Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đảng chính trị singapo tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.55 KB, 11 trang )

I. Giới thiệu về Đảng chính trị
Theo dòng lịch sử các Đảng chính trị trên thế giới được ra đời và
phát triển ở mỗi khu vực và quốc gia khác nhau. Đảng chính trị (thường
gọi tắt là đảng) được hiểu là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục
tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là
bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư
tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một
liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực
hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo
vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó
.Đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong hệ thống
chính trị của các nước tư bản. Nó có vai trò là một trong những thành
phần cơ bản của chế độ chính trị, của xã hội công dân hiện đại, có ảnh
hưởng lớn đến đời sống chính trị, từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của
hệ thống chính trị. Đây là một tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai
cấp, của tầng lớp xã hội, nó liên kết, lãnh đạo những người đại diện tích
cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó để cùng thực hiện đạt những mục
tiêu và lý tưởng nhất định.
Ngày nay, trên thế giới không có quốc gia nào lại không có Đảng
chính trị. Hình thức tiền thân của Đảng chính trị là các nhóm chính trị,
các câu lạc bộ chính trị… Sự ra đời và phát triển của các Đảng chính trị
có liên quan chặt chẽ với quyền tồn tại của các nhóm khác nhau trong xã
hội, quyền các nhóm được kiểm soát, chi phối lãnh đạo và hạn chế
quyền của Đảng cầm quyền. Chúng phải có tổ chức, phải luôn tìm kiếm
sự ủng hộ từ dân chúng và phải khác biệt với các nhóm khác. Nếu như ở
Việt Nam là một quốc gia có duy nhất một Đảng cầm quyền đó là Đảng


cộng sản thỳ khác với nhiều nước khác trên thế giới là có sự xuất hiện
của nhiều Đảng phái chính trị trong số đó có đất nước Singapo.



II. Đảng chính trị Singapo
1. Khái quát tự nhiên về Singapo
Singapore được biết đến là một hòn đảo có hình dạng một
viên kim cương bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác. Có hai con đường
nối giữa Singapore và bang Juhor của Malaysia — một con đường nhân
tạo có tên Đường nối Johor-Singapor ở phía bắc, băng qua eo biển
Tebrau và chỗ nối thứ hai Tuas, một cầu phía tây nối với Juhor. Đảo
Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất của
Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao nhất của
Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.
Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía bắc
Singapore bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán
của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc
dùng cho nông nghiệp.
2. Đảng chính trị ở singapo
Là một quốc gia theo thể chế chính trị đa Đảng như ( Đảng cải
cách, Liên minh Dân chủ Singapo, Đảng Dân chủ Singapo, Đảng Nhân
dân Singapo, Đảng Công nhân….v..v..) nhưng trên thực tế suốt từ ngày
lập quốc tới nay đều là một đảng nắm chính quyền. Trong số 10 chính
đảng hiện đang hoạt động trên chính trường Singapore, duy nhất có một
đảng nắm chính quyền suốt từ ngày lập quốc tới nay. Đó là đảng Hành
động Nhân dân (People’s Action Party, PAP,viết tắt đảng HĐND) do
ông Lý Quang Diệu sáng lập và lãnh đạo từ năm 1954.
Đảng HĐND thành lập ngày 21/11/1954, thành phần ban đầu là
những trí thức Singapore từng học ở Anh Quốc về. Một trong số 3 người
sáng lập Đảng là luật sư Lý Quang Diệu (sinh 1923) được bầu làm Tổng
Bí thư đầu tiên. Mới đầu Đảng có xu hướng cực tả, liên minh với các



nghiệp đoàn theo chủ nghĩa cộng sản nhưng về sau dần dần coi nhẹ ý
thức hệ, chuyển sang theo quan điểm thực dụng, chủ yếu xét hiệu quả
hành động là chính và chủ trương Đảng “đại diện lợi ích của nhiều bên
trong nước”.Liên minh này hoạt động dưới ngọn cờ chung ( common
banner ) là chống thực dân
3.Tổ chức và hoạt động của Đảng Hành động nhân dân
Singapore
Đảng Hành động nhân dân hoạt động theo Khẩu hiệu là: “Chân
thành đoàn kết, nhất chí hành động “. Dưới tôn chỉ: “Xúc tiến phúc lợi
nhà nước và hạnh phúc của nhân dân”. Ngay từ khẩu hiệu mà đảng đề ra
đã nêu cao tinh thần làm việc vì nhân dân trên tinh thần đoàn kết, nhất trí
cao của các Đảng viên trong tổ chức.
Về cơ quan lãnh đạo cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương
gồm 12 thành viên, do đại hội đảng viên-cán bộ (hai năm họp một lần)
bầu ra. Vì là đảng cầm quyền nên các Ủy viên Trung ương đều là đại
biểu Quốc hội và Bộ trưởng. Đảng có Chủ tịch (Chairperson), Tổng Bí
thư và phó Tổng Bí thư. Tổng Bí thư đồng thời làm Thủ tướng đứng
đầu chính phủ, tức người lãnh đạo cao nhất của chính quyền. Lý Quang
Diệu là Thủ tướng đầu tiên thời gian 1959-1990, rồi đến Goh Chok
Tong (1990-2004), Lý Hiển Long (2004 tới nay).
Tổ chức cơ sở đảng là các chi bộ (branch), mỗi khu vực bầu cử
(ta gọi là đơn vị bầu cử) có một chi bộ, khu c lớn thì có tổng chi bộ ; cả
nước có 84 chi bộ. Không có tổ chức Đảng ở các cơ quan, xí nghiệp, khu
dân cư, đơn vị quân đội v.v… Đảng viên không công khai. Chỉ khi bầu
Quốc hội thì các đảng viên ứng cử mới công khai tư cách đảng viên.
Quy mô Đảng HĐND không lớn và bình thường không công bố số
lượng đảng viên. Năm 1999 nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng, Tổng Bí


thư Goh Chok Tong cho biết có khoảng 15 nghìn đảng viên, chiếm 0,2% số

dân.
Đảng HĐND đặc biệt chú trọng chất lượng đảng viên, chủ trương
số lượng đảng viên « ít mà tinh », đảng viên nào cũng thuộc lớp người
tinh hoa của dân tộc. Đảng không mù quáng phát triển số lượng đảng
viên và không tự đào tạo đảng viên mà chọn những người đặc biệt xuất
sắc trong xã hội và đã thành đạt trên một lĩnh vực nào đấy, đồng thời là
người hay phê bình Đảng HĐND với thái độ xây dựng để mời họ vào
Đảng, giao cho họ cương vị cao mà không cần xét tới thâm niên đảng.
Có người qua mười mấy năm vận động, thuyết phục mới đồng ý vào
Đảng, sau đó được đưa ra ứng cử vào Quốc hội rồi đề bạt làm Bộ
trưởng.
Đảng viên chia hai loại: đảng viên thường và đảng viên-cán bộ,
mỗi loại đều có thời gian dự bị. Ai muốn vào Đảng đều phải làm đơn xin
gia nhập và phải có người giới thiệu ; phải qua điều tra của tổ chức
đảng ; sau khi Ban Chấp hành trung ương bỏ phiếu thông qua thì trở
thành đảng viên dự bị. Khoảng 10% đảng viên trở thành đảng viên-cán
bộ. Muốn vậy họ phải trải qua quá trình phấn đấu ít nhất hai năm và phải
có cống hiến đặc biệt cho Đảng, phải được một Ủy viên trung ương giới
thiệu, cuối cùng được Trung ương Đảng bỏ phiếu thông qua. Thời gian
dự bị của đảng viên-cán bộ là một năm, sau đó mới trở thành đảng viêncán bộ chính thức. Cách lựa chọn đảng viên nghiêm ngặt như vậy đã
ngăn chặn được các phần tử cơ hội vào Đảng.
Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua việc cử đảng viên là đại biểu
Quốc hội đảm nhiệm các chức vụ Thủ tướng, Bộ và Thứ trưởng của tất
cả các Bộ trong chính phủ. Hoạt động chính trị của Đảng HĐND rất
đặc biệt :


Hình thức hoạt động rất khiêm tốn, không tuyên truyền về Đảng,
về vai trò của Đảng ; trên các phương tiện truyền thông cũng như trong
phát biểu của lãnh đạo hầu như không nhắc tới Đảng, không nhắc tới

chức vụ đảng của bất cứ người lãnh đạo nào mà chỉ nhắc tới cương vị
chính quyền của họ (chẳng hạn chỉ nói Thủ tướng mà không nói kèm
chức Tổng Bí thư Đảng HĐND). Đảng không sử dụng bộ máy quyền lực
nhà nước, không yêu cầu Quốc hội, Chính phủ hoặc bất cứ ai phải chấp
hành đường lối chính sách, nghị quyết của Đảng. Hiến pháp Singapore
không nhắc tới tên bất cứ chính đảng nào.
• Không tổ chức bộ máy của Đảng song song với bộ máy nhà
nước. Trụ sở Trung ương Đảng chỉ là một nửa của một tòa nhà hai tầng
nằm trong một khu nhà ở tập thể bình thường, chung nhà với trụ sở Quỹ
Cộng đồng
Đảng chủ trương xây dựng chế độ chính trị Quốc hội một viện
(không có Thượng viện) và tam quyền phân lập, thực hành đa đảng cạnh
tranh và dân chủ nghị viện; đồng thời kết hợp nền dân chủ phương Tây
với truyền thống văn hóa của cộng đồng người Hoa, Đảng đẩy mạnh
thực thi chiến lược người tài trị quốc; phát hiện và đề bạt nhân tài đưa ra
ứng cử Quốc hội sau đó tổ chức một chính phủ làm việc hiệu suất cao
đồng thời tập trung quyền quyết định đường lối vào lãnh tụ.
Hiến Pháp: trong Quốc hội tối thiểu phải có 18 ghế không thuộc
đảng cầm quyền; cho dù các đảng đối lập không giành được ghế nào
trong Quốc hội, nhưng một số lãnh tụ của họ vẫn được chỉ định làm đại
biểu Quốc hội (gọi là đại biểu không bầu, hiện có 9 ghế). [So sánh: Quốc
hội Việt Nam năm 1946 cũng dành riêng cho các đảng đối lập 70 ghế
không qua bầu cử].


Bầu cử: Từ năm 1993 Singapore bắt đầu thực hiện để cử tri trực
tiếp bầu Tổng thống. Chức vụ này nặng tính nghi lễ, nhưng có quyền
giám sát Thủ tướng và chính phủ; sau khi được bầu, Tổng thống phải rời
bỏ chính đảng cũ, trở thành không đảng phái; như vậy tiện cho việc giám
sát, thậm chí khởi tố mọi nhân vật chính phủ phạm luật, kể cả Thủ

tướng. Hiến pháp quy định Tổng thống và Quốc hội thuộc vào cơ quan
lập pháp,sử dụng cơ chế từng công dân trực tiếp bầu Quốc hội để chính
đảng nào giành đa số phiếu thì được quyền tổ chức chính phủ.
4. Các tổ chức “chính trị nhánh” được sự hỗ trợ của chính phủ
Tính chính danh lãnh đạo của PAP dược xác định và thể hiện ở sự
thành công về mặt kinh tế của Singapore. Tuy nhiên, để có được một vị
trí thống lĩnh và chi phối chính trường một cách tuyệt đối, PAP, từ
những ngày đầu tham gia chính trường Singapore, đã dựa vào những cơ
sở chính trị nhánh ( parapolitical institutions ) để củng cố vị trí. Bằng
cách áp dụng chính sách “huy động và tham gia có điều khiển”
(controlled mobilization and participation), những cơ sở chính trị nhánh
này vừa có mục đích hướng dẫn những nhân tài và thu dụng họ cho các
lĩnh vực khác nhau của chính phủ. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò như
một môi trường truyền thông kiến tạo một hệ thống thông tin giữa người
dân và chính quyền. Một khi điều khiển được những kênh thông tin hiệu
quả như vậy và ngăn không cho đối lập tiếp cận với các cơ sở chính trị
nhánh này, PAP đã thành công trong việc góp phần cô lập các đảng đối
lập.
Ba loại hình “cơ sở chính trị nhánh” chính là: Trung Tâm Cộng
Đồng (Community Centre - CC), Trung Tâm Tư Vấn của Công Dân
(Citizen’s Consultative Committees), và Ủy Ban Địa Phương (Town


Council). Việc dựa vào các cở sở chính trị này để củng cố quyền lực bắt
đầu nổi bật từ những năm đầu thập niên 1960s.
Trong những năm đầu thập niên 1960s, sau khi bị chia tách trong
đảng PAP giữa hai phe: phe cộng sản (Barisan Sosialis) và phe Tây học
thân phương Tây (PAP). Đứng giữa tình thế khó có thể củng cố được lực
lượng trong một khoảng thời gian ngắn (khi mà khả năng tiếp cận các
nghiệp đoàn và các cộng đồng người Hoa nằm trong tay các lãnh tụ theo

cánh tả) để thực thi một vai trò quyết định trong một giai đoạn lịch sử
quan trọng, các lãnh đạo PAP đã dựa vào các CC để tuyên truyền và
củng cố những ảnh hưởng tới những cơ sở ở các khu vực dân cư. Kinh
nghiệm nhận được và sự thành công trong chiến lược này là một nguyên
nhân để PAP thúc đẩy việc mở rộng một cách có kiểm soát các cơ sở
“chính trị nhánh” tương tự sau này.
5. Ưu điểm của Đảng hành động nhân dân
• Singapore được biết đến là quốc gia có nhiều sắc tộc và tôn
giáo, quan niệm giá trị đa dạng và phức tạp, cho nên đoàn kết toàn dân,
ngưng tụ lòng người là nhiệm vụ quan trọng nhất của đảng lãnh đạo.
Đảng HĐND đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, bình thường không ra
mặt lãnh đạo, không có biểu hiện tranh giành vai trò này mà đề xuất
quan niệm giá trị “ Quốc gia tối thượng; xã hội trước hết; gia đình là nền
tảng; xã hội là gốc rễ; quan tâm xã hội; tôn trọng cá nhân; bàn bạc đồng
thuận; tránh va chạm; khoan dung sắc tộc; tôn giáo hòa hợp nhau”. Đảng
tìm ra con đường trung gian giữa giữ gìn tính nhất trí xã hội (tính tập
thể) với giữ gìn mức độ tự do nhất định của cá tính (tính cá nhân); đường
lối này có tính bao dung và tính linh hoạt rất lớn, do đó được đông đảo
dân ủng hộ và có hiệu quả rõ rệt.


• Đảng vận dụng linh hoạt, kết hợp hữu cơ mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội với biện pháp của chủ nghĩa tư bản; một mặt đi con đường kinh tế
thị trường tự do cạnh tranh và cởi mở, phát huy năng lực các cá nhân,
một mặt tăng cường năng lực điều hành vĩ mô của nhà nước đối với đời
sống kinh tế của xã hội. Điều này chứng tỏ Đảng HĐND đã thấy được
tai hại của chủ nghĩa giáo điều (một đặc điểm của hệ tư tưởng ở phương
Đông) là kìm hãm sức sáng tạo của nhân dân
• Do có nền tảng vững chắc trong dân chúng nên Đảng HĐND
giữ được quan hệ tốt với các đảng đối lập chứ không có sự xung đột lợi

ích. Đảng cũng có quan hệ nhất trí với Tổng Công đoàn toàn quốc và các
tổ chức sắc tộc, thương mại và công nghiệp. Do đa số công nhân cho
rằng Đảng HĐND bênh vực lợi ích của họ nên nhiều tổ chức công đoàn
mong muốn được hoạt động dưới sự kiểm soát của Đảng và chính phủ.
● Đảng HĐND vừa thực hiện quyền lực tập trung vừa thực hiện
quyền lực trong sạch, không có tham nhũng biến chất. Đây là một đặc
điểm độc đáo có lẽ chỉ thấy ở Đảng này.


III. Kết luận
Sự thành công về kinh tế của Singapore trong suốt hơn 40 năm đã
là một đề tài thường xuyên được nhắc đến và trích dẫn như một mô hình
tham khảo về phát triển kinh tế đối với các nước đang phát triển, đặc biệt
là tại các nước mà mô hình độc đảng vẫn đang còn thống trị. Nó được đư
ra như là một biện cứ nhằm bảo vệ cho lập luận rằng mô hình độc đảng
vẫn có thể đưa đất nước đi lên về mặt kinh tế. Đảng Hành Động Nhân
Dân ở Singapo trở thành một chính Đảng tiên tiến và có nhiều ưu điểm
để các Đảng khác học tập trong đó có Việt Nam.


MỤC LỤC

5. Ưu điểm của Đảng hành động nhân dân...............................8



×