Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

đánh giá hiện trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện thủy nguyên hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.87 KB, 23 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tới chuyên viên Lê Quý Vân cùng các cán bộ phòng
tài nguyên môi trường huyện Thủy Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực tập tại cơ quan.
Đồng thời, em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Th.S Nguyễn
Xuân Hải giảng viên trường đại học dân lập Hải Phòng, tới sự giúp đỡ và quan tâm
của khoa kỹ thuật Môi Trường cùng nhà trường đã tạo điều kiện liên hệ giúp em hoàn
thành đợt thực tập này.
Vì khả năng và sự hiểu biết còn hạn chế nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em
còn nhiều sai sót. Vậy kính mong các thầy cô góp ý để báo cáo thực tập tốt nghiệp của
em được hoàn thiện hơn, đồng thời giúp em nâng cao kiến thức của bản thân.
Hải Phòng, ngày 26 tháng 03 năm 2011
Sinh viên
Đoàn Thị Hảo

Page 1

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mục lục
Lời mở đầu
Phần 1: Thông tin chung về đợt thực tập tốt nghiệp
1.1 Địa điểm, thời gian và thông tin về đợt thực tập tốt nghiệp
1.2 Giới thiệu về cơ quan thực tập tốt nghiệp
Phần 2: Kết quả thực tập tốt nghiệp
2.1 Những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ


2.1.1 Sự cần thiết thực hiện nhiệm vụ.
2.1.2 Căn cứ pháp lý.
2.1.3 Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội huyện Thủy Nguyên
2.1.4 Mục tiêu của nhiệm vụ.

3
4
4
4
8
8
8
9
10
11

2.1.5 Nội dung và quy mô thực hiện
2.2 Kết quả thực hiện các nội dung nhiệm vụ:

11
11

2.2.1 Nội dung1:Đánh giá thực trạng về tình hình chất thải sinh hoạt và
công tác quản lý chất thải trên địa bàn huyện
11
2.2. 2 Nội dung 2:Đề xuất nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2.3 Kết luận
2.4 Kiến nghị


17
20
21

LỜI MỞ ĐẦU
--------o0o-------Nền kinh tế càng phát triển thì kéo theo nguy cơ ô nhiễm các thành phần môi
trường ngày càng tăng.Trong đó môi trường không khí, môi trường đất và môi trường
Page 2

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nước là các thành phần môi trường có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sức khỏe của con
người. Hiện nay thì các môi trường này đang dần bị ô nhiễm đặc biệt là tại các nhà
máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt là nguồn rác thải từ các
khu dân cư… sẽ gây ra các hậu quả như biến đổi khí hậu, suy thoái đất, gia tăng các
bênh ung thư, thiên tai, lũ lụt…do đó đòi hỏi sự tham gia quản lý của các cơ quan nhà
nước và của người dân để ngăn chặn ô nhiễm và cải thiện môi trường
Báo cáo này đi sâu vào đánh giá hiện trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Thủy Nguyên Hải Phòng. Đây là
vấn đề đặc trưng và cơ bản của môi trường đất và môi trường nước. Do đó việc đánh
giá hiện trạng là rất quan trọng và cần thiết. Từ đó ta có thể xác định được mức độ ô
nhiễm để đưa ra các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp .

Page 3

Đoàn Thị Hảo - MT1101



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 1 : THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỢT THỰC TẬP TÔT NGHIỆP.
1.1 . Địa điểm, thời gian và thông tin về đợt thực tập tốt nghiệp:
 Địa điểm thực tập:
- Phòng tài nguyên môi trường huyện Thủy Nguyên- thành phố Hải Phòng.
 Thời gian thực tập: từ 14/02/2011 đến 26/03/2011
1.2 . Giới thiệu về cơ quan thực tập tốt nghiệp:
Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thủy Nguyên.
Được thành lập từ tháng 3 năm 2005.
1.2.1 Vị trí, chức năng:
1.2.1.1 Vị trí:
+ Phòng tài nguyên môi trường huyện Thủy Nguyên là đơn vị trực thuộc
UBND huyện Thủy Nguyên.
+ Trụ sở của phòng Tài nguyên và môi trường hiện tại được đặt tại trụ sở của
UBND huyện Thủy Nguyên.
1.2.1.2 Chức năng:
Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài
nguyên, môi trường trên địa bàn huyện và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo
sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật; góp phần bảo
đảm sự thống nhất quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
1.2.2 Nhiệm vụ:


Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách,

chế độ và pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường.
• Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch về quản lý, khai thác, sử dụng tài

nguyên và bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch được xét
duyệt.
• Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất đai theo kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của huyện và 37 xã, thi trấn để trình UBND Thành phố xét
duyệt; công bố và quản lý việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Page 4

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

• Trình UBND huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường.
• Giúp UBND huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng
ký, cấp giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định
của pháp luật và theo phân công của UBND huyên Thủy Nguyên.
• Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân, các Hội và Tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
• Trình UBND huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và tài sản trên đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.
• Quản lý và theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất
đai và bản đồ phù hợp hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và
Môi trường.
• Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký

đất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính.
• Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nước.
• Quản lý hoạt động đo đạc bản đồ (bao gồm tiến độ lập các loại bản đồ và
dịch vụ đo đạc bản đồ), quản lý hoạt động khai thác tài nguyên nước và khoáng sản
trên địa bàn.
• Bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi
trường, hậu quả thiên tai; báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ.
• Quản lý vệ sinh đô thị, bao gồm quản lý hoạt động quét dọn, thu gom, vận
chuyển rác và xử lý chất thải rắn; quản lý dịch vụ mai táng trên địa bàn theo phân cấp.
• Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin
tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện; thu thập, quản lý, lưu trữ thông tin, tư
liệu về tài nguyên và môi trường.
• Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc lập đường dây
nóng, có tổ kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp UBND huyện giải quyết
Page 5

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường, sự cố môi trường theo quy
định của pháp luật; tham mưu giúp UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
• Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
theo quy định của pháp luật.
• Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi
trường và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt.
• Báo cáo định kỳ 03 tháng, 06 tháng, 01 năm và đột xuất tình hình thực hiện

nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND huyện và Sở Tài nguyên và
Môi trường.
• Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý
theo đúng quy định của pháp luật, theo phân công của UBND huyện.
• Được Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ,
tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và công chức
cấp xã, thị trấn.
1.2.3. Tổ chức và nhân sự:
Cơ cấu tổ chức:
Trưởng
phòng

Phó trưởng
phòng

Chuyên viên môi
trường

Phó trưởng
phòng

Chuyên viên địa
chính

Page 6

Chuyên viên địa
chính


Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2.4. Nội dung công việc được phân công:
-

Khảo sát, thu thập thông tin, số liệu về môi trường của các xã, thị trấn.

-

Tổng hợp số liệu và sắp xếp các bản báo cáo môi trường, văn bản của cơ quan,

soạn thảo một số văn bản hành chính trình UBND huyện trả lời, chỉ đạo thực hiện đối
với cơ sở trong lĩnh vực môi trường.
-

Tham gia tổng hợp số liệu về công tác quản lý chất thải rắn, công tác nước sạch

và vệ sinh môi trường để làm báo cáo trình UBND huyện Thủy Nguyên và đề xuất các
giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.
1.2.5 Phương pháp thực hiện:
-

Đọc, nghiên cứu tài liệu.

-


Khảo sát thực tế công trường khai thác khoáng sản, các điểm tập kết rác thải

sinh hoạt, các xã, thị trấn…
-

Hướng dẫn trực tiếp của cán bộ hướng dẫn.

Page 7

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TÔT NGHIỆP
2.1 Những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ:
2.1.1 Sự cần thiết thực hiện:
Trong xu thế hiện nay ,quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội luôn được gắn với
công tác bảo vệ môi trường .Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói
riêng,trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa – công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ,
cùng với sự phát triển đó, công tác môi trường đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nan
giải mới nảy sinh do lượng chất thải ngày càng tăng, thành phần ngày càng phức tạp.
Do vậy, việc quản lý chất thải sinh hoạt ở huyện Thủy Nguyên là một vấn đề cấp
thiết cần được tăng cường nhằm góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng Thủy Nguyên
trở thành một huyện Xanh – Sạch – Đẹp của thành phố Hải Phòng.
Hiện nay trên địa bàn huyện công tác thu gom rác thải sinh hoạt đã được thực
hiện song không đồng đều ở các đơn vị,các đơn vị được nhà nước hỗ trợ kinh phí vận
chuyển rác thải và được vận chuyển rác vào bãi rác Gia Minh thì vấn đề ô nhiễm môi
trường do rác thải sinh hoạt đã được hạn chế và không bị ảnh hưởng, còn các xã có bãi
rác tạm thời nhưng không quản lý chặt chẽ tại nơi tập kết rác nên vẫn còn tình trạng

môi trường bị ô nhiễm.
Từ các vấn đề trên để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về rác thải sinh hoạt,
UBND huyện Thủy Nguyên giao cho phòng Tài Nguyên- Môi Trường nghiên cứu đề
xuất phương án quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nhằm hạn chế thấp nhất ô
nhiễm môi trường.
Nhiệmvụ: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Thủy Nguyên” được thực hiện nhằm góp
một phần vào việc giải quyết nội dung trên.
2.1.2 Căn cứ pháp lý:
Thực hiện nghị quyết số 22/NQ-TU ngay 24/3/2005 của Ban Thường vụ thành
ủy Hải Phòng về công tác bảo vệ môi trường đến năn 2010, định hướng đến năm 2020.
Thực hiện nghị quyết số 03/NQ-HU ngày 02/6/2006 của Ban thường vụ huyện
ủy về thực hiên nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 20062010.
Page 8

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thực hiện nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 28/6/2006 của HĐND huyện khóa
17 về thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường .
2.1.3 Điều kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội huyện Thủy Nguyên
a, Đặc điểm vị trí địa lý ,địa hình huyện Thủy Nguyên:
Thủy Nguyên là huyện rộng nằm ở phía Bắc thành phố Hải Phòng, gồm 37 đơn
vị hành chính, trong đó có 35 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích là 24.279,9 ha, chiếm
15,6% diện tích thành phố.
Thủy Nguyên nằm trên trục giao thông quốc lộ 10 nối thành phố Hải phòng với
vùng công nghiệp phía Đông – Bắc của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên phát triển
kinh tế, ngoài việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc phát triển vùng kinh tế trọng

điểm cũng như tuyến động lực ven biển Bắc Bộ.
Về địa hình huyện Thủy Nguyên ở vào vị trí chuyển tiếp của 2 vùng địa lý tự
nhiên lớn. Một số xã ở phía Bắc và Đông Bắc huyện có núi đá vôi và đồi núi thấp, địa
hình không bằng phẳng , mang đặc điểm của vùng bán sơn địa, các xã phía Nam có địa
hình bằng phẳng hơn, mang đặc điểm của vùng đồng bằng
Mạng lưới giao thông
 Giao thông đường bộ
+ Quốc lộ 10: đây là tuyến đường quốc lộ duy nhất chạy qua huyện, trong những năm
qua tuyến đường này liên tục được cải tạo và sẽ là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát
triển kinh tế của huyện với các địa phương lân cận.
+ Tỉnh lộ 351: Đây là đoạn đường nối từ TT Núi Đèo đến phà Kiền, dài 10km
+ Tỉnh lộ 352 :Bắt đầu từ Trịnh Xá tới Mỹ Đồng và nhập với đường 18 tại khu vực
Đông Triều, Mạo Khê.
+ Các tuyến đường liên xã, liên thôn ngày càng được bê tông hóa thuận tiện cho việc
đi lại của người dân.
 Giao thông đường thủy:
Thủy Nguyên là huyện có sông biển bao quanh nên việc phát triển giao thông
đường thủy là rất quan trọng. toàn huyện có 84km đường sông.

Page 9

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

b, Đặc điểm dân số .
- Dân số của huyện Thủy Nguyên hiện có trên 30 vạn người.Mật độ dân số
khoảng 1.226 người/km2 .Dân số phân bố không đều, thị trấn Núi Đèo là nơi có mật độ
dân số cao nhất toàn huyện 3.636 người/km 2 .Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vào khoảng

0.6%.
- Trong những năm qua, tỉ lệ dân số thành thị so với dân số toàn huyện hầu như
ít thay đổi qua từng năm (chỉ dao động trong khoảng 5-6%)
c, Cơ cấu sử dụng đất .
Thủy Nguyên là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn thứ 2 trong số các quận
huyện của thành phố Hải Phòng, chiếm 15,6% tổng diện tích tự nhiên của thành phố
và chỉ sau huyện Cát Hải (32.230 ha). Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là
24.279,9 ha;trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 12.527,8 ha bao gồm cả
đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, chiếm 51,59% diện tích đất toàn huyện. Diện tích
đất phi nông nghiệp chiếm 43,2%; còn lại 5,19%là đất chưa sử dụng.
d, Cơ cấu ngành kinh tế .
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thủy Nguyên trong giai đoạn này được xác
định như sau: Công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp – dịch vụ.
Mục tiêu phát triển đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của huyện sẽ là: Công nghiệp,
xây dựng –Dịch vụ - Nông nghiệp.
e, Cơ cấu lao động.
Số khẩu trong độ tuổi lao động của huyện chiếm 51,9% tổng dân số. Trong đó số
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện sẽ là 42% dân số. Hiện nay
lao động của huyện chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp, chiếm 83,5%tổng số lao
động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
2.1.4 Mục tiêu của nhiệm vụ:
a, Mục tiêu trực tiếp:
Nhằm cải thiện chất lượng môi trường , hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi
trường do rác thải sinh hoạt, giải quyết một phần tình trạng ô nhiễm ở các khu dân cư.
Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người của gia đình và xã hội.
Đưa ra bức tranh tổng quát về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của toàn
huyện để phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Page 10

Đoàn Thị Hảo - MT1101



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

b, Mục tiêu nhân rộng:
Trên cơ sở tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân chấp hành quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường ngay tại thôn, xã và
trên địa bàn huyện.
2.1.5 Nội dung và quy mô thực hiện
a, Đánh giá thực trạng về tình hình chất thải sinh hoạt và công tác quản lý chất thải
đó trên địa bàn huyện.
b, Đề xuất nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt.
2.2 Kết quả thực hiện các nội dung nhiệm vụ:
2.2.1 Nội dung1: Đánh giá thực trạng về tình chất thải rắn sinh hoạt và công tác
quản lý chất thải trên địa bàn huyện.
2.2.1.1 Thực trạng về chất thải sinh hoạt .
Theo số liệu điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn từng xã, thị trấn cho thấy:
a, Chất thải sinh hoạt bao gồm các loại rác như sau :
- Rác hữu cơ: Loại rác này chiếm tỉ trọng lớn ( 54,5% +13,5% ) chủ yếu bao gồm
các loại: thực phẩm thừa, rau, củ, quả, lá cây…, và một số loại chất thải đặc biệt như:
Bùn ga cống rãnh,phân bắc, phân chuồng…
- Rác thải bao gom nilon, chất dẻo, cao su…chiếm tỉ lệ chưa đáng kể, lại có xu
hướng gia tăng do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa.
- Rác thải có thể tái chế: Giấy, kim loại, nhựa…Chiếm tỉ lệ rất nhỏ vì đời sống của
người dân ở nơi đây chưa cao và phần lớn rác thải loại này được người dân thu gom
ngay tại gia đình hoặc bán cho những người thu mua phế liệu.

Page 11


Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 1. Thành phần chất thải sinh hoạt tại huyện Thủy Nguyên
TT
1
2
3
4
5
6
7

Thành Phần
Chất thải hữu cơ
Giấy, bìa cattông
Chất thải vườn
Nhựa, nillon, cao su
Thủy tinh
Đất, cát, gạch đá, sành sứ
Kim loại, vỏ hộp

Tỉ Lệ (%)
54,5
1,2
13,5
1,6
1,0

27,7
0,5

b, Lượng chất thải sinh hoạt thu gom trong ngày:
Theo số liệu điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn từng xã, thị trấn trung bình lượng
rác thải sinh hoạt dao động từ 2,0-4,5kg/hộ dân/ngày.
Bảng 2:Số lượng chất thải sinh hoạt thu gom từ hộ dân tại thị trấn Núi Đèo và 6
xã trung tâm của huyện Thủy Nguyên.
Khu vực

Số hộ được thu

TT Núi Đèo
Tân Dương
Dương Quan
Hoa Động
Lâm Động
Thủy Đường
Thủy Sơn
Toàn huyện

gom rác
765
1135
817
478
251
652
337
21.288


Lượng rác
(kg/hộ/ngày)
3,0
3,0
3,0
3,0
3,0
3,0
3,0
3,0

Lượng thu gom
(kg/ngày)
2295
3405
2451
1434
753
1956
1011
63.846

Thị trấn Núi Đèo là nơi có mật độ dân số cao nhất toàn huyện:3.636 người/km 2 có
tỉ lệ thu gom chất thải sinh hoạt từ hộ gia đình thấp nhất 50% so với tỉ lệ trung bình
toàn huyện là 62%.
Tình trạng người dân vứt rác ra đường phố, vỉa hè trên toàn huyện Thủy Nguyên
tồn tại khá phổ biến. Tỷ lệ thu gom rác thải đường phố /vỉa hè toàn huyện rất thấp đạt
4% so với tỷ lệ tương ứng của khối cơ quan /trường học 15%, khu thương mại là 19%
và hộ dân là 62%. Trên địa bàn của thị trấn Núi Đèo và 6 xã Tân Dương, Dương Quan,

Hoa Động, Lâm Động,Thủy Đường, Thủy Sơn tỉ lệ thu gom rác thải trên đường phố/
vỉa hè chiếm tỷ lệ thấp, phổ biến ở mức 5-9%.
Page 12

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 3: Tỷ lệ khối lượng chất thải thu gom từ 4 nguồn ở huyện Thủy Nguyên.
Khu vực

Hộ dân

TT Núi Đèo
Tân Dương
Dương Quan
Hoa Động
Lâm Động
Thủy Đường
Thủy Sơn
Toàn huyện

50
55
55
65
65
55
65

62

KhuTM/chợ



quan, Đường phố, Tổng

20
21
21
17
17
21
17
19

trường học
12
15
15
13
13
15
13
15

vỉa hè
18
9

9
5
5
9
5
4

100
100
100
100
100
100
100
` 100

Bảng 4: Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt từ hộ dân tại huyện Thủy Nguyên
Khu vực

Lượng

phát Lượng

TT Núi Đèo
Tân Dương
Dương Quan
Hoa Động
Lâm Động
Thủy Đường
Thủy Sơn

Toàn huyện

sinh(kg/ngày)
2700
5676
4089
5739
3012
6525
4053
157839

thu Tỉ lệ thu gom

gom(kg/ngày)
2295
3405
2451
1434
753
1956
1011
63864

(%)
85
60
60
25
25

30
26
34

Hầu hết các ga chứa rác trên địa bàn huyện đều tận dụng đường phố làm nơi tập
kết rác, không có tường bao xung quanh, nhiều nơi rác còn được đổ trực tiếp xuống
đất gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các xe tải hoặc xe ép rác chuyên dụng thu
gom từ ga rác và vận chuyển đến bãi rác Gia Minh.
Bảng 5:Số lượng bãi rác tạm và ga rác tại huyện Thủy Nguyên
Khu vực

Số

bãi

rác Số ga rác

Địa điểm tập kết

tạm
TT Núi Đèo
Tân Dương
Dương Quan
Hoa Động
Lâm Động
Thủy Đường
Thủy Sơn

3
1

1
1
1
1
1

1

Page 13

Nằm trên đường phố trong chợ
Bãi rác đã được quy hoạch
Bãi rác nằm trong khu dân cư
Bãi rác nằm trong khu dân cư
Bãi rác nằm trong khu dân cư
Ga rác đã được xây dựng
Bãi rác nằm trong khu dân cư

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

c, Phí vệ sinh.
Thực hiện Quyết định của ủy ban nhân dân thành phố về ban hành mức thu phí vệ
sinh trên địa bàn thành phố, nhưng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
không thể áp dụng được vì các hộ dân có thu nhập thấp, ý thức trong việc xã hội hóa
thu gom rác thải chưa cao, phần lớn các hộ dân chưa thu gom rác thải sinh hoạt mà tự
xử lý. Các hộ dân thu gom rác chủ yếu tập trung tại khu dân cư, tập trung dọc các
đường liên xã, liên huyện và thành phố. Mỗi địa phương áp dụng một mức giá khác

nhau nhưng đều thấp hơn so với quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.
d, Ý thức cộng đồng về giữ gìn vệ sinh môi trường:
Với trình độ dân trí ngày ngày được nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường của người
dân dần được cải thiện nhất là trong tầng lớp trẻ. Nhưng hiện nay trên địa bàn huyện
Thủy Nguyên những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh,
lao động và một số tầng lớp nhân dân chưa có ý thức coi trọng bảo vệ môi trường, còn
thờ ơ với công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn môi trường nơi công cộng.
e, Việc tuyên truyền cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường:
Việc tuyên truyền về công tác vệ sinh bảo vệ môi trường của các địa phương
còn hạn chế, các cụm dân cư vùng sâu vùng xa còn ít tuyên truyền để nhân dân hiểu và
thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
2.2.1.2 Hiện trạng quản lý thu gom rác thải sinh hoạt .
Công tác quản lý CTSH tại huyện Thủy Nguyên đã được xã hội hóa, đây là
hình thức có rất nhiều ưu điểm trong công tác quản lý chất thải rắn tại Hải Phòng.
Toàn huyện có 37 đơn vị hành chính, trong đó có 26 xã, thị trấn đã hình thành bộ máy
tổ chức thu gom rác thải, tuy nhiên vẫn còn 11 xã chưa có tổ thu gom rác. Hiện nay
các tổ thu gom rác thải trên địa bàn huyện do người dân cử ra và hoạt động dưới sự
quản lý và giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
Bảng:Danh sách các xã, thị trấn có Tổ thu gom rác thải sinh hoạt
Xã có tổ thu gom

Xã chưa có tổ thu
gom

Page 14

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Kỳ Sơn

Kênh Giang

Đông Sơn

An Sơn

An Lư

Kiền Bái

Quảng Thanh

Trung Hà

Cao Nhân

Hợp Thành

Thủy Triều

Minh Tân

Mỹ Đồng

Ngũ Lão

Lại Xuân


Hoa Động

Phục Lễ

Phù Ninh

Lâm Động

Phả Lễ

Chính Mỹ

Tân Dương

Lập Lễ

Hoàng Động

Dương Quan

Tam Hưng

Gia Đức

Thiên Hương

Minh Đức

Gia Minh


Núi Đèo

Lưu Kiếm

Liên Khê

Thủy Sơn

Lưu Kỳ

Thủy Đường

Hòa Bình

Đơn vị đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên.
-Việc thu gom rác của các xã trên địa bàn huyện hiện nay do UBND các xã
đảm nhiệm, với cách làm là giao cho các tổ đứng ra thu gom. Mỗi xã có từ 1-2 tổ thu
gom rác.
-Việc vận chuyển, xử lý CTSH trên địa bàn huyện do hạt quản lý đường bộ
đảm nhiệm. Đơn vị này được giao nhiệm vụ vận chuyển, xử lý rác tại thị trấn Núi Đèo,
TT Minh Đức và 5 xã: Thiên Hương, Thủy Đường, Trung Hà, Ngũ Lão, Mỹ Đồng,
lượng rác vận chuyển trung bình là 44,7m 3/ngày. Ngoài ra, việc thu dọn rác đường hè
khu TT thị trấn Núi Đèo cũng do đơn vị đảm nhiệm (diện tích đường quét dọn: 28.900
m2 , diện tích hè quét dọn :22.800 m 2 ). Hiện nay Hạt quản lý đường bộ được UBND
huyện giao quản lý và vận hành bãi rác Gia Minh.

2.2.1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG
a, Mặt đạt được:


Page 15

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công tác quản lý CTSH trên địa bàn huyện đã được xã hội hóa, đây là hình thức
có rất nhiều ưu điểm:Cải thiện chất lượng phục vụ, ngân sách nhà nước không phải chi
trả thường xuyên cho công tác quản lý chất thải của địa phương.
Mặc dù diện tích thu gom rất rộng, lượng chất thải ngày càng gia tăng, điều kiện
cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, song công tác
quản lý ở đây đã có rất nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn về nhiều mặt để thực hiện
nhiệm vụ về đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trên các trục đường lớn, đặc biệt là tuyến đương hè khu trung tâm TT Núi Đèo,
Hạt quản lý đường bộ đã bố trí người thu dọn rác thường xuyên, không còn tình trạng
rác tồn đọng trên đương phố, giảm đáng kể tình trạng người dân vứt rác ra đường,xã
nọ vứt rác sang xã kia.
b, Mặt tồn tại:
Mô hình quản lý rác thải trên địa bàn huyện còn chậm được đổi mới. Hiện nay
mới chỉ tập trung giải quyết CTSH, tuy nhiên chỉ có 26/37 xã đã có tổ thu gom rác,
lượng rác thải được thu gom chiếm tỉ lệ rất thấp.
Trong quá trình thu gom, rác thải không được phân loại tại nguồn. Đặc biệt
trong thành phần của rác thải, tỉ lệ rác hữu cơ chiếm tỉ lệ rất cao, đây là loại rác thải dễ
phân hủy, tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm tại điểm tập trung rác, bãi chôn lấp rác.
Hầu hết các điểm tập trung rác chưa được xây dựng, rác được đổ trực tiếp
xuống đường hoặc xuống đất, không có tường bao xung quanh, không có mái che, làm
tăng nguy cơ phát tán mùi trên diện rộng .
Phương tiện thu gom, vận chuyển còn thiếu, số phương tiện hiện cũng đã qua

sử dụng nhiều năm nên không đáp ứng được việc thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn
toàn huyện.
2.2.2 Nội dung 2: Đề xuất nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt.
2.2.2.1Giải pháp cải thiện phương thức thu gom, vận chuyển, xử lý CTSH.
Hiện nay, tỉ lệ rác được thu gom bình quân trên toàn huyện đạt tỉ lệ rất thấp, trừ
TT Núi Đèo có tỉ lệ thu gom khá cao, nhiều xã có tỉ lệ thu gom chỉ đạt 20-25%, lượng
rác tồn đọng lại trong các gia đình vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Trong những năm tới cùng với
sự phát triển kinh tế, lượng chất thải tạo ra càng nhiều, với phương thức thu gom, vận
chuyển xử lý nếu như hiện nay sẽ không thể đảm bảo tốt vấn đề vệ sinh môi trường. Vì
Page 16

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

vậy trong tương lai cần cải thiện hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý sao cho có thể
đảm bảo được hai tiêu chí: Mức độ vệ sinh và hiệu quả kinh tế.
a, Cải thiện phương thức thu gom CTSH.
Chuyển dần quy trình kép hiện nay (thu gom bằng xe đẩy tay và xúc thủ công lên
xe tải mui trần ) sang quy trình thu gom trực tiếp (quy trình thu gom một khâu, rác từ
thùng chứa được đổ trực tiếp lên xe thu gom có thiết bị nâng cơ học ) => đạt được
hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên đối với huyện Thủy Nguyên nếu áp dụng quy trình này này vào việc
cải tiến hệ thống thu gom CTSH trên địa bàn huyện sẽ gặp một số khó khăn như sau:
- Địa bàn huyện rất rộng, ngoài TT Núi Đèo có mật độ dân số đông, các xã còn
lại dân cư thưa thớt, nếu áp dụng phương pháp thu gom này sẽ phải đặt rất nhiều thùng
rác mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổ rác của người dân => tốn rất nhiều
kinh phí.

- Tỷ lệ dân số thành thị thấp (5%-6%), phần lớn người dân sống ở các ngõ xóm,
đường xá chật hẹp, không thuận tiện cho xe tải ra vào lấy các thùng chứa.
Vì vậy đối với CTSH phát sinh từ hộ gia đình, vẫn được thu gom bằng xe đẩy tay
như hiện nay, tuy nghiên để giảm bớt khối lượng rác vận chuyển và nâng cao hiệu quả
xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn phát sinh thành 3
loại cụ thể:
- Chất rắn thải hữu cơ: Đối với loại chất thải này cần khuyến khích người dân
tận dụng để phục vụ mục đích chăn nuôi ngay tại gia đình. Chất thải không tận dụng
được trong mục đích chăn nuôi như: lá cây, rơm rạ, vỏ hoa quả… đựng trong túi nilon
màu đen, thu gom để chế biến phân vi sinh.
- Chất thải vô cơ có thể tái chế được: giấy, nhựa , kim loại, thủy tinh…
- Chất thải rắn khác: cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ và các chất thải rắn còn
lại. Để lưu giữ loại chất thải rắn này thì các hộ gia đình nên dùng chính các túi nilon
phế thải rắn này hoặc các đồ chứa khác sẵn có trong dân như : xô, chậu hỏng, bao
dứa…Những thành phần này sẽ được xử lý bằng chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp.
Chất thải sau khi thu gom tại hộ gia đình sẽ được vận chuyển đến các điểm trung
chuyển trước khi vận chuyển đến điểm xử lý.
b, Cải thiện phương thức vận chuyển CTSH
Page 17

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hiện nay vận chuyển CTSH trên địa bàn huyện còn rất lạc hậu, chủ yếu phải sử
dụng sức người: rác sau khi được thu gom bằng xe đẩy tay được vận chuyển đến các
điểm trung chuyển rồi xúc thủ công lên ô tô. Phương pháp này mất rất nhiều thời gian,
công sức và không đảm bảo sức khỏe cho ngưởi công dân, ngoài ra rác đổ trực tiếp
xuống đường còn gây mất mỹ quan đô thị.

Vì vậy trong tương lai, phương thức vận chuyển này cần phải được cả tiến. Để có
thể đưa ra được một phương án vận chuyển chất thải vừa đảm bảo vấn đề môi trường,
vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thành phố Hải Phòng cùng với UBND huyện Thủy
Nguyên cần có quy hoạch tổng thể cho việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị vận
chuyển rác thải chuyên dụng như các xe ép rác có trọng tải lớn, xe có cần năng để lấy
rác trực tiếp từ các xe đẩy tay, giảm được khâu xúc rác thủ công từ dưới lòng đường
lên xe tải. Sử dụng phương tiện này có thể giảm bớt sức người và rút ngắn thời gian
lấy rác, vận chuyển rác, đồng thời vấn đề vệ sinh môi trường cũng được cải thiện.
Nhu cầu trang thiết bị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển CTSH, theo số liệu
thống kê thực tế hiện nay các thông số về khả năng thu gom, vận chuyển của các
phương tiện được xác định theo bảng dưới đây:
Loại phương tiện

Khối lượng vận Số

Xe tải chuyên dụng
Xe đẩy tay

chuyển
(tấn rác/chuyến)
4
0,18

chuyến

vận Khối lượng vận

chuyển trong ngày chuyển
(chuyến/ngày)
(Tấn rác/ngày)

3
12
3
0,54

Bảng: Dự báo nhu cầu về số lượng xe đẩy tay cần đầu tư trong
giai đoạn 2009-2020.
Đơn vị:Chiếc
Khu vực
TT Núi Đèo
Hoa Động
Lâm Động
Tân Dương
Dương Quan
Thủy Đường
Thủy Sơn
Toàn huyện

2009
9
5
3
9
8
10
3
184
Page 18

2010

9
5
3
10
8
10
3
185

2015
11
13
6
15
12
18
8
368

2020
15
27
13
21
18
31
16
753

Đoàn Thị Hảo - MT1101



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng: Nhu cầu về số lượng xe tải chuyên dụng cần đầu tư trong
giai đoạn 2009-2020.
Khu vực
Toàn huyện
Số xe tải

2009
35.900
8

2010
36.115
8

2015
72.603
17

2020
148.502
34

c, Cải thiện phương thức xử lý CTSH.
Do đặc điểm chất thải rắn của huyện Thủy Nguyên có thành phần chất hữu cơ cao,
vì vậy sau khi phân loại rất thích hợp làm phân bón, sử dụng phương pháp này sẽ giảm
diện tích chôn lấp chất thải rắn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Mặt khác Thủy

Nguyên lại là huyện nông nghiệp vì thế rất cần nguồn cung cấp phân hữu cơ để đảm
bảo nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Trong tương lai, lượng CTSH của huyện thải ra ngày càng cao, để giải quyết triệt
để những tồn tại bức xúc hiện nay của chất thải sinh hoạt, UBND huyện cần có những
giải pháp xây dựng cơ sở chế biến chất thải rắn thành phân hữu cơ, góp phần tiết kiệm
đất xây dựng đô thị và tăng tuổi thọ cho bãi chôn lấp chất thải rắn.
-Chế biến phân hữu cơ: Trong nghiên cứu này, đề xuất lựa chọn công nghệ xử
lý rác hữu cơ làm phân compost trên thiết bị thùng quay. Qua nghiên cứu thiết bị làm
phân compost hệ tĩnh.
- Tái chế chất thải: Khối lượng chất thải vô cơ có thể tái chế được trên địa bàn
toàn huyện là khoảng 1241,55 tấn/năm và có xu hướng ngày càng tăng. Đối với loại
chất thải này sẽ được thu gom, cung cấp cho các cơ sở sản xuất tái chế trong huyện
hoặc ngoài thành phố.
-Chôn lấp chất thải: Ngoài một phần chất thải được tái chế, các chất thải còn
lại bao gồm cả chất thải loại ra trong quá trình tái chế sẽ được chôn lấp tại các bãi
chôn lấp hợp vệ sinh.

Page 19

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Như vậy:
Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay công tác bảo vệ môi trường luôn
được Đảng, Nhà nước coi trọng. Thời gian qua huyện Thủy Nguyên, mặc dù đã đạt
được nhiều thành công trong công tác bảo vệ môi trường mà cụ thể là xã hội hóa thu
gom vận chuyển rác thải nhưng chưa đồng đều ở các địa phương. Nhằm thực hiện
thắng lợi Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 24/3/2005 của Ban thường vụ Thành Ủy Hải

Phòng về công tác bảo vệ môi trường đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị
quyết số 03-NQ/HU ngày 02/6/2006 của Ban thường vụ Huyện ủy về thực hiện
chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 20062010; Nghị quyết số 31/2006/NQ-HĐND 17 ngày 28/6/2006 của HĐND huyện khóa 17
về thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện giai
đoạn 2006-2010 và Đề án số 02/ĐA- UBND ngày 15/6/2006 của UBND huyện về
nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2006-2010. Cần cụ thể
hóa các phương án giải pháp để công tác bảo vệ môi trường thực sự có hiệu quả.
Để thực hiện nhiệm vụ Ban chủ nhiệm nhiệm vụ đã sử dụng các phương pháp
để thu nhập, phân tích số liệu nhằm đánh giá chính xác nhất hiện trạng công tác quản
lý, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn. Để có cơ sở đề xuất xác thực nhất các nhóm
giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Bên cạnh nhiều kết quả đạt
được Ban chủ nhiệm tin tưởng trong thời gian tới kho kết quả nhiệm vụ được triển
khai trên địa bàn, công tác quản lý thu gom rác thải sinh hoạt sẽ được cải thiện đáng
kể.
2.3 Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận:
+ Thủy Nguyên là một huyện ngoại thành Hải Phòng có tiềm năng phát triển kinh
tế, có tốc độ đô thị hóa nhanh nên lượng rác thải sinh hoạt ngày càng cao.
+ Công tác thu gom vận chuyển, xử lý rác thải đã được thực hiện trên địa bàn
nhưng còn đạt ở mức độ trung bình. Mặt khác, công tác thu gom và xử lý rác thải chưa
được quan tâm về nhân lực, đầu tư công nghệ và quản lý. Các bãi đổ rác chỉ mang tính
Page 20

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tình thế nên làm nảy sinh nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến mỹ quan, các thành phần môi
trường và sức khỏe người dân.

+ Rác thải chua được phân loại tại nguồn, chưa áp dụng phương pháp phân loại,
thu gom hợp vệ sinh.
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho người dân đã được thực hiện
nhueng hiệu quả chưa cao nên ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân còn
thấp gây khó khăn cho công tác quản lý.
2.4 Kiến nghị.
Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên tôi xin đưa ra một số đề nghị:
+ Tăng cường công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải có hiệu quả.
+ Cần có cán bộ chuyên trách về môi trường ở các cấp cơ sở, nâng cao năng lực
quản lý môi trường từ cấp xã, thị trấn.
+ Thành lập các tổ bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của các tổ chức quần
chúng trong công tác bảo vệ môi trường như hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
+ Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kỹ thuật thu gom, phân loại rác, có
trách nhiệm trong công việc của mình và chiu sự quản lý của từng xã.
+ Quản lý tập trung để nắm bắt được tình hình phát sinh rác thải của địa bàn, từ đó
dễ dàng lựa chọn biện pháp xử lý.
+ Tăng ngân sách nhà nước cho các hoạt động môi trường, tăng đãi ngộ cho công
nhân thu gom, xử lý rác thải.
+ Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa, tổ chức phổ
biến, giáo dục về môi trường cho người dân, đặc biệt vào đối tượng là thanh niên, công
nhân viên… đồng thời cần đưa ra các chế tài xử phạt đối với những người ko có ý thức
bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng kế hoạch xử lý rác thải cho tổng hợp cho toàn huyện.

Page 21

Đoàn Thị Hảo - MT1101



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Tập thể tác giả, 2001 “ Quản lý chất thải rắn”, Nhà xuất bản xây dựng
2, Đề án nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2006 2010
3, Báo cáo thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Thủy
Nguyên, tháng 3 năm 2011
4, Yeumoitruong.com.vn

Page 22

Đoàn Thị Hảo - MT1101


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

KẾT LUẬN
-----o0o----Qua thời gian thực tập ở phòng tài nguyên Môi trường huyện Thủy NguyênHải Phòng đã giúp em hiểu biết nhiều hơn về công việc của một kỹ sư môi trường
trong tương lai.
Quá trình thực tập đã tạo điều kiện cho em vận dụng những kiến thức mà em đã
được học khi ngồi trên ghế nhà trường vào thực tiễn. Qua đó giúp em củng cố thêm
kiến thức, nâng cao được năng lực thực tiễn và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý
báu cho bản thân.
Đồng thời qua quá trình thực tập giúp em nhân ra những hạn chế trong kiến
thức của bản thân và nhân thức rõ hơn về trách nhiệm của của một kỹ sư môi trường
trong tương lai là không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và bản lĩnh để phục vụ tốt
hơn cho cộng đồng.
Em xin chân thành cảm ơn

Page 23


Đoàn Thị Hảo - MT1101



×