Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.96 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KRÔNG BUK,
HUYỆN KRÔNG PĂK, TỈNH ĐĂK LĂK

Họ và tên: Phạm Thị Thơ
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp
Khóa: 2011 – 2015

Đăk Lăk, tháng 05 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KRÔNG BUK,
HUYỆN KRÔNG PĂK, TỈNH ĐĂK LĂK

Họ và tên: Phạm Thị Thơ
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp
Khóa: 2011 – 2015
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Nga

Đăk Lăk, tháng 05 năm 2015



LỜI CẢM ƠN

Sau một tháng rưỡi thực tập tại xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk
Lăk, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình
về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức, em đã hoàn thành đề tài thực tập của mình.
Cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến :
Quý thầy cô giáo trường ĐHTN, khoa Kinh Tế đã đem hết lòng nhiệt huyết
cũng như kiến thức của mình để giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Đặc biệt là cô TS. Đỗ Thị Nga đã tận tình hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Các cấp lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Ủy ban nhân dân xã Krông Buk,
cùng người dân tại xã đã tận tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết để
em hoàn thành báo cáo này.
Gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành
bài báo cáo một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thơ


MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................4

2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm...............................................................................................4
2.1.2. Nội dung của phát triển chăn nuôi ....................................................................4
2.1.3. Đặc điểm, Vai trò của chăn nuôi.......................................................................5
2.1.4. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi ...............................................................7
2.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................9
2.2.1. Thực trạng của chăn nuôi trên thế giới .............................................................9
2.2.2. Thực trạng chăn nuôi ở Việt Nam.....................................................................9
2.3. Phương hướng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ở nước ta. .................................13
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................13
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................................13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................13
3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................13
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................13
3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................13
3.2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn huyện ....................................17
3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội..............................................................18
3.2.5. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...............................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21
3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu.........................................................21
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin......................................................21
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu và thông tin ...........................................................22
3.3.4. Phương pháp phân tích....................................................................................22
3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................25


4.1.Thực trạng phát triển chăn nuôi tại xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk
Lăk.............................................................................................................................25

4.1.1. Quy mô chăn nuôi của xã................................................................................25
4.1.2. Cơ cấu trong chăn nuôi của xã .......................................................................26
4.1.3. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi của nông hộ trên địa bàn xã Krông Buk, huyện
Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk ..........................................................................................28
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk,
huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk................................................................................31
4.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố giống và thức ăn trong phát triển chăn nuôi...............31
4.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố nguồn nhân lực và kĩ thật trong phát triển chăn nuôi.....
...................................................................................................................................34
4.2.3. Ảnh hưởng của yếu tố chuồng trại và thú y, phòng bệnh trong phát triển chăn
nuôi............................................................................................................................35
4.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố vốn và khoa học, công nghệ trong phát triển chăn nuôi
...................................................................................................................................36
4.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ..........................................................................37
4.2.6. Phân tích SWOT .............................................................................................38
4.3.Đề xuất một số giải pháp để phát triển chăn nuôi của xã Krông Buk ................38
4.3.1. Cải thiện giống và đưa giống mới vào trong chăn nuôi trong nông hộ ..........38
4.3.2. Đổi mới và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi.....................................................39
4.3.3. Nâng cao năng lực cho nguồn lực cho chăn nuôi ...........................................41
4.3.4. Đảm bảo vệ sinh và công tác thú y trong chuồng trại.....................................41
4.3.5. Tăng nguồn vốn đầu tư và áp dụng khoa học, công nghệ trong chăn nuôi ........
...................................................................................................................................42
4.3.6. Ổn định thị trường tiêu thụ cho chăn nuôi ......................................................43
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................44
5.1. Kết luận ..............................................................................................................44
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................45
5.2.1. Đối với nhà nước.............................................................................................45
5.2.2. Đối với xã Krông Buk.....................................................................................46
5.2.3. Đối với hộ chăn nuôi.......................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................47



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diện tích cơ cấu các nhóm đất loại đất xã Krông Buk ................................16
Bảng 2: Thành phần dân tộc......................................................................................17
Bảng 3: Số hộ chăn nuôi đại diện cho xã Krông Buk ...............................................21
Bảng 4: Số lượng vật nuôi qua các năm trên địa bàn xã Krông Buk........................25
Bảng 5 : Cơ cấu giá trị của đàn vật nuôi trên địa bàn xã ..........................................26
Bảng 6: Số lượng đầu vật nuôi theo nhóm hộ...........................................................28
Bảng 7: Kết quả chăn nuôi phân theo nhóm hộ .......................................................29
Bảng 8: Hiệu quả chăn nuôi phân theo nhóm hộ ......................................................30
Bảng 9: Diện tích trồng cỏ ở các nhóm hộ................................................................33
Bảng 10: Tình hình nhân khẩu lao động của các nhóm hộ .......................................34
Bảng 11: Diện tích chuồng trại của các nhóm hộ .....................................................35
Bảng 12: Tình hình vốn của các nhóm hộ ................................................................37
Bảng 13: Thức ăn tự chế cho lợn theo từng giai đoạn .............................................40


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Dịch nghĩa

1

ATVSTP


An toàn vệ sinh thực phẩm

2

CN

Công nghiệp

3

FAO

Tôt chức an ninh lương thực thế giới

4

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

5



Quyết định

6

TCN


Thủ công nghiệp

7

USAD

Bộ nông nghiếp Hoa Kì

8

TMDV

Thương mại dịch vụ

9

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

10

TTP

Hiệp hội Châu Á Thái bình Dương

11

TW


Trung ương

12

XD

Xây dựng


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa tới nay người dân Việt Nam ta đã gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, dân sô Việt Nam có 90.493.352 người có khoảng 66,9% dân cư tập
trung ở nông thôn và lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh
tế năm 2014 ước tính 53,0 triệu người, tăng 0,8 triệu người (+1,56%) so với năm
2013 (Tổng cục thống kê, 2014). Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số lực lượng lao động toàn xã
hội làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp cho thấy nông nghiệp vẫn còn giữ
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nó chiếm 20% trong tổng GDP
của cả nước trong 20% (Tổng cục thống kê, 2014). Sản xuất nông nghiệp không chỉ
cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt
hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Nên cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc và chuyển
biến rõ rệt. Trong ngành trồng trọt các hoạt động trồng ngũ cốc cũng chuyển ra các
loại hạt và trồng các loại cây làm thức ăn chăn nuôi. Chăn nuôi cung cấp các loại có
giá trị kinh tế cao như thịt, cá, trứng, sữa, mật ong…. Nhằm đáp ứng các nhu cầu
tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều
sản phẩm làm nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Trong nông nghiệp chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt
không chỉ có tác động tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái
tạo hệ sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thái. Mặc dù vai trò của trồng trọt có giảm
sút nhưng vai trò của chăn nuôi nói chung càng ngày càng tăng. Theo thống kê cuối
năm 2014 đàn trâu cả nước năm nay có 2,5 triệu con, giảm 1,9% so với năm 2013 do
điều kiện bãi chăn thả bị thu hẹp; đàn bò có 5,2 triệu con, tăng 1,5%, riêng chăn nuôi
bò sữa tiếp tục tăng nhanh, tổng đàn bò sữa năm 2014 của cả nước là 227,6 nghìn
con, tăng 22,1% so với năm 2013; đàn lợn có 26,8 triệu con, tăng 1,9%; đàn gia cầm
có 327,7 triệu con, tăng 3,2% (Đàn gà 246 triệu con, tăng 4,9%). Sản lượng thịt hơi
các loại năm nay ước tính đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 86,9 nghìn tấn,
tăng 1,6%; sản lượng thịt bò đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt lợn đạt 3,4


triệu tấn, tăng 3,1%; sản lượng thịt gia cầm đạt 875 nghìn tấn, tăng 5,3% (Tổng cục
thống kê, 2014). Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi là xu hướng chuyển
dịch trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi để
phát triển tuy nhiên vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức, đặt biệt là trong
lĩnh vực chăn nuôi. Ngành chăn nuôi của nước ta đang đối đầu với nhiều khó khăn
như dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng cao, nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm từ các nước
phát triển... Vì vậy phát triển chăn nuôi là vấn đề rất được quan tâm.
Chăn nuôi nông hộ còn nhiều hạn chế như: Năng suất, hiệu quả thấp; dịch
bệnh diễn biến ngày càng phức tạp; khả năng kiểm soát môi trường thấp; các chính
sách, nguồn lực nhiều năm qua chưa tập trung nhiều cho chăn nuôi nông hộ. Chăn
nuôi là một ngành sản xuất chính, chủ yếu có từ lâu đời và chủ yếu từ các hộ gia
đình ở nước ta. Chăn nuôi được coi là nguồn thu chính cho nông nghiệp giúp họ
nâng cao đời sống và vươn lên làm giàu vì vậy phát triển chăn nuôi là vẫn đề rất
được quan tâm.
Xã Krông Buk là một xã thuộc huyện Krông Păk , tỉnh Đăk Lăk, với đặc điểm
địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, thảm thực vật phong phú đa dạng
nên có thể tạo ra nguồn thức ăn ổn định tạo cho Krông Buk có những điều kiện cơ

bản để phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên những năm gần, đây việc khai thác các
nguồn tiềm năng trên cho phát triển chăn nuôi chưa hiệu quả, tốc độ tăng trưởng
đàn vật nuôi thấp và không đều qua các năm. Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn về
giống, vốn, kĩ thuật chăm sóc, thị trường tiêu thụ… Nên chăn nuôi ở xã hiện nay
chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình, mang tính chất tự túc, tự phát, chăn nuôi theo
phương thức lấy công làm lãi, nhằm tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt, sinh
hoạt, lấy phân, tận dụng lao động nhàn rỗi do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao. Vậy
thực trạng chăn nuôi của nông hộ ở đây như thế nào? Hiệu quả đạt được như thế
nào? Làm thế nào để phát triển chăn nuôi ở địa phương trong thời gian tới? Từ các
vấn đề trên em chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất chăn nuôi tại xã
Krông Buk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk’’


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện Krông
Păk, tỉnh Đăk Lăk;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk,
huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk;
- Đề xuất những giải pháp phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện
Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng theo hướng có lợi
cho cuộc sống của con người và phân phối công bằng thành quả tăng trưởng cho xã

hội (Weitz , 1995).
Theo ngân hàng thế giới (WB) phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh
tế, nó bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình
đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World
Bank, 1992).
Phát triển được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát
triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết
hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội của mỗi
quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006)
Từ hai khái niệm trên ta có thể rút ra được khái niệm: Phát triển chăn nuôi là
quá trình thay đổi liên tục của chăn nuôi làm tăng trưởng liên tục về quy mô, số
lượng, cơ cấu, hiệu quả chăn nuôi của đàn vật nuôi trên một địa bàn nhất định theo
hướng có lợi cho cuộc sống của người chăn nuôi.
2.1.2. Nội dung của phát triển chăn nuôi
Trong phát triển chăn nuôi mục đích đặt ra đối với quá trình chăn nuôi ở các
nhóm hộ khác nhau do vậy việc vận dụng các chỉ tiêu để đánh giá phát triển chăn
nuôi cũng khá đa dạng. Các hộ nông dân trước tiên chăn nuôi đối với họ là để đáp
ứng nhu cầu của hộ, sau đó là tạo việc làm trong thời gian nông nhà hay rảnh rỗi,
tiếp theo đó là tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt thường ngày sau đó mới
tới lợi nhuận tích lũy. Phát triển là một xu hướng luôn luôn tồn tại trong mọi hoạt
động kinh tế và đối với chăn nuôi cũng vậy. Vì thế việc nỗ lực tìm cách phát triển
chăn nuôi toàn diện mọi mặt về cả quy mô, cơ cấu, hiệu quả kinh tế được coi là
quyết định sự tồn tại của chăn nuôi. Nội dung của việc xác đinh sự phát triển của
chăn nuôi trên địa bàn xã xuất phát từ những ba nội dung chính sau:
Một là sự tăng trưởng về quy mô, số lượng và giá trị của đàn vật nuôi là sự tăng lên
về số đầu vật nuôi trong một khoảng thời gian nhất đinh nó không chỉ đơn thuần là


tăng số lượng mà kèm theo đó là cả sự gia tăng về giá trị kinh tế, các nguồn lực đầu
tư đầu vào như giống, thức ăn, thuốc thú y và một số chi phí khác.

Hai là sự thay đổi cơ cấu của từng loại vật nuôi trong đàn vật nuôi là sự thay
đổi giá trị của từng loại vật nuôi trong tổng giá trị chăn nuôi của xã. Nó sẽ cho ta
thấy được chiều hướng thay đổi của các loại vật nuôi và người dân chọn chăn nuôi
con gì mang lại hiệu quả cho mình là cao nhất và theo hướng các loại vật nuôi đòi
hỏi kinh nghiệm, kĩ thật cao hơn, thời gian sinh trưởng ngắn mà đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
Ba là hiệu quả chăn nuôi tăng lên nội dung này phản ánh hiệu quả chăn nuôi
của người chăn nuôi được lợi như thế nào khi đầu tư các nguồn lực như vốn, lao
động, điện tích đất cho chăn nuôi.
Đánh giá kết quả, hiệu quả chăn nuôi của nông hộ thông qua một số tiêu chí
định lượng như: quy mô, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của lao động trong chăn
nuôi.
2.1.3. Đặc điểm, vai trò của phát triển chăn nuôi
2.1.3.1. Đặc điểm của chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai ngành chính của sản xuất nông nghiệp song lại có
những đặc điểm rất riêng rất khác với ngành trồng trọt đó là:
Thứ nhất đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật,
có hệ thần kinh cao cấp, có những quy luật sinh vật nhất định. Để tồn tại các đối
tượng này luôn luôn cần đến một lượng thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên.
Không kể là cá đối tượng này có nằm trong quá trình sản xuất hay không. Từ đặc
điểm này, đặt ra cho người sản xuất ba vấn đề như sau: một là bên cạnh việc đầu tư
cơ bản cho đàn vật nuôi phải đồng thời tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức
ăn để duy trì và phát triển đàn vật nuôi này. Hai là phải đánh giá chu kì sản xuất và
đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý trên cơ sở tính toán cân đối giữa chi phí sản
xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải để
lựa chọn thời điểm đào thải, lựa chon phương thức đầu tư mới hay duy trì tái tạo
phục hồi, Ba là, do có hệ thần kinh, nên vật nuôi thường rất nhạy cảm với môi
trường sống, do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc hết sức ưu ái, phải có biện
pháp kinh tế, kĩ thuật phòng bệnh, đồng thời tạo điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho
vật nuôi phát triển.



Thứ hai, chăn nuôi có thể mang tính chất sản xuất như công nghiệp hoặc di
động phân bán mang tính chất như sản xuất nông nghiệp. Chính đặc điểm này đã
làm xuất hiện ba phương thức chăn nuôi khác nhau là phương thức chăn nuôi tự
nhiên, phương thức chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi sinh thái.
Thứ ba, chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Do vậy
tùy theo mục đích sản xuất để quyết định sản phẩm nào là chính sản phẩm nào là
phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư.
Trong chăn nuôi thức ăn là nguồn nguyên liệu cơ bản. Nó yêu cầu liên tục
không được dừng trong một chu kì sinh trưởng của vật nuôi nên nguồn nguyên liệu
thức ăn, đặc điểm và tính hữu hiệu của thức ăn chăn nuôi sẽ quyết định tính chất,
đặc điểm và năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Do vậy phát triển sản xuất chăn
nuôi đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi là một nội dung và là cơ sở quan
trọng của phát triển ngành chăn nuôi.
Thức ăn chăn nuôi bao gồm nhiều loại có nguồn gốc khác nhau, về cơ cấu,
thức ăn phải đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các yếu tố: chất thô, chất bột, đạm và
muối khoáng vv.. tùy theo phương thức chăn nuôi mà cơ cấu giữa các yếu tố này
khác nhau cho phù hợp. Vì vậy việc khai thác và sản xuất thức ăn chăn nuôi cần
phải chú ý đảm bảo đủ cả lượng và chất của từng loại thức ăn cho từng loại gia súc
nuôi nhằm tái sản xuất nhanh đàn gia súc các loại (Tuyết Hoa Niê Kđăm, 2006).
2.1.3.2. Vai trò của chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất ông
nghiệp. Ở nước ta chăn nuôi cung cấp khoảng 27% tổng sản phẩm nông nghiệp
(Tổng cục thống kê, 2014). Việc nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân
dân, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn phụ thuộc đáng kể vào sự
phát triển của ngành chăn nuôi. Theo Cục Chăn nuôi, mức tiêu thụ sản phẩm chăn
nuôi bình quân/người/năm 2014 ước đạt: 50,0 kg thịt hơi các loại (tăng 1,4% so
2013), 88,7 quả trứng (tăng 2,7%), 5,8 lít sữa (tăng 14,2%) (Chăn nuôi Việt Nam,
2014).

Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người các loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng. Ngành chăn nuôi thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển. Các
cơ sở chế biến được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở phát triển của ngành
chăn nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp để sản xuất


ra các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị. Các sản phẩm phụ lò mổ được sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau như : bào chế thuốc, sản xuất bột máu, bột
xương dùng trong chăn nuôi.
Hiện nay chăn nuôi nước ta nói chung loại hình chủ yếu là chăn nuôi hộ gia
đình. Loại hình này ở các nước phát triển có vai trò rất to lớn và quyết định trong
sản xuất nông nghiệp, đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội là từ trong
các hộ gia đình. Kinh tế hộ ở nước ta cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp đất nước, vai trò của nó thể hiện rõ nét ở cả về kinh tế, xã hội, môi trường.
Về mặt kinh tế chăn nuôi góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các
loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóa cao.
Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chăn nuôi hộ gia đình góp
phần thúc đẩy công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở
nông thôn. Thực tế cho thấy rằng các hộ chăn nuôi ở những nơi có điều kiện bao
giờ cũng có quy mô và khai thác sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực trong
nông nghiệp nông thôn so với nông hộ bình thường ở điều kiện không tốt. do vậy
phát triển kinh tế nông hộ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông
nghiệp và kinh tế nông thôn.
Về mặt xã hội, phát triển chăn nuôi hộ góp phần làm tăng số hộ giàu trong
nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động. Mặt khác phát
triển chăn nuôi hộ còn phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn, tạo tấm gương
cho các hộ nông dân về cách tổ chức quản lý kinh doanh. Phát triển chăn nuôi hộ
góp phần giả quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn nước ta.
Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ, vì lợi ích thiết thực. lâu dài
của mình mà các hộ luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo về các yếu tố

môi trường, trước hết là phạm vi không gian sinh thái và sau đó nữa là phạm vi từng
vùng. Các hộ ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, phủ
xanh đất trống đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc này đã
tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng đất nước.
2.1.4. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi
Cung cấp thực phẩm : con người cần có những chất dinh dưỡng để duy trì sự sống.


Ngoài nước và không khí, con người cần những nguyên liệu cung cấp năng lượng,
cung cấp những chất cần thiết để cấu tạo nên cơ thể… để con người sinh trưởng và
phát triển.
Một trong những nguồn nguyên liệu là thịt, trứng, sữa, cá.. có giá trị dinh
dưỡng cao, không những cung cấp thêm chất bể mà còn thay thế một phần lương
thực.
- Cung cấp phân bón : Phân do gia súc thải ra hàng ngày là phân hữu cơ có tác
dụng làm tăng độ xốp và độ phì của đất. phân này có hàm lượng cao về Nitơ, phôt
phat và kali… đóng góp tích cực và việc thâm canh tăng năng suất cây trồng. Lượng
phân do gia súc, gia cầm thải ra trung bình ở gà là 50 -60kg/con/năm, vịt 75-90
kg/con/năm, ngỗng 125-150 kg/con/năm, trâu/bò 4500 kg/con/năm, lợn là 1000
kg/con/năm.
- Cung cấp sức kéo : Hiện nay mặc dù máy móc hiện đại nhưng sức kéo vẫn
được sử dụng nhiều ở vùng cao như ngựa, lừa, trâu bò, trong việc khai thác gỗ, cày
bừa, kéo xe vận chuyển ở nông thôn …ngay cả những nước tiên tiến vẫn dùng sức
kéo của các động vật như voi, lạc đà, ngựa..
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp và y học :
+ Da, xương, sừng, móng : Dùng trong công nghiệp và thủ công nghiệp tạo ra
các sản phẩm như giày, dép, bóng, keo dán, đồ mỹ nghệ…
+ Lông dùng để làm chăn gối, lên và các loại áo ấm
+ Ngành y học đã sử dụng mật gấu để sử dụng làm một số loại thuốc chữa
bệnh.

+ Trứng gà dùng để chế vacxin, thuốc bóng ảnh..
- Tận dụng các phế phụ phẩm của các ngành công nông nghiệp như cám, tấm,
bổi, bột cá, bã nắm, bã bia, bã đậu, bột thịt, bột xương, bột máu, vỏ dứa, vỏ dưa, bã
mía, rỉ mật…
- Phục vụ quốc phòng như bao súng, bao đạn, ngựa dùng để cưỡi, chó đánh
hơi, voi để kéo, thịt nuôi quân…
- Cung cấp hàng xuất khẩu như con giống được bán nước ngoài, da để là giày,
áo, mũ để xuất khẩu ; thịt hộp xuất khẩu, trứng muối xuất khẩu, vỏ trứng đà điểu
dùng làm đồ trang sức để xuất khẩu (Phạm Quang Hùng và cộng sự, 2012).


2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng chăn nuôi trên thế giới
Theo báo cáo mới nhất của FAO, giá lương thực toàn cầu tháng 10/2014 giảm
tháng thứ 7 liên tiếp, là đợt giảm dài nhất kể từ năm 2009. Giá sữa và thịt giảm
trong bối cảnh sản lượng tăng. Chỉ số giá lương thực giảm 6,9% so cùng kỳ 2013.
Chỉ số giá sữa trung bình tháng 10/2014 giảm 1,9% so tháng 9/2014 và giảm 26,6%
so tháng 10/2013. Chỉ số thịt của FAO trong tháng 10/2014 giảm 1,1% xuống còn
208,9 điểm, giảm 2 tháng liên tiếp từ mức kỷ lục 212 điểm trong tháng 8/2014. Chỉ
số giá ngũ cốc tháng 10/2014 tăng 0,2% lên 178,4 điểm. Sau 5 tháng giảm mạnh,
giá lúa mì và ngũ cốc (hạt to) toàn cầu tăng nhẹ trong tháng 10/2014 do thu hoạch
tại Mỹ chậm lại và sản lượng tại Úc giảm. FAO đã nâng dự báo sản lượng lúa mì
toàn cầu 2014-2015 thêm 4,1 triệu tấn lên kỷ lục mới 722,6 triệu tấn và giảm dự báo
ngô 5 triệu tấn xuống còn 1,303 tỉ tấn. Giá nguyên liệu TACN tăng nhẹ so tháng
trước nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013 do thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến
đậu tương, ngô ở châu Mỹ, Úc. Giá ngô thế giới phục hồi trở lại từ tháng 10/2014
lên mức 167,05 USD/ tấn do nhu cầu cầu sản xuất TACN tăng mạnh cùng với thời
tiết bất lợi làm chậm tiến độ thu hoạch ngô ở một số bang trồng chính tại Mỹ (Chăn
nuôi Việt Nam, 2014).
USDA dự báo sản lượng và thương mại thịt toàn cầu 2015 cho thấy sự sụt

giảm trong sản xuất thịt bò thế giới là 1,4% trong năm 2015 so với mức tăng trưởng
1,1% trong sản xuất thịt heo và 1,5% đối với thịt gà (Chăn nuôi Việt Nam, 2014).
2.2.2. Thực trạng chăn nuôi ở Việt Nam
Trong lịch sử, nền nông nghiệp nước ta vốn đã là nền nông nghiệp lúa nước,
chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển như là một ngành sản xuất độc lập, mà
mới được coi là một hoạt động sản xuất phụ nhằm hỗ tợ cho ngành trồng trọt. Mục
đích của chăn nuôi là lấy thịt, trứng, sữa không được người dân nhắc đến dường
như người ta chỉ hướng tới mục tiêu cung cấp sức kéo làm đất và cung cấp phân
bón cho cây trồng.
Sau ngày hòa bình và thống nhất đất nước, nền kinh tế bước vào giai đoạn
phục hồi và phát triển – vị trí của chăn nuôi đã được nhìn nhận và đánh giá đúng với
mục tiêu phấn đấu đưa chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính trong nông
nghiệp. Nhờ đó, ngành chăn nuôi nước ta đã có bước chuyển biến tích cực so với


năm 1975 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (tính theo giá cố định 1994) năm 200
tăng gấp 3,3 lần. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng từ 14,62% năm 1975 lên 19,7% năm 2000 (Tuyết Hoa Niê Kđăm,
2006).
Điều đáng ghi nhận, trước đây chăn nuôi chủ yếu dùng để cày kéo thì hiện nay
đang chuyển sang mục tiêu lấy thịt lấy sữa theo mô hình chăn nuôi theo phương
thức công nghiệp. Ngoài biến đổi số lượng thì còn có sự biến đổi về việc đưa giống
mới trong sản xuất chăn nuôi, thay đổi phương thức chăn nuôi từ chăn thả tự nhiên
theo phương thức thâm canh. Ngành sản xuất và chế biến thức ăn gia súc ra đời và
phát triển, nhiều cơ sở thức ăn theo phương thức công nghiệp đã phát triển góp phần
thúc đẩy phương thức chăn nuôi công nghiệp mạnh trong những năm gần đây. Một
số sản phẩm chăn nuôi trong nước đã trở thành một mắt hàng xuất khẩu chiến lược
có giá trị kinh tế cao như xuất khẩu lợn sữa, lợn thịt.
Và tới nay năm 2014 ngành chăn nuôi đã đạt được những thành tựu nhất định
và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong nền kinh tế của Việt Nam được thể

hiện qua một số con số nhất định sau:
Mặc dù sản uất năm 2014 diễn ra trong bối cảnh chịu tác động bất lợi nhưng
kết quả chăn nuôi cho thấy cơ cấu sản xuất chăn nuôi chuyển đổi nhanh theo hướng
hộ chăn nuôi lớn, hộ chuyên nghiệp, trang trại. xuất hiện ngày càng nhiều mô hình
liên kết trong sản xuất. Tăng trưởng của ngành đạt kết quả khả quan. Cụ thể: theo
tổng cục thống kê, đàn trâu cả nước đạt 2,5 triệu con, giảm 1,9% so với cùng thời
điểm 2013 chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng trung du. Đàn bò có 5,2 triệu con
tăng 1,4% do chính sách hỗ trợ chăn nuôi bò được triển khai ở nhiều địa phương
cộng với giá thịt bò hơi ổn định người chăn nuôi bò có lãi. Tổng đàn bò sữa đạt
217,7 ngàn con, tăng 2,15 so với 2013 chủ yếu do dịch bệnh được khống chế, thức
ăn chăn nuôi khá ổn định. Tổng đàn gia cầm cả nước đạt 328,1 triệu con, tăng 4,6%
trong đó đàn gà đạt 243 triệu, tăng 4,7% (Chăn nuôi Việt Nam, 2014).
Theo cục chăn nuôi, mắc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi/người/năm 2014 đạt
50kg thịt hơi các loại (tăng 1,4% so với 2013), 88,7 quả trứng (tăng 2,7%) hiện nay
các địa phương đang tăng cường công tác kiểm soát gia cầm nhập lậu, dịch bệnh
trên gia cầm cơ bản được khống chế nên người chăn nuôi yên tâm đầu tư tái đàn,
chuẩn bị nguồn thực phẩm cho thị trường tết 2015 (Chăn nuôi Việt Nam, 2014).


Tình hình thế giới USDA dự báo sản lượng và thương mại thịt toàn cầ 2015
cho thấy sự sụt giảm trong sản xuất thịt bò thế giới là 1,45 trong 2015 so với mức
tăng trưởng 1,1% trong sản suất thịt heo và 1,5% đối với thịt gà. Bên canh đó sản
lượng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng lên nên sẽ làm cho giá của các loại
sản phẩm chăn nuôi giảm xuống do sản lượng tăng lên (Chăn nuôi Việt Nam,
2014).
Bên cạnh đó nhà nước ban hành Một số Chương trình, chính sách về phát triển chăn
nuôi thuận lợi hơn cụ thể như:
 Để phát triển chăn nuôi trong giai đoạn 2001-2010, Chính phủ đã ban hành
nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung vào một số lĩnh vực
chính với nội dung cơ bản đó là:

Chính sách phát triển giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời
kỳ 2000-2010 Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 và
Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 với nội dung chính là
cải tạo, nhân giống phục vụ sản xuất để củng cố và từng bước hiện đại hoá hệ thống
nghiên cứu, sản xuất giống ở các cơ sở giống TW và một số địa phương; đã chọn
tạo và nhập bổ sung một khối lượng giống vật nuôi [Thư viện pháp luật, 2006).
Chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu Quyết định 166/2001/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ với nội dung chính là chăn
nuôi lợn mang tính chuyên nghiệp cao, phát triển chăn nuôi trang trại có quy hoạch;
các chính sách đủ mạnh và đồng bộ, nhất là đất đai, tín dụng và thị trường; nâng
cao năng suất chăn nuôi, tăng giá thành, quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm (Thư viện pháp luật,2001).
Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế
biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp Quyết định
394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ với nội dung
chính là hình thành một số mô hình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm theo phương
thức công nghiệp đảm bảo chất lượng và ATVSTP; góp phần phát triển hệ thống
chăn nuôi gia cầm trang trại, khôi phục nhanh đàn gia cầm chăn nuôi theo hướng
công nghiệp (Thư viện pháp luật, 2006).
Ngày 04/9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐTTg quy định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn


2015 – 2020. Quyết định này quy định một số chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về
phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm
nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường (Thư viện Pháp luật,
2014).
Bên cạnh đó có một số chính sách mới hỗ trợ để chăn nuôi phát triển trong
thời gian tới như chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp quyết
định 14/11/2013, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 68/2013/QĐ-TTg
về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo đó các hộ, các hợp tác xã

trồng trọt, chăn nuôi và các doanh nghiệp có kí kết hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu
thụ nông sản, dịch vụ cơ giới nông nghiệp, thiết bị nhắm giảm tổn thất trong nông
nghiệp (Thư viện pháp luật, 2014).

2.3. Phương hướng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ở nước ta.
Những thành tựu về phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã góp phần
thay đổi cơ cấu tiêu dùng trong dân cư. Chuyển từ sản phẩm chính của trồng trọt
như lương thực sang tiêu dùng các sản phẩm cao cấp như thịt, trứng, sữa, thủy
sản… do vậy hiện tại và tương lai nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng lên
nhanh chóng. Bên cạnh đó nước ta cũng có nhiều tiềm năng đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi trên tất cả các phương diện lấy thịt, lấy sữa. Vì vậy mục tiêu phát triển
chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính độc lập trong nông nghiệp không chỉ
là ước muốn mà là một mục tiêu phấn đấu có đầy tiềm năng và hiện thực.
- Để thực hiện được mục tiêu đề ra, phát triển chăn nuôi ở nước ta trong thời
gian tới cần chú ý một số biện pháp cơ bản sau đây:
- Xác định đúng vị thế, tiềm năng và thế mạnh của mỗi vùng để phát triển các
hoạt động chăn nuôi phù hợp.
- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển ứng dụng các tiến bộ về khoa học kĩ thuật
trong chăn nuôi.
- Đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn thức ăn vững chắc cho chăn nuôi.
- Là tốt công tác thú y để đảm bảo phòng trừ dịch bệnh cho gia súc (Tuyết Hoa
Niê Kđăm, 2006).


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng phát triển chăn nuôi của xã xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh
Đăk Lăk. Đối tượng khảo sát là các hộ có chăn nuôi.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi không gian
- Trong địa bàn của xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.
3.1.2.2. Phạm vi thời gian
- Thời gian thu thập số liệu trong khoảng thời gian từ 2012 -2014
- Thời gian thực hiện từ: 16/3/2015 -15/5/2015
3.1.2.3. Phạm vi nội dung
- Thực trạng phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk, huyện Krông
Păk, tỉnh Đăk Lăk;
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông
Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk;
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Krông Buk,
huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.

3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Krông Buk là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Krông Păk. Trung tâm
Krông Buk có vị trí tại 110 km quốc lộ 26 về hướng đông cách trung tâm huyện
khoảng 14 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột 44 km. quốc lộ 26 chạy qua với
chiều dài qua xã 7 km, đi từ Nha Trang đến Buôn Ma Thuột chạy theo hướng đông
tây là tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh tây nguyên duyên hải miền trong với
các tỉnh Tây Nguyên.
Krông Buk co nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp mang tính sản xuất
hàng hóa cao, phát triển các loại cây trồng.
Krông Buk, có tiềm năng về đất đai, cây hàng năm ( diện tích cây hàng năm
chiếm 2,929.35 ha chiếm 52.87 % diện tích đất tự nhiên) cây chủ lực gồm các loại


như : ngô, lúa, khoai, sắn. và một số cây lâu năm như : Cà phê, tiêu, cây ăn trái,

tổng diện tích là 494.90 ha(chiếm 8.93 % diện tích tự nhiên).
Về vị trí địa lý: phía Đông giáp huyện Ea Kar, phía Bắc giáp huyện Krông
Buk, phía Nam giáp xã Ea Karly - huyện Krông Păk, phía Tây giáp xã Ea Phê huyện Krông Păk.
Từ những điều kiện trên nên xã có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã
hội. Hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp, thương
nghiệp và dịch vụ.
3.2.1.2. Điều kiện khí hậu


Khu vực xã Krông Buk mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nhiệt

độ điều hòa quanh năm, khí hậu trong năm chia làm hai mùa cơ bản:
-Mùa mưa: từ tháng 5 đén tháng 12 chiếm 81,60 % tổng lượng mua cả năm
-Mùa khô: từ tháng 1 tới tháng 4 năm sau, kì mưa ít, bằng 8,4 phần trăm lượng
mua cả năm.


Nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân ngày 23- 24 0C
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 5) 26,5 0C
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 12) 19 0C
Biên độ nhiệt trung bình năm 4-6 0C nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
đêm khá cao từ 10-12 0C.



Lượng mưa
Tổng lượng mưa bình quân năm 1400-1500 mm.




Tổng số giờ nắng trong năm 2,370 giờ



Gió có hướng chủ yếu là gió hướng đông bắc thổi từ thang 12-4. Hường gió

tây nam thổi từ tháng 5-10


Độ ẩm không khí trung bình khoảng 82%



Lượng bốc hơi trung bình năm đạt từ 1,026.3 mm



Sưng mù có tần xuất sương mù bình quân là 2,2 %



Gió khô nóng có tần suất xuất hiện 3,9%


3.2.1.3. Địa hình
Địa hình của xã có độ cao có độ cao từ 445.60 đến 546.80 m. Nhìn chung địa
hình của xã có độ dốc vừa phải (từ 0.5%- 3%), hướng dốc chủ yếu theo hướng tây
bắc – đông năm (thấp dần về hướng đông nam).
Riêng địa hình khu vực tây nam trung tâm xã, địa hình thấp dần theo hướng

đông bắc – tây nam, thấp dần từ quốc lộ 26 về khu vực giáp xã Ea Phê.
Khu vực trung tâm xã có địa hình dốc nhỏ, một số khu vực khá bằng phẳng
thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế xã hội sản xuất.
3.2.1.4. Tài nguyên


Tài nguyên đất
Theo kết quả điều ta thổ nhưỡng năm 1978- 1979 do viện quy hoạch và thiết

kế nông nghiệp và điều tra bổ sung của phân viên quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp miền trung vào năm 2004 và kết quả kiểm kê đất đai 2010 trên địa bàn có
các loại đất như đất phù sa, xám và bạc màu, đen và đất đỏ vàng xem chi tiết tại
bảng 1.


Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: các suối chính chảy trên địa bàn xã là các suối Ea Kuăng, Ea

Siên, Ea Đrang, Ea Muich, Ea Cung, Ea Krông Buk. Tổng chiều dài các suối chảy
qua xã 43,40 km. sông suối trên địa bàn chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Trên
địa bàn có hồ Krông Buk và hệ thống mương đập Krông Buk Hạ đang hoạt động
đảm bảo nước tưới cho một số diện tích cây nông nghiệp của xã.


Tài nguyên khoáng sản
Hiện tại trên địa bàn có 3 mỏ đá đã được UBND tỉnh cho phép các công ty

khai thác, chủ yếu là khai thác đá xây dựng, các cơ sở khai thác đã giải quyết công
ăn việc làm cho một số lao động trên địa bàn.



Tài nguyên nhân văn du lịch
Trên địa bàn có nhiêu thành phần dân tộc tây nguyên như : Ê Đê, Khơ ho, Gia

Rai và các dân tộc miền núi phía bắc định cư trên địa bàn xã như Tày, Nùng,
Mường, Thái… cộng đồng các dân tộc với truyền thống riêng đã hình thành nên
những nền văn hóa đa dạng độc đáo. Hiện nay vẫn còn duy trì được một số lễ hội
văn hóa truyền thống như lễ hội cúng lúa mới, lễ hội bỏ mả, lễ vòng đời… và các di
sản văn hóa cồng chiêng..


Hồ Krông Buk đã được xây dựng hoàn thiện với diện tích hồ lớn và cảnh quan
xung quanh khu vực hồ có thể xây các khu du lịch sinh thái.
Bảng 1: Diện tích, cơ cấu các nhóm đất loại đất xã Krông Buk
STT Tên đất
I

Nhóm phù sa

1

Đất phù sa Glây

2

Kí hiệu

Cơ cấu %

Diện tích


11,17

618,83

Pg

2,35

130,1

Đất phù sa có tầng loang lổ Pf

8,82

488,73

đỏ và
II

Nhóm đất xám và bạc màu

1,76

97,79

1

Đất xám phù sa cổ


1,76

97,79

III

Nhóm đất đen

18,06

1.000,52

1

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ Rk

3,76

203,3

14,39

797,22

67,58

3,745,23

của đá Bazan
2


Đất nâu thẫm trên sản phẩm Ru
đá phẩm đá bọt và đá Bazan

IV

Nhóm đất đỏ vàng

1

Đất nâu đỏ trên đá Bazan

Fk

46,15

2,557.37

2

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

1,62

89,92

3


Đất nâu vàng trên đá Bazan

Fu

19,81

1.097,94

98,58

5.462,37

Sông suối đát khác

1,42

78,63

Tổng diện tích tự nhiên

100

5.541,00

Cộng

(Nguồn: Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Trung)

3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.2.1. Tình hình dân số và lao động

Dân số và dân tộc: theo số liệu thống kê năm 2011 của ủy ban xã, toàn xã có
3,053 hộ gia đình với tổng số nhân khẩu là 14,808 người, bình quân 4,85 người/hộ:
phân chia theo bảng như sau: Số lao động trong độ tuổi lao dộng của xã là 8,823
chiếm 59.58 % tổng dân số ; Số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 7, 499
người, chiếm 84.99 % tổng số lai động ; Số lao động trong lĩnh vực dịch vụ thương
mại là 833 người chiếm 10.01% tổng số lao động.


Thành phần dân tộc của xã hiên có 11 dân tộc, dân cư chiếm phần lớn là người
kinh và người Ê Đê cụ thể theo dõi
Bảng 2 : Thành phần dân tộc
STT

Tên dân tộc

Hộ

1

Kinh

1503

7,062

47.69

2

Nùng


393

1,229

15.05

3

Tày

131

568

3.96

4

Dao

96

477

3.22

5

Ê Đê


805

4,397

29.69

6

Hoa

1

4

0.03

7

Khơ Me

2

9

0.06

8

Mường


2

7

0.05

9

Khơ Ho

2

9

0.06

10

Gia Rai

4

21

0.14

11

Thái


1

7

0.05

2,940

14,808

100

Tổng cộng

Khẩu

Tỉ lệ %

(Nguồn : Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 của xã Krông Buk)

3.2.2.2. Đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo
Số hộ theo đạo phật là 543 hộ vào khoảng 2,438 người chiếm 14.5% tổng số
dân; Người theo đạo công giáo có 79 hộ có 393 người chiếm 2.65% dân số ; người
theo đạo tin lành 587 hộ có 3,035 người chiếm 20.5 % dân số; người theo đạo cao
đài có 3 hộ với 18 người chiếm khoảng 0,12 dân số trong xã.
3.2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn
Tổng diện tích đất gieo trồng cây hàng năm : 5.450,70 ha lúa chiếm 557 ha,
ngô 4.664,8 ha, cây hàng năm khác chiếm 228,9 ha và diện tích cây lâu năm 992,6
ha trong đó cà phê 811,6 ha, diện tích thu hoạch 747,06 ha, diện tích tiêu thu hoạch

5 ha. Tổng diện tích nuôi thả cá 36,52 ha, diện tích còn lại chủ yếu để dân cư sinh
sống và các công trình dân sinh như điện, đường, trường, trạm.
Tiềm năng đất đai cho phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, trên cơ sở
hạ tầng của xã trong những năm tới chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp, trên cơ sở các
cơ sở các khu vực có hạn mức sử dụng đất để giảm giá thành đền bù.


3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.2.4.1.


Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông
Krông Buk có tuyến quốc lộ 26 đi qua chiều dài qua xã 7 km đã nhựa hóa; các

trục đường liên xã tổng chiều dài 14,4km hiện tuyến đường liên xã đi Ea Siên dài
11,5 km đã nhựa hóa.
Thực trạng quản lý, du tu bảo dưỡng hệ thống giao tông cấp xã và sự tham gia
của cộng đồng chưa tốt, không mang tính đồng bộ, nhiều hành lang giao thông bị
lấn chiếm để kinh doanh buôn bán.
Nhìn chung, mặc dù có tuyến quốc lô 26 cộng với các trục đường liên xã, liên
thôn, trục thôn nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là đối với đường phục
vụ sản xuất và trục thôn ngõ xóm tỷ lệ nhựa háo hầu như không có chủ yếu là
đường đất, hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng, lầy lội vào mùa mưa, bụi vào mùa
nắng gây khó khăn cho việc đi lại của người dân trên địa bàn xã.


Hệ thống thủy lợi
Hệ thống kênh mương tưới tiêu có tổng chiều dài 10.7 km, trong đó 7.20 km là


kênh đất, 3.50km là kênh bê tông.
Trên địa bàn có 6 hồ đập chứa nước, một số hồ đã được xây dựng mặt đê, tràn
xả lũ; trong đó có hồ Krông Buk hạ có diện tích lớn.
Đặc điểm các hộ hiện tại qua thời gian sử dụng và do mưa lũ , phù sa bồi lắng
nên diện tích lòng hồ bị thu hẹp, công trình sau đập như kênh mương. Phục vụ cho
tưới cho nông nghiệp hầu hết là kênh đất nên tình hình sạt lở khá nhiều, ảnh hưởng
đến việc canh tác của nhân dân.
Hiện nay xã chưa có trạm bơm phục vụ sản xuất hầu hết các hộ đều chưa có
trạm bơm phục vụ sản xuất, hầu hết các hộ tự trang bị máy nổ và đưa nước vào khu
canh tác bằng đường ống.
Hệ thống thủy lợi hiện nay chỉ đáp ứng 30% nhu cầu sản xuất, chủ yếu phục
vụ cho các cánh đồng 2 vụ và một phần ba diện tích cây hàng năm. Khoảng 70%
diện tích cà phê là do nhân dân tự đào hoặc khoan giếng để lấy nước tưới.


Điện, trường học, trạm y tế
Điện: Hiện tại 24/24 thôn buôn đều có điện. có 10.10 km đường dây hạ áp

trong đó có 30.2 km đường dây đạt chuẩn.


×