Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

SKKN hệ THỐNG câu hỏi lí THUYẾT MANG TÍNH KHÁI QUÁT về hóa học vô cơ lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.65 KB, 26 trang )

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị trường THPT Trần Phú
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT MANG TÍNH KHÁI
QUÁT VỀ HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12
(Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN)

Người thực hiện: Hà Xuân Pho
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh



 Hiện vật khác

Năm học: 2012-2013
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 1


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :
1. Họ và tên : HÀ XUÂN PHONG
2. Ngày, tháng, năm sinh : 17/08/1985
3. Nam, Nữ : Nam
4. Địa chỉ : 24, Nguyễn Trãi, khu phố 5 – phường Xuân Hòa – Thị xã Long
Khánh – Đồng Nai
5. Điện thoại : 0613785990 (CQ)/ ĐTDĐ : 0933.768.162
6. Fax :…………………………….E-mail :
7. Chức vụ : Giáo viên
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Trần Phú
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Thạc sĩ Hóa học
- Năm nhận bằng : 2012
- Chuyên ngành đào tạo : Hóa học
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm

- Đã hoàn thành luận văn thạc sĩ về đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học
của địa y parmotrema sancti-angelii (Lynge) Hale”
- Số năm kinh nghiệm : 6 năm

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 2


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

Tên đề tài:

HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT MANG TÍNH KHÁI
QUÁT VỀ HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12
A- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hóa học là một môn khoa học cơ bản, cung cấp cho học sinh một hệ
thống kiến thức phổ thông có tính thiết thực và liên hệ thực tiễn cao. Trong bộ
môn Hóa thì câu hỏi lí thuyết hóa học có một vai trò rất quan trọng, nó vừa là
biện pháp củng cố kiến thức cũ, vừa vận dụng kiến thức đã biết giải thích các
hiện tượng, các quá trình hóa học … Việc trả lời các câu hỏi lí thuyết sẽ giúp cho
học sinh được củng cố các kiến thức lý thuyết đã được học, đồng thời giúp học
sinh nắm chắc kiến thức để giải các bài toán hóa học.
Với xu hướng kiểm tra kiến thức dưới hình thức trắc nghiệm như những
năm gần đây đã gây không ít khó khăn cho học sinh, nhất là việc học sinh dễ
nhầm lẫn giữa các kiến thức lí thuyết, khó nhớ, khó vận dụng. Vì vậy, để giúp
học sinh học phần lí thuyết được dễ dàng và có hệ thống tôi xin trình bày đề tài:
“Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát”. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ

hệ thống phần lí thuyết hóa học vô cơ lớp 12.
B- THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI:
I/ Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ, rất thuận lợi cho các tiết dạy
công nghệ thông tin, đặc biệt là các giờ học ôn - luyện tập sẽ tiết kiệm được
nhiều thời gian cho học sinh.

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 3


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

- Nguồn sách tham khảo ở thư viện trường khá phong phú, đáp ứng được
phần nào nhu cầu tìm hiểu và rèn luyện thêm kĩ năng củng cố lí thuyết cho học
sinh.
- Học sinh tỏ ra rất thích thú với các kiến thức lí thuyết có hệ thống, giúp
học sinh dễ tiếp thu.
II/ Khó khăn:
- Với giáo viên:
+ Quỹ thời gian để hướng dẫn cho học sinh không nhiều, chỉ có thể giới thiệu
đan xen trong giờ ôn – luyện tập thông qua một số ví dụ minh họa nào đó nên
chưa vận dụng hết được các phần lí thuyết đã hệ thống.
+ Trình độ học sinh trong một lớp học chưa thực sự đồng đều nhau, dẫn đến
khó khăn trong việc truyền tải kiến thức.
- Với học sinh:

+ Đặc thù của bộ môn là phải nhớ nhiều kiến thức, tính chất vật lý, hóa học của
các chất và đặc điểm của phương pháp dạy học này đòi hỏi học sinh phải có sự
khái quát. Tuy nhiên, một số học sinh còn hạn chế về mặt này.
+ Do đầu vào thấp, cho nên học sinh có khả năng tư duy yếu và khả năng tự học,
tự rèn luyện của nhiều học sinh còn hạn chế, đặc biệt là những học sinh chưa có
sự yêu thích đối với môn học.
* Vì vậy, để khắc phục các nhược điểm trên, để tạo hứng thú trong việc
học môn Hóa học thì việc sử dụng phương pháp hệ thống hóa kiến thức trong
quá trình giảng dạy là cần thiết.
C- TỔNG QUAN:
I/ Mục đích nghiên cứu:

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 4


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

- Việc tiếp thu kiến thức lí thuyết bằng phương pháp dạy học có tính hệ
thống và tính khái quát, giúp học sinh vận dụng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lí
thuyết được thuận lợi.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, nhận định, khái quát hóa.
Phát triển tư duy, sự sáng tạo, đồng thời tạo hứng thú học tập hơn khi giải được
các câu hỏi lí thuyết.
II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối lớp 12, cụ thể ở lớp 12A3,12A4 (năm học 2012-2013)

2. Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình hóa vô cơ 12( SGK lớp 12- ban cơ bản).
III/ Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo các nguồn tài liệu.
- Kinh nghiệm giảng dạy cá nhân và học hỏi ở đồng nghiệp.
D- NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Như chúng ta đã biết việc trả lời các câu hỏi lí thuyết hóa học dưới dạng
câu hỏi tự luận, sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy. Vì vậy,
phương pháp dạy học này là hệ thống các kiến thức lí thuyết dưới dạng câu hỏi
tự luận. Từ đó, học sinh vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Hệ thống câu hỏi mang tính khái quát này được xây dựng dựa trên các
kiến thức lí thuyết đại cương của hóa học. Cụ thể là: kiến thức về nguyên tử, về
phản ứng oxi hóa khử, về sự điện li, về đại cương về kim loại.
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 5


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

II/ NỘI DUNG:
 Ghi chú: Phần nội dung được chia làm các dạng hệ thống câu hỏi. Mỗi
dạng được chia làm 3 phần:
1/ Cơ sở lí thuyết
2/ Thí dụ
3/ Một số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm
2007 đến 2012

Dạng 1: Hệ thống câu hỏi về cấu hình electron nguyên tử và vị trí nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học.
 CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
1. Sự sắp xếp các electron ở lớp vỏ nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử
a. Sự sắp xếp các electron ở lớp vỏ nguyên tử
- Các electron ở lớp vỏ nguyên tử được sắp xếp vào các phân lớp thuộc các lớp
khác nhau.
+ Phân lớp electron (s, p, d, f): các electron trong cùng một phân lớp có mức
năng lượng bằng nhau.
+ Lớp electron (n=1, 2, 3…7 tương ứng với tên K, L, M…Q): các electron
trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
- Số electron tối đa trong 1 phân lớp: s (2e), p (6e), d (10e), f (14e)
b. Cấu hình electron nguyên tử
- Để biểu diễn sự sắp xếp các electron ở lớp vỏ nguyên tử người ta dùng cấu hình
electron nguyên tử và dựa vào nguyên tắc: các electron được sắp xếp vào các
phân lớp của các lớp theo thứ tự mức năng lượng từ thấp đến cao.
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p….
- Lưu ý: có hai trường hợp có sự bão hòa sớm đó là với cấu hình d4 và d9.
Thí dụ: 24Cr: 1s22s22p63s23p64s23d4  1s22s22p63s23p63d54s1 (d5 bán bão hòa
bền)
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 6


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
29Cu:

GV: HÀ XUÂN PHONG


1s22s22p63s23p64s23d9  1s22s22p63s23p63d104s1 (d10 bão hòa bền)

c. Đặc điểm electron lớp ngoài cùng
- Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố.
- Số electron lớp ngoài cùng tối đa là 8e.
+ Các nguyên tử kim loại có:

1, 2, 3 electron

+ Các nguyên tử phi kim có:

5, 6, 7 electron

+ Các nguyên tử khí hiếm có: 8 electron

ở lớp ngoài cùng.(trừ H, He, B)
ở lớp ngoài cùng.
ở lớp ngoài cùng. (He có 2e)

+ Các nguyên tử có 4e lớp ngoài cùng có thể là kim loại (Ge, Sn, Pb) có thể là
phi kim (C, Si).
2. Mối quan hệ giữa cấu hình e nguyên tử và vị trí nguyên tố trong BTH
- STT chu kì = số lớp electron
- STT nhóm = số e hóa trị = số e lớp ngoài cùng + số e của phân lớp d hoặc f
chưa bão hòa. (nếu số e hóa trị >8 thì STT nhóm = 8)
- Nếu e cuối cùng điền vào phân lớp s hoặc p thì đó là nguyên tố s hoặc p và
thuộc nhóm A.
- Nếu e cuối cùng điền vào phân lớp d hoặc f thì đó là nguyên tố d hoặc f và
thuộc nhóm B.
 Thí dụ: Viết cấu hình electron, xác định vị trí trong bảng tuần hoàn của

các nguyên tố sau: Na(Z=11), Ca(Z=20), Al(Z=13), Fe(Z=26), Cr(Z=24),
Cu(Z=29).
Phương pháp
Giáo viên hướng dẫn học
sinh trả lời hệ thống câu hỏi
sau đây:
1/ Hãy viết đúng trật tự mức
năng lượng từ phân lớp 1s đến
4p.

Nội dung
 Na(Z=11): 1s22s22p63s1 hay [Ne]3s1
Vị trí: STT ô 11, chu kì 3, nhóm IA
 Ca(Z=20): 1s22s22p63s23p64s2 hay [Ar]4s2
Vị trí: STT ô 20, chu kì 4, nhóm IIA
 Al(Z=13): 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1
Vị trí: STT ô 13, chu kì 4, nhóm IIIA

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 7


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

2/ Viết cấu hình electron và

GV: HÀ XUÂN PHONG

 Fe(Z=26): 1s22s22p63s23p63d64s2 hay


xác định vị trí các nguyên tố

[Ar]3d64s2

trong bảng tuần hoàn.

Vị trí: STT ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB

3/ Cấu hình của nguyên tố nào

 Cr(Z=24): 1s22s22p63s23p63d54s1 hay

bất thường? Tại sao?

[Ar]3d54s1

4/ Các kim loại có bao nhiêu

Vị trí: STT ô 24, chu kì 4, nhóm VIB

electron lớp ngoài cùng? Hãy

 Cu(Z=29): 1s22s22p63s23p63d104s1 hay

cho biết tính chất đặc trưng của

[Ar]3d104s1

kim loại.


Vị trí: STT ô 29, chu kì 4, nhóm IB

Một số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2007 đến
2012
Câu 1: Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là

(2007)

A. R2O.

D. R2O3.

B. RO2.

C. RO.

Câu 2: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là

(2007)

A. tính oxi hoá và tính khử. B. tính bazơ. C. tính oxi hoá.

D. tính khử.

Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Al (Z = 13) là
A. 3s13p2

B. 3s23p2


C. 3s23p1

D. 3s23p3(2008)

Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là:
A. ns2np2

B. ns1

C. ns2np1

D. ns2 (2010)

Câu 5: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe(Z=26) thuộc
nhóm:
A. VIB

(2012)
B. IB

C. IIA

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

D. VIIIB

Trang 8


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ


GV: HÀ XUÂN PHONG

Dạng 2: Hệ thống câu hỏi về sự dự đoán tính chất hóa học dựa vào số oxi
hóa
 CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
Các khái niệm cơ bản
- Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa
của một hoặc một số nguyên tố.
- Chất khử là chất nhường electron trong phản ứng  có số oxi hóa tăng.
- Chất oxi hóa là chất nhận electron trong phản ứng  có số oxi hóa giảm.
- Chất khử thì bị oxi hóa, chất oxi hóa thì bị khử.
- Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều:
Chất khử mạnh + chất oxh mạnh  chất khử yếu hơn + chất oxh yếu hơn
 Thí dụ: Hãy cho biết số oxi hóa thường gặp của Fe và Cr. Từ đó dự đoán
tính chất hóa học của các hợp chất Fe(II), Fe(III), Cr(II), Cr(III), Cr(VI)
Phương pháp

Nội dung

Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời

- Nguyên tố Fe có số oxi hóa là: 0, +2,

hệ thống câu hỏi sau đây:

+3

1/ Nguyên tố sắt và crom có những số - Nguyên tố Cr có số oxi hóa là: từ 0
oxi hóa nào?


đến +6, thường gặp +2, +3, +6

2/ Hãy dự đoán tính chất hóa học của - Dự đoán tính chất hóa học:
các hợp chất Fe(II), Fe(III), Cr(II) và

+ Hợp chất Fe(II), Cr(II) vừa có tính

Cr(III). Giải thích?

oxi hóa, vừa có tính khử (trong đó tính

3/ Khi nào Fe, Cr tham gia phản ứng khử là đặc trưng)
tạo hợp chất Fe(II), Cr(II), khi nào tạo

+ Hợp chất Fe(III) chỉ có tính oxi hóa

hợp chất Fe(III), Cr(III)

+ Hợp chất Cr(III) vừa có tính oxi hóa,
vừa có tính khử
+ Hợp chất Cr(VI) chỉ có tính oxi hóa

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 9


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ


GV: HÀ XUÂN PHONG

Một số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2007 đến
2012
Câu 1: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe(NO3)2, FeCl3.

B. Fe(OH)2, FeO.

C. Fe2O3, Fe2(SO4)3 .

D. FeO, Fe2O3.

(2007)

Câu 2: Công thức hóa học của sắt (III) hidroxit là:

(2010)

A. Fe(OH)2

D. Fe2O3

B. Fe(OH)3

C. FeO

Câu 3: Số oxi hóa của crom trong hợp chất Cr2O3 là

(2010)


A. +6

D. +3

B. +2

C. +4

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Hợp chất Cr(II) chỉ có tính khử; Cr(III) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính
khử.
B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính.
C. Cr2+, Cr3+ có tính axit, CrO2- có tính bazơ
D. Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.
Câu 5: Tính chất hóa học đặc trưng của K2Cr2O7 là:
A. Tính khử

B. Tính oxi hóa

C. Tính axit

D. Tính bazơ

Dạng 3: Hệ thống câu hỏi về dãy điện hóa của kim loại
 CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
1. Dãy điện hóa của kim loại:
Tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần
K+ Ba2+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag+
Au3+

K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Ag
Au
Tính khử của kim loại giảm dần
2. Ý nghĩa của dãy điện hóa:
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 10


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

Cho phép ta dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa – khử (theo qui tắc
α)

Cu2+ +
Fe 
Fe2+ +
Cu
oxh mạnh khử mạnh
oxh yếu
khử yếu
 Thí dụ: Hãy sắp xếp theo các cặp oxi hóa khử sau theo chiều giảm dần
tính khử của kim loại: Na+/Na; Zn2+/Zn; Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Cr3+/Cr;
Mg2+/Mg; Ag+/Ag; Cu2+/Cu; 2H+/H2
Phương pháp
Nội dung
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời
Sắp xếp theo các cặp oxi hóa khử sau


hệ thống câu hỏi sau đây:

1/ Sắp xếp theo các cặp oxi hóa khử theo chiều giảm dần tính khử của kim
trên theo chiều giảm dần tính khử của loại:
Na+/Na; Mg2+/Mg; Zn2+/Zn; Cr3+/Cr;

kim loại.

2/ Hướng dẫn học sinh xác định chiều Fe2+/Fe; 2H+/H2; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+;
thay đổi tính oxi hóa của ion kim loại Ag+/Ag
và tính khử của kim loại
3/ Cách sử dụng qui tắc α
4/ Kim loại nào tác dụng được với axit
giải phóng khí H2
Một số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2007 đến
2012
Câu 1: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu
(phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
A. Ag.

B. Cu.

(2007)
C. Pb.

D. Zn.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang
phải là

A. Fe, Al, Mg.

(2007)
B. Fe, Mg, Al.

C. Mg, Fe, Al.

D. Al, Mg, Fe.

Câu 3: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử là: (2010)
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 11


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

A. K, Cu, Zn

B. Cu, K, Zn

GV: HÀ XUÂN PHONG

C. Zn, Cu, K

D. K, Zn, Cu

Câu 4: Sắt phản ứng được với dung dịch
A. Na2CO3


B. CuSO4

(2010)

C. CaCl2

D. KNO3

Câu 5: Ở nhiệt độ thường dung dịch FeCl2 tác dụng được với kim loại
A. Zn

B. Cu

C. Au

D. Ag

(2012)

Câu 6: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:
A. Cu, Zn, Mg

B. Mg, Cu, Zn

C. Cu, Mg, Zn

D. Zn, Mg, Cu

(2012)


Câu 7: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

(2012)

A. Ag

D. Ag

B. Mg

C. Au

Dạng 4: Hệ thống câu hỏi về tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm,
kiềm thổ (tác dụng với nước).
 CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
1. Kim loại phản ứng với H2O ở điều kiện thường: kim loại IA, IIA (trừ Be,
Mg)
 2M(OH)n +n H2
2M + 2H2O 

Thí dụ:

 2NaOH +H2
2Na + 2H2O 
 Ba(OH)2 + H2
Ba +2H2O 

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch các chất điện li:
- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li về bản chất là phản ứng giữa
các ion.

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết
hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: Chất kết tủa , chất
khí hay chất điện li yếu.
 Thí dụ: Viết các phản ứng xảy ra khi cho lần lượt các kim loại Na, Ba,
Mg vào các ống nghiệm chứa các chất sau: H2O (nhiệt độ thường), dd HCl,
dd CuSO4, dd NH4NO3, dd Na2SO4.
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 12


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

Phương pháp

Nội dung

Giáo viên hướng dẫn học
sinh trả lời hệ thống câu hỏi
sau đây:

Tác dụng với H2O (nhiệt độ thường)
 2NaOH + H2
2Na + 2H2O 

 Ba(OH)2 + H2
1/ Kim loại nào tác dụng với Ba + 2H2O 


H2O ở nhiệt độ thường?

Mg phản ứng rất chậm với H2O ở nhiệt độ

2/ Điều kiện của phản ứng thường
trao đổi ion. (Gv hướng dẫn

Tác dụng với dung dịch HCl

 2NaCl + H2
học sinh cách nhớ bảng tính 2Na + 2HCl 

tan)

 BaCl2 + H2
Ba + 2HCl 

3/ Hãy nêu các hiện tượng

 MgCl2 + H2
Mg + 2HCl 

xảy ra trong các phản ứng
hóa học.

Tác dụng với dung dịch CuSO4
 2NaOH + H2
2Na + 2H2O 
 Cu(OH)2 + Na2SO4
CuSO4 + 2NaOH 

 Ba(OH)2 + H2
Ba + 2H2O 
 Cu(OH)2 + BaSO4
CuSO4 + Ba(OH)2 

 MgSO4 + Cu
Mg + CuSO4 

Tác dụng với dung dịch NH4NO3
 2NaOH + H2
2Na + 2H2O 
 NaNO3 + NH3 + H2O
NH4NO3 + NaOH 

 Ba(OH)2 + H2
Ba + 2H2O 
 Ba(NO3)2+2NH3+
2NH4NO3 +Ba(OH)2 

2H2O
Mg không phản ứng
Tác dụng với dung dịch Na2SO4
 2NaOH + H2
2Na + 2H2O 
 Ba(OH)2 + H2
Ba + 2H2O 

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 13



TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG
 BaSO4 + 2NaOH
Ba(OH)2 + Na2SO4 

Mg không phản ứng
Một số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2007 đến
2012
Câu 1: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra
dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Fe, K.

B. Na, Cr, K.

(2007)
C. Na, Ba, K.

D. Be, Na, Ca.

Câu 2: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. dầu hỏa.

B. phenol lỏng.

(2007)

C. nước.


D. ancol etylic.

Câu 3: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

(2007)

A. K2O và H2O.

B. dd NaNO3 và dd MgCl2.

C. dd NaOH và Al2O3

D. Na và dd KCl.

Câu 4: Kim loại không phản ứng được với H2O ở nhiệt độ thường

(2010)

A. Ca

D. K

B. Li

C. Be

Câu 5: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy:

(2010)


A. không có hiện tượng gì

B. có bọt khí thoát ra

C. có kết tủa trắng

D. có kết tủa trắng và bọt khí

Câu 6: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với
H2O ở nhiệt độ thường:
A. 1

(2012)
B. 2

C. 3

D.4

Câu 7: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch CaCl2

(2012)

A. Na2CO3

D. NaNO3

B. HCl


C. NaCl

Câu 8: Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với K2SO4
A. BaCl2

B. NaCl

C. NaOH

D. HCl

(2012)

Dạng 5: Hệ thống câu hỏi về tính chất hóa học của sắt và hợp chất khi tác
dụng với axit nitric và axit sunfuric
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 14


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

 CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
1. Axit sunfuric:
a. Dung dịch axit sunfuric loãng  Axit sunfuric loãng là một axit mạnh:
- làm quì tím hóa đỏ
- Tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo muối và nước
- Tác dụng kim loại trước hiđro  muối hoá trị thấp của kim loại + H2

- Tác dụng với muối axit yếu hơn:
b. Dung dịch axit sulfuric đặc:
- Tính oxi hóa mạnh: tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt) (Cr, Al, Fe bị thụ
động trong H2SO4 đặc nguội); nhiều phi kim (S, C, P…) và nhiều hợp chất có
tính khử (H2S, FeO, Fe3O4, FeS…)
2. Axit nitric
a. Là axit mạnh: dung dịch HNO3 làm đổi màu quỳ tím → đỏ, tác dụng với
bazơ, oxit bazơ, muối cùa axit yếu hơn
2HNO3 + CuO  Cu(NO3)2 +H2O
2HNO3 + Ca(OH)2  Ca(NO3)2 + 2H2O
2HNO3 +CaCO3  Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
b. Là một chất oxi hóa mạnh:
 Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt)
- Kim loại có tính khử mạnh + HNO3 loãng  M(NO3)n +

 NH 4 NO3

+H2O
N 2O
N
 2

- Kim loại có tính khử yếu + HNO3 loãng  M(NO3)n + NO + H2O
- Kim loại có tính khử mạnh + HNO3 đặc M(NO3)n + NO + H2O
- Kim loại có tính khử yếu + HNO3 đặc M(NO3)n + NO2 + H2O
Chú ý:
- Muối tạo ra trong đó kim loại có số oxi hóa cao nhất

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12


Trang 15


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

- Các sản phẩm khử trên đây chỉ là sản phẩm khử thường gặp, đôi khi tao hỗn
hợp nhiều sản phẩm khử
- Al, Cr, Fe bị thụ động trong HNO3 đặc nguội
 Tác dụng với phi kim:
phi kim (C, P, S, I2) + HNO3  oxi axit (cao nhất) + NO/NO2 + H2O
 Tác dụng với các hợp chất có tính khử: FeO, FeS,…
 Thí dụ: Viết phương trình hóa học: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với
H2SO4 loãng, HNO3 loãng
Phương pháp
Giáo viên hướng dẫn học

Nội dung
Tác dụng với H2SO4 loãng

sinh trả lời hệ thống câu hỏi

 FeSO4 + H2
Fe + H2SO4 loãng 

sau đây:

 FeSO4 + H2O
FeO + H2SO4 loãng 


 Fe2(SO4)3 + 3H2O
1/ Kim loại nào bị thụ động Fe2O3 + 3H2SO4 loãng 
 FeSO4+Fe2(SO4)3+
trong dung dịch HNO3 đặc Fe3O4+ 4H2SO4 loãng 

nguội và H2SO4 đặc nguội?
2/ Chất nào của nguyên tố sắt

4H2O
Tác dụng với HNO3 loãng

 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
tham gia phản ứng oxi hóa - Fe + 4HNO3 
 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
khử khi tác dụng với HNO3 3FeO + 10HNO3 

hoặc H2SO4 đặc?

 9Fe(NO3)3+ NO +
3Fe3O4 + 28HNO3 

3/ Cách cân bằng phản ứng 14H2O
oxi hóa khử.

 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Fe2O3 + 6HNO3 

Một số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2007 đến
2012

Câu 1: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3

 c Fe(NO3)3

+ d NO + e

H2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b)
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 16


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

bằng

(2007)

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 2: Kim loại nhôm không phản ứng với dung dịch
A. H2SO4 loãng


B. NaOH

C. KOH

(2010)
D. H2SO4 đặc nguội

Câu 3: Kim loại sắt phản ứng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt
(III)?

(2010)

A. Dung dịch H2SO4 (loãng)

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch CuSO4

D. Dung dịch HNO3(loãng, dư)

Câu 4: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối Fe(III)?
A. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl
B. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng(dư)
C. Fe tác dụng với dung dịch HCl
D. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4

(2012)

Dạng 6: Hệ thống câu hỏi về giải thích các hiện tượng hóa học

 CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
Thuyết areniut:


Axit là chất khi tan trong nước phân li ra caion H+  tính chất axit là tính

chất của ion H+.
Thí dụ:


+

HCl 
 H + Cl (1 nấc)

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–  tính chất axit là

tính chất của ion OH– .
Thí dụ:


+

KOH 
 K + OH (1 nấc)

Hidroxit lưỡng tính: là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như

axit, vừa có thể phân li như bazơ (lực axit, lực bazơ đều yếu)
Thí dụ:



 Zn2+ + 2OH– : phân li kiểu bazơ.
Zn(OH)2 


 ZnO22– + 2H+ : phân li kiểu axit.
Zn(OH)2 


Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 17


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

Một số hidroxit thường gặp:
Dạng bazơ Zn(OH)2 Pb(OH)2 Sn(OH)2
dạng axit

H2ZnO2

H2PbO2

Al(OH)3

Cr(OH)3


H2SnO2 HAlO2.H2O HCrO2.H2O

 Thí dụ: Viết các phương trình phản ứng giải thích các thí nghiệm sau:
a) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (cho đến dư) vào dung dịch AlCl 3.
b) Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 cho đến dư
c) Cho khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 cho đến dư
d) Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2
e) Sục từ từ khí CO2 (cho đến dư) vào dung dịch nước vôi trong.
Phương pháp

Nội dung

Giáo viên hướng dẫn học
sinh trả lời hệ thống câu hỏi

a) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (cho đến dư)

sau đây:

vào dung dịch AlCl3.

1/ Hãy kể một số hợp chất

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan

lưỡng tính đã học

dần


2/ Hãy cho biết hiện tượng

 3NaCl + Al(OH)3
PTHH:3NaOH + AlCl3 

xảy ra trong các thí nghiệm
trên, viết PTHH giải thích

 NaAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + NaOH 

b) Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch
AlCl3 cho đến dư
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa, kết tủa không tan
PTHH:
 3NH4Cl + Al(OH)3
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O 

c) Cho khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 cho
đến dư
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa, kết tủa không tan
PTHH:
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 18


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

 NaHCO3 + Al(OH)3
NaAlO2 + CO2 + H2O 

d) Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch
NaAlO2
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan
dần
PTHH:
 NaCl + Al(OH)3
NaAlO2 + HCl + H2O 

 AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + 3HCl 

e) Sục từ từ khí CO2 (cho đến dư) vào dung
dịch nước vôi trong.
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan
dần
PTHH:
 CaCO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 
 Ca(HCO3)2
CaCO3 + CO2 + H2O 

Một số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2007 đến
2012
Câu 1: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có

(2007)


A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

B. bọt khí bay ra.

C. bọt khí và kết tủa trắng.

D. kết tủa trắng xuất hiện.

Câu 2: Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. Al2O3.

B. NaHCO3.

C. AlCl3.

(2007)
D. Al(OH)3.

Câu 3: Tính bazơ của các hiđroxit được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang
phải là
A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.

(2007)
B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 19



TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

C. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.

GV: HÀ XUÂN PHONG

D. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

Câu 4: Chất có tính lưỡng tính là:
A. NaOH

B. NaHCO3

(2010)
C. KNO3

D. NaCl

Câu 5: Hai chất nào sau đây đều là hidroxit lưỡng tính?

(2010)

A. Ba(OH)2 và Fe(OH)3

B. Cr(OH)3 và Al(OH)3

C. NaOH và Al(OH)3

D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3


Câu 6: Cho dãy các chất: Al, AlCl3, Al2O3, Al(OH)3. Số chất lưỡng tính trong
dãy:
A. 3

(2012)
B. 1

C. 4

D. 2

Câu 7: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện
A. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan

B. kết tủa màu nâu đỏ

C. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần

D. kết tủa màu xanh (2012)

Câu 8: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch
Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A. CaCO3

B. Ca(HCO3)2

(2012)
C. BaCl2

D. AlCl3


Dạng 7: Hệ thống câu hỏi về sự điện phân
 CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
1. Phương pháp điện phân:
- Dùng dòng điện để khử ion kim loại.
- Phương pháp điện phân có thể điều chế hầu hết các kim loại.
- Có hai phương pháp điện phân:
+ Điện phân nóng chảy (điều chế KL mạnh: Li  Al): Thường điện phân
nóng chảy oxit, muối halogenua, hidroxit của chúng. (riêng Al thì chỉ được điều
chế bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3, còn muối nhôm halogenua dễ thăng
hoa).
+ Điện phân dung dịch (điều chế KL trung bình và yếu): Thường điện phân
dung dịch muối của chúng.
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 20


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

2. Điện phân dung dịch
a. Các quá trình xảy ra ở các điện cực
* Cực dương (anot): xảy ra quá trình oxi hóa các anion hoặc H2O theo thứ tự:
I- > Br-> Cl- > OH -> H2O, còn các anion chứa oxi (SO42-, NO3-) không bị oxi
hóa.
+ H2O bị oxi hóa: 2H2O  O2 + 4H+ + 4e
+ OH- bị oxi hóa: 2OH-  O2 + 2H+
* Cực âm (catot):

+ Cation kim loại đứng sau Al sẽ bị khử theo thứ tự: cation có tính oxi hóa
mạnh sẽ bị khử trước.
+ Nếu là cation kim loại từ Al trở về trước thì H2O bị khử:
2H2O + 2e  2OH- + H2
b. Điện phân một số dung dịch thường gặp
* Điện phân dung dịch muối clorua:
coùmaø
ng ngaê
n
 bazơ +H2 + Cl2
- Muối của kim loại mạnh (NaCl, KCl, CaCl2..) 

 kim loại + Cl2
- Muối của kim loại yếu (CuCl2,...) 

* Điện phân dung dịch muối nitrat, muối sunfat:
- Muối của kim loại yếu, trung bình [Pb(NO3)2, CuSO4, Cu(NO3)2, AgNO3,...]

 kim loại + axit + O2

 Thí dụ: Viết các phản ứng xảy ra ở điện cực và phương trình điện phân
các trường hợp sau:
a) Điện phân nóng chảy NaCl và Al2O3
b) Điện phân dung dịch AgNO3 và CuSO4
Phương pháp

Nội dung

Giáo viên hướng dẫn học


Điện phân nóng chảy NaCl:

sinh trả lời hệ thống câu

NaCl (nc) 

hỏi sau đây:

Na+ + Cl-

Catot (-): Na+ + 1e  Na

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 21


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

1/ Hãy viết các quá trình Anot (+): 2Cl-  Cl2 + 2e
xảy ra ở điện cực và Phương trình điện phân:
ñpnc
phương trình điện phân 2NaCl 
 Na + Cl2

trong các trường hợp trên

Điện phân nóng chảy Al2O3:


2/ Hãy cho biết phương

Al2O3 (nc)  2Al3+ + 3O2–

pháp điện phân nóng chảy, Catot (-): Al3+ + 3e  Al
điện phân dung dịch điều
Anot (+): 2O2–  O2 + 4e
chế những kim loại nào?
ñpnc
 4Al +3O2
Phương trình điện phân:2Al2O3 
3/ Điện cực catot (cực +),
Điện phân dung dịch CuSO4:
anot (cực -) xảy ra quá trình
CuSO4  Cu2+ + SO42oxi hóa hay khử
 CuSO4 
 Anot (+)
Catot (-) 
Cu2+, H2O

SO42-, H2O

dd

Cu2+ + 2e  Cu

2H2O  O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân:

ñpdd
 Cu + 1/2O2 + H2SO4
CuSO4 + H2O 

Điện phân dung dịch AgNO3:
AgNO3  Ag+ + NO3 AgNO3 
 Anot (+)
Catot (-) 

Ag+, H2O

NO3-, H2O

dd

Ag+ + 1e  Ag

2H2O  O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân:
ñpdd
 2Ag + 1/2O2 + 2HNO3
2AgNO3 + H2O 

Một số câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2007 đến
2012
Câu 1: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catôt thu được

(2007)


A. NaOH.

D. HCl.

B. Na.

C. Cl2.

Câu 2: Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

(2010)
Trang 22


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

A. đồng

GV: HÀ XUÂN PHONG

B. natri

C. nhôm

Câu 3: Điều chế kim loại K bằng phương pháp

D. chì
(2010)


A. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
B. dùng khí CO khử ion K+
C. điện phân KCl nóng chảy
D. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn
Câu 4: Hai kim loại thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua
nóng chảy:
A. Cu, Mg

(2012)
B. Zn, Na

C. Mg, Na

D. Zn, Cu

Câu 5: Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na?
A. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Điện phân NaOH nóng chảy.

B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước
D. Điện phân Na2O nóng chảy

Câu 6: Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại đồng, quá trình xảy
ra ở catot (cực âm) là:
A. Cu  Cu2+ + 2e

B. 2Cl-  Cl2 + 2e

C. Cl2 + 2e  2Cl-


D. Cu2+ + 2e  Cu

E- HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi áp dụng phương pháp hệ thống hóa kiến thức vào các tiết dạy, tôi thấy
đã đạt được kết quả khả quan :
+ Lớp học sôi nổi, sinh động, giúp nâng cao hứng thú học tập của các em.
+ Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt : học sinh dễ tiếp thu và nhớ bài lâu
hơn.
+ Giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập .
+ Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức cho học sinh.
* Sau đây là kết quả giảng dạy của tôi trước và sau khi thực hiện sáng kiến
kinh nghiệm này :
+ Lớp 12A3 (Sĩ số : 41 học sinh)
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 23


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

Lớp 12A3

Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

Học kì I

5

13

15

8

0

Học kì II

7

15

16

0

0

+ Lớp 12A4 (Sĩ số : 41 học sinh)
Lớp 12A4


Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Học kì I
Học kì II

3
4

15
18

17
19

6
0

0
0

F- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Muốn đạt được kết quả như mong muốn thì khi thực hiện, khi sử dụng
phương pháp dạy học có tính hệ thống nay, người giáo viên cần phải tạo ra sự
hứng thú ở học trò. Bởi hứng thú sẽ là động lực cho sự tìm tòi, nghiên cứu và
rèn luyện sau này. Học sinh cần có sự rèn luyện tích cực thì mới hiểu sâu và
hiểu đúng được bản chất của phương pháp, từ đó có sự khái quát khi học phần
lí thuyết. Cần rèn cho học sinh khả năng tổng quát, khái quát hóa từ những kiến
thức đã học.
G- KẾT LUẬN:
Phương pháp dạy học phần lí thuyết nếu có hệ thống và tính khái quát sẽ
giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, phương
pháp nào cũng có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Vì vậy để phát huy
tối đa hiệu quả của phương pháp, thầy và trò cần biết khắc phục những hạn
chế của điều kiện khách quan và chủ quan để xây dựng những tiết học sinh
động, những giờ rèn luyện hiệu quả, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo ở học
sinh, đồng thời tạo thêm sự yêu thích đối với môn học.
Với kinh nghiệm còn ít, và trong khuôn khổ ngắn gọn của đề tài thì chắc
chắn phần trình bày của tôi sẽ còn tồn tại nhiều hạn chế, rất mong ý kiến
đóng góp, nhận xét của quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh và sát thực
hơn khi vận dụng.
Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 24


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

GV: HÀ XUÂN PHONG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12

2/ Sách giáo viên Hóa học 12
3/ Tài liệu internet.
4/ Đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa các năm 2007, 2010, 2012
5/ Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2011-2012 môn hóa
học

Đề tài: Hệ thống câu hỏi lí thuyết mang tính khái quát về hóa học vô cơ 12

Trang 25


×