. 5
C. 8
D. 9
Câu 3. A có công thức phân tử C8H10O. A tác dụng được với dung dịch kiềm tạo
muối. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của A phù hợp với giả thiết này?
A. 6
B. 7

C. 8
D. 9
Câu 4. Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có
khả năng phản ứng với dung dịch NaOH?
A. 6.
B. 4.
C. 8.
D. 2.
Câu 5. Ứng với công thức phân tử C5H10O2 Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là
hợp chất hữu cơ đơn chức có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 6. Xác định số lượng các hợp chất hữu cơ đơn chức là đồng phân cấu tạo
của nhau có cùng công thức phân tử: C6H12O2?
A. 8.
B. 12.
C. 20.
D. 22.

17


Câu 7. Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân
tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng
bạc là
A. 4
B. 5
C. 8

D. 9
Câu 8. Cho các chất : ancol etylic, glixerin, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic.
Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 9. Thuốc thử dùng để phân biệt Gly – Ala – gly với Gly – Ala là:
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
B. Dung dịch NaCl
C. dung dịch HCl
D. Dung dịch NaOH
Câu 10. Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2 – CH2OH
(b) HOCH2 – CH2 – CH2OH
(c) HOCH2 – CH(OH) – CH2OH
(d) CH3 – CH(OH) – CH2OH
(e) CH3 – CH2OH
(f) CH3 – O – CH2CH3
Các chất đều tác dụng với Na, Cu(OH)2 là:
A. (a), (c), (d)
B. (c), (d), (f)
C. (a), (b), (c) D. (c), (d), (e).
Câu 11. Cho dãy các chất: C2H2 , HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO,
C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Câu 12. Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2, C2H4, CH2O ( mạch hở), C3H4O2( mạch

hở đơn chức), biết C3H4O2 không làm đổi màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng với
AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa là:
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 13. Tổng số hợp chất hữu cơ no,đơn chức, mạch hở, có cùng công thức
phân tử C5H10O2, phản ứng với NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là:
A. 4
B. 5
C. 8
D. 9
Câu 14. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ.
Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
A.4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 15 Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH,
C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
3. Kết quả thực nghiệm và sử lý kết quả thực nghiệm
Kết quả của bài kiểm tra 15 phút.
Bảng 1: Thống kê tỷ lệ điểm của bài kiểm tra.
Lớp
12A3
12A5


sĩ số
44
47

≥8

≥ 6,5, <8

11 (25%)
6 (12.76%)

22 (50%)
18 (38,29%)

TTB
40 (90,9%)
31 (66%)

DTB
4 (9.1%)
16 (34%)

18


Bảng 2: Thống kê tỷ lệ học sinh trả lời các câu hỏi theo mức độ câu hỏi.
Câu
Lớp
12A3

12A5

Từ câu 1 - câu 9
38/44 (86,4%)
28/47 (59,6%)

Từ câu 10 - câu 12 Từ câu 13 - câu 15
18/44 (41%)
12/47 (25,5%)

16/44 (36,4%)
9/47(19,1%)

Qua thống kê của bảng 1 và bảng 2 chứng tỏ đề tài giúp học sinh ghi nhớ
và làm bài tập lý thuyết nhanh hơn, chính xác hơn. Đối chiếu kết quả thực
nghiệm tôi nhận thấy đề tài đã có tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh học
lý thuyết hóa hữu có hiệu quả . Tuy nhiên kết quả trên còn chưa thực sự được
khách quan do tiến hành trên một số ít lớp, trình độ lại chưa thực sự đồng đều.
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG
Qua việc áp dụng đề tài vào việc giảng dậy môn hoá học tôi nhận thấy đã
cơ bản đạt được những yêu cầu đề ra. Song thời gian áp dụng chưa dài. Số lượng
câu hỏi trắc nghiệm trong ngân hàng đề của tôi còn hạn chế nên có thể chưa làm
xuất hiện hết những tồn tại và hạn chế. Vì vậy rất mong nhận được những nhận
xét, góp ý của các quý thầy cô để đề tài của tôi có thể phát huy được tác dụng
trong các giờ lên lớp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học 11, 12.
2. Hệ thống đề thi đại học các năm 2007-2011
3. Hệ thống đề thi thử của các trường chuyên trong cả nước năm 2012


19


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ....................................................................2
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................3
II. SỬ DỤNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TẠO ĐỂ CỦNG CỐ
TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ .............................................7
III. MỘT SỐ CÂU HỎI TNKQ VỀ XÁC ĐỊNH CTCT DỤă VÀO TÍNH
CHẤT CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ GIẢNG DẠY MÔN HOÁ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH THPT.............................................................................12
IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................17
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG.................................................................20

20



×