Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.25 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN CHÍ THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TIỀN CHẤT THUỐC NỔ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN CHÍ THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TIỀN CHẤT THUỐC NỔ TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ DẬU
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN ÁN

TS. Vũ Thị Dậu

PGS.TS. Phạm Văn Dũng

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử
dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này , tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn , giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Dậu đã dành rất nhiều thời gian
và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.


TÓM TẮT LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT
Tên luận văn: Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh tiền chất
thuốc nổ tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chí Thanh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
- Tổng hợp và làm sâu sắc thêm cơ sở luận về quản lý hoạt động kinh
doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam, các chính sách và phƣơng thức quản lý
cũng nhƣ những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình quản lý.
- Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc
nổ tại Việt Nam giai đoạn 2009-2014, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả về quản lý hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại
Việt Nam trong thời gian tiếp theo.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của về quản
lý hoạt động kinh doanh hóa chất nói chung và hoạt động kinh doanh tiền chất
thuốc nổ nói riêng tại Việt Nam.
- Đề xuất, kiến nghị giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam.
Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quản lý và các yêu cầu đối
với hoạt động kinh doanh hóa chất nói chung và hoạt động kinh doanh tiền



chất thuốc nổ nói riêng tại Việt Nam. Từ đó, học viên đã tìm ra đƣợc những
điểm mạnh cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục sửa chữa và nêu giải
pháp, kiến nghị với chính quyền các cấp trong hoạt động kinh doanh tiền chất
thuốc nổ tại Việt Nam.


MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i
Danh mục các bảng biểu ................................................................................... ii
Danh mục các hình vẽ ...................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC VỀ QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÓA CHẤT ........... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về QLNN đối với hóa chất ................. 4
1.2. Những vấn đề chung về QLNN đối với hoạt động kinh doanh hóa chất..... 6
1.2.1. Hóa chất và đặc điểm của kinh doanh hóa chất ............................. 6
1.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hóa chất ........... 15
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng ........................................................................ 23
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về QLNN đối với hoạt động kinh doanh tiền chất
thuốc nổ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................... 32
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại
một số nước .............................................................................................. 32
1.3.2. Bài học cho Việt Nam .................................................................... 36
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................. 37
2.1. Nguồn tài liệu ....................................................................................... 37
2.1.1. Nguồn tài liệu sơ cấp ..................................................................... 37
2.1.2. Nguồn tài liệu thứ cấp ................................................................... 37

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 38
2.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu ......................... 38
2.2.2 Phương pháp logic – lịch sử ........................................................... 40
2.2.3 Phương pháp thống kê .................................................................... 42
2.2.4 Phương pháp phân tích- tổng hợp .................................................. 42


2.2.5 Phương pháp phân tích ma trận SWOT ......................................... 43
2.2.6 Phương pháp khảo sát thực tế, điều tra ......................................... 43
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TIỀN CHẤT THUỐC NỔ TẠI VIỆT NAM .................................................. 44
3.1. Thực trạng kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam ...................... 44
3.1.1 Tình hình tiền chất thuốc nổ ........................................................... 44
3.1.2. Tình hình mua, bán nội địa tiền chất thuốc nổ ............................. 45
3.1.3 Tình hình xuất, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ ................................ 46
3.1.4. Tình hình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp – ngành chủ yếu sử
dụng tiền chất thuốc nổ............................................................................ 49
3.1.5. Yêu cầu đối với kinh doanh tiền chất thuốc nổ ............................. 52
3.2. Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động kinh doanh tiền chất
thuốc nổ tại Việt Nam.................................................................................. 55
3.2.1. Bộ máy QLNN tiền chất thuốc nổ .................................................. 55
3.2.2. Tình hình QL hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ ............... 59
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
doanh tiền chất thuốc nổ .............................................................................. 69
3.3.1. Những kết quả đạt được................................................................. 69
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 71
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TIỀN CHẤT THUỐC
NỔ TẠI VIỆT NAM ....................................................................................... 77
4.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng tăng cƣờng quản lý hoạt động kinh

doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam đến năm 2020 ................................ 77
4.1.1 Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền
chất thuốc nổ............................................................................................ 77
4.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ .................. 79


4.2 Giải pháp tăng cƣờng QLNN đối với hoạt động kinh doanh tiền chất
thuốc nổ tại Việt Nam.................................................................................. 79
4.2.1. Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................ 79
4.2.2 Đối với những lực lượng tham gia hoạt động kinh doanh tiền chất
thuốc nổ.................................................................................................... 84
4.2.3. Công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật ..................... 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CNHC

Công nghiệp hóa chất


2

ĐHKT

Đại học Kinh tế

3

ĐHQG

Đại học Quốc gia

4

BVTV

Bảo vệ thực vật

5

MNCs

Các công ty đa quốc gia

6

KHCN

Khoa học công nghệ


7

KHKT

Khoa học kĩ thuật

8

EU

9

QLNN

10

VLNCN

11

UBND

12

DN

13

GHS


14

TT

Thông tƣ

15



Nghị định

16

CP

Chính phủ

17

BCT

18

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

19


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Liên minh Châu Âu
Quản lý nhà nƣớc
Vật liệu nổ công nghiệp
Uỷ ban nhân dân
Doanh nghiệp
Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn
hóa chất

Bộ Công Thƣơng

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2


3

Bảng 1.3

4

Bảng 3.1

5

Bảng 3.2

6

Bảng 3.3

7

Bảng 3.4

8

Bảng 3.5

Nội dung
Danh mục hóa chất độc phải xây dựng phiếu
kiểm soát mua, bán hóa chất độc
Danh mục hóa chất thuộc Danh mục hóa
chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

Các tiền chất thuốc nổ nguy cơ cao do Cơ
quan Hóa chất châu Âu kiểm soát
Danh mục tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam
Đối tƣợng liên quan trực tiếp đến hoạt động
tiền chất thuốc nổ
Đơn vị sử dụng tiền chất thuốc nổ
Số liệu nhập khẩu tiền chất thuốc nổ giai
đoạn 2009-2014
Một số văn bản liên quan đến hoạt động kinh
doanh tiền chất thuốc nổ

ii

Trang
8

11

35
44
45
45
48

64


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT


Hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

3

Hình 3.3

4

Hình 3.4

Nội dung
Số liệu nhập khẩu nitrat amôn giai đoạn 20092014
Tổng sản lƣợng thuốc nổ công nghiệp tính đến
tháng 12/2014
Tổng sản lƣợng kíp nổ công nghiệp tính đến
tháng 12/2014
Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với vật liệu nổ
công nghiệp

iii


Trang
48

50

51

56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiền chất thuốc nổ là các hóa chất lƣỡng dụng vừa làm nguyên liệu
phục vụ cho nhiều ngành sản xuất vừa là nguyên liệu phục vụ sản xuất vật
liệu nổ công nghiệp. Hiện nay, Việt Nam chỉ sản xuất đƣợc khoảng 2% so với
nhu cầu sử dụng và đang phải nhập khẩu 98% nguyên liệu cho sản xuất vật
liệu nổ công nghiệp với tổng sản lƣợng khoảng 130.000 tấn/năm - trong đó
riêng Nitrat môn khoảng 110.000 tấn/năm. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ
Trung Quốc, nên phải lệ thuộc rất lớn khi có sự biến động về giá và thuế.
Do đặc điểm của loại hóa chất này có tính oxi hóa và cháy nổ rất nguy
hiểm nhƣng mang tính lƣỡng dụng nên đã đặt ra yêu cầu khách quan: Nhà nƣớc
cần phải quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển
nhằm đảm bảo đƣợc sử dụng đúng mục đích, không để các đối tƣợng xấu sử dụng
vào mục đích chế tạo ra các chất nổ gây mất anh toàn và an ninh trật tự.
Việc quản lý nhà nƣớc đối với tiền chất thuốc nổ do Cục Hóa chất - Bộ
Công thƣơng đảm nhiệm. Cơ quan này đã đƣa ra nhiều biện pháp quản lý
bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy chuẩn, tiêu
chuẩn; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, quốc phòng, quản lý thị
trƣờng, Sở Công thƣơng nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa việc sử dụng sai
mục đích tiền chất thuốc nổ. Tuy nhiên, do tính lƣỡng dụng của các tiền chất

thuốc nổ, phục vụ cho rất nhiều ngành kinh tế khác nhau, do cơ chế quản lý,
phối hợp còn nhiều bất cập, hệ thống văn bản quy định chƣa đồng bộ và việc
phân cấp cũng nhƣ phối hợp quản lý chƣa thực sự hiệu quả nên công tác quản
lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh các hóa chất - tiền chất thuốc nổ
này còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài : „‟Quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình.

1


Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
Những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình là gì?
Cần phải làm gì để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
doanh tiền chất thuốc nổ ở Việt Nam?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ, từ đó đƣa ra các
giải pháp đồng bộ nhằm tăng cƣờng quản lý với hoạt động kinh doanh tiền
chất thuốc nổ tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp tài liệu trong và ngoài nƣớc, các công trình đã công bố để
làm rõ hơn cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt động kinh doanh hóa chất nói chung và hoạt động kinh doanh tiền
chất thuốc nổ nói riêng.
- Thu thập, phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam.
- Đề xuất, kiến nghị giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với

hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với
hóa chất theo cách tiếp cận khoa học quản lý kinh tế. Các công cụ quản lý, cơ
chế, chính sách, những quy định về quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động
kinh doanh tiền chất thuốc nổ là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này.

2


3.2 Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi không gian: Hóa chất gồm nhiều loại khác nhau. Đề tài chỉ
nghiên cứu hoạt động QLNN đối với hoạt động kinh doanh loại hóa chất là
tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam.
*Phạm vi thời gian : Đề tài nghiên cứu công tác QLNN đối với hoạt động
kinh doanh tiền chất thuốc nổ từ năm 2009 đến nay, tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và rút ra kinh nghiệm thực tiễn về quản
lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ.
- Phân tích và đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam.
- Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản lý với hoạt
động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam đến năm 2020.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 4 chƣơng :
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản
lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hóa chất
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam
Chương 4. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam

3


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC VỀ QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÓA CHẤT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về QLNN đối với hóa chất
Do tiền chất thuốc nổ là các hóa chất lƣỡng dụng vừa làm nguyên liệu
phục vụ cho nhiều ngành sản xuất vừa là nguyên liệu phục vụ sản xuất vật
liệu nổ công nghiệp nên việc quản lý nhà nƣớc đối với tiền chất thuốc nổ về
cơ bản thực hiện theo những nội dung chính về quản lý nhà nƣớc về hóa chất
nói chung, ngoài ra do tính đặc thù riêng nên việc quản lý nhà nƣớc đối với
tiền chất thuốc nổ có một số đặc điểm riêng đƣợc trình bày từ Chƣơng 2 của
luận văn.
Đã có một số công trình nghiên cứu về hóa chất và quản lý hóa chất
nói chung, QLNN đối với tiền chất thuốc nổ nói riêng. Điển hình là các công
trình nghiên cứu sau:
Đề tài cấp Bộ - Bộ Công Thƣơng năm 2010: « Nghiên cứu đề xuất
các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hóa chất phải khai báo ». Chủ
nhiệm đề tài - Phùng Hà. Công trình đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hoá
chất của một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng quản lý hoá chất
ở Việt Nam đồng thời đánh giá thực trạng khai báo và quản lý hóa chất theo
quy định của Luật Hóa chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP, rà soát danh mục
các hóa chất phải khai báo theo các quy định của pháp luật.
Đề tài cấp Bộ - Bộ Công thƣơng năm 2011: « Xây dựng sổ tay hướng
dẫn lập phiếu dữ liệu an toàn hóa chất theo hệ thống hài hòa toàn cầu về

phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) ». Chủ nhiệm đề tài - Nguyễn Xuân
Sinh. Công trình đã Xây dựng đƣợc Sổ tay hƣớng dẫn rõ ràng và đầy đủ các
mục của phiếu an toàn hóa chất theo quy định pháp luật của Việt Nam và phù
hợp với Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. Trong

4


Sổ tay đã cung cấp một số thông tin dựa trên những tài liệu đáng tin cậy về
tính chất hóa lý, độc học, các chỉ dẫn cơ bản để giảm thiểu tác động của hóa
chất với sức khỏe con ngƣời. Tài liệu này sẽ giúp ích cho những ngƣời phải
xây dựng phiếu an toàn hóa chất cũng nhƣ tìm hiểu những thông tin trong các
phiếu an toàn hóa chất do các nhà sản xuất nƣớc ngoài cung cấp.
Đề tài cấp Bộ - Bộ Công Thƣơng năm 2012: « Nghiên cứu đánh giá
tác động của Thông tư số 28/2010/TT-BCT và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý an toàn hoá chất tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
hoá chất ». Chủ nhiệm đề tài - Nguyễn Hồng Hà: Công trình đã đánh giá tác
động của việc thực hiện các quy định của Luật tại các DN và những kinh
nghiệm về công tác quản lý hóa chất trong thực tế, giúp các nhà quản lý
chuyên môn xây dựng đƣợc các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý an toàn hóa chất tại các DN sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Đề tài cấp Bộ - Bộ Công Thƣơng năm 2013: « Xây dựng Danh mục và Cơ
sở dữ liệu, nguyên liệu, hóa chất để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp tại Việt
Nam ». Chủ nhiệm đề tài - Nguyễn Chí Thanh. Công trình đã rà soát, tổng hợp
thành hệ thống các tài liệu và kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới để xây
dựng tổng quan về nguyên liệu, hóa chất để sản xuât vật liệu nổ công nghiệp.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý và các yêu cầu đối với công tác quản lý
nguyên liệu, hóa chất để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp ở Việt Nam. Khảo sát hệ
thống các quy định của nhà nƣớc liên quan, các quy trình công nghệ vật liệu nổ
công nghiệp làm cơ sở nghiên cứu đề xuất danh mục nguyên liệu, hóa chất đƣợc

phép sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp tại Việt Nam và bƣớc đầu xây
dựng cơ sở dữ liệu nguyên liệu, hóa chất để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp tại
Việt Nam theo vùng lãnh thổ và tính chất, mức độ nguy hiểm cũng nhƣ xây dựng
bản MSDS cho các tiền chất phổ biến.

5


Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyển Hải Ninh, 2012 : « Chính
sách quản lý thị trường hóa chất tại Việt Nam ». Trƣờng Đại học Kinh tế
quốc dân. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hóa chất và chính
sách quản lý thị trƣờng hóa chất tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra
các giải pháp quản lý thị trƣờng hóa chất tại Việt Nam.
Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Đức Việt, 2012: « Quản lý nhà
nước đối với hóa chất gây nguy hiểm tại Việt Nam ». Học Viện Quốc phòng.
Luận văn đánh giá công tác QLNN đối với hóa chất gây nguy hiểm tại Việt
Nam, phân tích những nguyên nhân của tình hình. Từ đó, luận văn đƣa ra 5
giải pháp nhằm tăng cƣờng QLNN đối với loại hóa chất này ở Việt Nam.
1.2. Những vấn đề chung về QLNN đối với hoạt động kinh doanh hóa chất
1.2.1. Hóa chất và đặc điểm của kinh doanh hóa chất
1.2.1.1 Hóa chất
Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất đƣợc con ngƣời khai thác
hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Hóa chất là
một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Không
thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phƣơng pháp tách
vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất có các trạng thái
khí, lỏng, rắn và plasma.
Hóa chất tồn tại dƣới dạng rắn, lỏng, khí, hoặc plasma và có thể thay
đổi pha trạng thái dƣới tác động của nhiệt độ hay áp suất. Các phản ứng hóa
học một chất hóa học thành chất hóa học khác. Các dạng năng lƣợng, nhƣ ánh

sáng và nhiệt không đƣợc coi là hóa chất.
Phân loại
Hóa chất gồm rất nhiều loại khác nhau. Tùy theo mức độ nguy hiểm
hoặc lĩnh vực sử dụng, hóa chất đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau
tƣơng ứng với biện pháp quản lý khác nhau. Cụ thể:

6


Hóa chất nguy hiểm
Là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo
nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn
hóa chất:
- Hóa chất dễ nổ;
- Hóa chất ôxy hóa mạnh;
- Hóa chất ăn mòn mạnh;
- Hóa chất dễ cháy;
- Hóa chất độc cấp tính;
- Hóa chất độc mãn tính;
- Hóa chất gây kích ứng với con ngƣời;
- Hóa chất gây ung thƣ hoặc có nguy cơ gây ung thƣ;
- Hóa chất gây biến đổi gen;
- Hóa chất độc đối với sinh sản;
- Hóa chất tích luỹ sinh học;
- Hóa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
- Hóa chất độc hại đến môi trƣờng.
Tiền chất thuốc nổ thuộc nhóm hóa chất nguy hiểm về cháy nổ.
Tuỳ theo đặc điểm địa lý, trình độ phát triển kinh tế xã hội, các nƣớc
trên thế giới có cách thức quản lý và phân loại hoá chất nguy hiểm khác nhau.
Ở Việt Nam, tổng số hóa chất đƣợc liệt kê để quản lý hiện nay là 1878 chất và

nhóm hóa chất, trong đó bao gồm cả 07 tiền chất thuốc nổ (Hóa chất hạn chế
sản xuất kinh doanh: 212; Hóa chất cấm: 12 nhóm; Hóa chất nguy hiểm gồm
hóa chất độc: 366 chất và hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong
ngành công nghiệp: 1076 chất).
Hoá chất độc :

7


Là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm
có một hoặc một số hoặc toàn bộ tính chất: độc cấp tính, độc mãn tính, gây
kích ứng với con ngƣời, gây ung thƣ hoặc có nguy cơ gây ung thƣ, gây biến
đổi gen, độc đối với sinh sản, tích luỹ sinh học, ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ,
độc hại đến môi trƣờng.
Các nƣớc trên thế giới quản lý và phân loại hoá chất độc khác nhau. Ở
Việt Nam, hoá chất độc đƣợc quy định bằng danh mục nhƣ dƣới bảng 1.1
Bảng 1.1 : Danh mục hóa chất độc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua,
bán hóa chất độc
Tên hóa chất
STT

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Công thức hóa học

1. Acetonitril

Acetonitrile (Methyl cyanide)


C2H3N/CH3CN

2 Acrolein

Acrolein

CH2=CHCHO

3 Acrylamit

Acrylamide (2-Propene amide)

CH2CHCONH2

4 Acrylonitril Acrylonitrile

C5H3N/CH2=CH-CN

Aldicarb 2-Methyl5 Aldicarb

2(methylthio)propanal 0((methylamino)carbonyl)oxime

C7H14N2O2S/CH3SC(C
H3)2CH=NOCONHCH3

Aldrin (1,2,3,4,10,106 Aldrin

Hexachloro-1,4,4a,5,8,8ahexahydro,endo,exo-1,4:5.8-


C12H8Cl6

dimethanonaphthalene)
7 Rƣợu allyl

Allyl alcohol (Vinyl carbinol)

8 Allyl clorua Allyl chloride
… …

C3H6O/CH2=CHCH2OH
C3H5Cl/CH2=CHCH2Cl



….

Nguồn : Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/ 2011 của Chính phủ.

8


Kiểm soát mua, bán hóa chất độc ở Việt Nam
- Việc mua, bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, có xác nhận của
bên mua, bên bán để làm cơ sở cho việc kiểm soát hóa chất độc lƣu thông trên
thị trƣờng.
- Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc bao gồm các thông tin về tên
hóa chất, số lƣợng hóa chất, mục đích sử dụng; tên, chữ ký của ngƣời mua,
ngƣời bán; địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân của ngƣời đại diện bên mua
và bên bán; ngày giao hàng.

- Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc phải đƣợc lƣu giữ tại bên bán, bên
mua ít nhất năm năm và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Bộ Công thƣơng quy định mẫu phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc.
Hoá chất mới
Là hóa chất chƣa có trong danh mục hóa chất quốc gia, danh mục hóa
chất nƣớc ngoài đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thừa nhận.
Tuỳ theo đặc điểm địa lý, trình độ phát triển kinh tế xã hội, các nƣớc
trên thế giới có cách thức quản lý và phân loại hoá chất nguy hiểm khác nhau.
Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện là hóa chất nguy hiểm có
yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Tuỳ theo đặc điểm địa lý, trình độ phát triển kinh tế xã hội, các nƣớc trên thế
giới có cách thức quản lý và phân loại hoá chất nguy hiểm khác nhau. Ở Việt
Nam, yêu cầu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh
mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện đƣợc quy định nhƣ sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa
chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện phải thực hiện các quy định về quản lý
và an toàn hóa chất theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp
luật có liên quan để bảo đảm an toàn cho ngƣời lao động, sức khoẻ cộng đồng
và môi trƣờng.

9


- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất chất thuộc Danh mục
hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện phải thƣờng xuyên kiểm tra, bảo
dƣỡng, vận hành hệ thống an toàn và xử lý chất thải.
- Cơ quan quản lý nhà nƣớc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm thƣờng xuyên tổ chức hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra
việc bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất chất thuộc Danh
mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.

- Có cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn đáp ứng quy chuẩn
kỹ thuật áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa
chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện;
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc
Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (sau đây gọi là Giấy
chứng nhận) trong trƣờng hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận.
Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện đƣợc quy định
trong Phụ lục 1 kèm theo Thông tƣ số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm
2010 của Bộ Công thuơng Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và
Nghị định số 108/2008/NĐ- CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ
quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất với
1076 hoá chất.
Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
Llà hóa chất nguy hiểm đƣợc kiểm soát đặc biệt về kỹ thuật an toàn,
phạm vi, loại hình, quy mô, thời hạn sản xuất, kinh doanh để bảo đảm không
gây phƣơng hại đến quốc phòng, an ninh, sức khỏe con ngƣời, tài sản, môi
trƣờng. Các nƣớc trên thế giới có cách thức quản lý và phân loại hoá chất
nguy hiểm khác nhau. Ở Việt Nam, hóa chất hạn chế, sản xuất, kinh doanh
đƣợc quy định trong Phụ lục II kèm theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày
08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ với 212 hoá chất, nhƣ bảng 1.2 dƣới đây

10


Bảng 1.2 Danh mục hóa chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh
STT
1

2


3
5

5

6

7
8
9
10

11

12

Tên hóa chất theo
Công thức
tiếng Anh
hóa học
Amiton: O,O-Dietyl S-[2Phosphorothioic
C10H24NO3PS
dietylamino)etyl] phosphorothiolat acid,S-[2và các muối alkyl hóa hoặc proton (diethylamino)ethyl]
hóa tƣơng ứng
O,O-diethyl ester
1,1,3,3,3-Pentaflo-21-Propene,1,1,3,3,3C4F8
(triflorometyl)-1-propen
pentafluoro-2(trifluoromethyl)3-Quinuclidinyl benzilat
3-Quinuclidyl
C21H23NO3

benzilate
Dimetyl metylphotphonat. Ngoại Dimethyl
C3H9O3P
trừ Fonofos: O-Etyl S-phenyl
methylphosphonate
etylphotphonothiolothionat
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me,
Et, n-Pr hoặc i-Pr) photphoramidic
dihalit
Các hợp chất Dialkyl (Me, Et, nPr hoặc i-Pr) N,N-dialkyl (Me, Et,
n-Pr hoặc i-Pr)-photphoramidat
Asen Triclorua
Arsenous trichloride
AsCl3
Axit 2,2-Diphenyl-2-hydroxy
2-Hyroxy-2,2-diphenyl C14H12O3
axetic
acetic acid
3-Quinuclidinol
3-Quinuclidinol
C7H13NO
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me,
Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetyl-2clorit và các muối proton hóa
tƣơng ứng
Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me,
Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetyl-2-ol
và các muối proton hóa tƣơng ứng
ngoại trừ:




Tên hóa chất theo tiếng Việt

Nguồn : Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/ 2011 của Chính phủ.

11


Ở Việt Nam, yêu cầu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh đƣợc quy định nhƣ sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc thuộc Danh
mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh phải thực hiện các quy định về
quản lý và an toàn hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất, các quy định
khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm an toàn cho ngƣời lao động, sức
khoẻ cộng đồng và môi trƣờng.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất chất thuộc Danh mục
hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh phải thƣờng xuyên kiểm tra, bảo
dƣỡng, vận hành hệ thống an toàn và xử lý chất thải.
- Cơ quan quản lý nhà nƣớc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm thƣờng xuyên tổ chức hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra
việc bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất chất thuộc Danh
mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
- Có cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn đáp ứng quy chuẩn
kỹ thuật áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa
chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
- Có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất
hạn chế sản xuất, kinh doanh.
Hóa chất cấm
Là hóa chất đặc biệt nguy hiểm, thuộc Danh mục hóa chất cấm do
Chính phủ quy định. Tuỳ theo đặc điểm địa lý, trình độ phát triển kinh tế xã

hội, các nƣớc trên thế giới có cách thức quản lý và phân loại hoá chất nguy
hiểm khác nhau.
Đối với hoá chất cấm các tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tƣ cơ sở hoá
chất và xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo Công ƣớc cấm phát triển, sản
xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học, theo đó ban hành danh muc
hoá chất cấm chung bắt buộc các quốc gia tham gia Công ƣớc.
12


Cụ thể ở Việt Nam, danh mục hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
đƣợc quy định trong Phụ lục III kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP
ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Luật Hóa chất
- Tổ chức, cá nhân không đƣợc phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển,
cất giữ, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm.
- Trong trƣờng hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập
khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ cho phép.
- Tổ chức, cá nhân đƣợc phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất
thuộc Danh mục hóa chất cấm phải quản lý nghiêm ngặt số lƣợng; bảo đảm
không để xảy ra thất thoát, sự cố; báo cáo định kỳ theo quy định.
Danh mục hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm đƣợc quy định trong
Phụ lục III kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm
2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của
Luật Hóa chất với 20 hoá chất và nhóm hoá chất.
Ngƣời ta dự kiến có khoảng từ 6 đến 7 triệu hoá chất đƣợc biết trong
lĩnh vực công nghiệp cũng nhƣ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trong đó
có khoảng trên 70.000 chất hoá học đƣợc sản xuất và sử dụng thƣờng xuyên
trong ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Trong số các hoá chất đang lƣu thông có 5-10% đƣợc coi là hoá chất nguy
hại, từ 150 - 200 chất hoá học đƣợc coi là rất độc và là tác nhân gây ung thƣ.
1.2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh hóa chất
Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tƣ, sản xuất, sang chai, đóng gói,
mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên
cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.(Quốc

13


×