Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.44 KB, 41 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN

TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

ĐỊA ĐIỂM

: AN KHÁNH, CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP

CHỦ ĐẦU TƯ : KỲ SƯ ĐOÀN PHAN DINH

Đồng Tháp, Tháng 05 năm 2015

i


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN

TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

CHỦ ĐẦU TƯ
TRẠI HEO RỪNG KHỞI NGHIỆP

ĐƠN VỊ THI CÔNG


KỸ SƯ ĐOÀN PHAN DINH

DIỆP HỮU TIN
H

Đồng Tháp, Tháng 05 năm 2015


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------Đồng Tháp, ngày 14 tháng 05 năm 2015

ĐƠN XIN THUÊ ĐẤT
Kính gửi:

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

UBND Huyện Châu Thành
UBND Xã An Khánh

Cá nhân xin thuê đất: Đoàn Phan Dinh
Địa chỉ: 192, Ấp An Hòa – Xã An Khánh – H. Châu Thành – Tỉnh Đồng Tháp
Số CMND: 341598054 Cấp 14/08/2007 tại CA Đồng Tháp

Vị trí khu đất xin thuê: Xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Diện tích thuê: 1h
Thời hạn thuê: 20 năm
Mục đích sử dụng: Lập trang trại nuôi động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây
Cam kết:
− Sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật đất đai;
− Trả tiền thuê đất đủ, đúng hạn ;
− Các cam kết khác (nếu có) :
Cá nhân thuê đất
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đoàn Phan Dinh


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN............................................................................................ 1
1.1. Căn cứ pháp lý........................................................................................................................... 1
1.2. Tình hình bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam ....................................................................... 2
1.3. Thực trạng công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã trên đ ịa bàn tỉnh Đồng Tháp .......... 3
1.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư dự án............................................................................................. 5
CHƯƠNG II TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN................................................................................................... 6
2.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ............................................................................................................ 6
2.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN ..................................................................................................... 7
3.1. Địa điểm đầu tư dự án ............................................................................................................... 7
3.2. Quy mô dự án ............................................................................................................................ 8
3.2.1. Hạng mục xây dựng ........................................................................................................ 8
3.2.2. Hạng mục máy móc thiết bị ............................................................................................ 8
3.3. Tiến độ thực hiện dự án ............................................................................................................. 9
3.4. Thị trường đầu ra....................................................................................................................... 9

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.......................................................................................... 10
4.1. Động vật được nuôi................................................................................................................. 10
4.2. Kỹ thuật nuôi ba ba ................................................................................................................. 10
4.2.1. Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm ................................................................................. 10
4.2.2. Kỹ thuật nuôi ba ba giống ............................................................................................. 11
4.3. Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng ................................................................................................... 13
4.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.......................................................................................... 13
4.3.2. Kỹ thuật nuôi heo rừng từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi ...................................................... 14
4.3.3. Kỹ thuật nuôi heo rừng thịt ........................................................................................... 17
4.3.4. Kỹ thuật nuôi heo rừng sinh sản ................................................................................... 18
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................................................. 21
5.1. Đánh giá tác động môi trường................................................................................................. 21
5.1.1. Giới thiệu chung............................................................................................................ 21
5.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................................. 21
5.2. Tác động của dự án tới môi trường ......................................................................................... 21
5.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng ............................................................................... 21
5.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động ................................................................................. 22
5.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường..................................................................................... 22
5.3.1. Trong giai đoạn xây dựng hạ tầng và công trình .......................................................... 22
5.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng .................................................................. 22
5.4. Kết luận ................................................................................................................................... 23
CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ................................................................................ 24
6.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ...................................................................................................... 24
6.2. Nội dung tổng mức đầu tư ....................................................................................................... 25
Trang i


6.2.1. Nội dung........................................................................................................................ 25
6.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư ............................................................................................... 27
CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...................................................................... 28

7.1. Kế hoạch đầu tư ....................................................................................................................... 28
7.2. Tiến độ sử dụng vốn ................................................................................................................ 28
7.3. Vốn lưu động ........................................................................................................................... 28
CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .................................................................. 29
8.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán ................................................................................... 29
8.1.1. Giả định về chi phí ........................................................................................................ 29
8.1.2. Giả định về doanh thu ................................................................................................... 32
8.2. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................................... 33
8.2.1. Doanh thu dự án ............................................................................................................ 33
8.2.2. Báo cáo thu nhập........................................................................................................... 34
8.2.3. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV) ................................................. 34
8.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội .......................................................................................... 35
CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN ................................................................................................................ 36

Trang ii


CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
1.1. Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHX HCN Việt
Nam;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Công ước về buôn bán quốc tế các lo ài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy
nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp quý hiếm;
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu
nhập doanh nghiệp;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 80/2006/NĐ -CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Trang 1



Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

- Nghị định số 21/2008/NĐ -CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ -CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
- Nghị định số 35/2003/NĐ -CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 209/2004/NĐ -CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công t rình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ -CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ -CP;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 05/2009/TT -BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh
dự toán xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi tr ường và cam kết bảo
vệ môi trường;
- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
- Thông tư số 176/2011/TT -BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ
thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;
- Quyết định 1172/QĐ-BXD năm 2012 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
1.2. Tình hình bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam
Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á có sự đa dạng sinh học cao. Nhưng
trong thời gian gần đây diện tích rừng bị thu hẹp lại, nạn buôn bán động vật hoang dã vẫn
còn tiếp diễn. Không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra ở các quốc gia trong khu vực và các
châu lục khác đã và đang hình thành m ạng lưới buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới.
Chính vì khu vực sống của các loài động vật hoang dã bị thu hẹp lại, số lượng cá thể giảm
nhanh chóng nên nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao trên quy mô toàn cầu. Do đó, đa
dạng sinh học nói chung và động vật hoang dã của Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với
một thách thức lớn về vấn đề bảo tồn.
Nguyên nhân chung dẫn đến vấn nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã xuyên biên
giới diễn biến phức tạp, trên quy mô lớn là do dân số tăng cao, dân trí thấp và đặc biệt là lợi
nhuận khổng lồ thu về từ việc kinh doanh các động vật hoang dã và các sản phẩm của nó.
Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng góp phần khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm từ động vật
hoang dã. Trong giới thượng lưu, nhu cầu này ăn sâu bén rễ tới mức họ sẵn sàng chấp nhận
Trang 2


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

bất cứ mức giá nào để có được các món như sừng tê giác, cao hổ cốt…Việt Nam hiện tại
đang là điểm đến và là trạm trung chuyển của nhiều tổ chức tội phạm buôn bán động vật
hoang dã. Do lợi nhuận từ việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã mà nhiều loài đang bị
tận thu, số lượng bị suy giảm nhanh chóng và đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Phong
trào đi săn bắt và buôn bán xảy ra rầm rộ, đối với tất cả loài bò sát (rùa, rắn..). Hàng năm có
khoảng 10.000 tấn rùa thuộc các loài ra khỏi rừng và bị xuất sang biên giới. Kết quả là Việt
Nam có 23 loài rùa cạn và 5 loài rùa nước thì tất cả các loài đều đứng trước nguy cơ biến
mất.
Trước những thách thức đó, tại châu Á, các trang trại gây nuôi động vật hoang dã vì mục
đích thương mại đang được phát triển mạnh mẽ về số lượng. Mới đây, Hiệp hội bảo tồn động

vật hoang dã (WCS) đã phối hợp với Cục kiểm lâm Việt Nam khảo sát trên 78 trang trại gây
nuôi tại Việt Nam, nhằm kiểm tra hiệu quả mô hình trang trại gây nuôi động vật hoang dã
thúc đẩy công tác bảo tồn quần thể loài trong tự nhiên. Kết quả cho thấy 22 loài hiện đang
được gây nuôi tại các trang trại, trong đó có 12 loài bị đe dọa cấp quốc gia, 6 loài bị đe dọa
trên toàn cầu, 4 loài được bảo vệ ở cấp quốc gia và 5 loài có tên trong phụ lục I của Công
ước quốc tế về Buôn bán các loài động thực vật nguy cấp.
Đại diện Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (WCS) cho rằng: Về mặt lý
thuyết, động vật gây nuôi có thể thay thế cho động vật hoang dã nhưng đòi hòi phải có sự
kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiểu biết về những tác động của thị trường và thị hiếu người
tiêu dùng. Trang trại gây nuôi động vật hoang dã sẽ không đem lại lợi ích nào cho công tác
bảo tồn nếu vật nuôi không được thả về thiên nhiên; không có các hoạt động nâng cao nhận
thức về bảo tồn cho các trang trại. Các trang trại không đóng góp kinh phí hỗ trợ cho các
hoạt động bảo tồn và không có nghiên cứu về bảo tồn nào được thực hiện trên các loài gây
nuôi. Các loài vật chỉ thực sự được bảo tồn nếu chúng được thực hiện đúng vai trò c ủa mình
trong hệ sinh thái tự nhiên. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ nỗ lực bảo tồn nào, trong
đó bao gồm các trang trại gây nuôi động vật hoang dã là phải hướng tới tăng cường công tác
bảo tồn các loài động vật trong tự nhiên.
1.3. Thực trạng công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp
Châu Thành là một huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp.
Huyện có diện tích 245,94 km2 và dân số là 149.983 người. Huyện ly là thị trấn Cái Tàu Hạ
nằm trên đường quốc lộ 80 cách chân cầu Mỹ Thuận 4 km về hướng tây và cách thành phố
Sa Đéc 12 km về hướng đông.
Địa hình có hư ớng dốc từ sông tiền vào trong nội đồng và tương đối bằng phẳng. Cao độ phổ
biến từ + 0,8 đến + 1,2, cao nhất là + 1,5, thấp nhất là + 0,7 (Theo viện khảo sát thiết kế thuỷ
lợi Nam bộ năm 1982). Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dày đặc thuận
lợi cho tưới tiêu. Huyện có đặc điểm khí tượng chung của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo.
Gió: Chủ yếu theo 2 hướng Tây Nam và Đông Bắc (từ tháng 5 đến tháng 11), ngoài ra còn
có gió chướng từ tháng 2 đến tháng 4, cá biệt vào mùa mưa thường có lốc.

Bốc hơi: tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 và 6. Lượng bốc hơi trung bình t ừ 3 – 5 mm/ngày.
Tổng lượng bốc hơi cả năm là 1.657,2 mm tương ứng với lượng mưa, nhưng lệch về thời
gian.

Trang 3


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Ẩm độ: bình quân cả năm là 82,5%. Bình quân th ấp nhất là 50,3% trong đó tháng 3 có ẩm dộ
nhỏ nhất là 32%.
Nắng: là vùng có số giờ nắng cao 208 giờ/tháng, tháng 3 có số giờ nắng coa nhất là 9,1 giờ/
ngày.
Mưa: lượng mưa trung bình nhiều năm của huyện Châu Thành là 1.200 mm/năm. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm từ 90 - 92% lượng mưa cả năm, trong đó
tập trung vào tháng 9 và tháng 10 chiếm từ 30 - 40% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm từ 8 - 10% lượng mưa cả năm.
Châu Thành là huyện thuần canh nông nghiệp, nên ngành nông nghiệp khá phát triển.
Đồng Tháp có 626.812,55 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 81.357 ha rừng đặc
dụng, là nơi chứa đựng tính đa dạng sinh học cao, nơi cư trú của rất nhiều loài động, thực vật
quý hiếm và đặc hữu. Theo kết quả điều tra, khảo sát bước đầu đã thống kê, ghi nhận 3.228
loài động vật rừng thuộc 779 họ, 225 bộ hiện diện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do tình trạng
săn bắn, bẫy bắt và mất sinh cảnh sống chưa được kiểm soát chặt chẽ nên một số loài động
vật đang đứng trước nguy cơ suy giảm về quần thể, số lượng loài, cá biệt có loài biến mất
ngoài tự nhiên.
Đứng trước thực trạng như vậy, một trong giải pháp bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD)
được quan tâm, đầu tư hiện nay là công tác bảo tồn ngoại vi (Exsitu) với loại hình gây nuôi
sinh trưởng, nuôi sinh sản động vật hoang dã quy mô hộ gia đình. Trong nh ững năm gần đây,
trên địa bàn tỉnh loại hình bảo tồn này phát triển khá mạnh. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có từ
200 – 300 hộ đăng ký trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản ĐVHD đã góp ph ần gìn giữ nguồn

gen, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Qua theo dõi, đ ến nay tỉnh ta
có 1.237 trại nuôi được cấp giấy chứng nhận đăng ký với 26.163 cá thể ĐVHD. Trong đó có
17.727 cá thể ĐVHD nguy cấp, quý hiếm (Hổ, Gấu Ngựa, Rùa câm, Rùa núi vàng, Kỳ đà
hoa, Rắn Hổ mang, Rắn Ráo trâu, Cày hương, Cá Sấu nước ngọt) và 10.436 cá thể ĐVHD
thông thường (Nhím, Lợn rừng, chim Trĩ, Hươu sao, Dúi). Cùng v ới việc cấp giấy chứng
nhận, lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi sự phát triển số lượng
cá thể, xác nhận nguồn gốc ĐVHD đến từng cơ sở, trại nuôi theo đúng quy định của pháp
luật. Do làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát nên các vụ vi phạm được phát hiện, xử
lý kịp thời. Công tác gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích
cực, ổn định, đi vào nề nếp và được tổ chức CITES Việt Nam đánh giá cao.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác gây nuôi ĐVHD trên địa bàn các huyện, thị xã,
thành phố vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Việc nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD trên
địa bàn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chạy theo thị trường do đó khi nhu cầu của
thị trường bão hoà, thì sản phẩm sản xuất không có đầu ra. Tình trạng săn bắn, bẫy bắt, buôn
bán, vận chuyển ĐVHD còn di ễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi gây
khó khăn cho các cơ quan chức năng. Vấn đề đảm bảo an toàn sinh học ở các cơ sở nuôi nhốt
chưa được quan tâm, chú trọng, nhất là các loài động vật có thể gây bệnh cho người nuôi hay
nuôi tập trung một số loài ĐVHD hung dữ nguy hiểm trong khu dân cư như rắn hổ mang…
đang đặt ra cho các cơ quan quản lý những câu hỏi khó khăn, phức tạp...
Để quản lý có hiệu quả các cơ sở nuôi nhốt nhưng vẫn đảm bảo chính sách khuyến khích
gây nuôi, phát triển các loài ĐVHD, giảm áp lực khai thác, săn bắn ĐVHD từ rừng tự nhiên,
bảo tồn được nguồn gen, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động theo quy

Trang 4


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

định của pháp luật. Thời gian tới công tác quản lý các cơ s ở gây nuôi động vật hoang dã cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

Một là: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đặc biệt các các chủ trại
nuôi nhốt ĐVHD chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ ĐVHD.
Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý ĐVHD và kỹ thuật gây nuôi ĐVHD. Nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo tồn, phát triển động vật hoang dã cho Kiểm lâm địa
bàn, cán bộ cấp xã phụ trách theo dõi các cơ sở gây nuôi ĐVHD. In ấn tờ rơi, tờ bướm
hướng dẫn kỹ thuật, các biện pháp an toàn cấp phát cho các cụm dân cư, hộ gia đình…
Hai là: Làm tốt công tác phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm với UBND các xã, phường, thị
trấn và các ngành chức năng (Thú y, Tài nguyên và Môi trường...) để thống kê, kiểm kê đầy
đủ, chính xác tình hình gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn. Tăng cường công tác thẩm
định các điều kiện gây nuôi, những hộ nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới cấp giấy đăng
ký trại nuôi.
Ba là: Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra các cơ sở nuôi nhốt, việc kiểm
tra phải thực hiện hàng tháng, kiểm tra cần tập trung vào các nội dung như: điều kiện an toàn
chuồng trại cho người và vật nuôi; công tác vệ sinh môi trường, quy trình, kỹ thuật chăm sóc,
ngăn ngừa dịch bệnh; tình hình cập nhật thông tin, theo dõi, ghi chép sổ sách về phát sinh
tăng - giảm số lượng, chủng loại vật nuôi... Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trư ờng
hợp vi phạm, đặc biệt là những chủ hộ lợi dụng nhập ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp đưa
vào đàn nuôi.
Bốn là: Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình hiện đang nuôi nhốt một số
loài ĐVHD quý hiếm như hổ, gấu … nhưng tự nguyện giao nộp cho nhà nước để giảm bớt
gánh nặng tài chính, đảm bảo duy trì, phát triển bền vững các loài ĐVHD nguy cấp, quý
hiếm trên địa bàn tỉnh ./.
1.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư dự án
Hiện nay các nước trên thế giới đang tăng cường liên kết nhằm đấu tranh với những hoạt
động buôn bán bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên thị trường quốc tế. Việc nhân
nuôi, chế biến, buôn bán các loài ĐVHD (hợp pháp lẫn bất hợp pháp) cung ứng cho thị
trường không ngừng gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và sự giao thương giữa
các quốc gia ngày càng tăng. Có thể nói, sản phẩm từ các loài ĐVHD được nhân nuôi sẽ dần
thay thế các sinh vật từ tự nhiên ngày càng suy kiệt. Đây là thế mạnh của các nước giàu tài
nguyên đa dạng sinh học, trong đó có Việt Nam.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội về sản phẩm từ ĐVHD, hoạt động nhân nuôi
các loài hoang dã tại Việt Nam cũng đư ợc phát triển mạnh cả về số lượng và số loài. Phần
lớn các sinh vật từ ĐVHD trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc từ gây nuôi và đang
dần thay thế những sinh vật có nguồn gốc từ tự nhiên, góp phần không nhỏ trong phát triển
kinh tế ở địa phương, tác động tích cực tới công tác bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên đa dạng sinh học và môi trường.
Trên cơ sở đó “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” tại xã An Khánh,
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ra đời với mong muốn đáp ứng nhu cầu xã hội, góp
phần bảo tồn động vật hoang dã đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng
góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trang 5


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

CHƯƠNG II TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN
2.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư
: Đoàn Phan Dinh
 Địa chỉ
: Ấp An Hòa – Xã An Khánh – H.Châu Thành – Tỉnh Đồng Tháp
 Số CMND
: 341598054 Cấp 14/08/2007
 Nơi cấp
: Công An Đồng Tháp
2.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án
: Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây
ư

ịa
điểm
đầu
t
 Đ
: Xã An Khánh – Huyện Châu Thành – Tỉnh Đồng Tháp
 Mục tiêu đầu tư
: Xây dựng trang trại rộng 1 ha nuôi các loại động vật hoang dã
như: baba, heo rừng, nhiếm, chim trĩ đỏ, gà đông tảo ,…
 Mục đích đầu tư
:
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội về sản phẩm từ động vật hoang dã, hoạt
động nhân nuôi các loài hoang dã tại Việt Nam cũng đư ợc phát triển mạnh cả về số lượng và
số loài.
- Thay thế các sinh vật từ tự nhiên ngày càng suy kiệt góp phần bảo vệ môi trường tự
nhiên phát triển bền vững.
- Đáp ứng nhu cầu con giống đạt chuẩn và cung cấp sản phẩm thịt sạch cho thi trường
tiêu dùng thông qua quá trình nuôi sách với quy trinh sử lý ozon và ứng dụng công nghệ sinh
học.
- Tận dụng lại một cách có hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông nghiệp(rau, củ, quả...ở
các khu chợ đầu mối), các phế phẩm ở các khu chế biến thực phẩm( bả đậu nành, hèm rượu,
bả bia, đầu cá...), các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sản ở địa phương( lục bình, rau, cỏ,
chuối cây....) làm thức ăn chính. Nên không phụ thuộc vào nguồn thức ăn công nghiệp.
 Hình thức đầu tư
: Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư
: 2,251,095,000 đồng (Hai tỷ, hai trăm năm mươi mốt triệu, chín
mươi năm ngàn đồng)

 Tiến độ thực hiện : Dự án được tiến hành từ quý III/2015 đến hết quý IV/2015 dự
án hoàn thiện và bắt đầu từ quý I/2016 dự án đi vào hoạt động.

Trang 6


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN
3.1. Địa điểm đầu tư dự án
Dự án “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” được đầu tư tại xã An
Khánh, Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp

Hình: Vị trí đầu tư dự án
Vị trí đất dự án có địa hình gò cao không bị lũ lụt. Một phần diện tích tiếp cận vùng đầm
lầy chiêm trũng. Dự kiến chủ đầu tư sẽ nuôi heo rừng và các loài động vật khác ở vùng đất
cao, riêng baba và cá sẽ được nuôi ở vùng đất thấp hơn để phù hợp với điều kiện sinh trưởng
phát triển của chúng.
Ưu điểm: Cách xa khu dân cư không có tiếng ồn vì heo rừng không thích tiếng ồn,
không lây lan dịch bệnh và bùng phát dịch cúm heo.

Trang 7


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

3.2. Quy mô dự án
3.2.1. Hạng mục xây dựng
Tổng diện tích khu trang trại: 2,000 m2
+ Diện tích khu nuôi baba: 00m2

+ Diện tích khu nuôi các con vật khác:3,000 m2
+ Diện tích trồng cỏ và cây ăn trái : 2,970 m2
+ Diện tích khu nhà ở cho nhân viên: 30m2
+ Diện tích đường đi nội bộ: 500 m2
Đv:1000 đồng
TÊN HẠNG MỤC
Khu chăn nuôi Baba
Ao nuôi baba lấy thịt (4000 con)
Ao nuôi giống
Ao xử lý nước thải
Nhà bảo vệ
Kho chứa thức ăn
Kênh dẫn nuớc (dài 15m)
Cửa ra vào
Khu nuôi heo rừng và các loài
động vật quý hiếm
Đất chuồng nuôi heo rừng (100
con) bao gồm:
- Khu nhà (khung sắt, lợp tôn,
đỏ cát, xây móng)
- Sân chơi (đỏ cát 1500 m2 và
rào lưới B40 )
Chuồng nuôi các con vật khác
Hệ thống trạm điện, hệ thống xử
lý nước thải.

ĐVT

Số
Lượng


ao
ao
ao
m2
m2
kênh
cửa

chuồng

1,5
0,7
0,3
1
1
2
1

Diện
tích
(m2)
1,500
700
300
10
15

Tổng Diện
Tích

2,500
2,000
700
300
10
15

ĐƠN GIÁ
(VNĐ)

70,000
70,000
60,000
1,500
1,500
7,500
1,500

GIÁ TRỊ
KHÔNG
THUẾ
404,000
140,000
70,000
60,000
15,000
22,500
15,000
1,500


3,000

692,000
347,500

10

3000

3000

10

30

600

850

255,000

1000

25

92,500


chuồng


25

200

300

50

250,000

trạm

3

200

400

10,000

30,000

Diện tích cây xanh
Kho chứa thức ăn
Nhà bảo vệ

cây




100
1
1

300
30
10

300
30
10

15
1,500
1,500

4500
45,000
15,000

Khu nhà ở cho nhân viên
Diện tích trồng cỏ và cây ăn
trái



1

30


30

1,700

51,000



2,970

Diện tích đường đi nội bộ



1,000

TỔNG CỘNG

10,000

-

1,147,000

3.2.2. Hạng mục máy móc thiết bị

Trang 8


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây


TÊN HẠNG MỤC
Nuôi Baba và Cá
Máy motor
Hệ thống điện
Nuôi heo rừng
Máy bơm nước
Máy lấy thức ăn
Nuôi các con vật khác
Xe vận chuyển thức ăn
TỔNG CỘNG

ĐVT

SL

ĐƠN
GIÁ
(VNĐ)

cái
Hệ
thống

2

4,000

1


12,000

cái
cái

1
1

4,000
50,000

cái

1

4,000

THÀNH
TIỀN
TRƯỚC
THUẾ
18,182
7,273

1,818
727

THÀNH
TIỀN
SAU

THUẾ
20,000
8,000

10,909

1,091

12,000

49,091
3,636
45,455
3,636

4,909
364
4,545
364

70,909

7,091

54,000
4,000
50,000
4,000
4,000
78,000


VAT

3.3. Tiến độ thực hiện dự án
Dự án được tiến hành thực hiện từ quý III/2015 đến quý I/2016 bao gồm :
 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư quý III/2015 và quý IV/2015 tiến hành thuê đất 20 năm và
xây dựng .
 Giai đoạn xây dựng là năm 2016: Kế hoạch đầu tư xây dựng trang trại và mua sắm
máy móc trang thiết bị và phát triển ra thị trường.
 Giai đoạn chọn và sàn lộc mua con giống tiếp tục để cải tạo nguồn gen: Quý II/ 2016
và dự án bắt đầu thu hoạch.
3.4. Thị trường đầu ra
Trang trại chuyên cung cấp các sản phẩm: thịt, con giống cho thị trường và bao tiêu sản
phẩm cho bà con, đồng thời hợp tác với các trang trại lớn đưa sản phẩm vào siêu thị.

Trang 9


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Động vật được nuôi
Các loài động vật hoang dã được nuôi trong trang trại như: ba ba, heo rừng, nhím, chim
chỉ, gà đông tảo …Tuy nhiên, trong 2 năm đầu chỉ nuôi thử nghiệm heo rừng và baba. Do đó
nội dung dự án sẽ tập trung phân tích kỹ thuật chăn nuôi 2 loài này.
4.2. Kỹ thuật nuôi ba ba
Ba ba là một loài thủy sản nước ngọt, quý hiếm. Thịt ba ba ngon và bổ thường được chế
biến thành các món đặc sản cao cấp. Trứng, mai và đầu ba ba cũng là nh ững vị thuốc đông y
chữa một số bệnh. Trong những năm gần đây, con ba ba trở thành mặt hàng có giá trị cao và
được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhận thấy được

giá trị mà ba ba đem lại, Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây sẽ nuôi ba ba lấy
thịt và lấy giống. Muốn nuôi ba ba lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, lãi nhiều, cần thực hiện tốt các
biện pháp kỹ thuật sau:
4.2.1. Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm
1. Chuẩn bị ao, bể nuôi:
- Chọn nơi yên tĩnh, bờ ao phải xây bằng gạch chắc chắn, có rào chắn để quản lý được
ba ba trong khu vực nuôi.
- Ao nuôi có kết cấu gồm: lòng ao, bờ ao, cống cấp, thoát nước, có các công trình phụ
kèm theo, sân cho ba ba lên ăn, hầm trú đông.
- Diện tích ao từ 800-1000 m2, độ sâu mức nước ao 2 m để ba ba trú đông và mát về mùa
hè. Ao sẽ được đổ 1/2 diện tích cát mịn sạch có độ d ày cát 15 - 20 cm, đáy ao có độ nghiêng
dần về cống thoát nước .
- Góc ao có lối cho ba ba bò lên vườn hoặc bãi n ghỉ ngơi để ba ba phơi nắng khi cần
thiết, cửa cống cấp và thoát nước có lưới sắt chắn.
- Trước khi thả giống cần chuẩn bị ao bể nuôi đảm bảo chất nước và chất đáy sạch .
2. Thả giống:
- Mùa vụ thả ba ba giống từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch hằng năm.
- Cỡ giống thả từ 100-200g/con. Trong một ao thả cùng cỡ chọn ba ba giống khoẻ mạnh,
không mang mầm bệnh.
- Mật độ thả : thả 2 con/ m2 để đảm bảo môi trường sống và thu được năng suất cao.
3. Chăm sóc quản lý ao nuôi:
- Phải đảm bảo nước ao luôn sạch, tránh tìn h trạng ba ba tìm đường đi vào những ngày
đầu thả giống hoặc những ngày mưa to.
- Loại thức ăn: Các loại rau, cá do chủ đầu tư nuôi trồng trong trang trại dành riêng cho
ba ba. Ngoài ra còn cho ba ba ăn bột tinh.
- Cách cho Ba ba ăn :
+ Cho ăn theo địa điểm qui định để ba ba quen ăn, dễ theo dõi thức ăn hàng ngày, dễ làm
vệ sinh khu vực cho ăn.

Trang 10



Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

+ Động vật cỡ nhỏ ba ba ăn vừa miệng, có thể nuốt được cả con thì cho ăn cả con, động
vật cỡ lớn cần băm thái thành nhiều miếng cho ba ba ăn đều. Các phần cứng ba ba không ăn
được như đầu cá, vây cá, ... nên sử dụng làm thức ăn cho động vật trên bờ, không bỏ xuống
ao làm tăng khả năng ô nhiễm nước ao.
+ Rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn.
+ Ba ba mới nở ngày cho ăn 3-4 lần, ba ba giống 2-3 lần, ba ba thịt và ba ba bố mẹ 1-2
lần/ ngày, lượng cho ăn buổi tối nhiều hơn buổi sáng.
+ Lượng thức ăn cho ăn trong một ngày đêm: ba ba mới nở 15-16%, ba ba giống 1012%, ba ba thịt và ba ba bố mẹ 3-6% so với trọng lượng ba ba nuôi trong ao.
+ Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Không nên
chỉ cho ăn một thứ duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ.
+ Ba ba mới nở cho ăn bằng động vật phù du (thuỷ trần), giun nước (trùng chỉ), giun
quế. Sau 5-7 ngày nuôi chuyển cho ăn cá là chính. Nên chọn loại c á nhiều nạc, luộc cá gỡ
thịt cho ăn chín tốt hơn cho ăn sống.
4.2.2. Kỹ thuật nuôi ba ba giống
1. Ao nuôi ba ba bố mẹ
- Nguồn nước cho ao nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm, có thể cấp và thoát chủ động.
Nước cấp vào cho chảy ngầm, tránh xối mạnh ảnh hưởn g xấu đến ba ba.
- Ao nuôi có diện tích từ 800 – 1000 m2, độ sâu: 2 m, đáy ao có một lớp cát mịn hoặc đất
pha cát dày 15 – 20 cm.
- Bờ ao phải nhẵn, đủ rộng và có độ dốc để ba ba dễ dàng bò lên phơi nắng cũng như tìm
chổ đẻ. Trên bờ có rào lưới chắn xung quanh để tránh ba ba bò ra ngoài và trồng cây che mát
làm nơi cho ba ba nghĩ ngơi và đẻ trứng.
- Bãi đẻ trứng: Làm giữa ao hay cạnh ao, ở nơi yên tĩnh, diện tích lớn hay nhỏ tùy thuộc
vào lượng ba ba trong ao.
2. Phân biệt đực, cái
- Con đực: Cổ và đuôi dài hơn, mình mỏng, mai có hình ô van nhiều hơn.

- Con cái: Cổ và đuôi ngắn và mập hơn, mình dày, mai có hình ô van ít hơn.
3. Chọn và nuôi ba ba bố mẹ
- Ba ba bố mẹ phải đồng đều, khỏe mạnh, không bị xây xát hay dị tật.
- Nên chọn ba ba có kích cỡ từ 1 – 4 kg (tùy theo loài).
- Mật độ thả: 0 .5 – 1 kg/m2. Ba ba đực và cái nên thả chung một ao, tỷ lệ đực:cái là 1:3
hoặc 1:4 (nếu thả nhiều ba ba đực thì chúng sẽ cắn nhau sinh bệnh hay quấy nhiễu l àm ba ba
cái sinh sản không bình thường và tốn kém thức ăn).
- Giao phối: Hằng năm vào tháng 4 – 9 là mùa ba ba đẻ trứng, ba ba hay giao phối vào
đêm sáng trời, con đực chủ động quay tròn quanh con cái, có con dùng đầu dúi và đầu con
cái, có con dùng chân trước giữ con cái lại không cho bò đi,... Sau đó tiến hành giao phối.
4. Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn: Cá xay nhuyễn. Khẩu phần ăn 4 – 6% so với trọng lượng ba ba nuôi vỗ. Khi
thời tiết quá nóng, hay nhiệt độ quá thấp ba ba sẽ giảm ăn hoặc không ăn do đó cần điều
chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cho ba ba ăn 2 lần/ngày tại những vị trí cố định trong ao
Trang 11


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

đồng thời thức ăn cần được rửa sạch trước khi cho ăn, làm vệ sinh thường xuyên khu vực
cho ăn. Định kỳ 7 – 10 ngày thay nước 1 lần và thay nhẹ nhàng, không gây tiếng động tránh
làm ba ba sợ hãi sẽ bỏ ăn.
5. Đẻ trứng
- Ba ba đẻ trứng vào ban đêm, chúng bò quanh ao tìm nơi đất ướt, mềm, kín đáo để làm
tổ đẻ trứng.
- Ba ba dùng 2 chân sau, có khi là dùng mõm để hất đất lên tạo thành hố sâu 10 – 15 cm
làm ổ đẻ.
- Ba ba dùng chân sau xếp trứng vào hố vừa mới đào và sau đó lắp đất, cát lại.
- Trứng vừa đẻ vỏ mềm có tính đàn hồi, sau đó trứng cứng dần (mỗi trứng nặng từ 2 –
6g), thời gian đẻ trứng thứ nhất cách trứng thứ hai là 5 - 10 phút.

- Ba ba đẻ từ 5 – 30 trứng/lần (trung bình từ 10 – 15 trứng/lần).
- Sau những cơn mưa lớn ba ba không đẻ tập trung vào bãi mà đẻ rãi rác xung quanh bờ
ao, nơi có đất mềm. Vì vậy, vào những ngày này nên đi xung quanh bờ ao tìm tổ ba ba đẻ để
thu trứng.
6. Thu trứng và ấp trứng
- Khi thu trứng: Lật nhẹ lớp đất, cát lên lấy trứng đem về ấp trong nhà.
- Tận dụng thùng mốp chứa nước đá, trái cây,… Còn nguyên vẹn dùng làm thùng ấp
trứng ba ba. Đáy thùng được đ ổ lên 1 lớp cát mịn, sạch, ẩm, dày 5 – 7 cm. Trứng ba ba được
đặt đều lên bề mặt cát và phải đặt phần túi hơi của trứng lên phía trên. Sau đó trải đều lên
trứng một lớp cát khoảng 3 cm và đậy nắp lại để giữ nhiệt cho thùng ấp trứng. Chú ý, sau
mỗi mẽ ấp nên thay cát mới và sát trùng thùng trước khi ấp tiếp mẽ sau.
- Trong thời gian ấp trứng tuyệt đối không đảo trứng và phải phun nước giữ ẩm cho cát
(81 – 82%), không nên để cát quá khô hay quá ướt làm hư trứng.
- Trứng sẽ nở sau 55 – 65 ngày (ở nhiệt độ 32 – 35oC). Tuy nhiên, trứng dễ bị “ung” khi
nhiệt độ thấp dưới 20 oC và trên 37oC.
- Ba ba con vừa nở ra khoảng 15 phút phải cho nước vào. Nếu để khô ba ba con rất dể
chết.
7. Ương ba ba giống
- Ba ba mới nở được cho vào thau, xô nhựa bên trong có đặt lục bình hoặc giá thể cho ba
ba bám vào. Thức ăn cho ba ba: lòng đỏ trứng luộc chín, trùng chỉ,… Hằng ngày thay nước
cho ba ba, sau 1 tuần cho ba ba ra bể ương.
- Bể ương ba ba được xây bằng xi măng hoặc lót bạt, đáy bể đổ một lớp cát khoảng 10
cm. Có bãi cát cho ba ba lên nghĩ ngơi và phơi nắng.
- Vệ sinh bể bằng: Thuốc tím, Formol, Chlorine,... Sau đó bơm nước sạch vào bể, mực
nước trong bể từ 20 – 30 cm thì tiến hành thả giống.
- Trước khi thả phải tắm ba ba trong dung dịch nước muối 10%.
- Mật độ thả 30 – 50 con/m2.
- Cho ăn: Thức ăn cho ba ba giai đoạn này là trùng chỉ, trùng quế, cá xay nhuyễn,...
Ngày cho ăn 1 – 2 lần, thức ăn được đặt trên máng ăn. Thường xuyên theo dõi lượng thức ăn
để có điều chỉnh kịp thời tránh ô nhiễm nước nuôi.


Trang 12


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

- Trộn thêm vitamin + men tiêu hóa vào thức ăn để tăng sức đề kháng và hổ trợ tiêu hóa
cho ba ba.
- Sau 2.5 – 3 tháng ương nuôi, ba ba đạt trọng lượng từ 15 – 20 g/con cần chuyển sang
nuôi thành giống lớn hay xuất bán.
8. Thu hoạch
- Nên thu hoạch vào sáng sớm hay chiều mát.
- Tháo cạn ao và dùng lưới kéo bắt ba ba, động tác cần nhẹ nhàng tránh xây xát.
Tóm lại, với kỹ thuật nuôi này, ba ba thịt và ba ba giống sẽ lớn nhanh, ít bệnh tật, chi phí
thức ăn cho nuôi ba ba thấp và hiệu quả kinh tế cao.
4.3. Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng
Đà điểu có nguồn gốc Thái Lan và Việt Nam, du nhập vào nước ta vào những năm gần
đây và được Hội Khuyến Nông – Bộ Nông Nghiệp khuyến khích phát triển chăn nuôi. Ngoài
giá trị về nanh thì thịt heo rừng cũng là một sản phẩm cao cấp giàu sắt ít mỡ, hàm lượng
cholesterol thấp hơn thịt thịt bò, bê, gà, heo nhà nên không gây nguy cơ thừa cân, béo phì và
bệnh tim mạch. Xét về mặt cảm quan thì nhìn gần như thịt bò, nhưng hương vị của nó lại
thuộc top thịt rừng đà điểu, nai, nhiếm, dê… Có lẽ chính vì những lý do đó mà loại thịt này
mang cả ưu điểm của thịt rừng và thịt bò gộp lại. Do đó, Trang trại Heo Rừng Miền Tây sẽ
nuôi heo rừng và muốn nuôi heo rừng đạt năng suất cao, lãi nhiều cần thực hiện tốt các biện
pháp kỹ thuật sau:
4.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
1. Giai đoạn nuôi bú mẹ: sơ sinh -2 tháng tuổi
- Khối lượng sơ sinh: 0,3-0,7 kg/con
- Tỷ lệ nuôi sống: 75-85 %
- Khối lượng cuối giai đoạn: 7-10 kg/con

- Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 1,86 kg
- Xanh: 2,28 kg
2. Giai đoạn heo rừng con 2-6 tháng tuổi
- Tỷ lệ nuôi sống: 90-95 %
- Khối lượng cuối giai đoạn: 35 kg/con
- Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 2,99 kg
Xanh: 4,34 kg
3. Giai đoạn sinh trưởng 6 -12 tháng tuổi
- Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 %
- Khối lượng cơ thể? Đực : 55-60 kg/con
Cái: 50-55 kg/con
- Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 6,0-6,2 kg
Xanh: 4-4,5 kg
(Nếu nuôi thịt giết mổ lúc 10 -12 tháng tuổi)
4. Giai đoạn nuôi hậu bị: 7 -8 tháng tuổi
- Tỷ lệ nuôi sống: 97-98 %
- Tỷ lệ chọn lọc lên đẻ: 80-85%
Trang 13


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

- Khối lượng cơ thể? Đực: 40-45 kg/con
Cái: 35-40 kg/con
- Nên cho ăn thức ăn: Tinh: 1,3-1,4 kg/con/ngày
Xanh: 1,0-1,5 kg/con/ngày
5. Giai đoạn sinh sản
- Tuổi thành thục
Con đực> 8 tháng
Con cái > 7 tháng

- Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 %
- Tỷ lệ ghép đực cái: 1/2
- Mức ăn thức ăn:
+ Tinh: 1,6-1,7 kg/con/ngày
+ Xanh: tự do (thả đồng cỏ)
- Sản lượng heo rừng con/nái:
+ Năm đẻ thứ nhất: 10-12 con
+ Năm đẻ thứ hai: 15-22
- Chi phí thức ăn /heo con sơ sinh (8 tháng đẻ) mùa sinh sản
+ Năm đẻ thứ nhất: 12,4 kg/con heo con
+ Năm đẻ thứ hai: 9,0- 11,6 kg/con heo con
- Tỷ lệ phối : 65-68%
- Tỷ lệ sinh/phối: 75-80%
- Tỷ lệ ấp sinh/nuôi sống : 7 8,7-94,4%
4.3.2. Kỹ thuật nuôi heo rừng từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi
Đây là giai đoạn rất quan trọng, kết quả nuôi tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả
khai thác các lứa tuổi sau:
1. Chuồng nuôi sinh sản kết hợp nuôi con chung
Nên chọn hướng có án h nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung
quanh yên tĩnh, tránh loại tiêng ồn như đường sắt, phi trường, nhà máy, đường ô tô.... Nhà
nuôi gột được thiết kế có chuồng kín nuôi úm và sân chơi đảm bảo diện tích.
Tuổi heo rừng
Chuồng ấm (m2/con) Sân chơi (m2/con)
1 - 30 ngày
0,4 - 0,5
1,0
30 - 60 ngày
0,5 - 0,6
1-2
Chuồng ấm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi có chiều dài ~ 5 m để heo

rừng con chạy múa theo bản năng không bị cản t rở. Sân chơi tốt nhất là đệm lót sinh học
hoặc đất nền cát được nhặt sạch các dị vật như mảnh thuỷ tinh, sợi kim loại, que nhọn .....
2. Ủ lót và chất độn chuồng
Từ 1-3 tuần đầu nền nhà nuôi úm được lót bằng r ơm và treo ủ lá chuối để heo rừng đi lại
vững chắc và giữ ấm được phần bụng.
Từ 3 tuần trở đi dùng trấu, có thể dùng cát khô, phoi bào lót nền.
Chức năng chạy của heo rừng con rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm
chân biến dạng, trật khớp dẫ n đến hao hụt cao . heo chạy nhảy tốt sẽ kích thích hệ tiêu hóa và
kháng bệnh tốt hơn, nên tỷ lệ hao hụt giai đoạn này quyết định rất cao.
Trang 14


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

3. Nhiệt độ và ẩm độ
Sau khi sinh 24 giờ heo rừng con được heo mẹ đưa vào ủ úm, bộ lông chưa đầy đủ, điều
hoà thân nhiệt kém nên phả i giữ nhiệt cho nó. Ngoài sợi rốn không còn cung cấp dinh dưỡng
nên heo dễ bị lạnh khi nhiệt thấp hoặc chất độn chuồng khô ng đủ dày, dẫn đến lạnh bụng khó
tiêu hoá được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu.
Bảng 1: Đảm bảo nhiệt độ thích hợp
Tuần tuổi
Nhiệt độ (oC)
ẩm độ tốt nhất (%)
Mới xuống chuồng
32 - 35
65 - 70
1
30 - 32
70
2

28 - 30
70
3
24 - 26
70
4
22 - 23
70
>5
22
70
Từ 1 tháng tuổi luyện cho heo rừng con thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh.
Khi úm luôn phải quan sát phản ứng của con vật với nhiệt độ. Nếu nhiều con tránh xa
khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại nếu nhiều con
tập trung gần nơi phát nhiệt những con ngoài rìa run run đó là nhiệt độ thấp cần phải t ăng
nhiệt lên. Khi đủ ấm heo rừng con vận động mau lẹ hoặc nằm rải rác ngủ ngon lành.
ẩm độ chuồng gột giữ tốt nhất ở mức 65 - 70%.
4. Quy mô đàn
Để quan sát và chăm sóc đồng đều từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi bố trí 8 -12 con/ quây úm.
Quy mô lớn hơn heo rừng hạn chế vận động, tăng trưởng chậm, nếu gặp tác nhân hại đột
ngột gây kinh động làm chún g sợ hãi nháo n hác dẫm đạp lên nhau dễ gây chấn thương và
các trầy xướt .
5. Ánh sáng - vận động
Ánh sáng và vận động phải phù hợp để kích thích heo rừng con ăn nhiều, tiêu hoá tốt,
giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh. Nếu bên ngoài khí hậu tốt, ánh nắng đầy đ ủ thì 20 ngày
tuổi có thể cho heo rừng con ra ngoài sân chơi để vận động, tắm nắng và tập ăn. Thời gian
thả tăng từ từ theo từng ngày.
Một tháng tuổi thả tự do vận động khi thời tiết tốt, nhưng khi trời mưa, xấu thì phải
nhanh chóng đưa chúng vào chuồng.
Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3 w/m 2 để chúng dễ dàng ăn uống. Heo rừng là

động vật chạy vì vậy tạo điều kiện để chúng vận động sớm là rất quan trọng.
6. Chế độ dinh dưỡng
Heo rừng tuy được nuôi dưỡng thuần hoá đã lâu nhưng vấn đề dinh dưỡng vẫn là thời sự
và đang tiếp tục nghiên cứu. Các giai đoạn tuổi, khẩu phần thức ăn được cân đối nhu cầu
dinh dưỡng dưới đây sẽ cho kết quả tốt.
Bảng 2: Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Tháng tuổi
Protein (%)
ME (kcal)
Lizin (%)
Methionin(%)

0-1 tháng
20
2750
1,13
0,35

1-2 tháng
18
2600
0,96
0,32

3-6 tháng
17
2500
0,90
0,29


7-12 tháng
14
2400
0,81
0,24

13-24 tháng
12-14
2400
0,76
0,23
Trang 15


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Ca (%)
P (%)
Vitamin A (UI)
Vitamin D (UI)
Vitamin E (UI)

1,2-1,3
0,66
12500
2500
40

1,2-1,5
0,65

12500
3000
40

1,2-1,5
0,60
12500
3000
40

1,0-1,2
0,60
12500
3000
40

0,9-1,0
0,55
12500
3000
40

Thức ăn nuôi đà heo rừng mới, không ôi mốc, tốt nhất sử dụng cám viên để đà điểu ăn
không rơi vãi.
7. Máng ăn, máng uống
Máng ăn dùng bằng bê tông hoặc ống PVC cắt đôi được bo c ạnh, không dùng máng có
các góc cạnh nhọn sắc dễ gây chấn thương chân.
Máng uống có thể dùng các chậu bằng sành sứ hoặc vật tương tự có bề mặt rộng để đà
điểu thuận tiện khi uống bằng động tác liếm. Nguồn nước phải sạch sẽ không có mùi . Những
ngày đầu nên cho heo rừng uống nước mát hoặc ấm, nước uống để tự do, có thể đặt máng ăn

cách xa máng uống để tạo sự vận động.
8. Chăm sóc và cách cho ăn
Heo rừng 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngà y thứ 3 trở đi mới bắt
đầu đi quanh chuồng và từ ngày th ứ 12 trở đi bắt đầu tập ăn
Nếu không để sẵn thức ăn tươi ngon, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt
được và dẫn đến tắc ruột rồi chết.
1 - 30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày
31 - 60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày
61 - 90 ngày tuổi cho ăn 2 - 3 lần /ngày
Phương pháp cho ăn: có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau xanh. Trong
những tuần đầu có thể trộn rau n on thái nhỏ với thức ăn hổn hợp để đà điểu ă n được nhiều
thức ăn tinh hơn. Heo rừng phát triển tốt có khả năng thu nhận thức ăn và đạt tăn g trọng như
sau:
Bảng 3:Khả năng thu nhận thức ăn và khối lượng cơ thể
Tuần
tuổi
Sơ sinh
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


Khối lượng
(kg/con)
0,85-0,9
1,00
1,22
1,92
2,94
4,56
7,62
8,23
10,12
12,24
15,03
18,02
20,80
22,18

Thức ăn hh
(g/con/ngày)

Thức ăn xanh
(g/con/ngày)

9,3
33,8
85,6
179,2
257,1
330,6

449,2
487,7
492,4
654,2
653,7
747,1
758,5

56,0
86,0
95,0
120,0
120,0
157,0
337,0
460,0
607,0
676,0
680,0
700-1000
700-1000
Trang 16


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

(Kết quả nghiên cứu thực nhiệm tại Viện Chăn nuôi 1997)

Thức ăn xanh gồm các rau mềm: xà lách, bắp cải, rau muống...
4.3.3. Kỹ thuật nuôi heo rừng thịt

Sau 3 tháng tuổi heo rừng theo hướng nuôi thịt cần đạt sinh trưởng tối đa . Để đạt hiệu
quả kinh tế cao, trọng lượng heo rừng giết mổ phải đạt 40-45 kg/con.
1. Yêu cầu chuồng trại
Khu chuồng nuôi phải có sân chơ i với kích thước 2 x 6 m, heo rừng thích di lại nên sân
chơi phải có diện tích rộng, nền sân ngoài dệm lót sinh học phải có chỗ lót cát. Thói quen
của heo rừng sống ở rừng luôn thường xuyên tắm bùn để dưỡng bộ lông cơ thể và loại bỏ các
ký sinh trùng ngoài da. Heo rừng cũng rất thích tắm mưa nêu không có đệm cát nước mưa sẽ
làm sân lầy bùn và chân bẩn dễ gây bệnh tật. Sân chơi có tr ồng cây làm bóng mát cho heo
rừng trú nắng. Giai đoạn này heo rừng hầu như ở ngoài trờ i, vì vậy sân chơi đối với chúng
rất quan trọng.
2. Điều kiện yên tĩnh
Hệ thần kinh heo rừng rất nhậy cảm, dễ phát sự kinh động khi có tiếng động lớn đột ngột
hoặc người lạ mặt. Lúc đó cả bầy dồn tụ lại một chỗ ngóc đầu lên cao, quay lại bốn phía như
đề ph òng hiểm hoạ, nếu có sự kinh động mạnh cả bầy chạy loạn xạ có thể dẫm đạp lên nhau,
đâm vào bất cứ chướng ngại vật nào dễ gây thương tật .
3. Đề phòng các vật lạ
Vì đà điểu là loại ăn tạp nên trong khu vực nuôi cần phải dọn sạch các vật như gạch, đá,
mảnh thuỷ tinh, túi bóng hay các vật nhỏ nhọn sắc để tránh cho chúng ăn phải các thứ này,
dễ gây chấn thương đường tiêu hoá.
4. Chế độ dinh dưỡng
Tuân theo bảng 2. Đặc biệt ở heo rừng 4 - 12 tháng tuổi nhu cầu đạm và các vitamin
phải đáp ứng đủ để đảm bảo cho sự phát triển.
Heo rừng có hệ vi sinh vật ở manh tràng phát triển giúp chúng tiêu hoá xơ thô tới 60%.
Vì vậy phải bổ sung rau, cỏ xanh tự do để giảm giá thành, rau cỏ non được băm 3 - 4 cm để
rễ ăn, cho ăn máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh.
- Nuôi heo rừng thương phẩm cho ăn nhiều tăng trư ởng nhanh có thể giết thịt từ 6 tháng
tuổi.
- Thức ăn xanh cho heo rừng có thể dùng lá bắp cải già, cỏ ghi nê , cỏ voi non, rau
muống, rau lan ... nếu sân chơi hoặc có bãi chăn rộng có thảm cỏ tự nhiên thì heo rừng tự v ặt
cỏ không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.

5. Máng ăn, máng uống(nước uống và thức ăn xanh được xử lý bằng công nghệ ozon)
Heo rừng phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gỗ được đóng với kích
thước 0,3 x 0,25 x 1,0 m. Đảm bảo 7 - 10 con/1 máng ăn.
Sử dụng bồn cao su đựng nước cho heo rừng uống, sử dụng nước máy hay nướ c giếng
khơi, nước đủ để heo rừng uống tự do, mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì
nước mát tránh nước nóng dưới ánh nắng mặt trời.

Trang 17


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

6. Phân nhóm và mật độ nuôi
Tuỳ diện tích chuồng nuôi có thể phân nhóm theo trọng lượng hay lứa tuổi, mỗi nhóm 7
-10 con, mật độ nuôi đảm bảo 1 m2 nền chuồng/con và 6 m2 sân chơi/con.
7. Giới thiệu khẩu phần ăn tốt nhất cho việc giết mổ lúc 3 -6 tháng tuổi
Bảng 4: Khẩu phần nuôi đà điểu thịt thâm canh
Chỉ tiêu
Tháng tuổi (tháng)
Khối lượng cơ thể (kg)
Thức ăn cho ngày (g/ngày)
Bột ngũ cốc (%)
Bột cỏ (%)
Bột đạm (%)
Tổng số (%)
Protein (%)
Lizin (%)
Methionin(%)
Ca? (%)
P (%)


Giai đoạn 1
0-2
0,85-12
150-500
Thành phần nguyên liệu
55
5
40
100
Thành phần dinh dưỡng
21,5
1,25
0,5
1,2
0,66

Giai đoạn 2
2-6
12-60
500-1655

Giai đoạn 3
6-9
60-90
1655-2000

55
15
30

100

58
25
17
100

18
1
0,45
1,1
0,65

15
0,75
0,38
0,9
0,60

Chú ý:
Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần sễ làm giảm hiệu xuất chuyển hoá thức ăn.
Thức ăn xanh cồng kềnh nên hạn chế thức ăn hỗn hộp cũng như dinh dưỡng thu nhận thấp
dẫn đến tăng trọng thấp.
4.3.4. Kỹ thuật nuôi heo rừng sinh sản
1. Giai đoạn nuôi hậu bị
Giai đoạn nuôi hậu bị từ 5 - 8 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều mức ăn giảm
Bảng 5: Khả năng tiêu thụ thức ăn và khối lượng heo rừng
Tuần
tuổi
17

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

Khối lượng
(kg/con)
26
27
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

Thức ăn HH
(kg/con/ngày)
0,2

0,2
0,2
0.2
0,3
0,3
0,3
0,3
0,4
0,4
0,4
0,4

Thức ăn xanh
(kg/con/ngày)
0,8
1,2
1,2
1,2
1,2
1,3
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
Tự do chăn thả
Trang 18


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây


2.Thao tác bắt, kiểm tra và di chuyển heo rừng
Nuôi heo rừng phải định kỳ cân trọng lượng để kiểm soát sự tăng trưởng xem có phù
hợp vớ i chuẩn không. Đối với những con phát triển chậm hay quá nhanh thì có biện pháp
tăng cường hay hạn chế bằng cách điều chỉnh khẩu phần và định mức cho ăn.
Lúc nhỏ khi bắt heo rừng tuyệt đối không được cầm vào chân mà phải đưa tay luồn
xuống bụng nâng lên.
Với những heo rừng trưởng thành khi bắt 1 con cần 2 người, một người dùng tay nấm
vào tai và ấn xuống, người khác nhanh chóng một bên dùng tay giữ chặt chân trước và chân
sau.
Lưu ý những người bắt phải bảo hi ểm bằng đi ủng cao su để heo rừng tránh dẫm phải.
Nhìn chung nếu giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nuôi tốt heo rừng khoẻ mạnh sẽ
đảm bảo vững chắc cho kết quả thành công giai đoạn tiếp theo.
Từ 4 - 8 tháng tuổi điều cần chú ý nhất là tạo môi trường cho heo rừng vận động, kiểm
soát được mức độ tăng trọng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Heo rừng khoẻ mạnh có đôi
chân vững chắc, lông bóng mượt và óng ả, đ ôi mắt linh hoạt lanh lợi. Từ tháng tuổi trở đi
màu sắc lông con đực và con cái sẽ khác biệt. Con đực lông càng đen mượ t, chân và mỏ
chuyển màu hun đen là biểu hiện sức khoẻ tốt. Con cái lông mượt nhìn săn chắc gờ lưng
bống mượt là thể trạng béo tốt.
3. Giai đoạn sinh sản
Heo rừng thành thục lúc 7 -8 tháng tuổi, con cái thành thục trể hơn con trống khoảng 1
tháng do vậy nếu ghép đực cái cùng lứa tuổi v ới nhau tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Thực tế cho thấy
trong trường hợp này tất cả con đẻ ở vụ này đầu đều không phôi. Để khắc phục tình trạng
này có thể ghép heo rừng đực già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Vụ đẻ thứ 2 yếu tố tuổi
không ảnh hưởng.
Con cái trưởng thành đẻ con lần đầu tầm khoản 5 -6 con. Các lần đẻ tiếp theo số con dao
động từ 7-11 con. Nếu con cái thường xuyên bị xáo trộn hay rối loạn kích thích tố d ẫn đến số
con/1 lần đẻ không nhiều
- Chuồng trại
Chuồng trại nuôi heo rừng gồm chuồng có mái che với kích thước từ 2 x 1,5 m trong đổ

đệm lót sinh học để heo rừng có thể vào đẻ. Sân chơi có chiều rộng 2 m và chiều dài 6 m.
Cần có chiều dài lớn để chúng khi chạy lúc tăng tốc cực đại vẫn còn khoảng trống không gặp
chứơng ngại vật.
Mỗi ô chuồng ghép 1 đực với 5 cái.
- Tiêu chuẩn chọn đực giống
Heo rừng đực chọn hình thể cân đối cường tráng phát triển bình thường, tính ôn hoà,
hoạt bát hiếu động, đầu thanh tú, cổ thẳng không cong, mắt lớn và linh hoạt thể trạng không
quá béo hoặc quá gầy . Đặc biệt lưu t âm bốn chân phải đen, khoẻ mạnh cấu tạo ngay ngắn.
Cơ quan sinh dục phải lớn dài và tinh hoàn phải to . Những cá thể quá hung dữ thường không
giữ lại làm giống vì khó kiểm so át và dễ làm chấn thương con khác trong đàn .
- Ghép đàn và phối giống
Từ 7 -8 tháng tuổi ghép con đực với con cái để cho chúng có thời gian sớm quen nhau.
Khi muốn giao phối co n đực lượn quanh mái, có động tác chòm lên lưng con cái , nếu con cái
đồng ý cho phối thì đứng yên chờ đực leo lên với 2 chân trước để lên lưng con cái . Động tác
Trang 19


Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

phố i xong là khi con đực bỏ chân xuống bỏ đi . Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng
từ 6 - 9 giờ và chiều từ 14 - 16 giờ rất ít khi diễn ra vào buổi tối. Con trống tốt có thể phối 3 5 lần/ngày.
- Nhu cầu dinh dưỡng nuôi heo rừng sinh sản
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến số con sinh ra, tỷ lệ nuôi sống, tuy vậy kết quả
nghiên cứu về lĩnh vực này so với gia súc vẫn còn vô cùng đơn giản.
Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần: Protein (%) 16,0 - 16,5, năng lượng ME (kcal)
2600 – 2650; Lizin (%) 1,1; Methionin(%) 0,4 - 0,45; Ca (%) 2,8 - 3,0; P (%) 0,45 - 0,48;
Vitamin A (UI) 16000; Vitamin D (UI) 3700; Vitamin E (UI) 58,5
Định lượng cho ăn 1,6 - 1,8 kg/con tuỳ thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sáng
đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ.
Thức ăn xanh: cỏ ghi nê, cỏ voi và các loại rau khác đà đ iểu ăn được. Tốt nhất là heo

rừng được thả ở bãi có thảm cỏ xa nh để tự chúng lựa chọn và nhặt cỏ tươi theo ý muốn.
- Nước uống
Heo rừng sinh sản cần nhiều nước uống. Chúng sẽ không uống nước nóng vì vậy bố trí
máng uống nơi có bóng râm để nước được mát, nước luôn đổ đầy máng, mỗi ngày thay một
lần.
- Mùa vụ sinh sản - quy luật đẻ
Ở Việt Nam heo rừng đẻ quanh năm .
Heo rừng cái đẻ theo từng đợt , mỗi đợt 7-10 con, một năm đẻ 2 đợt, mỗi đợt 4 tháng và
thời gian bú mẹ 1-1,5 tháng.
- Khối lượng và kích thước con
Con đẻ đầu thường có khối lượng lớn 250 -300 g, sau khi đẻ ra thường có dính máu khô,
con cuối hoặc gần cuối thường nho hơn .
Khi đẻ năm thứ 2 trở đi 80% trứng nặng 300 g, chiều dài k hoảng 16,5 cm, chiều rộng 13
cm, hình dạng gần như trụ tròn, ít khi có hình dạng dài. Con bình thường màu sọc dưa, một
sọc màu vàng một sọc màu đen hoặc ngà vàng chạy dọc theo thân.
Heo rừng nuôi tốt cho sản lượng con từ 16 -24 con/nái cá biệt có con cho 28con/1 năm.
- Những công việc quản lý giống sinh sản
Ghi số liệu giống, ô chuồng nuôi, tất cả các cá thể đều được đeo thẻ số bằng nhựa.
Ghi chép sinh sản: Ghi chép chủng loại heo rừng phối, chủng loại con theo bầy, số l ượng
con trên lứa, tỷ lệ heo hao hụt,.. Tất cả các số liệu ghi chép sẽ làm tư liệu cho công tác chọn
giống trước, sau các mùa sinh sản.
Tóm lại, v ới kỹ thuật nuôi này, heo rừng sẽ lớn nhanh, ít bệnh tật, mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho chủ đầu tư .

Trang 20


×