Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo vệ, chống xói lở bờ khu vực hạ du thủy điện hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.6 MB, 86 trang )

i
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HỆ THỐNG ĐÊ,
KÈ CÁC SÔNG VÙNG HẠ DU THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH.................................5
CHƯƠNG 3. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước:...................................5
CHƯƠNG 4. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:.........................................5
CHƯƠNG 5. Nghiên cứu ở trong nước:.........................................................7
CHƯƠNG 6. Tổng quan những giải pháp công trình phòng, chống sạt lở bờ đã
và đang sử dụng:.....................................................................................................8
CHƯƠNG 7. Giải pháp kè mỏ hàn:................................................................9
CHƯƠNG 11. Giải pháp kè lát mái:............................................................10
CHƯƠNG 16. Giải pháp kè mềm:................................................................12
CHƯƠNG 19. Giải pháp kè dạng tường đứng:............................................13
CHƯƠNG 20. Kết hợp giữa kè mái nghiêng và kè tường đứng:..................14
CHƯƠNG 22. Các công nghệ và vật liệu mới:.............................................14
CHƯƠNG 23. Đặc điểm tự nhiên khu vực hạ du thủy điện Hòa Bình:..............17
CHƯƠNG 24. Đặc điểm địa hình:...............................................................17
CHƯƠNG 25. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng:.............................................18
CHƯƠNG 26. Khí hậu:................................................................................20
CHƯƠNG 27. Đặc điểm hệ thống sông khu vực hạ du thủy điện Hòa Bình:.....22
1.4.1. Hệ thống sông:...................................................................................22
1.4.2. Đặc điểm thuỷ văn - thuỷ lực:.............................................................23
CHƯƠNG 30. Hiện trạng hệ thống đê điều:........................................................30
CHƯƠNG 31. Hiện trạng về giao thông thủy:.....................................................32
1.7. Kết luận chương 1:.........................................................................................33



ii
CHƯƠNG 32. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN SẠT LỞ VÀ HIỆN TRẠNG CÁC
CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ - XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN...........................34
CHƯƠNG 33. Diễn biến lòng dẫn:......................................................................34
CHƯƠNG 34. Diễn biến trên sông Hồng:....................................................34
CHƯƠNG 39. Diễn biến trên sông Lô:........................................................36
CHƯƠNG 41. Diễn biến sạt lở khu vực nghiên cứu:..........................................37
CHƯƠNG 42. Sông Hồng:...........................................................................38
CHƯƠNG 44. Sông Đà:...............................................................................38
CHƯƠNG 46. Sông Thao:............................................................................39
CHƯƠNG 48. Sông Lô:................................................................................40
CHƯƠNG 51. Hiện trạng các giải pháp công trình bảo vệ bờ trong khu vực
nghiên cứu:............................................................................................................42
CHƯƠNG 52. Sông Hồng:...........................................................................42
CHƯƠNG 61. Sông Đà:...............................................................................47
CHƯƠNG 65. Sông Thao:............................................................................49
CHƯƠNG 69. Sông Lô:................................................................................52
CHƯƠNG 72. Các nguyên nhân gây sạt lở bờ khu vực nghiên cứu:..................53
CHƯƠNG 73. Nguyên nhân khách quan:....................................................53
CHƯƠNG 74. Nguyên nhân chủ quan:........................................................54
CHƯƠNG 75. Kết luận chương 2:.......................................................................55
Tính toán CHO MỘT PHẠM VI CHỈNH TRỊ CỤ THỂ...................................57
CHƯƠNG 77. Mô tả hiện trạng:..........................................................................57
CHƯƠNG 78. Hiện trạng phạm vi khu vực nghiên cứu tính toán:...............57
CHƯƠNG 83. Đặc điểm thủy văn, bùn cát:.................................................59
CHƯƠNG 84. Vận tốc dòng chảy:...............................................................60
CHƯƠNG 85. Địa chất công trình:..............................................................60
CHƯƠNG 86. Phân tích lựa chọn tuyến chỉnh trị và giải pháp công trình phù
hợp:........................................................................................................................62

CHƯƠNG 87. Đoạn 1 tương ứng từ mặt cắt N1 (đầu cầu Trắng) đến mặt cắt


iii
N11 dài 200m:..............................................................................................62
CHƯƠNG 88. Đoạn 2 tương ứng từ mặt cắt N124 (cảng Hòa Bình) đến mặt
cắt C236+10m (tiếp giáp tuyến kè Dân Hạ - Hợp Thành) dài khoảng
6.500m:.........................................................................................................62
CHƯƠNG 90. Tính toán các thông số công trình tuyến chỉnh trị:......................64
CHƯƠNG 91. Tính toán lưu lượng tạo lòng, mực nước thi công:...............64
CHƯƠNG 92. Tính toán kết cấu và ổn định:................................................68
CHƯƠNG 93. Thiết kế phương án chọn:.............................................................72
CHƯƠNG 94. Đoạn 1 tương ứng từ mặt cắt N1 (đầu cầu Trắng) đến mặt cắt
N11 dài 200m:..............................................................................................72
CHƯƠNG 95. Đoạn 2 tương ứng từ mặt cắt N124 (sau cảng Hòa Bình) đến
mặt cắt C236+10m (tiếp giáp tuyến kè Dân Hạ - Hợp Thành) dài khoảng
6.500m..........................................................................................................73
CHƯƠNG 97. Kết luận chương 3:.......................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................77


iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH


v
CHƯƠNG 8. Hệ thống mỏ hàn...............................................................................9
CHƯƠNG 9. Kè mỏ hàn.......................................................................................10
CHƯƠNG 10. Mỏ hàn cọc....................................................................................10

CHƯƠNG 12. Cấu tạo kè lát mái.........................................................................11
CHƯƠNG 13. Kè lát mái......................................................................................11
CHƯƠNG 14. Kè hộ chân lát mái........................................................................12
CHƯƠNG 15. Đá lát khan....................................................................................12
CHƯƠNG 17. Cụm cây gây bồi............................................................................13
CHƯƠNG 18. Mỏ hàn cọc....................................................................................13
CHƯƠNG 21. Kè tường đứng kết hợp mái nghiêng...........................................14
CHƯƠNG 28. Quan hệ (H~t) trạm Sơn Tây.......................................................26
CHƯƠNG 29. Quan hệ (H~t) trạm Hà Nội.........................................................27
1.4.3. Dòng chảy bùn cát:......................................................................................28
CHƯƠNG 35. Vùng xói lở - bồi tụ trên đoạn hợp lưu giai đoạn 1965 - 1987
(nguồn trích dẫn: [6])............................................................................................34
CHƯƠNG 36. Vùng xói lở - bồi tụ trên đoạn hợp lưu giai đoạn 1987 - 1993
(nguồn trích dẫn: [6])............................................................................................35
CHƯƠNG 37. Vùng xói lở - bồi tụ trên đoạn hợp lưu giai đoạn 1993 - 2001
(nguồn trích dẫn: [6])............................................................................................35
CHƯƠNG 38. Hiện tượng sạt lở bờ sông khu vực Trung Hà năm 2010 (nguồn
trích dẫn: Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Vĩnh Phúc)..........36
CHƯƠNG 40. Kè Trung Hà - Thanh Điềm K19 - K35 (nguồn trích dẫn: Chi
cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Vĩnh Phúc)...................................37
CHƯƠNG 43. Sạt lở tả Hồng địa phận xã Vĩnh Ninh - Vĩnh Phúc (nguồn trích
dẫn: Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Vĩnh Phúc)...................38
CHƯƠNG 45. Sạt lở Hữu Đà xã Tòng Bạt - Ba Vì - Hà Nội (nguồn trích dẫn:
Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội)..................................39
CHƯƠNG 47. Sạt lở bờ tả Thao đoạn ngã 3 Thao - Đà (nguồn trích dẫn: Chi
cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Phú Thọ)......................................40


vi
CHƯƠNG 49. Sạt lở bờ sông tại thôn Hưng Thịnh tháng 8/2010 (nguồn trích

dẫn: Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Phú Thọ).......................41
CHƯƠNG 50. Sạt lở bờ sông tại thôn Hưng Thịnh tháng 8/2010 (nguồn trích
dẫn: Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Phú Thọ).......................41
CHƯƠNG 53. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ Đan Phượng đến Sơn
Tây - Sông Hồng (nguồn trích dẫn: [6])...............................................................42
CHƯƠNG 54. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ ngã 3 Thao Đà đến ngã
3 Lô Hồng - Sông Hồng (nguồn trích dẫn: [6])....................................................42
CHƯƠNG 56. Kè Chu Minh.................................................................................45
CHƯƠNG 57. Kè Hồng Hà...................................................................................46
CHƯƠNG 58. Kè Cổ Đô.......................................................................................46
CHƯƠNG 60. Kè Đại Định - Cam Giá................................................................47
CHƯƠNG 62. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ Đoan Hạ đến ngã 3
Thao Đà - Sông Đà.................................................................................................48
CHƯƠNG 63. Kè Khê Thượng............................................................................48
CHƯƠNG 64. Kè Thái Bạt...................................................................................49
CHƯƠNG 66. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ Phú Thọ đến ngã 3
Thao Đà - Sông Thao.............................................................................................50
CHƯƠNG 68. Kè Thanh Miếu.............................................................................52
CHƯƠNG 70. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ Hải Lựu đến Cao
Phong - Sông Lô.....................................................................................................52
CHƯƠNG 71. Kè Cao Phong...............................................................................53
CHƯƠNG 79. Hiện trạng xói lở bờ......................................................................58
CHƯƠNG 80. Hiện tượng lấn chiếm bờ sông.....................................................58
CHƯƠNG 81. Bãi vật liệu nhà máy giấy.............................................................59
CHƯƠNG 82. Bãi trữ cát......................................................................................59
CHƯƠNG 89. Bản đồ tuyến khu vực xác định tính toán chỉnh trị....................64
CHƯƠNG 96. Mặt cắt ngang thiết kế giải pháp kè bảo vệ bờ đoạn chỉnh trị. .74


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


viii
Bảng 1.1: Phân bố lũy tích diện tích theo vùng Đồng bằng sông Hồng.............18
Bảng 1.2: Lượng mưa ngày lớn nhất thực đo trên hệ thống sông Hồng - sông
Thái Bình................................................................................................................21
Bảng 1.3: Đặc trưng đỉnh lũ lớn nhất, trung bình và nhỏ nhất năm hệ thống
sông Hồng...............................................................................................................24
Bảng 1.4: Đặc trưng các trận lũ trên sông Hồng.................................................24
Bảng 1.5: Mực nước trung bình ngày lớn nhất, nhỏ nhất các trạm trên hệ
thống sông Hồng - sông Thái Bình.......................................................................25
Bảng 1.6: Kết quả tính độ đục bình quân năm và sai số quân phương tương đối
tại các trạm thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình....................................................28
Bảng 1.7: Kết quả tính độ đục bình quân năm và sai số quân phương tương đối
tại các trạm thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình........................................................28
Bảng 1.8: Lưu lượng bùn cát lơ lửng và sai số quân phương tương đối tại các
trạm thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình................................................................29
Bảng 1.9: Lưu lượng bùn cát lơ lửng và sai số quân phương tương đối tại các
trạm thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình...................................................................29
Bảng 1.10: Tỷ lệ đóng góp dòng chảy bùn cát lơ lửng hàng năm của 3 nhánh
Đà, Thao, Lô vào sông Hồng thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình.............29
CHƯƠNG 55. Tổng hợ.p các kè bờ hữu sông Hồng...........................................45
CHƯƠNG 59. Tổng hợp các kè bờ tả sông Hồng địa phận Hà Nội...................47
CHƯƠNG 67. Hiện trạng kè đê tả Thao..............................................................51
Bảng 3.1. Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất như sau.................................................61
Bảng 3.2. Chuỗi số lượng lưu lượng trung bình..................................................65
Bảng 3.3. So sánh lưu lượng trung bình qua các thời kỳ tính toán....................65
Bảng 3.4. Mực nước TB tháng mùa kiệt trạm Hoà Bình từ năm 1986-2007 H
(cm)......................................................................................................................... 66

Bảng 3.5. Lựa chọn cao trình thiết kế đỉnh cơ kè................................................68


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sạt lở bờ sông là một hiện tượng tự nhiên đã và đang diễn ra ở trên tất cả các
con sông trên phạm vi cả nước, từ ở vùng thượng nguồn cho tới vùng đồng bằng,
cửa sông ven biển, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng, tài sản của nhân dân và Nhà
nước, các công trình đê điều, phòng chống lụt, bão và ảnh hưởng tiêu cực đến phát
triển dân sinh - kinh tế - xã hội,... Để phòng ngừa, đối phó, hạn chế thiệt hại do sạt
lở cần phải có kế hoạch lâu dài và giải pháp phù hợp với điều kiện về kinh tế và sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự tàn phá thiên nhiên, các hoạt động
không hợp lý của con người đã và đang làm cho diễn biến sạt lở ngày càng trở nên
phức tạp, gia tăng cả về số lượng, quy mô, mức độ, thiệt hại về tính mạng, tài sản
ngày càng lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững, đặc biệt là sạt lở
bờ sông ở các khu đô thị, các khu dân cư đông đúc, đã trở thành một dạng thiên tai
khốc liệt và khó lường. Vì vậy, nghiên cứu diễn biến lòng sông và đề xuất các công
trình bảo vệ bờ là một nhiệm vụ cấp thiết.
Công trình hồ thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động đã phần nào hạn chế
được nguy cơ lũ lụt. Nhưng cũng đã làm thay đổi mạnh mẽ chế độ dòng chảy ở hạ
du; cùng với sự phát triển của các hoạt động dân sinh trên bãi sông, lòng sông,... đã
làm gia tăng diễn biến sạt lở cả về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm. Sạt lở chủ
yếu xảy ra tại các điểm chưa có công trình bảo vệ bờ và tại một số công trình được
đầu tư xây dựng từ trước khi có hồ thủy điện Hòa Bình.
Luật Đê điều ra đời, quy định việc sử dụng bãi sông một cách hợp lý, hài hòa
giữa mục tiêu phòng chống lũ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là nhu cầu tất
yếu. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/9/2007
phê duyệt quy hoạch Phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình làm

cơ sở cho các địa phương lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết, quy hoạch đê điều
từng tuyến sông và các quy hoạch khác có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành và các địa phương nghiên


2
cứu đề xuất xử lý sạt lở, ổn định bờ hệ thống sông Hồng, sông Đà vùng hạ lưu sau
đập thủy điện Hòa Bình bảo đảm an toàn dân cư và các công trình cơ sở hạ tầng
(công văn số 4807/VPCP-NN ngày 28/8/2007 của Văn phòng Chính phủ).
Để có một giải pháp tổng thể, hài hòa nhằm ổn định bờ và lòng dẫn để đảm
bảo an toàn hệ thống đê điều, các khu dân cư hiện có trên bãi sông và sử dụng hợp
lý bãi sông, lòng sông cho mục tiêu phát triển, việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp
bảo vệ, chống xói lở bờ khu vực hạ du thủy điện Hòa Bình là cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu của đề tài luận văn:
a. Tổng quan nghiên cứu thực trạng về sự bất ổn định của lòng dẫn các sông khu
vực hạ du thủy điện Hòa Bình và đánh giá nguyên nhân sạt lở bờ sông.
b. Đề xuất giải pháp đồng bộ với hệ thống công trình hiện có, phù hợp để ổn định
đoạn sông nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các sông khu vực hạ du thủy điện Hòa Bình phạm vi có đê được phân cấp từ
cấp III trở lên thuộc địa bàn bốn tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội (địa
phận Hà Tây cũ), bao gồm:
- Sông Đà từ sau đập thủy điện Hòa Bình đến ngã ba Thao - Đà;
- Sông Thao từ ngã ba Thao - Đà ngược lên hết địa phận thị xã Phú Thọ
(tương ứng khoảng K60+000 đê tả Thao);
- Sông Lô từ ngã ba Lô - Hồng ngược lên đến địa phận huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ;
- Sông Hồng từ ngã ba Thao - Hồng đến hết địa phận huyện Đan Phượng, thành
phố Hà Nội (hết địa phận tỉnh Hà Tây cũ, tương ứng khoảng K47+000 đê hữu Hồng).



3

Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài luận văn nghiên cứu liên quan đến vấn đề xói lở bờ sông khu vực hạ
du thủy điện Hòa Bình với sự thay đổi về không gian, địa hình, địa chất, khí hậu,
khí tượng - thủy văn dòng chảy là rất phức tạp, do đó cần có phương pháp tiếp cận
thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp, bao gồm:
- Phương pháp thống kê, phân tích.
- Phương pháp khảo sát tại thực địa, trao đổi chuyên gia.
- Phương pháp kế thừa.
5. Kết quả đạt được và ý nghĩa của đề tài luận văn:
a. Kết quả đạt được:
- Đánh giá hiện trạng, diễn biến và nguyên nhân gây sạt lở bờ khu vực


4
nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp công trình bảo bờ.
b. Ý nghĩa của đề tài luận văn:
- Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất giải pháp chống sạt lở phù hợp để cùng với các
công trình hiện có ổn định lòng dẫn và bờ sông khu vực, đảm bảo an toàn hệ thống
đê điều và dân sinh hiện có trên bờ sông, làm tăng khả năng thoát lũ, tạo thuận lợi
cho tuyến giao thông đường thủy huyết mạch đồng bằng Bắc Bộ, các công trình lấy
nước của hệ thống thủy lợi.
- Ý nghĩa khoa học: sự phát triển về khoa học công nghệ về động lực học
dòng sông và chỉnh trị sông cho ta những cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá các
công trình chỉnh trị, bảo vệ bờ. Trong đó, các quy luật về dòng chảy, vận chuyển
bùn cát diễn biến lòng dẫn, quan hệ hình thái có tính chất quan trọng hàng đầu. Bên

cạnh đó những tiến bộ về phương pháp tính toán, lý thuyết về chỉnh trị, của khoa
học công nghệ về vật liệu, cùng với sự tích lũy ngày càng nhiều chuỗi số liệu quan
trắc, kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học,... cho ta những cái nhìn
tổng quát, đánh giá vấn đề rõ ràng, cụ thể hơn cả về định tính và định lượng.
6. Bố cục của luận văn:
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu đề tài,
luận văn có cấu trúc như sau:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và hệ thống đê, kè các sông vùng hạ du
thủy điện Hòa Bình
Chương 2. Thực trạng diễn biến sạt lở và hiện trạng các công trình bảo vệ bờ - Xác
định nguyên nhân
Chương 3. Tính toán cho một phạm vi chỉnh trị cụ thể
Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HỆ THỐNG ĐÊ, KÈ
CÁC SÔNG VÙNG HẠ DU THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH

CHƯƠNG 3. Tổng quan nghiên cứu trong
và ngoài nước:
Khu vực nghiên cứu là nơi hợp lưu của 03 con sông lớn với chế độ thủy văn,
thủy lực phức tạp. Trước khi hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động,
sạt lở bờ sông, diễn biến lòng dẫn tại khu vực vẫn thường xuyên xảy ra theo quy
luật tự nhiên và đã có nhiều công trình bảo vệ bờ được xây dựng như hệ thống mỏ
hàn Cô Đô, kè Đại Định,...
Sau khi nhà máy thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, lòng dẫn có xu thế bị

xói sâu, dòng chảy bị ảnh hưởng mạnh của việc điều tiết dẫn đến gia tăng sạt lở bờ
sông, ảnh hưởng an toàn hệ thống đê, dân sinh hiện có trên bãi sông, ảnh hưởng đến
giao thông thủy và hoạt động của hệ thống công trình thủy lợi trong khu vực. Đã có
nhiều công trình chống xói lở, bảo vệ bờ với các giải pháp khác nhau được thực
hiện và đã thu được kết quả không nhỏ. Tuy nhiên, chỉ mang tính chắp vá, xử lý
tình huống khi sạt lở có nguy cơ làm mất an toàn đê điều, ảnh hưởng dân cư.
Để chủ động trong công tác phòng, chống sạt lở, tạo lòng dẫn ổn định về
hình thái, thuận lợi cho thoát lũ, phát triển bền vững kinh tế xã hội trong khu vực,
nhiều vấn đề khoa học về lĩnh vực chỉnh trị sông, giải pháp công trình bảo vệ bờ
cần được tiếp tục nghiên cứu.

CHƯƠNG 4. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học Liên xô trong các năm
trước đây đã đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực phòng, chống xói hạ du công trình
thuỷ điện. Antunin (1955-:-1957) đã tổng kết tình hình xói phổ biến ở hạ du rất
nhiều đập ở Liên Xô cũ trong đó có vùng Trung Á và đưa ra công thức kinh nghiệm
tính toán xói hạ du rất có giá trị. Lê Vi (1957-1963) đã xây dựng mô hình tính xói
phổ biến theo phương pháp trạng thái ổn định tới hạn làm cơ sở cho các mô hình
tính sau này. Các nhà khoa học khác như: Gontrarov, Jamazin, Kuzmin,


6
Karausev,... đã có những đóng ghóp đáng kể cho lĩnh vực xói hạ du công trình thuỷ
điện. Đặc biệt trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Vecler và Donnebe đã khảo sát
nghiên cứu thực địa hạ du rất nhiều đập thuỷ điện lớn của Liên Xô và đưa ra các kết
luận rất chi tiết cho từng giai đoạn xói hạ du. Đây là một tổng hợp rất có giá trị về
mặt có giá trị khoa học và thực tiễn quản lý vận hành công trình thuỷ điện.
Các học giả phương Tây cũng nghiên cứu rất nhiều về xói lở hạ du: Simons,
Anbecson (Mỹ), De vries, Leo vanjin (Hà Lan), Garde, Sinh (Ấn Độ) đã đưa ra các
phương pháp tính xói phổ biến khác nhau trong điều kiện khác nhau của các sông

trên thế giới. Trong lĩnh vực xói hạ du phải kể tới đóng ghóp của các nhà khoa học
Trung Quốc như: Tiền Ninh, Đâu Quốc Nhân, Lý Bảo Chấn. Khi xây dựng đập
Tam Hiệp, đập lớn nhất thế giới, các nhà khoa học Trung Quốc đã đưa ra phương
pháp tính xói hạ du rất chi tiết và đầy đủ và đã xác định xói phổ biến ở hạ du của
đập Tam Hiệp kéo dài tới 500km và ảnh hưởng trên một vùng rộng lớn.
Vấn đề biến đổi lòng dẫn ở hạ du mặc dù đã được nghiên cứu tương đối
nhiều song vẫn còn là bức xúc lớn hiện nay khi xây dựng các hồ chứa lớn. Mỗi
vùng, mỗi khu vực, mỗi con sông có đặc thù khác nhau vì thế ngoài tính chất chung
của xói phổ biến mỗi con sông lại có đặc điểm riêng của xói hạ du cần được nghiên
cứu thấu đáo. Các nhà khoa học về động lực sông vẫn khuyến cáo rằng phải tiếp tục
nghiên cứu ảnh hưởng của hồ chứa tới vùng hạ du sâu sắc hơn nữa và cần đặt nó
trong mối quan hệ bền vững về môi trường và cân bằng sinh thái tự nhiên.
Kinh nghiệm thế giới về chỉnh trị sông và chống sạt lở bờ trong những năm
qua có những tiến bộ không ngừng trên quan điểm kết hợp hài hòa giữa giải pháp
kết cấu cứng và giải pháp mềm, giữa công trình và phi công trình để đạt được mục
tiêu tạo dòng sông ổn định về hình thái, lòng dẫn và đường bờ. Các giải pháp này
phải kết hợp chặt chẽ với quản lý khai thác lòng dẫn, bờ và bãi sông. Tuy nhiên, các
thành tựu khoa học kể trên phù hợp với thế mạnh của các nước có nền kinh tế phát
triển, đủ tiềm lực kinh tế để đầu tư đồng bộ và có nền khoa học công nghệ phát triển
để thi công được những công trình phức tạp. Nên để phù hợp với điều kiện nước ta
hiện nay, việc tiếp thu và học tập kinh nghiệm cũng như các thành quả khoa học, kỹ


7
thuật từ các nước phát triển còn phải có chọn lọc.

CHƯƠNG 5. Nghiên cứu ở trong nước:
Nước ta cũng có những cơ quan chuyên nghiên cứu về chỉnh trị sông và công
trình bảo vệ bờ với đội ngũ chuyên gia có trình độ, năng lực và giàu kinh nghiệm
như Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Trường Đại học Thủy lợi, Viện Quy hoạch

Thủy lợi,... và cũng đã có nhiều nghiên cứu về chỉnh trị sông được thực hiện và đạt
được những kết quả đáng khích lệ.
Từ sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) chúng ta đã xây dựng rất
nhiều hồ chứa vừa và nhỏ, song nghiên cứu thực sự về biến đổi lòng dẫn hạ du do
ảnh hưởng của hồ chứa chỉ mới bắt đầu khi xây dựng thuỷ điện Hoà Bình. Từ năm
1978 Viện Khoa học Thuỷ lợi là đơn vị được Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ
Thuỷ lợi (cũ) giao chương trình nghiên cứu và dự báo biến đổi lòng dẫn hạ du khi
hồ Hoà Bình vận hành (Chương trình KC06 05) do GS Vũ Tất Uyên làm chủ
nhiệm. Đây là nghiên cứu bài bản đầu tiên ở Việt Nam về biến đổi lòng dẫn hạ du
thuỷ điện, nghiên cứu đưa ra một số đánh giá và dự báo về độ hạ thấp lòng sông, hạ
thấp mực nước, đặc biệt là xói phổ biến lan truyền và ảnh hưởng của điều tiết hồ
Hoà Bình đối với vùng ngã ba Thao Đà. Đây là những đánh giá, kết luận và dự báo
rất đúng đắn và là cơ sở cho các hoạch định phòng chống lũ, phòng chống sạt lở
trên sông Đà nói riêng, vùng ngã ba Thao Đà và cả vùng đồng bằng sông Hồng nói
chung.
Một số các nghiên cứu chuyên đề riêng biệt của TS. Lưu Công Đào, PGS. Lê
Ngọc Bích, PGS.TS Hoàng Hữu Văn cũng có một số đóng ghóp đáng kể cho lĩnh
vực xói hạ du. Tiếp theo, vào các năm 90 cũng có một số đề tài độc lập trong
chương trình KC12 nghiên cứu sâu hơn về ổn định lòng dẫn và đê điều vùng hạ du
do ảnh hưởng của hồ Hoà Bình.
Khi thuỷ điện Hoà Bình vận hành nghành Thuỷ lợi đã tổ chức nghiên cứu
khảo sát đo đạc theo dõi diễn biến lòng dẫn trong một thời gian dài từ năm 1993 tới
2000 vùng hạ du từ đập Hoà Bình tới ngã ba Thao Đà và Hà Nội thông qua dự án
Điều tra cơ bản do Trung tâm Nghiên cứu Động lực Sông - Viện Khoa học Thuỷ lợi


8
thực hiện và đã thu thập được một số tài liệu vô cùng quý giá. Đó như là mô hình
thực tế (1:1) cho các nghiên cứu về lĩnh vực xói hạ du. Trong thời gian này các
nghiên cứu của GS Nguyễn Văn Cư (Viện Địa lý) cũng có những đóng ghóp đáng

kể về xói hạ du.
Một số nghiên cứu điển hình liên quan đến khu vực luận văn nghiên cứu
gồm:
- Nghiên cứu lan truyền xói sâu lòng dẫn sau thủy điện Hòa Bình - GS.TS
Vũ Tất Uyên - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
- Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước KC 08-11.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa Hòa Bình - Thác Bà
- Tuyên Quang: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
- Nghiên cứu đánh giá các tai biến địa chất và ảnh hưởng của chúng ven sông
Hồng thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội - Phạm Tích Xuân - Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
- Các quy hoạch phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình do
Viện Quy hoạch Thủy lợi, Khoa học Thủy lợi, Đại học Thủy lợi, Khí thượng thủy
văn thực hiện từ năm 2000 đến năm 2003.
Vì vậy đề tài luận văn là cấp thiết, đáp ứng với mong mỏi của thực tế. Trước hết
nó tổng hợp, đánh giá hiện trạng, diễn biến tình hình sạt lở, đề xuất giải pháp công trình
phù hợp thực tế nước ta, cùng với các công trình hiện có tạo lòng dẫn sông ổn định,
giúp cho các nhà quản lý hoạch định được các công tác cần thiết cho đảm bảo an toàn
hệ thống đê điều, phòng, chống lũ, sạt lở bờ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội của
khu vực.

CHƯƠNG 6. Tổng quan những giải pháp công trình phòng,
chống sạt lở bờ đã và đang sử dụng:
Kè là một trong những giải pháp công trình hiệu quả trong việc chỉnh trị
dòng chảy. Kè có nhiều loại khác nhau, có thể phân loại theo vật liệu hoặc theo
nhiệm vụ. Do vậy, để đảm bảo ổn định dòng chảy và bảo vệ bờ hiệu quả không thể
không kể đến các công trình kè.


9

Trên các đoạn sông nghiên cứu có nhiều kè lát mái hộ bờ. Một số khu vực bờ
sông và kè đang có diễn biến sạt lở. Nguyên nhân do diễn biến phức tạp của dòng
chảy, trên sông xuất hiện nhiều bãi bồi lớn gây thu hẹp dòng chảy, dòng chủ lưu áp
sát kè và bãi sông, xói chân gây sạt lở.
Do vậy, những đoạn kè có nguy cơ bị sạt lở cần được sớm đầu tư, nâng cấp,
những đoạn sông đang bị xói lở cần phải được kè bảo vệ.

CHƯƠNG 7. Giải pháp kè mỏ hàn:
1.2.1.1. Khải niệm: Kè mỏ hàn là công trình nối từ bờ ra sông nhằm chủ
động hướng dòng chảy ra xa, gây bồi lắng cải tạo bờ sông theo tuyến chỉnh trị:

H

ín
g



ng

ch
¶y

TuyÕn chØnh trÞ

>=200m

CHƯƠNG 8. Hệ thống mỏ hàn
1.2.1.2. Điều kiện áp dụng: Chỉ được sử dụng giải pháp kè mỏ hàn trong
những trường hợp sau:

- Ở những đoạn sông có chiều rộng mặt nước ứng với mực nước tạo lòng lớn
hơn 200m.
- Ở những đoạn sông đã xác định tuyến chỉnh trị.
- Mỗi hệ thống mỏ hàn phải có từ 02 mỏ trở lên.
- Không gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích của giao thông thủy và các ngành kinh
tế khác.
1.2.1.3. Tính toán thiết kế kè mỏ hàn: Cần xác định các thông số sau
- Phạm vi bờ sông cần bảo vệ.
- Số lượng và vị trí các kè mỏ hàn trong hệ thống.
- Chiều dài mỏ hàn.
- Khoảng cách giữa hai mỏ hàn.
- Cao trình đỉnh mỏ hàn.


10
- Kết cấu mỏ.
Việc xây dựng hệ thống mỏ hàn đòi hỏi kinh phí đầu tư rất lớn và tập trung,
thiết kế phải tính toán kỹ và cần có thí nghiệm mô hình nếu không sẽ khó phát huy
hiệu quả, thi công phức tạp, làm ảnh hưởng tới bờ đối diện, các công trình khác
trong khu vực như cống lấy nước, trạm bơm, luồng giao thông thủy,…

CHƯƠNG 9. Kè mỏ hàn

CHƯƠNG 10. Mỏ hàn cọc
CHƯƠNG 11. Giải pháp kè lát mái:
1.2.2.1. Khái niệm: Là tạo lớp gia cố trực tiếp lên mái bờ sông nhằm chống
xói lở do tác động của dòng chảy và sóng.


11


CHƯƠNG 12. Cấu tạo kè lát mái

CHƯƠNG 13. Kè lát mái
1.2.2.2. Điều kiện áp dụng: Mọi khu vực bờ sông cần bảo vệ nhưng không có
yêu cầu điều chỉnh tuyến bờ, dòng chảy.
1.2.2.3. Tính toán thiết kế kè lát mái: Cần xác định các thông số sau:
- Vị trí, phạm vi và quy mô: Phải xác định bằng tính toán thủy lực và ổn định
hoặc theo kết quả thí nghiệm mô hình kết hợp với quan trắc thực địa.
- Cao trình đỉnh chân kè: Được lấy cao hơn mực nước kiệt 95% với độ cao
gia tăng là 0,5m.
- Đáy chân kè: Khi tốc độ dòng chảy nhỏ hơn 2m/s, đường lạch sâu xa bờ,
kéo dài chân kè đến chỗ mái bờ có hệ số mái dốc từ 3 - 4. Khi dòng chảy thúc thẳng
vào tuyến kè, lạch sâu sát bờ, kéo chân kè tới lạch sâu.
- Kết cấu chân kè: Thường làm bằng các loại vật liệu như đá hộc, rồng đá, rọ
đá, thảm đá, ... để tiện việc thi công trong nước.
- Mái kè: Hệ số mái xác định theo kết quả tính toán ổn định.
Việc xây dựng kè lát mái đơn giản hơn hệ thống mỏ hàn, kinh phí thấp hơn,
ít ảnh hưởng tới thoát lũ, giao thông thủy nên xu thế hiện nay thường sử dụng giải
pháp này. Tuy nhiên nó ít có tác dụng cải thiện đường bờ, diện tích chiếm đất lớn.


12

CHƯƠNG 14. Kè hộ chân lát mái

CHƯƠNG 15. Đá lát khan
CHƯƠNG 16. Giải pháp kè mềm:
- Khái niệm: Là loại kè không kín nước (còn gọi là kè xuyên thông) nhằm
làm giảm tốc độ dòng chảy, gây bồi lắng. Thường sử dụng hai loại là bãi cây chìm

(Hình 1.8) hoặc mỏ hàn cọc (Hình 1.9).


13

CHNG 17. Cm cõy gõy bi
Cọc và dầm ngang

Phên chắn

Mực n ớc

Đá đổ giữ chân

CHNG 18. M hn cc
- Bói cõy chỡm: Thng s dng cm cõy tre nguyờn cnh lỏ, ... th theo hỡnh
hoa mai.
- M hn cc: Thng s dng trong trng hp chiu di m hn ln hn
50m, kh nng chng xúi ca t b thp v phi cú thit b úng cc.

CHNG 19. Gii phỏp kố dng tng ng:
Tng khi (lin khi): Bng bờ tụng, ỏ hc hoc gch xõy, s n nh ca
tng ch yu nh trng lng bn thõn. Kớch thc mt ct tng c xỏc nh t
iu kin n nh v lt vi gi thit hỡnh thnh khe thụng sut ti mt ct tớnh toỏn.
Tng bn gúc (lin khi): Bng bờ tụng hoc bờ tụng ct thộp, s n nh
ca tng ch yu nh trng lng khi t ố lờn bn ỏy v trng lng bn thõn
tng. Kớch thc mt ct tng c xỏc nh t iu kin bn chng nt ti
nhng vựng chu kộo.
Tng bn gúc cú chng (lin khi): Bng bờ tụng ct thộp, lm vic nh
tng bn gúc. Bn chng cú tỏc dng lm tng cng v tớnh n nh.

Tng ngn kiu t ong (Lp ghộp): Bng bờ tụng ct thộp, s n nh ca
tng ch yu nh trng lng t, cỏt trong cỏc ngn. Cỏc bn ng lp ghộp
lm tng thờm cng ca tng.
Tng mỏi nghiờng (lin khi): Bng BTCT, ỏ hc hoc gch xõy. Tớnh n
nh chng lt ln do gim c ỏp lc t tỏc dng lờn lng tng.


14
Tường bản góc có chống (lắp ghép hoặc liền khối lắp ghép): Bằng BTCT, có
tác dụng tiết kiệm cốt thép, tốc độ thi công nhanh.

CHƯƠNG 20. Kết hợp giữa kè mái nghiêng và kè tường đứng:
Tận dụng ưu điểm của 02 loại hình kè mái nghiêng và tường đứng để áp
dụng cho khu vực đông dân cư, sát đê, khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, cải
tạo cảnh quan.

CHƯƠNG 21. Kè tường đứng kết hợp mái nghiêng
CHƯƠNG 22. Các công nghệ và vật liệu mới:
1.2.6.1. Một số công nghệ tiên tiến bảo vệ bờ trên thế giới:
- Bảo vệ bờ bằng bê tông asphalt: Hỗn hợp asphalt được sử dụng vì những lý
do sau:
+ Hỗn hợp asphalt được sử dụng nhanh hơn nhiều vật liệu truyền thống khác.
+ Không có đủ các vật liệu truyền thống như sét và đá.
Bê tông asphalt là hỗn hợp gần lấp đầy đá nghiền, cát, chất độn, bitum.
Thành phần bitum chiếm 6,5% tổng thành phần khoáng chất. Bê tông asphalt được
xem là chống thấm có hiệu quả khi tỷ lệ rỗng nhỏ hơn 8%.
Bê tông asphalt được sử dụng như một lớp chống thấm ở đê và ở bờ sông
trên mực nước cao trung bình và là vật liệu kết dính trong kết cấu lớp bảo vệ mái
đê, kè, kênh, hồ chứa nước. Hỗn hợp này sẽ được phụt lên lớp bảo vệ mái sau khi



15
lắp đặt nhằm tăng liên kết giữa các vật liệu rời rạc, tăng khả năng chống thấm của
mái đê.
- Công nghệ Stabiplage:
Stabiplage tiếng Pháp có nghĩa là ổn định bờ. Đây là công nghệ do JeanCornic người Pháp, sáng chế và đưa và sử dụng từ năm 1998, công nghệ này đã
đăng ký bản quyền và được bảo hộ tại Cộng hòa Pháp. Từ đó đến nay, nhiều nước
trên thế giới như Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ,... đã ứng dụng chống xói lở bờ
sông, bờ biển đạt hiệu quả cao. Bản chất công nghệ này là chống xói lở, bờ sông, bờ
biển không dùng kè cứng thích ứng với nhiều tầng nền, trong nhiều loại môi trường.
Stabiplage gồm các con lươn có vỏ bọc ngoài sử dụng vỏ bọc tổng hợp
Geocmposite (vải địa tầng kỹ thuật) có 2 lớp, lớp ngoài là lưới polyestes sáng, lớp
bọc bên trong là polyproplyene kiểu không dệt. Đặc tính cơ bản của Geocmposite là
có độ bền kéo 400kN/m và độ thấm 0.041m/s. Chiều dài trung bình của Stabiplage từ
50-80m, có mặt cắt gần giống elip chu vi khoảng 6.5-10m. Kích thước của Stabiplage
cũng như loại vật liệu được lựa chọn thích ứng từng khu vực của công trình.
- Công nghệ hệ thống NeowebTM:
Hệ thống bảo vệ bờ kênh sườn dốc bằng tấm đục lỗ Neoweb ngăn ô, gia cố
và giữ đất đá chèn lấp và bề mặt, kiểm soát các dịch chuyển sụt trượt dốc do thủy
động lực và trọng lực do tập đoàn Toàn cầu PRS-Isarel phát triển, sản xuất và
thương mại hóa.
Hệ thống đục lỗ làm cho bê tông chèn lấp có thể chảy qua các ô, tăng độ ma
sát giữa bê tông và các vách ngăn, tạo ra hệ thống bảo vệ sườn dốc và bờ kênh bằng
bê tông rất tốt.
Về mặt kinh tế: Giảm chi phí đầu tư ban đầu do có thể tận dụng vật liệu địa
phương; Giảm chi phí do tốc độ thi công nhanh, đảm bảo đúng tiến độ; Giảm chi
phí bảo dưỡng và nâng cấp sau này.
Về mặt thi công: Kỹ thuật thi công đơn giản, tốc độ thi công nhanh; Không
đòi hỏi nhiều thiết bị máy móc phức tạp; có thể thi công được trong điều kiện ngập
nước.

Về mặt môi trường: Hệ thống tấm đục lỗ NeowebTM thân thiện với môi


16
trường, tạo cảnh quan với các thảm cỏ xanh trên hệ thống NeowebTM sau khi chèn
lấp bằng đất trồng; chịu được tác động của điều kiện môi trường, xâm thực cản
nước mặn.
Qua thực tế lắp đặt tại một số khu vực, đây là công nghệ mới áp dụng tốt cho
bảo vệ các bờ đê, sườn dốc, kè chắn bờ biển, bờ giữ đất, mặt đập, đập tràn và hệ
thống bảo vệ trụ chống và bờ kênh.
1.2.6.2. Một số công nghệ truyền thống đã áp dụng trong bảo vệ bờ và mái
đê ở nước ta:
- Bảo vệ bờ bằng đá lát khan:
Hình thức này sử dụng hầu hết ở các tỉnh. Loại này có ưu điểm tận dụng vật
liệu địa phương để thi công và sửa chữa dễ dàng. Do bề mặt gồ ghề, độ nhám lớn
nên giảm chiều cao sóng leo, giảm đáng kể vận tốc dòng rút và áp lực đẩy nổi có
khả năng thích ứng cao khi bị lún. Tuy nhiên, do liên kết giữa các viên vật liệu
không cao, nên chủ yếu áp dụng với những nơi có điều kiện sóng, gió và vận tốc
dòng chảy trung bình.
- Bảo vệ bờ bằng đá xây, đá chít mạch:
Ưu điểm là liên kết các viên đá lại với nhau (tận dụng được đá nhỏ) thành
tấm lớn đủ trọng lượng để ổn định. Các khe hở giữa các hòn đá được bịt kín chống
được xói ảnh hưởng trực tiếp xuống nền.
Tuy nhiên, nếu mái lún không đều làm cho tấm lớn đá xây, đá chít mạch lún theo
vết nứt gãy theo mạch vữa, dòng chảy sóng có vận tốc lớn trực tiếp xuống nền, dòng
thấm tập trung thoát ra gây mất nền tạo thành hang hốc gây lún sập kè nhanh chóng.
- Bảo vệ bờ bằng bê tông tấm lớn:
Thường có kích thước 0,1x2x4 m trọng lượng 1920 kg có lỗ thoát nước giảm
áp lực đẩy nổi.
Hện nay loại này ít dùng vì phải đổ tại chỗ, vì bị xâm thực bởi nước mặn và

vì do liên khối phủ kín bề mặt gây áp lực đẩy nổi lớn và nền lún dễ đứt gãy.
- Thảm vỏ thép lõi đá: đây là công nghệ đã áp dụng thành công tại công trình
kè chống sạt lở 2 bờ sông Đà ngay sau đập thủy điện Hòa Bình. Bản chất công nghệ


17
là liên kết các rọ đá tạo thành thảm trải kín bờ, lòng sông khu vực sạt lở.
- Thảm bê tông tự chèn P.Đ.TAC-M:
Thảm bê tông tự chèn P.Đ.TAC-M là một công nghệ mới trong lĩnh vực xây
dựng công trình bảo vệ bờ, có khả năng biến dạng theo nền nên khá bền vững.
+ Ưu điểm:
Thảm che kín mặt công trình cần bảo vệ: tạo thành lớp vỏ bọc che kín nền,
làm phản xạ, chuyển hướng, giảm tốc độ, áp lực của dòng chảy tác động trực tiếp
vào nền là tác nhân trực tiếp làm xói lở bờ.
Thảm kín liên tục hết chiều dài mặt cắt và kéo ra đáy sông 5-10m để chống
xói chân, có tác dụng níu kéo, neo giữ, liên kết chặt chẽ đồng bộ với kết cấu nền
liên tục, tạo nên hình thái kết cấu tổng thể gần như nhau trên toàn bộ mặt cắt và
biến dạng đồng bộ với nền.
Lớp vải địa kỹ thuật được trải ngay dưới thảm bê tông.

CHƯƠNG 23. Đặc điểm tự nhiên khu vực hạ du thủy điện Hòa
Bình:

CHƯƠNG 24. Đặc điểm địa hình:
Địa hình khu vực nghiên cứu nằm trong tổng thể địa hình hệ thống sông Hồng
- sông Thái Bình với tính đa dạng cao, bao gồm: Núi, đồi và đồng bằng, có xu thế
thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Vùng thượng lưu: Có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam hoặc Bắc - Nam phân cách giữa các lưu vực như: Dãy Vô Lương và Ai Lao có
đỉnh cao trên 3000 m, ngăn cách lưu vực sông Đà với sông Mê Kông, dãy Hoàng

Liên Sơn có đỉnh Phan Xi Păng cao 3142 m ngăn cách giữa sông Thao với sông Đà,
các dãy Ngân Sơn, Tam Đảo có đỉnh cao từ 1000 – 2000 m ngăn cách giữa sông
Thái Bình với sông Lô.
Vùng Trung du: Đặc trưng bởi địa hình đồi núi bát úp, độ cao từ dưới 50
- 100m.
Vùng đồng bằng: Từ Việt Trì đến Ba Lạt, diện tích vùng đồng bằng có
cao độ mặt đất từ 0,4m đến 9,0 m, phân bố diện tích như bảng 1.1:


×