Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

SKKN sử DỤNG ATLAT TRONG GIẢNG dạy địa lý tự NHIÊN lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 41 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT B



CHUN ĐỀ:
SỬ DỤNG ATLAT TRONG
GIẢNG DẠY & HỌC TẬP ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỚP 12

Người thực hiện : Cao Thế Anh
Lónh vực nghiên cứu: Phương pháp học Đòa lý
Quản lý giáo dục:

Phương pháp dạy môn: Đòa lý

Phương pháp giáo dục:
Lónh vực khác:




Năm học: 2012 – 2013

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12



SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ Thông tin chung về cá nhân.
1. Họ và tên: Cao Thế Anh
2. Ngày, tháng, năm sinh: 20-08-1974
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: Quang Trung – Thống Nhất – Đồng Nai
5. Điện thoại: (Cơ quan) 0613867623 (Di động) 01676291191
6. Fax:

Emal:

7. Chức vụ: Giáo viên.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất B
II/ Trình độ đào tạo.
- Học vị cao nhất: Cử nhân.
- Năm nhận bằng: 1998
- Chuyên ngành đào tạo: Địa lý
III/ Kinh nghiệm khoa học.
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Địa lý THPT.
- Số năm kinh nghiệm: 15 năm
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có những năm gần đây: Không

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12


A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trương phổ thông, Atlat Địa lí Việt
Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể coi đó là “cuốn sách giáo khoa” Địa
lí đặc biệt, mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ.
Cuốn Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn đã minh chứng cho tầm quan
trọng của Atlat. Cho đến nay việc khai thác kiến thức vận dụng vào học tập và
giảng dạy chưa được nhiều ,đặc biệt là khai thác thông tin trong đó nhiều giáo
viên và học sinh chưa khai thác được hoặc lúng túng khi sử dụng .Chính vì vậy
sáng kiến kinh nghiệm “ SỬ DỤNG ATLAT TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ
TỰ NHIÊN LỚP 12 “ nhằm giúp học sinh biết cách học và khai thác được hệ
thống kiến thức về địa lí tự nhiên Tổ quốc ta trong “sáng kiến kinh nghiệm này”
này.Đối tượng sử dụng tài liệu trên là tương đối rộng rãi, từ học sinh lớp 8 (phần
Địa lí tự nhiên Việt Nam), cho đến nay (và chủ yếu) học sinh lớp 12 (phục vụ
cho việc học hàng ngày,cho ôn tập và chuẩn bị kiến thức thi tốt nghiệp THPT…)
Nội dung sáng kiến được sắp xếp khái quát một số vấn đề chung về kiến
thức và kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam, và trích một số hình ảnh minh
họa trong phần nội dung Atlat. Trong giảng dạy và học tập là trọng tâm của sáng
kiến này.
Hy vọng rằng đây là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực không chỉ cho
đông đảo học sinh mà cho cả các thầy cô giáo trong quá trình dạy và học môn
Địa lí.Bản thân rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn
thiện hơn.

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12


B/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Atlat địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học
sinh mà còn cả với giáo viên THPT,
Nội dung của Atlat Địa lí Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình
Địa lí Việt Nam ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh lớp 8,
lớp 9 và lớp 12.
- Phần tự nhiên (địa hình, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và
động vật) và ba miền tự nhiên.
Các bản đồ trong bản Atlat Địa lí Việt Nam tỉ lệ chung cho các trang bản đồ
chính là 1:6.000.000, tỉ lệ 1:9.000.000 dùng trong các bản đồ ngành và tỉ lệ
1:18.000.000 cho các bản đồ phụ,tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự
nhiên đây là các trang bản đồ rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng trong giảng
dạy và học tập địa lý tự nhiên lớp 12.

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

II. CƠ SỞ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ
năng cơ bản của môn Địa lí.Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu
và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình
tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy,việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản
đồ nói chung, Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng, là không thể thiếu khi hoc môn
Địa lí.
- Thông thường khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần phải:

+ Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ (trang bìa của Atlat)
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bảng đồ.
+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình
thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.
+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình,
khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, …)
- Để khai thác các kiến thức địa lí có hiệu quả từ tập Atlat Địa lí Việt Nam,
cần lưu ý việc khai thác và sử dụng thông tin ở từng trang như sau:
+ Đối với trang đầu của Atlat Địa lí Việt Nam: học sinh cần hiểu được ý
nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của Atlat; nắm chắc các kí hiệu chung.
+ Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam:
Học sinh phải xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, ; nêu đặc điểm
của các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, ); trình bày sự
phân bố các đối tượng địa lí, như: khoáng sản, đất đai, địa hình, … ; giải thích sự
phân bố các đối tượng địa lí; phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí,
phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi,
đất và sinh vật, cấu trúc địa chất và địa hình,…), giữa các yếu tố, tự nhiên, … ;
đánh giá các nguồn lực phát triển nghành và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng,
hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh thổ,; phân tích mối quan hệ giữa các
ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau; ; trình bày tổng hợp các đặc điểm của
một lãnh thổ.
Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12


Trong nhiều trường hợp, học sinh phải chồng xếp các trang bản đồ Atlat để
trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể.Ví dụ, câu hỏi dựa vào Atlat địa lí để viết
một báo cáo ngắn đánh giá điều kiện tự nhiên đối với của một vùng hoặc một
tỉnh. Để làm được câu này, HS phải sử dụng các trang bản đồ hành chính, hình
thể, địa chất và khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự
nhiên….
- Thông thường khi phân tích, hoặc đánh giá một đối tượng địa lí, học sinh
cần tái hiện vốn tri thức địa lí đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. Về
đại thể, có thể dựa vào một số gợi ý sau đây:
+ Vị trí địa lí, phạm vi của lãnh thổ (thường là vùng kinh tế, hoặc một đơn vị
hành chính)
 Vị trí của lãnh thổ: tiếp giáp với những vùng lãnh thổ nào.
 Diện tích và phạm vi lãnh thổ.
 Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ đối với phát
triển kinh tế - xã hội.
+ Khoáng sản
 Khoáng sản năng lượng (trữ lượng, chất lượng, phân bố).
 Kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố).
 Phi kim loại (trữ lượng, chất lượng, phân bố).
+ Địa hình
 Những đặc điểm chính của địa hình (tỉ lệ diện tích các loại địa hình và
sự phân bố của chúng; hướng nghiêng của địa hình, hướng chủ yếu
của địa hình (đông, tây, nam, bắc),các bậc địa hình (chia theo độ cao
tuyệt đối),tính chất cơ bản của địa hình.
 Một số mối quan hệ giữa địa hình với các nhân tố khác: địa hình với
vận động kiến tạo, địa hình với nham thạch,địa hình với kiến trúc địa
chất (uốn nếp, đứt gãy…), địa hình với khí hậu.
 Các khu vực địa hình (khu vực núi: sự phân bố, diện tích, đặc điểm
chung, sự phân chia thành các khu vực nhỏ hơn;khu vực đồi; sự phân

bố, diện tích, đặc điểm chung, các tiểu khu, vùng; khu vực đồng bằng:
sự phân bố, diện tích, tính chất, các tiểu khu (nếu có).
+ Khí hậu
 Các nét đặc trưng về khí hậu: bức xạ mặt trời, số giờ nắng (trong
năm, ngày dài nhất, ngắn nhất), bức xạ tổng cộng (đơn vị:
Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B
Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

kcal/cm2/năm), cân bằng bức xạ (đơn vị: kcal/cm2/năm), độ cao Mặt
Trời và ngày tháng Mặt Trời qua thiên đỉnh.
 Tính chất theo mùa của khí hậu (sự khác biệt giữa các mùa).
 Các miền hoặc khu vực khí hậu.
+ Thủy văn
 Mạng lưới sông ngòi.
 Đặc điểm chính của sông ngòi: mật độ dòng chảy, tính chất sông
ngòi (hình dạng, ghềnh thác, độ uốn khúc, hướng dòng chảy, độ dốc
lòng sông…), chế độ nước, môđun lưu lượng (lít/s/km2), hàm lượng
phù xa.
 Các sông lớn trên lãnh thổ (nơi bắt nguồn, nơi chảy qua, hướng
chảy, chiều dài, các phụ lưu, chi lưu, diện tích lưu vực,độ dốc lòng
sông, nham gốc chảy qua, chế độ nước, hàm lượng phù sa).
 Giá trị kinh tế (giao thông, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp….).Các
vấn đề khai thác, cải tạo, bảo vệ sông ngòi.
+ Thổ nhưỡng
 Đặc điểm chung (các loại thổ nhưỡng, đặc điểm của thổ nhưỡng,
phân bố thổ nhưỡng)
 Các nhân tố ảnh hưởng (đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật…).

+ Tài nguyên sinh vật
 Thực vật: tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về số loại cây, về
cấu trúc thực bì (nguyên sinh, thứ sinh, các tầng tán, thảm cây…), tỉ
lệ che phủ rừng, sự phân bố, đặc điểm các loại hình thực bì.
 Động vật: các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng, các vườn
quốc gia (khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dự trữ sinh quyển…),
mức độ khai thác và các biện pháp bảo vệ.
+ Các miền tự nhiên
 Vị trí địa lí
 Đặc điểm tự nhiên (địa chất và khoáng sản, địa hình, khí hậu, sông
ngòi, đất, thực và động vật).
 Một số vấn đề về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.
 Khai thác lâm sản.
 Bảo vệ rừng và trồng rừng.
Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

+ Du lịch
 Tài nguyên du lịch tự nhiên (vườn quốc gia, hang động, nước
khoáng, bãi biển, thắng cảnh).
 Vị trí địa lí.
- Làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam,cũng cần chú ý đến việc phân tích
các lát cắt, biểu đồ, số liệu… Đây được coi là các thành phần bổ trợ
nhằm làm rõ, hoặc bổ sung những nội dung mà các bản đồ trong Atlat
không thể trình bày rõ được. Thí dụ, các biểu đồ ở bản đồ du lịch bổ sung
thêm nội dung tình hình phát triển và cơ cấu khách du lịch quốc tế của

nước ta. Hoặc đối với bản đồ Các miền tự nhiên, các lát cắt địa hình trở
thành minh chứng rất trực quan về hướng nghiêng và hình thái địa hình

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

C/ HƯỚNG DẪN HỌC VÀ KHAI THÁC ATLAT
ĐỊA LÍ VIỆT NAM VÀO BÀI HỌC CỤ THỂ
KHAI THÁC ATLAT TRONG DẠY HỌC BÀI 2
* Xác định các điểm cực trên phần đất liền của nước ta.
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC
Dựa vào Atlat ta có thể xác định được các điểm cực trên đất liền của nước
ta như sau:
- Điểm cực Bắc: tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang). Có thể chi tiết hơn là ở vĩ
tuyến 23023’ B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
- Điểm cực Nam: tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau). Có thể chi tiết hơn là ở vĩ
tuyến 8034’ B, tại Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Điểm cực Đông: tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa). Có thể chi tiết
hơn là ở kinh tuyến 109024’Đ, tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Điểm cực Tây: tại Apachải (tỉnh Điện Biên). Có thể chi tiết hơn là ở kinh
tuyến 102009’ Đ, trên núi Pulasan tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên.

Bản đồ khu vực Đông Nam Á
Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B


Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

* Xác định trên bản đồ các nước có chung đường biên giới trên đất liền với
nước ta. Kể tên các tỉnh có đường biên giới giáp với các nước ấy.
HỨƠNG DẪN KHAI THÁC
Các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta và các tỉnh có
chung đường biên giới với mỗi nước:
Các nước
tiếp giáp

Trung Quốc

Lào

Campuchia

Phía tiếp
giáp chủ
yếu

Bắc

Tây

Tây nam


Điện Biên, Sơn La,
Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng trị,
Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Kon
Tum (10 tỉnh).

Kon Tum,Gia Lai,
Đăk lăk, Đăk
Nông, Bình Phước,
Tây Ninh, Long
An, Đồng Tháp,
An Giang, Kiên
Giang (10 tỉnh).

Các tỉnh
dọc đường
biên giới

Điện Biên, Lai
Châu, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng
Sơn, Quảng Ninh,
Lào Cai (7 tỉnh).

* Xác định trên bản đồ các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào
Nam.
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC
Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam là:

Quảng Ninh, Hải phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (28 tỉnh).

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

a.
b.
-

-

-

*Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta.
Các đảo và quần đảo xa bờ.
Hoàng Sa (thuộc huyện đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng)
Trường Sa (thuộc huyện đảo Trường Sa – Khánh Hòa)
Các đảo gần bờ
Các đảo, quần đảo ven bờ Bắc Bộ:
+ Đảo Vân Đồn,Cô Tô (Quảng Ninh).
+ Đảo Cát Hải, Cát Bà và Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng).
Các đảo và quần đảo ven bờ Duyên hải miền Trung.

+ Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
+ Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
+ Đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng).
+ Đảo Phú Quý (Bình Thuận).
Các đảo và quần đảo ven bờ Nam Bộ:
+ Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).
+ Đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

*Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như
thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng của nước ta.
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC
1. Đặc điểm
- Lãnh thổ toàn diện của nước ta bao gồm hai bộ phận: phần đất liền và phần
biển rộng lớn với các đảo và quần đảo ở phía Đông và Nam. Phần lãnh thổ trên
đất liền của nước ta có đặc điểm:
- Nằm ở rìa đông nam lục địa Á – Âu (quan sát bản đồ “Việt Nam trong
Đông Nam Á” trang 5 hoặc sử dụng bản đồ “Thương mại” trang 24), phía bắc
giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông, đông nam giáp
Biển Đông.
- Giới hạn hệ tọa độ:
+ Điểm cực Bắc: tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang). Có thể chi tiết hơn là ở vĩ
tuyến 23023’ B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
+ Điểm cực Nam: tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau). Có thể chi tiết hơn là ở vĩ
tuyến 8034’ B, tại Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 11



Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

+ Điểm cực Đông: tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa). Có thể chi tiết
hơn là ở kinh tuyến 109024’Đ, tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
+ Điểm cực Tây: tại Apachải (tỉnh Điện Biên). Có thể chi tiết hơn là ở kinh
tuyến 102009’ Đ, trên núi Pulasan tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên.
2. Thuận lợi
a. Đối với tự nhiên
- Nằm ở vị trí rìa đông của bán đảo Đông Dương, trong khoảng vĩ độ từ
0
23 23’B đến 8034’B, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc,
do đó thiên nhiên chúng ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới ẩm
gió mùa với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tốt,
khác hẳn với cảnh quan hoang mạc của một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và
Châu Phi.
- Cũng do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á,
khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt:
mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới
là vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung
Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các nguồn năng
lượng và kim loại màu. Đây là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành,
trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn.
- Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luồn động vật và thực
vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất
phong phú.Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên
thành các vùng tự nhiên khác nhau của miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng
miền núi, ven biển và hải đảo.

b. Đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
* Về kinh tế
- Nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút
của tuyến đường bộ xuyên Á nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông,
thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài
khu vực. Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan,
Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

- Vị trí này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các
vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước
trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài.
* Về văn hóa – xã hội.
- Việt Nam nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa khác nhau, nên có nhiều nét
tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước
trong khu vực. Điều đó góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, kể cả kinh nghiệm
sản xuất trên sơ sở một nền văn hóa chung nhưng đa dạng về hình thức biểu hiện.
- Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác
hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực
Đông Nam Á.
* Về quốc phòng
- Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á – một khu vực
kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
- Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong
công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

3. Khó khăn
- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân mùa của khí hậu và
thủy văn, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán,
sâu bệnh…) thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống.
- Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển
kéo dài. Hơn nữa, Biển Đông lại chung với nhiều nước. Vì thế, việc bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ của nước ta gặp nhiều khó khăn.
- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một
tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị
trường thế giới trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển.

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

MỘT SỐ PHỤ ĐỀ VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ BIỂN ĐẢO
Thay cho phần giảm tải ở bài 4+ 5 (SGK Đia lý 12)
Cơ sở pháp lý đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở, đường
gạch đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia trên biển (nguồn:
Vietnamnet.vn)

Ngày 12-11-1982, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ra
Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Tuyên
bố nêu rõ:

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

- Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam là đường
thẳng gẫy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm theo
Tuyên bố.
- Đường cơ sở dùng tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0
của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia nằm giữa biển, trên đường
thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo tọa độ
ghi trong phụ lục được vạch trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân
Việt Nam xuất bản năm 1979.
- Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp bờ biển, hải đảo của Việt
Nam là nội thủy của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
- Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan,
thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù
hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề bất đồng về các vùng
biển và thềm lục địa của mỗi bên.
Tuyên bố cũng nêu nguyên tắc xác định đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến
cửa vịnh Bắc Bộ; đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải các quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Tuyên bố ngày 12-11-1982 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là cơ sở pháp lý quan
trọng nhất để xác định đường cơ sở, chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý; qua đó, góp phần vào việc quản lý, bảo vệ
vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển này

của Việt Nam. Nó cũng một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta đối với vấn đề biên giới lãnh thổ; trong đó, có vấn đề biên giới
trên biển. Tuyên bố nói trên hoàn toàn phù hợp với những quy định pháp lý của
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phù hợp với xu thế và thực tiễn
quốc tế.

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

Các vùng biển theo luật biển quốc tế, nội thủy là vùng trong cùng, bản đồ
không thể hiện các sông, suối chảy ra biển.
Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và
đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác
định vùng lãnh hải của mình trở vào. Nó bao gồm toàn bộ các dạng sông, suối và
kênh dẫn nước, đôi khi bao gồm cả vùng nước trong phạm vi các vũng hay vịnh
nhỏ. Theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển, các quốc gia có biển được tự do
trong việc áp dụng luật pháp của mình trong việc điều chỉnh bất kỳ việc sử dụng
nào liên quan tới nội thủy cũng như các nguồn tài nguyên trong đó. Tàu thuyền
nước ngoài không có quyền tự do đi qua vùng nội thủy, kể cả qua lại không gây
hại. Đây là điểm khác biệt chính giữa nội thủy và lãnh hải. Để đi vào vùng nội
thủy, tàu thuyền nước ngoài phải xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền và
chỉ được đi lại theo đúng hành trình đã được cấp phép.
Cách tính toán vùng nội thủy
Vùng nội thủy được tính toán và đo đạc dựa trên đường cơ sở. Các lưu ý
khi tính toán nội thủy liên quan tới cửa sông hay các vũng, vịnh nhỏ chỉ thuộc về
một quốc gia ven biển.

Nếu một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ là đường thẳng
đi ngang qua cửa sông, nối các điểm ở mực nước thấp nhất (trung bình nhiều
năm) trên hai bờ của nó.
Nếu một vũng hay vịnh nhỏ có các bờ chỉ thuộc về một quốc gia thì người ta cần
xác định xem nó là một vũng, vịnh "thật sự" hay chỉ là đoạn uốn cong lõm vào tự
Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

nhiên của bờ biển (theo khoản 2 điều 10 phần II của Công ước). Một vũng hay
vịnh được coi là "thật sự" nếu diện tích của phần lõm vào, bị cắt bởi đường cơ sở,
là bằng hoặc lớn hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra với đường kính
bằng chính độ dài của phân đoạn đường cơ sở tại phần lõm vào đó. Nếu trong
đoạn lõm vào này có một số đảo thì hình bán nguyệt tưởng tượng sẽ có đường
kính bằng tổng độ dài các phân đoạn của các đường cơ sở. Ngoài ra, chiều dài
của đường kính này phải không vượt quá 24 hải lý. Vùng nước bên trong của
đường cơ sở tưởng tượng đó cũng được coi là nội thủy. Quy tắc này không áp
dụng cho các vũng, vịnh đã thuộc chủ quyền của một quốc gia nào đó mang tính
chất "lịch sử" hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở
thẳng .

Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam)

Quần đảo Trường Sa (Việt Nam)

*Hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh) của một số loại khoáng sản: than
đá, sắt, bôxit, thiếc, apatit…


Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

KHAI THÁC ALAT TRONG DẠY HỌC BÀI 6 – BÀI 13
Phân bố một số loại khoáng sản như sau:
Khoáng sản
Bôxit

Than đá

Thiếc

Sắt

Apatit

Tên mỏ

Tên tỉnh

Măng Đen
Đăk Nông
Di Linh, Đà Lạt

Kom Tum

Đăk Nông
Lâm Đồng

Vang Danh, Hòn Gai,
Cẩm Phả
Quỳnh Nhai
Lạc Thủy
Phấn Mễ
Nông Sơn

Quảng Ninh
Điện Biên
Ninh Bình
Thái Nguyên
Quảng Nam

Tĩnh Túc
Sơn Dương
Quỳ Châu

Cao Bằng
Tuyên Quang
Nghệ An

Trại Cau
Tùng Bá
Văn Bàn, Quý xa
Thạch khê

Thái Nguyên

Hà Giang
Yên Bái
Hà Tĩnh

Cam đường

Lào Cai

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

KHAI THÁC ATLAT TRONG DẠY HỌC TỪ BÀI 6 → BÀI 13
Bài 6 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI VÀ BÀI THỰC HÀNH 13
- Xác định trên bản đồ các dãy núi sau: Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Hoành
Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn Bắc, và chỉ ra hướng núi đó ?
Tên dãy núi
Hoàng Liên Sơn

Con Voi

Vị trí
Phía bắc miền tự nhiên
Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ, ngay sát sông Hồng

Hướng núi

Tây Bắc – Đông Nam

Phía Tây Bắc miền Tự
Hướng Tây bắc – Đông
nhiên Miền Bắc và Đông Nam
Bắc Bắc Bộ

Hoành Sơn

Dọc theo vĩ tuyến 180 B

Tây – Đông

Bạch Mã

Dọc theo vĩ tuyến 160 B

Tây – Đông
Tây Bắc – Đông Nam

Trường Sơn Bắc

Rìa Tây Bắc Trung Bộ
thuộc miền Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ

Xác định các cánh cung sau: Sông Gâm , Ngân Sơn , Bắc Sơn , Đông Triều
+Cánh cung Đông Triều : nằm ở ven biển
+ Hai cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn nằm kẹp giữa hai cánh cung trên.
- Các cao nguyên, sơn nguyên: Đồng Văn, Sín Chải, Mộc Châu, Playku,

Daklak,
Mơ Nông, Di Linh.

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

Ruộng bậc thang ở vùng núi phía Bắc

Thu hái chè trên Cao nguyên Di Linh

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC
Dựa vào Atlat trang 6,7 có thể xác định các cao nguyên và sơn nguyên
như sau:

Tên Cao nguyên
Đồng Văn
Sín Chải
Mộc Châu

Vị trí
Nằm ở cực Bắc nước ta, thuộc miền
Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ,
ở phía tây dãy Hoàng liên Sơn (có
đường vĩ tuyến 220B chạy qua)
Thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ,

nằm ở bờ phải sông Đà và gần hồ Hòa
Bình

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

Thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam
Bộ, có vĩ tuyến 140B chạy qua
Nằm ở trung tâm Tây Nguyên, ở
khoảng 130B
Năm ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt

Plâyku
ĐăkLăk
Di Linh

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC
Dựa vào Atlat trang 6,7 có thể xác định các đỉnh núi cao của Việt Nam
như sau :
Tên đỉnh núi

Độ cao (m)

Mẫu Sơn
Phía Đông thành phố Lạng Sơn, gần biên giới Việt Trung


1541

Phia Uắc
Trên cánh cung Ngân Sơn, phía Tây thị xã Cao Bằng

1930

Phan-Xi-Păng
Trên dãy Hoàng Liên Sơn, phía Tây thành phố Lào Cai (là
đỉnh núi cao nhất nước ta)`

3143

Pu Hoạt
Phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, gần biên giới Việt – Lào

2452

Ngọc Linh
Phía Bắc thành phố Kom Tum (là đỉnh núi cao nhất phía Nam
nước ta

2598

Chư Yang Sin
Phía Bắc thành phố Đà Lạt xem lát cắt A-B (Alat trang 14)

2405

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B


Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

BÀI 9- 10 : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu những nhân
tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta
HƯƠNG DẪN
Trang Atlat sử dụng : trang 9
Những nhân tố ảnh hưởng đến sử phân hoá khí hậu nươc ta
1.Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ
Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới nửa cầu bắc
0
(8 34’B ) nên nhận lượng bức xạ mặt trời lớn mọi địa phương trong cả nước
trong năm đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh
Do lãnh thổ kéo dài khoảng 1650km theo chiều Bắc –Nam từ 8034’đến
23023’ nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam
2. Đia hình
-Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi ,trong đó 70% độ cao dưới 500m, có
độ cao từ 500—1000m chiếm 15%, độ cao trên 1000m chiếm 15%
- Khí hậu chịu sự chi phối của địa hình
+ Tạo nên vành đai khí hậu theo độ cao :
Từ 0-600m : vành đai khí hậuu nhiệt đới .
Trên 600-700m :vành đai khí hậu cận nhiệt trên núi
Trên 2400-2600m :vành đai khí hậu núi cao.
Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B
Trang 22



Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

+Phân hoá theo hướng sườn : sườn đón gió mưa nhiều ,sườn khuất gió
mưa ít
3. Hoạt động gió mùa
Có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên quanh năm trên lãnh thổ nước ta :
- Gió mùa đông :
+ Gió mùa đông bắc hoạt động từ vĩ tuyến 160B trở ra bắc
+ Gió tín phong ở phía nam (xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển
Thái Bình Dương _Tm,thổi về xích đạo)
- Gió mùa mùa hạ :
+ Gió tây nam
+ Gió mùa đông nam
-Sự luân phiên của các khối khí theo mùa và các hướng khác nhau tạo nên
tính phân mùa của khí hậu
Dựa vào Atlat đia lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy xác định trên bản
đồ hướng của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông ở nước ta.
KHAI THÁC ATLAT TRONG DẠY HỌC BÀI 15
Trang atlat sử dụng: Trang 9
(Chú ý về cách đọc hướng gió :đọc theo hướng của nơi gió xuất phát ,hay
nói cách khác là đọc dựa vào hướng của mũi tên chỉ hướng gió )
Quan sát trên bản đồ trang 9, có thể thấy được :
- Hướng gió thịnh hành ở nước ta vào mùa đông là hướng đông bắc
- Hướng gió vào mùa hạ ở nước ta phức tạp hơn :
+ Gió Tây nam, Tây tây nam đối với Nam Bộ ,Tây Nguyên và Duyên hải
miền Trung , Tây Bắc Bắc Bộ.
+ Gió Đông nam, Nam Đông nam đối với vùng Đông bằng sông Hồng và
Đông Bắc Bắc Bộ.


Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

Bài 15:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã hoc hãy xác định
hướng di chuyển của các cơn bão vào nước ta ,khu vực nào trong năm chiu
anh hưởng của bão với tần suất lơn nhất
HƯỚNG DẪN
Trang Atlat sử dụng: Trang 9
(Chú ý cách xác định hướng của các cơn bão dựa vào hướng của mũi tên chỉ
đường đi của bão (cần phân biệt với cách xác định hướng gió nêu trên )
Dựa vào atlat trang 9 ta thấy các cơn bão đổ bộ vào nước ta đều xuất hiện
ở phía đông ( biển Đông)sau đó di chuyển chủ yếu theo hướng tây hoặc tây bắc
và đổ bộ vào nước ta.
Vùng chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất trên lãnh thổ nước ta
là vùng thuộc các tỉnh Hà Tĩnh , Quảng Bình với tần suất trung bình từ 1,3 đến
1,7 cơn bão/tháng.
Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 24


Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng Atlat trong giảng dạy & học tập địa lý tự nhiên lớp 12

Hoat động của bão ở biển đông


KHAI THÁC ATLAT TRONG DẠY HỌC Bài 11 – 12:
THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Trình bày đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

HƯỚNG DẪN
Trang Atlat sử dụng: Trang 13,trang 21
a.

Khái quát vị trí địa lí của miền:

Giáo viên: Cao Thế Anh – Trường THPT Thống Nhất B

Trang 25


×