Luận văn thạc sĩ
Ngữ nghĩa và ngữ pháp
của cấu trúc nhân nhượng
trong tiếng Việt
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1.Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên
cứu 1
1.1.Lí do chọn đề
tài 1
1.2.Mục đích nghiên
cứu 2
2.Lịch sử nghiên
cứu 3
2.1. Các tác giả và những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về cấu trúc
nhân nhượng 3
2.2. Các tác giả và những công trình nghiên cứu về cấu trúc nhân nhượng
tiếng Việt 6
2.2.1.Quan điểm truyền
thống 6
2.2.2. Quan điểm lô gích - ngữ nghĩa
10
2.2.3. Quan điểm ngữ nghĩa cú pháp
12
2.2.4.Quan điểm chức
năng 14
3.Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu 16
4.Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ
liệu 16
5.Ý nghĩa của luận
văn 18
6.Bố cục luận
văn 18
CHƯƠNG 1: Tổng quan về quan hệ nhân nhượng và cấu trúc nhân nhượng.
20
1.1. Những tiền đề lý luận liên quan đến đề
tài 20
1.1.1. Quan hệ nhân nhượng
20
1.1.2. Quan hệ nhân
quả 21
1.1.3. Quan hệ nhân nhượng trong mối quan hệ với quan hệ đối lập và quan
hệ nhân quả 25
1.2. Quan hệ nghịch nhân quả trong tiếng
Việt 35
1.3. Tính giả định và tính hiện thực của cấu trúc nhân
nhượng 40
1.4. Mô hình của cấu trúc nhân
nhượng 42
1.4.1.Dù P thì
Q 43
1.4.2.Mặc dù P,
Q 43
CHƯƠNG 2 : Đặc điểm ngữ nghĩa và những phương tiện hình thức biểu hiện
cấu trúc nhân nhượng trong tiếng
việt 45
2.1. Phân loại cấu trúc nhân nhượng trong tiếng
Việt 45
2.1.1. Cách phân loại cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt của các nhà Việt
ngữ 45
2.1.2.Cách phân loại cấu trúc nhân nhượng tiếng Việt của luận văn 51
2.2. Ngữ nghĩa và ngữ pháp của cấu trúc nhân
nhượng 55
2.2.1. Cấu trúc nhượng bộ “Mặc dù P nhưng Q”
55
2.2.2. Cấu trúc điều kiện - nhượng bộ “Dù P thì Q”
59
2.3. Phương tiện hình thức biểu hiện cấu trúc nhân nhượng tiếng
Việt 63
2.3.1. Trật tự (P, Q)
63
2.3.2. Trật tự (Q, P)
64
2.4. Các liên từ tiêu biểu cấu trúc nhân nhượng tiếng
Việt 66
CHƯƠNG 3: Cấu trúc nhân nhượng trong sử
dụng 72
3.1. Cấu trúc nhân nhượng qua một số phong
cách 72
3.2. Biểu hiện của cấu trúc nhân
nhượng 75
3.2.1. Biểu hiện cấu trúc nhượng bộ
75
3.2.2. Biểu hiện của cấu trúc điều kiện - nhượng bộ
78
3.3. Một số trường hợp đặc
biệt 79
3.4. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về cấu trúc nhân nhượng
81
3.4.1. Chỉ tố “dù”, “tuy”, “mặc dù”
81
3.4.2. Chỉ tố
“nhưng” 84
3.4.3. Chỉ tố “cũng”, “vẫn”
86
3.4.4. Lí do nhầm
lẫn 88
3.4.5. Giải pháp khắc
phục 94
KẾT
LUẬN 96
THƯ MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);}
1024x768 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style
Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-
noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-
parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-
para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-
size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times
New Roman";}
2.1. Phân loại cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt
2.1.1. Cách phân loại cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt của
các nhà Việt ngữ
Cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt dường như ít được giới Việt ngữ
quan tâm. Các nhà ngữ pháp học khi đề cập đến cấu trúc nhân nhượng chỉ
điểm qua một vài dạng thức tiêu biểu về hình thức ít người phân loại cấu trúc
nhân nhượng. Điển hình như các tác giả sau:
1. Hoàng Tuệ
Trong Giáo trình về Việt ngữ, Hoàng Tuệ không phân loại cấu trúc
nhân nhượng. Ông chỉ nêu ra những đặc điểm về mặt hình thức và mô hình
cơ bản của cấu trúc nhân nhượng và cho rằng kết cấu “dầu P thì Q” là kiểu
kết cấu của những câu phức hợp có quan hệ phụ thuộc nhượng bộ. Trong đó
P là mệnh đề phụ bắt đầu bằng “dầu”, “mặc dầu”, “dẫu”; trong Q thường
dùng “cũng”. P và Q là hai mệnh đề với hai kết cấu Đề - thuyết. Ông khái
quát bằng mô hình sau:
1. Hoàng Trọng Phiến và
Nguyễn Kim Thản
Hoàng Trọng Phiến cũng
không phân loại cấu trúc một cách rõ ràng cụ thể nhưng qua cách thể hiện
quan điểm về ngữ nghĩa của các liên từ “tuy” và “mặc dù”. Ông viết “mặc dù
DẦU (Đ1 – T1) THÌ (Đ2 – CŨNG – T2).
” chỉ là giả thiết, điều kiện về một tình hình nào đó, “ tuy ” không phải
là giả thiết mà là sự thực” [78, tr. 226]. Hoàng Trọng Phiến đã nhầm giữa
“dù” với “mặc dù”. “Mặc dù” xuất hiện trong câu khi sự tình nói đến đã diễn
ra.
Nguyễn Kim Thản chỉ liệt kê các liên từ có trong cấu trúc nhân nhượng
như “Tuy”, “dù”, “ mặc dù” v.v. Ngoài ra ông chú ý thêm những vị từ tình
thái đi kèm với các liên từ chỉ sự nhượng bộ như “vẫn”, “cũng”. Mặc dù chỉ
nhắc đến những chỉ tố nhân nhượng nhưng ông cũng đã chú ý đến hai yếu tố
quan trọng trong cấu trúc nhân nhượng “vẫn”, “cũng”.
1. Hồ Lê
Khi bàn về câu điều kiện – hệ quả trong công trình “Cú pháp tiếng
Việt”, Hồ Lê căn cứ vào tiêu chí nội dung của điều kiện và tính chất của mối
quan hệ điều kiện – hệ quả để phân loại. Theo đó, có bốn kiểu nhưng trong
đó có ba kiểu là cấu trúc nhân nhượng như bảng sau:
Tiêu chí Phân loại Dạng thức của cấu trúc
Nội dung của điều kiện Điều kiện giả định Dù (cho) … thì
Điều kiện hiện thực Tuy … nhưng…
Tính chất của mối quan Điều kiện thuận hệ quả Vì … nên…
hệ điều kiện – hệ quả (*)
Điều kiện nghịch hệ quả
Tuy … nhưng…
Bảng 2.1: Bảng phân loại câu điều kiện của Hồ Lê
Chú thích:
(*) không phải cấu trúc nhân nhượng.
Căn cứ vào bảng trên ta thấy cấu trúc nhân nhượng có điều kiện giả
định và điều kiện hiện thực đều thuộc cấu trúc nhân nhượng có điều kiện
nghịch hệ quả. Kết hợp hai tiêu chí nội dung của điều kiện và tính chất của
mối quan hệ điều kiện nghịch hệ quả ta thấy theo quan điểm của Hồ Lê thì
cấu trúc nhân nhượng chỉ có hai loại:
1. Cấu trúc nhân nhượng có điều kiện giả định nghịch với hệ quả: dù
cho…, cho dù…, dù…, dầu…, ví dù…, ví dầu…
2. Cấu trúc nhân nhượng có điều kiện hiện thực nghịch với hệ quả: mặc
dù… nhưng…, tuy… nhưng…
Điều cần lưu ý ở đây là khi Hồ Lê đưa ra loại cấu trúc nhân nhượng có
điều kiện hiện thực nghịch với hệ quả ông cho rằng quan hệ giữa hai tiểu cú
phải liên kết bằng hai liên từ đứng đầu mỗi tiểu cú, còn với loại cấu trúc nhân
nhượng có điều kiện giả định nghịch với hệ quả thì ông chỉ đưa ra một liên từ
ở tiểu cú mang ý nghĩa nhân nhượng. Vậy phải chăng như thế không có tính
cân đối giữa hai tiểu cú? Thực ra ở đây yếu tố cần nhất là liên từ chỉ ý nhân
nhượng, còn liên từ thứ hai kia có thể có hoặc không. Nếu không có liên từ
thứ 2 thì ranh giới giữa hai tiểu cú được ngăn cách bằng dấu phẩy (,). Tuy
nhiên phải thừa nhận rằng, hình thức đầy đủ với cấu trúc nhân nhượng cần có
hai liên từ đứng trước hai tiểu cú trong cấu trúc nhân nhượng.
4. Nguyễn Đức Dân
Nguyễn Đức Dân gọi cấu trúc nhân nhượng là cấu trúc nghịch nhân
quả. Xuất phát từ tiêu chí trạng thái của các đối tượng xảy ra theo thứ tự thời
gian được đề cập đến trong cấu trúc nhân nhượng, ông phân cấu trúc nghịch
nhân quả làm hai loại: cấu trúc nghịch nhân quả sớm và cấu trúc nghịch nhân
quả muộn. Cụ thể như bảng dưới đây:
Loại Kiểu Dạng thức của cấu trúc Giải thích
Cấu
trúc
nghịch
nhân
quả
sớm
1
Tuy X còn A nhưng (mà)
Y đã D
song
Đối tượng X còn
ở trạng thái A
nhưng đối tượng
Y đã chuyển
sang trạng thái
D. Sở dĩ có ý
nghĩa này là do
sự kết hợp của
liên từ chỉ nhân
nhượng và kết
cấu “còn … đã”,
“mới … đã”.
2 Tuy X mới A nhưng (mà) Y đã D
song
3 Tuy X chưa A nhưng (mà) Y đã D
song
Đối tượng X
chưa sang trạng
thái A nhưng đối
tượng Y đã
chuyển sang
trạng thái D nhờ
sự liên kết giữa
cấu trúc nhân
nhượng với kết
cấu “chưa… đã”
4 Tuy X đã A nhưng (mà) Y vẫn
(còn) D
song
Đối tượng X đã
chuyển sang
trạng thái A
nhưng đối tượng
Y vẫn còn ở
trạng thái D nhờ
sự liên kết giữa
cấu trúc nhân
nhượng với kết
cấu “đã … vẫn”.
5
Tuy X đã A nhưng
(mà) Y vẫn (còn) chưa D
song
Đối tượng X đã
chuyển sang
trạng thái A
nhưng đối tượng
Y vẫn còn chưa
sang trạng thái D
nhờ sự liên kết
giữa cấu trúc
nhân nhượng với
kết cấu “đã …
vẫn chưa” theo
quy luật thông
thường.
Cấu
trúc
nghịch
6 Dù Sự kiện B tất yếu
sẽ xảy ra cho dù
sự kiện A là yếu
nhân
quả
muộn
Dẫu A nhưng (mà) vẫn D
Dầu song
tố cản trở.
7 Mặc dầu A nhưng (mà) vẫn B
Mặc dù song
Sự kiện D tất
yếu sẽ xảy ra cho
dù sự kiện A là
yếu tố cản trở,
Sự kiện A và B
đều đã xảy ra
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các dạng cấu trúc nghịch nhân quả của Nguyễn
Đức Dân
Trong đó X và Y có thể là cùng một đối tượng hoặc cũng có thể là hai
đối tượng khác nhau.
Cách phân loại của Nguyễn Đức Dân tương đối cụ thể nhưng trong các
kiểu mà ông đưa ra chúng tôi không thấy cấu trúc dạng “dù …thì…”. Theo
chúng tôi ông có sự nhầm lẫn trong kiểu số 6. Có lẽ ông muốn nói đến cấu
trúc này chăng?
Vì khi diễn giải kiểu số 6 ông có nói:
Sự kiện A chưa xảy ra, nó chỉ có tính chất giả định về A.
Các từ dầu (dù), dẫu đã tạo ra tính chất giả định này dùng để biểu
thị ý chí của chủ thể: B tất yếu sẽ xảy ra, dù có xuất hiện A là yếu
tố cản trở nó xuất hiện. [20; tr.214]
5. Nguyễn Vân Phổ
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu về cấu trúc nhân nhượng của các nhà
Việt ngữ và ngữ học nước ngoài (Iten, Konig, Sweetzer v.v.) một cách có
chọn lọc, Nguyễn Vân Phổ đã có cách phân loại cấu trúc nhân nhượng rành
mạch với hai dạng:
- Cấu trúc nhượng bộ “Mặc dù P, Q”
- Cấu trúc điều kiện – nhượng bộ “Dù P thì Q”.
Luận văn lấy quan điểm này để triển khai.
2.1.2. Cách phân loại cấu trúc nhân nhượng tiếng Việt của luận
văn
Nhìn chung, các cách phân loại trên chưa mang tính phổ quát cho tất cả
các cấu trúc nhân nhượng trong tiếng Việt (trừ quan điểm của Nguyễn Vân
Phổ). Tiếp thu thành tựu của các tác giả nước ngoài và các nhà Việt ngữ đi
trước đồng thời căn cứ vào đặc điểm của tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành
phân loại cấu trúc nhân nhượng . Cụ thể vấn đề sẽ được trình bày dưới đây:
2.1.2.1. Tiêu chí phân loại
Ngôn ngữ có cách biểu đạt rất phong phú. Cùng một hình thức nhưng
có thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau và ngược lại, để biểu thị một sự việc
thì có nhiều cách thể hiện. Chính vì thế nếu chỉ căn cứ vào hình thức để phân
loại thì sẽ không chính xác vì rơi vào chủ nghĩa hình thức, bỏ qua những yếu
tố ngữ nghĩa. Chúng tôi dựa trên sự kết hợp giữa hai yếu tố hình thức với ngữ
nghĩa của cấu trúc nhân nhượng để phân loại, cụ thể là tiêu chí quan hệ nhân
quả và tiêu chí tính hiện thực.
a. Tiêu chí quan hệ nhân quả
Qua chương 1 của luận văn, chúng ta đã thấy quan hệ nhân quả được
rất nhiều tác giả căn cứ để xem xét phân loại cấu trúc nhân nhượng như
Konig, Iten, Sweetzer … Khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy quan hệ nhân
quả là cơ sở nhận biết cấu trúc nhân nhượng mà cụ thể là quan hệ nhân quả
nghịch. Chính vì vậy mà khi tiến hành phân loại cấu trúc nhân nhượng chúng
ta cần xem xét quan hệ giữa P và Q có phải là quan hệ nhân quả nghịch hay
không. Kết quả thu thập được tiến hành phân nhóm để chọn lọc các câu chứa
mối quan hệ nhân quả nghịch và câu chứa mối quan hệ nhân quả thuận.
b. Tiêu chí tính hiện thực
Khi tiến hành khảo sát và phân loại câu điều kiện tiếng Nhật, Naoko đã
vận dụng cách phân loại của các nhà triết học cổ điển là dựa trên phạm trù giả
định và hiện thực. Kế thừa thành tựu này, Lê Thị Minh Hằng [42] đã phân
loại câu điều kiện tiếng Việt và đi đến kết luận tiếng Việt có 9 tiểu loại điều
kiện.
Xét thấy tính khả dụng của tính hiện thực giúp phân biệt ý nghĩa của
các trường hợp biểu hiện ý nghĩa nhân nhượng nên chúng tôi đã vận dụng
quan điểm này để tiến hành công việc phân loại. Cũng phải nói thêm, tính
hiện thực ở đây còn được hiểu là thái độ của người nói đối với hiện thực
(Tính giả định và tính hiện thực của cấu trúc nhân nhượng, xem 1.3).
2.1.2.2.Các bước phân loại cấu trúc nhân nhượng tiếng Việt
BƯỚC 1
Dựa vào quan hệ nghịch nhân quả để xác định cấu trúc nhân nhượng
điển hình và cấu trúc nhân nhượng không điển hình.
Xét ví dụ sau:
(49) Tuy trời mưa nhưng nó vẫn đi chơi.
A có kế hoạch đi chơi nhưng bất ngờ trời mưa. Rõ ràng đây là một cản
trở đối với A. Rất có thể vì nó mà kế hoạch đi chơi bị hủy. Tuy nhiên A vẫn
quyết tâm vượt qua điều kiện cản trở ấy. Chúng tôi gọi đây là dạng cấu trúc
nhân nhượng điển hình.
Cấu trúc nhân nhượng điển hình là giữa P và Q thể hiện mối quan hệ
nghịch nhân quả. Cụ thể như sau: thông thường P sẽ dẫn đến Q nhưng trong
bối cảnh bị cản trở nào đó nên P dẫn đến ~Q.
(50) Tuy Na cao nhưng cô ấy không giỏi bóng rổ.
Theo suy luận thông thường cũng là quan hệ nhân quả thì người nào
cao sẽ có điều kiện chơi bóng rổ tốt. Nhưng trường hợp của Na lại ngược lại.
Khi đó chúng ta nói rằng, quan hệ giữa việc Na cao và Na không giỏi bóng rổ
là quan hệ nhân nhượng.
Khi nói đến mối liên quan giữa sự tình Na cao và môn thể thao bóng rổ
thì người nghe sẽ kì vọng vào khả năng chơi bóng rổ tốt của Na, tuy nhiên
kết luận “nhưng” đã phủ nhận sự kì vọng đó.
Ở trường hợp này “nhưng” đánh dấu một vai trò quan trọng trong mối
quan hệ về nghĩa giữa P với Q. Khi ấy mối quan hệ giữa P và Q là quan hệ
nhân quả trực tiếp (chúng tôi kí hiệu là P → Q).
Cấu trúc nhân nhượng không điển hình là giữa P và Q không có mối
quan hệ nhân quả trực tiếp mà cần đến một yếu tố thứ ba R làm trung gian. Ở
đây sẽ xuất hiện hai mối quan hệ: P với R và Q với R. Ví dụ:
(51) Cái ghế này đẹp nhưng đắt.
Rõ ràng người nghe thấy tính chất đẹp (P) của cái ghế thì rất vừa ý và
muốn mua (R) nhưng khi nghe giá ghế đắt (Q) thì lại băn khoăn và nghĩ là
không nên mua (~R). Sức mạnh của “nhưng” đứng trước “đắt” giúp người
nghe nhận ra được thái độ của người nói sẽ không mua cái ghế này. Lúc này
ta thấy lực tác động của Q mạnh hơn P.
Với dạng thức cấu trúc nhân nhượng không điển hình, ngữ nghĩa của
phát ngôn chỉ được hiểu đúng khi có sự hỗ trợ của ngữ cảnh giao tiếp. Quan
hệ giữa P và Q là quan hệ nhân quả gián tiếp qua R (P-/→ Q).
BƯỚC 2
Trong cấu trúc nhân nhượng chúng tôi dựa trên tiêu chí tính hiện thực
phân ra làm hai loại cấu trúc nhân nhượng là cấu trúc nhượng bộ và cấu trúc
điều kiện nhượng bộ.
Sự khác nhau để nhận diện hai dạng này là cấu trúc nhượng bộ diễn tả
sự tình đã xảy ra trong thực tế (+ hiện thực) còn cấu trúc điều kiện - nhượng
bộ diễn tả sự tình chưa xảy ra (- hiện thực).
Ví dụ:
(52) Cô ấy không đẹp nhưng có duyên. (cấu trúc nhượng bộ)
(53) Dù chiều nay trời mưa thì tôi vẫn đi. (cấu trúc điều kiện - nhượng bộ)
2.1.2.3. Kết quả phân loại cấu trúc nhân nhượng tiếng Việt
Sau khi tiến hành các bước phân loại trên, kết hợp hai tiêu chí quan hệ
nhân quả và tính hiện thực, chúng tôi thu thập được các loại cấu trúc nhân
nhượng trong tiếng Việt như sau:
Loại cấu trúc nhân
nhượng
Ví dụ Kiểu quan hệ
Cấu trúc
nhân
nhượng
điển hình
+Hiện
thực
(54) Tuy rằng các “chú” và
các anh chưa hề có biểu hiện
thiếu nghiêm túc nhưng cô
cũng cảm thấy chán cuộc sống
ở nhà.
(Thời xa vắng – Lê Lựu)
Nhượng bộ
-
Hiện thực
(55) Dù chiều nay trời mưa thì
tôi vẫn đi.
Điều kiện –
nhượng bộ
Cấu trúc nhân nhượng
không điển hình
(56) Cái ghế này đẹp nhưng
đắt.
Nhượng bộ
Bảng 2.3: Bảng phân loại cấu trúc nhân nhượng
Gồm 3 loại:
- Cấu trúc nhượng bộ điển hình: + hiện thực và P → Q
- Cấu trúc nhượng bộ không điển hình: + hiện thực và P -/→ Q
- Cấu trúc điều kiện nhượng bộ: - hiện thực và P → Q
Trong quan hệ P -/→ Q cần thêm yếu tố tiền giả định R làm trung gian.
Nếu theo quan điểm của Sweetzer cho rằng đó là tri thức nền giữa hai đối
tượng giao tiếp thì 3 tiểu loại cấu trúc nhân nhượng trên có thể gộp thành 2
tiểu loại:
- Cấu trúc nhượng bộ: “Mặc dù P nhưng Q”, “Tuy P nhưng Q”
- Cấu trúc điều kiện nhượng bộ: “Dù P thì Q”
Chúng tôi chỉ phân loại dạng đầy đủ các chỉ tố cấu trúc nhân nhượng.
Ngoài các hình thức này, cấu trúc nhân nhượng còn có các dạng tỉnh lược
khác, có thể là tỉnh lược một liên từ trước P hoặc Q, cũng có thể tỉnh lược cả
hai liên từ trước P và Q đồng thời có sự xuất hiện của vị từ tình thái “cũng”,
“vẫn”. Khi đi vào từng loại cụ thể chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn các dạng
này.
2.2. Ngữ nghĩa và ngữ pháp của cấu trúc nhân nhượng
2.2.1. Cấu trúc nhượng bộ “Mặc dù P nhưng Q”
Trong cấu trúc “Mặc dù P nhưng Q” (dạng đầy đủ) (tương đương với
cấu trúc “Tuy P nhưng Q”) ta có một kết cấu đề - thuyết P - Q. Cũng có dạng
thức tỉnh lược liên từ đứng trước Q biểu hiện dưới biểu thức “Mặc dù P, Q”
thì lúc này P là thành phần trạng ngữ đứng trước. Kết cấu đề - thuyết của P
hoàn toàn có thể thay bằng một danh ngữ tương ứng, chẳng hạn như từ ví dụ:
(54)“Trời mưa, nó vẫn đi chơi” có thể diễn đạt theo kiểu “Trong tình hình
trời mưa, nó vẫn đi chơi”, “Khi trời mưa, nó vẫn đi chơi”, hay như “Ngay cả
trong tình hình trời mưa nó vẫn đi chơi”, “Ngay cả khi trời mưa nó vẫn đi
chơi”. Và “mặc dù” có thể được thay bằng một số chỉ tố nhượng bộ khác (mà
màu sắc vị từ còn rõ rệt – nghĩa là mức độ hư hóa ít hơn “mặc dù”). Chẳng
hạn:
(55) a. Mặc bệnh tật, chị vẫn đi làm.
b. Bất kể bệnh tật, chị vẫn đi làm.
c. Kể cả khi bệnh tật, chị vẫn đi làm.
d. Chẳng kể bệnh tật, chị vẫn đi làm. (Dẫn theo Nguyễn Vân Phổ [80;
tr.49])
Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo cho rằng “mặc dù
P” là một tiểu cú giữ vai trò trạng ngữ trong câu, bổ sung “ý nhượng bộ” cho vị
ngữ.
Trong tiếng Anh cấu trúc “Although P, Q” không xuất hiện “nhưng”;
còn tiếng Việt lại khác, “mặc dù” và “nhưng” như một cặp liên từ liên ứng
để diễn đạt ý nghĩa ngược nhau của hai tiểu cú.
Khi “mặc dù P” đứng đầu câu, có một đòi hỏi thiết yếu đối với Q đó là
Q phải được tình thái hóa đủ tường minh và có quan hệ hô ứng với P. Ví dụ:
(56) a. Mặc dù đã ngũ tuần, bà ấy vẫn đẹp.
b. Mặc dù chỉ đóng một bộ phim, ông cũng nổi tiếng.
Ở (a) và (b) sự xuất hiện của từ tình thái là bắt buộc. Nếu thay đổi vị trí
của P và Q cho nhau thì ta có một cấu trúc Đề - thuyết có trạng ngữ bình
thường (“Q, mặc dù P”). Khi đó, sự hiện diện của tác tố tình thái không còn
bắt buộc nữa. Ví dụ:
(60) a. Bà ấy đẹp, mặc dù đã ngũ tuần.
b. Ông nổi tiếng, mặc dù chỉ đóng một bộ phim.
Về ngữ nghĩa, trạng ngữ P biểu thị một sự tình không phải là nguyên
nhân mà là điều kiện bất lợi hoặc trở ngại của Q. Nhưng người nói nhận định
rằng trong tình hình đó sự tình Q (vẫn/ cũng) diễn ra (cần căn cứ vào ngữ
cảnh của câu nói). Ta có thể diễn giải ngữ nghĩa của câu như sau: thông
thường P không gây ra Q, (nhưng trong trường hợp này) P vẫn/ cũng Q.
Vai trò của vị từ tình thái “cũng/ vẫn” trong cấu trúc nhân nhượng là
rất quan trọng xét về mặt ý nghĩa. Trong nhiều trường hợp, cấu trúc “tuy…
nhưng” có thể tỉnh lược.
Xét ví dụ sau:
(61) Mặc dù chẳng ai mời nhưng nó vẫn tới.
Vẫn có thể nói: Mặc dù chẳng ai mời, nó vẫn tới.
Hay: Chẳng ai mời, nó vẫn tới.
Chúng ta có thể thấy rằng, “nhưng” có thể được thay thế bằng dấu phẩy
(,), liên từ “mặc dù” xuất hiện hay không thì vẫn đảm bảo nội dung. Ngoài
những yếu tố nòng cốt của câu, ta thấy phó từ “vẫn” xuất hiện trong tất cả
các trường hợp. Nếu tỉnh lược “vẫn” câu sẽ trở thành “Chẳng ai mời, nó tới”.
Rõ ràng nếu tỉnh lược và giữ nguyên hình thức, hai vế của câu không hề có
sự liên kết gì về nghĩa, nếu bỏ đi dấu phẩy giữa hai vế thì ngữ nghĩa của câu
hoàn toàn thay đổi: chẳng có ai mời nó tới cả (vì thế mà nó không đến), trong
khi đó, nghĩa gốc là “nó có đến”. Vậy phải chăng vai trò của “vẫn” mang tính
chủ đạo trong cấu trúc nhân nhượng dạng này?
Khi hai tiểu cú diễn đạt hai sự tình liên kết với nhau bằng chỉ tố đối lập
“nhưng” thì sự có mặt của “mặc dù” (và cả yếu tố tình thái ở tiểu cú Q) trở
thành không quan yếu. Trong tiếng Việt, cấu trúc nhượng bộ đánh dấu bằng