Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

QUẢN lí NHÀ nước QUẢN lí NHÀ nước đối với các LĨNH vực của HOẠT ĐỘNG XUẤT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.89 KB, 16 trang )

QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC CỦA HOẠT
ĐỘNG XUẤT BẢN
1. Nội dung công tác quản lí nhà nước trong hoạt động xuất bản
- Điều 6 Luật Xuất bản năm 2012 nêu rõ, quản lí nhà nước về hoạt động
xuất bản bao gồm các nội dung:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy
phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động
xuất bản
+ Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu
+ Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản
+ Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất
bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản
+ Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật trong hoạt động xuất bản
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua,
khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối
với xuất bản phẩm có giá trị cao.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong
phạm vi cả nước.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản


+ Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông
thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động
xuất bản tại địa phương.


2. Quản lí nhà nước đối với từng lĩnh vực của hoạt động xuất bản
a. Lĩnh vực xuất bản
Quản lí nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản, gồm các nội dung sau:
- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất
bản (Điều 14 Luật Xuất bản năm 2012)
+ Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành
lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (Khoản 1, điều 14)
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và
Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không
cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do (Khoản 2, điều 14)
+ Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản
ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác
để nhà xuất bản hoạt động (Khoản 3, điều 14).
- Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản (Điều 15 Luật Xuất bản năm
2012)
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có một trong những thay đổi sau đây
thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền
thông cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản (Khoản 1, điều 15):


Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản
và tên nhà xuất bản;
Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản
Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu
của nhà xuất bản
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và
Truyền thông phải cấp đổi giấy phép; trường hợp không cấp đổi giấy phép
phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do (Khoản 3, điều 15).
- Cơ quan chủ quản nhà xuất bản có trách nhiệm (Điều 16 Luật Xuất bản
năm 2012):

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh lãnh đạo nhà xuất
bản quy định tại Điều 17 của Luật này sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ
Thông tin và Truyền thông
+ Định hướng kế hoạch xuất bản hằng năm của nhà xuất bản
+ Chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động của
nhà xuất bản; giám sát nhà xuất bản thực hiện đúng giấy phép thành lập nhà
xuất bản
+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà xuất bản theo thẩm quyền
+ Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của nhà xuất bản trong
hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành
nghề biên tập cho biên tập viên (Điều 20 Luật Xuất bản năm 2012)
- Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức
pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập cho biên tập viên


- Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng kí xuất bản cho các nhà
xuất bản (Điều 22 Luật Xuất bản năm 2012)
- Quản lí việc hợp tác quốc tế, việc liên kết trong hoạt động xuất bản
- Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh (Điều 25, Luật xuất
bản năm 2012)
+ Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không
kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài (Khoản
1, điều 25)
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh
doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn
phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương (Khoản 1,
điều 25).
- Đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và thẩm quyền xử lý xuất bản
phẩm vi phạm (Điều 29 Luật Xuất bản năm 2012)

+ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm
lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Khoản 1, điều 29)
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu
chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với xuất bản
phẩm do mình cấp giấy phép xuất bản (Khoản 2, điều 29)
+ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra,
thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu (Khoản 3, điều 29)


- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xuất bản, giải quyết
khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật xuất bản theo thẩm quyền.
b. Lĩnh vực in
quản lí nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm gồm các nội dung
sau:
- Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
(Điều 32 Luật Xuất bản năm 2012)
+ Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan,
tổ chức ở trung ương (Điểm a, khoản 3 điều 32)
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in ở địa phương
(Điểm b, khoản 3, điều 32)
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về thủ tục
cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in, giấy chứng nhận bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm.
- Cấp thu hồi giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài
(Khoản 1, 4; điều 34)
- Đình chỉ hoạt động in xuất bản phẩm hoặc đình chỉ việc in xuất bản
phẩm đang in của các cơ sở in vi phạm pháp luật về xuất bản

- Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật xuất bản của các
cơ sở in; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực in theo thẩm quyền.
c. Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm
Phát hành xuất bản phẩm bao gồm các hình thức mua, bán, phân phát,
cho thuê, triển lãm, hội chợ, xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm và đưa
xuất bản phẩm lên mạng thông tin máy tính (Internet) để phổ biến đến nhiều
người.


Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm gồm các nội
dung:
- Cấp giấy phép hoạt động phát hành xuất bản phẩm cho các cơ sở phát
hành (Điều 37 Luật Xuất bản năm 2012)
+ Bộ thông tin và truyền thông cấp giấy phép cho các cơ sở phát hành có
trụ sở chính và chi nhánh tại 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho các cơ sở phát hành có trụ
sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (Điều
38 Luật Xuất bản năm 2012)
+ Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có giấy
phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp (Khoản 2, điều 38)
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép hoạt động kinh
doanh nhập khẩu xuất bản phẩm, trường hợp không có giấy phép phải có
văn bản trả lời nêu rõ lí do (Khoản 5, điều 38).
- Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền xác nhận, từ chối xác nhận
đăng kí nhập khẩu xuất bản phẩm hoặc yêu cầu thẩm định nội dung xuất bản
phẩm đó trước khi xác nhận đăng kí nhập khẩu (Khoản 3, 6; điều 39)

- Cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm
không kinh doanh khi phát hiện nội dung xuất bản phẩm vi phạm pháp luật
Việt Nam (Khoản 2, 5; điều 41 Luật Xuất bản năm 2012).
- Tiến hành thẩm định nội dung xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm
pháp luật Việt Nam để quyết định cấp giấy phép nhập khẩu không kinh
doanh (Khoản 6, điều 41).


- Cơ quan quản lí nhà nước cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất
bản phẩm tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước
ngoài (Khoản 1, điều 44)
+ Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức ở
Trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài (Khoản 2a, điều 44).
+ UBND cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở
hoặc cư trú tại địa phương; chi nhánh văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc
cơ quan, tổ chức ở Trung ương đặt tại địa phương (Khoản 2b, điều 44).
- Cơ quan quản lí nhà nước về hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp
giấy phép về việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm hoặc yêu cầu tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp phép đưa ra khỏi danh mục xuất bản phẩm để
triển lãm, hội chợ đối với các xuất bản phẩm sau đây:
+ Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ có dấu hiệu vi phạm quy định tại
điều 10 của luật này;
+ Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ không có nguồn gốc hợp pháp;
+ Xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu
hành, tiêu hủy.
- Bộ thông tin và truyền thông cấp giấy phép cho các tổ chức nước ngoài
được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để giới thiệu về tổ chức và
sản phẩm của mình, xúc tiến các giao dịch về phát hành xuất bản phẩm theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản cho

người đứng đầu các cơ quan phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất
bản phẩm.


- Xử lí vi phạm trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm
- UBND tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở phát hành xuất bản phẩm
của trung ương tại địa phương, đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật về xuất
bản của các cơ sở phát hành xuất bản phẩm của trung ương, tổ chức, cá nhân
khác tại địa phương; tạm đình chỉ việc kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
và báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đình chỉ việc phát
hành xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Luật xuất bản của cơ sở phát hành
xuất bản phẩm tại địa phương.
d. Xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Xuất bản điện tử đã xuất hiện và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới
cũng như trong nước. Đây là một hình thái mới của hoạt động xuất bản, còn
có nhiều thay đổi khó dự báo trước trong thời gian tới. Trong Luật xuất bản
hiện nay mới chỉ nêu lên được các vấn đề có liên quan trực tiếp tới việc xuất
bản sách điện tử như: cách thức, kĩ thuật, công nghệ để xuất bản và phát
hành xuất bản phẩm điện tử; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử, còn về nhiệm vụ và quyền hạn
của cơ quan quản lí còn chưa đề cập tới, chưa có quy định về bảo về quyền
tác giả đối với các xuất bản phẩm điện tử.


3. Nhận xét
Nhìn chung, Luật Xuất bản năm 2012 quy định các công tác quản lí
nhà nước chủ yếu đối với hoạt động xuất bản là chặt chẽ, đã bám sát với
thực tiễn hoạt động xuất bản hiện nay. Luật xuất bản đã cho thấy sự đổi mới
cơ chế quản lý hoạt động xuất bản: Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước,
thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa Trung

ương, địa phương và cơ sở; trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các
chủ thể tham gia hoạt động xuất bản; cơ quan quản lý nhà nước chuyển vai
trò từ kiểm soát sang giám sát hoạt động của các nhà xuất bản, cơ sở in và
phát hành để tập trung vào trách nhiệm chính là hoạch định chính sách, giám
sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý ở
cơ sở, cải cách hành chính.
Cùng với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực, các ngành nghề
khác nhau trong xã hội, hoạt động xuất bản trong những năm vừa qua cũng
có những biến chuyển, thay đổi rõ nét. Sự ra đời và phát triển với tốc độ
nhanh chóng của sách điện tử, của các công ty, cơ sở phát hành xuất bản
phẩm như: Fahasa, Nhã Nam, Trí Việt, Nhà sách Thành Nghĩa… đã đưa
hoạt động xuất bản phát triển sôi động hơn bao giờ hết. Trong môi trường
xuất bản hết sức phức tạp đó buộc công tác quản lí nhà nước cũng phải có sự
thay đổi để quản lí tốt hơn hoạt động xuất bản hiện nay. So với Luật Xuất
bản năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2008, thì Luật Xuất bản năm 2012 đã quy định rõ
hơn về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chuyên
môn và các đối tượng có liên quan. Việc vi phạm bản quyền cũng được nêu
rõ trong Luật Xuất bản năm 2012. Từ đó giúp những nhà làm xuất bản phải
mạnh dạn, tâm huyết với công cuộc chống vi phạm bản quyền (Ví dụ như
mới đây Công ty Văn hóa Trí Việt đưa ra 2 vụ kiện về vi phạm bản quyền
và đã được xử thắng kiện).Việc liên kết, mở rộng các hoạt động trong ngành
Xuất bản được quy định rõ, các đối tác liên kết cũng phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật như nhà xuất bản. Tức là quy định rõ trách nhiệm và quyền
hạn của các bên. Luật Xuất bản năm 2012 còn có hẳn một chương riêng quy
định về việc xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử. Như vậy, Luật
Xuất bản năm 2012 đã bám sát tình hình thực tiễn, kịp thời đưa ra những


quy định, quy chế để quản lí và định hướng cho hoạt động xuất bản trong

tương lai.
Công tác quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong những năm
vừa qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: Hiện nay, ngành Xuất bản
phát triển nhanh, hiện nay nước ta có hơn 64 nhà xuất bản, có nhiều nhà xuất
bản phát triển mạnh, làm ăn có lãi như nhà Kim Đồng, Nhà xuất bản Giáo
dục, Nhà xuất bản Trẻ… năm 2009 hoạt động xuất bản thu lãi hơn 45 tỷ
đồng. Công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ trong hoạt động
xuất bản đang được đẩy mạnh thực hiện, hợp tác quốc tế trong hoạt động
xuất bản phát triển, hằng năm có hàng trăm đầu sách nước ngoài được phát
hành trong nước, tổ chức thành công các sự kiện như: triển lãm, hội chợ sách
quốc tế, tổ chức thành công ngày đọc sách…
Công tác quản lí nhà nước hợp lí, có hiệu quả đã góp phần đưa ngành
ngành xuất bản và phát hành có nhiều bước tiến đổi mới trong năm 2012.
Điều đầu tiên là ngành xuất bản đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đó là việc
xuất bản các loại ấn phẩm phục vụ cho tuyên truyền cho các đường lối chính
sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ với số lượng và chất lượng nâng cao.
Tiếp đến là việc số lượng tăng từ 310 triệu ấn phẩm năm 2011 lên 374 triệu
ấn phẩm năm 2012. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,62 triệu USD tăng 4%
so với năm 2011.Chất lượng của từng ấn phẩm đã cải thiện rõ rệt trong khi
giá không tăng. Ngoài ra các hoạt động của ngành được xúc tiến mạnh mẽ
như phát triển văn hóa đọc, phong trào đưa sách tới vùng sâu, vùng xa. Bình
quân đầu người năm 2011 là 3,1 đầu sách/ người nhưng năm 2012 đạt 3,4
đầu sách/người.
Đặc biệt trong năm 2012, các nhà xuất bản, các cơ quan, tổ chức đã chủ
động sưu tầm tài liệu, tổ chức bản thảo, tập trung xuất bản được nhiều cuốn
sách có giá trị, nhằm khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Tổ quốc.


Trong đó, một cuốn sách đã được dịch sang tiếng Anh để phổ biến, tuyên
tryền rộng rãi quan điểm của Việt Nam với thế giới trong vấn đề chủ quyền

quốc gia nói chung và vấn đề chủ quyền hai quần đảo Trường sa, Hoàng sa
nói riêng.
Về xuất bản phẩm phục vụ công tác thông tin đối ngoại: Ngoài các ấn
phẩm được xuất bản bằng tiếng Việt, một nhà xuất bản đã đầu tư dịch sang
các ngôn ngữ khác nhau để giới thiệu với bạn bè thế giới về những thành tựu
đổi mới, phát triển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt
là các ấn phẩm tuyên truyền cho các mối quan hệ truyền thống với các nước
như: Lào, Cuba, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v...
Các nhà xuất bản đã xuất bản một số lượng lớn các đầu sách thuộc nhóm
nội dung đề tài kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ... Trong đó, chú
trọng xuất bản sách thuộc các lĩnh vực chuyên sâu, có giá trị cao, đáp ứng
cho công tác học tập, nghiên cứu, hoạch định chính sách, thúc đẩy phát triển
kinh tế và hội nhập quốc tế.
Trong những trường hợp sai sót, Cục Xuất bản đã chỉ đạo cho các nhà
xuất bản thu hồi ngay lập tức tất cả những ấn phẩm sai sót, chất lượng chưa
cao. Sau đó có những nhắc nhở với trường hợp nhẹ, cảnh cáo và báo cáo cơ
quan cấp trên xử lý với những trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc nghiêm
trọng.
Ngoài ra để phòng ngừa các tình huống sai sót trong ngành, Cục Xuất
bản phối hợp cùng Hiệp hội Xuất bản thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo
cho các nhà xuất bản về chuyên môn, về trình độ lý luận chính trị, thông báo
các quy định, quy chế giúp các nhà làm sách có định hướng và phương pháp
tránh sai sót, hạn chế.


Quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong những năm vừa qua
đã đưa hoạt động xuất bản có nhiều chuyển biến tích cực; các cơ quan, tổ
chức thực hiện xuất bản đã nhận thức đúng đắn và xác định đúng hướng
thực hiện. Hoạt động xuất bản từng bước ổn định và đi vào nề nếp, ngày
càng phục vụ tốt những nhiệm vụ chính trị của Đảng cũng như của từng

ngành, từng địa phương, góp phần định hướng tư tưởng, nâng cao dân trí,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trên một số lĩnh vực cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân trong cả nước. Nhìn chung, công tác quản lý xuất bản được thực
hiện nghiêm túc, ít sai sót trong việc thẩm định, xem xét khi cấp phép xuất
bản, các ấn phẩm đa phần là có nội dung tốt, chủ đề tư tưởng đúng đường
lối, chủ trương của Đảng, đây là hoạt động được xem quan trọng trong hệ
thống thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức,
đời sống tinh thần trong nhân dân, góp phần đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực… Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động xuất bản
ngày càng hoàn thiện đã hỗ trợ rất nhiều cho việc định hướng phát triển hoạt
động xuất bản nói chung và lĩnh vực in, phát hành nói riêng tạo tiền đề vững
chắc phù hợp với tình hình phát triển trong giai đọan hiện nay.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được công tác quản lí nhà nước
đối với hoạt động xuất bản còn một số hạn chế như:
- Một số cơ chế chính sách đưa ra chưa theo kịp, chưa sát với sự phát
triển của hoạt động xuất bản.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xuất bản phẩm
còn lỏng lẻo tạo nhiều kẻ hở cho các đối tượng luồn lách vi phạm luật xuất
bản.


Thị trường xuất bản phẩm phát triển mạnh, siêu thị sách và cửa hàng
cho thuê sách, truyện nhỏ lẻ ngày càng nhiều, ngoài mặt đáp ứng nhu cầu
văn hóa đọc cho các tầng lớp nhân dân còn xuất hiện nhiều xuất bản phẩm
có nội dung xấu, vi phạm bản quyền tác giả, truyện tranh không phù hợp ảnh
hưởng tiêu cực đến tính giáo dục, thẩm mỹ của lứa tuổi thanh thiếu niên; nhà
nước chưa có chính sách thoả đáng để thu hút các lực lượng văn nghệ sĩ
sáng tác, các tác giả địa phương gặp khó khăn về vấn đề sáng tác và in ấn
đối với các tác phẩm, thơ, ca…; việc xuất bản các loại tờ rơi, tờ gấp có nội
dung giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, sản phẩm, giới thiệu về doanh

nghiệp và dịch vụ hiện nay khá phổ biến gây khó khăn trong công tác quản
lý nội dung; việc thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, kịp thời đối với thị
trường xuất bản phẩm; năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chưa
cao, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý trước
tình hình mới, nhiệm vụ mới.
- Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và đội
ngũ biên tập viên của nhà xuất bản chưa được thực hiện nghiêm túc, điều đó
đã dẫn tới một số sai sót về chuyên môn như việc đưa ra những phương pháp
phản khoa học, phản cảm trong quá trình dạy học, hoặc còn sai sót nhiều
trong bộ sách giáo khoa… Điều này có tác hại rất lớn đến văn hóa, tư duy
nếu như không kịp phát hiện. Vấn đề nhân lực, tức là trình độ của các biên
tập viên còn yếu kém và những Tổng biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản để
xảy ra sai phạm này có thiếu sót trong việc kiểm tra, kiểm soát điều hành
hoạt động xuất bản.
- Do thiếu các chế định và công cụ pháp lý cần thiết, nên công tác quản
lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra các cơ sở và phát hành gặp khó khăn.


Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Xuất bản, In và Phát hành do Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trình bày nêu rõ thực
trạng pháp luật chưa theo kịp sự phát triển trong lĩnh vực in.
Cụ thể, năm 2004, cả nước chỉ có trên 160 cơ sở in công nghiệp. Sau khi
quá trình xã hội hóa hoạt động in ấn, đến nay đã có 1.500 cơ sở in công
nghiệp lớn, nhỏ.Tuy nhiên, việc quản lý đối với các cơ sở in lại không cùng
một khung pháp lý thống nhất. Trong số 1.500 cơ sở in thì chỉ có khoảng
400 cơ sở chịu sự điều chỉnh của Luật Xuất bản và Nghị định 105/2007/NĐCP của Chính phủ 1.100 cơ sở in còn lại không bị quản lý bằng pháp luật
chuyên ngành in. 1.100 cơ sở in này là những cơ sở không tham gia in khi
tham gia in xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả. Bởi vậy, họ chỉ cần đăng
ký kinh doanh ngành nghề in theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp là
được hoạt động. Đó chính là kẽ hở, dẫn tới việc quản lý 1.100 cơ sở in gần

như bị buông lỏng. Bởi vậy, tình trạng in lậu, in nối bản có điều kiện bùng
phát.
Đối với những cuốn sách nội dung “có vấn đề”, bị cấm phát hành, thu
hồi, vì lợi nhuận, nhiều cơ sở phát hành đã tổ chức câu kết với các cơ sở in
để in và phát hành trái phép.
Việc xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với những xuất bản phẩm
sai phạm không những không phát huy tác dụng, mà còn bị các cơ sở phát
hành lợi dụng để thu lợi bất hợp pháp.
Một số cơ sở phát hành chạy theo lợi nhuận và đối tượng bất chính cũng
lợi dụng kẽ hở trên để phát tán một số cuốn sách, tài liệu có nội dung kích
động bạo lực, truyền bá lối sống dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan, thể hiện sai
lệch chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
- Sách điện tử, thể loại xuất bản phẩm được chính Bộ Thông tin và
Truyền thông đánh giá là tương lai của ngành xuất bản, in, phát hành lại


được đề cập rất mơ hồ, thiếu hẳn những quy định cụ thể nhằm phát triển
đồng thời ngăn chặn các biến tướng xấu của thể loại xuất bản phẩm mới này.
Do vậy nạn sao chép và vi phạm bản quyền sách điện tử đang còn xảy ra
nhiều mà chưa có biện pháp tháo gỡ, xử lí.
Như vậy, cần phải có những biện báp thiết thực để siết chặt việc hơn nữa
việc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của hoạt động xuất bản.
4. Giải pháp nâng cao hoạt động quản lí nhà nước trong hoạt động
xuất bản
Để quản lý tốt công tác xuất bản cần tăng cường chức năng tham mưu về
quản lý nhà nước trong lĩnh vực cấp phép, in ấn và phát hành xuất bản
phẩm.
Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ biến các quy định của
pháp luật về hoạt động xuất bản, trong đó chú trọng đến lĩnh vực in, phát
hành xuất bản; chỉ đạo Sở, Phòng Văn hóa và Thông tin các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thường xuyên kiểm tra việc
lưu hành xuất bản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm và cửa hàng
cho thuê sách, truyện tại địa phương, đưa công tác kiểm tra hoạt động xuất
bản phẩm vào nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của đơn vị. Đồng thời, đề
xuất, kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý chặt chẽ hơn nữa
nội dung xuất bản phẩm của các nhà xuất bản, nhất là các loại sách liên kết
xuất bản.
Có chính sách hỗ trợ thu hút các lực lượng văn nghệ sĩ sáng tác.
Cần sửa đổi, bổ sung, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính liên quan
tới xuất bản được quy định trong Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính
phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.


Thường xuyên mở lớp tập huấn, đào tạo cho cán bộ làm công tác quản
lý xuất bản tại các địa phương trong cả nước.
Có như vậy, hoạt động xuất bản mới phát triển bền vững, tạo được môi
trường văn hóa đọc lành mạnh trong các tầng lớp nhân dân trước tình hình
phát triển hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.



×