Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiểu luận cao học Sự phát triển quan điểm, đường lối của đảng cộng sản việt nam về văn học nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.87 KB, 11 trang )

Sự phát triển quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt
Nam về Văn học- nghệ thuật
Đề cương
I. Mở đầu
Trước đây, trong những điều kiện lịch sử nhất định, sự nhận
thức về văn hóa dù ở khía cạnh rộng hẹp khác nhau nhưng đều
hướng đến tính nhân sinh như một nhân tố quan trọng, một mặt
trận không thể thiếu được trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Trong công cuộc xây dựng đất
nước có 4 vấn đề cần phải coi trọng ngang nhau. Đó là kinh tế,
chính trị, xã hội và văn hóa. Năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam
xây dựng Đề cương văn hóa Việt Nam. Đây là một sự kiện có ý
nghĩa đặc biệt và cũng thật sự mới mẻ, có ý nghĩa nền tảng về tư
tưởng, lý luận trong bối cảnh một quốc gia chưa giành được độc
lập. Mặc dù lúc bấy giờ nội dung Đề cương Văn hóa đề cập 3 vấn
đề chủ yếu là tư tưởng, học thuật và nghệ thuật nhưng giá trị của
Đề cương văn hóa không chỉ thể hiện ở việc khẳng định tầm vóc,
vai trò to lớn của văn hóa tiềm tàng, thẩm thấu trong suốt quá trình
lịch sử dân tộc.
II. Sự phát triển trong quan điểm, đường lối của Đảng cộng
sản về văn học- nghệ thuật


Quan điểm nhất quán của Đảng về xây dựng và phát triển
văn học, nghệ thuật.


Từ trước đến nay, văn học là một loại hình nghệ thuật được
Đảng ta đặc biệt coi trọng. Vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đã được các
văn kiện của Đảng khẳng định trong suốt quá trình đấu tranh thống


nhất nước nhà và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xem văn học, nghệ thuật là
một bộ phận của văn hóa, có các chức năng nhận thức, giáo dục,
thẩm mỹ, giải trí, giao tiếp, tổ chức và điều chỉnh xã hội... Văn
học, nghệ thuật tác động đến con người, chủ yếu và trực tiếp vào
thế giới tình cảm, tâm hồn, cảm xúc hình thành nên thái độ và hành
động của con người trong đời sống xã hội.
1. Thời kì kháng chiến
1943, ĐCS đã đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam lãnh đạo
xây dựng một nền văn hóa cách mạng phục vụ kháng chiến. “Văn
hóa nghệ thuật là một mặt trận, các anh chị em hoạt động văn hóa
là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Toàn bộ nền văn hóa nghệ thuật của
nước ta tập trung phục vụ kháng chiến, sáng tạo những tác phẩm
xung kích, cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến, mang hơi thở cuộc
sống mới, con người mới.
Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí
thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khởi thảo và được công bố
năm 1943. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời đó, “văn hóa nửa


phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa” thống
trị thì sự ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam có thể coi là
một ngọn đuốc thần kỳ, có tác dụng soi đường, chỉ lối và định
hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa, văn
nghệ cho toàn Đảng, toàn dân và cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt
Nam; đặc biệt nó đã lôi cuốn, thuyết phục và tập hợp đông đảo
những người hoạt động văn hóa yêu nước Việt Nam vào Hội văn
hóa cứu quốc, một thành viên của Mặt trận Việt Minh; khai sinh và
phát triển nền “văn hóa xã hội chủ nghĩa” ở nước ta. Điều quan
trọng là ảnh hưởng của văn hóa cứu quốc đến những sáng tác của

các nhà văn, tạo nên nhiều ánh sáng mới, tư tưởng mới trong nhiều
tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng (Vũ Như Tô), Nam Cao (Sống
mòn, Điếu văn), Tô Hoài (Xóm giếng ngày xưa…) và đặc biệt là
Nguyên Hồng với nhiều truyện ngắn tiến bộ và cách mạng. Đề
cương nhấn mạnh: Văn hóa văn nghệ là một mặt trận quan trọng
cũng như các mặt trận về kinh tế, chính trị, xã hội. Đề cương động
viên trí thức văn nghệ sĩ tham gia cách mạng, cổ vũ tinh thần yêu
nước chống lại chính sách văn hóa của Pháp, Nhật.
Cách mạng tháng Tám thành công, văn nghệ được mở ra chân trời
mới, nhiều cây bút được hồi sinh, tiếp nhận ánh sáng mới. Lúc này,
Đề cương văn hóa Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị và càng tác
động sâu sắc đến văn hóa văn nghệ trong tình hình mới. Hội nghị


Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất họp và cũng thể hiện tư tưởng của
Đề cương văn hóa Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của văn
hóa đối với sự phát triển của cách mạng, như tinh thần của Hồ Chủ
tịch: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Các nhà thơ, nhà văn
cách mạng đều có nhiều sáng tác ca ngợi chế độ và cuộc đời mới.
Xuân Diệu với 2 trường ca “Ngọn quốc kỳ”, “Hội nghị non sông”
và những bài thơ đả kích, châm biếm địch. Nguyễn Huy Tưởng với
kịch “Bắc Son”, Nguyễn Đình Thi với bản nhạc “Diệt phát xít” và
“Người Hà Nội” có những giá trị bền vững. Trong văn xuôi,
Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài… đều có những sáng tác phản
ánh

cái

mới


trong

cuộc

sống.

Với sự ra đời của Đề cương văn hóa Việt Nam, hoạt động của các
tổ chức văn hóa, văn nghệ của Đảng, nhất là hoạt động sáng tạo
của các nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ ngày càng phong phú và sắc bén;
họ luôn bám sát nhiệm vụ của Đảng giao, phản ánh sắc sảo, sinh
động đời sống thực tiễn đấu tranh cách mạng, kịp thời động viên,
cổ vũ phong trào toàn dân thi đua tăng gia sản xuất, giết giặc lập
công, xây dựng đời sống văn hóa mới. Sự “lột xác” của không ít
văn nghệ sĩ thể hiện ở chỗ dám trút bỏ “bộ cánh ủy mị, thướt tha”,
tâm hồn mộng mơ, suốt ngày “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”,
thậm chí “để tâm hồn treo ngược ở cành cây” hay “lả lướt đìu hiu
cùng ngọn gió” để quay về với đời sống hiện thực, hòa mình vào


cuộc sống chiến đấu, lao động, học tập của đồng bào, biết “dùng
ngòi bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường
quyền” (Sóng Hồng). Vì vậy, trong sáng tác và tác phẩm của họ đã
sáng ngời “ánh thép” và các văn nghệ sĩ đã biết “xung phong”.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chủ trương lớn của Đảng về văn
hóa: “Văn hóa hóa kháng chiến và kháng chiến hóa văn hóa”. Chủ
tịch Hồ Chí Minh là người đề ra những đường lối sáng suốt, xác
định vị trí quan trọng của văn hóa văn nghệ trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp. Người nhấn mạnh quan điểm: Văn hóa văn
nghệ là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Phương châm ấy luôn xác định vị trí quan trọng của văn nghệ sĩ

trên mặt trận văn hóa văn nghệ chống lại những khuynh hướng thù
địch. Đường lối của Đảng về văn hóa văn nghệ đã đánh giá cao và
khơi dậy phong trào sáng tác của quần chúng. Thơ ca, kịch, tấu…
của bộ đội, công nhân, dân công sáng tác kịp thời theo các chiến
dịch.
Thời kỳ hòa bình lập lại, đấu tranh thống nhất đất nước và xây
dựng CNXH ở miền Bắc, các phong trào cách mạng sôi nổi trên
các trận tuyến về kinh tế, văn hóa, văn nghệ và có nhiều tác phẩm
thể hiện được những tinh thần mới của thời đại. Từ 1965, cả nước
bước vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Theo lời kêu gọi của Chủ


tịch Hồ Chí Minh “không có gì quý hơn độc lập tự do” – là
phương châm lớn động viên khích lệ toàn dân và mỗi người trong
trách nhiệm của mình với dân tộc. Thơ ca chống Mỹ cứu nước rất
thành công với các tác phẩm của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận,
Nguyễn Đình Thi và đặc biệt là các nhà thơ trẻ trước đây ở miền
Nam như Giang Nam, Thanh Hải, Lê Anh Xuân và sau này là
Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm…
Đi theo cách mạng, tắm mình trong thực tiễn, trực tiếp cầm bút và
cầm súng chiến đấu; sử dụng sáng tạo phương pháp sáng tác xã hội
chủ nghĩa, các văn nghệ sĩ nước ta thật sự đã trở thành những dũng
sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, lý luận của Đảng; đã
góp phần to lớn vào việc đưa ánh sáng của Đảng đến với đồng bào,
chiến sĩ, củng cố niềm tin chiến thắng cho họ; qua đó thổi luồng
không khí cách mạng vào đời sống xã hội Việt Nam; làm cho kẻ
thù khiếp sợ. Nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị ra đời,
khắc họa sinh động hình tượng “bộ đội Cụ Hồ”, phản ánh sát thực
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; có tác dụng
tuyên


truyền,

giáo

dục

to

lớn…

Thời kỳ đất nước thống nhất, Nam Bắc một nhà, hoạt động văn
hóa văn nghệ quy về một mối và phát triển với nhiều chủ đề, nhiều
bình diện, nhiều màu sắc. Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ tiếp nhận cái


mới, khai thác truyền thống theo tinh thần, đường lối của Đảng.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
là bước phát triển cao dựa trên nền móng của Đề cương Văn hóa
Việt Nam 1943). Nhờ đó, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng
ngày càng sáng rõ, tỏa sáng; các tổ chức văn hóa, văn nghệ ở nước
ta ngày càng được củng cố, phát huy tốt hơn vai trò, tác dụng. Đề
cao bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình mới là một điều đúng
đắn để giữ vững sức sống, bản lĩnh và giá trị của tác phẩm nghệ
thuật. Vấn đề quan trọng là hòa hợp giữa tiên tiến và đậm đà bản
sắc

dân


tộc.

Việc chấn hưng nền văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là
minh chứng hùng hồn khẳng định sự nhất quán, sức sống bền vững
của đường lối văn hóa, văn nghệ đúng đắn đã được Đảng ta vạch ra
từ Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.
2. Thời kì Đổi mới
- Sau Đề cương văn hóa, để lãnh đạo xây dựng và phát triển văn
hóa, Đảng ta đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị, chính sách về văn
hóa trong bối cảnh vừa xây dựng đất nước, vừa đấu tranh thống
nhất nước nhà.


- Từ năm 1986, luồng gió của tư tưởng đổi mới của Đảng ta ở Đại
hội Đảng lần thứ VI đã tạo nên đời sống văn hóa Việt Nam một
sức sống và diện mạo mới. Hơn 25 năm qua, những vấn đề văn hóa
không chỉ được khẳng định lại một cách nhất quán mà còn được
nhìn nhận lại ở sức mạnh nội tại của văn hóa với tư cách là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức có tính bước ngoặt này bắt
đầu từ Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) năm 1998 đánh dấu
sự phát triển to lớn của văn hóa không chỉ dừng lại ở tầng diện tư
duy lý luận mà còn ở giá trị thực tiễn lâu dài của nó. Nghị quyết đã
xây dựng 5 quan điểm chỉ đạo quan trọng về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong
bối cảnh mới, tinh thần mới.
3. Thời kì ngày nay
Trên cơ sở tiếp tục quán triệt và thực hiện 5 quan điểm chỉ
đạo chung đối với nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được xác định trong Nghị quyết
Trung ương 5 (khoá VIII), riêng đối với lĩnh vực văn học, nghệ
thuật, cần nhấn mạnh và bổ sung các quan điểm chỉ đạo sau đây:
- Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh
tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện,
mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp


góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển
toàn diện của con người Việt Nam.
- Văn học, nghệ thuật Việt Nang thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế phải phát
triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân
văn, dân chủ. Phấn đấu sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ
thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây
dựng con người; vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu
văn hoá - tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Phát triển sâu
rộng văn nghệ quần chúng, đồng thời với tập trung xây dựng, phát
triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp. Trên cơ sở giữ gìn, phát
triển, phát huy những giá trị của văn học, nghệ thuật dân tộc, tiếp
tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân
văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài, đồng thời kiên quyết ngăn
chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hóa của
các thế lực thù địch.
- Tài năng văn học, nghệ thuật và vốn quý của dân tộc. Chăm
lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn
học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của
Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các
cấp. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do sáng tạo, tạo điều kiện thuận
lợi phát huy tính độc lập, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của văn

nghệ sĩ. Văn nghệ sĩ, người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn


nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phát huy lòng yêu nước
nồng nàn, gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao trách nhiệm công
dân, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự đất nước và
dân tộc.

III. Kết luận
Có thể nói rằng, từ khi ra đời cho đến nay đã 82 năm,
đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự hoàn
thiện và phát triển. Vai trò to lớn của văn hóa đã được thể hiện rất
rõ trong từng thời điểm cách mạng cụ thể. Văn hóa đã góp phần
quan trọng vào việc tăng cường sự thống nhất trong Đảng và sự
đồng thuận trong xã hội. Đây chính là thành tựu to lớn nhất của sự
nghiệp văn hóa.
Quan điểm chỉ đạo của ĐCS về lĩnh vực văn hóa có sự phát
triển:
Trước đây, trong Đề cương văn hóa năm 1943 vấn đề văn
hóa chỉ được đề cập 3 lĩnh vực chủ yếu là tư tưởng, học thuật và
nghệ thuật nhưng ngày nay, vấn đề văn hóa được hiểu theo nghĩa
rộng theo định nghĩa văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực
tiễn sinh động của đời sống hiện nay. Đó là quan điểm của Đảng
về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; về văn hóa tôn giáo,
văn hóa pháp luật, văn hóa chính trị, thậm chí cả văn hóa
Đảng...Nói chung, sự tác động to lớn của văn hóa đã được Đảng ta


thừa nhận như một sức mạnh nội tại chứ không bó hẹp trong tinh
thần hay nghệ thuật; không chỉ là biểu hiện bên ngoài mà là tiềm

ẩn bên trong; không chỉ là vũ khí chiến đấu mà còn có thể là công
cụ giải trí để tái tạo ra sức lao động...
Tuy nhiên, cơ bản nhất là Đảng ta thừa nhận vai trò to lớn
của văn hóa đối với kinh tế và chính trị. Hội nghị Trung ương X
(khóa 9) đã kết luận điều này như một quan điểm quan trọng: Phát
triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn đảng là
then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã
hội. Quả thật, thực tế đã chứng minh: Nếu không có sự tham gia
của văn hóa thì sự tăng trưởng kinh tế sẽ không bền vững, sẽ
không có việc làm, không lương tâm, không tiếng nói, không
tương lai và không gốc rễ. Hoạt động chính trị mà không có sự
tham gia của văn hóa thì tinh thần yêu nước sẽ bị phai nhạt, Tổ
quốc bị lãng quên, các tầng lớp nhân dân bị tổn thương, xã hội bị
chia rẽ...



×