Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn tổ chức ngoại khóa – vui học vật lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.34 KB, 14 trang )

Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

Lời mở đầu
Vật lý học là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với cuộc sống, học sinh có
thể vận dụng những kiến thức vật lý đã được học vào cuộc sống.
Chuyên đề “Tổ chức ngoại khóa – Vui học vật lý 11” sẽ trình bày một hình
thức tổ chức ngoại khóa và nội dung của buổi ngoại khóa. “Vui học vật lý 11” sẽ
tạo sân chơi vui tươi, bổ ích, giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức đã học và mở
rộng hiểu biết về môn Vật lý, qua đó thấy được tầm quan trọng của bộ môn này và
ứng dụng các thành tựu một cách hiệu quả để phục vụ cuộc sống. Đồng thời rèn
luyện cho học sinh tính năng động, sáng tạo và tinh thần tập thể

GV: Ngô Thị Kim Hòa

1


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1.

Đối tượng tham gia
-

Học sinh lớp 11

-

Có thể chọn mỗi lớp một học sinh, sau đó chia làm 4 đội thi.


-

Có thể tổ chức thi vòng loại để chọn 4 lớp có số điểm cao nhất vào
chung kết

2.

Nội dung

 Nội dung: những kiến thức cơ bản đã học ở chương trình lớp 11
 Cuộc thi gồm có 5 vòng
- Vòng 1: “Kiến thức”
o Gồm 10 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn. Các đội có 20s để suy
nghĩ. Sau 20s, các đội sẽ đưa ra câu trả lời bằng cách giơ bảng A, B, C, D.
Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm
- Vòng 2: “ Nhanh trí”
o Mỗi đội sẽ chọn 1 gói câu hỏi bao gồm 10 câu hỏi trả lời nhanh. Mỗi câu hỏi
ứng với một mảnh ghép của bức tranh (chân dung 1 nhà vật lý học). Nếu trả
lời đúng thì mảnh ghép sẽ hiện ra.
o Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm. Đoán đúng hình nền sẽ được 20 điểm.
o Các đội được quyền đoán tên nhà vật lý học sau khi có 5 mảnh ghép đã được
lật. Nếu đoán sai thì không được tiếp tục cuộc thi
o Các đội cử 1 đại diện đọc câu hỏi, các thành viên còn lại sẽ trả lời. Thời gian
cho phần thi là 90s
- Vòng 3: “Vật lý và cuộc sống”.
o Ở phần thi này các đội lần lượt bấm chuông để giành quyền giải thích các
hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Mỗi câu hỏi sẽ có 40 giây để suy nghĩ và
trả lời. Điểm tối đa cho mỗi câu hỏi là 20 điểm.
- Vòng 4: “Tiếp sức”


GV: Ngô Thị Kim Hòa

2


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

o Các đội cùng tham gia giải một đề tiếp sức hỗn hợp gồm 4 câu hỏi tự luận.
Đáp số của câu trước được sử dụng làm dữ kiện cho câu sau. Nếu một câu nào
đó bị giải sai thì các câu tiếp theo không được tính điểm.
o Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.

o Cả đội có tổng thời gian 8 phút, việc phân chia thời gian cho mỗi thành viên là
tùy ý các đội. Tuy nhiên, mỗi thành viên chỉ được giải tối đa 1 câu hỏi.
* Tổng kết số điểm của 4 vòng, sau đó chọn 2 đội có số điểm cao nhất vào vòng
5
- Vòng 5: “Đối kháng”
o Câu hỏi dạng tự luận.
o Mỗi đội lần lượt cử từng thành viên đấu với thành viên đội bạn.
o Cả hai sẽ giành quyền trả lời câu hỏi bằng cách bấm chuông. Nếu trả lời đúng,
thì thắng và sẽ thi đấu với người tiếp theo của đội kia. Nếu trả lời sai thì bị
loại; người kia sẽ được tính thắng
o Đội nào không còn người đấu được nữa sẽ bị tính thua cuộc.

3.

Kết quả

Tổng kết số điểm sau 5 vòng thi, trao giải cho các đội I, II, III và khuyến khích


GV: Ngô Thị Kim Hòa

3


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

NỘI DUNG CÂU HỎI
1 Vòng 1: “Kiến thức”
o Gồm 10 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn.
o Các đội có 20s để suy nghĩ. Sau 20s, các đội sẽ đưa ra câu trả lời bằng
cách giơ bảng A, B, C, D.
o Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm
Câu 1. Hình vẽ sau biễu diễn đường sức điện của
2 điện tích điểm A và B. Hỏi A và B có thể
mang điện gì?
A. A mang điện dương, B mang điện dương
B. A mang điện âm, B mang điện âm
C. A mang điện dương, B mang điện âm
D. A mang điện âm, B mang điện dương
Câu 2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?
A. Về mùa đông lược dính rất nhiều vào tóc khi chải đầu.
B. Chim thường xù lông vào mùa rét.
C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường.
D. Sét giữa các đám mây.
Câu 3. Hãy chọn hình vẽ đúng

Câu 4. Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện
không đổi?
A.Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là đinamô.

B. Trong mạch điện kín của đèn pin.
C. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy.
D. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời.
Câu 5. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi
GV: Ngô Thị Kim Hòa

4


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

A. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.
B. Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.
C. Không mắc cầu chì cho mạch điện kín.
D. Dùng pin (hay ác quy) để mắc một mạch điện kín.
Câu 6. Cho mạch điện như hình vẽ, số chỉ của Ampe kế và Vôn kế thay
đổi như thế nào khi dịch chuyển con trượt sang bên trái hình vẽ ?
A. số chỉ của Ampe kế và Vôn kế đều giảm
B. số chỉ của Ampe kế và Vôn kế đều tăng
C. số chỉ của Ampe kế tăng, số chỉ của Vôn kế giảm
D. số chỉ của Ampe kế giảm và số chỉ của Vôn kế tăng
Câu 7. Chọn câu sai :

ng dụng của hiện tượng điện phân :

A. uyện kim
B. Mạ điện
C . Đúc điện .
D . Hàn điện
Câu 8. Từ trường không tương tác với:

A. Các điện tích chuyển động
B. Các điện tích đứng yên
C. Nam châm đứng yên
D. Nam châm chuyển động
Câu 9. Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng
mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có
hướng như hình vẽ:
N
A.

F

S
I

B. I

S

Câu 10.

F
N

I
C. N F

I
S


D. S

N
F

í do chính để chọn gương cầu lồi làm gương nhìn sau của ôtô, xe máy là vì

A. gương tạo ảnh ảo.
B. gương tạo ảnh gần hơn vật.
C. gương tạo ảnh lớn hơn vật.
D. gương có thị trường rộng.
Tổng kết số điểm vòng 1
GV: Ngô Thị Kim Hòa

5


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

2 Vòng 2: “ Nhanh trí”
o Mỗi đội sẽ chọn 1 gói câu hỏi bao gồm 8 câu hỏi trả lời nhanh. Mỗi câu
hỏi ứng với một mảnh ghép của bức tranh (chân dung 1 nhà vật lý học).
Nếu trả lời đúng thì mảnh ghép sẽ hiện ra.
o Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm. Đoán đúng hình nền sẽ được 20
điểm.
o Các đội được quyền đoán tên nhà vật lý học sau khi có 5 mảnh ghép đã
được lật. Nếu đoán sai thì không được tiếp tục cuộc thi
o Các đội cử 1 đại diện đọc câu hỏi, các thành viên còn lại sẽ trả lời. Thời
gian cho phần thi là 90s
1. Các điện tích cùng dấu khi đặt gần nhau sẽ - đẩy nhau

2. Điện môi là môi trường – cách điện
3. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành – ion dương
4. Không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ…đều là chất cách điện vì – không chứa các
điện tích tự do
5. Đại lượng vật lý đặc trưng điện trường về phương diện tác dụng lực – cường
độ điện trường
6. Đường sức điện của điện trường đều là – những đường thẳng song song cách
đều
7. Hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện – tụ
điện
8. Trị số của đại lượng nào cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện – cường độ
dòng điện
9. Đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện
thế nhất định – điện dung
10. Định luật Jun – enxơ cho biết điện năng biến đổi thành - Nhiệt năng
11. Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết - Điện năng mà gia đình đã sử dụng
12. Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ - Tăng lên
13.

Hạt tải điện trong kim loại – electron

14. Hạt tải điện cơ bản trong chất khí – electron, iôn dương và iôn âm
15. Tranzito bán dẫn có tác dụng – khuếch đại
GV: Ngô Thị Kim Hòa

6


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11


16. Nếu trong bình điện phân không có hiện tượng cực dương tan thì có thể coi
bình điện phân đó như – một máy thu điện
17. Theo định luật Pha -ra –đây về hiện tượng điện phân thì khối lượng chất được
giải phóng ra ở điện cực tỉ lệ với – đương lượng hoá học của chất đó
18. uyện nhôm là ứng dụng của hiện tượng – điện phân
19. Ở điều kiện bình thường, chất khí là môi trường – cách điện
20. ực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường được gọi là ực orenxơ
21. Thiết bị an toàn điện được sử dụng trong mạng điện gia đình, sẽ tự động ngắt
mạch khi cường độ dòng điện tăng quá mức – cầu chì
22. Môi trường vật chất tồn tại xung quanh nam châm hay dòng điện – từ trường
23. Bộ phận chính của máy quang phổ - lăng kính
24. Người có mắt cận thị, khi lớn tuổi thường keo kính gì – kính hội tụ và phân kì
25. Hiện tượng mắt chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở
xa – cận thị
26. Hiện tượng mắt chỉ nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở
gần – viễn thị
27. Người đầu tiên đã sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời – Ga-li-lê
28. 1 dụng cụ quang học có tiêu cự rất bé, dùng để quan sát những vật nhỏ - kính
lúp
29. Đơn vị điện dung – Fara
30. Hạt tải điện trên hai điện cực kim loại của bình điện phân – electron
31. Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế –vôn kế
32. Hai dây dẫn song song có dòng điện chạy ngược chiều nhau sẽ - đẩy nhau

GV: Ngô Thị Kim Hòa

7


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11


Chân dung của 4 nhà vật lý học nổi tiếng.

Sác-lơ Cu-lông (Charles Coulomb)

Vôn-ta

Fa-ra-đây

Jun
Tổng kết số điểm vòng 2

GV: Ngô Thị Kim Hòa

8


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

3 Vòng 3: “ Vật lý và cuộc sống”
o Ở phần thi này các đội lần lượt bấm chuông để giành quyền giải thích các
hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
o Mỗi câu hỏi sẽ có 40 giây để suy nghĩ và trả lời.
o Điểm tối đa cho mỗi câu hỏi là 20 điểm.
Câu 1.

Đồng xu dâng cao

-


Chuẩn bị một chiếc cốc không cho vào trong cốc một đồng xu kim
loại. Di chuyển chiếc cốc ra cho tới khi mắt bạn vừa không nhìn thấy đồng
xu ở trong chiếc cốc. Giữ nguyên vi trí đầu bạn và chiếc cốc, từ từ đổ nước
vào cốc thì bỗng bạn lại có thể nhìn thấy đồng xu! Hãy giải thích?

 ĐA:

Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng, ảnh được “nâng” lên gần mặt nước

so với vật.
Câu 2.

Vì sao khi đi đường gặp mưa giông, sấm sét dữ dội ta không nên đứng

trên những gò đất cao hoặc trú dưới gốc cây?
 ĐA: Những chổ nhô cao trên mặt đất giống như những mũi nhọn là nơi có
điện trường mạnh nhất; sét là tia lửa điện hình thành giữa đám mây mưa và mặt
đất nên thường đánh vào các đất mô cao, ngọn cây…
Câu 3.

Vì sao khi đặt một nam châm lại gần một máy thu hình đang hoạt

động thì hình ảnh trên màn hình bị nhiễu loạn?
 ĐA: ực lo-ren-xơ tác dụng lên chùm electron đang rọi vào màn hình làm
lệch quỹ đạo của dòng electron
Câu 4.

Các bức ảnh sau có thể minh họa cho thí nghiệm vật lý nào?

GV: Ngô Thị Kim Hòa


9


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

 ĐA: Vật bị nhiễm điện có thể hút các vật nhẹ
Câu 5.

Xem đoạn clip và giải thích hiện tượng

 ĐA: Hiện tượng dương cực tan
Tổng kết số điểm vòng 3

GV: Ngô Thị Kim Hòa

10


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

4 Vòng 4: “ Tiếp sức”
-

Các đội cùng tham gia giải một đề tiếp sức hỗn hợp gồm 4 câu hỏi tự luận.
Đáp số của câu trước được sử dụng làm dữ kiện cho câu sau. Nếu một câu
nào đó bị giải sai thì các câu tiếp theo không được tính điểm.

-


Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.

- Cả đội có tổng thời gian 8 phút, việc phân chia thời gian cho mỗi thành viên
là tùy ý các đội. Tuy nhiên, mỗi thành viên chỉ được giải tối đa 1 câu hỏi.
Câu 1: Trong các câu sau đây, có bao nhiêu câu đúng?
-

ực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa
chúng

-

Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của các lực lạ bên trong
nguồn điện

-

Kim lọai dẫn điện tốt vì mật độ các electron tự do rất cao

-

Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi cường độ dòng điện qua ống dây lớn

 ĐA: 2

Câu 2: Trong thời gian……..s có một điện lượng 1,5C dịch chuyển qua tiết diện
thẳng của dây tóc một bóng đèn. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn
 ĐA: 0,75A

Câu 3: Có 8 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 1,5V và điện

trở trong ……... Mắc các nguồn này thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm
hai dãy song song. Tính điện trở trong của bộ nguồn
 ĐA: 3

Câu 4: Một vòng dây phẳng có diện tích 80cm2 đặt trong từ trường đều B=…...
.10-4T, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Đột ngột véc tơ
cảm ứng từ đổi hướng trong 10-3s. Trong thời gian đó suất điện động cảm ứng
xuất hiện trong khung là bao nhiêu?
 ĐA: 4,8.10-3V
Tổng kết số điểm vòng 4. Chọn 2 đội có số điểm cao nhất để vào vòng 5

GV: Ngô Thị Kim Hòa

11


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

5 Vòng 5: “ Đối kháng cá nhân”
-

Câu hỏi dạng tự luận.

-

Mỗi đội lần lượt cử từng thành viên đấu với thành viên đội bạn.

-

Cả hai sẽ giành quyền trả lời câu hỏi bằng cách bấm chuông. Nếu trả lời

đúng, thì thắng và sẽ thi đấu với người tiếp theo của đội kia. Nếu trả lời sai
thì bị loại; người kia sẽ được tính thắng

-

Đội nào không còn người đấu được nữa sẽ bị tính thua cuộc.
Câu 1. Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng

không đổi. ực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong môi trường nào?
 ĐA: Chân không.

Câu 2. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế
tại điểm đó thay đổi như thế nào?
 ĐA: Không đổi.

Câu 3. Nêu hai đơn vị đo cường độ điện trường
 ĐA: V/m và N/C

Câu 4. Hệ số k trong công thức của định luật Culông có đơn vị là gì?
 ĐA: Nm2/C2
Câu 5. Kính hiển vi xuất hiện đầu tiên ở quốc gia nào?
 ĐA: Hà Lan

Câu 6. Mắt có thể nhìn thấy các ảnh trên màn hình tivi chuyển động là do
hiện tượng gì?
 ĐA: Hiện tượng lưu ảnh của mắt

Câu 7. Hiện tượng cơ bản được áp dụng trong cáp quang?
 ĐA: Hiện tượng phản xạ toàn phần
Câu 8. Đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn

điện.
 ĐA: Suất điện động
Câu 9. Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện
 ĐA: tác dụng từ
Câu 10. Vật liệu có điện trở đột ngột giảm đến bằng 0 khi nhiệt độ thấp hơn
một nhiệt độ tới hạn
 ĐA: vật liệu siêu dẫn
GV: Ngô Thị Kim Hòa

12


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

Câu 11. Kĩ thuật hàn điện là ứng dụng của hiện tượng gì?
 ĐA: hồ quang điện
Câu 12. 1 bộ phận trong mắt đóng vai trò như phim trong máy ảnh
 ĐA: màng lưới (võng mạc)

GV: Ngô Thị Kim Hòa

13


Ngoại khóa – Vui học vật lý 11

GV: Ngô Thị Kim Hòa

14




×