Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Dự án Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.09 MB, 117 trang )

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.

Sự cần thiết của dự án.............................................................................. 1
Phạm vi dự án .......................................................................................... 2
Mục tiêu dự án......................................................................................... 3
Các phương pháp thực hiện..................................................................... 3
Khái quát về các công trình chỉnh trị trong vùng dự án.......................... 5

CHƯƠNG 1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Vị trí địa lý............................................................................................... 6
Địa hình ................................................................................................... 6
Thời tiết, khí hậu ..................................................................................... 7
Tình hình dân sinh kinh tế....................................................................... 7

CHƯƠNG 2.
2.1.
2.2.
2.3.


2.4.
2.5.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......... 6

ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN .... 9

Đặc điểm các sông vùng dự án................................................................ 9
Đặc điểm của dòng chảy lũ ................................................................... 12
Dòng chảy năm...................................................................................... 12
Phân phối dòng chảy trong năm ............................................................ 17
Dòng chảy bùn cát ở các đoạn sông vùng dự án ................................... 25

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG
DẪN CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN ................................................................... 27
3.1.
3.2.
án.
3.3.
3.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi của lòng dẫn ............................... 27
Ảnh hưởng của điều tiết hồ Hòa Bình đến dòng chảy các sông vùng dự
............................................................................................................... 29
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến lòng dẫn các sông vùng dự án ........... 34
Đánh giá chung...................................................................................... 36

CHƯƠNG 4. CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH CHỈNH TRỊ ĐÃ CÓ TRONG
VÙNG DỰ ÁN ................................................................................................. 39
4.1. Dự án: Quy hoạch chỉnh trị vùng hạ du sông Lô Gâm do ảnh hưởng

điều tiết hồ thủy điện Tuyên Quang ................................................................ 39
4.2. Dự án: Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009– Viện Quy hoạch thủy lợi ............. 40
4.3. Dự án: Lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2015 – Viện KHTL Việt Nam 41
4.4. Dự án: Lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 – 2015 – Viện KHTL Việt Nam ... 42
4.5. Các dự án khác ...................................................................................... 43
4.6. Đánh giá chung...................................................................................... 44


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

CHƯƠNG 5. HIỆN TRẠNG KẾT CẤU, MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CÁC
CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ TRÊN CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN ............... 45
5.1.
5.2.

Hiện trạng và mức độ ổn định của các tuyến kè hiện có....................... 45
Những vị trí xung yếu............................................................................ 56

CHƯƠNG 6.

LẬP QUY HOẠCH CHỈNH TRỊ ........................................ 60

6.1. Phương hướng và quy chuẩn kỹ thuật lập qui hoạch chỉnh trị đoạn sông
nghiên cứu........................................................................................................ 60
6.2. Xác định lưu lượng tạo lòng của các đoạn sông: .................................. 61
6.3. Xác định kích thước hình dạng lòng sông ổn định................................ 63
6.4. Tuyến chỉnh trị ...................................................................................... 66

6.5. Các giải pháp công trình chỉnh trị sông bảo vệ bờ thường dùng .......... 70
6.6. Các công nghệ và vật liệu mới .............................................................. 79
6.7. Phương án bổ sung quy hoạch chỉnh trị ................................................ 84
6.8. Các kết cấu kè đề xuất ........................................................................... 90
CHƯƠNG 7.
7.1.
7.2.
7.3.
7.4.

Phạm vi tác động của các công trình chỉnh trị ...................................... 92
Đánh giá tác động đến môi trường khi thực hiện dự án........................ 92
Những tác động chính đến môi trường.................................................. 93
Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực ................................................ 93

CHƯƠNG 8.
8.1.
8.2.
8.3.
8.4.
8.5.

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ ........... 97

Khối lượng công trình ........................................................................... 97
Khái toán kinh phí ............................................................................... 100
Phân kỳ đầu tư ..................................................................................... 101
Nhu cầu vốn theo tiến độ..................................................................... 104
Nguồn vốn ........................................................................................... 104


CHƯƠNG 9.
KIẾN NGHỊ
9.1.
9.2.
9.3.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .......................... 92

TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ CÁC KẾT LUẬN
............................................................................................... 105

Tóm tắt kết quả thực hiện.................................................................... 105
Kết luận................................................................................................ 108
Kiến nghị ............................................................................................. 109


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của dự án


Hạ du đập Thủy điện Hòa Bình gồm bốn tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Phú

Thọ và Vĩnh Phúc là nơi khởi nguồn của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi
tập trung dân cư đông đúc và lâu đời, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả
nước và được bảo vệ trước thiên tai lũ lụt bởi hệ thống đê sông, hiện đã và
đang được đầu tư củng cố vững chắc.



Đây là khu vực nhập lưu của ba con sông thuộc loại lớn, có chế độ

thủy lực phức tạp, lòng dẫn và đường bờ thường xuyên bị biến động do quá
trình bồi, xói, biến đổi dòng chảy đe dọa an toàn hệ thống đê điều, an sinh
kinh tế và gây khó khăn cho giao thông thủy. Từ khi hồ Hòa Bình đi vào hoạt
động đã phần nào hạn chế được nguy cơ lũ lụt nhưng do phần lớn bùn cát bị
giữ lại trong lòng hồ, cộng với việc điều tiết hồ đã gây ảnh hưởng tới chế độ
dòng chảy phía hạ du, làm gia tăng diễn biến sạt lở cả về số lượng cũng như
mức độ nguy hiểm. Hiện tại trên tổng chiều dài 260km của hệ thống sông hạ
du thủy điện Hòa Bình thuộc các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và
thành phố Hà Nội có 41 điểm sạt lở với chiều dài khoảng 79,20Km. Sạt lở
chủ yếu xảy ra tại các điểm chưa có công trình bảo vệ bờ và tại một số công
trình được đầu tư xây dựng từ trước khi có hồ thủy điện Hòa Bình.


Diễn biến thời tiết trong giai đoạn gần đây ngày càng cực đoan, mưa

lũ có xu thế ngày càng phức tạp, diễn biến trái quy luật. Trong những năm
vừa qua hồ Hòa Bình phải xả lũ cả vào những tháng cuối mùa lũ, đầu mùa
khô. Về mùa kiệt mực nước sông xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua.


Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động dân sinh trên bãi

sông, lòng sông ngày càng phát triển dẫn tới thu hẹp dòng chảy thoát lũ; sự
gia tăng cả về số lượng và trọng tải, tốc độ của các phương tiện vận tải thủy,
nạn khai thác cát không phép, sai phép,... cũng là những nguyên nhân gây mất
ổn định bờ sông, lòng dẫn.
1



Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình



Luật Đê điều ra đời, việc sử dụng bãi sông một cách hợp lý, hài hoà

giữa mục tiêu phòng chống lũ với mục tiêu phát triển là nhu cầu tất yếu. Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/9/2007 phê
duyệt quy hoạch Phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình làm
cơ sở cho các địa phương lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết, quy hoạch đê
điều từng tuyến sông và các quy hoạch khác có liên quan.


Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành và các địa phương

nghiên cứu đề xuất xử lý sạt lở, ổn định bờ hệ thống sông Hồng, sông Đà vùng
hạ lưu sau đập thủy điện Hòa Bình bảo đảm an toàn dân cư và các công trình cơ
sở hạ tầng (công văn số 4807/VPCP-NN ngày 28/8/2007 của Văn phòng Chính
phủ).


Sạt lở bờ sông và biến đổi lòng dẫn của các sông hạ du thủy điện

Hòa Bình ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng ngày càng lớn đến an
toàn đê điều, an sinh kinh tế. Biện pháp giải quyết sạt lở hiện vẫn mang tính
thụ động, chắp vá. Để có một giải pháp tổng thể, hài hòa nhằm ổn định bờ và
lòng dẫn để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, các khu dân cư hiện có trên bãi
sông và sử dụng hợp lý bãi sông, lòng sông cho mục tiêu phát triển, việc rà soát
để xây dựng quy hoạch phòng chống sạt lở vùng hạ du thủy điện Hòa Bình là

cần thiết và cấp bách. Đây cũng sẽ là cơ sở để xây dựng quy hoạch đê điều và
các quy hoạch liên quan trong khu vực dự án.
1.2. Phạm vi dự án
Dọc theo dòng chảy của 04 con sông lớn là sông Đà, sông Thao, sông Lô
và sông Hồng với tổng chiều dài khoảng 200km, thuộc địa bàn bốn tỉnh là
Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, cụ thể:


Sông Đà từ sau đập thủy điện Hòa Bình đến ngã ba Thao - Đà;



Sông Thao từ ngã ba Thao - Đà ngược lên hết địa phận thị xã Phú

Thọ (tương ứng khoảng Km60 đê tả Thao);

2


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình



Sông Lô từ ngã ba Lô - Hồng ngược lên đến địa phận huyện Đoan

Hùng, tỉnh Phú Thọ;


Sông Hồng từ ngã ba Thao - Hồng đến hết địa phận huyện Đan


Phượng, thành phố Hà Nội (hết địa phận tỉnh Hà Tây cũ, tương ứng khoảng
Km47 đê hữu Hồng).

Hình 1.1.

Phạm vi vùng dự án

1.3. Mục tiêu dự án
Nghiên cứu đề xuất giải pháp chỉnh trị sông nhằm phòng chống sạt lở bờ
sông đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, các khu dân cư hiện có trên bãi sông
và sử dụng hợp lý bãi sông.
1.4. Các phương pháp thực hiện
1.4.1. Phương pháp chỉnh lý, phân tích số liệu thực đo
Để phân tích, đánh giá hiện trạng, tìm ra quy luật thống kê, dự án chủ yếu
sử dụng phương pháp chỉnh lý phân tích số liệu thực đo. Số liệu thực đo được

3


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

thu thập có hệ thống đồng bộ đủ dài, cập nhật đến 2009, đưa về cùng hệ quy
chiếu.
- Từ số liệu thực đo H và Q trung bình ngày tại các trạm lập bảng quan hệ
Q trung bình tại các cấp mực nước H cách nhau 0,5m cho từng năm
- Từ số liệu trong bảng trên vẽ đường cong quan hệ Q~H cho từng năm;
- Tổng hợp các đường cong quan hệ Q~H từng năm vào trong cùng hệ tọa
độ .
- Lập bảng và vẽ đồ thị diễn biến ∆H ~ t cho từng cấp lưu lượng đặc trưng;
- Tiến hành phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự biến đổi quan hệ

Q~H tại các trạm thủy văn phân tích.
1.4.2. Phương pháp mô hình toán
Chủ yếu là khai thác các version của HEC-RAS và MIKE 11, MIKE 21
1.4.3. Phương pháp khảo sát tại thực địa, trao đổi chuyên gia.
Đối với mô hình thuỷ lực, thiết lập địa hình cho sự hoạt động của mô hình
là một khâu quan trọng quyết định đến độ chính xác của chế độ thuỷ động lực
trên đoạn sông nghiên cứu trong quá trình mô phỏng. Việc thiết lập đúng đắn
địa hình lòng dẫn trên mô hình trước tiên cần phải có tài liệu đảm bảo và tin
cậy. Tiến hành khảo sát, đo đạc các mặt cắt ngang sông trong phạm vi nghiên
cứu nhằm bổ sung dữ liệu địa hình cho mô hình toán, cụ thể như sau:


31 mặt cắt ngang sông Đà



25 mặt cắt ngang sông Thao



37 mặt cắt ngang sông Lô



35 mặt cắt ngang sông Hồng

Trên cơ sở khảo sát thực địa tiến hành trao đổi chuyên gia nhằm đánh giá
chính xác về hiện trạng sạt lở, diễn biến lòng dẫn và mức độ ổn định của các
công trình hiện có, làm cơ sở để đưa ra hướng bổ sung quy hoạch chỉnh trị
cho vùng dự án


4


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

1.4.4. Phương pháp kế thừa (các kết quả nghiên cứu, giải pháp công nghệ,…)
Phạm vi nghiên cứu đã có một số các đề tài, dự án đã từng thực hiện, tuy
phạm vi các dự án nhỏ lẻ và chưa có hệ thống, nhưng những kết quả chính
của các dự án có thể kế thừa và phát triển.
1.5. Khái quát về các công trình chỉnh trị trong vùng dự án
Hạ du đập Thủy điện Hòa Bình gồm bốn tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ và Hà Nội là nơi khởi nguồn của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi tập
trung dân cư đông đúc và lâu đời, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước.
Sau khi thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, việc phòng lũ vùng hạ du
ngày càng được chú trọng. Một trong các biện pháp cho hiệu quả cao là xây
dựng và kiên cố lại các tuyến đê sông, đê bối. Do ảnh hưởng của thủy điện
Hòa Bình nên điều kiện thủy văn trên các sông Đà, sông Thao, sông Lô và
sông Hồng ở hạ du bị ảnh hưởng lớn, gây ra nhiều hiện tượng xói lở bờ sông
nghiêm trọng.
Bên cạnh đó vẫn còn không ít các công trình trên sông do đã được xây
dựng từ lâu nên chất lượng và khả năng làm việc cũng bị giảm đi đáng kể.
Vì vậy việc điều tra, đánh giá hiện trạng chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa
Bình là một việc làm cấp thiết để từ đó xây dựng được chương trình cải tạo,
nâng cấp các công trình chỉnh trị sông để đảm bảo các tuyến đê hoạt động an
toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.

5



Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

CHƯƠNG 1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu là hệ thống sông Đà-Hồng tính từ hạ lưu thủy điện
Hòa Bình, bao gồm 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ.
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp
với 8 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa
Bình, Hưng Yên và Hà Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 334.470ha, dân số
6.232.940 người.
Phú Thọ là một tỉnh thuộc Trung du, miền núi Bắc Bộ. Phía Bắc và Tây
Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Nội, phía Đông Bắc
giáp Tuyên Quang, phía Tây giáp Sơn La, phía Nam và Tây Nam giáp Hòa
Bình. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3518,6km2 với dân số 1.270.500 người
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và
miền núi phía Bắc. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.231,76 km2,
dân số 1.000.838 người (số liệu tổng điều tra dân số 1/4/2009)
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, nằm ở tọa độ 200°19' 210°08' vĩ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
4.662.5 km², chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.
1.2. Địa hình
Địa hình thành phố Hà Nội biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, cao độ
biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, có đủ
các dạng địa hình gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng có thể chia thành
2 vùng địa hình chính
Địa hình Phú Thọ mang đặc điểm của cả 3 dạng địa hình đó là miền núi,
trung du và đồng bằng ven sông. Nhìn chung có xu hướng thấp dần từ Bắc

xuống Nam và từ Tây sang Đông.

6


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Địa hình Vĩnh Phúc kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, là phương
chung của địa hình ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam. Phía Bắc của
tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592m, phía Tây Nam được
bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình
thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia ra 3 vùng có địa hình đặc
trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.
1.3. Thời tiết, khí hậu
Nếu coi thời gian mùa nhiều mưa bao gồm những tháng có lượng mưa lớn
hơn lượng mưa bình quân tháng trong năm và đạt trên 50% tổng số năm quan
trắc thì mùa nhiều mưa ở lưu vực sông vùng nghiên cứu là từ tháng V đến
tháng X, mùa ít mưa từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Thành phần lượng mưa trong mùa nhiều mưa chiếm 83-85% lượng mưa cả
năm, thành phần lượng mưa trong mùa ít mưa chỉ chiếm 20-25% lượng mưa
cả năm. Tuy nhiên thời kỳ mưa lớn nhất vùng nghiên cứu thường tập trung
vào 3 tháng là từ tháng VII đến tháng IX, thành phần lượng mưa trong các
tháng này đều đạt từ 200-300 mm/tháng.
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1.010mm, tháng có lượng bốc hơi lớn
nhất là tháng VI 100 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ là tháng II có 56,8 mm.
Nhiệt độ trung bình năm 24oC, độ ẩm trung bình 80% - 82%.
1.4. Tình hình dân sinh kinh tế
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2
triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao
động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo

lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ
cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác.
Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi
trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn

7


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ
lực mũi nhọn.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km2.
Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có 1.313.926 người với mật
độ dân số 373 người/km2. Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng
85% và tại thành thị khoảng 15%.
Ở tỉnh Vĩnh Phúc, thành phần dân tộc chủ yếu bao gồm 8 dân tộc có từ 100
người trở lên là Kinh (1.055.390 người), Tày (870 người), Thái (155 người),
Mường (347 người), Nùng (451 người), Dao (666 người), Sán Chay (nhóm
Cao Lan, 1.281 người), Sán Dìu (32.495 người), trong đó người Kinh chiếm
đa số (96,6%), còn lại là các dân tộc thiểu số (3,4%). Sán Dìu là dân tộc đông
dân nhất trong các dân tộc thiểu số ở Vĩnh Phúc, chiếm 88,63% tổng dân số
các dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hòa
Bình có 786.964 người. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất
là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái
chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông
chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong
tỉnh.


8


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN
2.1. Đặc điểm các sông vùng dự án
2.1.1. Sông Đà


Sông Đà là chi lưu lớn nhất của sông Hồng, có diện tích lưu vực

52.900km2 phần diện tích lãnh thổ Trung Quốc là 26.100km2 chiếm 49%, là
sông có lượng mưa lớn trên diện rộng từ Lý Tiên Độ đến Tạ Bú (trên diện tích
28.000km2, chiếm 53%). Sông Đà lại có độ dốc lưu vực lớn, nhất là phần
thuộc lãnh thổ Việt Nam, có thung lũng sông hẹp nên lũ trên sông Đà thường
nhanh và ác liệt. Vì vậy tuy diện tích lưu vực xấp xỉ như sông Thao nhưng
đỉnh và lượng lũ gấp đôi sông Thao và là nguồn lũ chủ yếu của sông Hồng.


Lũ lớn nhất trên sông Đà đóng vai trò lớn tạo ra lũ lớn nhất sông

Hồng, có đến 69% trường hợp đồng bộ. Riêng năm 1964 ở sông Đà đã xảy ra
lũ lớn nhất lớn hơn cả lũ tháng 8/1969, 8/1971,chỉ kém lũ 1945, nhưng lũ ở hạ
du sông Hồng 1964 không lớn lắm, mực nước ở Hòa Bình cũng thấp do
không bi dồn ứ nước của sông Hồng lên. Tuy nhiên lũ năm 1971 trên sông Đà
góp phần cùng với sông Thao và sông Lô tạo nên lũ lịch sử lớn nhất trên sông
Hồng (QmaxSơn Tây =37.800m3/s) hơn cả lũ và mực nước HmaxHàNội =14,80m (đã
hoàn nguyên vỡ đê và phân chậm lũ). Tháng 8/1969 lũ trên sông Đà cũng khá
lớn và sông Hồng cũng có lũ lớn (HmaxHàNội =13,22m).



Môđun dòng chảy lũ sông Đà lớn nhất trong các sông lớn, đạt trên

500l/s/km2 ở địa phận Trung Quốc, còn ở địa phận Việt Nam (18.000 km2 từ
Lai Châu đến Hòa Bình) giảm không đáng kể; đạt Mmax = 400 l/s/km2, thường
gấp hai lần phần hạ lưu sông Thao.


Lũ sông Đà thường xảy ra sớm và kết thúc sớm, khi gió mùa Tây

Nam sớm xâm nhập và suy yếu sớm, nhưng cũng có năm đến tháng 9 vẫn có
lũ lớn. Những thập kỷ gần đây đã xảy ra ở Hòa Bình các trận lũ đầu mùa rất
lớn: Trận lũ ngày 27/7/1956 (Qmax = 11.500m3/s); ngày 12/9/1985 (Qmax =
9.770m3/s); ngày 17/11/1985 (Qmax = 6.000m3/s).
9


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

2.1.2. Sông Thao


Sông Thao là dòng chính của sông Hồng, có diện tích lưu vực

51.800km2, xấp xỉ với sông Đà nhưng có tới 39.800km2 chiếm 77% diện tích
lưu vực nằm ở phần ở phần lãnh thổ Trung Quốc, khuất nhiều dãy núi cao nên
có luợng mưa nhỏ. Phần hạ lưu vực tuy lượng mưa gấp đôi nhưng diện tích
nhỏ, dài, hẹp nên mưa không xảy ra đồng thời và lũ trên lưu vực cũng không
đồng nhất.



Lũ lớn sông Thao thường xảy ra từ tháng 7 – 9, nhiều nhất vào tháng

8, khoảng 41% trường hợp ở Yên Bái. Trong thời gian này (tháng 7,8,9) phía
Trung Quốc, thời gian ngọn lũ xuất hiện ở Nguyên Giang gần như đồng thời
với ngọn lũ ở trạm Lý Tiên Độ trên sông Lý Tiên Độ thuộc thượng lưu sông
Đà.


Lũ sông Thao có nhiều ngọn, tổng lượng lũ 8 ngày max trung bình

đạt 2,18km3, năm 1971 đạt 4,9km3. Tại Yên Bái bằng 90,5% và tại Phú Thọ
94,6% (so với lượng lũ 8 ngày max năm 1971 ở Sơn Tây đạt 224,8%).


Môđun số dòng chảy lớn nhất thường giảm dần theo tỷ lệ nghịch với

diện tích lưu vực. Môđun dòng chảy trên dòng chính sông Thao với diện tích
lưu vực 50.000 km2 vẫn còn lớn. Mmax = 200 – 400 l/s/km2, phần Việt Nam
200 l/s/km2, phần Trung Quốc lớn gấp đôi bằng 400 l/s/km2.
2.1.3. Sông Lô


Sông Lô bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quí - Trung Quốc, đầu nguồn

cũng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tới thị xã Hà Giang thì chuyển
hướng Bắc Nam và nhập vào sông Hồng ở gần Việt Trì. Sông Lô có diện tích
lưu vực 39.000 km².



Đỉnh lũ sông Lô cũng rất lớn so với diện tích lưu vực, ví dụ trận lũ

tháng 7/1971 tại Hà Giang là 4010m3/s, Mmax = 400 l/s/km2, phía dưới hạ du
trung tâm mưa Bắc Quang đến trạm Hài Yên Qmax = 5.600m3/s, Mmax= 446
l/s/km2, sông Gâm ở Chiêm Hóa Qmax = 6.220m3/s, Mmax = 376l/s/km2 đến
10


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

nhập lưu tại Tuyên Quang (dưới ngã ba Gềnh Gà) Qmax = 12.000 m3/s, Mmax =
403 l/s/km2, về tới Phù Ninh (Vụ Quang) có Qmax = 14.000m3/s, Mmax =
2180m3/s và ở Phù Ninh là Qmax = 2.580m3/s.


Lũ xảy ra nhiều ngọn, liên tiếp nhau nên mực nước lũ rất cao vượt

mức nước lũ thấp nhất đến 20,5m ở Hà Giang; 14,6m ở Tuyên Quang và đến
cửa việt Trì còn 11,82m.
2.1.4. Sông Hồng


Lũ trên lưu vực sông Hồng là sản phẩm của mưa rào nhiệt đới, đồng

thời lại chịu tác động của địa hình lưu vực.


Mô đun dòng chảy trên lưu vực sông Hồng khá lớn. Phụ thuộc vào


cường độ hoạt động của gió mùa Tây Nam và áp thấp nhiệt đới Bắc Ấn Độ
Dương cũng như ảnh hưởng của dải hội tụ và cao áp Thái Bình Dương.


Lũ sông Hồng cũng giống như Thao, Đà, Lô, thường xảy ra nhiều

ngọn liên tiếp, lên xuống nhanh vào tháng 4-5, biên độ lũ khoảng tháng 6 có
thể lên tới 5-6m, sang tháng 7-8m các cơn lũ đổ về liên tiếp con lũ thứ nhất
chưa rút hết đã chồng tiếp con lũ thứ 2 làm đỉnh lũ lên cao dần và thường đạt
đỉnh lũ vào tháng 8, sau đó mực nước hạ xuống dần.


Một điều đáng chú ý là khi mực nước lũ càng lên cao thì độ dốc mặt

nước từ Việt Trì đến Hà Nội tính theo thời gian truyền lũ có giảm nhỏ (tùy
trận lũ khác nhau), độ dốc giảm khác nhau, như trận lũ 8/1971 có chênh lệch
mực nước Việt Trì và Hà Nội là 4,26m, độ dốc mặt nước là 6,7cm/km ở cấp
mực nước Hà Nội 11,5m; chênh lệch chỉ còn 3,7m và độ dốc 6,1cm/km ở cấp
mực nước cao 13,3m. Nếu xét với lũ lớn năm 1945 và năm 1969 cũng ở cấp
mực nước chênh lệch giữa Việt Trì và Hà Nội là 4,16m (năm 1945) và 4,03m
(năm1969), tình hình khi nước rút thì thì độ dốc cũng giảm đi nhanh vì mực
nước thượng lưu thường rút nhanh trước các trạm hạ du.

11


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

2.2. Đặc điểm của dòng chảy lũ



Ở Bắc Bộ mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, cũng có năm bắt đầu sớm

hơn hoặc muộn hơn 15-20 ngày; ở phía Đông Bắc có thể xảy ra lũ lớn vào
tháng 11, ở Tây Bắc mùa lũ có thể sớm hơn.


Tỷ lệ lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 65-80% tổng lượng dòng

chảy năm. Tuy nhiên có những năm do tổ hợp nhiều nhân tố, tổng lượng dòng
chảy lũ có thể đạt trên 80% lượng dòng chảy cả năm.


Tùy theo điều kiện hình thái thời tiết gây ra mưa khác nhau mà số

lần xuất hiện lũ hàng năm có biến động đáng kể, ít nhất là một trận và nhiều
nhất là 10 trận. Thời gian duy trì trận lũ của từng loại sông có khác nhau, tùy
thuộc vào diện tích lưu vực, vào hình thái thời tiết gây lũ. Ở sông lớn như
sông Thao, Đà, Lô…thường từ 7-15 ngày. Trên các sông vừa và nhỏ lũ
thường tập trung lên nhanh, xuống nhanh nên chỉ kéo dài khoảng từ 2-5 ngày.


Thời gian tập trung lũ khá nhanh, từ khi mưa đến khi lũ về chỉ trong

vòng 2 đến 3 ngày, riêng đối với sông miền núi có nơi không quá 24h, cường
suất lũ lớn đạt từ 5-7m/ngày ở thượng lưu sông Đà, sông Lô; ở trung lưu 23m/ngày và ở hạ lưu là 0,5-1,5m/ngày.


Biên độ mực nước ở các sông nhỏ đạt từ 3-4m, sông lớn tới 10m.


Biên độ tuyệt đối đạt tới 13,22m ở Lào Cai (sông Thao); 31,1m ở Lai Châu
(sông Đà); 20,4m ở Hà Giang (sông Lô) và 13,1m ở Hà Nội (sông Hồng).


Tương quan về lưu lượng đỉnh lũ hàng năm của sông Hồng (ở Sơn

Tây) với các sông Đà (Hòa Bình) hệ số R=0,84; sông Lô (Tuyên Quang) hệ
số R=0,83; sông Lô (Yên Bái) với hệ số R=0,665.
2.3. Dòng chảy năm
2.3.1. Chuẩn dòng chảy năm

Phân tích chuỗi số liệu dòng chảy năm đã thu thập được tại 6 trạm thuộc đoạn
mạng sông nghiên cứu có thể thấy: chuỗi số liệu thực đo dòng chảy năm của tất cả 6
trạm đều tương đối dài: 54 năm đối với các trạm Hoà Bình, Yên Bái, Sơn Tây, Hà
12


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Nội (từ 1956 đến 2009) và 53 năm đối với các trạm Vụ Quang, Thượng Cát (từ
1957 đến 2009). Bởi vậy, tất cả các trạm tính toán đều có thể coi là có đủ tài liệu
thực đo để tính chuẩn dòng chảy năm nhưng phải lựa chọn được thời kỳ tính toán
đại biểu đủ dài đẻ tính được trị số chuẩn dòng chảy năm với sai số quân phương
tương tương đối không vượt quá sai số cho phép.
Kết quả kiểm tra tính đồng nhất của chuỗi số liệu dòng chảy năm trong thời kỳ
quan trắc từ 1956 đến 2009 của các trạm khi chia mẫu thành 2 chuỗi trước khi có hồ
Hòa Bình (từ 1987 trở về trước) và sau khi có hồ Hòa Bình (từ 1988, tức là từ khi
hồ bắt đầu tích nước để chạy tổ máy số 1 trở lại đây) với mức ý nghĩa 1% theo chỉ
tiêu Wincoocson được tổng kết trong bảng sau:


Bảng 2.1.

Kết quả kiểm tra tính đồng nhất của chuỗi số liệu dòng chảy năm
tại các trạm

TT

Tên trạm

Ux

Uy

Ut

Up

Kết quả kiểm tra

1

Hoà Bình

340

172

138

374


Chuỗi đồng nhất

2

Yên Bái

233

279

138

374

Chuỗi đồng nhất

3

Vụ Quang

260

236

133

363

Chuỗi đồng nhất


4

Sơn Tây

231

281

138

374

Chuỗi đồng nhất

5

Hà Nội

190

322

138

374

Chuỗi đồng nhất

6


Thượng Cát

313

183

133

363

Chuỗi đồng nhất

Kết quả kiểm tra trong bảng cho thấy: đối với tất cả các trạm, tổng số
nghịch thế Ux và Uy của cả hai mẫu X và Y đều nằm trong miền giá trị (Ut, Up)
nên chuỗi số liệu dòng chảy năm từ năm 1956 đến năm 2009 của tất cả các
trạm, kể cả trạm Hoà Bình đều đồng nhất theo chỉ tiêu Wincoocson. Bởi vậy,
toàn bộ chuỗi số liệu dòng chảy năm thực đo của các trạm được đưa vào xây

13


D ỏn: R soỏt b sung quy hoch chnh tr sụng h du thy in Hũa Bỡnh

dng ng cong lu tớch sai chun dũng chy nm la chn thi k tớnh
toỏn i biu tớnh chun dũng chy nm cho tng trm.
Sum(Ki-1)/Cv
10
8
6

4
2
0
-21955

1960

1965

1970

1975

1980

1985

1990

1995

2000

Năm
2005

-4
-6
-8
-10

-12
Hoà Bình
Sơn Tây

Hỡnh 2.1.
Bng 2.2.

Yên Bái
Hà Nội

Vụ Quang
Thợng Cát

ng lu tớch sai chun dũng chy nm

Kt qu tớnh chun dũng chy nm v sai s quõn phng tng
i tng i ca chỳng

Tờn trm

FLV
(km2)

Q0
(m3/s)

W0
(106m3)

M0

(l/s.km2)

Y0
(mm)

Cv

%

Ho Bỡnh

51800

1713

54021

33

1043

0,15

2,17

Yờn Bỏi

48000

753


23747

16

495

0,20

3,00

V Quang

37800

1028

32419

27

858

0,18

2,96

Sn Tõy

143600


3372

106339

23

741

0,14

2,06

H Ni

2636

83129

0,14

1,99

Thng Cỏt

913

28792

0,23


3,78

14


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Bảng 2.3.

Tỷ lệ đóng góp dòng chảy hàng năm của ba nhánh Đà, Thao,
Lô vào sông Hồng thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình (%)
Đặc trưng

Trung bình
nhiều năm

Thời kỳ
trước khi có
hồ Hoà Bình

Thời kỳ
sau khi có
hồ Hoà Bình

QHB/QHB+ QYB+ QVQ
QYB /QHB+ QYB+ QVQ

49
22


48
22

50
21

QVQ /QHB+ QYB+ QVQ

29

30

29

Bảng 2.4.

Tỷ lệ phân lưu dòng chảy hàng năm từ sông Hồng vào sông
Đuống thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình (%)

Đặc trưng

Trung bình
nhiều năm

Thời kỳ
trước khi có
hồ Hoà Bình

Thời kỳ

sau khi có
hồ Hoà
Bình

QTC/QHN+ QTC

26

25

28

QHN /QHN+ QTC

74

75

72

Nhận xét:
- Chuỗi số liệu thực đo lưu lượng dòng chảy bình quân năm thời kỳ 1956 2009 (bao gồm cả hai thời kỳ trước và sau khi có hồ Hoà Bình) của tất cả các
trạm kể cả trạm Hoà Bình đều đồng nhất theo kết quả kiểm định với tiêu
chuẩn Wincoocson. Điều đó cho thấy, với hai nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
là phát điện và phòng lũ, hồ Hoà Bình hầu như chỉ có tác dụng điều hoà dòng
chảy trong năm chứ không ảnh hưởng đến giá trị dòng chảy trung bình năm
cũng như tổng lượng dòng chảy hàng năm.
- Tính trung bình hàng năm, tổng lượng dòng chảy đóng góp vào sông
Hồng của sông Đà là 54021 (106m3), của sông Thao là 23747 (106m3) và của
sông Lô là 32419 (106m3). Như vậy, trong tổng lượng nước hàng năm do ba

sông Đà, Thao, Lô đổ vào sông Hồng, lượng nước do sông Đà là lớn nhất, tới

15


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

49% (gần bằng tổng lượng nước do hai sông Thao và Lô), tiếp đó đến sông
Lô: 29% và ít nhất là sông Thao: 22%. Mặc dù có diện tích lưu vực gần xấp xỉ
nhau nhưng lượng nước hàng năm do sông Đà cung cấp cho sông Hồng lớn
hơn nhiều so với sông Thao vì lưu vực sông Đà nằm trong vùng mưa lớn hơn.
Cũng vì lý do đó mà lượng nước đóng góp của sông Lô vào sông Hồng lớn
hơn của sông Thao mặc dù diện tích lưu vực sông Lô nhỏ hơn diện tích lưu
vực sông Thao. Với cùng nguyên nhân trên, môđun và lớp dòng chảy hàng
năm của lưu vực sông Đà lớn nhất, sau đó đến lưu vực sông Lô và cuối cùng
là lưu vực sông Thao.
- Tỷ lệ đóng góp nước của hai sông Thao và Lô vào sông Hồng thời kỳ
trước và sau Hoà Bình sai khác nhau không nhiều, chỉ xấp xỉ 1%. Nhưng tỷ lệ
đóng góp nước của của sông Đà vào sông Hồng thời kỳ sau Hoà Bình tăng
2% so với thời kỳ trước Hoà Bình. Sự tăng tỷ lệ đóng góp của sông Đà vào
sông Hồng không phải do ảnh hưởng điều tiết của hồ Hoà Bình mà do vị trí
của hai thời kỳ trong chu kỳ thay đổi của lượng nước trong thời kỳ nhiều
năm. Thời kỳ trước Hoà Bình thuộc những pha ít nước (đường cong luỹ tích
sai chuẩn dòng chảy năm nghiêng xuống dưới, Ktb- 1 < 0), còn thời kỳ sau
Hoà Bình thuộc pha nhiều nước (đường cong luỹ tích sai chuẩn dòng chảy
năm nghiêng lên trên, Ktb- 1 > 0).
2.3.2. Dao động của dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm
Dòng chảy năm không chỉ thay đổi theo không gian mà còn thay đổi theo
thời gian từ năm này qua năm khác. Mức độ biến đổi của dòng chảy năm
trong thời kỳ nhiều năm so với chuẩn của nó được đánh giá bởi hệ số biến đổi

dòng chảy năm Cv, còn quy luật dao động của nó trong thời kỳ nhiều năm
được thể hiện trên đường luỹ tích sai chuẩn dòng chảy năm trong thời kỳ quan
trắc của từng trạm.
Do khống chế các lưu vực lớn nên so với các nơi khác, mức độ biến động
của dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm tại các trạm trên mạng sông

16


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

nghiên cứu thuộc loại nhỏ, hệ số biến đổi dòng chảy năm tại các trạm đều chỉ
nằm trong khoảng từ 0,14 đến 0,2.
Phân tích đường cong luỹ tích sai chuẩn dòng chảy năm tại các trạm vẽ
phối hợp lên cùng một hệ trục toạ độ có thể thấy:
- Trong thời kỳ nhiều năm, dòng chảy năm dao động có xu thế chu kỳ
không chặt chẽ: những nhóm năm nhiều nước liên tục thường xuất hiện xen
kẽ với các nhóm năm ít nước liên tục tạo thành các chu kỳ nước trọn vẹn
nhưng không hoàn toàn. Các chu kỳ này lặp lại nhưng không hoàn cả về thời
gian lẫn biên độ dao động. Nếu bỏ qua các chu kỳ nước rất ngắn thì toàn bộ
thời kỳ có số liệu đo đạc dòng chảy (1956 - 2009) tại các trạm Hoà Bình, Yên
Bái, Sơn Tây, Hà Nội có thể xem là một chu kỳ nước lớn kéo dài 48 năm với
một pha nước nhiều, một pha ít nước và một số năm nước trung bình. Đối với
trạm Vụ Quang, thời kỳ 1956 - 1985 có thể coi là một chu kỳ nước trọn vẹn
với một pha nhiều nước, một pha ít nước và một vài năm nước trung bình.
Còn thời kỳ 1986 - 2009 thuộc pha nước trung bình trên đó xuất hiện một vài
chu kỳ nước rất nhỏ.
- Dao động của dòng chảy năm của 6 trạm không đồng bộ với nhau. Ở mức
độ nhất định, có thể coi các cặp trạm Hoà Bình và Yên Bái, Sơn Tây và Hà
Nội là những cặp trạm có dao động dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm

tương đối đồng pha với nhau. Các cặp trạm này quan trắc được đồng thời các
giai đoạn nhiều nước, ít nước và nước trung bình nhưng tỷ số của các lưu
lượng trung bình trong các giai đoạn đó không phải là hằng số.
2.4. Phân phối dòng chảy trong năm
2.4.1. Mùa dòng chảy
Phù hợp với chế độ mưa mùa, trong một năm, dòng chảy trên lưu vực hệ
thống sông Hồng đoạn nghiên cứu cũng phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa
lũ và mùa kiệt. Theo chỉ tiêu vượt trung bình (mùa lũ gồm các tháng liên tục
trong năm có lưu lượng dòng chảy bình quân tháng lớn hơn hoặc bằng lưu
17


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

lượng dòng chảy bình quân năm với mức ổn định hàng năm đạt hoặc vượt
50%; mùa kiệt bao gồm các tháng còn lại), tác giả đã tiến hành phân mùa
dòng chảy cho tất cả 6 trạm trên mạng sông nghiên cứu dựa trên số liệu lưu
lượng dòng chảy trung bình tháng thực đo.
Từ kết quả phân mùa dòng chảy tiến hành tính toán các đặc trưng dòng
chảy mùa của 2 thời kỳ: trước và sau khi có hồ Hoà Bình.
Kết quả phân mùa dòng chảy tại các trạm trên đoạn mạng sông

Bảng 2.5.

nghiên cứu
Tên trạm

Hoà Bình
Yên Bái
Vụ Quang

Sơn Tây
Hà Nội
Thượng Cát

Bảng 2.6.

Mùa lũ
Thời gian
Tổng lượng
(% so với năm)
VI - X
75,12
VI - X
70,21
VI - X
71,88
VI - X
72,84
VI - X
70,89
VI - X
77,35

Mùa kiệt
Thời gian
Tổng lượng
(% so với năm)
XI - V
24,88
XI - V

29,79
XI - V
28,12
XI - V
27,16
XI - V
29,11
XI - V
22,65

Kết quả tính toán các đặc trưng dòng chảy mùa trung bình thời
kỳ trước và sau Hoà Bình

Thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình
Tên
trạm

Mùa lũ

Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình

Mùa kiệt

Mùa lũ
∑Qnăm
(m3/s)

Mùa kiệt

∑Qnăm

(m3/s)

∑QML
(m3/s)

% so
với
năm

∑QMK
(m3/s)

% so
với
năm

Hoà
Bình

20163

15766

78,19

4397

21,81

21231


13696

64,51

3939

18,55

Yên
Bái

9192

6535

71,10

2657

28,90

8928

6225

69,72

1593


17,84

Vụ
Quang

12287

8881

72,28

3406

27,72

12803

8973

70,08

2655

20,74

18

∑QML
(m3/s)


∑QMK
% so
với năm (m3/s)

% so
với
năm


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình
Mùa lũ

Tên
trạm

Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình

Mùa kiệt

Mùa lũ
∑Qnăm
(m3/s)

Mùa kiệt

∑Qnăm
(m3/s)


∑QML
(m3/s)

% so
với
năm

∑QMK
(m3/s)

% so
với
năm

Sơn
Tây

42396

31682

74,73

10714

25,27

42038

29731


70,72

6661

15,84

Hà Nội

32487

23854

73,43

8633

26,57

30605

21642

70,71

5753

18,80

Thượng

Cát

10616

8386

78,99

2230

21,01

11843

8913

75,26

1848

15,60

∑QML
(m3/s)

∑QMK
% so
với năm (m3/s)

% so

với
năm

Nhận xét:
- Trong cả hai thời kỳ trước và sau khi có hồ Hoà Bình, các mùa dòng chảy
đều bắt đầu và kết thúc khá đồng bộ trên cả 6 trạm của đoạn mạng sông
nghiên cứu. Mùa lũ tại 6 trạm đều bắt đầu đồng thời vào tháng VI và kết thúc
đồng thời vào tháng X, chỉ kéo dài 5 tháng. Mùa kiệt bắt đầu vào tháng XI và
kết thúc vào tháng V năm lịch sau, kéo dài tới 7 tháng. Sự phân hoá giữa hai
mùa dòng chảy là khá sâu sắc. Mặc dù chỉ kéo dài 5 tháng nhưng tổng lượng
dòng chảy mùa lũ chiếm tới 70 - 77% tổng lượng dòng chảy năm, trong khi
đó, tổng lượng dòng chảy của suốt 7 tháng mùa kiệt chỉ chiếm 23 - 30% tổng
lượng dòng chảy năm.
- Hồ Hòa Bình có ảnh hưởng rõ rệt đến việc điều hoà chế độ dòng chảy
trong năm giữa hai mùa lũ và kiệt trên sông Đà và trên sông Hồng ở phía hạ
du của đập (các trạm Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Nội và Thượng Cát). So với thời
kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, tổng lượng dòng chảy mùa lũ trong thời kỳ sau
khi có hồ Hòa Bình giảm đi rõ rệt với mức độ giảm càng về hạ du càng thấp
dần (14% tại trạm Hòa Bình, 3% tại trạm Sơn Tây và 2% tại trạm Hà Nội).
Cùng với sự giảm của tổng lượng dòng chảy mùa lũ, tổng lượng dòng chảy
mùa kiệt được tăng lên một cách tương ứng với mức độ tăng càng về hạ du
càng ít dần (14% tại trạm Hòa Bình, 3% tại trạm Sơn Tây và 2% tại trạm Hà
Nội).
19


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Do ảnh hưởng điều tiết dòng chảy trong năm giữa hai mùa lũ và kiệt của hồ
Hòa Bình, tỷ lệ đóng góp dòng chảy của ba nhánh Đà, Thao, Lô vào sông

Hồng cũng thay đổi. Để đánh giá được sự thay đổi đó tiến hành tính toán tỷ lệ
nhập lưu của ba nhánh sông Đà, Thao, Lô vào sông Hồng của hai thời kỳ
trước và sau khi có hồ Hòa Bình. Các kết quả tính toán này cho thấy:
- So với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, tỷ lệ đóng góp nước của sông
Đà vào sông Hồng trong mùa lũ thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình giảm 2%
- Ngược lại, so với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, tỷ lệ đóng góp nước
của sông Đà vào sông Hồng trong mùa kiệt thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình
tăng 13%
Bảng 2.7.

Tỷ lệ đóng góp dòng chảy mùa của ba nhánh Đà, Thao, Lô vào
sông Hồng thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình (%)
Mùa lũ

Sông

Đặc trưng

TKTHB

Mùa kiệt

TKSHB

TKTHB

TKSHB

∑Q


%

∑Q

%

∑Q

%

∑Q

%

Đà

QHB/QHB+ QYB+
QVQ

15659

50

13893

48

4393

42


7656

55

Thao

QYB /QHB+ QYB+
QVQ

6536

21

6185

22

2655

25

2596

19



QVQ /QHB+ QYB+
QVQ


8915

29

8919

30

3440

33

3683

26

2.4.2. Phân phối dòng chảy trong năm
Từ số liệu dòng chảy bình quân tháng thực đo tại các trạm trên đoạn mạng
sông nghiên cứu, tiến hành tính phân phối dòng chảy năm theo tháng dạng
bình quân năm bình quân nhiều năm cho các trạm trong hai thời kỳ trước và
sau khi có hồ Hòa Bình. Phân tích các kết quả tính toán được có thể thấy:
- Phân phối dòng chảy trong năm của thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình tại
tất cả các trạm rất không đều. Mô hình phân phối tại các trạm đều có dạng
một đỉnh (một năm có một cực đại và một cực tiểu). Tháng có dòng chảy cực
đại thường là tháng VIII và tháng có dòng chảy cực tiểu thường là tháng III.

20



Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Lượng dòng chảy của tháng cực đại rất lớn, chiếm từ 19% đến 23% tổng
lượng dòng chảy cả năm và lớn gấp từ 7 đến 15 lần lượng dòng chảy tháng
cực tiểu. Ngược lại, lượng dòng chảy của tháng cực tiểu rất nhỏ, chỉ chiếm từ
1,5% đến 2,5% tổng lượng dòng chảy năm. Ba tháng có dòng chảy lớn nhất
trong năm của thời kì này là các tháng VII, VIII, IX. Tổng lượng dòng chảy
của ba tháng này chiếm tới từ 50% đến 58% tổng lượng dòng chảy năm. Ba
tháng có dòng chảy kiệt nhất thường là các tháng II, III, IV (hoặc I, II, III) với
tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 9% tổng lượng dòng chảy
năm. Tổng lượng dòng chảy của ba tháng lũ lớn nhất lớn gấp từ 6 đến 12 lần
tổng lượng dòng chảy của 3 tháng kiệt nhất.
- Mô hình phân phối dòng chảy trong năm của thời kỳ sau Hoà Bình tại tất
cả các trạm cũng đều có dạng một đỉnh. Tháng có dòng chảy cực đại thường
là tháng VII hoặc VIII và tháng có dòng chảy cực tiểu thường là tháng II hoặc
III. Lượng dòng chảy của tháng cực đại vẫn rất lớn, chiếm từ 17% đến 24%
tổng lượng dòng chảy cả năm và lớn gấp từ 2,5 đến 3 lần lượng dòng chảy
tháng cực tiểu. Lượng dòng chảy của tháng cực tiểu rất nhỏ, chỉ chiếm từ
2,5% đến 3% tổng lượng dòng chảy năm. Ba tháng có dòng chảy lớn nhất
trong năm của thời kỳ này là các tháng VI, VII, VIII (hoặc VII, VIII, IX).
Lượng dòng chảy của ba tháng này chiếm tới 50 đến 58% tổng lượng dòng
chảy của toàn năm và lớn gấp từ 6 đến 12 lần tổng lượng dòng chảy của 3
tháng kiệt nhất. Ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất thường là các tháng I, II, III
(hoặc II, III, IV). Tổng lượng dòng chảy của ba tháng này rất nhỏ, chỉ chiếm
từ 5% đến 8% tổng lượng dòng chảy năm.
- Với vai trò điều tiết dòng chảy, hồ Hòa Bình có ảnh hưởng rõ rệt đến sự
phân phối lượng dòng chảy năm theo tháng trên sông Đà và sông Hồng ở hạ
lưu đập. So với thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình, biên độ dòng chảy tháng
trong năm tại các trạm ở hạ lưu đập đều giảm đi đáng kể. Mức độ giảm càng
về hạ lưu càng yếu dần. So với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, tỷ số giữa

21


Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

lượng dòng chảy tháng cực đại và cực tiểu tại trạm Hoà Bình giảm 5,62 lần;
có hồ Hòa Bình. Mức độ giảm của tỷ số này càng xa đập cũng càng yếu
dần:tại trạm Hoà Bình giảm 4,6 lần; tại trạm Sơn Tây giảm 1,84 lần và tại
trạm Hà Nội giảm 1,46 lần.

22


Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Q(m3/s)

Q(m3/s)
5000

2000

4000
1500

3000
1000

2000


500

1000

Th¸ng

0
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Th¸ng

0
I

II

III

IV

V

Hßa B×nh

VI

VII

VIII

IX

X

IX

X


XI

XII

Yªn B¸i
Q(m3/s)

Q(m3/s)

10000

3000

8000

2500

2000

6000

1500
4000

1000
2000

500

Th¸ng


0
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

Th¸ng

0
I

XII


II

III

IV

V

VI

VII

VIII

XI

XII

S¬n T©y

Vô Quang
Q(m3/s)

Q(m3/s)

7000

2500


6000
2000

5000
1500

4000
3000

1000

2000
500

1000

Th¸ng

0
I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

Hµ Néi

IX

X

XI

XII

Th¸ng

0
I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

IX

X

XI

XII

Th−îng C¸t

Hình 2.2. Mô hình phân phối dòng chảy trong năm tại các trạm thuộc
đoạn mạng sông nghiên cứu thời kỳ trước khi có hồ Hòa

Báo cáo tóm tắt

23


×