Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.25 KB, 37 trang )

Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
ĐỀ TÀI
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học

Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 1
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 2
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 3
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
I. Đặt vấn đề
- Thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú với hàng ngàn chủng loại động vật –
thực vật khác nhau, mỗi loài có các đặc điểm riêng biệt. Để phân loại được chúng các
nhà phân loại học phải căn cứ vào hình thái bên ngoài và cấu trúc bên trong của cơ thể,
việc phân biệt giữa loài này và loài khác rất khó vì thế giới sinh vật vô cùng phong phú,
đa dạng.
- Việc tiếp cận thực tế là yêu cầu cần thiết để sinh viên có dịp cũng cố và áp dụng các
kiến thức đã học trên ghế nhà trường, nhận diện được các loài động – thực vật có trong
môi trường tự nhiên, giúp Sinh viên có thể phát triển khả năng quan sát, khảo sát, thu
thập và sử lý mẫu, phân tích và đánh giá môi trường xung quanh, thấy được sự đa dạng
của thế giới sinh vật, sự tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường sống đặc biệt là
sự tác động của con người đóng vai trò quyết định đến sự biến đổi môi trường, từ đó
người học tự ý thức bảo vệ môi trường. Do đó, việc đưa môn học Thực tập giáo trình đa
dạng sinh học vào chương trình đào tạo là một yêu cầu cấp thiết đối với sinh viên
chuyên nghành sinh học.
I. Phương tiện và phươAng pháp
1. Phương tiện
- Địa điểm thực tập: Hòn Chông, Kiên Lương, Kiên Giang (núi Bình An, đảo Kiến
Vàng, Rừng Sát, núi Đá Dựng, hòn Rễ Lớn, Lăng Mạc Cửu). Định danh, xử lí mẫu tại


trường Đại học Cần Thơ.
- Thời gian thực tập thực tế đa dạng: 12/01/ 2010 – 16/01/2010
Dụng cụ thu mẫu, hoá chất xử lí mẫu tạm thời, dụng cụ đo chỉ tiêu môi trường, dĩa
secchi, lưới phiêu sinh, …
2. Phương pháp
- Tiến hành quan sát, thu mẫu ngoài thiên nhiên: theo giáo viên hướng dẫn quan sát thực
tế các địa điểm, thu mẫu và ghi chép theo hướng bảo vệ thiên nhiên hoang dã (quan sát
và ghi chép là chủ yếu). Chụp ảnh mẫu vật, thu mẫu bằng các dụng cụ: kìm, kéo, trữ
trong bao nylon, vớt rong phiêu sinh bằng dĩa secchi… Quan sát, đánh giá và ghi nhận
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 4
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
sinh cảnh xung quanh (không khí, ánh sáng,…), thảo luận viết nhật kí hành trình cuối
buổi.
- Xử lí mẫu vật thu được:
• Thực vật bậc cao ép bằng cặp thực vật.
• Thực vật bậc thấp (rong), mẫu động vật sống tiến hành ngâm cồn
900 hay formol (5% với thực vật, 10% với động vật hoặc tiêm vào động vật có
kính thước lớn).
- Sau khi về phòng thí nghiệm tiến hành xử lí lại. Dựa vào các giáo trình , Tảo học, Từ
điển thực vật học, … Internet để định danh, tìm đặc điểm.
Tạo bộ sưu tập tảo, thực vật bậc cao và động vật. Viết báo cáo khoa học.
II. Kết quả và thảo luận
Kiên Lương là một huyện của Tỉnh Kiên Giang có diện tích (89624 km
2
) bao gồm đất
liền và hải đảo; Bắc giáp Campuchia; Tây Bắc giáp thị xã Hà Tiên và vịnh Thái Lan;
Đông giáp huyện Tri Tôn của tỉnh An Giang và huyện Hòn Đất; Nam giáp vịnh Thái
Lan. Về hành chính, huyện bao gồm 13 đơn vị hành chính là các xã: Vĩnh Điều, Vĩnh
Phú, Sơn Hải, Dương Hoà, Hoà Điền, Bình An, Bình Trị, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh
Hoà, Kiên Bình, Hòn Nghệ và thị trấn Kiên Lương.Địa hình huyện Kiên Lương rất đa

dạng, bao gồm đồng bằng, núi và núi đá, hang động, biển, đầm, quần đảo...Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 27-28°C, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 (25-26
o
C),
tháng nóng nhất là tháng 4 và tháng 5 (28-29
o
C). Độ ẩm tương đối trung bình 81,9%.
Mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa đạt khoảng 2.498
mm. Các tháng mùa khô, lượng mưa chỉ khoảng là 515 mm. Với mật độ dân số trung
bình 451 người/km
2
(2002).
1. Về môi trường
- Nhìn chung, sinh cảnh Kiên lương đa dạng từ thảm thực vật tự nhiên đến rừng tái sinh,
bán tái sinh (núi Bình An) với điều kiện khí hậu nóng khô. Địa hình đa dạng với núi đá
vôi, sa diệp thạch, vùng ngập mặn,… Đây là khu vực tập trung của các nhà máy xi măng
(Hà Tiên I, II, Bình An) do đó không tránh khỏi sự ô nhiễm không khí do khói bụi thải ra
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 5
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
từ quá trình sản xuất. Mức độ ảnh hưởng lan rộng trong phạm vi khoảng 2 km xung quanh
nhà máy, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân địa phương và sự phát triển của cây cối.
• Chùa Hang, Bãi Dương môi trường tương đối dơ do khai thác du lịch thiếu
quan tâm đến tác động tiêu cực của nó tới môi trường.
• Hồ nước ngọt ( cung cấp nước sinh hoạt cho toàn khu vực) là sản vật thiên
nhiên ban tặng khi mùa mưa đến lượng nước mưa sẻ được chứa trong hồ đủ để
người dân sử dụng đến mùa mưa năm sau.
• Hòn Rễ Lớn mặc dù nằm xa đất liền nhưng vẫn chịu sự ảnh hưởng tiêu cực
do con người gây ra , động, thực vật dần dần mất đi sự phong phú, đa dạng vốn
có của nó .
• Núi Đá Dựng mang vẻ đẹp tự nhiên, do đặc trưng cấu tạo, cấu trúc địa chất,

cùng với sự xâm thực và tác động của thiên nhiên qua thời gian dài, nên trong
lòng núi có rất nhiều hang động. Nhưng sự khai thác của con người đã ảnh
hưởng phần nào đến vẻ đẹp.
• Núi Bình An dưới chân núi bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt và khói bụi được
thải ra từ các nhà máy, trên núi thì không khí trong lành hơn với nhiều động thực
vật sinh sống.
• Rừng Sát là hệ sinh thái tiêu biểu cho rừng ngập mặn.
• Hang Mo So nguồn nước bị ô nhiễm, rác thải nhiều lâu ngày không được xử
lí.
• Hang tiền cũng là nơi kiến tạo tự nhiên khá đặc sắc, vách núi có nhiều vết đứt
xiêng, xéo, hệ thực vật ở đây củng khác biệt với hệ thực vật của núi Bình An
2. Về thực vật
Thảm thực vật Kiên Lương phong phú với nhiều họ thích nghi tốt với điều kiện địa lí.
Kết quả thu được 143 loài trong đó thực vật bậc thấp gồm các loài rong và tảo chiếm tới
28 giống loài (gồm các nghành tảo silic, tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục, và tảo lam, thực vật bậc
cao chiếm 176 loài với hơn 70 họ khác nhau.
- Hòn Rễ Lớn là vùng các ven biển, bãi biển là cát không bùn nên nước ở đây rất trong. Đặc
trưng cho vùng ven biển có các loài hếp, tra lầm vồ,… Sinh thái gần như hoang sơ. Bên trên
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 6
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
còn thấy sinh trưởng của xoài, kim cang, lác,… (thích nghi với núi đá). Cần khai thác tiềm
năng du lịch ở đây theo hướng sinh thái, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Khu du lịch Lăng Mạc Cửu - chùa Phù Dung với sự tập trung của loài mai mù (đặc sắc),
nhàu Nam bộ.
- Núi Đá Dựng một kiệt tác thiên nhiên gắn liền với nhiều truyền thuyết và sự kiện lịch sử.
Mới được khai thác du lịch từ sau chiến tranh biên giới Tây Nam (1979), có sự trùng tu, tái
tạo của con người nhưng vẫn giử được sự đa dạng của thực vật. Đặc biệt là có sự phân hóa
khá rõ rệt giữa thực vật phía Đông nam và phía Tây bắc. Đá Dựng là một khối đá vôi cao
khoảng 100m, bị xâm thực bởi tác động của điều kiện khí hậu, thời tiết. Các loài thực vật ở
phía Đông nam (mặt trời mọc) như Cáp, Hổ nho nhện, Giác đế, Móng bò Hậu Giang,…Bờ

Tây bắc với điều kiện ẩm thích hợp cho phát triển các loài Ráng ổ phụng, Phát tài combot,
Tì dựt,… Đặc biệt còn phát hiện được dấu tích hóa thạch trên núi. Rãi rác phía chân núi là
các cây thốt nốt dọc theo đường biên giới hoang vắng, khô cằn sơ khai. Mặt dù khai thác
cho du lịch nhưng môi trường nơi đây khá sạch và đa dạng các chủng loài thực vật.
 Các chỉ dẫn:
 Địa điểm thu mẫu: núi Bình An (BA), đảo Kiến Vàng ( ĐKV), Bãi Dương (BD),
hòn Rễ Lớn (HR), Rừng Sát (RS), Lăng Mạc Cữu – chùa Phù Dung (MC), núi Đá Dựng
(ĐD), Chùa Hang (CH)
 Mức độ phân bố: tập trung (t), rãi rác (r), ven đường (v).
STT
Tên
Địa
điểm
Đặc điểm
Phân
bố
Nhóm tảo (Algea)
Ngành tảo sillic (Diatomae)
1 Coscinodiscus sp. Nước
mặn
Tế bào hình đĩa tròn hoặc hộp tròn, sồng đơn
lẽ từng tế bào. Mặt vỏ hình tròn. Trục cao của
tế bào ngắn hơn đường kính. Trên mặt vỏ
thường có vân hình 6 cạnh.
2 Navicula sp. Nước
mặn
Mặt vỏ hình elip. Là loài sống ở đáy hoặc phù
du.
3 Bacteriastrum sp. Nước
mặn

Tế bào hình trụ, hai đầu có nhiều sợi tia. Các
sợi ở hai đầu kế cận dính nhau tạo thành chuỗi
dài.
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 7
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
4 Campilodiscus sp.
(Họ Surirellaceae)
Mặt vỏ tròn hơn cong hình yên ngựa. Sống
đơn độc trên đáy hoặc phù du.
5 Leptocylindrus sp. Tế bào hình trụ, tròn dài. Mặt vỏ bằng phẳng
lồi hay lõm. Các tế bào nối nhau bằng mặt vỏ
tạo thành chuỗi dài
6 Cyclotella sp. Nước
mặn
Tế bào hình hộp tròn thấp, sống riêng lẻ từng
tế bào. Vòng ngoài khu trung tâm có gân vân
nhỏ thành tia hướng vào giữa.
7 Chaetoceros sp. Nước
mặn
Tế bào hình hợp bầu dục, bối với nhau bằng
long gai hoặc mặt vỏ thành chuỗi dài, một số ít
loài sống riêng lẻ. Mặt vỏ tế bào hình bầu dục,
có một số loài gần tròn
8 Thalassiothrix sp. Nước
ngọt
Sống đơn độc, tế bào rất mỏng, cong hình
cung hay chữ S. Mặt vỏ có hai đầu khác nhau:
một nhọn một tà.
Ngành tảo nâu (Phaeophyta)
1 Padina australis

Hauch
(Họ Dictyotaceae)
HR
ĐKV
Tản hình quạt, màu nâu sậm, phía già hơi tẩm
vôi, hơi trong, dày do 2 lớp tế bào làm ra. Tử
phòng thành hàng đồng tâm ở giữa 2 hàng lông
thành ra ta có một khoảng thụ một khoảng
không thụ do hai hàng lông ngăn ra. Tứ bào
bào tử phòng không có bao mô. Tản mềm và
sậm màu.
2 Padina boryana
Thyvi
HR
ĐKV
Tản mỏng như giấy, có một dĩa dính và một
cọng phiến dày gần cọng do hai lớp tế bào, ở
phần mặt trên có vòng lông cách nhau, ở mặt
dưới lông ít ngắn và vòng bất thụ hẹp, vòng
thụ rộng, tứ bào tử phòng thành hàng không
bao mô ở phần dưới , có khi ở giữa, noãn
phòng có bao mô, tính phòng thành quầng 1-2
hàng.
3 Rong căn nang-
Hormophysa
articulata Kuetzing
(Họ Sagsaceae)
HR
ĐKV
Bụi dài 20-25cm, trục rộng 1-2mm, hình trụ,

mang hai bên những phiến bìa có răng, có gân
to, thường mọc nhánh, nhánh có 3 cành không
đều, phao thành chuỗi giữa trục.
4 Rong đại võng-
Spatoglossum
Vietnamense
Phamhoang
Tản tự do, dính vào đài vật nhờ dĩa nhỏ và có
một trục ngắn, lưỡng phân đều hay không.
Phiến rộng đến 3cm, bìa có răng hay đứng có
khi mọc thành nhánh. Nội phần do 2-4 lớp tế
bào không đều.
5 Rong mơ-
Sargassum
siliquosum J.Ag
HR Rong dài, trục chính hình trụ, mang hai đến ba
nhánh chính, hình trụ không gai, lá hình bầu
dục kéo dài, mép lá có răng cưa nhọn, phao
hình bầu dục. Rong khô có màu nâu hay màu
vàng.
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 8
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
6 Sargassum
MeeClurei Setchell
HR Dĩa có thùy, rộng 1-3cm, mang nhiều trục sơ
cấp ngắn (0.5-1mm) hình trụ. Trục thứ cấp 3-7
hình trụ, nhánh dưới dài, nhánh trên ngắn. biệt
chu, đế đực hình trụ, đế cái 3 cạnh.
Ngành tảo đỏ (Rhodophyta)
1 Hypnea sp.

(họ Hyneacea)
HR
ĐKV
Tản hình trụ, chia nhánh. Phẫu thức ngang cho
thấy tế bào trục rõ rệt, quanh là nhu mô, tế bào
ngoài nhỏ. Tứ bào tử phòng ngăn ngang, trên
nhánh thụ phù, tảo quả lồi.
2 Gelidiella sp
(Họ Gelidiaceae)
Tản có nhánh thường cứng. Tứ bào tử phòng
ngoại phần của nhánh riêng nhỏ, tinh phòng
trên mặt tản, thư quả có nhiều tế bào thụ.
3 Rong kim nhũ
-Galaxaura
fastigiata Dene. (Họ
Chaetanggiaceae)
HR Bụi hình gần như bán cầu, tản thường cuống
hường có lông lún phún hay láng, lưỡng phân
đều, tẩm vôi ít. Nội phôi do sợi không màu
mang sợi nhánh dính nhau thành ngoại phần
mang nhánh đồng hóa ngắn hay dài.
4 Rong lỗ năng –
Laurencia
parvipapillata Tseng
HR Tản bò hay đứng mềm như sụn, với một dĩa và
trục hình trụ hay dẹp, mang nhánh có khi song
dính tế bào ngọn trong một lõm, có mao chi
ngắn, cho ra một dọc tế bào trụ và sợi nhánh.
Trục khi lớn có cơ cấu nhu mô, với lớp ngoài
do tế bào cao theo chiều xuyên tâm không cao

chwaas hồng lạp. Các nhánh của trục thường
eo ở đáy và phù ở ngọn.
5 Gracilaria arcuata
Zan. (Họ
Gracilariaceae)
HR Bụi màu đỏ bầm đâm, dính vào đá bằng một
dĩa dày. Tản hình trụ, phân nhánh lưỡng phân
không đều, có khi tam phân, nhánh thường
cong về một bên, không thon ở đáy, đầu nhọn
đơn hay chẻ hai. Do 2-4 lớp tế bào sắp hang
xuyên tâm.
6 Rong cứt đài-
Acanthophora
spicifera (Vahl)
Boerg
HR
ĐKV
Bụi đỏ hay lục. Tản rộng nhánh thưa mang
nhánh ngắn có gai, trục chanhskhoong gai.
Mao chi mau rụng. Ngoại phần do một lớp tế
bào nhỏ. Nội phần do tế bào giữa rất to. Tứ
bào tử phòng trên nhánh ngắn ở đáy gai.
Nhánh thụ đực trên mao chi. Tảo quả hình
chuông, trên một cọng ngắn.
7 Hồng châu –
Catanellea nipae
Zannardini
CH Tản bò,có đốt, đính vào đài vật nhờ mấu, lông
phù chia nhánh. Nội phần do sợi thưa, tiếp
giao cùng nhau. Tứ bào tử phòng tròn dài,

ngăn ngang, nằm trong ngoại phần. Tảo quả
không cọng, ở lông chót.
Ngành tảo lục (Chlorophyta)
1 Closterium sp Nước
ngọt
Tế bào có hai lục lạp hình trái khế, mỗi lục lạp
chứa một dọc hạch lạp ở ngay trục.Quanh hạch
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 9
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
lạp có các hạt tinh bột.
2 Scenedesmus sp Nước
ngọt
Rong phổ biến ở nước ngọt. Tập hợp phửng
4,8,16 tế bào hình thoi dính nhau phần giữa.
sinh sản bằng bất động bào tử, rất hiếm sinh
sản hữu tính.
3 Staurastrum sp Nước
ngọt
Hình dạng phong phú, 2 mãnh dính nhau ở eo
xích đạo sâu, có nhánh xuyên tâm to, đối xứng,
láng hay có nhiều mục.
4 Rong đại bào bó –
Valonia fastigita
HR
ĐKV
Tản màu lục đậm thường cô độc hình cầu gần
như tròn, to 1-5cm, dính vào đá nhờ những
mấu nhỏ. Nguyên sinh chất màu lục đậm làm
thành một lớp mỏng sát vách, quanh thủy thể.
5 Rong tân tiết –

Neomeris annulata
HR
ĐKV
Tản rộng hình lạp xưởng. đầu tròn. Trục chánh
mang 30-40 luân sinh, mỗi ống nhánh tạn cùng
bằng 2 ống chót. Bào tử phòng thụ đến phần
cọng.
6 Rong trụ đèn –
Struvae annulata
HR Tản thường mọc thành đám hay bụi. ống
chánh rộng, mang nhánh trong làm thành
phiến xoan tam giác. Các vách lúc đầu không
phân vách với lóng cho ra nó, khi đụng các
lóng của nhánh cạnh thường lóng dính thành
mấu.
Ngành tảo lam (Cyanobacteria)
1 Oscillatoria sp. Bộ
Nostocales
Nước
mặn
Tản hình sợi. sợi thường đơn do tế bào giống
nhau làm ra. Tản có thể trần, sự chuyển động
của tản rất dễ nhận biết dưới kính hiển vi. Mao
tản chuyển động gặp phần tối sẽ đổi chiều tức
1/2 hoặc 1/3 tản ở trong tối.
Thực vật có mạch bậc thấp
Ngành Lycopodiophyta
Bộ Selaginellales
Họ Selaginellaceae
1

Quyển bá –
Selaginella uncinata
BA,r
Thân bò, có căn hành dài và to. Nhánh ngắn, lá
xếp thành hai hàng lá lưng và hai hàng lá
bụng.
Ngành Pteridophyta
Bộ Filicopsida
Họ Polypodiaceae
1
Ráng Hỏa mạc –
Pyrrosia bonii
(Christ) Ching.
Căn hành bò, mảnh, ngắn, mang vảy thon. Lá
cách nhau, cuống dài 10 – 17 cm, có đốt ở đáy;
phiến đến 24 x 4 cm, bìa nguyên, uốn xuống,
dày, dai, mặt trên trần, mắt dưới mang 2 thứ
lông dày trắng. Nang quần ở 1/3 trên của
phiến, thành hàng xéo; bào tử láng, vàng lợt.
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 10
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
2
Ráng ổ phụng –
Asplenium nidus L
ĐD,
rải rát
Ráng phụ sinh to, đẹp, căn hành ngắn. lá mọc
thành bụi, phiến to, dày màu lục tươi, láng,
thon dài hai chót nhọ. Nang quần dài khít nhau
từ sóng đến gần bìa lá

Họ Nguyệt xĩ – Adiantaceae
1
Ráng đại –
Acrostichum aureum
L
RS,r
Ráng thành bụi có thể cao đến 2m, thân ngắn,
đứng to, cho ra nhiều chồi. lá một lần kép, thứ
diệp này gân phụ hình mạng. Nang quần phủ
trọn mặt dưới thứ diệp màu nâu đỏ.
Họ Bòng bòng - Schizeaceae
1
Bòng bong –
Lygodium flexuosum
(L)Sw.
BA,r
Thân leo, lá có cuốn dài, kép lông chim 2-3 lần
Họ Gạt nai - Parkeriaceae
1
Ráng nạc nai –
Ceratopteris
siliquosa (L) Copel
BA,r
Bụi nhất niên ở đất, căn hành ngắn, đứng. Lá
không thụ với lá phụ rộng, lá thụ có lá phụ
thành đoạn hẹp chẻ hai. Bào tử nang ở hai bên
bìa lá.
Thực vật hột trần - Gymnosperms
Ngành Thiên Tuế - Cycadophyta
Bộ Cycadales

Họ Cycadaceae
1
Thiên tuế tròn –
Cycas circinalis L.
Đại mộc cao đến 12 m, thân to 40 – 50 cm. Lá
dài đến 2,5 m; Thứ diệp đến 100 cặp, to, dài
đến 35 cm, rộng 1,5 cm; thứ diệp dưới là gai.
Chùy đực đứng, bầu dục to, ở ngọn; tiểu nhụy
nhiều, có mũi dài 1cm. Vảy cái có răng không
sâu, có mũi dài đến 5 cm; noãn 4. Hột xoan, to
3 x 2,5 cm, đỏ khi chín.
Thực Vật Hột Kín Song Tử Diệp
Lớp phụ ngọc lan – Magnoiopsida
Bộ ngọc lan – Magnoliidae
Họ mãng cầu – Annonaceae
1
Mãng cầu ta –
Annona squamosa L.
BA, v
Tiểu mộc nhỏ. Lá xanh tươi mặt dưới mốc
mốc, gân phụ 6 – 7 cặp. Hoa hẹp, đối diện với
lá, lá đài xanh. Phì quả kép, nạt trắng hột xanh.
2
Giác đế -
Goniothalamus spp.
ĐD, r
Tiểu mộc, bụi hay đại mộc. Phiến lá đa dạng,
xoan, bầu dục, tròn dài, lúc già không lông.
Hoa ở nách lá, cánh hoa bên trong nhỏ hơn bên
ngoài.

3 Giên – Xylopia spp BA, r
Đại mộc phiến lá không lông, hoa ngoài nách
lá. Trái xoan, có eo.
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 11
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
Họ Xa bô chê – Sapotaceae
1
Lêkima – Pouteria
sapota(jacp.) H.
Moore et Steam
BA,r
Đại mộc nhỏ mũ trắng, phiến lá bầu dục thon
dài, cứng giòn. Hoa vàng cô độc ở nách lá . phì
quả xoan. Chính có màu vàng
Bộ Quế - Laurales
Họ Quế - Lauraceae
1
Dây tơ xanh –
Cassytha filiformic L
BA
Thân cỏ leo, thân giống như dây tơ hồng,
nhưng có màu lục. không lá hoặc lá giãm
thành vảy. Thường bán ký sinh
2
Hậu phát –
Cinnamomum iners
Reinw
BA, r
Đại mộc, vỏ nhánh xanh. Lá có phiến tròn dài,
mặt dưới màu hơi mốc mốc, cặp gân đáy chạy

đến chót. Chùm tụ tán ở ngọn nhánh, có lông
mịn trắng, phiến hoa có lông trắng, tiểu nhụy
vàng. Trái tròn.
3
Quế bạc –
Cinnamomum mairei
Levl.
BA
Đại mộc cao 10 – 25 m, vỏ sôcôla, nhánh non
đen lúc khô. Lá có phiến bầu dục thon, to 7 –
11 x 3 – 4 cm, chót có đuôi, gân cạnh đi gần
đáy, chạy đến gần chót phiến. Phát hoa là
chùm tụ tán ở nách lá, dài 6 – 9 cm; hoa có
lông trắng. Trái cao 1 cm, trên bao hao hình
chén rộng 6 – 7 cm.
Bộ tiêu – Piperales
Họ tiêu – Piperaceae
1
Dây tiêu – Piper
nigrum L
BA,r
Dây leo, lá có phiến đối xứng bầu dục thon,
đáy hình tim, mặt dưới hơi mốc. Biệt chu, gié
dài gần bằng lá, lá hoa dính vào gié. Phì quả
xanh, đỏ rùi đen.
Bộ mao cấn – Rannunculales
Họ dây mối – Menispermaceae
1
Dây mối –
Stepphannia

ioponica (thunb)
Miers. Var.discolor
(Bl.) Forman
ĐD,r
Dây leo, thân mãnh. Lá có phiến hình lọng,
xoan rộng, chót tà. Tán kép trên thân có lá.
Hoa cái 3-4 lá đài, 3-4 cánh hoa. Quả nhân
cứng tròn, nhân hình móng ngựa.
2
Dây Hồ đằng –
Cissampelos pareira
L.
ĐD
Dây cao 1m; nhánh mảnh như chỉ. Lá có phiến
xoan tim, chót có một gai mũi nhọn, gân ở đáy
5, có ít lông; cuống dài gần bằng phiến; tản
phòng đực; hoa có 4 lá đài, 4 cánh hoa dính
nhau thành quặng, 4 bao phấn trên 1 đĩa.
Chùm hoa cái, hoa có 1 lá đài, 1 tâm bì. Quả
nhân cứng tròn hơi dính thành thận, to 5 mm.
Lớp phụ sau sau – Hamamelididae
Bộ gai – Urticales
Họ dâu tằm – Moraceae
1 Duối nhám –
Streblus asper Lour
CH,r Cây trồng làm rào, mủ trắng. lá nhám, bìa có
răng, xanh đậm, gân phụ 7-9 cặp, lá bẹ nhọn.
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 12
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
hoa ở nách lá, tứ phân đài xanh, noãn sào có 2

vòi nhụy rời. bế qur nâu tím.
2
Duối Ô rô – Strenlus
iliciforlia (Kurz)
Corn.
CH,r
Bụi có gai hay to, không lông. Phiến lá có 3
gai ở chót và gai phân phối đều hay không đều
dọc theo bìa, dày, hay cứng, không lông. Gié
hoa 3-5 phân, nhụy cái lép, noãn sào 2 vòi
nhụy dính nhau nhiều. Trái có 3 lá đài mập bao
lại.
3 Mít – Artocarpus sp BA,r
Đại mộc to, vỏ ít nứt, mũ trắng. Lá ở cây con
có thùy. Phát hoa là dái đực màu vàng vàng,
dái cái trên cọng to mọc từ thân. Trái là hợp
giả quả do đài đồng trưởng.
4
Gừa – Ficus
microcarpa L
CH,r
Đại mộc to, màu nâu. Lá có phiến bầu dục, có
2 đầu tà, gân chánh lợt. Sung không cọng ở
nách lá rụng, tổng bao nhỏ.
5
Bồ đề - Ficus
religiosa L
CH,r
Đại mộc lá phiến hình tim, chót lá có đuôi dài
đặc sắc, đáy có 3-5 gân, bìa dúng, cuống dài,

lá bẹ dài. Sung từng cặp, không cọng, không
lông, đỏ đậm lúc chín.
6
Dâu tầm – Morus
alba L.
Đại mộc; vỏ xám nâu vàng vàng; cành có khi
có lông. Lá có phiến xoan hình tim, có khi có
thùy (ở nhánh non), bìa có răng to, mặt dưới
có lông thưa ở gân; cuống không lông, lá bẹ
nhọn. Đồng hay biệt chu; gié thòng cái xoan,
ngắn; hoa tứ phân, hoa đực có nhụy cái lép;
noãn sào có 2 vòi nhụy dài. Trái trăng trắng
hay hường, giữa bao hoa phù ra, ngọt, ăn
được.
7
Xa kê – Artocarpus
altilis (Park.)
Fosb.
Đại mộc to; mủ trắng. Lá có phiến to, có khía
sâu, rất nhám mặt dưới; lá bẹ vàng mau rụng,
dài 12 – 13 cm. Dái ở ngọn nhánh. Dái đực dài
20 cm; hoa đực có 1 tiểu nhụy. Dái cái cho ra
hợp giả quả gần như tròn, có u nhọn nhọn, to
dài 20 cm, xanh lợt rồi vàng vàng; nạc trắng,
không ngọt chứa nhiều bột; hột to 1 cm.
Họ cây ngứa (gai) – Urticaceae
1
Thuốc giòi Pouzolzia
-zeylanica (L.)
Benn.

Cỏ nhất niên coa 0,4 – 0,5 m. Thân nham
nhám vì có lông sát. Lá mọc xen; phiến thon,
bìa nguyên, xanh hay hơi đỏ, có 3 gân chính;
cuống 2 – 4 mm, lá bẹ như kim, cao 5 mm, đo
đỏ. Đồng chu; hoa trần, hoa đực có 4 tiểu
nhụy, chỉ cong trong nụ; hoa cái đài hình bầu
bao nhụy cái có 1 vòi nhụy dài. Bế quả trong
đài có lông thưa.
Bộ phi lao – Casuarinales
Họ phi lao – Casuarinaceae
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 13
Báo cáo Thực tập đa dạng sinh học
1
Cây phi lao –
Casuarina
equisetifolia J.R &
G.Forst.
BA,r
Đại mộc, cành mãnh như cỏ tháp bút, mỗi đốt
mang một vòng lá dạng vảy nhỏ dính liền nhau
ở gốc, lá tiêu giãm.
Lớp phụ cẩm nhung – Caryophyllidae
Bộ cẩm chướng – Caryophyllales
Họ Long cốt – Cactaceae
1
Xương rồng khế -
Cereus peruvianus
(L) Mill.
ĐD,r
Bụi to, không có mủ, không lá. Thân có 6-9

cạnh, xanh mốc lúc non, mập, mang ở song
những chòm gai to và gai nhỏ có móc ngược.
Hoa trắng, to, phiến hoa ngoài xanh, phiến
trong trắng, tiểu nhụy rất nhiều, noãn sào hạ.
Phì quả to, đỏ, láng, hột nhiều.
Họ Rau đắng đất – Aizoaceae
1
Hải châu – Sesuvium
portulacstrum (L.) L.
RS,
v1
Cỏ mập, nằm, có rễ ở mắt. Lá có phiến hình
dằm, đầu tà, mập, dày, không lông, thường
màu đỏ. Không có lá bẹ. Hoa cô đọc mọc ở
nách lá, thường tiểu nhụy 30 – 35, noãn 3
buồng. hạp quả xoan hay tròn dài, hột nhiều.
Họ Dền - Amaranthaceae
1
Nở ngày –
Gomphrena globosa
L.
BA
Cỏ đứng cao 40 – 60 cm, thân phù ở mắt, có
lông trắng nằm cũng như lá. Phiến bầu dục
tròn dài, dày thon; cuống 5 -10 mm. Hoa đầu
tròn dài, trắng hay đỏ, hường, trên hai lá nhỏ,
ở chót nhánh; tiền diệp có cánh ở lưng; phiến
hoa 5 có lông, dày; tiểu nhụy 5, chỉ dính thành
ống dài, không có tiểu nhụy lép. Hạp quả 1
hột, to 1,5 – 2 mm.

Họ Bông phấn - Nyctaginaceae
1
Bông giấy –
Bougainvillea
brassiliensis Rauesch
ĐD
Tiểu mộc trườn, to; gai ở nách lá, gai nhọn.
Phiến lá có lông mịn. Tụ tán 3 hoa, mỗi hoa
gắn trên 1 lá hoa trắng, cam, hường, rất đẹp;
ống đài phù, vàng ở trong; tiểu nhụy 7 – 8;
noãn sào không lông, trên 1 thư đài ngắn.
Lớp phụ sổ - Dilleniidae
Bộ sổ - Dilleniales
Họ sổ - Dilleniaceae
1
Dây tứ giác –
Tetracera scander
(L.)Mer.
BA
Tiểu mộc trường hoặc dây leo. Phiến láng
hoặc nhám do long tẩm SiO
2
. chum tu tán hay
phát hoa. Manh nang cho hột có tử y rìa
2 Sổ ấn – Dillenia
indica L.
BA Đại mộc 12 – 30 m, to 1,2 m; vỏ xám, tróc
thành vẩy đa giác. Phiến không lông, dài đến
40 cm, bìa có răng có mũi nhọn, gân phụ 25
-40 cặp. Hoa đơn độc, vàng tươi; lá đài không

lông; tiểu nhụy ngay, tiểu nhụy trong ưởn ra;
tâm bì vào 10. Manh nang trong lá đài phù
Nhóm 2 – Lớp Sinh Học K33 14

×