Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Báo cáo thực tập đa dạng sinh học viện pasteur nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 41 trang )

1
1
1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO

THỰC TẬP ĐA DẠNG SINH HỌC
VIỆN PASTEUR NHA TRANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015 - 2016


2
2
2

Lời cảm ơn!
Bác Hồ chúng ta đã từng dạy chúng ta: “Học với hành phải đi đôi, học mà không
hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Thật vậy, trong những ngày
tháng chúng em ngồi trên giảng đường, kiến thức quá nhiều làm cho chúng em cảm thấy
dường như chúng ta đang xa rời thực tế. Nhưng không, chúng em đã nhận ra rằng, tất cả
những gì chúng em được học đều luôn gắn bó bên cuộc sống của chúng ta, mà vô tình
chúng ta không phát hiện chúng.
Chuyến thực tập môn “Đa dạng sinh học” vừa qua ở Nha Trang – Đà Lạt đối với
chúng em mà nói thì nó rất tuyệt vời. Em xin cảm ơn Khoa Khoa học ứng dụng đã mở ra
môn học này cho chúng em, nó mang lại cho chúng em thêm nhiều kiến thức tự nhiên, tìm
hiểu được môi trường làm việc thực tế,…… Ngoài ra, chúng em còn rất biết ơn sự nhiệt


tình, chu đáo của thầy Bùi Anh Võ và Phạm Minh Tân , thầy là người luôn đồng hành cùng
các hướng dẫn viên để đảm bảo rằng, tất cả sinh viên chúng em đều nắm vững nội dung.
Qua chuyến thực tập, chúng em nhận thấy bản thân cần trang bị thêm những kỹ năng
sinh tồn cũng như những kỹ năng sống sau khi trải nghiệm thực tế trong vườn quốc gia
Bidoup Núi Bà. Và hơn thế nữa là quang cảnh tuyệt vời khi được đứng ở Đại học Tôn Đức
Thắng cơ sở Nha Trang hướng nhìn ra biển. Có thể nói, ngoài những kiến thức hữu ích mà
chuyến thực tập mang lại cho chúng em, nó còn giúp chúng em thư giãn hơn sau những giờ
học tập căng thẳng.
Chúng em đều cảm thấy rất thích thú với chuyến thực tập vừa qua, mong là Khoa và
nhà trường sẽ mở thêm những chuyến thực tập như thế này cho chúng em. Bởi vì ngoài kiến
thức mà chúng em nhận được, mỗi chuyến đi như vậy còn mang lại cho chúng em những
trải nghiệm khi tham quan, hoặc đôi khi bị vắt cắn, bị lạc rừng, hay té trên núi,…tất cả sẽ là
những kỷ niệm đẹp trong thời sinh viên, qua đó tập thể lớp càng thêm đoàn kết nhau hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tập thể thành viên nhóm 3

TÓM TẮT BÁO CÁO


3
3
3
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học được thực tập “Đa dạng sinh học” ở Nha Trang
- Đà Lạt để hiểu rõ hơn về sự đa dạng của sinh giới, qua đó thấy được sự gần gủi giữa các
loài và sự tiến hoá của động - thực vật qua thời gian.
2. MỤC TIÊU ĐẠT ĐƯỢC:
- Viện Pasteur Nha Trang (Cách tổ chức và hoạt động của Viện Pasteur Nha
Trang, Hoạt động của khoa Virus, khoa Vi khuẩn, Trung tâm Kiểm nghiệm
thực phẩm).

3. KẾT QUẢ:
- Tham gia đầy đủ các địa điểm thực tập.
- Tường trình nội dung, hình ảnh về các sinh vật thu thập được trong quá trình
-

thực tập
Hiểu biết được sự đa dạng sinh học trong rừng, các sinh vật biển,...

4. KÊT LUẬN:

Các sinh vật đều có vai trò quan trọng trong tự nhiên, cần được bảo vệ để tránh
nguy cơ tuyệt chủng


4

MỤC LỤC
1.1. CÁCH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN PASTEUR
1.1.1. Giới thiệu chung
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.1.3. Cách tổ chức hoạt động
1.2. HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA VIRUS
1.2.1. Giới thiệu chung
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.2.3. Quy trình xét nghiệm
1.2.4. Quá trình phân lập virus
1.2.5. Quá trình giải trình tự DNA
1.2.6. So sánh PCR và Real Time PCR
1.3. HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA VI KHUẨN
1.3.1. Giới thiệu chung

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.3.2. Các thiết bị hiện đại được sử dụng (Tủ ATSH cấp 2, Nồi hấp khử trùng, Máy li
tâm, Máy định danh và làm khánh sinh đồ tự động, Máy chụp ảnh gel, Phân loại rác thải,
…)
1.4. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM
1.4.1. Giới thiệu chung
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.4.3. Cơ cấu tổ chức
1.4.4. Các thiết bị hiện đại được sử dụng (Máy Soxhlet, Lò vi sóng, Buồng tối UV,
Máy sắc ký khối phổ, Máy phân tích đạm hiện đại, Máy sắc ký ion, Máy sắc ký lỏng khối
phổ,…)
1.5.ALEXANDRE YERSIN:


5

1.1. CÁCH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN
PASTEUR NHA TRANG:
1.1.1. Giới thiệu chung:
• Viện Pasteur Nha Trang được thành lập năm 1895.
• Năm 1975, đất nước được giải phóng. Ngay sau khi tiếp quản, Viện đã hòa vào hệ
thống YTDP thuộc Bộ Y tế Việt Nam, quản lý công tác vệ sinh phòng dịch các tỉnh miền
Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đào tạo cán bộ tuyến dưới và nghiên cứu khoa học.


Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện

Pasteur Nha Trang vào các thời kỳ: 1976, 12/1999, 7/2005.

1.1.2. Chức năng:

Viện Pasteur Nha Trang có chức năng nghiên cứu khoa học về vệ sinh, dịch tễ,
phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo chuyên môn tuyến trước, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ
chuyên ngành về y tế dự phòng; đề xuất với Bộ Y tế các biện pháp phòng chống dịch bệnh
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung.


6

1.1.3. Nhiệm vụ:
1.1.3.1. Nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu dịch tễ học; giám sát; phòng chống dịch, bệnh mang tính đặc thù và dịch, bệnh
mới xuất hiện trong khu vực.
- Nghiên cứu vi sinh y học, miễn dịch học và sinh học liên quan đến dịch bệnh.
- Nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, bệnh phù hợp với đặc điểm cộng
đồng dân cư, điều kiện địa lý, sinh thái trong khu vực.
- Nghiên cứu, điều tra về sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe học đường, vệ
sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ cộng đồng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, xã hội, thảm họa, di biến động dân cư,
trình độ dân trí và các bệnh tật mới xuất hiện ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng để đề xuất
các biện pháp phòng chống.
- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành.

1.1.3.2. Chỉ đạo tuyến:
- Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống dịch bệnh, kiểm
dịch y tế biên giới, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, y học lao
động, y tế trường học và các bệnh nghề nghiệp tại các tỉnh, thành phố trong khu vực.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tư vấn việc thực hiện chuyên môn kỹ thuật thuộc ngành
nêu trên của hệ thống Y tế dự phòng trong khu vực.


1.1.3.3. Đào tạo:
- Tổ chức đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên môn kỹ thuật chuyên
ngành y tế dự phòng cho các tuyến dưới trong khu vực theo qui định của pháp luật.
- Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp theo mã ngành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và được
Bộ Y tế phê duyệt.
- Tham gia với các trường Cao đẳng Y và Đại học để đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng,
đại học, sau đại học chuyên ngành y tế dự phòng.


7

1.1.3.4. Truyền thông giáo dục:
- Nghiên cứu xây dựng các nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục về
phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an tòan thực phẩm, dinh dưỡng, sức khỏe lao động, vệ sinh
môi trường, sức khỏe học đường phù hợp với tập quán và dân trí cuả nhân dân các tỉnh
trong khu vực.
- Phối hợp với các ơ quan truyền thông đại chúng, các ban, ngành của địa phương và các cơ
quan có liên quan để tiến hành công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân về các
bệnh, dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, sức khoẻ lao động, vệ sinh môi
trường, sức khỏe học đường và các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng dân
cư trong khu vực.
- Khu đào tạo lớp Trung cấp kỹ thuật Xét nghiệm YHDP

1.1.3.5. Hợp tác quốc tế:
- Chủ động khai thác nguồn viện trợ, đầu tư nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, cung cấp
trang thiết bị và xây dựng cơ bản với các tổ cá nhân ngoài nước; tranh thủ sự viện trợ, giúp
đỡ của nước ngoài về vật chất, kỹ thuật, kiến thức để xây dựng Viện ngày càng phát triển.
- Hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật để nghiên cứu
khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực Y tế dự phòng.

- Hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án liên quan đến lĩnh vực y học dự
phòng trong khu vực và trên thế giới.
- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Viện; cử cán
bộ đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoàI và nhận chuyên gia, giảng viên, học viên
là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Viện theo quy định
của pháp luật. Viện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhân sự mà Viện cử hoặc cho
phép ra nước ngoài.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về y tế.

1.1.3.6. Quản lý đơn vị:
- Xây dựng và triển khai qui chế hoạt động của Viện theo qui định của pháp luật.


8

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, quản lý tổ chức cán bộ, công
chức, biên chế, tiền lương, tài chính vật tư thiết bị của Viện theo quy định của nhà nước.
- Tiếp nhận, quản lý và phân phối kinh phí, trang thiết bị y tế, thuốc, hoá chất, vắc-xin, sinh
phẩm cho các địa phương trong khu vực Viện quản lý.
- Tổ chức thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Tổ chức doanh nghiệp nhà nước thuộc Viện khi có nhu cầu để hoạt động sản xuất kinh
doanh các sản phẩm, dịch vụ khoa học kỹ thuật gắn với chức năng, nhiệm vụ của Viện theo
đúng quy định của pháp luật.
- Triển khai các dịch vụ khoa học kỹ thuật, phát triển các dự án hợp tác trong nước và quốc
tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng thêm nguồn kinh phí
cho Viện và cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức của Viện.
- Thực hiện chế độ báo cáo về mọi hoạt động của Viện theo quy định.

1.1.4. Cách tổ chức hoạt động:
- Viện Pasteur trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam.

- Gồm có Ban Giám đốc quản lý Hội đồng Khoa học công nghệ các phòng ban và các khoa.
- Các phòng ban bao gồm: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Kế
hoạch tổng hợp, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Công nghệ thông tin và Phòng Quản lý
KH&ĐT.
- Các khoa bao gồm: Khoa Dịch tễ, Khoa KSVTTB & kiểm dịch, Khoa DD & vệ sinh an
toàn thực phẩm, Khoa Sức khỏe môi trường và học đường, Khoa Y học lao động, Khoa Vi
khuẩn, Khoa Virus, Khoa An toàn sinh học và Quản lý chất lượng phòng xét nghiệm, Trung
tâm Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Sinh học lâm sàng và Hệ thống Y
tế dự phòng của 11 tỉnh miền Trung.
- Hệ thống Y tế dự phòng của 11 tỉnh miền Trung gồm: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh,
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế và Chi cục an toàn vệ
sinh thực phẩm.
- Về mặt quản lý mẫu bệnh phẩm, mẫu xét nghiệm, viện Pasteur Nha Trang có quy trình
như sau:


9

* Trung tâm thu nhận mẫu: tại đây các mẫu bệnh phẩm sẽ được thu nhận và nhập dữ
liệu để tiến hành phân chia thứ tự xét nghiệm, các mẫu bệnh phẩm không ghi tên của người
gửi mẫu.
* Trung tâm phân loại mẫu: Tại đây sẽ phân loại mẫu trong tủ an toàn sinh học cấp
độ 2. Mẫu thuộc bộ phần xét nghiệm nào sẽ giao về bộ phần đó chịu trách nhiệm tiếp nhận
và xử lý.
* Bộ phận chuyên môn tiếp nhận và phân tích, xử lý mẫu.
* Phòng hành chính: nhận kết quả đã kiểm tra và trả lại cho người gửi mẫu.
- Các phòng ban, khoa hoạt động phối hợp với nhau và được biểu diễn thứ tự sắp xếp qua sơ
đồ sau:

1.1.5. Hoạt động của Viện Pasteur:

- Tham mưu cho Đảng Uỷ và chính quyền Viện trong việc sử dụng, điều phối lực lượng
Đoàn viên tham gia thực hiện kế hoạch hoạt động của Viện như: công tác phòng chống
dịch, vệ sinh ATTP, YHLĐ, các hoạt động xét nghiệm, tham gia các chương trình Quốc gia
phòng chống HIV/AIDS, TCMR, cúm, tiêu chảy cấp, tay chân miệng, triển khai thực hiện
các đề tài NCKH....


10

- Thực hiện khám bệnh và tư vấn sức khỏe, xét nghiệm cận lâm sàn, xét nghiệm thực phẩm,
xét nghiệm môi trường, xử lý nước uống, phun các loại hóa chất diệt côn trùng,...
- Phối hợp với Công đoàn Viện, và các khoa phòng liên quan trong Viện để triển khai các
hoạt động phong trào như : thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội từ thiện…
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống
cho ĐVTN. Phối hợp cùng nhà trường giáo dục đoàn viên, thanh niên; vận động, động
viên thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển giáo dục.
- Lưu giữ những hiện vật lịch sử của ngài Yersin – người sáng lập ra viện Pasteur Nha
Trang.
- Ngoài ra còn có các hoạt động tình nguyện như hiến máu,... và các chương trình tập huấn
cho nhân viên, cán bộ y tế.

1.2. HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA VIRUS:
1.2.1. Tên gọi:
− Tiếng Việt: Khoa Vi Rút
− Tiếng Anh: Virology Department

1.2.2. Chức năng:
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện trong nghiên cứu khoa học, chỉ đạo chuyên
môn tuyến trước, đào tạo cán bộ xét nghiệm chẩn đoán virus gây bệnh truyền nhiễm phục
vụ công tác giám sát và phòng chống dịch tại khu vực miền Trung.


1.2.3. Quy trình xét nghiệm:
1.2.3.1. Nhận mẫu tại phòng nhận mẫu:
- Xử lý mẫu bệnh phẩm trong tủ an toàn sinh học
- Phân loại mẫu để xét nghiệm
- Chuyển đến bộ phận xét nghiệm để xử lý.


11

Hình: Tủ an toàn sinh học để thao tác mẫu

Hình: Kỹ thuật viên đang thao tác mẫu cẩn thận trong tủ an
toàn sinh học cấp độ 2


12

1.2.3.2. Chuyển đến phòng xử lý phù hợp với mẫu để thực hiện với các trường
hợp cần phản ứng PCR
1.2.3.3. Chiết tách DNA và RNA:
Đối với RT-PCR sẽ đọc kết quả ngay khi thực hiện phản ứng xong còn đối với PCR
thì sẽ tiếp tục điện di để phát hiện bệnh phẩm rồi chuyển đến phòng hành chính để trả kết
quả.
Trường hợp cần phân lập virus sẽ chuyển sang phòng phân lập để tiến hành phân lập
virus.

Hình: Máy tự động thực hiện phản ứng thay thế thủ công, tuy nhiên độ chính xác không cao
bằng chính người kỹ sư làm



13

1.2.4. Nếu cần xét nghiệm huyết thanh học sẽ chuyển sang phòng
huyết thanh học.
Một ví dụ về quy trình xét nghiệm chuẩn đoán virus gây bệnh Tay-Chân-Miệng:
- Tiếp nhận mẫu bệnh phẩm tại phòng nhận mẫu: Bệnh phẩm để xét nghiệm virus
Tay-Chân-Miệng thường là phân, dịch ngoáy họng, dịch bóng nước. Tuy nhiên loại bệnh
phẩm thích hợp nhất là phân. Tại đây sẽ xử lý và phân loại bệnh phẩm.
- Kỹ thuật RT-PCR:
Bước 1: Tách chiết acid nucleic (vật liệu di truyền của vi rút):

Hình: Máy ly tâm
Bước 2: Thực hiện Phản ứng RT-PCR phát hiện Enterovirus (EV) (sinh phẩm
Access one-step RT-PCR system (hãng Promgega, mã số A 1250)


14

Thành phần phản ứng gồm: AMV Buffer 5X, MgSO425mM,

dNTPs10mM, Mồi

xuôi EV (10mM), Mồi ngược EV (10mM), AMV RT (5U/ml), Tfl Taq DNA polymerase
(5U/ml), Rnasine (40U/ml), Nước cất tinh khiết (không Rnase) và RNA khuôn.
Chu trình nhiệt (tùy thuộc mồi và sinh phẩm sử dụng):
+ Quá trình phiên mã ngược (tổng hợp cDNA): 480C – 45 phút
+ Quá trình PCR (khuếch đại DNA): thực hiện 35 chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm ba
bước: biến tính (940C – 10 giây), bắt cặp (600C – 10 giây) và tổng hợp (650C – 1
phút)

Bước 3: Điện di
sản phẩm, chụp ảnh
điện di và xác định mẫu
dương tính hay âm tính
dựa vào sự tham chiếu
với chứng dương EV.
Bước 4: Thực
Hình: Máy Real time PCR
hiện phản ứng phát
hiện EV-71 và CA-16
Các mẫu dương tính ở phản ứng RT-PCR phát hiện Enterovirus sẽ được chọn
để xét nghiệm EV71 hay CA16 bằng phản ứng RT-PCR với cặp mồi đặc hiệu cho
EV71 và CA16.

1.2.5. Qúa trình phân lập virus:
Bước 1: chuẩn bị tế bào: nuôi tế bào trên các đĩa có 24 giếng trong môi truờng
EMEM (có bổ sung kháng sinh và 10% FBS). Ủ 37oC trong 24 giờ để tế bào có thể phát
triển thành một lớp trên bề mặt giếng.
Bước 2: gây nhiễm lần 1:
- Thay môi trường cũ bằng môi trường mới EMEM (có bổ sung kháng sinh và
2% FBS)


15

- Cho lượng mẫu thích hợp vào (50 - 200 ml) để virus trong mẫu sẽ xâm nhập
vào tế bào qua sự hòa hợp của thụ thể trên tế bào với thụ thể trên virus. Ủ mẫu ở
37oC trong điều kiện 5% CO2.
Bước 3: theo dõi sự hủy hoại của tế bào. Hút cất dịch nổi những mẫu có sự hủy hoại.
Bước 4: gây nhiễm lần 2:

Như lần 1 nhưng thay mẫu bằng nước nổi nuôi cấy lần 1.
Bước 5: gây nhiễm lần 3:
Như lần 2 nhưng thay mẫu bằng nước nổi nuôi cấy lần 2
Bước 6: lưu trữ chủng và làm kỹ thuật xác định EV71 hay CA16 bằng những
phương pháp như miễn dịch huỳnh quang, hoặc RT-PCR.

1.2.6. Quy trình giải trình tự DNA:
Bước 1: khuyếch đại vật liệu di truyền của virus bằng RT-PCR.
Bước 2: tinh sạch sản phẩm RT-PCR.
Bước 3: thực hiện phản ứng PCR giải trình tự .
Bước 4: tinh sạch sản phẩm PCR giải trình tự.
Bước 5: Phân tách và đọc kết quả trên máy giải trình tự.

Sơ đồ về xét nghiệm chuẩn đoán nghi ngờ HIV:


16

1.2.7. So sánh phương pháp PCR và Real Time - PCR:
1.2.7.1. Real Time PCR:
- Ưu điểm:
− Realtime PCR là phản ứng PCR mà quá trình nhân bản DNA được theo
dõi trực tiếp trên máy luân nhiệt theo từng chu kỳ nhiệt.
− Kiểm soát tín hiệu huỳnh quang phát ra trong mỗi chu kỳ phản ứng ( tỉ lệ
với lượng sản phẩm PCR tạo thành trong từng chu kỳ nhiệt- Realtime).
− Phát hiện và định lượng nồng độ sản phẩm sau mỗi chu kỳ nhiệt dựa trên
cường độ phát huỳnh quang.
- Nhược điểm: Giá thành cao

1.2.7.2. Phương pháp PCR:

- Ưu điểm: Thời gian thực hiện nhanh, chỉ cần 3 giờ là có thể khuếch đại được
một trình tự đáng quan tâm. Thực hiện đơn giản và ít tốn kém (nó được thực hiện
trong ống nghiệm plastic nhỏ gồm thành phần tối thiểu được thực hiện đồng thời).
Yêu cầu về độ tinh sạch của mẫu không cao (vết máu khô, mẫu vật khảo cổ, những
vết tích để lại của người đã chết).
- Nhược điểm: Cần phải có DNA mồi đặc trưng cho DNA cần khuếch đại. Để
có đoạn mồi này ít nhất phải biết trước trình tự nucleotide cần khuếch đại. Kích thước
DNA cần khuếch đại không vượt quá 3kb. Khả năng ngoại nhiễm lớn (do thao tác nhiều
lần). Sai sót còn do sử dụng E-Taq-polymerase khoảng 10 4 (sai sót cho một lần sao
chép).


17

Hình: Máy PCR

1.3. HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA VI KHUẨN:
1.3.1. Giới thiệu chung:
Khoa Vi khuẩn là khoa chuyên ngành, thực hiện công tác nghiên cứu khoa
học, phòng chống dịch, chỉ đạo chuyên môn tuyến trước, đào tạo và đào tạo lại cho
cán bộ chuyên ngành về vi khuẩn học; xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên các bệnh
nhiễm trùng phục vụ công tác phòng chống dịch. Triển khai các dịch vụ xét nghiệm,
chẩn đoán trong lĩnh vực chuyên môn được giao.

1.3.2. Quy trình xét nghiệm:
Về cơ bản, các quy trình về vi khuẩn và vi khuẩn đều tương đương nhau, để
tìm hiễu kỹ hơn, chúng ta sẽ xét về các thiết bị để thấy sự khác nhau giữa 2 khoa
đó.



18

1.3.3. Các thiết bị sử dụng:
1.3.3.1. Tủ ATSH cấp 2:
Công dụng: Cấy mẫu, bảo quản mẫu và đảm bảo an toàn cho người thao tác.

Hình: Tủ ATSH được sử dụng ở Viện Pasteur

1.3.3.2. Tủ ấm:
Công dụng: Nuôi
cấy tế bào Vi khuẩn
Quy trình:
Bật công tắc. Khi điện vào đèn sẽ
sáng ở nút màu xanh hặc màu
vàng.
Điều chỉnh nhiệt độ.Xoay nắm
tròn màu đen có mũi tên:
+ Tăng nhiệt độ; Xoay theo
chiều kim đồng hồ
+ Giảm nhiệt độ: Xoay ngược lại
Hình: Tủ ấm được ở dụng ở Viện Pasteur


19

Theo dõi đến khi nhiệt độ trong tủ thật ổn định
Vặn núm nhỏ để cố định kim chỉ nhiệt
Đưa mẫu vật cần nuôi cấy vào

1.3.3.3. Nồi hấp khử trùng:

- Hệ thống khóa hoạt động bằng điện.
- Hai cảm biến liên động với khóa
- Chức năng lưu chương trình
người dung.
- Thiết kế tiết kiệm không gian.
- Hiển thị trạng thái quá trình hoạt
động.
- Chế độ làm mát cưỡng bức dung
quạt.

1.3.3.4. Máy li tâm:
Quá trình phân ly dựa vào trường lực ly tâm để phân riêng hỗn hợp hai pha rắn- lỏng
hoặc lỏng-lỏng thành các cấu tử riêng biệt gọi là quá trình ly tâm. Máy để thực hiện quá
trình đó gọi là máy ly tâm.
Trong quá trình ly tâm lắng và lọc,
nguyên liệu chuyển động quay cùng với
rôto của máy. Lực ly tâm sẽ làm cho các
cấu tử có khối lượng riêng khác nhau phân
lớp theo hướng của gia tốc trường lực.
Thành phần có khối lượng riêng lớn nhất sẽ


20

tập trung ở vùng xa tâm nhất, còn phần có khối lượng riêng nhỏ nhất tập trung ở tâm của
rôto.
Tùy theo cấu tạo bề mặt rôto mà quá trình ly tâm tiến hành theo nguyên tắc lọc ly tâm
hay lắng ly tâm. Do đó cũng có hai loại máy ly tâm: máy ly tâm lắng và máy ly tâm lọc

1.3.3.5. Máy định danh và làm kháng sinh đồ tự động:

- Tổng quan:
Nguyên lý định danh vi sinh vật và làm kháng sinh đồ bằng cách theo dõi liên
tục sự phát triển của vi sinh vật trong các giếng của thẻ (card).
Là hệ thống định danh và làm kháng sinh đồ tự động.
Công suất tối đa: 60 test (có khả năng định danh và KSĐ của 60 test độc lập),
tự động báo cáo kết quả khi xét nghiệm hoàn tất.
- Phương pháp định dạng và làm kháng sinh đồ:
+ Phương pháp định danh VSV: Dùng phương pháp đo màu để nhận biết
các tính chất sinh vật hoá học của vi sinh vật thông qua sự thay đổi màu của các giếng môi
trường có sẵn trong thẻ.
+ Phương pháp làm kháng sinh đồ: dùng phương pháp đo MIC ( nồng độ
ức chế tối thiểu), đo độ đục để theo dõi sự phát triển của VSV trong các giếng của card.
Hai phương pháp được thực hiện theo nguyên lý sự suy giảm cường độ
sáng:hệ thống quang học sử dụng ánh sáng nhìn thấy để theo dõi trực tiếp sự phát triển của
vi sinh vật thông qua việc đo cường độ ánh sáng bị chặn lại (hay sự suy giảm cường độ ánh
sáng) khi ánh sáng đi qua giếng. Hệ thống sử dụng các bước sóng 660nm, 568nm, 428nm.
Thời gian cho kết quả kháng sinh đồ : trong khoảng 18 giờ


21

Hình: Máy tự động được sử dụng ở khoa vi khuẩn

1.3.3.6. Máy chụp ảnh gel:
Hệ thống máy chụp ảnh gel điện di được sử dụng cho cả các ứng dụng huỳnh quang
và hóa quang ở mức thấp
Thiết bị bao gồm :
Thân máy chính, buồng tối,
CCD camera nguồn sáng
lạnh, mâm kính lọc 7 vị trí

điều khiển xoay bằng mô tơ,
kính lọc UV, bàn soi gel
bước

sóng

302nm

kích


22

thước 25x30cm, kính chuyển đổi từ tia UV sang ánh sáng trắng, đèn chiếu ánh sáng trắng
bên , giá đèn LED.

1.3.3.7. Phân loại rác thải:
Rác thải được phân loại kỹ càng theo quy định về an toàn sinh học.

1.4. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM
THỰC PHẨM:
1.4.1. Giới thiệu chung:
Tên tiếng Anh: Center for Food Safety Analysis of Central Provinces, Vietnam
Chuẩn phòng thí nghiệm (PTN): đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005, mã số PTN:
VILAS 410

1.4.2. Chức năng:
Kiểm nghiệm, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước và nhập
khẩu; chỉ đạo chuyên môn về lĩnh vực kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm cho các tỉnh



23

miền Trung, nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ và hợp tác quốc tế
chuyên ngành kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm; đề xuất với Bộ Y tế về chiến lược,
chính sách, chủ trương, biện pháp phát triển lĩnh vực kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực
phẩm trong phạm vi được phân công; thực hiện dịch vụ về kiểm nghiệm an toàn vệ sinh
thực phẩm.

1.4.3. Cơ cấu tổ chức:
- Hành chính tổng hợp
- Nhận mẫu và trả kết quả (bao gồm bảo quản, lưu mẫu)
- Quản lý chất lượng (bao gồm
chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế)

1.4.4. Các thiết bị được sử
dụng:
1.4.4.1. Máy Soxhlet
Công dụng: Chiết Lipid
Nguyên lý hoạt động: : Dung môi được
đun sôi đến nhiệt độ bay hơi => lên trên
ống sinh hàn=> hơi nước được làm lạnh ngưng tụ lại ngấm dần vào nguyên liệu trích ly
các chất trong nguyên liệu.
Nồng độ của dịch trích ly tăng dần theo thời gian nhờ hệ thống thông nhau giữa hần trụ
chiết và bình cầu.
- Tuần hoàn liên tục theo thời gian khảo sát. Thu dịch chiết trong bình cầu.

1.4.4.2. Lò vi sóng:
Công dụng: Xác định kim loại trong thực phẩm
Nguyên tắc: Cho mẫu vào lò => đưa acid vào => phá tất cả về dạng lỏng.



24

Hình: Lò vi sóng được sử dụng trong PTN

1.4.4.3. Buồng tối UV:
Công dụng: Soi các chất có tính chất phát quang


25

1.4.4.4. Máy sắc ký lỏng cao áp:


×